Văn học

Văn học (93)

Áo Dài Vietnamese Beautiful Traditional Dress

                                                               

                Áo Dài                

                       Vietnamese Beautiful Traditional Dress                       

Ao Dai is the traditional costume of Vietnamese people which is really well-known around the world. InVietnam, Ao Dai is not only a kind of clothes, but it also holds the soul of Vietnamese people, especially Vietnamese women. Because of its importance and huge meaning in Vietnamese culture, it is worthy to learn about Ao Dai Vietnam if you plan to come to this country.

 

 

 

  "The Last Jedi" Turned Kelly Marie Tran Into a Red Carpet Star  

Kelly Marie Tran and John Boyega in Star Wars: The Last Jedi.Kelly Marie Tran and John Boyega in Star Wars: The Last Jedi. Photograph: Jonathan Olley/AP
 

 A Princess Making History on the Red Carpet 

 Red carpet Mar. 8, 2021

Kelly Marie Tran wearing traditional Vietnamese clothing for the Raya and The Last Dragon red carpet is something so personal to me
Kelly Marie Tran at the the virtual red carpet event for Raya and the last Dragon. Photo: Disney
 
Last Friday, Disney’s first South East Asian princess made her debut in Raya and the Last Dragon. Usually a historic moment like this would include an extravagant premiere, which, of course, can’t happen right now. But even with its virtual format, last Thursday’s “Red Carpet” — which featured entirely celebrities of Asian descent, including Awkwafina, Gemma Chan, Sandra Oh, and Benedict Wong — felt like it had just as much cultural significance as the movie itself.
 
Premieres also usually call for glamorous, over-the-top gowns. The star of the film, Vietnamese American actress Kelly Marie Tran, left her own meaningful impression by honoring people of South East Asian heritage by wearing a traditional Vietnamese dress, or áo dài, and headpiece.
 
Tran made an effort to work with a designer of Vietnamese descent, Thai Nguyen, who custom-made a black áo dài with intricate gold beaded embroidery and a matching embroidered headpiece. “Pride and excitement don’t begin to cover how I feel about this truly special project,” Nguyen said in an Instagram post. “Kelly and I share passion for what we do and a strong love for Vietnamese culture. We also both understand the challenges of being underrepresented minorities in competitive spaces. It is hard to put into words how much it means to me that we were able to join those emotions and experiences, turn it into an iconic áo dài, and share our heritage with the world.”
 
People of South East Asian descent on Twitter chimed in, recognizing the importance of Tran on the red carpet in such a dress.
Kelly Marie Tran
Born: Trần Loan
January 17, 1989 (age 32)
San Diego, California, U.S.
Alma mater: University of California, Los Angeles (B.A.)
Occupation: Actress
Years active: 2011–present

Kelly Marie Tran (born Trần Loan, January 17, 1989) is an American actress. She began acting in 2011, with most of her roles being in short film and television. She came to global prominence for her role as Rose Tico in the Star Wars sequel trilogy films The Last Jedi (2017) and The Rise of Skywalker (2019).
She also voiced Raya in the Disney film Raya and the Last Dragon (2021) and Dawn Betterman in the DreamWorks Animation film The Croods: A New Age (2020).

Early life

Kelly Marie Tran was born on January 17, 1989, in San Diego, California.Her parents were refugees from Vietnam who fled the country following the Vietnam War.As a child, her father was homeless and grew up on the streets of Vietnam. After moving to the United States, her father worked at Burger King to support the family, and her mother worked at a funeral home.

Tran attended Westview High School in San Diego and worked at a yogurt shop to earn money for head shots. Tran then graduated from UCLA with a B.A. in communications.

Career
2011–2014: Early work

Her early credits consisted of primarily CollegeHumor videos and small TV roles.She landed a commercial agent in 2011, who got Tran to take improv classes at the Upright Citizens Brigade. At The Second City, Tran is part of the all-female, Asian-American improv group, Number One Son

In 2013, she starred in the web-series Ladies Like Us. In 2015, Tran was working as an assistant at a creative recruiting firm in Century City.
2015–2019: Star Wars

In 2015, Tran was cast as Rose Tico in Star Wars: The Last Jedi. Rose Tico is a rebel mechanic who joins up with main character Finn after the sacrifice of her oldest sister, Paige Tico (Veronica Ngo), a gunner trained by Resistance commander Poe Dameron. When she went to shoot her scenes in England in early 2016, she was required to keep her role secret, so she told her family she was making an independent film in Canada. The Last Jedi made Tran the first Asian-American woman to have a major role in a Star Wars film.
 
In 2017, she also became the first Asian woman to appear on the cover of Vanity Fair when she appeared on the cover of the summer 2017 issue with actor John Boyega (who played Finn), and Oscar Isaac (who played X-Wing fighter pilot Poe Dameron)

Tran plays the lead role of Kaitlin Le in Radiotopia's mystery thriller podcast, Passenger List. She was a series regular on the Facebook Watch series Sorry for Your Loss.
2020–present

Tran voiced Raya in the Walt Disney Animation Studios production Raya and the Last Dragon, replacing Cassie Steele. Tran was set to voice Val Little in the upcoming Disney+ series Monsters at Work, but has since been replaced by Mindy Kaling. She has also been cast as Dawn in the film The Croods: A New Age, replacing Kat Dennings.

Tran is an executive producer on Jeremy Workman's 2021 documentary Lily Topples the World, which follows 21-year old domino toppling artist Lily Hevesh. The documentary premiered to critical acclaim at the 2021 South by Southwest Film Festival where it won the Grand Jury Prize for Best Documentary.

Tran is also an executive producer of the spoken-word poetry ensemble film Summertime, marking her second collaboration with Raya and the Last Dragon director Carlos López Estrada.

                                                                                    

Vietnamese traditional dress: Vietnam have been always a unique destination in South east of Asia. Vietnam is full of surprise, from the breathtaking attractions all around the land to the unique lifestyle of its people. here in this article i want to introduce about the National dress of Vietnamese Women, The Beautiful Ao Dai. However, another form of Ao Dai, which is older and still worn by locals is widely known as Áo Tứ Thân
 
The Vietnamese Dai dress is considered as a smart garment. Vietnamese women usually wear at important events, parties, weddings, solemn events (such as funerals or other religious ceremonies held in a pagoda). And it is interesting, the girls who go to school and university wear to or from (general students ).
 
AO DAI: The graceful national dress of Vietnamese women is known as the Pronounced Ow Zai in North and Ow Yai in South Vietnam. An Ao Dai consist of close-fitting blouse with long panels at the front and back that is worn over losse black or white trousers. The outfit was designed for the Vietnamese hot weather, and for that reason is much more common in the South Vietnam and especially in Ho Chi Minh City and the Mekong Delta and uniquely in Hue Vietnam
Ao Dai girls
Ao dai vietnam
Although Ao Dai is impractical for doing stoop labor in the rice paddies, they are considered appropriate for office workers and the female students.
The national day has become a very popular occasion in the contemporary status of Vietnam, people celebrate it in and streets, shopping malls, temples and all city remarks will be decorated with flags of Vietnam. Also, the national day marked as a national holiday.
ao dai with black pyjama
ao dai fashion show
Men also wore Ao Dai, but these days you are only likely to see this in wedding,  operas or musical performances. The male Ao Dai is shorter and looser fitting than the Females’s version of Ao Dai. Before the end of dynastic rule, the colors of the brocade and embroidery indicate the rank of the wearer. Gold brocade accompanied by embroidered dragons was reserved for the emperor. High ranking mandarins wore purple, while lower-ranking mandarins had to settle for blue.
ao dai hue vietnam
Ao Dai is versatile and are even considered appropriate for funerals. Mourners usually wear either white or Black Ao Dai, white is traditional color of Mourning in Vietnam. More happily, Ao Dai can be worn to wedding as bright colors with embroidery on the shirt is fitting.
tourists ao dai
The famous ‘ Black Pyjamas ‘, immortalized in numerous Hollywood movies, were not Ao Dai but actually just a common form of rural dress. You will see plenty of people in the countryside wearing ‘ pyjamas ‘ , though not always black.
ao dai traditional dress of vietnam
From 1975 to 1985, Ao Dai were no longer politically correct. Chic baggy military uniforms were all the rage, and Ao Dai disappeared everywhere in Vietnam. Beauty contests – a symbol of bourgeois capitalism – were banned by the communists but were finally permitted again in Ho Chi Minh City in 1989. Swimsuit competitions were not permitted, but many of the girls did wear their best designer jeans. However, it was the Camau team that stole the show – they wore Ao Dai. Suddenly, there was a nationwide boom in Ao Dai production.
 
ao dai hanoi
Vietnam traditional dress Ao Dai have been around for a long time, and were anything but revealing to begin with. but in the past few years partially see-through Ao Dai have become all the rage – it’s doubtful that even tourist  wear something provocative. If you’d like it and want to give it a try, you can easily custom made one for you to keep remember about your holiday in Vietnam.

 Ao Dai, Vietnam 2021 – Everything You Need To Know About Ao Dai 

Ao Dai, Vietnam 2021 – Everything You Need To Know About Ao Dai

   I. The history of Ao Dai   

1. The history of Ao Dai for women

No one knows the time that Ao Dai originally was born and how it looked because there are no records and not many people research. The earliest vestiges of the Vietnamese, according to the engravings on the face of the Ngoc Lu drum several thousand years ago, showed the women in costumes with two long pieces of their dresses.

a. Tu Than Ao Dai (XVII – XX)

For the sake of the co-worker, people made a neat Ao Dai Tu Than with two front flaps being tightened together, and the two flaps turned into a dress. They had to pair two lapels behind to create deviant.  As a costume of the popular class, people usually sewed Ao Dai Tu Than from dark fabrics for work. Less labor-intensive urban women often dressed in body-worn clothing to distinguish themselves from the working poor. It was like a four-piece dress, and they sewed it together into two front and back like a long dress.

b. Lemur Ao Dai (1939 – 1943)

The daring breakthrough that contributed to the design of today’s ao dai is the “Le Mur” style dress created by Cat Tuong in 1939. Unlike the traditional wide-sleeved shirt, Le Mur made the curves of the body slimmer with a lot of details such as the hand and puffy heart neck. People at that time s strongly condemned that image of Ao Dai so only gender Stylish modern style dared to wearers. By 1943, this style of dress gradually became forgotten.

c. Mrs. Nhu Ao Dai (1960 – 1965)

Madame Tran Le Xuan

Madame Tran Le Xuan, who revolutionized a new style of Ao Dai with her daughter with the famous style of Ao Dai in Paris. Photo: John Leongard

In the early 1960s, Mrs. Tran Thi Xuan, the wife of Mr. Ngo Dinh Nhu, designed the style of open long neck and removed the collar. The famous Ao Dai called Mrs. Nhu met with a strong reaction against the tradition and fine customs of society at the time.

d. Tightening waist Ao Dai (1960 – 1970)

In the 1960s, tightening waist Ao Dai challenged the traditional view to becoming fashionable. At this point, women used a comfortable bra widely. Urban women with open minds wanted to bend the curves of the body through the waistcoat tight to the chest.

e. Modern dress (1970 – now)

After the 1970s, the renew of life made Ao Dai forgotten. However, from 1970 to now, Ao Dai has come back with many different designs and materials through the creative and innovative collections of designers. The dress was renewed from traditional designs to the wedding dress, short dress to wear with jeans …
See how Vietnamese people embrace the Ao Dai

2. The history of Ao Dai for men

ao dai vietnam
The skirt with a pair of trousers and a headband are also the national costume for men. Women use cool colors while men are black, white, or dark. According to the edict issued from the Lord Nguyen Vu Vuong, the dress code for men was less restrictive and airy. Since 1952, Prime Minister Tran Van Huu has appointed a national dress for government officials. If the ceremony is religious or historical, then, a towel is black and silk pants are white. So if it comes to the traditional dress, the new dress is more bold, which legal documents regulated to (Lord Nguyen Vu Vuong) and the dress code is clearer Minh Mang King’s complete dress for the Ao Dai.
 
When it comes to Vietnamese dresses, both domestic and foreign people often think of Ao Dai. Vietnamese Ao Dai for men is not as popular as those for women. Ao Dai appears only at festivals bearing bold Vietnamese tradition or wedding ceremony. In particular, at the APEC 2006, high-level week held in Vietnam, during the launch of the Joint Declaration, leaders of APEC economies wore traditional costumes from the host country.

   II. Design of mordern Ao Dai   

ao dai vietnam
Collar: The classic collar is about 4 to 5 cm high. Today, designers create a variety of types of long collar such as heart type, round neck, U neck and often embroider the collar.
Bodice: The bodice is determined from the neck down to the waist. The buttons are usually from the neck to the shoulder and pulled down to the hips. From the waist, the body of the shirt is split into two layers.
Layers: Ao Dai has two layers: the front and the back. In the past, the first troupe was shorter than the latter. The front dress is usually embroidered with patterns or poems.
Sleeve: The sleeve is calculated from the shoulder, may hug close to the arm, long past the wrist.
 
Ao Dai is usually worn with a pair of pants instead of the old dress. Long pants are sewn heel and wide. The pant was made of sturdy fabric, now usually sewn with a soft cloth. The most common color is white. But fashion trends today, the clothes are long with the color of the shirt.

   III. The role of Ao Dai in Vietnamese People's life   

Vietnamese dresses are both traditional and modern. Therefore, women can wear Ao Dai anywhere, for office wear, school uniforms, outerwear or formal wear at home. The wearing of this dress is not frivolous or sophisticated, things are simple to wear: wear with silk pants or soft cloth, at the foot of comedy, clogs, or whatever shoes are. If you need a formal (such as bridal attire), add a traditional cape or blouse, or a Western crown as you like. The modern ao dai (modern ao dai) seems to have its own way of honoring everybody. The upper part hugged the body but the two flaps let loose on the wide pants.
The pair of lice saw on the waist makes the gesture of the wearer comfortable, the shape of the body, the feminine, just closed because the whole body is covered with soft silk, and also sexy because of the shirt. Exit to live waist. The modern one shows your personality highly. The tailor gets the measurements carefully. When the garment finishes, it is time to put on a new one.

1. Wearing Ao Dai in Tet Holiday

ao dai vietnam
In Tet Holiday, it is easy to see the image of Ao Dai on the street. In addition to the traditional Ao Dai, in recent years, the trend of Ao Dai with young motifs, pants hugging is also very well received by women. Tet costumes with red, yellow, green, blue or flowery colors help the wearer to be young and attractive at the beginning of the year filled with joy and happiness. 
 
People prefer red color for the holiday season because this color represents good luck, love, passion and a good start. Red is also the color that is not only fashionable in fashion but also showing the prominence, charm, and burns of women. Red comes in a variety of colors from bright red to dark red and can be matched with many other colors such as black, white, pink, purple … If you are not confident enough to wear the red outfits, you can start with small items like shoes, handbags, towels or hats.

2. Wearing Ao Dai in the engagement parties & weddings

a. Ao Dai for brides

ao dai vietnam
Wearing two different dresses in the engagement party and wedding is not compulsory in the traditional wedding. However, the brides often do not want to miss anything, including the preparation of decent costumes to take pictures of each of the most beautiful moments of the day. Therefore, most of them will choose to have two Ao Dai for their engagement party and wedding.

b. Ao Dai for mothers of bride and groom

ao dai vietnam
Compared to brides’ Ao Dai, the one for mothers of bride and groom place more emphasis on comfort and decoration to hide the stereotype. However, designers still promote the splendor and elegance to suit a special occasion such as a wedding.

c. Ao Dai for bridesmaids 

Lovely bridesmaids will be an impressive point in the big day. So, the bride and groom will never forget the special guests from the costumes, makeup, flower hands or accessories …  suitable for party space. Catching up with this demand, domestic wedding fashion brands offer many beautiful designs for bridesmaids alongside wedding dresses.

3. Wearing ao dai in special occasions

In some special and important occasions, such as festivals and meetings, women dress Ao Dai as a way to show their respect. Especially, in the meetings of governments, staffs, and wives of authorities wear Ao Dai to make the meetings graver and more polite. Ao Dai represents the national costume in international relations. Most Vietnamese men choose to wear that for ethnic costumes at international beauty contests.

4. Wearing ao dai in daily life

Vietnam Traditional Tunic White Silk Ao Dai
Vietnamese dress photos - Ao Dai pictures - Vietnam

Vietnam Traditional Tunic White Silk Ao Dai

In recent years, Vietnamese dress has become closer to everyday life. In the past, ao dai was only for fashion shows or used for festivals, Tet, nowadays, women wear long dresses when going to work, on trips. Many models always catch up with the trend and needs of the wearer. Besides, it is also considered as a high school or college student uniform. Up to now, the traditional Ao Dai has been changed and modernized. Vietnamese Ao Dai with many new designs, shorter dresses, can be worn with breeches, pants or dress with skirts.

   IV. Ao Dai in Vietnamese Art   

1. Ao Dai in Vietnamese Poetries

ao dai vietnam
Many artists have recorded the image of Vietnamese women/girls with Ao Dai, most notably in poetry and music. The famous poem on ao dai can be described as “Ha Dong silk Ao Dai” by Nguyen Sa Poet, this song is popularized as a famous song and inspiration for a movie of the same name.

2. Ao Dai in Vietnamese movies

ao dai vietnam
The movie “Miss Sai Gon” only attracted viewers by the simple story revolving around the Thanh Nu tailor store in Saigon at that time. In the seemingly simple story, it hides the ups and downs of the long dress with national soul. The “modern” costume of “Miss Sai Gon” from color to style makes the audience surprised and full of interest.
 
Memories of Vietnamese fashion through the long-term family drama “Miss Sai Gon” is a very special feature that we often remember Saigon with a long dress with flower print highlight, in combination with long black pants non-glossy hairstyle, gentle glazed hair or long black hair.
 
Ao Dai of the old Saigon women does not make people shake by modern fashion. Although dominated by many cultural flows from the West, it still holds a special place in the national culture; as well as typical fashion of Vietnamese women. There are still some emotions choked from our grandmother, our mother, by accident they caught a glimpse of their own silhouette that year. Elegant ladies with innovative ao dai gowns, bandages, curly hair, and eyeglasses walk along the streets of Saigon in turbulent years.
 
In 2008, drama “Bong Dung Muon Khoc” directed by Vu Ngoc Dang attracted the attention of Vietnamese audiences by the content of novel films, the story of love between the girlfriend orphan named Truc and a playboy but sincere who names Nam. The film is well thought out in terms of visuals and costumes. For the actress, she almost had to wear a white Ao Dai for most scenes of the movie. She dressed it in a bicycle having full of books, chasing the streets of the city to earn a living has become one of the unforgettable images in the hearts of fans.
The purity of the film and the purity of it blended together, giving each other a view of the emotional spectrum of hard to describe. Since anyone can be sympathetic, one can also find a part of themselves in these stories. All these things together to paint the springtime innocent and beautiful.

3. Ao Dai in International & Vietnamese Fashion Shows

There have been many designs and performances of ao dai held in Vietnam as well as abroad. The designer Minh Hanh, who has held the highest position in many Vietnamese Fashion Week or big festivals, is one of the people who has achieved great success when introducing and promoting the collection of Ao Dai.

a. Ao Dai in International Fashion Shows

ao dai vietnam
The designs of Ao Dai introduced to Japan was based on two-skinned silk fabric, neck and sleeves are arranged in layers of kimono. The main color is pink chalk and pink peach which is inspired by cherry blossom. The collection in England with 100 Ao Dai was inspired by patterns in British costume and combined with the colors of the Vietnamese national costume.
 
Lan Huong ‘s collection to America was in a collection of jeans and lotus flowers that combined tradition and modern, and express the delivery of Vietnamese American culture. She is also the designer of the new ao dai dress for Vietnam Airline with its bold innovations that trigger multi-dimensional debate. Silk Ao Dai, which appeared in the Paris By Night 106, was performed live on the first and second seasons of 2012 at Planet Hollywood Resorts and Casino, Las Vegas.
 
In the beauty contests of world class such as Miss World, Miss Universe, Miss Earth, the representatives of Vietnam always invest and prepare thoroughly for the costume contest. It is not uncommon for that to cooperate with the owner of the costume. The stylized black dress with the tail of the beaded neck helped Miss Vietnam Mai Phuong Thuy make the top 20 contestants wearing the most beautiful national costume contest Miss World 2006.

b. Ao Dai in Vietnam Fashion Shows

ao dai vietnam
The dress ” Truly Vietnamese” with the design of two layers of clothes by the design of Queen Nam Phuong helped Miss Thuy Lam to top 10 beauties performing the most beautiful traditional costume at the Miss Universe 2008. Inspired by oriental dragons, with brocade motifs characteristic of northern mountainous Vietnam, Miss Universe 2012 also reached the top 10 national costumes that were the most beautiful site by the Missosology beauty pageant.
 
Especially, the image of lotus flowers inspired to designers to create Ao Dai with two main colors: red and yellow, the crown of the royal crystal of runner Truong Thi May at the Miss Universe pageant in 2013 is voted to stand topping the list of the most beautiful dresses; and in this contest, this dress also ranked 4th in the top 10 most beautiful ethnic dress.

    Ao Dai    

Traditional Vietnamese female dress through the ages

As a traditional / national symbol of Vietnam, Ao Dai has its own elegance and beauty. This traditional Vietnamese dress has also undergone considerable changes over the centuries, for cultural, historical and aesthetic reasons before reaching its present form.

    The form of Ao Dai    

Ao dai is made as of a set that includes a silk dress adherent to the bust, which arrives in the middle of the leg, split from two sides to the upper part of the pelvis and trousers. This dress is divided into two parts. The upper part of Ao dai covers almost the whole body. The neck is tight on the body. Includes long and two low sleeves with closed collar. The bottom is in the form of wide pants so long that it touches the feet. With its long history, Ao dai has experienced changes like the development of Vietnamese history.
Evolution of Vietnamese Clothing (and Ao Dai)
ao dai dress
ao dai dress evolution
ao dai vietnam
vietnam ao dai
ao dai vietnam ao dai
vietnam best ao dai design 2021
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

     Sưu tầm by Nguyễn Ngọc Quang     

     Hình Ảnh Minh Họa     

Xem thêm...

Trăng Trên Đỉnh Mt. Juneau - Điệp Mỹ Linh

Trăng Trên Đỉnh Mt. Juneau

Điệp Mỹ Linh

~~~~<❤️>~~~~

Chiều nào cũng vậy, sau khi dùng cơm tại phòng Romeo and Juliet, Kiều-Lam thích đợi ánh hoàng hôn về để lên phòng Windjammer Café nơi tầng 9 của du thuyền Legend of the Seas nghe anh chàng người Gia-Nã-Đại độc tấu Tây-Ban-Cầm; dù du thuyền có đến ba khu vực khác nữa để các nghệ sĩ luân phiên trình diễn mỗi đêm.

Tối nay trong phòng Windjammer Café này chỉ còn lác đác vài người và Kiều-Lam; vì đa số du khách đã đi bờ  – danh từ của Hải-Quân, có nghĩa là rời tàu, rời đơn vị để đi phố – từ sau khi du thuyền cặp bến. Vậy mà anh chàng Canadian cũng vẫn không để ý, chỉ say sưa đàn, thỉnh thoảng lại tự tạo những biến âm rất lạ, dễ cuốn hút người hiểu nhạc. 

Vì ít người, thừa bàn, Kiều-Lam chọn chiếc bàn nơi góc, gần chỗ người nhạc công tài hoa đang ngồi, để nhìn mái tóc dài màu cát vàng của anh lóng lánh dưới ánh đèn spotlights. Anh vẫn ngồi trên bục gỗ cao. Đầu anh nghiêng nghiêng, mắt nhìn vào phím đàn nơi bàn tay trái và mái tóc anh lay động nhẹ theo từng chuỗi âm thanh. Thỉnh thoảng đôi kính mắt của anh lóe lên vì ánh đèn phản chiếu lúc anh ngẫng lên để hất nhẹ mái tóc ra phía sau. Đôi khi vai anh cũng lắc nhè nhẹ theo những cung đàn vui. Khi dạo những đoản khúc buồn, đầu anh hơi cúi xuống để ánh đèn nhạt nhòa từ trên trần cao tạo nên những nét khắc khổ, rã rời trên khuôn mặt hơi dài của anh. Nếu màu tóc của anh đậm hơn một tý, Kiều-Lam nghĩ, nàng sẽ nhầm anh với John Lennon, một thiên tài về âm nhạc của The Beatles. 

Nhân lúc anh bồi bàn đến mời dùng thức uống, Kiều-Lam nhờ anh yêu cầu anh chàng Canadian độc tấu nhạc khúc La Cumparsita(1). Kiều-Lam lắng nghe, tưởng như tiếng đàn quyện với hồn nàng. Và trong thoáng chốc, nàng cảm thấy hồn nàng vượt cao, cao hơn hẳn mọi phủ phàng và tệ bạc mà đời đã vùi dập nàng bấy lâu nay. Kiều-Lam vui và lòng thanh thản như ngày bé thơ, thường lắng nghe người anh họ – Phạm Đình Phê – đệm đàn tập cho nàng hát. Bây giờ nàng không hát được cho nên nàng chỉ gật gật nhè nhẹ theo điệu Tango rộn rã. 

Khi bản Tango sắp dứt, Kiều-Lam nhìn anh chàng Canadian. Lúc anh ngẫng lên, vô tình hướng về phía nàng, nàng khẽ cúi đầu, mỉm cười và đưa bàn tay hơi cao hơn bình hoa Pansy trên bàn một tý, rồi vẫy nhẹ để tỏ dấu cảm ơn. Anh cũng mỉm cười, nhắp nháy mắt tỏ dấu nhận hiểu.  

Sau đó anh chuyển sang điệu Moderato với tình khúc Second Piano Concerto (2). Từ bản nhạc này anh tiếp luôn bản khác một cách liên tục và tài tình cho đến nổi phải đến vài phân đoạn Kiều-Lam mới nhận ra được đó là đoản khúc Melody In F (3). Anh cứ tiếp tục đàn những tình khúc quen cho nên Kiều-Lam vừa ngân nga theo rất nhỏ, chỉ đủ một mình nàng nghe, vừa lơ đểnh nhìn ngọn núi Mt. Juneau sừng sững ngang tầm mắt. 

 

 Mt. Juneau Alaska

Trong thoáng chốc, dáng vẻ hùng vỹ của Mt. Juneau và những ngọn núi xa xa chìm vào màn đêm; chỉ còn những vùng tuyết ẩn hiện lờ mờ trên đỉnh núi cao, từ xa trông như những áng mây không di động. Dưới xa, sát chân núi Mt. Juneau là nhà hàng và cửa hàng bán quà kỷ niệm. 

Du khách nhàn tản bước dọc theo những cửa hàng bán quà kỷ niệm. Kiều-Lam nghĩ, nếu không có ánh đèn từ các cửa hàng và của những trụ đèn đường soi rõ con đường nhựa duy nhất và bãi đậu xe nhỏ nhắn chia cách khu phố và du thuyền thì nàng khó có thể phân biệt được bên nào là biển và bên nào là núi Mt. Juneau.

Từ sau khi rời tảng băng Hubbard Glacier cho đến bây giờ, Kiều-Lam không thể nhớ được du thuyền đã len lõi qua bao nhiêu chân núi. Nhưng không hiểu tại sao nơi chân núi này, với khu phố hẹp mang tên Juneau, nàng lại cảm thấy bồi hồi như nàng vừa đánh mất hoặc là vừa tìm lại được cái gì rất thân thương, rất gần gủi. 

Trong khi Kiều-Lam chưa phân tích được tâm trạng của mình thì nàng chợt nhận ra tiếng Tây-Ban-Cầm của anh chàng Canadian lại chuyển sang một điệu Tango. Nghe quen lắm, nhưng nàng không nhớ được tựa đề của bản nhạc. Mãi đến lúc anh ngẫng lên, mái tóc vàng lay động hơi dồn dập và nét mặt của anh phảng phất niềm vui như nét mặt của một người vừa trở về sau một chuyến viễn du, Kiều-Lam mới nhớ ra đó là nhạc khúc La Paloma (4).

Nhạc khúc này, khu phố hẹp và mặt nước lóng lánh ánh đèn dưới xa như gợi lại trong hồn Kiều-Lam một vùng biển xưa; nơi đó nàng đã để lại những ngày thơ ấu êm đềm, những mối tình một chiều, một mối tình câm – mà sau này vô tình nàng mới hiểu được – và chỉ mang theo được một cuộc tình nhiều đắng cay!

Những ngày thơ ấu nơi vùng biển xưa đó, cuối tuần, nhóm bạn cùng lứa thường rủ Kiều-Lam đạp xe đạp xuống một khu phố hẹp sát chân núi, bên kia con dốc nhỏ, cuối con đường sát bờ biển để ngắm những chú cá âm thầm bơi lội trong tủ kính của Hải Học Viện. Nhiều khi các bạn và nàng đạp xe xuống khu phố đó không phải để ngắm cá trong Hải Học Viện mà chỉ để đi “cà-rơ” dưới mấy cây bàng cằn cỗi dọc theo con đường nhựa duy nhất chia cách dãy phố buồn hiu và những ghềnh đá chơ vơ của một vùng biển nghèo, tên là Cầu-Đá.

Một chiều nọ, tại Cầu-Đá, trong lúc cùng nhóm bạn lựa mua cái kẹp tóc bằng đồi mồi nơi cửa hàng bán quà kỷ niệm, Kiều-Lam nghe một giọng nam rất êm ái: 

-Cô ơi, cô! Xin lỗi, cô làm ơn cho tôi hỏi thăm. 

Cả nhóm vội ngẩng lên, vì không biết ông ấy hỏi đứa nào. Kiều-Lam nhận ra đây là một thanh niên cao, đeo kính cận, dáng vẻ rất chững chạc. Thanh niên nhìn Kiều-Lam, tiếp: 

-Có phải cô là người có tấm ảnh chưng trong tủ kính nơi hiệu ảnh Mai-Ngôn hay không?

Kiều-Lam thoáng bối rối, chưa biết nên nhận hay nên chối; nếu nhận thì hơi mắc cỡ mà chối thì khó quá; vì không quen nói dối. Các bạn đều biết tính Kiều-Lam nhút nhát, bây giờ thấy rõ nàng đang lúng túng cho nên vài đứa đáp hộ: 

-Dạ, nó đó. Nó đó. Nó là... “thủ phạm” đó!

Nói xong nhóm bạn tựa vai nhau, cười một cách thích thú. Thanh niên cũng cười. Kiều-Lam chưa kịp làm mặt giận với các bạn thì bà chủ cửa hàng bán quà kỷ niệm từ ngoài bước vào. Thấy thanh niên đang cười vui với mấy cô học sinh, bà vồn vả: 

-Trời, Vũ! Sao con không mời các cô ấy vào trong nhà mà chuyện trò? Ở ngoài khách khứa ồn ào lắm, con.

Các cô nhìn nhau, không biết thối thoát bằng cách nào. Thanh niên cũng nhìn các cô rồi cười chứ chưa biết phải đáp lời Mẹ như thế nào. Xoay sang các cô, bà tiếp, giọng rất hãnh diện: 

 -Con thứ hai của tôi đấy. Anh ấy học ở Saigon, thỉng thoảng về thăm Mẹ vài hôm rồi lại trở vào Saigon học. Anh ấy hiền, ít nói mà lại chăm học lắm nên chẳng quen biết nhiều; quen được với các cô là quý lắm đó.

Bà quay sang Vũ, tiếp: 

-Con mời các cô ấy vào trong xơi nước đi, con!

Vũ mời nhóm bạn của Kiều-Lam và nàng vào phòng khách, ngay sau bức rèm cửa được làm bằng giấy của những tấm vé số kiến thiết vo tròn và xâu thành chuỗi. Kiều-Lam không hiểu vô tình hay cố ý, Vũ ngồi cạnh nàng. 

 

Sau khi mọi người tự giới thiệu, Kiều-Lam mới biết Vũ đang theo học Y Khoa, năm thứ tư. Các bạn “láu cá” của nàng hỏi Vũ về sự khác biệt giữa đại học Saigon, Huế và Dalat; về những phân khoa nào thích hợp cho con gái; về một Saigon mà các cô luôn luôn ước mơ sẽ có ngày được đặt chân tới. Vũ giải đáp rất tường tận và từ tốn. Thấy Kiều-Lam không nói gì, Vũ hỏi: 

-Còn Kiều-Lam? Sao không nói gì hết vậy? 

Vũ hỏi hơi bất ngờ khiến nàng mất bình tĩnh. Để che giấu sự mất bình tĩnh và sự nhút nhát của mình, Kiều-Lam chỉ guitar trong bọc vải, treo trên tường và hỏi một câu rất lạc đề: 

-Ai chơi guitar vậy, anh? 

Vũ cười rất hiền hòa: 

-Tôi, nhưng còn non lắm!

Chỉ vậy, rồi Kiều-Lam lại ngồi im để các bạn trổ tài ngoại giao. Một lúc sau Vũ lại nói với Kiều-Lam: 

-Từ khi gặp Kiều-Lam tôi mới biết tôi không phải là người ít nói như bà cụ của tôi thường bảo. 

Trong khi Kiều-Lam chỉ cười một cách e thẹn thì nhóm bạn nhao nhao lên phá: 

-Nó để dành hơi để hát đó. 

Vũ cười, nhìn Kiều-Lam. Nàng nhìn xuống đôi guốc Dakao màu trắng, tay vân vê quai nón màu hồng nhạt. 

Khi tiễn các cô ra chỗ dựng xe đạp, Vũ nói nhỏ với Kiều-Lam trong khi nàng đang loay hoay mở khóa xe: 

-Ước gì tôi được nghe Kiều-Lam hát, dù chỉ một câu thôi.

Kiều-Lam chỉ biết cười và lý nhí cảm ơn.

Trên đường về, nhóm bạn gái chia tay nhau trước Grand Hotel. Kiều-Lam đạp xe chầm chậm dọc con đường sát bờ biển để nhìn những cụm thông im lìm/để thấy lá bàng bay bay/để nghe tiếng sóng thì thầm hoà với tiếng guitar độc tấu phát ra từ những máy khuyếch đại âm thanh do đài phát thanh gắn trên mỗi cây bàng. Máy khuyếch đại âm thanh này thường bị rè nên đã làm giảm đi rất nhiều giá trị nghệ thuật; nhưng không hề gì. Đối với Kiều-Lam, lúc đó, giá trị nghệ thuật không cần thiết; nàng chỉ muốn, cùng một lúc, được nhìn lá bàng bay, được nghe tiếng sóng rì rào để tiếng Tây-Ban-Cầm-không-đối-thủ của Phạm Đình Phê trong những nhạc khúc ngoại quốc, dẫn dắt hồn nàng đến những bến bờ xa xăm mà khối óc đầy mơ mộng của nàng cứ nghĩ trong đời có lẽ không bao giờ nàng có thể đến được. Không ngờ, sau khi đến được những bến bờ mà ngày xưa nàng từng mơ ước thì Kiều-Lam mới ý thức được rằng chỉ có một nơi không thể nào nàng tìm lại được, đó là bến xưa!

Vì muốn tìm lại bến xưa, Kiều-Lam đã trở về chốn cũ, nhưng không còn gì; có còn chăng là một eo biển vắng với những gốc cây bàng sần sùi cố bám rễ vào con đường nhựa lỡ lói trước một dãy phố lụp xụp, tiêu điều! 

 

Juneau Alaska

Juneau ơi! Kiều-Lam tự nhủ, nếu Juneau có được vài cây bàng, nếu ngọn núi mà Juneau tựa lưng vào hơi nhỏ hơn một tý và nét kiến trúc của Juneau bớt diêm dúa đi thì nàng sẽ quyến luyến Juneau biết dường nào; vì Jeneau mang được nhiều nét thân thương của một bến xưa mà hồn nàng luôn luôn trân quý!

Dòng ý tưởng của nàng vừa đến đây, Kiều-Lam chợt nghe một giai điệu rất thiết tha/rất dạt dào và rồi tiếng hát hơi khàn và đục của anh chàng Canadian: 

“Feelings, 

Nothing more than feelings, 

Trying to forget my feelings of love...” (5) 

 Đây là tình khúc Kiều-Lam đã yêu cầu anh chàng Canadian độc tấu ngay đêm đầu tiên khi du thuyền vừa rời hải cảng Seward. 

Đêm đó chàng Canadian chỉ đàn. Đêm nay anh vừa đàn vừa hát. Lời ca quyện với tiếng đàn khiến hồn Kiều-Lam chơi vơi trong dòng kỷ niệm ngập ngụa ưu phiền.

Tự dưng Kiều-Lam thảng thốt nhận ra trạng thái tình cảm này dường như cũng đã đến với nàng, nhưng không nhớ vào thời điểm nào. Phải một lúc khá lâu Kiều-Lam mới nhớ được, đó là một buổi chiều chủ nhật, khi nàng đang treo máy sưởi trong nhà ươm lan. Lúc treo xong cái máy sưởi cuối cùng, trong khi nàng đang nhìn khoảng cách từ máy sưởi đến giò Dendrobium gần nhất để lượng định ảnh hưởng của hơi nóng từ máy sưởi đến giò lan thì chợt nghe tiếng hát trong suốt, ngọt ngào văng vẳng trong không gian im vắng: 

“...Đêm nghe tiếng thở dài. 

Đêm nghe những ngậm ngùi...” 

Kiều-Lam đứng lặng, nhìn ra khoảng sân rộng với cõi lòng rưng rức như cõi lòng của người vợ trẻ, ngày xưa, thường lên sân thượng, nhìn về phương trời xa mong chờ bóng dáng một người...Tiếng hát của cô gái vẫn êm ái mượt mà nhưng hồn Kiều-Lam lại giao động từng hồi. Sau này vô tình Kiều-Lam mới biết người hát tình khúc đó là ca sĩ Diễm-Liên, nhưng Kiều-Lam không nhớ tựa đề của bản nhạc. 

Kiều-Lam không nhớ chiều hôm đó nàng có đủ can đảm nghe Diễm-Liên hát hết ca khúc ấy hay là nàng phải đóng cửa vườn lan để khỏi bị tiếng hát khơi lại nỗi đau xưa. Nhưng bây giờ, trong trạng thái tình cảm này, nàng muốn nghe lại tiếng hát ấy để tìm lại chút dư vị đắng cay mà nàng không hiểu nghị lực nào đã giúp nàng chịu đựng được suốt mấy mươi năm dài! 

Trở về phòng, trong khi tìm cassette, earphones và những cuộn băng có Diễm-Liên hát, Kiều-Lam thầm nghĩ đến các con, dâu và rể của nàng – những người đã, không những tặng nàng vé du lịch mỗi năm mà còn sắp sẵn vào va-li những gì nàng cần và những gì nàng thích.

 

Vừa rời thang máy Kiều-Lam vừa nghĩ, trời lành lạnh, đi lang thang trên vùng đất mang nhiều nét thân thương của một vùng biển xưa và lắng nghe giọng ca tha thiết của Diễm-Liên sẽ là niềm thú vị vô biên. Bằng lòng với niềm vui nhỏ nhoi đó, nàng gắn earphones vào tai, mở nút “on” nơi cassette rồi cho cassette và hai tay vào túi áo lạnh. 

Chưa kịp đặt chân lên tấm thảm đỏ dẫn ra cầu thang, Kiều-Lam nghe ai nói gì đó rồi một cánh tay lực lưỡng, màu nâu sậm, chận nàng lại. Kiều-Lam vội lấy earphones ra, nhìn người đã chận nàng: 

- Xin lỗi, ông nói gì?

Anh chàng Mỹ đen cười vui, chỉ vào cái máy kiểm soát, pha trò: 

- Có lẽ bà đang thưởng thức một đoạn nhạc tuyệt vời cho nên bà quên cho thẻ an ninh của bà vào máy trước khi bà rời du thuyền.

Không bận tâm về tính đảng trí của mình, Kiều-Lam lý nhí lời xin lỗi rồi làm theo lời nhân viên kiểm soát an ninh. 

Xoay người ra cầu thang, bước ngược chiều với những du khách trở về, Kiều-Lam nghe loáng thoáng lời chúc của anh chàng kiểm soát an ninh: “Hãy có một buổi tối tuyệt đẹp” mà không biết anh chúc nàng và những người rời du thuyền hay anh chúc những người vừa đi bờ về.

Trong khi du khách đi dần về hướng phố thì Kiều-Lam đi dọc theo cầu tàu, nơi du thuyền đang cặp, để được thảnh thơi một mình, lắng hồn vào tiếng hát, lời ca. 

 Kiều-Lam đến bên chiếc cầu gỗ dẫn xuống bến tàu; nơi đó vài chiếc du thuyền nhỏ và mấy chiếc canoes đang nhấp nhô như đợi thủy triều dâng. Kiều-Lam nhìn lại hướng chiếc Legend of the Seas và thấy cả vùng ánh sáng rực rỡ trên du thuyền phản chiếu trên mặt nước xanh thẫm. Tự dưng nàng cảm thấy nặng nơi lồng ngực và như có điều gì rưng rức trong hồn nàng! Phải một lúc sau Kiều-Lam mới nhận biết được rằng chính vùng ánh sáng trên du thuyền phản chiếu lung linh trên mặt nước đã gợi nơi hồn nàng nỗi cô đơn vô tận của những đêm lang thang một mình trên bến Bạch-Đằng. 

Những đêm đó, ánh đèn từ câu-lạc-bộ-nổi của Hải-Quân, từ những chiến hạm đang cập trước Bộ Tư Lệnh Hải-Quân và từ nhà hàng Mỹ-Cảnh, cũng phản chiếu lung linh trong dòng nước lặng lờ. Trong khi từng cặp, từng cặp sánh bước bên nhau trên bến Bạch-Đằng thì Kiều-Lam lang thang một mình để gậm nhắm nỗi đau riêng! 

Bây giờ, nỗi đau đã rơi vào trạng thái bảo hòa, nhưng tiếng hát thiết tha và giọng ngân êm ái của Diễm-Liên vẫn gợi lại trong lòng Kiều-Lam nhiều nỗi xót xa: 

 

“...Đêm từng đêm thức trắng 

Nhớ thương cuộc tình 

Chìm trong hoang vắng. 

Ôi! Tình yêu bay xa 

Vẫn chưa phai nhòa ...” (6) 

 Kiều-Lam không còn gì để nuối tiếc về một cuộc tình đầy giông bão ấy nữa; nhưng không hiểu tại sao khi nghe đoạn nhạc này nàng cũng vẫn không nén được tiếng thở dài!

Kiều-Lam ngồi lên phiến đá nhỏ cạnh chiếc cầu gỗ. Trong trạng thái vô thức, nàng đưa tay mơn man khóm fireweeds màu hồng nhạt mọc quanh phiến đá. Kiều-Lam hơi ngạc nhiên, tại sao nàng có thể nhận ra màu hồng nhạt của fireweeds khi mà nàng đã đi xa du thuyền, xa khu phố và mấy ngọn đèn đường. Nhìn quanh, nàng cũng ngạc nhiên khi thấy được, xa xa, vùng nước xanh mà lúc sáng chiếc du thuyền nhỏ đưa du khách đi tìm xem cá voi/hải cẩu và gấu. Khi nhìn lên bầu trời trong vắt Kiều-Lam mới nhận ra là trăng đã lên.

Nhìn ánh trăng tự dưng Kiều-Lam nhớ đến ánh trăng của đêm họp mặt tại nhà Vũ. Tối hôm đó, ánh trăng soi rõ khoảng sân rộng có cây ngọc lan và mấy cây mai tứ quý trong chậu kiễn. Vũ hái mấy đóa ngọc lan và trao tận tay nhóm bạn của Kiều-Lam. Khi Vũ đến cạnh, Kiều-Lam cũng xòe bàn tay sẵn sàng đón nhận đóa ngọc lan, nhưng Vũ không để đóa hoa vào lòng bàn tay của nàng mà Vũ lại gắn lên cái kẹp trên mái tóc của nàng. Nhóm bạn hay phá phách của kiều-Lam “ồ” lên cùng một lúc. Vũ chỉ tủm tỉm cười. Kiều-Lam mắc cở quá, chỉ biết ngồi im, cúi mặt, cười. 

Đến phần văn nghệ, nhóm bạn của Vũ đàn và hát rất sôi nổi khiến nhóm bạn của Kiều-Lam buộc nàng phải “đối phó” để khỏi bị...quê! Sau khi Kiều-Lam miễn cưỡng nhận lời, mọi người bảo Vũ thiên vị khi tặng hoa, bây giờ “phạt” Vũ, buộc Vũ phải đàn cho Kiều-Lam hát. Vũ ôm đàn, nhìn nàng, cười cười, chờ đợi. Kiều-Lam nói nhỏ: 

-Dạ, anh dạo cho Do Majeur, slow.

 Kiều-Lam hát tình khúc Trăng-Lạnh của Điệp-Linh: 

“Trăng lã lướt, 

Biết bao thu mùa ru lá rụng. 

Chiếc lá vàng 

Rơi trong tối mênh mang. 

Cùng thời gian 

Lắng trong tiếng thu tàn. 

Nhớ lại chăng đêm nào chiếc lá rơi. 

Người ơi! Nhẹ bước. 

Lạnh lùng thân chiếc lá 

Vàng khô rơi không tiếng vang...” 

Khi nghe Vũ đệm cho nàng hát Kiều-Lam mới biết Vũ là người rất thành thật khi xác nhận chàng không có ngón đàn Tây-Ban-Cầm điêu luyện. Và sau đó Kiều-Lam cũng hiểu Vũ rất thành thật khi chàng đột ngột và vụng về tỏ tình với nàng. Kiều-Lam chỉ cúi đầu, câm lặng. 

Mấy mươi năm qua Kiều-Lam vẫn không hiểu nguyên nhân nào nàng câm lặng. Mấy mươi năm qua Kiều-Lam cũng vẫn không thể hiểu được tại sao nàng không yêu Vũ! Và cũng mấy mươi năm qua, không biết bao nhiêu lần Kiều-Lam đã niệm và đã nghe niệm “Gate Gate Paragate, Parasamgate. Bodhi Svaha...” (Hãy qua, hãy qua bên bờ bên kia...) nhưng nàng cũng không hiểu tại sao nàng vẫn mãi hoài ngụp lặn trong vũng sầu! Dù chìm ngập trong vũng sầu, Kiều-Lam cũng không hiểu tại sao chưa bao giờ nàng hối tiếc là nàng đã câm lặng và đã không yêu Vũ – mà nàng chỉ hối tiếc là nàng đã gửi thiệp thành hôn của nàng đến cho Vũ! 

Bây giờ, cả vùng không gian miền Bắc bán cầu này nhuốm lạnh trong ánh trăng mơ thì trong hồn Kiều-Lam niềm hối tiếc về hành động ngây ngô, thiếu suy nghĩ của nàng ngày xưa cũng ngập tràn! Kiều-Lam thở dài ngẫng nhìn những phiến băng trên đỉnh Mt. Juneau lấp lánh ánh trăng. 

Ánh trăng soi rõ những phiến đá dị hình chia cách những khe núi thâm u. Ánh trăng soi rõ những vạt sương mong manh ẩn hiện trong rừng thông bạt ngàn. Ánh trăng soi rõ những tòa buildings nơi vùng thị tứ của Juneau, ở phía xa. Ánh trăng soi rõ mặt nước xanh thẫm của Gastineau Channel. Ánh trăng soi rõ từng lượn sóng nhấp nhô quanh mấy chiếc Canoes và du thuyền nhỏ. Ánh trăng soi rõ bóng Kiều-Lam trải nghiêng trên khóm cỏ fireweeds đẫm sương. Ánh trăng cũng soi rõ niềm cô đơn trong hồn Kiều-Lam.

Kiều-Lam thoáng rùng mình, không hiểu vì lạnh hay là vì sợ hãi niềm cô đơn. Khi nàng đứng lên, muốn trở lại du thuyền để bớt lẻ loi thì giọng ca sướt mướt của Diễm-Liên đang nức nở ở đoạn: 

thơ 7 chữ viết về đêm

“...Lặng lẽ đi tìm dấu em đêm dài, 

Nhịp nào gõ hồn tôi, 

Cơn mưa dạt dào, vỗ về. 

Nhiều khi, tôi tìm trong ký ức muộn phiền 

Bóng hình ai đã tan vào cõi huyền không...” (7) 

Kiều-Lam lại thở dài, nhìn bóng nàng soải dài trên nền xi-măng lạnh lẻo như nhìn vào quá khứ xa xăm để tìm xem tim nàng đã lỗi nhịp ở phân đoạn nào! 

Kiều-Lam bước đi, chiếc bóng câm lặng của nàng cũng bước theo; từ đó Kiều-Lam hiểu rằng dù tim nàng phải chịu thương tổn đến ngần nào đi nữa thì nàng cũng không thể tách rời cuộc đời còn lại của nàng ra khỏi một dĩ vãng nặng chĩu ưu phiền! 

Kiều-Lam nhìn lên triền núi Mt. Juneau. Trong vùng không gian tĩnh mịch, nàng tưởng như tiếng hát mượt mà, óng chuốt của Diễm-Liên vang xa và trở nên long lanh như những hạc sương bịn rịn trên cành thông dịu dàng…

 

ĐIỆP-MỸ-LINH

-------

*.- Mượn tựa nhạc phẩm Trăng-Lạnh của Ba tôi – Cụ Điệp-Linh.

1.- Của G.H. Matos Rodriguez.

2.- Của S. Rachmaninoff

3.- Của A. Rubinstein.

4.- Của Sebastian Yradier.

5.- Feelings của Morris Albert

6.- Kỷ Niệm Buồn, cassette không ghi tên tác giả.

7.- Vần Tóc Rối của Mai-Anh-Việt.

* Hình ảnh Internet tiểu bang Alaska 

-----

❤️Cám ơn tác giả chị Điệp Mỹ Linh đã gửi đến GNST câu chuyện hay. 

To Top

 
Xem thêm...

TẠ ƠN MẢNH ĐẤT NÀY - Điệp Mỹ Linh

T ƠN MẢNH ĐẤT NÀY 

ĐIỆP MỸ LINH 

☆    

       

Trong chuyến du hành nội địa, tình cờ tôi được ngồi cạnh hai thanh niên. Sau vài câu xã giao tôi được biết người anh tên Mike và người em tên Jack. Jack có mái tóc vàng như tơ và mái tóc đó được cắt và chải giống y mái tóc của Justin Bieber – một nghệ sĩ rất trẻ và đầy tài năng của nền nhạc trẻ Canada. Mike có khuôn mặt tương tự như khuôn mặt của cựu phó tổng thống Hoa-Kỳ, Dan Quayle, và màu mắt của Mike xanh như màu nước của hồ Diablo.

Tôi không hiểu vì cả hai anh em đều có nụ cười vô tư và nói chuyện rất lễ phép hay là vì bộ quân phục rằn ri của Mike mà tôi cảm thấy có rất nhiều thiện cảm với hai thanh niên này. Tôi hỏi hai anh em đi về đâu. Jack bảo Jack muốn tiễn Mike một đoạn đường. Tôi hỏi tiễn Mike đi đâu? Jack quay nhìn Mike, dường như Jack không muốn nhắc đến địa danh nào đó mà Mike sẽ phải đến. Như hiểu ý cậu em, Mike đáp lời tôi:

-Tôi đi Iraq.

Tôi bàng hoàng nhìn Mike. Như nhận ra niềm xúc động trên mặt tôi, Mike vói tay sang phía tôi, vỗ vỗ trên cánh tay của tôi, tiếp:

-Không sao đâu, bà đừng lo. Tôi đã tham chiến tại Iraq hai lần rồi, đây là lần thứ ba.

Tôi muốn nói với Mike nhiều điều nhưng sao tôi cứ nghẹn lại như sắp khóc, nói không thành lời!

Để nén xúc động, tôi quay mặt ra cửa sổ phi cơ. Chờn vờn trong những áng mây trắng như bông gòn, tôi tưởng như tôi có thể thấy lại tấm ảnh và bản tin về sự “trở về” của First Lieutenant Paul Magers!

Paul chết khi chàng chỉ 25 tuổi và mới đến Việt-Nam chỉ có hai tuần! Paul biết quê tôi chỉ hai tuần nhưng thân xác của Paul thì ở lại đó đến gần 40 năm! Trong ảnh, nụ cười của Paul cũng rạng rỡ, vô tư như nụ cười của Mike. Nụ cười đó mà biết hận thù ai! Ánh mắt đó mà muốn bắn giết ai! Bởi vậy mới có một chiến binh Hoa-Kỳ – James Lenihan – trong trận Thế Giới Đại Chiến II, đã bắn kẻ thù xong thì gục đầu bên xác kẻ thù mà khóc:

 

I shot a man yesterday 

And much to my surprise, 

The strangest thing happened to me 

I began to cry. 

 

He was so young, so very young 

And Fear was in his eyes. 

He had left his home in Germany 

And came to Holland to die 

 

I knelt beside him 

And held his hand 

I begged his forgiveness 

Did he understand? 

 

It was the War 

And he was the enemy 

If I hadn’t shot him 

He would have shot me. 

 

I saw he was dying 

And I called him “Brother”  

But he gasped out one word 

And that word was “Mother.”… 

Đang chìm đắm trong dòng suy tư, tôi choàng tĩnh khi tiếng của trưởng phi hành đoàn thông báo phi cơ sẽ đáp xuống phi trường trong vài phút. 

Khi chia tay tại nơi lãnh hành lý, tôi nắm tay Mike, nói với Mike những lời biết ơn rất thành thật và sâu xa. Mike cười:  

-Đó là bổn phận của chúng tôi 

Nhìn dáng Mike xa dần tôi cảm nhận được nỗi lo âu, niềm thương cảm đang dâng lên chất ngất trong hồn tôi. Khung cảnh này và trạng thái tình cảm này khiến tôi nhớ lại những giờ phút bàng hoàng/hoang mang/xốn xang/lo sợ của tôi tại phi trường Frankfurt. 

Lý do đưa tôi vào trạng thái tình cảm phức tạp đó khởi nguồn từ một chuyến du lịch xa… 

 

Vừa rời chiếc xe buýt của công ty du lịch Trafalgar, tôi chú ý ngay đến một nhóm đàn ông lớn tuổi – người Nga – ngồi bên trái lối đi, cạnh con kinh đào. Mỗi ông mang một nhạc cụ nhà binh như saxophone, trumpet, clarinet, v.v. Không hiểu có phải vì nghe những tiếng thầm thì bằng tiếng Anh của du khách hay không mà bỗng nhiên ban nhạc đều đứng lên, cử hành Quốc Ca Hoa-Kỳ.

Nhóm du khách và tôi đều dừng bước, ngạc nhiên, vì đây là lãnh thổ của Nga. Du khách Mỹ để tay phải lên lồng ngực bên trái. Nhìn các nhạc công, tôi nghĩ, có lẽ họ là những người lính trẻ nhất của trận thế chiến thứ II. Tôi cảm thấy nao nao buồn. Những người lính già nua, yếu đuối đang cố kéo chút hơi tàn để tìm sự sống qua bản Quốc Ca của kẻ thù xưa; vì lương hưu của cựu chiến binh Nga rất thấp!

Bài Quốc Ca Hoa Kỳ dứt. Du khách vui vẻ lấy tiền cho vào cái sắc nhỏ được đặt trước mặt các nhạc công. Các nhạc công ngồi xuống, đồng tấu tiếp nhạc khúc America, the Beautiful. Tôi đứng lặng, lòng đầy xúc động.

Niềm xúc động trong tôi lúc này cũng dạt dào như năm 1977, khi con gái lớn của tôi – Xuân Nguyệt – lúc đó đang học lớp 8, được trao tặng giải nhất toàn tiểu bang Arizona về bài luận văn “What Makes America Beautiful?”

Gia đình tôi được giúp phương tiện để đưa Xuân-Nguyệt từ Yuma đến Phoenix nhận phần thưởng trong một buổi lễ vô cùng long trọng. Đó là lần đầu tiên tôi nghe ca khúc America, the Beautiful được cả hội trường đồng ca. Tự dưng tôi khóc. Nhưng rồi âm điệu và lời ca của bản nhạc khiến lòng tôi lắng xuống. Tôi trầm tĩnh lại để nhận những vòng tay thân ái và những lời chúc mừng của những người Mỹ quanh tôi. Theo những lời chúc mừng của những người chưa quen này, tôi hiểu những người này nghĩ rằng tôi xúc động vì thành quả của con gái tôi. Điều đó chỉ đúng một phần; vì, ngoài sự hãnh diện của một người Mẹ, những giọt nước mắt của tôi còn mang nặng niềm âu lo và sự lạc lõng trước một tương lai đầy thử thách mà tôi không hiểu tôi có thể vượt qua được hay không!

Hơn 26 năm qua, với tất cả hy sinh và nỗ lực, gia đình tôi đã vượt được nhiều trở ngại. Các con/dâu/rể của tôi hiện đang đem tất cả khả năng và kiến thức đã học hỏi, đã hấp thụ tại đất nước này để góp công xây dựng một nơi mà ai cũng hơn một lần ước mơ được nhìn tận mắt sự văn minh và phồn thịnh.

Riêng tôi, ngoài sự văn minh và phồn thịnh, nước Mỹ còn có những công dân với trái tim rất vỹ đại. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến máy bay đầy thực phẩm, thuốc men cùng những phái đoàn y tế tình nguyện sang Phi châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới sáng tác và hát say sưa nhạc bản We Are The World để quyên góp hiện kim gửi sang Phi châu cứu đói.

Chỉ có những trái tim vỹ đại mới đưa nhiều phái đoàn y dược sỹ, dụng cụ y tế sang Nga cứu giúp khi lò nguyên tử của Nga, tại Chernobyl, bùng nổ. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến bay khẩn cấp để di chuyển hằng mấy trăm em bé mồ côi ra khỏi Việt-Nam vào cuối Tư năm 1975. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới cứu giúp hết đợt di dân này đến đợt di dân khác. Trong số triệu triệu di dân đó có gia đình tôi. Gia đình xin tôi biết ơn:

 

*- Cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến và bà Michael Z. Smith, người đã bảo trợ chúng tôi từ Camp Pendleton. Ông bà Smith có ba người con: Michael, hiện là Đại-Úy Không Quân Hoa-Kỳ và cô con gái nuôi, người Nhật, Kristin cùng với bé Heather. Hiện nay ông Smith là một mục sư ở California. 

*- Ông bà Collins. Ông Collins từng tham chiến tại Việt-Nam. Ông được một gia đình Việt-Nam che chở trong khi Việt-Cộng ruồng bắt. Ông Collins bảo vì Ông mang ơn người Việt cho nên Ông thương và muốn giúp đỡ người Việt với tất cả nhiệt tình. May mắn cho chúng tôi, vì chúng tôi là gia đình Việt-Nam duy nhất tại thành phố Yuma. 

*- Ông bà Collard, người đã thật lòng thương yêu gia đình tôi như ruột thịt. Ông bà thường vui vẻ và hãnh diện giới thiệu với mọi người rằng chúng tôi là con và cháu của ông bà. 

 Tôi không hề biết ông Collard là một cựu chiến binh thế chiến thứ II; vì không bao giờ Ông nhắc nhở hoặc đề cập đến cuộc chiến khốc liệt đó. Đến khi Ông Collard qua đời, người bạn đồng ngũ của Ông đọc điếu văn, tôi mới biết ông Collard có mặt trong trận Trân-Châu-Cảng. Chính ông Collard đã cứu giúp nhiều người, kể cả người đang đọc điếu văn, rời khỏi chiến hạm… và Ông là người sau cùng.

Sự hiểu biết của tôi về quân nhân Hoa-Kỳ trong trận Trân-Châu-Cảng hoặc Normandy chỉ căn cứ theo sách vở và phim ảnh nên rất mơ hồ, rất hạn hẹp. Nhưng sự hiểu biết của tôi về sự hy sinh và lòng quả cảm của người lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt-Nam thì khá tường tận – tường tận hơn cả những cuốn sách viết về chiến tranh Việt-Nam mà tác giả chưa bao giờ có mặt tại chiến trường ViệtNam. Do đó, tôi nhận thấy, dù cuộc chiến kết thúc một cách tức tưởi, thiếu công bằng, nhưng cũng phải chấm dứt, vì máu của người Việt – cả hai miền Nam Bắc – và máu của người Mỹ đã chan hòa trong từng thước đất nơi quê hương nghèo khó của tôi.

Sau khi miền Nam bị bức tử, hạm đội Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa đã di tản cả mấy mươi ngàn người Việt thoát khỏi hiểm họa Cộng-sản. Nhưng nếu không có sự hiện diện của Đệ-Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ tại Thái-Bình-Dương cũng như không có sự giúp đỡ vô điều kiện của nhân dân Hoa-Kỳ thì số người tỵ nạn khổng lồ của chúng tôi sẽ về đâu?

Nương vào lòng nhân ái của người Mỹ, chúng tôi vào Mỹ với thái độ biết ơn và lòng tự tin để vươn lên. Người Việt, qua bao thử thách cam go, đã vươn lên, đã góp công xây đắp và bảo vệ đất nước này.

Khi cuộc chiến Trung-Đông bùng nổ, năm 1992, tôi đã đau buồn và lo sợ khi đưa tiễn một độc giả trẻ và thân thiết nhất của tôi – Hải Quân Đại Úy Hoàng Quốc Tuấn – tòng sự trên hàng không mẫu hạm USS. Independence, ra khơi, tiến về vùng lửa đạn của Persian Gulf. Trong lá thư gửi về từ vùng Vịnh, Tuấn viết: “… Người lính Hoa-Kỳ được huấn luyện để bảo vệ Hòa-Bình chứ không phải để gây chiến ...” Theo tinh thần cao cả đó, biết bao thanh niên nam nữ Vietnamese American đã tốt nghiệp hoặc đang thụ huấn tại các quân trường lừng danh của Hoa-Kỳ như West Point Academy, Naval Academy, Air Force Academy, v. v…

Ngoài những tham gia đáng kể về quân sự, giới trẻ Việt-Nam cũng đã và đang xây đắp đất nước này trong tất cả mọi lãnh vực như truyền thông, giáo dục, y tế, khoa học, khoa học không gian, v. v.

Giới trẻ Việt-Nam có những đóng góp lớn lao như vậy thì những nỗ lực của thế hệ di dân Việt-Nam đầu tiên cũng không nhỏ. Thử nhìn bản đồ của các thành phố lớn như Los Angeles, San José, Houston, v. v… thì sẽ thấy: Từ những vùng đất hoang tàn cách nay 20 năm, bây giờ đã trở thành những vùng thương mại sầm uất do người Việt khai thác. Và trong các hãng, xưởng, văn phòng, biết bao người mang họ Nguyễn, Lê, Trần …

Khi những đóng góp của người Việt vào đất nước này mỗi ngày mỗi thăng tiến thì bỗng dưng sự phá hoại từ đâu ùa đến, phủ chụp xuống ngay lòng đất nước mà gia đình tôi đã âm thầm nhận là quê hương thứ hai.

 

 

 

 September, 11- 2001

Tin Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn bị máy bay tấn công đến với tôi trong lúc tôi cùng nhóm du khách dùng cơm trưa sau những giờ thăm viếng thành phố Minks. Tôi ngồi bất động, lòng đầy phẫn uất. Nếu bảo rằng tôi không lo sợ thì không hẳn đúng; nhưng niềm lo sợ trong tôi bây giờ khác hẳn với sự hãi sợ của đứa bé gái, giữa thập niên 40, theo Cha Mẹ tản cư và thấy những chiếc máy bay mang cờ tam tài (cờ Pháp) bắn phá những làng mạc xác xơ. Những chiếc máy bay đó bắn vào tất cả những vật thể nào di động; vì vậy nông dân không giám ra đồng, súc vật bị giết hại, sinh sản không kịp và con người thì đói và thiếu thốn mọi bề.

Hơn hai mươi năm sống yên lành tại miền Nam nước Việt và hơn hai mươi năm sống thanh bình trên đất Mỹ, tôi cứ ngỡ rằng bom đạn đã xa tôi, không còn cơ hội làm tôi sợ hãi nữa. Nhưng không! Trên màn ảnh TV, một tòa nhà của The World Trade Center bốc khói và một chiếc máy bay lao thẳng vào tòa nhà thứ hai. Cả hai tòa nhà lần lượt sụp xuống trong khi niềm phẫn uất trong tôi dâng cao như những cuộn khói đen ngòm thoát ra từ The Twin Towers. Tình cảm trong tôi chẳng khác gì nỗi đau xót của tôi cách nay hơn một phần tư thế kỷ, khi Việt-Cộng pháo kích ồ ạt vào Saigon.

Là một phụ nữ được giáo dục chỉ để nuôi con và phục tùng chồng, ngày đó, trước thảm trạng của quê hương Việt-Nam, tôi chỉ biết viết những dòng ca ngợi tinh thần chiến đấu can cường của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa và tôn vinh lòng hy sinh vô bờ của những người Mẹ, người vợ và người con.

Bây giờ, trước sự đổ nát và thiệt hại nhân mạng một cách phi lý và tàn bạo tại Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn, tâm hồn tôi bị chấn động mạnh và tôi muốn viết ra những ý nghĩ thầm kín của tôi về một nơi chốn mà gia đình tôi âm thầm thọ ơn. Ý nghĩ này làm cho cuộc du lịch giảm thiểu nhiều phần thích thú. Cuộc du lịch này chỉ vì sự tò mò của tôi, muốn tìm hiểu về một nước Nga rộng lớn.

Nước Nga rộng lớn nhưng môi người Nga không đàn hồi cho nên người Nga không biết cười. Thức ăn của người Nga thường là những miếng thịt dai dừ, mà không ai đoán được và cũng không ghi trong thực đơn là thịt gì, được tẩm trứng hoặc bột rồi chiên, không mùi vị, ăn đệm với khoai tây. Lâu lắm, may ra mới có một bữa thịt gà. Thức ăn của Mỹ như các loại kẹo, ice cream và sản phẩm của hãng Coca Cola được bày bán khắp nơi. Tôi cũng thấy vài nhà hàng McDonald’s và Pizza Hut. Sản phẩm tiểu công nghệ của Nga như thủy tinh và đồ gỗ thì tuyệt đẹp, vì được làm bằng tay. Hệ thống Metro của Nga tại Moscow rất tối tân, dù đã được hoàn tất cách nay nửa thế kỷ. Cứ 30 giây, (vâng, 30 giây) thì một chuyến tốc hành đến và một chuyến đi ngược lộ trình với chiếc kia. Trong sinh hoạt hằng ngày, người Nga không ăn mặc giản dị, xềnh xoàng như người Mỹ. Những buổi trình diễn ballet, skate on ice làm tôi say mê bao nhiêu thì những màn vũ dân tộc và những bản dân ca cũng khiến hồn tôi giao động bấy nhiêu. Âm hưởng dân ca của Nga mang nặng niềm thống thiết của dân du mục.

Moscow's Red Quare- Russia

Dân Nga rất kiêu hãnh về Red Square, vì đó là biểu tượng của thủ đô. Khi thấy trong hình và phim ảnh, tôi cũng nghĩ Red Square rất vỹ đại. Nhưng sau khi thấy tận mắt, tôi nghĩ – không phải vì định kiến chính trị – Red Square không là gì cả, vì thiếu sự hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Khu vực Red Square được lát bằng gạch, trên triền đồi thoai thoải, diện tích khoảng một phần ba của công trường Thiên-An-Môn. Phần cao nhất của Red Square là tòa nhà của chính phủ và mộ của Lenin. Chân đồi bên này là ngôi nhà thờ với những chóp cao hình tròn, chạm trổ và sơn phết rất rực rỡ. Chân đồi bên kia chỉ là một lối đi rộng lớn. Lối đi này, vào những dịp diễn hành để phô trương lực lượng, được Hồng Quân Nga cũng như thiết giáp và các cơ giới nặng dùng làm lối ra. Bây giờ, trên lối ra này, người ta xây một ngôi nhà trên cao, phía dưới để trống vừa đủ cho bộ hành và xe hơi nhỏ ra vào. Lối vào Red Square, phía nhà thờ, cũng được chận lại bằng nhiều dãy trụ xi-măng, với mục đích không cho thiết giáp và cơ giới nặng vào điện Cẩm-Linh.

Trước điện Cẩm-Linh, ban đêm, trong khi những cặp tình nhân thủ thỉ bên nhau những lời mặn nồng thì những người Nga lớn tuổi lại chậm bước, lòng hướng về một thủ đô đã đổi tên: St. Petersburg.

St. Petersburg river by night

St. Petersburg là một thành phố mang nặng di tích lịch sử của Nga-Hoàng. St. Petersburg không chinh phục được cảm tình của tôi nếu không có ngôi nhà thờ cổ còn hằn vết đạn của thời Hitler xâm lược và những bức tranh đầy sinh động của Ivan Aivazovsky, Wassily Kandinsky, Pavel Filonov, v. v… Những dòng sông ở St. Petersburg đã để lại trong hồn tôi rất nhiều lưu luyến. Những dòng sông im lìm, nhẫn nhục, chỉ biết len lõi trong từng ngõ ngách của thành phố trước sự kiêu căng thách đố âm thầm nhưng lố bịch của từng dãy lâu đài nguy nga. Lúc xuôi theo giòng Neva, trong khi mọi người lưu ý đến mấy chiếc cầu dựng đứng, vào những giờ nhất định, để tàu thủy có thể đi qua, thì tôi chỉ nghĩ đến những gì tôi đã thấy trên đoạn đường sau khi vào biên giới Nga.

Trên đoạn đường loang lở ở biên giới, tôi đã thấy những xóm nhà lụp xụp. Thỉnh thoảng tôi mới thấy một chiếc xe hơi cũ thật cũ đậu dưới tàng cây, không biết xe còn xử dụng được hay không. Nơi khoảng sân hẹp, mỗi nhà thường cất một cái chòi nhỏ, mái và chung quanh được bọc ny-lông, để trồng hoa màu. Tôi cũng thấy người dân quê canh tác bằng tay chứ không bằng máy.

Những hình ảnh nghèo khó này cứ theo tôi mãi. Nhưng khi đến Minsk, mọi hình ảnh đều bị đẩy lùi về quá khứ, chỉ còn trong tôi nỗi xót xa của một người vừa biết nơi mình nương náu hơn hai mươi năm qua đang bị xâm phạm nặng nề!

Từ Minsk đến Riga, tôi thấy các thành phố đều treo cờ rũ và mọi người dân địa phương có vẻ sốt ruột, dán mắt vào TV hoặc ngóng tin tức từng giờ. Điều làm cho tôi xúc động nhất là hôm 14-09, lúc 12 giờ trưa, tại khách sạn Scandic thuộc thành phố Helsinki của nước Finland, ban giám đốc đã yêu cầu mọi người đứng nghiêm, dành năm phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân của khủng bố tại Hoa-Kỳ.

Trong khi đứng nghiêm tôi vẫn bị những lời tường trình của xướng ngôn viên đài truyền hình CNN, từ chiếc TV lớn treo nơi góc phòng khánh tiết, chi phối. Tôi đau đớn, xốn xang trong lòng như ngày xưa, năm 1968, hay tin cộng sản Việt Nam tấn công và cưỡng chiếm thành phố Huế – quê Ngoại của tôi.

Sau khi Huế được quân lực Việt Mỹ giải tỏa, tôi nôn nóng muốn trở về để nhìn sự tan thương và đổ nát của quê Ngoại.

Bây giờ, tại phi trường Helsinki đợi máy bay để sang Frankfurt, tôi cũng nôn nóng muốn trở về một nơi mà tôi gọi là nhà – Home. Nhưng bà nhân viên hãng hàng không Lufthansa, sau khi nhìn vé máy bay và thấy rõ ràng tôi không phải là một người da trắng, tóc màu, đã khẳng định:

- Bà có vé. Tôi sẽ ghi tên bà vào danh sách, nhưng sẽ không có chỗ cho bà. Bà phải chờ, vì đây là chuyến phản lực 747 đầu tiên từ Đức vào lục địa Hoa-Kỳ.

- Vé của tôi mua từ lâu, tại sao bây giờ tôi phải chờ? Và chờ đến bao giờ?

- Rất tiếc, tôi không biết bà phải chờ đến bao giờ. Khi nào có chỗ chúng tôi sẽ thông báo cho bà. Hiện tại, chúng tôi có rất nhiều hành khách ứ đọng từ mấy ngày qua. Và chuyến bay này, từ Helsinki đến Frankfurt để về Nữu-Ứớc, chỉ dành ưu tiên …

Không đủ kiên nhẫn chờ bà ấy nói hết câu, tôi cắt ngang:

- Tại sao tôi mới rời nhà chỉ có hai tuần mà nay tôi không thể trở về, hả? Bà ấy ngạc nhiên, nhìn tôi, gằn giọng:

- Nhà? Tôi đáp với giọng nghèn nghẹn như sắp khóc:

- Vâng! Nhà của tôi.

- Cho tôi xem thẻ thông hành.

Chỉ nhìn thoáng qua Passport, bà ấy thay đổi thái độ ngay:

- Vâng. Bà là công dân Mỹ. Bà ưu tiên đi chuyến bay này.

Tôi cúi xuống xách hành lý, lòng âm thầm tạ ơn nước Mỹ; nơi đã cho tôi hiểu thế nào là giá trị thực tiễn của tự do, dân chủ và công bằng. Và trên tất cả mọi điều, nước Mỹ đã cho tôi cơ hội thể hiện tinh thần tự lập của một phụ nữ./. 

 

ĐIỆP MỸ LINH 

Hình Internet

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

COMING TO AMERICA

America Land Of Many Dreams...

Xem thêm...

Thương tiếc nhà văn Bùi Bích Hà

    Tưởng niệm nhà văn Bùi Bích Hà    

(1938-2021)

Bùi Bích Hà nguyên là giáo sư dạy Pháp Văn ở trường trung học Phan Chu Trinh Đà Nẵng và trường nam trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn trước 1975. Ra hải ngoại năm 1987 bà là một nhà văn nữ cực kỳ xông xáo ngay vào trường văn trận bút và nền báo chí của thủ đô Tỵ Nạn Bolsa – Nam California.

Bạn Văn 

    Bạn Văn    

  •  Thăm nhà Nguyễn Tường Thiết (con trai của nhà văn Nhất Linh) ở Seattle, WA.
  • Từ trái qua phải: Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Mộng Giác, Trần Mộng Tú, Bùi Bích Hà và Nguyễn Tường Thiết
    (hình từ album riêng của Nguyễn Mộng Giác)
WESTMINSTER, California (NV) – Lễ tưởng niệm cố nhà văn Bùi Bích Hà được tổ chức vào lúc 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều Chủ Nhật, 18 Tháng Bảy, tại 8200 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683 (East/West Room – City of Westminster).
 
Thông báo nội bộ của nhóm cựu học sinh trường Nguyễn Trãi, Sài Gòn, cho biết: “Theo ước nguyện của cô Hà, tang lễ của cô sẽ được cử hành giản dị trong gia đình, sẽ không có sự hiện diện của bạn bè thân hữu. Đó là lý do chúng ta phải làm một buổi lễ tưởng niệm để các học trò, bạn bè gần xa, các vị thân hữu trong văn giới, các cơ quan truyền thông, các vị giáo sư trong ngành giáo dục, có dịp đến bày tỏ cảm xúc, lòng kính mến, tiếc thương đến một vị giáo sư trung học, một nhà văn, một nhà làm truyền thông, một người bạn tuyệt vời, đó là Giáo Sư Bùi Bích Hà, hơn thế nữa, cô Hà là một người luôn luôn suy tư và gánh vác rất nhiều chuyện của cộng đồng.”
 Hình chụp tại quán Ngọc Sương, hàng trước, từ trái: Ngự Thuyết, Bùi Bích Hà, Tống Kim Chi, Lê Trọng Ngưng; hàng sau, từ trái: Hồng Vân, anh chị Nguyễn Đình Cường. (Hình: Ngự Thuyết cung cấp)
 
Nhà văn Bùi Bích Hà vừa qua đời sáng Thứ Tư, 14 Tháng Bảy, 2021 tại bệnh viện St. Joseph, Orange, hưởng thọ 83 tuổi.
Trước năm 1975, bà dạy học tại các trường Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), và Nguyễn Trãi (Sài Gòn).
 
Năm 1986, bà định cư tại Hoa Kỳ, viết sách và làm việc trong lĩnh vực truyền thông với nhiều cơ sở khác nhau.
Các tác phẩm của nhà văn Bùi Bích Hà bao gồm “Buổi Sáng Một Mình” (Người Việt, 1989), “Bạn Gái Nhỏ To” (Người Việt 1991), “Hạnh Phúc Có Thật” (Văn Mới, 2001), “Phương Trời Khác” (Cảo Thơm, 2002), và “Đèn Khuya 1, 2” (Người Việt, 2018).


Đi đâu… Về đâu… 
Trần Mộng Tú
(Gửi theo Bùi Bích Hà)
 
Đến một tuổi nào đó, bạn nhận thức được rõ ràng hơn về nỗi chết. Bạn biết, nếu không bị bệnh hiểm nghèo lúc trẻ thì tuổi sống của bạn cũng không bao giờ là vĩnh viễn được.
Bạn đã đến, đã nhập cuộc, đã hoàn tất cuộc chơi, dù hoàn hảo hay vụng về, bạn cũng phải buông tay, rũ áo… ĐI
 
Bạn và người thân yêu của bạn sẽ phải rời nhau ra, sẽ phải tách ra… Đi về hai phía.
Đi đâu? Nào ai biết mình hay người thân của mình sẽ đi về đâu? Bùi Bích Hà, người bạn thân của tôi, hơn tôi 6 tuổi. Chị thông minh, trí tuệ, là người hoạt bát, năng nổ, giọng nói ngọt ngào, hiểu biết và tháo vát. Lịch trình sinh hoạt của chị bao giờ cũng đầy ắp. Chị nói như chim hót trong vườn không hề lạc giọng, chị là một trong những tiếng nói được nhiều người mến chuộng của cộng đồng Nam Cali. Chị làm việc như một con ong thợ, không biết đến mệt mỏi. Chị cứ tiếp nối năm này qua năm khác, không hề nghĩ đến chuyện từ giã cái sân khấu cuộc đời. Chị quên đếm sinh nhật đời mình.
Tình bạn của chúng tôi suốt hơn ba mươi năm, cười khóc với nhau. Dù chúng tôi không sống chung một thành phố, nhưng chúng tôi đã cùng viết văn, làm báo với nhau một thời gian khá lâu (Nguyệt San Phụ Nữ Gia Đình – Người Việt). Khi hết làm báo chung, chúng tôi vẫn mỗi năm gặp nhau một tuần, thường là tôi xuống Cali với chị, đôi ba năm chị lên Seattle với tôi.
 
Chúng tôi cùng cười, nói, họp bạn với những người bạn chung, nhưng tối về, hai chị em vào một giường trò chuyện, chia sẻ những chuyện riêng trước khi ngủ. Chuyện mà mình không nói được với ai, chỉ có thể nói với nhau. Chị cười giòn giã với mọi người nhưng tôi là người duy nhất chị có thể gục khóc trên vai, chia sẻ những điều rất đỗi riêng tư mà ngay cả với gia đình, cũng không chia sẻ được. Tôi có nói chơi với chị một lần:
-Vai trái của em cho chị cười, vai phải của em cho chị khóc, vì vai phải mạnh hơn, kiên cường hơn.
Chúng tôi cũng có lúc tranh cãi nhau, bất đồng suy nghĩ nhưng chúng tôi nhanh chóng quên ngay sự trái ý đó vì cả hai chúng tôi đều nhân nhượng nhau.
Chị bao giờ cũng ngủ trước tôi, có khi đang nói chuyện, không nghe chị trả lời, biết là chị đã trôi vào giấc ngủ và chị ngủ thật sâu như một đứa trẻ, chứng tỏ chị có cái tâm của trẻ thơ. Tôi hay nói đùa, chị ngủ ngon như một củ khoai nướng.
 
Sống xa nhau, nhưng chúng tôi thư từ, tin nhắn, điện thoại gần như mỗi ngày.
 
Bỗng một một hôm nhận tin nhắn không từ chị: Chị bị ngã và máu chảy trong đầu, rồi tới tấp những tin dữ theo sau… Cuối cùng chị nằm im, máu ngưng chảy trong đầu, tim không đập nữa… Chị đi thật rồi, đi xa lắm rồi… Hai bờ vai tôi rồi đây, sẽ trống trải cô đơn vô cùng, vai nhớ những tiếng cười, vai nhớ những giọt nước mắt của chị.
Thôi nhé Bích Hà, dòng sông xanh từ nay chảy ra biển lớn, chảy về đâu, đi tới đâu, nào ai biết được. Tiếng chim ca trên mặt nước đã thảng thốt chìm.
Thượng Đế đang đứng đón chị ở đường chân trời, nơi cái quầng đỏ từ từ lặn xuống. Từ nay, mỗi lần nhớ chị, em sẽ nhìn về khúc quành của ngã ba sông nước trước cửa nhà em và hình dung ra chị đang theo sông ra biển.
 
Chị đi bình an nhé.
Ngày tiễn Bùi Bích Hà
Con sông xôn xao chảy
Cánh chim nhỏ bay ngang
Dòng nước xanh vỗ sóng
Tiếng chim như lạc đàn
Trôi đi trôi đi nhé
Nước lặng lặng trôi xa
Có tiếng cánh chim đập
Giữa sông nước bao la
 
Có cả tiếng chim ca
Thả rơi từng âm điệu
Tiếng chim và tiếng nước
Bật khóc trên dòng sông
Dòng sông một đời chảy
Cánh chim một đời bay
Tiếng chim một đời hót
Thả xuống đời xôn xao
Chiều nay con nước đứng
Tiếng chim thảng thốt… chìm.
 
Ngày 14 tháng 7 năm 2021
 


Giáo Sư Bùi Bích Hà
Lã Phương Loan
 
Tôi được gặp chị vào cuối niên học 1969 khi mới được thuyên chuyển về dạy ở Nguyễn Trãi. Cả hai chúng tôi đều dạy ca nhì, buổi chiều. Mỗi ngày có năm mười phút trước khi lên lớp gặp học sinh, chúng tôi không có đủ thời giờ để hỏi thăm chi tiết gia đình của nhau. Chị đã về trường nhiều năm trước tôi nên biết nhiều giáo sư khác.
Thời gian qua mau đến Tháng Tư, 1975, thì tôi ra đi. Chị cũng thừa hiểu tại sao tôi đột ngột biến mất.
 
 
Khoảng 1986 (nếu tôi không lầm) một buổi xế chiều chị xuất hiện trước tòa báo. Chúng tôi gặp lại nhau không hết đỗi ngạc nhiên. Sau khi hỏi thăm qua loa về gia đình, chị đưa tôi một xấp giấy bài gửi ban biên tập đăng báo, viết tay ký tên Đỗ Quyên. Bài chị viết sơ về những chuyện xảy ra sau 1975 và nhiều chi tiết hơn về cuộc sống mới sau khi đặt chân đến đất Mỹ. Giờ phút đó chị đã có công ăn việc làm và gia đình tạm ổn định.
 
Cuộc sống tạm cư đối qua cuộc sống định cư, chị bắt đầu viết lại.
Nhà văn Bùi Bích Hà khởi sự viết cho Người Việt với mục Bạn Gái Nhỏ To (một loại Dear Abby của báo Mỹ) góp ý kiến xây dựng hạnh phúc gia đình, được các bà các cô hưởng ứng nhiệt liệt.
Tập truyện “Buổi Sáng Một Mình“ là sách đầu tiên của chị do nhà xuất bản Người Việt in vào năm 1989. Quyển sách cuối cùng trước khi mất là “Đèn Khuya” cũng được Người Việt in vào năm 2018.
 
Khi cộng đồng Việt Nam phát triển, có báo nói (radio), báo hình (TV) chị là người có chương trình mỗi tuần trên cả hai kênh. Chị cũng từng là chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Phụ Nữ Gia Đình từ năm 2002-2014.
Sau khi về hưu chị dành toàn thời gian của mình phục vụ cho các sở thích trên cho đến khi quỵ ngã và ra đi vào Thứ Tư, 14 Tháng Bảy, 2021 vừa qua.
 
Kỷ niệm chung với chị mỗi khi có các bạn từ phương xa về Quận Cam chơi, bốn người chúng tôi thường họp mặt hàn huyên tại nhà một chị bạn thân. Lòng tôi thường chùng xuống khi nghe chị gọi tôi với tên chị Yến, một sự ưu ái dành cho người đã khuất.
 
Bùi Bích Hà, chị đã ra đi quá đột ngột! Mong chị hãy ngủ một giấc bình yên bên cạnh các người thân.


Nhớ chị Bích Hà
Ngọc Hạnh
 
…Bạn ạ, nhớ lại sau 1975, mình được tiếp xúc, chuyện trò với nhiều người miền Bắc vào thời kỳ khó khăn đối với tất cả mọi người từng sinh sống hạnh phúc ở Miền Nam. Mình nhớ chị Bích Hà, cô bạn Bắc Kỳ. Chị vui vẻ, có phản ứng bén nhạy, tư tưởng vững vàng, có lòng tự tin nên chuyện trò với chị thấy an tâm, lạc quan hơn vào lúc không biết tin ai, tâm sự với ai, anh xã thì đi tù cải tạo. Nay đến xứ tự do chị em chúng tôi không còn đứng trên bục giảng nữa. Chị Bích Hà thành “chuyên viên gỡ rối tơ lòng” cho độc giả một tờ báo lớn ở Hoa Kỳ.
 
…Khi đến Hoa Kỳ chị là nhà văn, nhà báo, người gỡ rối tơ lòng, không theo nghề dạy học nữa.Theo mình chị Bích Hà là người có tài và có tình, hay giúp đỡ người khác. Không phải riêng mình, các vị trong trường khi có chuyện gì cần như đi thăm gia đình ốm đau, Bích Hà rất sẵn sàng. Lúc nào Bích Hà cũng tươi cười, chẳng thấy chị than khổ.
 
…Mình còn học được cách cư xử cho gia đình êm đẹp của Bích Hà, không chén dĩa bay khi có chuyện bất hòa. Phu quân chị là người đào hoa bay bướm, có bạn gái. Khi cô ấy gọi tới nhà, Bích không gỡ đường dây điện thoại, không la hét om sòm, chị chỉ nhẹ nhàng bảo phu quân: “Anh hãy nói cô ấy gọi anh nơi khác vì em không muốn để các con nghe thấy anh chuyện trò với cô ấy.” Bích Hà không to tiếng, làm ầm ĩ dù rất buồn trong lòng. Khi chia tay với chồng, chị vẫn gọi anh, xưng em ngọt ngào như xưa làm mình ngạc nhiên, có lần mình đã hỏi chị: “Hai bạn chia tay thật hay giả đấy?”


Vĩnh biệt cô Bùi Bích Hà 
Thảo Ly
 
Khi cô dạy ở trường trung học Nguyễn Trãi Saigon, em theo ban Anh Văn và cô dạy Pháp Văn cho nên em không được học với cô. Thế rồi vận nước đổi thay, em rời VN và lạc mất dấu thầy cô, bạn bè trong suốt nhiều năm nơi đất tạm dung.
 
Khi tìm lại được thầy cô, anh em trường cũ thì cơ hội gặp cô cũng chỉ có một lần thôi, trong kỳ Đại Hội Nguyễn Trãi ở Nam California – nơi cô sống và làm việc không mệt mỏi trong ngành truyền thông, báo chí, viết văn và giải đáp tâm tình, được rất nhiều người hâm mộ.
 
Giờ đây cô đã ngủ giấc bình yên, bỏ lại cho đời những đa đoan, tất bật phía sau. Dẫu cô và em ở hai nơi cách xa nhau, em vẫn cảm nhận cô luôn gần gũi qua những email cô gởi cho em. Cô viết không dài nhưng chứa đựng ân tình, làm ấm lòng mỗi khi đọc lại. Giữa những lá thư lưu giữ, em còn có thêm một tấm hình thật trẻ trung, duyên dáng của cô. Đó là kết quả của lần em vòi vĩnh cô “tấm hình xinh nhất” để đăng kèm trong Đặc San Nguyễn Trãi Houston.
 
Con tàu cuộc đời dừng lại mỗi sân ga. Cô là người hành khách vừa bước xuống trạm dừng dành sẵn. Cô tự tại, thong dong với cách ra đi không vướng bận người thân, càng không bận lòng chuyện tiễn đưa lần cuối của tha nhân. Trong nỗi tiếc thương của người ở lại, em thật an lòng với di nguyện của cô. Cô đã sống hết lòng với cuộc đời này và chọn cách chia tay lặng lẽ khi tạm biệt.
 
Chia tay cô em xin được gởi tình thương và lời cầu nguyện cho cô đi về cảnh giới an lành, trong ánh sáng của từ bi và trí tuệ.
 
Viết từ Houston, Texas
 
 Đường lên Mt. Rainier-Seattle, Washington State. (Hình: Trần Mộng Tú cung cấp)

Giã từ Bùi Bích Hà
Ngự Thuyết
 
Được tin cô Bùi Bích Hà đã vĩnh viễn ra đi, tôi vô cùng sửng sốt và đau đớn. Cô là một nhà văn nữ có tiếng, đã xuất bản nhiều tác phẩm giá trị.
Trước hết về vấn đề xưng hô. Tôi không quen gọi Hà là “chị.” Gọi như thế, tôi cảm thấy nó khách sáo, lạnh lùng, trong khi chúng tôi đã quen biết nhau từ lâu lắm. Tôi vẫn gọi “cô Hà,” hoặc “Hà” và xưng là “tui,” trong khi Hà gọi tôi là “anh” và tự xưng là “Hà” hoặc “tôi.” Xưng hô trong tiếng Việt rất phiền phức và tế nhị.
 
Hồi còn ở Huế, Hà học khác trường và sau tôi mấy lớp. Nhà của tôi lại gần ngôi biệt thự của đại gia đình cô Hà. Do đó tôi và vài thằng bạn, cái thứ con trai tấp tểnh mới lớn, ở gần đấy, làm sao mà không dần dần khám phá ra rằng vùng mình có một “cô Bắc Kỳ xinh xinh, nho nhỏ.”
 
Thật ra Hà gốc Bắc, nói tiếng Bắc giọng Hà Nội nghe thật nhẹ nhàng, trôi chảy, êm ái, nhưng sinh tại Huế. Chẳng biết mấy thằng kia có để ý nhiều đến người đẹp hay không, nhưng tôi không thể quên cái dáng xinh xinh đó đi học về một mình dẫn chiếc xe đạp từ con đường nhỏ đi sâu mất hút vào trong một khu vườn thâm u, kín cổng cao tường.
Nhà của Hà nhìn ra một cánh đồng khá rộng. Những ruộng lúa xanh rì. Đến mùa lúa chín, là cả một cánh đồng vàng. Nhưng khi mùa đông mưa giầm, gió bấc, rét mướt về, cảnh vật thật thê lương. Cánh đồng ngập nước mênh mông trắng xóa, người Huế gọi nước lụt ấy là nước bạc, lội xuống lạnh thấu xương. Tôi nhớ trong một truyện ngắn của Hà có hình ảnh cánh đồng mùa lụt ở Huế. Thêm vào đấy, ngày đêm vang đi rất xa tiếng ểnh ương đều đều, và buồn “thúi ruột.” Từ cổng nhà Hà nhìn xéo sẽ gặp một ngôi chùa nhỏ, không biết mang tên gì, thường được gọi là chùa Áo Vàng, vì các vị sư mặc áo vàng. Thời gian trôi qua quá mau, chúng tôi xa nhau.
 
Đúng ra hồi đó Hà có biết tôi là ai đâu mà bảo là “xa nhau.” Tôi vào Sài Gòn. Sau một thời gian, được tin Hà đã xong đại học, làm cô giáo môn tiếng Pháp tại một trường trung học, và đã lên xe hoa. Thế là “cô Bắc Kỳ xinh xinh, nho nhỏ” đã là người lớn. Thế là hết tuổi mộng mơ. Của ai nhỉ, của Hà hay của tôi? Từ đấy, bặt âm vô tín.
Qua xứ Mỹ này, tôi bắt đầu viết lách. Vào lúc sinh thời của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tôi gặp lại Hà tại nhà anh ấy ở Orange County, Nam Cali. Dường như tháng nào cũng có một buổi họp mặt tại nhà anh chị Giác. Khi có bạn văn nào đến thăm Tiểu Sài Gòn, lại cũng họp mặt chào đón. Hà đến đấy đều đặn, tôi cũng thế. Chúng tôi gặp lại nhau sau bao nhiêu năm bặt tin, xiết bao vui mừng, sau khi tôi “thành thật khai báo” ngọn ngành cho Hà biết tôi là ai. Nhìn lại Hà, tôi cũng nhận ra mấy nét quen thuộc ngày xưa dù nay Hà đã có con, có rể. Nét nổi bật tỏa sáng nơi Hà là sự niềm nở, chí tình, và cung cách cư xử ân cần, nhẹ nhàng, thân thương.
 
Thỉnh thoảng đến dự những Đại Hội Nhớ Huế, hoặc Hoàng Tộc, tôi lại gặp Hà. Hà rất trân quý xứ Huế, từ cảnh vật, thời tiết, con người, giọng nói cho đến phong tục, tập quán, món ăn, thức uống, vân vân. Và ngược lại các tổ chức liên quan đến Huế đều xem Hà như một thành viên cốt cán.
Thế rồi Nguyễn Mộng Giác qua đời trong sự thương tiếc của mọi người. Và cũng đáng tiếc không kém, các buổi họp đó mặt thưa dần và chấm dứt. Nhưng Hà và chúng tôi vẫn quyết tâm tìm nhau.
 
Chúng tôi gồm Bùi Bích Hà, Lê Trọng Ngưng, Tống Kim Chi, Phạm Tạo, anh chị Nguyễn Đình Cường, và tôi, bèn họp thành một nhóm nhỏ mỗi tháng gặp nhau một lần tại nhà riêng của mỗi người, hay tại nhà hàng. Ăn uống, chuyện trò, nghe nhạc. Chúng tôi đã gặp nhau như thế nhiều lần. Ngoài ra, chúng tôi dự định sẽ cùng nhau đi cruise, hoặc thuê xe kể cả tài xế đi thăm các thắng cảnh của Nước Mỹ mênh mông này, nhất là các tiểu bang, thành phố nằm ven Đại Tây Dương. Ở bờ Tây, mơ tưởng đến bờ Đông. Hà là một trong vài người hết sức tán đồng dự định nói trên.
 
Chưa thực hiện được đự định đó thì đại dịch nổ bùng. Chúng tôi bảo nhau chờ vậy, chờ thuốc chủng, chờ cơn dịch lắng xuống, rồi hẵng cùng nhau tổ chức những chuyến đi xa.
Chờ lâu quá chưa thấy có tin tức gì lạc quan, Hà có vẻ sốt ruột, đề nghị rằng chưa đi xa được thì ta cứ việc gặp nhau tại nhà, vì các tiệm ăn chưa được phép mở cửa, miễn là nhớ cách ly, đeo khẩu trang, không bắt tay, vân vân. Thế là khỏi sợ gì nữa. Anh em có người đồng ý, có người không, có người lại bảo sẵn sàng tham gia nhưng con cái không cho bố mẹ đi. Lại phải chờ.
 
Sau khi đã có thuốc chủng, Hà và Tống Kim Chi mời mọi người đến quán Ngọc Sương trên đường Brookhurst. Quán lúc ấy chưa được phép mở cửa “thả giàn,” chỉ 25% thôi, trang hoàng thật lộng lẫy, thức ăn thức uống ngon lành và đầy đủ. Tuy thế, khi chúng tôi vào, trong quán chỉ một bàn có khách ngồi. Chúng tôi chiếm bàn thứ hai cách xa bàn đó.
Bữa tiệc “bỏ túi” vui quá sau gần một năm không gặp mặt nhau. Ai nấy đều lớn tuổi nhưng ham vui nên ăn uống như hạm, chuyện trò nổ như pháo rang. Hà là người vui nhất, nói năng ý nhị và say sưa nhất. Xong tiệc, chúng tôi sắp xếp chương trình chi tiết sẽ đến nhà ai trước, rồi tiệm nào.
 
Một vài người trong nhóm vì công việc riêng phải đi xa, chúng tôi đành phải hoãn lại cuộc họp mặt tại nhà. Thứ Năm vừa rồi, được tin Hà bị té ngã tại nhà, phải vào bệnh viện. Hà sống một mình, khi té ngã không ai biết, nên vào bệnh viện trễ. Hà bị bất tỉnh hơn 5 tiếng đồng hồ mới được đưa đi cấp cứu, thì đã quá muộn. Số mệnh thật oái ăm. Một người như cô Hà, yêu đời, tích cực, thương mến gia đình và bạn bè, lại ra đi sớm hơn chúng tôi.
 
Hôm nay Thứ Ba, 13 Tháng Bảy, 2021, khi tôi viết những dòng này, đài phát thanh Little Saigon TV loan tin nhà văn Bùi Bích Hà vừa được bệnh viện cho rút hết các ống trợ lực, và đã qua đời. Tin buồn về Hà đã đến với chúng tôi mấy hôm trước đây, nhưng khi nghe lại tin đó trên đài phát thanh, tôi một lần nữa bàng hoàng, ngẩn ngơ. Bạn bè trong và ngoài nhóm gọi nhau qua điện thoại, ai nấy đều ngậm ngùi. Có bạn tìm an ủi: Chị Hà ra đi như thế cũng là điều hay, tránh được những đau đớn về thể xác.
Cầu nguyện nhà văn Bùi Bích Hà sớm yên vui nơi cõi vĩnh hằng.
 
14/7/2021


Bùi Bích Hà, một mình trong nỗi nhớ 
Bùi Vĩnh Phúc
 
…Bùi Bích Hà chỉ mới tự giới thiệu mình với độc giả hải ngoại bằng tập truyện ngắn Buổi Sáng Một Mình, do nhà Người Việt in năm 1989, cùng với một vài bài tùy bút về quê hương đăng rải rác trên một số báo chí và tập san văn nghệ trong mấy năm qua. Thế nhưng, chỉ với tập truyện ngắn và một vài bài tùy bút ấy, bà đã để lại những ấn tượng rõ nét trong lòng người đọc về một văn phong trầm lặng nhưng lại ẩn chứa đầy những sôi sục bên dưới, và một trái tim thiết tha nhưng luôn quằn quại với những câu hỏi của đời sống.
 
Buổi Sáng Một Mình. Đó là một tập sách gồm có mười lăm bài văn pha trộn những thể loại khác nhau: truyện ngắn, tùy bút, thư. Thật ra, có thể nói đây là một tập truyện ngắn được mở đầu bằng một lá thư cho một người bạn, một người mà tác giả quý mến, và chấm dứt với một tùy bút viết về Huế, quê hương một đời của bà.
 
Câu văn, hình ảnh và những rung động của Bùi Bích Hà, trong mắt nhìn riêng tôi, có một khoảng cách khá rõ so với câu văn, hình ảnh và những rung động của đa số những người viết hiện nay có tác phẩm xuất bản ở ngoài nước. Đọc văn của những người khác, ta thấy đời sống và tâm lý nhân vật như quay theo một trục quay gần gũi với cái trục quay vật lý và xã hội của cuộc sống này. Chúng quay nhanh hơn cái nhịp mà ta vẫn hằng quen biết, ngày xưa, ở quê nhà. Cái nhịp quay ở đây là cái nhịp quay của một xã hội hậu-kỹ nghệ đang tiến những bước dài sang một xã hội đặt căn bản trên sự thông tin. Con người ở đây đang phóng mình hối hả trên những xa lộ thông tin (information highway), đang “trượt sóng” trên những hệ thống tin tức liên-quốc-gia (surfing the Internet) trong một cái không gian được điện tử hóa (cyberspace). Đời sống là những vòng quay xấn tới, và con người trong xã hội này phải bắt vào cái nhịp của những vòng quay vừa nói.
 
Bùi Bích Hà và các nhân vật của bà, trong cái nhìn của tôi, hình như vẫn ở bên ngoài cái vòng quay ấy. Có những lúc, tôi có cảm tưởng rằng họ đã chọn lựa sự bất tham dự đó.
Đọc Bùi Bích Hà, tôi có cái thích thú như được xem một cuốn phim Pháp cũ. Động tác của nhân vật từ tốn, không hối hả. Ngôn ngữ họ cũng vậy. Mà cái không khí bao quanh họ cũng thế. Tất cả đều chầm chậm lướt qua lướt qua với những ý nghĩa của lời nói, của dáng điệu cử chỉ hành vi nhân vật… Tất cả đều được nhìn ngắm một cách tường tận, rõ nét. Cuộc sống ấy là cuộc sống được đặt trong một thế giới hợp lý, với những chìa khóa để ở đâu đó trong cuộc đời này mà con người có thể tìm kiếm ra. Còn cuộc sống náo động bây giờ thuộc về một thế giới khác. Một thế giới với những hoàn cảnh, những vấn đề, những hiện tượng bất lý giải hay bất khả lý giải. Chìa khóa của vấn đề, rất nhiều khi, đã được quăng vào rốn bể. Và con người, bây giờ, chạm mặt với những phi lý của đời sống. Những phi lý làm nó xao xuyến và buồn nôn. Và con người bị đẩy ra ngoài cuộc đời. Với một thiên nhiên nhiều lúc đã trở thành xa lạ, và một nội tâm nhiều khi đã trống rỗng. Đã mất rồi những hình bóng và âm hao cũ.
 
Tác giả là một người có những rung động thật sâu và sắc bén. Phân tích tâm lý nhân vật của Bùi Bích Hà làm cho người đọc có cảm tưởng rằng bà thường tự phân tích mình trong những tình huống hằng ngày của cuộc sống. Trong những mô tả về những rung động tế vi của con người và trong những cuộc giải phẫu tâm lý nhân vật, Bùi Bích Hà chứng tỏ bà là một người tinh. tường…


Cô Bích Hà kính thương,
Quý Trần & Loan Võ (cựu học sinh NT71-78)
 
Chúng em những học trò của cô tại trường trung học Nguyễn Trãi Saigon thập niên 70 vô cùng thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của cô. Vì chúng em rất mong muốn được gặp lại cô vào dịp Đại Hội Nguyễn Trãi toàn Thế Giới lần 6 tổ chức tại Nam Cali vào Tháng Năm, 2022 sắp tới.
 
Dẩu biết rằng sinh tử vốn vô thường nhưng chúng em vẫn không nén được cảm xúc nghẹn ngào khi phải nói lời tiễn biệt với cô. Chúng em vẫn lưu giữ mãi tình cảm và hình ảnh của cô trong những lần họp mặt với cựu học sinh Nguyễn Trãi khắp nơi. Đặc biệt vào mùa hè năm 2017 khi sang California chúng em đã có dịp gặp lại cô và nhiều thầy cô đã dạy chúng em tại nhà của thầy Lê Triều Vinh. Lần đó cô cho biết rất tiếc đã không thu xếp sang Houston, Texas, tham dự Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần đầu tiên vào năm 2012 và mong có dịp sẽ sang Houston để thăm đồng nghiệp và học sinh Nguyễn Trãi. Lúc đó chúng em ngỏ lời mời cô theo xe của chúng em sang Houston một chuyến thì cô cười vui ngỏ lời cám ơn, nhưng cho biết chưa thu xếp được.
 
Đầu năm 2020 vừa qua vì chân đau cô lại không thể đến Houston tham dự Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ 5. Vì vậy chúng em đang mong chờ ngày gặp lại cô tại Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần 6 ở Nam Cali. Vậy mà, hỡi ơi! cô đã vội chia tay trần thế.
 
Thương nhớ cô chúng em xin thay mặt bạn học Nguyễn Trãi 71-78 có mấy dòng thơ tiễn biệt:
 
Nghe tin cô vừa mất
Lòng chúng em tiếc thương
Nhớ lời cô nhẹ nhàng
Trong những buổi talk show
Từ nay vắng bóng cô
Học trò cũ khắp nơi
Cùng thắp nén nhang lòng
Tiễn cô về cõi Phật
Vãng sanh miền cực lạc…
 
Với tấm lòng thành chúng em xin kính cẩn cúi chào tiễn biệt cô: một nhà giáo, một nhà văn nhà thơ, nhà truyền thông, nhà tâm lý…
Chúng em tự hào là học trò của cô và nhớ cô mãi.


Ngày hết hạn bất ngờ
Hương Thơ
 
Mọi thứ trên đời đều có ngày hết hạn. Nhưng trong đại dịch, nhiều người đã đau đớn tột cùng khi phải đối diện với những ngày hết hạn bất ngờ của đời người và những biệt ly không lời từ biệt.
 
Tôi quen chị gần 25 năm, từ một cơ duyên và tương giao đặc biệt. Chị vừa là người bạn vong niên, người cộng sự, người chị, người Mẹ và người Thầy (mentor) mà tôi rất quý mến và kính trọng. Những năm tháng dài quen biết và làm việc bên nhau với chương trình Phụ Nữ Ngày Nay của SGTV cùng nhiều sinh hoạt khác, chúng tôi đã chia sẻ nhiều vui buồn và thử thách, cũng có lúc giận hờn và bất hòa, nhưng không bao giờ sống vắng nhau lâu.
 
Chị là chỗ dựa tinh thần giúp tôi trưởng thành trong suy nghĩ, trong cách sống và trong công việc. Dù vóc dáng nhỏ nhắn, chị lại luôn là nơi tôi tìm đến để được chở che, an ủi và bám víu trong những lúc chới với khi tuyệt vọng, chán chường. Tôi học từ chị: lòng đam mê và nhiệt huyết khi làm việc, tình yêu với chữ nghĩa, tình yêu dành cho tha nhân và cuộc sống; nhờ đó tôi đã trưởng thành và tự tin hơn.
 
 
Nhà văn Bùi Bích Hà (trái) và Hương Thơ. (Hình: Hương Thơ cung cấp)
 
Mỗi tuần trước đại dịch, chị và tôi và hai người bạn cao niên đều đặn gặp nhau, truyện trò, ăn uống, và để “tâm tình với Thái Hà.” Chỉ cần gọi một cú phôn, tôi chạy ngay đến chị hay ngược lại. Nhưng những ngày tháng gần đây, sức khỏe chị giảm sút hẳn và cú phôn sau cùng nhận được của chị là vài ngày trước khi chị bị ngất trong nhà. Chị than thở là cảm thấy buồn và muốn tôi đến chở chị đi thăm bạn bè để ăn uống và trò chuyện. Không ngờ rằng đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau và là lần cuối cùng tôi được đỡ chị lên và xuống xe.
Vào buổi chiều định mệnh, chị lỡ một buổi hẹn, tôi mang thức ăn đến nhà, gõ cửa, không ai mở, gọi phôn không ai bắt. Và đó là cú phôn tôi gọi chị cuối cùng mà chị không trả lời. Rồi tiếp theo là những đêm dài mất ngủ, cầu nguyện mong phép lạ xảy ra, khi chị rơi vào cơn hôn mê trong bệnh viện.
 
Rồi cái ngày hết hạn không chờ cũng đã đến, dù không tin cũng đã thành sự thật. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa ra khỏi cảm giác thảng thốt, bàng hoàng và lạc lõng, như vừa đánh mất một thứ gì vô cùng quý giá và quan trọng nhất trong đời, vì chị chính là người Mẹ thứ hai của tôi sau khi tôi mất Mẹ.
 
Em sẽ ghi nhớ những lời chị vẫn thường xuyên dặn dò mỗi khi chúng ta gặp nhau, như lời chị đã viết trong tập truyện ngắn “Đèn Khuya:” “Đường trần gian sỏi đá, hãy nghiêng vai trút xuống mọi hành trang của mỗi chặng đường qua, cho nhẹ thân phù thế. Hãy ngợi ca tình yêu, từ mỗi sớm mai qua từng buổi chiều như thời gian dệt toàn bằng sợi tơ yêu thương êm ái. Và, bởi vì con đường nào cũng sớm muộn dẫn tới biệt ly, hãy biệt ly nhau trong vòng tay yêu thương, ngay trong gặp gỡ và cả khi rời nhau.”
Tạm biệt chị, người Mẹ tinh thần của em, em yêu quý và thương nhớ chị vô cùng.


Tưởng nhớ một vị thầy đáng kính!
Mai Đông Thành
 
Cô về dạy trường Nguyễn Trãi khi còn khá trẻ, chỉ hơn các học trò lớn khoảng chục tuổi. Vẻ hiền lành và những lời nói ôn tồn ấm áp đã chinh phục dễ dàng lũ học trò nổi tiếng phá phách, nghịch ngợm.
 
Qua Mỹ, gặp lại cô vẫn những lời thăm hỏi thân tình, những nụ cười hiền lành, lũ học trò ngày xưa càng thấy gần gũi cô hơn.
Trong những buổi thầy trò họp mặt hầu hết đều có cô tham dự. Cô mà vắng mặt thì ai cũng hỏi “Sao hôm nay không thấy cô Hà?”
 
Sau hơn một năm bắt buộc phải cách ly vì đại dịch, đến Tháng Năm vừa qua khi hầu hết người lớn đều đã chích ngừa, anh em Nguyễn Trãi lại rủ nhau họp mặt với một số thầy cô thân thiết từ mấy chục năm nay. Cô Hà hứa sẽ tham dự, nhưng trước một ngày cô phải cáo lỗi vì có người bạn từ xa về chơi lại gặp trở ngại gì đó, cô không thể bỏ mặc được. Tuy nhiên cô vẫn gửi cho buổi họp một nồi cá nục kho khá nhiều.
 
Đến giờ họp mặt, mọi người đề nghị gọi cho cô. Cô hỏi ngay “Cá kho của cô thế nào?” Tôi tình thật trả lời “Dĩa cá kho của cô đã làm thủng hết nồi cơm lớn của tụi em rồi!” Mà cá nục kho của cô ngon thật! Nó không tanh chút nào mà còn rất đậm đà, ngon hết biết! Các nàng dâu Nguyễn Trãi nấu ăn cũng có hạng mà đều phải chào thua, xin cô cho bí quyết.
Lần họp mặt thứ nhì vào Chủ Nhật, 13 Tháng Sáu, cô cũng nhận lời nhưng rồi cũng lại cáo lỗi vì có người bạn về chơi với cô một tuần. Hỏi ai vậy thì cô nói “nhà văn Trần Mộng Tú.” Tôi năn nỉ “Cô Tú về chơi cả tuần, cô chỉ bỏ ra vài tiếng đến chơi với tụi em đâu có sao” Cô cười “Cô Tú lại nói học trò thì ở gần quanh năm, cô Tú thì ở xa lâu lắm mới gặp nhau.” Biết hai cô rất thân nhau nên tuy tôi cảm thấy hơi ganh với cô Trần Mộng Tú, cũng đành chịu thôi.
 
Trong một số lần trò chuyện, khi nghe học trò kể về những chuyến du lịch đó đây, cô thích lắm và bảo “Khi nào cô về hưu sẽ đi với các em.” Tôi thúc giục “Cô làm việc lâu quá rồi, cô nghỉ đi để thảnh thơi du lịch khi vẫn còn đi được.” Cô bảo có lẽ sang năm cô sẽ nghỉ. Lúc đó là đang giữa đại dịch. Năm nay khi tôi hỏi lại “Bao giờ cô về hưu?” thì cô lại bảo “Người ta đang ngỏ ý mời cô lấy thêm 4 giờ ban ngày, các em có hợp tác với cô không?”
 
Cô Bùi Bích Hà là thế! Cô yêu độc giả, khán giả, thính giả nên luôn miệt mài viết, sẵn sàng làm mọi việc cho cộng đồng. Báo giấy, báo nói (radio), báo hình (TV) chỗ nào cũng có cô.
Cho mãi đến buổi sáng ngày 14 Tháng Bảy vừa qua cô mới thật sự “về hưu!”
Cô ơi! Em nhớ cô quá!


Giáo Sư Bùi Bích Hà săn sóc học trò mọi lúc mọi nơi
Nguyễn Mộng Tâm
 
Tôi biết bà Bích Hà khi vào hãng Baxter làm việc năm 1998. Một người mới sang Mỹ tiếng Anh không biết nhiều nên khi vào sở Mỹ làm, gặp được đồng hương thì an tâm lắm. Những lúc gặp bà, nói một hai câu chuyện, cảm nhận bà thật chân thật từ tốn, nói chuyện nhỏ nhẹ, hướng dẫn tận tình khi mình có điều thắc mắc. Quý vị sang đây, đi làm chắc cũng biết qua cảnh ma mới bắt nạt ma cũ, nịnh bợ, đút lót ngay cả những người cùng làm việc với mình để khỏi gặp chuyện rắc rối. Tôi cảm thấy rất may mắn khi trong hãng tôi có bà Bích Hà, chúng tôi có vấn đề gì với HR dù lớn hay nhỏ đều được bà tận tình giúp đỡ để giải quyết tốt đẹp, người Việt mình không bị dân tộc khác ở lâu bắt nạt!
 
Sau này khi công việc đã ổn định chúng tôi bắt đầu sinh hoạt cộng đồng. Chúng tôi tìm bạn học Nguyễn Trãi, phu quân tôi là Đỗ Kim Thiện học niên khóa 1956-1960.
Trong những lần họp mặt, lúc đó tôi mới biết bà là giáo sư của trường. Tôi càng cảm mến bà hơn khi bà vui mừng gặp lại tôi và còn giới thiệu tôi với học trò, rằng tôi là bạn cùng làm việc một công ty! Quý vị thấy không, một giáo sư, một nhà văn, một nhà báo, một nhân viên làm việc văn phòng, không hề có những hành động cử chỉ để tỏ ta là người hơn hẳn mọi người. Bà Bích Hà lúc nào cũng dịu dàng, chu đáo, còn săn sóc học trò mọi lúc mọi nơi.

Nguyễn Trãi mới họp mặt hôm 13 Tháng Sáu, 2021, vì bận bà không tới được nhưng cũng gởi một nồi cá kho ngon tuyệt vời cho học trò ăn để có sức mà họp. Bà hẹn kỳ họp tới ngày Thứ Bảy, 10 Tháng Bảy, bà sẽ tới cùng góp ý với Đại Hội Nguyễn Trãi 2022 nhưng mọi việc đã đem cho cựu học sinh Nguyễn Trãi một sự mất mát to lớn: Giáo Sư Bùi Bích Hà đã ra đi.


Mùi hoa bưởi
Cao Đắc Vinh
 
Đêm nay không hẳn là một đêm bình thường trong cuộc đời hưu trí của tôi. Mấy giờ rồi? Tôi không rõ chỉ biết rằng đêm đã khuya…
 
Thành phố Irvine im lìm dưới ánh trăng, không gian yên lặng để tôi nghe tiếng lòng mình thổn thức. Một mình tôi ngồi trong bóng đêm… nhớ cô! Tôi nhớ cô vô cùng.
Mấy ngày nay cứ nghe ngóng tin tức từ nhà thương, biết không vui mà vẫn chờ… chờ một phép lạ đôi khi xảy ra nhưng dù thế nào tôi vẫn đợi! Đợi chờ là hy vọng, là liều thuốc xoa dịu được nỗi lòng thương nhớ nhưng có lẽ chính nó, những mâu thuẫn ấy đã làm tôi khó ngủ? Rồi sẽ lại gặp nhau hay chúng ta sắp chào nhau lần cuối, kẻ ở người đi, người đi về cõi thiên thu để lại đường trần từ nay vĩnh biệt!
 
Ôi thôi! Bùi Bích Hà, một ánh sao sáng vừa rơi giữa bầu trời văn học. Chuyện đời là duyên khởi, cái duyên khởi để tôi tình cờ gặp cô là văn chương. Tôi yêu lối cô hành văn và cả tiếng nói mạch lạc trên đài phát thanh nhưng yêu nhất là cách cô sống thẳng tâm thẳng tính. Thời gian đầu, tuy chưa hiểu rõ nhau cặn kẽ nhưng cô đã trao cho tôi tất cả sự tin tưởng để cô tâm tình: Yêu ai cô bảo rằng yêu, ghét ai cô cũng nói hết lời vì thế tôi cảm thấy gần gũi và dĩ nhiên chưa một lần tôi phản bội cô dù cho vật đổi sao rời.
 
Đêm nay trăng sáng quá, tôi như ngồi trò truyện với cô trước giờ chia tay. Ánh trăng làm sáng cả khu vườn mà cô đã đến đây vài lần. Cô ngồi dưới tàn cây bưởi nở rộ mùi hoa thơm mùa Xuân năm nào… Và từ đó, mỗi lần nhận được thư cô, tôi lại đọc những câu văn nhắc nhở và tán thưởng mùi hoa bưởi.
 
Cô ơi, từ nay cứ mỗi độ Xuân về, nhà em lại nồng nực mùi hoa bưởi và em sẽ lại tìm thấy cô qua không gian vô thường vô ngã đó. Em yêu cô từ bản chất lãng mạn và thẳng tính ấy nên sẽ không bao giờ quên được người đàn bà đẹp mang tên Bùi Bích Hà.


Tiễn bạn Bùi Bích Hà
Nguyễn Ngọc Hạnh
 
Vĩnh biệt Bích Hà người bạn hiền
Giã từ bằng hữu về cõi tiên
Môn sinh đồng nghiệp nhiều thương tiếc
Báo chí văn chương hết nợ duyên
Chúc bạn thong dong nơi tịnh yên
Vào nơi an lạc chẳng ưu phiền
Thiên đường hạnh phúc xin cầu chúc
Hoa thơm cỏ lạ chốn thần tiên
“Phụ Nữ Gia Đình” làm chủ nhiệm
“Bạn Gái Nhỏ To” tâm trí yên
“Hạnh Phúc Có Thật” nhiều độc giả
“Buổi Sáng Một Mình” vui thiên nhiên
Thương lắm Bích Hà người đi trước
Dọn sẵn đường đi kẻ đến sau…
Tiếc nhớ đôi hàng gởi bạn hiền
Sau trước rồi ta sẽ gặp nhau.
 
 
 
Tưởng niệm nhà văn Bùi Bích Hà
 
  (1938-2021) 
 
Nhà văn Bùi Bích Hà.
 
Tôi chưa gặp nhà văn Bùi Bích Hà bao giờ. Trong giới cầm bút hải ngoại, có lẽ tôi là người đứng dúi ngay sau lưng nhà văn Túy Hồng. Hai chúng tôi rất ít giao thiệp với các văn nghệ sĩ hải ngoai. Theo lời Túy Hồng và Trần Thị Lai Hồng, những bạn của Bùi Bích Hà kể lại, Bùi Bích Hà là người có nhiều khả năng cao, lại khéo ăn nói và giao thiệp rộng.
 
Bùi Bích Hà nguyên là giáo sư dạy Pháp Văn ở trường trung học Phan Chu Trinh Đà Nẵng và trường nam trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn trước 1975 . Ra hải ngoại năm 1987 bà là một nhà văn nữ cực kỳ xông xáo ngay vào trường văn trận bút và nền báo chí của thủ đô Tỵ Nạn Bolsa – Nam California.
 
Tưởng Niệm Nhà Văn Bùi Bích Hà (1938-2021)
Từ trái: Nhà thơ Trần Mộng Tú, chủ biên Diễn Đàn Thế Kỷ Phạm Phú Minh, và nhà văn Bùi Bích Hà tại vườn nhà Phạm Phú Minh, năm 1998 (Hình của nhà văn Phạm Phú Minh)
 
Bùi Bích Hà là cây bút quen biết thân thiết với các nhà văn như Nguyễn Mộng Giác (chủ biên tờ Văn Học), với nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (chủ biên tờ Văn, Thế Kỷ 21, Viet Tribune San Jose), với ký giả Đỗ Ngọc Yến (chủ chốt sáng lập tờ Người Việt) nhà thơ Đỗ Quý Toàn (Người Việt), Phạm Phú Minh, (Người Việt, Thế Kỷ 21, Diễn Đàn Thế Kỷ).
 
Có thể nói nhà văn Bùi Bích Hà và nhà thơ Trần Mộng Tú là đôi bạn văn nữ “làm mưa làm gió” trên các diễn đàn Văn Chương và Báo Chí Hải Ngoại vì mối quen biết sâu sắc đậm đà với các ông chủ báo chủ biên trên. Gần như các sáng tác và bài vở của hai bà Bùi Bích Hà và Trần Mộng Tú luôn luôn được săn đón và đánh bóng trên các tờ báo do các ông chủ báo chủ biên trên đây xuất bản.
 
Ngoài ra nhờ tài ăn nói, Bùi Bích Hà thường được mời làm MC cho các sinh hoạt văn nghệ Hải Ngoại. Nhà văn Trần Lai Hồng từng thiết kế áo dài và tổ chức những sinh hoạt trình diễn áo dài. Lai Hồng tổ chức khắp nơi như Houston, Wahsington State, California, Florida, mỗi lần tổ chức, Trần Lai Hồng nói với tôi, chỉ thích mời Bùi Bích Hà làm MC.
 
Bùi Bích Hà là nữ ký giả điều hành rất nhiều chương trình Radio ở quận Cam Orange County. Tôi sống xa Orange County nên chưa được nghe các hội thoại của Bùi Bích Hà trên radio nhưng biết tin đồn Bùi Bích Hà được khán thính giả Nam California ái mộ vì giọng Bắc ngọt ngào và kiến thức phong phú của một cô giáo giảng bài. Tựa như ông nhà văn nhà giáo Nguyễn Ngọc Ngạn giảng bài cho khán giả Thuý Nga Paris và được triệu triệu fan Việt hâm mộ mê tơi.
 
Một người đàn bà đa tài và năng động. Có thể nói đối với giới báo chí và văn nghệ quận Cam, nữ sĩ Bùi Bích Hà xông xáo và có khả năng thuyết khách cỡ như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn bên nam giới. Năm nay vừa đúng 80 tuổi, bà Bùi Bích Hà vẫn sinh hoạt năng nổ đến những ngày cuối đời. Vẫn làm công việc ký giả radio, vẫn tập thể dục hàng ngày,và sống trong ngôi nhà be bé xinh xinh, ký giả Hoàng Trọng Thụy đài Little Saigon Tivi ở Nam Cali nói như thế. Nhà văn bị một cơn bất tỉnh tại nhà. Khi người khác biết sự kiện, thì mọi việc đã trễ … Bùi Bích Hà sống chỉ một mình vào những năm tháng cuối đời.
 
Nguyện cầu hương linh nhà văn thanh thản dịu êm đi về miền hoang vu vô định, và những gì nhà văn để lại cho đời được đón nhận với nhiều may mắn.
 
Tác phẩm của Bùi Bích Hà: Buổi Sáng Một Mình (truyện ngắn 1989), Bạn Gái Nhỏ To (1991), Hạnh Phúc Có Thật (Văn Mới, 2001), Phương Trời Khác (Cảo Thơm, 2002), và Đèn Khuya 1, 2 (theo báo Người Việt Nam Cali)
 

Đừng đến Seattle

Lê Hữu

Nhà văn Bùi Bích Hà & nhà thơ Trần Mộng Tú (Seattle, 7/2012)
 
Tin chị Hà mất không làm tôi bất ngờ. Không bất ngờ, vì tôi đã chờ đợi cái tin xấu nhất ấy suốt mấy hôm nay. Chúng tôi cùng góp lời cầu nguyện và mong phép lạ nào đến với chị, tuy biết chị khó mà qua được.
Những ngày chờ đợi là những ngày thật dài và nặng nề. Chúng tôi không ai nói với ai lời nào. Sau cùng thì mọi chuyện cũng kết thúc khi chị Tú báo tin đến mọi người. Tôi nhớ mình đã ứa nước mắt, nhưng đầu óc tôi thì trống rỗng.

“Chị Hà vừa mất, sáng nay,” tôi nói thật chậm rãi, để N không phải hỏi lại hay nghĩ mình nghe lầm.
Đang lúi húi trong bếp, N khựng lại, gieo mình xuống chiếc ghế cạnh đấy. Hai vợ chồng cùng im lặng, nhìn nhau, rồi cùng nhìn ra vườn cây ngoài khung cửa sổ. Nắng và gió nhẹ, những tán lá lay động.

Nồi nước sôi sùng sục trào ra, tôi bước lại gần tắt bếp.
“Nếu chị ấy lên đây cuối tháng rồi thì chắc không đến nỗi…,” N nói như nói một mình.
Câu nói không mang ý nghĩa nào cả, rơi vào khoảng không. Có vẻ N chỉ buột miệng, để lấp khoảng trống hay vì thương chị Hà mà nói vậy.
“Cũng có khi là vậy,” tôi nói sau phút im lặng, “hay ít ra mình cũng được ngồi ăn chung với chị thêm lần nữa.”

Lẽ ra thì chị Hà đã có mặt ở Seattle cuối tháng rồi, cách đây hai tuần. Chị có cái hẹn lên chơi và N lại có dịp trổ tài nấu nướng để khoản đãi chị món bún bò từng được chị khen ngon và đề nghị “tái bản” trong cuộc “họp mặt hậu Covid” chuyến này. Ngon dở thế nào không biết, nhưng chị có cách khen khiến người được khen vui thích và cảm thấy chị khen rất thực lòng.
Gần như mỗi năm chị Hà đều lên chơi Seattle. Chị nói có hai nơi chị vẫn muốn tìm đến như tìm những giờ phút thư giãn hiếm hoi trong cuộc sống luôn bận rộn của chị, Dallas và Seattle. Dallas để thăm người anh cả và Seattle để có những buổi họp mặt đầy tình thân, ngồi giữa những tình bạn ấm áp và dễ chịu.
 
Thế nhưng, trời lại không chiều lòng người. Gần đến ngày đi thì sức khỏe chị Hà bỗng sa sút và có những biến chứng đáng ngại, lại thêm chỉ số huyết áp tăng cao và trồi sụt bất thường. Không còn thấy chị háo hức nhắc đến ngày hẹn gần kề, nhưng chị cũng không nói liệu chị có đi được. Tôi biết tính chị Hà, không dễ gì ngăn cản chị “đến hẹn lại lên”. Chị khăng khăng giữ lời hứa dù là hứa với một đứa bé. Chị quý bạn bè và được bạn bè quý mến cũng vì cái chí tình ấy.

“Thôi chị Hà ơi,” tôi gọi cho chị và nói, “chị ở nhà đi, đừng có đi đâu nữa. Chị hãy lo mà bảo trọng, mùa dịch vẫn chưa qua hẳn đâu.” Tôi nói thêm khi chị vẫn ngần ngừ, “Đừng lên Seattle nữa. Xin chị không phải băn khoăn, không khi này thì khi khác, ngày còn rộng tháng còn dài mà, lo gì.”
Tôi đoán chị thở ra được một hơi nhẹ nhõm vì có người nói thay cho mình.

“Làm gì mà còn ngày rộng tháng dài,” chị cười. “Quỹ thời gian đã gần cạn, sức khỏe lại bết bát thế này thì hứa hẹn gì với ai được nữa.”
Rồi chị nói sơ về chứng bệnh của mình. Để trấn an chị, tôi nói chị không phải lo lắng gì nhiều vì chứng này khá phổ biến. Nhiều người cứ bước chân đến bệnh viện, phòng mạch là số đo huyết áp lại tăng cao, về nhà thì chẳng có chuyện gì. Các bác sĩ gọi đấy là hội chứng “white coat hypertension”.

Tôi tìm đọc chị trong những ngày chị nằm im lìm trên giường bệnh. Chị viết về mọi đề tài, mọi góc cạnh, ngóc ngách của đời sống. Chị viết về cái tốt lẫn cái xấu, trong lúc vẫn tìm kiếm và tìm cho bằng được cái tốt trong mỗi con người. Chị khiến người đọc cảm thấy cuộc sống dù có thế nào đi nữa vẫn cứ đáng yêu, đáng sống.
Tôi đọc, vẫn cảm thấy như chưa bao giờ “đọc” hết, hiểu hết được về chị. Chị sâu sắc, chị tinh tế. Ánh mắt chị trông hiền hòa mà cái nhìn thì xoáy sâu như đọc hết được những ý nghĩ trong đầu người khác.

Văn chị êm ả, nhẹ nhàng. Nụ cười chị cũng nhẹ nhàng, và giọng nói chị dịu dàng, mềm mại, lúc nào cũng gượng nhẹ tựa như giọng cô y tá nói với người bệnh. Tôi vẫn gọi đùa giọng chị là giọng “gây mê” hay giọng “thì thầm bên gối”.
Chị được nhiều người yêu, nhiều người ghét, như thể cuộc sống vốn là vậy. Chị nghĩ cho người khác nhiều hơn cho mình và dễ dàng chia sẻ những cảnh ngộ trái ngang, những phận người đen bạc, như thể cuộc đời chị buồn nhiều hơn vui.
 
Nhớ có lần tôi xúi chị Hà, “Chị viết tự truyện đi. Nhiều người muốn đọc chị lắm.”
“Không ai thích đọc những câu chuyện buồn,” chị nói. “Nếu không mang đến được niềm vui cho người khác thì cũng chẳng nên gieo rắc nỗi buồn.”
Chị Hà là vậy, là nén chặt nỗi đau, là giấu kín nỗi buồn.

Trong một email gửi tôi gần đây nhất, chị nói muốn tìm đọc hai truyện cổ tích, Hồ Thùy Dương của Doãn Quốc Sỹ và Con Chồn Tinh Quái của Linh Bảo, hai tên truyện mà tôi nhắc đến trong cuộc chuyện trò giữa anh em chúng tôi về hai nhà văn tên tuổi này. Tôi gửi chị cái link để vào đọc trong một trang web và nói, “Những truyện ấy không chỉ là chuyện cổ tích; hoặc, là những chuyện cổ tích cho cả trẻ em và người lớn.” Có ai ngờ đến tuổi này chị lại muốn tìm về những “ngày xửa, ngày xưa” êm đềm trong khu vườn cổ tích.
Đọc chị, tôi đặc biệt yêu thích những bài chị viết về Huế, là địa danh mà một phần đời của chị còn gửi lại nơi chốn ấy, về người mẹ một đời nhục nhằn, tần tảo vì con, và về cái chết. Chị viết về Huế, về Mẹ bao giờ cũng với tình yêu xót xa, buồn bã, đọc muốn chảy nước mắt. Chị viết về cái chết, thường là của những người thân yêu, bao giờ cũng mang một triết lý bàng bạc.

Có một câu hát trong bài nhạc nào đó chị rất thích và thường trích dẫn, “Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò, nằm chết như mơ”. Có lẽ chị cũng mong được vậy, và chị đã được vậy… Buổi sáng, chị gửi ra một email vui vui cho nhóm bạn hữu với những câu nói đùa ý nhị. Buổi trưa, chị đã nằm im lìm trong nhà thương, và từ đó chị chìm sâu vào giấc ngủ thật dài. Không phải “thật tình cờ”, không phải “chẳng hẹn hò”, không phải “nằm chết như mơ” sao?

Có một câu nói của chị tôi rất thích và muốn đưa vào đây, “Khi trái tim chúng ta đầy chật thương yêu, không một thứ gì khác có thể len vào được nữa.”(1)
Câu ấy có thể gọi là “danh ngôn” của chị. Chị đã sống như thế, hay ít ra chị cũng đã muốn sống như thế, sống bằng trái tim đầy chật thương yêu.
Sau cùng, tuy chỉ được quen biết chị khoảng mười năm trở lại đây, tôi vẫn không thể không cám ơn chị đã cho tôi mối giao tình tốt đẹp; hơn thế nữa, mối đồng cảm sâu sắc của những lần chia sẻ và cả những lời chị nói ra hay viết xuống như nói giúp tôi điều gì đó tôi vẫn canh cánh bên lòng.
 
“Tôi biết rằng nhiều người trong chúng ta, kể cả tôi, cứ mỗi lần dự tang lễ tiễn đưa người thân yêu hay bạn bè, trong lòng luôn có chút hối tiếc về một điều gì đó thiếu sót chưa kịp bày tỏ, chưa kịp làm hay đã chểnh mảng không làm đối với người vừa nằm xuống, nay thì không còn cách nào sửa chữa hay cứu vãn được nữa.”(2)

Quả đúng như chị nói, trong đời tôi vẫn có lắm thiếu sót, có nhiều lầm lỗi. Trong số ấy có những lỗi lầm có thể sửa chữa được hay rút kinh nghiệm để làm cho tốt hơn về sau, thế nhưng thật không may là có những lỗi lầm chỉ đến có một lần, không còn có cơ hội nào để mà sửa chữa nữa đã khiến tôi phải ray rứt và hối tiếc mãi cho đến cuối đời.
Thật may là tôi không có điều gì hối tiếc hay băn khoăn chưa kịp nói với chị. Cũng như chị, giờ đây chị không còn phải băn khoăn về chỉ số huyết áp lên xuống bất thường hay về chuyến đi Seattle như một cuộc hẹn, một lời hứa mà chị đã không thực hiện được.
 
Chị Bùi Bích Hà, tôi biết chắc rằng chị không còn phải băn khoăn về bất cứ điều gì nữa. Tôi cũng biết chắc rằng chị ra đi thật thanh thản, nhẹ nhàng vì hơn bao giờ hết, đúng như chị nói, “Không một thứ gì khác có thể len vào được nữa.”
Lê Hữu
(1) “Tại sao?”, tùy bút Bùi Bích Hà(2) “Đi qua đời nhau”, tùy bút Bùi Bích Hà
 
    Diệu Nương sưu tầm và tổng hợp    
Xem thêm...
Theo dõi RSS này