Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều do 'duyên và nợ'
Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Duyên vợ chồng con cái hay bạn bè đều là một cái DUYÊN.
Người yêu quý bạn mang đến cho bạn sự ấm áp và lòng can đảm – dũng khí.Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều do 'duyên và nợ'
Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Duyên vợ chồng con cái hay bạn bè đều là một cái DUYÊN.
Người yêu quý bạn mang đến cho bạn sự ấm áp và lòng can đảm – dũng khí.
Người bạn yêu quý sẽ khiến bạn học được thế nào là yêu thương và nâng niu gìn giữ.
Người bạn không ưa lại dạy bạn có lòng khoan dung và biết cách tôn trọng.
Kẻ không ưa bạn sẽ giúp bạn trưởng thành, khiến bạn tự dè dặt, tự mình xem xét lại chính mình.
Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích.
Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc cũng lại do duyên phận. Khó có ai trong đời chưa một lần thốt lên cái câu quen thuộc: “Thôi thì cái duyên cái số”, hay “Duyên phận đã định rồi”.
Có phải thực sự duyên phận đã được trời định rồi hay không, hay tất cả là do con người tự tạo? Khi đầy yêu thương, người ta thường nói “có duyên” để tìm cơ hội gần gũi. Lúc đã cạn tình cảm, người ta lại nói “hết duyên” để lấy cớ dứt tình. Thực ra gặp gỡ được nhau thì đúng là thiên duyên, còn vui hay buồn, hợp hay tan, gần hay xa, đi hay ở, nắm hay buông, nâng lên hay đặt xuống, đón nhận hay chối bỏ, phải chăng đều là do trần định, đều nằm trong chính nhân thế lòng người.
Show more
“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con...Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời bạn đều do 'duyên và nợ'
“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.
Sống ở trên đời có duyên đi với nhau 1 đoạn đường đã là quý lắm rồi!
Mười năm, hai mươi năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường. Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi, đừng nhầm lẫn cố chấp, sở hữu. Khoảnh khắc hiếm hoi nào còn duyên, có được, chúng ta nên quan tâm, cho ra hơn là nghĩ người khác phải tuân thủ theo kiểu của mình. Như thế, sẽ không bị nhận hiểu sai lầm, biết tôn trọng và giúp đỡ người khác, đưa đến một cuộc sống tích cực, vui tươi, không làm khổ mình và người.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây.
Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
* Thông tin chỉ mang tính chất chiêm nghiêm, tham khảo! /// TK St./// Show more 8 months ago









Chuyện đời sống thời mắc dịch COVID-19 ~ Life in the time of COVID-19
BS TRẦN MAI-KHANH
Là một bác sĩ và là người hâm mộ văn chương thế giới, tôi đặc biệt rất thích cuốn Chuyện Tình Yêu Thời Thổ Tả. Với tình hình hiện tại của chúng ta, tôi đã có thể...Chuyện đời sống thời mắc dịch COVID-19 ~ Life in the time of COVID-19
BS TRẦN MAI-KHANH
Là một bác sĩ và là người hâm mộ văn chương thế giới, tôi đặc biệt rất thích cuốn Chuyện Tình Yêu Thời Thổ Tả. Với tình hình hiện tại của chúng ta, tôi đã có thể bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết Mỹ tuyệt hay của riêng mình, về Chuyện Đời Sống Thời Mắc Dịch COVID-19.
Câu chuyện bắt đầu từ chuyến phiêu lưu tìm kiếm một bộ xét nghiệm xa vời nhưng hoàn hảo, hoàn hảo theo lời của Tổng Thống Trump, hoàn hảo như cuộc gọi điện thoại của ông với nhà lãnh đạo Ukraine.
Sau khi tiếp tục và liên tục đặt câu hỏi và năn nỉ nhiều cơ quan y tế, chúng tôi đã nhận được 5, NĂM, bộ xét nghiệm quẹt cho một trung tâm y tế bận rộn với 15 bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu / primary care physician. Không những thế, ngay lập tức, chúng tôi còn nhận được sự hướng dẫn khắt khe về cách dùng bộ xét nghiệm: đừng gửi mẫu xét nghiệm đến trung tâm y tế công cộng, vì các bệnh viện sẽ có mọi ưu tiên, và các phòng xét nghiệm trong hạt Orange không có khả năng thử hơn 1,500 mẫu xét nghiệm. Có trường hợp nếu vẫn gửi mẫu vào, các phòng xét nghiệm có thể sẽ không có đủ nhân lực hoặc thuốc thử để làm xét nghiệm trong vòng thời gian quy định 72 giờ. Kết quả xét nghiệm ngoài thời gian quy định sẽ không có giá trị nên các mẫu gửi đến trễ sẽ không được thử.
Show more
Chuyện đời sống thời mắc dịch COVID-19 ~ Life in the time of COVID-19
BS TRẦN MAI-KHANH
Vì vậy, cho dù số lượng và phẩm chất của những bộ xét nghiệm đã nhận...
Chuyện đời sống thời mắc dịch COVID-19 ~ Life in the time of COVID-19
BS TRẦN MAI-KHANH
Vì vậy, cho dù số lượng và phẩm chất của những bộ xét nghiệm đã nhận được có tính cách là to lớn và hoàn hảo (không tính đến những bộ xét nghiệm bị sai sót của cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã gửi đến lúc ban đầu), về cơ bản thì những bộ xét nghiệm này là vô dụng đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ thử những ai đây? Sẽ đặt ra thứ tự ưu tiên cho người thử như thế nào? Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể tự xoay xở, như chúng tôi đã phải làm từ ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này. Những bệnh nhân có triệu chứng nặng sẽ phải nhập viện và rất có thể, họ sẽ được xét nghiệm. Những người có triệu chứng nhẹ sẽ phải tự chữa và phục hồi tại nhà với các loại thuốc không cần toa, và được yêu cầu phải tránh xa những người chung quanh.
Khi chúng ta không thể xét nghiệm và ngăn chận dịch bệnh, chúng ta sẽ phải làm nó nhẹ bớt đi bằng cách tự cô lập và hạn chế giao tiếp với người chung quanh/cách ly xã hội/social distancing. Đó là cách duy nhất để làm chậm lại đại dịch này. Tiểu bang California vừa đưa ra lệnh mọi người hãy ở yên trong nhà ngày hôm qua, 18 tháng 3. Xin cảm ơn Thượng Đế. Tôi thực sự tin rằng người dân Mỹ sẽ chọn làm những gì đúng nhất, bất kể đảng phái chính trị, chủng tộc hay giới tính của chúng ta, tất cả chúng ta đều muốn bảo vệ người già và người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta.
Nhưng tại sao các nhà lãnh đạo từ cấp liên bang đến địa phương của chúng ta đã chờ quá lâu để đưa ra những chỉ thị rõ ràng? Bất cứ khoảng thời gian nào cũng là quá dài đối với những người đang phải chống đỡ ở tuyến đầu của trận chiến này.
Vào ngày 26 tháng 2, các Giám Sát Viên của Quận Cam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, nhưng không đưa ra bất kỳ chỉ thị hay kế hoạch rõ ràng nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Vào ngày 17 tháng 3, Viên Chức Y Tế OC đã ban hành lệnh cấm các cuộc tụ họp công cộng và riêng tư bất kể số người, ngoại trừ các “hoạt động thiết yếu”. Thật không may, danh sách các hoạt động thiết yếu này rất chung chung, bao gồm hầu hết mọi thứ trừ nhà hàng, quán nhậu và rạp hát. Chỉ thị này cũng không đả động và giải quyết vấn đề xét nghiệm cũng như các tiêu chuẩn cho khi nào và làm sao để được khám chữa bệnh.
Vào ngày 4 tháng 3, Sở Y Tế Công Cộng California cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và hứa sẽ gửi thêm bộ xét nghiệm đến tất cả các khu vực trong tiểu bang. Lời hứa đó đã không đi đến đâu trong hầu hết các cộng đồng. Cuối cùng, phải mất thêm hai tuần nữa để Thống Đốc ban hành lệnh ở yên một chỗ với toàn tiểu bang.
Dân Biểu Rouda, đại diện cho địa hạt có 3 bệnh viện lớn, gửi ra một thông báo cho các cử tri trong vùng nhắc nhở họ rửa tay, ở nhà khi bị bệnh, và các lời khuyên rất chung chung khác.
Tôi cũng có xem qua phần chất vấn tài tình của nữ Dân Biểu Porter khi bà thúc đẩy các viên chức y tế về vấn đề miễn phí tiền xét nghiệm COVID-19 cho mọi người. Xúc động và cảm kích với sự tận tâm của bà, tôi đã cố gắng liên lạc với bà, qua điện thoại riêng, email riêng và email văn phòng như tôi vẫn thường làm trước đây, để góp ý rằng--được xét nghiệm miễn phí thì tốt đấy; nhưng nếu có thể giúp cho những người cần được làm xét nghiệm được xét nghiệm thì tốt hơn. Vì được xét nghiệm miễn phí để làm gì khi một người thường dân còn không được cho làm xét nghiệm. Tôi thậm chí còn dùng đến tư cách quen biết nhau để năn nỉ bà. Tôi viết: “Bà và tôi đã cùng ra ứng cử Quốc Hội vì muốn bảo vệ gia đình của chúng ta. Bà đang làm thật tốt nhiệm vụ của mình ở Washington. Xin bà hãy giúp tôi làm tốt nhiệm vụ của tôi tại Quận Cam”.
Tôi vẫn chưa nhận được trả lời nào của bà. Cũng dễ hiểu bởi vì tôi chắc chắn rằng họ đang bận rộn đối phó với cuộc khủng hoảng này. Nhưng tôi có thể bảo đảm với mọi người rằng những người đại diện dân cử của chúng ta không bận rộn và kiệt sức bằng những chuyên viên chăm sóc sức khỏe, y tá, bác sĩ và dược sĩ, những người đang ở tuyến đầu của cuộc chiến này.
Và chúng tôi đang đánh trận chiến này trong khi không có được các trang bị phù hợp cần thiết để bảo vệ bản thân, bệnh nhân và gia đình của chúng tôi. Tôi chỉ có một mặt nạ y tế n95 mà tôi phải dùng đi dùng lại sau mỗi lần làm sạch và khử trùng. Tôi không có kính bảo vệ mắt hoặc áo bảo vệ y tế trừ chiếc áo khoác trắng. Và tôi kiệt sức vì phải chăm sóc nhiều bệnh nhân vừa mắc bệnh vừa hoảng sợ, ngay trong phòng khám và qua điện thoại.
Thật là không may vì tôi đã không được lo lắng một mình. Em dâu tôi, một bác sĩ nhãn khoa ở Chicago, thậm chí còn không có được một mặt nạ y tế n95 nào. Con trai của bạn tôi, một bác sĩ nội khoa ở New York, chỉ được một mặt nạ y tế mỗi ngày, nhưng không có được bộ xét nghiệm cho chính mình hoặc cho bệnh nhân của mình.
Tôi có thể là một bà mẹ siêu đẳng, có thể là một nữ siêu chiến binh, nhưng tôi KHÔNG THỂ và SẼ KHÔNG LÀ một người truyền bệnh siêu nhanh, siêu nguy hiểm. Là một bác sĩ, tôi hiểu biết và chấp nhận những rủi ro nghề nghiệp của mình. Nhưng còn người mẹ già lớn tuổi và người chồng có vấn đề sức khỏe của tôi thì sao? Tim của tôi run rẩy và lỡ nhịp theo từng tiếng ho vang trong nhà. Tôi thức cả đêm để canh nghe tiếng ho từ phòng mẹ tôi.
Rồi sau đó, tôi đến văn phòng và phải có những quyết định đúng nhất, đó là cho những nhân viên lớn tuổi và những người có rủi ro cao nghỉ việc về nhà. Khi về nhà, tôi thay quần áo trong nhà để xe, bây giờ đã trở thành một phòng ngủ tạm thời khi cần. Tôi khóc nức nở khi đọc tin về người bác sĩ Phòng Cấp Cứu sống trong nhà để xe để giữ an toàn cho gia đình của mình. Tôi cảm thấy rất có lỗi vì chưa có được cái ý chí và can đảm để làm như vậy. Tôi không thể tưởng tượng ra việc mình không được chăm lo cho con gái và mẹ già, và cũng không nhẫn tâm để chồng mình phải gánh vác mọi việc.
Trong vòng thân hữu nhỏ bé của tôi, chúng tôi đã khóc tiễn đưa 5 người thân gồm cha mẹ hoặc ông bà lớn tuổi đã ra đi trong tháng này. Trong số người quá cố có một người, bà vừa là một huyền thoại âm nhạc Việt Nam vừa là một người nữ gia trưởng của một gia đình có nhiều phụ nữ phi thường. Gia đình của bà đã không thể làm một đám tang theo đúng nghi thức hoặc một lễ tưởng niệm cuộc đời thành tựu của bà. Ba trong số 5 người đã mất có con cháu là chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Các bạn có thể tưởng tượng ra cơn ác mộng này trong một cộng đồng nhỏ, gần gũi và nặng tình gia đình như của chúng ta.
Vì vậy, xin đừng chấp tôi nếu tôi trở nên cáu kỉnh khi Tổng Thống Trump trả lời rằng “chính phủ không phải là nhân viên gửi hàng” khi người ta hỏi ông về việc bảo đảm sẽ có đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân sẵn sàng cho các chuyên viên chăm sóc sức khỏe.
Vì vậy, xin đừng chấp tôi nếu tôi nổi giận khi thấy các dân biểu Quốc Hội lên TV khuyến khích mọi người hãy đi ăn nhà hàng hoặc đi máy bay vì bây giờ những nơi này đang rất vắng. Đây không chỉ là một phát biểu ngu xuẩn. Mà nó còn là phạm tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Và xin đừng chấp tôi nếu tôi chửi thầm khi nữ thông tín viên đài FOX News nói rằng “bàn tay người Hoa vấy đầy máu”. Đây không phải là con vi khuản được sản xuất ở Trung Cộng. Đây không phải là con vi khuẩn từ nước ngoài. Chính quyền Tổng Thống Trump, những người đảng Cộng Hòa, và các nhà khoa học hiểu biết hơn nhưng chọn thái độ giữ im lặng, sẽ phải đối diện với lương tâm của chính mình, từ bây giờ và cho lịch sử mai sau.
Và chớ có giúp đỡ các ngành hàng không, du lịch hoặc các đại công ty lớn trước khi giúp đỡ những người thường dân Mỹ bình thường. Hãy giúp cho mỗi người đang đi làm 4 tuần lương cho thời gian họ đã phải nghỉ việc ở nhà. Hãy làm điều đó thông qua phòng quản lý lương bổng của họ ngay bây giờ. Đồng thời, hãy gửi một khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em cho tất cả các cha mẹ phải nghỉ việc ở nhà trong các khi trường học của con cái họ bị đóng cửa.
Nếu họ chỉ lo giúp đỡ cho các công ty lớn trước khi lo cho các doanh nghiệp nhỏ và những người thường dân đáng được trân trọng nhưng thấp cổ bé miệng, chúng ta sẽ bỏ phiếu bầu họ ra khỏi chức vụ, không để cho họ nắm quyền lực nữa, trước khi họ hại chết mọi người.
Sau 25 năm làm bác sĩ, tôi chưa bao giờ tự hào hơn về nghề nghiệp chăm sóc sức khỏe và về các đồng nghiệp trong ngành y tế của mình, và tức giận hơn với các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta.
Đây là câu chuyện cuộc sống của tôi trong thời mắc dịch COVID-19.
Ngày 20 tháng 3 năm 2020
Bác sĩ Mai-Khanh Trần là một bác sĩ nhi khoa thực hành tại Quận Cam trong 25 năm. Bà đã tổ chức hơn 100 chuyến công tác y tế lưu động ở nước ngoài để chăm sóc cho những người thiếu thốn nhất. Show more 10 months ago


Theo thông báo chính thức từ đại diện của Kenny Rogers, huyền thoại của dòng nhạc đồng quê này đã trút hơi thở cuối cùng tối 20/3/2020 ở tuổi 81, Sandy Springs, Georgia. Đại diện của nam ca sỹ cho biết ông qua đời vì "những nguyên nhân tự...Theo thông báo chính thức từ đại diện của Kenny Rogers, huyền thoại của dòng nhạc đồng quê này đã trút hơi thở cuối cùng tối 20/3/2020 ở tuổi 81, Sandy Springs, Georgia. Đại diện của nam ca sỹ cho biết ông qua đời vì "những nguyên nhân tự nhiên."Kenneth Donald “Kenny” Rogers sinh ngày 21-8-1938, ở Houston, tiểu bang Texas được thừa nhận là ca sĩ hàng đầu nhạc đồng quê, đã có 120 đĩa đơn là top hit thuộc nhiều thể loại nhạc khác nhau kể cả pop,
Với giọng ca trầm ấm rất cuốn hút, Kenny Rogers là một trong những nghệ sỹ có sản phẩm âm nhạc bán chạy nhất mọi thời đại, với hơn 120 đĩa đơn ăn khách thuộc các thể loại và lượng đĩa bán ra đạt hơn 165 triệu bản trên toàn thế giới.
Trong số các ca khúc nổi tiếng nhất của ông có những bài hát kinh điển cho đến nay giới âm nhạc vẫn còn chuộng nghe như "Woman" hay "The Gamble." Rogers was a five-time CMA Award winner and was inducted into the Country Music Hall of Fame in 2013.
Trong cuộc thăm dò do tờ USA Today và People thực hiện năm 1986, Kenny Rogers được bình chọn là "Ca sỹ được yêu thích nhất mọi thời đại." Lúc sinh thời, ông từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá như giải Grammy, giải Âm nhạc Mỹ... và cả giải thưởng thành tựu trọn đời cho sự nghiệp kéo dài 6 thập kỷ vào năm 2003.
Ông cũng đã được lưu danh trong Sảnh Danh vọng của dòng nhạc đồng quê tại Mỹ.
Kenny Rogers tuyên bố giải nghệ vào năm 2015 với lý do muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, sau những năm tháng chu du lưu diễn khắp thế giới./. [St]
Show more






Hội Ảnh Việt Nam Houston tổ chức triển lãm tranh nghệ thuật và áo dài truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán là một thông lệ hay đặc sắc của cộng đồng người Việt Tại Houston TX, rất đáng ngưỡng mộ.
❤️Các chị mặc áo dài VN truyền thống rất đẹp, tôn vinh nét đẹp duyên dáng và thùy mị của phụ nữ VN. Hoan hô các chị.
❤️Cám ơn Hội Ảnh Việt Nam Houston đã tổ chức hằng năm để những người Việt hải ngoại được thưởng lãm những tấm ảnh nghệ thuật và những tà áo dài nhiều màu sắc của dân tộc Việt Nam.
KQ





TÌM LẠI NGƯỜI XƯA
- Nhạc sĩ PHẠM ANH CƯỜNG - Ca sĩ Bảo Yến
Nhạc sĩ, ca sĩ, nhiếp ảnh gia Phạm Anh Cường (quê quán Đà Nẵng)
Nhạc sĩ Phạm Anh Cường (1968 - 26.6.2014)
Nhạc sĩ Phạm Anh Cường sinh năm 1968 tại Đà Nẵng, quê cha Hội An, quê mẹ ở Huế. Năm 1995 anh...TÌM LẠI NGƯỜI XƯA
- Nhạc sĩ PHẠM ANH CƯỜNG - Ca sĩ Bảo Yến
Nhạc sĩ, ca sĩ, nhiếp ảnh gia Phạm Anh Cường (quê quán Đà Nẵng)
Nhạc sĩ Phạm Anh Cường (1968 - 26.6.2014)
Nhạc sĩ Phạm Anh Cường sinh năm 1968 tại Đà Nẵng, quê cha Hội An, quê mẹ ở Huế. Năm 1995 anh đã mở tiệm Photo salon Studio đầu tiên trên thành phố Đà Nẵng lấy tên Hàm Yên và sau đó anh đã cho ra đời thêm Hàm Yên 2 ở Hòa Khánh, Hàm Yên 3 ở Tam Kỳ và Hàm Yên 4 ở TP Sài Gòn. Sinh ra trong một gia đình không ai làm nghệ thuật nhưng từ nhỏ anh đã tỏ ra có năng khiếu ở bộ môn hội họa. Với niềm đam mê vẽ chân dung, tốt nghiệp lớp 12 anh được người thầy ở tiệm ảnh gần nhà hướng theo nghề chụp ảnh chân dung nghệ thuật.
Show more

