Ba Không Cho Người Cao Tuổi
Dậy Sớm 3 Không Được
1. Không được bật người dậy
Buổi sáng khi vừa mới thức dậy, cơ thể sau một đêm nghỉ ngơi vẫn còn trong trạng thái hỗn độn. Khi ngủ, tim sẽ đập chậm hơn, tốc độ truyền máu cũng chậm hơn.
Nếu lúc này,...Ba Không Cho Người Cao Tuổi
Dậy Sớm 3 Không Được
1. Không được bật người dậy
Buổi sáng khi vừa mới thức dậy, cơ thể sau một đêm nghỉ ngơi vẫn còn trong trạng thái hỗn độn. Khi ngủ, tim sẽ đập chậm hơn, tốc độ truyền máu cũng chậm hơn.
Nếu lúc này, vội vàng bật dậy, máu đột nhiên trào ngược, dễ gây xuất huyết não, bệnh tim mạch.
Thầy thuốc xưa nhắc nhở rằng: "Bình minh tỉnh dậy, phải tỉnh tim trước rồi mới tỉnh mắt, hai tay xoa nóng, chườm lên mắt nhiều lần, mắt trái, mắt phải, mỗi bên đảo 9 lần, bịt mắt một lúc, rồi mở to".
Trước khi ngồi dậy, nằm thẳng trên giường, hai tay xoa vào nhau cho nóng, rồi dùng lòng bàn tay bịt mắt lại. Lặp lại vài lần, rồi chuyển động nhãn cầu, mở mắt và ngồi dậy.
Làm như vậy có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ thần kinh mặt, tránh bị kích thích bởi gió lạnh.
2. Không được nhịn đại tiện, tiểu tiện
Sáng sớm là lúc đại tràng hoạt động mãnh liệt nhất. Lúc này, đại tràng vừa kết thúc công tác hấp thụ dinh dưỡng, chuẩn bị đào thải chất thải và cặn bã.
Những người ăn uống điều độ, có sức khỏe thường sẽ muốn đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Đại tiện, tiểu tiện quy luật là tiêu chí đánh giá các cơ quan trong cơ thể người có hoạt động bình thường hay không?
Đại tiện, tiểu tiện đúng giờ sau khi thức dậy giúp giảm gánh nặng cho đại tràng và gan, giúp giảm áp lực cho bàng quang.
Do vậy, một khi muốn đi vệ sinh, tuyệt đối không được nhịn, nên nhanh chóng đào thải.
Sau khi ngủ dậy, có thể uống cốc nước, giúp giữ ẩm đường ruột, hỗ trợ cơ thể thải độc.
3. Không được coi thường bữa sáng
Buổi sáng sớm là lúc thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ nhất trong ngày.
Nếu không ăn bữa sáng, dạ dày vận hành trong trạng thái trống rỗng sẽ dễ gây tổn thương lục phủ ngũ tạng.
Show more
4 biểu hiện khi chân bạn “già” đi
5 cách bảo vệ chân
Đối với cơ thể người, chân có vai trò vô cùng quan trọng. Có câu rằng: “Cây già rễ cằn cỗi trước, người già chân thoái hóa trước.”
Theo thời gian, khi tuổi tác ngày càng cao, cơ thể lão hóa cũng nhanh...4 biểu hiện khi chân bạn “già” đi
5 cách bảo vệ chân
Đối với cơ thể người, chân có vai trò vô cùng quan trọng. Có câu rằng: “Cây già rễ cằn cỗi trước, người già chân thoái hóa trước.”
Theo thời gian, khi tuổi tác ngày càng cao, cơ thể lão hóa cũng nhanh hơn. Lúc này, chân là bộ phận có dấu hiệu “già” đi đầu tiên. Do sự ma sát mài mòn của khớp gối, nên một lượng lớn canxi ở xương chân bị mất đi, chức năng của cơ xương suy giảm, những điều này đều sẽ khiến chân ngày càng suy yếu.
Đặc biệt là sau tuổi 40, cơ thể chúng ta sẽ có dấu hiệu lão hóa rõ rệt hơn, chân yếu đi rất nhanh cũng như xuất hiện nhiều căn bệnh ở chân. Vì vậy, việc làm thế nào để bảo vệ chân trở thành điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.
Vậy thì cơ thể sẽ có những biểu hiện gì khi chân bắt đầu “già” đi?
4 biểu hiện khi chân bắt đầu lão hóa
1. Số lần bị chuột rút tăng lên rõ rệt
Chuột rút có rất nhiều kiểu, thông thường thì chúng ta sẽ bị chuột rút nếu xương thiếu canxi. Hoặc chuột rút có thể xảy ra khi vận động mạnh, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị chuột rút khi tập thể dục hàng ngày thì cần phải lưu ý, đây có khả năng là dấu hiệu của bệnh loãng xương.
2. Lạnh chân
Ngay cả khi thời tiết rất nóng bức, nhưng vẫn cảm thấy lạnh ở chân, người lớn tuổi gặp phải hiện tượng này là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra ở người trung niên hoặc thanh niên thì cần phải lưu ý, bởi vì có khả năng cao là do vấn đề lưu thông máu ở chân hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Show more
Xương, đặc biệt là khớp sẽ bị mòn sau một thời gian dài sử dụng, cũng giống như máy móc vậy. Đặc biệt là khi tuổi càng cao,...3. Thường xuyên đau khớp
Xương, đặc biệt là khớp sẽ bị mòn sau một thời gian dài sử dụng, cũng giống như máy móc vậy. Đặc biệt là khi tuổi càng cao, chất lượng xương càng giảm, xương dễ gãy và khớp hông, khớp gối chịu lực trở nên yếu ớt hơn, gặp tình trạng khó chịu khi ngồi xổm hoặc nhảy v.v… Trong trường hợp nghiêm trọng, sẽ có cảm giác đau dù không di chuyển. Nữ giới có thể cảm thấy đau lưng và tê chân nếu đứng trong một thời gian dài. Điều này cho thấy sự lão hóa ở chân đã bắt đầu và các khớp xương đã xuất hiện nhiều vấn đề.
4. Chân giảm độ linh hoạt
Theo thời gian, có rất nhiều người sẽ nhận ra mình không còn linh hoạt khi vận động như trước nữa, hai chân lại không chịu nghe lời, cứ chậm hơn một nhịp, thậm chí là vài nhịp. Do độ ẩm trong bắp chân thấp, khiến các khớp bị cứng và không đủ linh hoạt.
5 cách bảo vệ chân hữu hiệu nhất
1. Thường xuyên mát xa lòng bàn chân
Ở lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo. Thường xuyên chà xát bàn chân và xoa bóp lòng bàn chân không chỉ giúp loại bỏ mệt mỏi, mà còn tăng cường sức khỏe và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm chân bằng nước ấm, nhằm thúc đẩy lưu thông máu ở chân và có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của chân.
2. Thường xuyên xoa bóp bắp chân
Bắp chân có nhiều cơ bắp và mỡ hơn những nơi khác của chân, sự lưu thông máu cũng kém hơn. Do đó, xoa bóp bắp chân có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa lão hóa ở chân.
Cách thực hành cụ thể như sau: Cúi người hoặc ngồi, hai chân thả lỏng, nhẹ nhàng vỗ nhẹ bắp chân bằng hai tay, liên tục vỗ nhiều lần, cuối cùng nắm cả hai tay trên bắp chân và xoa tròn lặp đi lặp lại.
3. Chú ý giữ ấm
Khi trời lạnh, tốt nhất là nên chú ý bảo vệ đầu gối. Bảo vệ khớp gối khỏi chấn thương và ngăn ngừa cảm lạnh, hỗ trợ lưu thông máu, phòng ngừa các bệnh về khớp.
4. Đừng vận động quá sức
Thông thường, người trung niên và người cao tuổi nên kiểm soát bước đi trong khoảng 6.000 bước, tương đương với 5 km là đạt được hiệu quả của việc tập thể dục. Đồng thời, giúp tránh tổn thương khớp hoặc xương và các bệnh thoái hóa xương.
5. Thường xuyên kéo dãn các ngón chân
Ngồi trên ghế, duỗi thẳng chân, gập người về phía trước và dùng hai tay kéo ngón chân về phía sau 30 lần. Động tác này có thể tăng cường lực ở chân và ở eo hông giúp ngăn ngừa lão hóa. ST.
Show more 3 days ago


16 Điều Cần Làm Để Giảm Cholesterol
Thông thường người lớn tuổi dễ bị cao mỡ trong máu, nhưng ngày nay bệnh này cũng xảy ra ở những người trẻ tuổi. Dưới đây là một số biện pháp cần làm để giúp kềm chế lượng mỡ trong máu.
1. Ăn thực phẩm chứa nhiều...16 Điều Cần Làm Để Giảm Cholesterol
Thông thường người lớn tuổi dễ bị cao mỡ trong máu, nhưng ngày nay bệnh này cũng xảy ra ở những người trẻ tuổi. Dưới đây là một số biện pháp cần làm để giúp kềm chế lượng mỡ trong máu.
1. Ăn thực phẩm chứa nhiều magnesium
Nhiều nghiên cứu cho thấy thực phẩm chứa nhiều magnesium giúp kềm giữ lượng cholesterol xấu trong máu và cải thiện sức khỏe của tim. Người thiếu magnesium dễ bị viêm họng, rối loạn nhịp tim, và cả nhồi máu cơ tim.
2. Giữ vững động lực
Mỗi sáng thức dậy với suy nghĩ tích cực. Tự hỏi bản thân điều gì làm cho mình có động lực. Có thể đó là người mình yêu thương, hoặc một mục tiêu cá nhân mà mình đã đặt ra. Mỗi ngày, cần tự xác định với bản thân lý do tại sao mình cần có một trái tim hoạt động tốt.
3. Đừng sử dụng nhiều đường
Ai cũng biết ăn nhiều đường dễ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2, nhưng ít người biết là đường cũng làm cao mỡ trong máu. Giảm ăn đường không chỉ giữ ổn định cholesterol mà còn làm giảm cân. Nên ăn nhiều thực vật, không ăn quá nhiều thịt và chất bột, và tránh ăn quá ngọt.
4. Cần thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn
Các chất xơ hòa tan giúp hạ thấp cholesterol xấu. Nên chọn những loại thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc, rau cải, trái cây và hạt.
5. Sử dụng đúng thuốc
Có ít nhất 7 loại thuốc làm giảm cholesterol. Mỗi loại đều có giá bán, hiệu quả và tác dụng phụ khác nhau như đau cơ, chóng mặt…. Nên thảo luận với bác sĩ để thử và chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Show more
Các phương thức tập thể dục như đi bộ (2 miles hay 45 phút mỗi ngày), tập thể dục nhịp điệu (aerobic) hoặc đạp xe đều có ích...6. Tích cực hoạt động
Các phương thức tập thể dục như đi bộ (2 miles hay 45 phút mỗi ngày), tập thể dục nhịp điệu (aerobic) hoặc đạp xe đều có ích cho việc hạ thấp cholesterol. Dầu vậy không cần phải tới phòng gym mỗi ngày 2-3 tiếng.
7. Giữ cố định khẩu phần ăn
Không nên ăn nhiều hơn lượng calories cần cho cơ thể. Khi ăn quá nhiều, không thể nào giữ cho sức khỏe tốt và sẽ bị tăng cân cho dù tập thể dục nhiều đi nữa. Tham khảo bác sĩ hoặc các chuyên viên về dinh dưỡng để biết phần ăn bao nhiêu là đủ cho cơ thể.
8. Nên ăn chay
Nhiều nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy ăn chay là phương pháp hiệu quả nhất làm giảm cholesterol và các vấn đề liên quan tới tim mạch. Vì vậy nên ăn nhiều thực vật và các loại thực phẩm không qua chế biến. Được như vậy thì cholesterol có thể giảm xuống mà không cần uống thuốc.
9. Ngưng hút thuốc
Thuốc lá gây ra nhiều tai hại, trong đó bao gồm cả việc làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu và đồng thời làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các bác sĩ nói rằng ngay cả một điếu thuốc mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim hoặc bị tai biến mạch máu não.
10. Thực phẩm Địa Trung Hải
Nhiều chuyên viên tim mạch cho rằng ăn thực phẩm theo kiểu Địa Trung Hải (mediterranean) là một trong những cách tốt nhất để chống lại cao mỡ. Kiểu thực phẩm này mang lại chất béo cần thiết với tỉ lệ tốt nhất. Ngoài ra, trong đó còn chứa nhiều omega-3, là chất giúp nâng cao cholesterol tốt, chống viêm và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch
11. Quan hệ tốt với bác sĩ
Một bác sĩ theo dõi bệnh nhân lâu dài sẽ biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó để điều trị cao mỡ vì đây là bệnh cần theo dõi nhiều năm. Ngoài ra, họ còn có thể giới thiệu những bác sĩ đáng tin cậy khác.
12. Cần ngủ đủ giấc
Giấc ngủ phải kéo dài ít nhất 6 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ sẽ làm tình trạng cao mỡ trầm trọng thêm, dễ đưa tới bệnh tim mạch và tai biến. Nếu có trở ngại hay bất thường về giấc ngủ, nên thảo luận với bác sĩ
13. Giảm căng thẳng
Nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng thường xuyên cũng làm tăng cholesterol xấu. Căng thẳng cũng ảnh hưởng tới việc tạo những thói quen nhằm làm ổn định cholesterol. Căng thẳng nhiều cũng sẽ đưa tới nguy cơ bị bệnh tim và tai biến. Tập thể dục, yoga, giao tiếp với bạn bè hoặc tập thiền… cũng giúp làm giảm mỡ trong máu.
14. Lịch sử bệnh của gia đình
Nên biết rõ những bệnh sử của gia đình và các yếu tố di truyền, nhất là ở những người đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị mà cholesterol vẫn cao. Người ta thường quên là di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong chỉ số mỡ trong máu.
15. Kiểm tra thuốc sử dụng
Một số loại thuốc như loại dùng để ngừa thai cũng có thể làm tăng cholesterol. Tình trạng suy yếu tuyến giáp cũng làm tăng mỡ trong máu. Nên báo cho bác sĩ rõ việc sử dụng thuốc để theo dõi và xét nghiệm máu dịnh kỳ.
16. Thường xuyên theo dõi
Ngay cả khi các chỉ số mỡ trong máu bình thường, cũng cần phải kiểm tra định kỳ mỡ trong máu. Người có lượng mỡ trong máu trong chiều hướng gia tăng nên giảm bớt ăn các chất bột, đường và mật ong. Nên ăn nhiều thực phẩm hoặc dùng thuốc có chứa omega-3.
Bảo Sơn Show more 5 days ago


Thị Lực Suy Giảm Do Tuổi Tác
Khi chúng ta lớn tuổi, thị lực chúng ta có thể suy giảm hoặc mất (vision loss) vì nhiều nguyên nhân:
- Bệnh đục thủy tinh thể (cataract): thủy tinh thể trong mắt (crystalline lens) ngày càng trở thành đục dần. (Chúng ta hay...Thị Lực Suy Giảm Do Tuổi Tác
Khi chúng ta lớn tuổi, thị lực chúng ta có thể suy giảm hoặc mất (vision loss) vì nhiều nguyên nhân:
- Bệnh đục thủy tinh thể (cataract): thủy tinh thể trong mắt (crystalline lens) ngày càng trở thành đục dần. (Chúng ta hay gọi nôm na là “bệnh mắt cườm”, nhưng ở Mỹ lâu ngày, nên dùng thẳng tên căn bệnh là “cataract”, bác sĩ nào cũng hiểu.)
- Bệnh cao nhãn áp (glaucoma): áp suất trong mắt tăng lên, khiến thần kinh thị giác (optic nerve) tổn thương; một khi thần kinh thị giác đã tổn thương, nó không thể trở lại bình thường như trước, thị lực sẽ giảm hoặc mất vĩnh viễn.
- Bệnh thoái biến macula (macular degeneration): “macula” là một vùng đặc biệt ở đáy mắt, giúp chúng ta nhận ra những chi tiết tinh tế của cảnh vật; tuổi tác chúng ta càng cao, vùng này càng dễ thoái biến, hư hoại.
- Tổn thương võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy): võng mạc (retina) là màng bao phủ bên trong mắt, gồm những tế bào có nhiệm vụ ghi nhận ánh sáng, hình ảnh bên ngoài, rồi chuyển những tín hiệu này về óc để chúng ta thấy; bệnh tiểu đường có thể tàn phá các mạch máu ở võng mạc, khiến võng mạc hư hoại.
- Thủy tinh thể không còn làm việc bình thường (presbyopia): khi còn trẻ, chúng ta thấy rõ nhờ thủy tinh thể trong mắt đàn hồi, co giãn dễ dàng, chính xác, tuổi càng cao, thủy tinh thể càng khô cứng, bớt đàn hồi khiến hình ảnh ta nhìn thấy không rõ như trước.
- Bệnh cận thị
(nearsightedness) hoặc viễn thị
(farsightedness): do giác mạc phía trước mắt (cornea) không tập trung ánh sáng và hình ảnh rồi chiếu rọi chúng vào võng mạc phía sau chính xác, khiến chúng ta khó thấy xa
(nearsightedness) hoặc thấy gần
(farsightedness), cần đeo kính cận hoặc viễn mới thấy rõ.
Show more
Nhiều bệnh mắt không gây triệu chứng gì cả cho đến khi chúng đã trở thành nặng, thị lực chúng ta giảm hoặc mất, song chữa được...Nên khám mắt thường xuyên
Nhiều bệnh mắt không gây triệu chứng gì cả cho đến khi chúng đã trở thành nặng, thị lực chúng ta giảm hoặc mất, song chữa được nếu khám phá sớm.
Nếu mắt thấy mờ hoặc có triệu chứng gì bất thường, chúng ta nên đi khám bác sĩ mắt, thường là bác sĩ làm kính (optometrist), bác sĩ làm kính tìm thấy gì cần đến sự chữa trị của bác sĩ chuyên khoa mắt (ophthalmologist), bác sĩ làm kính sẽ chuyển chúng ta đến bác sĩ chuyên khoa mắt.
Từ tuổi 40 trở đi, dù mắt tốt, không có triệu chứng gì cả, chúng ta cũng nên đi khám bác sĩ mắt định kỳ (mỗi 2-3 năm cho người dưới 65 tuổi, 1-2 năm cho người 65 tuổi trở lên), để bác sĩ mắt khám mắt toàn diện (“full eye exam”, còn gọi “comprehensive eye exam”) cho chúng ta. Khi khám mắt toàn diện, bác sĩ mắt sẽ xem thị lực của chúng ta thế nào, sẽ khám đáy mắt tìm dấu chứng thần kinh thị giác bị hư hoại, và đo áp suất trong mắt xem có tăng cao không. Nếu bác sĩ mắt dặn tái khám, chúng ta nên giữ hẹn với bác sĩ mắt.
Phòng ngừa suy giảm thị giác
Chúng ta có thể tự giúp mình, làm giảm nguy cơ bị mất thị lực sau này bằng nhiều cách:
- Quyết không hút thuốc lá, hoặc nhất định bỏ thuốc lá khi đã lỡ hút.
- Khám phá sớm và chữa trị cẩn thận các bệnh cao áp huyết, tiểu đường.
- Đeo kính mát khi đi ra ngoài trời nắng; ánh nắng mặt trời rất hại cho mắt.
- Cẩn thận đeo dụng cụ bảo vệ mắt (goggles) khi làm những công việc mắt có thể rủi ro bị thương tổn, như khi làm vườn, cắt cây.
Mắt rất quan trọng, giúp chúng ta vui hưởng cuộc đời. Mắt kém hoặc mù, đau khổ vô cùng, chúng ta khổ, gia đình cũng khổ lây. Thị lực chúng ta suy giảm theo tuổi tác, nhưng một số bệnh mắt quan trọng có thể ngừa và chữa được, chúng ta nên đi khám bệnh định kỳ, để được bác sĩ giúp những lời khuyên giữ gìn mắt.
BS Nguyễn Văn Đức Show more 7 days ago


Luộc vịt không cần nước, da giòn thịt mềm thơm
Luộc vịt không cần đổ nước nghe có vẻ phi lý nhưng thực tế đây lại là cách mà không ít người đã áp dụng thành công, thậm chí còn tấm tắc khen ngon.
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm,...Luộc vịt không cần nước, da giòn thịt mềm thơm
Luộc vịt không cần đổ nước nghe có vẻ phi lý nhưng thực tế đây lại là cách mà không ít người đã áp dụng thành công, thậm chí còn tấm tắc khen ngon.
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: “Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt. Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn”.
Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng Bếp DKN làm món vịt luộc nhưng không cần đổ nước, thịt vẫn rất thơm ngon bạn nhé!
Chuẩn bị:
1 con vịt ngon
Nắm lá móc mật để tạo mùi thơm
2 củ gừng
2 củ tỏi
Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách làm:
Bước sơ chế nguyên liệu:
– Vịt khi mua về rất dễ có mùi hôi ở phần da, vì vậy bạn hãy dùng muối trắng dạng hạt xoa đều lên mình vịt cả trong lẫn ngoài, sau đó rửa sạch vịt qua nước lạnh.
– Gừng, tỏi bạn đem nạo/bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Lá móc mật sau khi rửa sạch với 2-3 lượt nước, để ráo.
Bước ướp vịt với gia vị và lá móc mật:
– Cho vịt vào bên trong một cái nồi rồi thêm gia vị đường, muối, hạt nêm, tiêu, gừng, tỏi đã đập dập vào. Xoa đều gia vị khắp mình vịt vào cả bên ngoài lẫn trong.
– Lá móc mật bạn vò nát hoặc băm nhỏ, nhét vào bụng vịt và rải quanh vịt, ướp trong vòng 30–40 phút để gia vị ngấm đều.
– Lấy một chiếc nồi khác, phủ muối trắng kín đáy nồi sao cho khi đặt vịt lên, da vịt không chạm trực tiếp vào nồi dễ gây bén lửa và làm cháy vịt.
– Phủ tiếp lá móc mật lên lớp muối vừa rải, chú ý phủ đều xong đặt vịt trên cùng rồi đem đi nấu.
.
Show more
– Cho nồi vịt vừa sơ chế lên bếp đun, lưu ý là không để lửa to vì có thể làm cháy vịt hoặc bén nồi, chỉ cần có mùi khét sẽ khiến vịt mất đi...Bước luộc vịt:
– Cho nồi vịt vừa sơ chế lên bếp đun, lưu ý là không để lửa to vì có thể làm cháy vịt hoặc bén nồi, chỉ cần có mùi khét sẽ khiến vịt mất đi mùi thơm đặc trưng.
– Luộc trong 20–30 phút, bạn mở vung ra, dùng đũa lật vịt lại để thịt vịt được chín đều. Đậy nắp vung và đun tiếp 20 phút. Đến khi thấy da vịt chuyển từ màu vàng sang nâu vàng là được.
Cuối cùng chờ vịt bớt nóng, bạn đem chặt ra đĩa cùng cả gia đình thưởng thức thôi.
Đây là món dễ chế biến nhất từ vịt mà lại bổ dưỡng, nên bạn hãy cho vào danh sách món ăn của gia đình nhé!
Ngoài ra, bạn có thể chế biến món cháo vịt, vịt tiềm, vịt hầm, vịt nấu chao… Cháo vịt đậu xanh, vịt nấu rau lang, vịt om sấu, thịt vịt nước mía… có ích cho người suy nhược, chán ăn, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ kinh nguyệt ít, sản phụ thiếu sữa.
Chúc gia đình bạn có bữa ăn ngon, ấm cúng với món vịt luộc nhé! ST. Show more 7 days ago







8 Mẹo vặt hữu ích đối với sức khỏe cần phải biết
Những mẹo nhỏ như ngậm đường trị bỏng lưỡi, hay lắc đầu chữa tê tay… thoạt đầu nghe thì khó tin nhưng lại cực hữu ích đối với sức khỏe của bạn.
1. Ngậm đường trị bỏng lưỡi
Khi ăn phải món ăn quá nóng làm...8 Mẹo vặt hữu ích đối với sức khỏe cần phải biết
Những mẹo nhỏ như ngậm đường trị bỏng lưỡi, hay lắc đầu chữa tê tay… thoạt đầu nghe thì khó tin nhưng lại cực hữu ích đối với sức khỏe của bạn.
1. Ngậm đường trị bỏng lưỡi
Khi ăn phải món ăn quá nóng làm lưỡi bị bỏng, bạn hãy ngậm khoảng một thìa đường, lưỡi của bạn sẽ từ từ dịu đi.
2. Áp dụng quy tắc 20-20-20 để chữa mỏi mắt
Hiện tượng mỏi mắt thường xảy ra với những người phải sử dụng máy tính cả ngày.
Trong trường hợp này, hãy áp dụng quy tắc 20-20-20. Tức là cứ sau 20 phút dùng máy tính, bạn hãy dành ra 20 giây nhìn vào một vật cách nằm bạn khoảng 20 feet (6m) để mắt được nghỉ ngơi.
Thủ thuật này rất đơn giản và dễ nhớ, vì thế mọi người nên sử dụng thường xuyên để giảm mỏi mắt.
3. Bấm huyệt chữa say xe và buồn nôn
Nếu bạn thường xuyên bị say xe hoặc hay có cảm giác buồn nôn, hãy thử áp dụng phương pháp bấm huyệt.
Bạn hãy dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay (huyệt P6 – huyệt nội quan), các ngón còn lại nằm phía dưới. Ấn ngón cái với lực vừa phải lên vị trí giữa hai gân lớn ở cổ tay giữ chừng 3 đến 5 phút.
4. Ngủ nghiêng người về bên trái để tránh trào ngược axit
Trào ngược axit thường có biểu hiện là ợ chua hoặc cảm giác nóng ran xung quanh vùng ngực dưới. Hiện tượng này thường xảy ra nhất sau bữa ăn tối.
Nếu bạn dễ bị trào ngược axit, bạn hãy thử nằm ngủ trong tư thế nghiêng người về bên trái.
Tư thế này giúp dạ dày của bạn được đặt thấp hơn so với thực quản, nhờ đó sẽ ngăn chặn axit chảy ngược từ dạ dày lên trên cổ họng.
Một cách khác để tránh trào ngược axit là nhai kẹo cao su sau khi ăn và đi ngủ sớm ngay sau đó.
Show more
Trước khi chuẩn bị đi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân của mình cho ấm bởi chân ấm sẽ làm thân ấm và bụng ấm để dễ dàng...5. Xoa ấm chân và bấm huyệt để ngủ ngon
Trước khi chuẩn bị đi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân của mình cho ấm bởi chân ấm sẽ làm thân ấm và bụng ấm để dễ dàng có một giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, hãy dùng ngón tay ấn vào huyệt an thần (tức ấn đường trong Đông y) khoảng ít phút sẽ giúp nhịp tim được ổn định và có tinh thần thoải mái.
6. Gãi tai giúp chữa ngứa họng
Khi đột nhiên cảm thấy ngứa cổ họng mà không rõ lý do, hãy đưa tay lên gãi hoặc cào nhẹ vào dái tai của bạn. Động tác này sẽ đánh lạc hướng và giảm đáng kể tình trạng ngứa cổ họng.
Một số nghiên cứu cho thấy, việc gãi hoặc mássage tai sẽ kích thích các dây thần kinh tập trung ở tai. Chúng sẽ gây ra một cơn co thắt ở cổ họng và khiến tình trạng ngứa giảm đi đáng kể.
7. Lắc đầu chữa tê tay
Khi phải giữ trong một tư thế quá lâu. Cảm giác châm chích có thể khiến bạn thấy khó chịu.
Khi đó, bạn hãy lắc nhẹ đầu sang hai bên, vì khi bị tê buốt, dây thần kinh ở cổ cũng trở nên căng cứng theo. Lắc đầu sẽ giúp bạn giãn cơ và hết tê tay ngay lập tức.
Ngoài ra, lắc bàn tay bị tê một cách nhẹ nhàng trong vài phút cũng là cách hay giúp bạn chữa tê tay.
8. Dùng kem đánh răng chữa bầm tím
Nếu bạn bị bầm tím, hãy bôi kem đánh răng vào vết bầm và băng lại để qua đêm, vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất.
Theo BAONUOCMY Show more 1 week ago


Trắc nghiệm tính cách] Chiều dài ngón tay nói gì về tính cách của bạn?
Người Hàn Quốc cổ xưa đã sớm tìm ra phương pháp đọc vị tính cách cá nhân của một người thông qua chiều dài ngón tay của họ.
Trắc nghiệm tính cách HERMANN RORSCHACH giúp bạn đoán biết...Trắc nghiệm tính cách] Chiều dài ngón tay nói gì về tính cách của bạn?
Người Hàn Quốc cổ xưa đã sớm tìm ra phương pháp đọc vị tính cách cá nhân của một người thông qua chiều dài ngón tay của họ.
Trắc nghiệm tính cách HERMANN RORSCHACH giúp bạn đoán biết tính cách qua hình ảnh được tạo từ vết mực.
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao ngón tay của mỗi người lại dài ngắn khác nhau, thậm chí độ dài giữa các ngón của người này cũng khác với người kia? Dựa trên chiều dài ngón tay, bạn có thể hiểu khá nhiều điều về bản thân mình đấy. Hãy đưa bàn tay trái của bạn lên xem chiều dài ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn giống với hình nào nhất.
Trắc nghiệm tâm lý: Bạn có phải là người nội tâm cô độc?
Con người không ai không có lúc cảm thấy cô đơn, nhưng có những người tính cách vốn hướng nội và khép kín. Trắc nghiệm tâm lý sẽ tiết lộ bạn có...
Hình A – Duyên dáng và thực tế
Đây là kiểu bàn tay khá phổ biến. Những người có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ thường có sức hút đặc biệt đối với người khác. Họ sẵn sàng thể hiện bản thân trong mọi tình huống nhưng không quá phô trường mà chỉ vừa đủ để gây sự chú ý. Họ rất xông xáo, tháo vát và là bậc thầy trong việc đưa ra hướng giải quyết. Chính vì vậy mà nhiều người thường tìm đến họ khi cần những lời khuyên hữu ích. Đó cũng là lý do vì sao những người có bàn tay kiểu A thường là người đáng tin cậy và được tín nhiệm trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, sự năng nổ và tự tin thái quá đôi khi lại khiến họ trở nên hung hăng, dễ bị hiểu lầm là đang công kích người khác. Sự thật là, họ rất dễ động lòng trắc ẩn và luôn cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu vấn đề. Họ tỉnh táo, lý trí nhưng không vô cảm, vô tâm.
Show more

Chiều dài ngón tay như thế này là đặc trưng của típ người tự-hoàn-thành. Những người có ngón tay trỏ dài hơn ngón đeo...Hình B – Tự tin và chủ động
Chiều dài ngón tay như thế này là đặc trưng của típ người tự-hoàn-thành. Những người có ngón tay trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn thường rất độc lập và có xu hướng cầu toàn. Họ thích làm việc một mình và đó cũng là điều kiện để họ có thể hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ là người hướng nội hay có dấu hiệu tự kỷ. Đơn giản chỉ là họ biết cách định hướng mục tiêu và không thích bị làm phiền. Họ hiểu được giá trị của những thứ mình có nhưng không bao giờ thấy đủ, họ luôn khát khao nhiều hơn.
Hình C – Ôn hòa và nhã nhặn
Những người có chiều dài ngón tay đeo nhẫn bằng với ngón trỏ là những người yêu chuộng hòa bình và thường tránh gây mâu thuẫn. Họ có khả năng tổ chức tốt và luôn cố gắng duy trì mọi mối quan hệ. Họ chân thành, tốt bụng, nhân hậu và có xu hướng chăm sóc người khác, tuy nhiên, hãy cẩn thận. Những người có kiểu bàn tay này luôn ẩn chứa một ngọn lửa ở bên trong. Họ sẵn sàng bỏ qua mâu thuẫn, nhưng nếu bị “đàn áp” ngày qua ngày, bạn sẽ không thể tưởng tượng được điều gì xảy ra khi họ “bùng nổ” đâu. Vì vậy, hãy luôn tử tế khi ở bên cạnh họ. ST.
Show more 2 weeks ago






Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong....
Tự Do Ơi ! Tự Do
Tôi bước đi, khi Sài Gòn trong cơn hấp hối.
Ôi! Sài Gòn chờ đợi thở hơi cuối cùng.
Tôi bước đi Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời,
khu thương xá cửa khép cuộc đời,
những con tầu ngơ ngác ra khơi.
Tôi bước đi, qua đường rừng chông gai, tăm tối.Tự Do Ơi ! Tự Do
Tôi bước đi, khi Sài Gòn trong cơn hấp hối.
Ôi! Sài Gòn chờ đợi thở hơi cuối cùng.
Tôi bước đi Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời,
khu thương xá cửa khép cuộc đời,
những con tầu ngơ ngác ra khơi.
Tôi bước đi, qua đường rừng chông gai, tăm tối.
Như cuộc đời ở lại từ khi mất người.
Tôi bước đi, như con rết lê lết cuộc đời,
như thân bướm đôi cánh rã rời,
lấy u sầu che dấu tả tơi.
Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.
Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió.
Như một người tìm đường về nơi đáy mồ.
Tôi bước đi vì không muốn làm kẻ tội đồ,
vì tôi muốn lại kiếp con người,
muốn cuộc đời còn có những nụ cười.
Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.
Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.
Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương
Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong.
Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong...
Show more

Những nguyên tắc giữ sức khỏe ở tuổi 30, 40, 50, 60.
Bạn có thể quên đi những gì trong quá khứ cho đến bây giờ. Cơ thể của bạn đã thay đổi và là lúc bạn cần biết cách chăm sóc bản thân. Tại sao bạn không cần giảm cân? Trong thâm tâm, bạn nghĩ gì về từ ngữ...Những nguyên tắc giữ sức khỏe ở tuổi 30, 40, 50, 60.
Bạn có thể quên đi những gì trong quá khứ cho đến bây giờ. Cơ thể của bạn đã thay đổi và là lúc bạn cần biết cách chăm sóc bản thân. Tại sao bạn không cần giảm cân? Trong thâm tâm, bạn nghĩ gì về từ ngữ “lão hóa”?.Mái tóc hoa râm hay dấu chân chim nơi đuôi mắt? Hay bạn cảm nhận qua sự hiểu biết và từng trải chăng? Những câu trả lời sẽ giải đáp nhiều gút mắt hơn bạn nghĩ.
Tiến sĩ Becca Levy, Giám đốc Khoa nghiên cứu xã hội và nhân sinh tại đại học Yale phát biểu: “Cần có một thái độ tích cực đối với sự lão hóa, ngay cả với người trẻ, có thể thực sự ảnh hưởng đến cách giữ sức khỏe tốt để bạn vẫn là bạn khi già đi và mặc nhiên có thể ảnh hưởng đến vấn đề bạn sống được bao lâu”.\n Đi tìm lý lẽ tốt đẹp về sự tăng trưởng tuổi già không khó. Nhưng theo nhiều cuộc nghiên cứu, phần lớn trong chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn với tuổi đời đang mang và có khuynh hướng quan tâm hơn những điều thực sự quan trọng và ít để ý đến những điều kém trọng yếu.
Bác sĩ Dena Dubal cũng là chuyên gia thần kinh học ở University of California tại San Francisco (UCSF), cho biết: “ Ngày nay, chúng ta đã đạt được tầm mức hiểu biết. Đây không phải là một đặc điểm mà bạn có thể đo được trong tâm não, nhưng lại vô cùng quan trọng đối với giá trị phẩm chất cuộc sống”.
Sau đây là vài nguyên tắc thực dụng mà bạn có thể áp dụng theo từng hạn tuổi 30, 40, 50, 60
Tuổi ngoài 30
1. Duy trì khả năng 2 lá phổi bằng cách nấu ăn với dầu olive và dầu hoa hướng dương. Không dùng dầu đậu nành, đậu bắp và canola. Vào tháng 5, Respiratory Research tìm thấy các phẩm tố trong những loại dầu này làm phổi yếu đi. Đặc biệt với người có mức gamma-tocopherol cao trong máu, mức tác động mạnh hơn so với người có mức gamma-tocopherol thấp
Show more
2. Tăng sức mạnh não bộ bằng cách ngủ từ 6 đến 9 tiếng mỗi đêm. Trong giấc ngủ, não củng cố trí nhớ nên theo viện UCSF Dubal “nếu não không có đủ thời gian sẽ làm giảm trí nhớ. Vào tuổi ngoài 30, trí nhớ đôi khi như đứng trên bờ vực, kể cả có thể có triệu chứng Alzheimer.
Hầu hết những người trong tuổi ngoài 30, 40 thường không đặt giấc ngủ là việc ưu tiên, nhưng chính ở tuổi này, bộ não đang dần thoái hóa đến tuổi 40, 50 và chỉ có giấc ngủ mới có thể chống tích tụ độc tố não.
3. Ngăn chận suy tĩnh mạch bằng cách vận động cơ thể một vài phút mỗi giờ. Nếu bạn làm việc văn phòng, bạn cần thỉnh thoảng đứng lên và đi bộ ít phút. Bác sĩ Natalie Evans, chuyên viên y học mạch máu, khuyên: “Khi bạn vận động cơ thể, cơ bắp vận chuyển như một máy bơm, giảm bớt áp lực trong tĩnh mạch. Điều này làm giảm nguy cơ phát triển dãn phồng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch có thể làm cho đôi chân bị đau và cũng có thể góp phần vào triệu chứng chân bồn chồn, tình trạng rối loạn này làm cho chân tay của bạn cảm thấy run rẩy và khó có được một đêm ngon giấc.
4. Giữ gìn cơ bắp bằng cách ăn 30 mgs protein (tương đương với 4 ounces thịt, 5 ounces các loại hạt) vào mỗi bữa ăn. “ Protein có chứa các khối lượng xây đắp cơ bắp và giúp bảo vệ nó theo tuổi của bạn”. Cá và các loại hạt là nguồn cung cấp leucine lớn, một loại acid amino có kích thích tố đặc biệt làm tăng trưởng cơ bắp”.
Sau cùng, trên nguyên tắc cơ bản, bạn có thể thử nghiệm mammogram ở tuổi 30 như lời khuyên của bác sĩ. Nhưng bạn có thể bắt đầu đi thử nghiệm mammogram từ tuổi 40 mỗi năm
Tuổi ngoài 40
1. Giảm mỡ bụng bằng cách ăn 35 hạt hạnh nhân mỗi ngày. Gần đây, các nhà nghiên cứu sức khỏe tại trường đại học Penn State nhận thấy rằng những người thường xuyên ăn hạt hạnh nhân trong 6 tuần lễ làm giảm 70 grams mỡ bụng. Một khảo cứu khác, nghiệm thấy rằng ăn kiêng theo dân vùng Địa Trung Hải (Mediterranean diet) có thể làm giảm mỡ bụng vì trong thực phẩm có chứa nhiều chất béo không bão hòa như dầu olive và trái bơ. Bác sĩ Pamela Peeke viết trong sách Body for Life for Women: “Mỡ bụng nguy hiểm hơn so với ở trên đùi và có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và tiểu đường”.
2. Duy trì cơ thể có tính miễn dịch mạnh mẽ bằng cách tập yoga một hay hai lần mỗi tuần. Các chuyên viên y tế tiểu bang Ohio nhận thấy phụ nữ tập yoga thường xuyên có mức áp huyết thấp hơn. Tiến sĩ Y khoa Janko Nikolich-Zugich, Trưởng khoa Miễn dịch Đại học Arizona College of Medicine, cho biết: “Ở tuổi 40, lượng miễn nhiễm T lymphocytes, bạch huyết cầu chống vi trùng và vi khuẩn lạ giảm đi gấp mười lần. Nhất là khi vào tuổi 50, cơ thể sẽ tạo ra lượng T lymphocytes không đáng kể nên dễ bị cảm mà trước đây chưa hề có.
3. Giữ răng miệng khỏe mạnh bằng cách súc miệng 2 lần mỗi ngày. Tiến sĩ Y khoa Denis Kinane: khuyên bạn cần tẩy sạch vi trùng với bàn chải đánh răng nơi không thể “floss”. Nếu cần, bạn có thể mua thuốc mạnh hơn có chất chlorhexidine. Khoảng 1/3 số người bị viêm nướu răng mãn tính do di truyền mặc dù chăm sóc rất kỹ. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bác sĩ Denis đề nghị bạn cần đến nha sĩ để làm sạch răng một lần trong chu kỳ từ 3 đến 6 tháng.
4. Chống mắt bị khô bằng cách chớp mắt. Tiến sĩ Y khoa David Sullivan, giáo sư đại học Harvard, nói rằng: “Mắt bị khô thường rơi vào tuổi 40 trở đi do mức androgen mà hầu hết mọi người nghĩ là tiết tố nam giảm sút.
Bạn cần chớp mắt một lần từ 2 đến 4 giây.
Mỗi 20 phút nên nhắm mắt chặt và đếm đến 2 để dung dịch dầu trong mắt ngăn bớt độ khô trên mắt.
Sau cùng, bạn có thể ăn sáng để tránh ăn trưa quá nhiều khi đói. Tiến sĩ Andrew Brown thuộc University of Alabama ở Birmington đưa ra nhận xét: “Bạn có thể cảm thấy rất đói lúc ăn trưa nếu bạn không ăn sáng. Nhưng nếu có ăn sáng, bạn sẽ ăn trưa như thường lệ hay ít calories hơn trong những bữa ăn trưa chiều”.
Tuổi ngoài 50
1. Giữ xương cứng cáp bằng cách ăn đủ lượng muối cho cơ thể. Bác sĩ Giám đốc Phòng giảo nghiệm xương Bess Dawson-Hughes của Tufts University nhắc nhở: “ Sodium giúp cơ thể bạn phân tiết ra calcium. Thận không thể bài tiết ra chúng mà không có sự hỗ trợ này. Mất chất calcium từ xương là điều cần quan tâm ở tuổi 50. 5 năm đầu sau khi tắt kinh là giai đoạn xương bị rỗng nhanh nhất. Lượng và phẩm chất xương cứng chắc giảm bớt đi. Một số thành phần xương bắt đầu phát triển các vết nứt li ti, gây nguy cơ bị gãy xương, nhất là ở tuổi ngoài 60 hay 70 tuổi. Lượng sodium mỗi ngày không nên quá 1,500 milligrams nếu bạn không ăn thực phẩm đã chế biến hay đồ hộp.
2. Tránh để cơ thể bị huyết áp cao bằng cách giới hạn ăn đường ở mức 100 calories (khoảng 6 muỗng cà phê). Tiến sĩ Dược khoa James DiNicolantonio thuộc Viện Tim Mạch Hoa Kỳ St. Luke ở Kansas City, Missouri và Trung tâm CDC (Centers for Disease Control & Prevention), cho biết: “Càng ăn nhiều đường, bạn càng bị nguy cơ chết vì bệnh tim mạch và đường làm tăng huyết nhiều hơn muối”.
Đặc biệt nên quan tâm ở tuổi này bởi vì mức độ estrogen suy giảm có thể nối giáo chứng cao huyết áp. Đường là một vấn đề lớn bởi vì nó làm tăng lượng insulin, làm giảm nitric oxide, một trong những yếu tố để làm dãn nở mạch máu. Đường có nồng độ cao nhất của fructose có thể sẽ là thực phẩm nguy hại nhất đến sức khỏe.
3. Giữ thính thị tốt bằng cách ăn 2 hay hơn khẩu phần cá mỗi tuần. Mỗi khẩu phần cá tương đương từ 2 đến 3 ounces hay lớn cỡ bàn tay có thể hỗ trợ giảm khoảng 20% nguy cơ nghe kém đi theo như tường trình của Brigham & Women’s Hospital. Tất cả các loại cá đều có tác dụng giảm nguy cơ trên. Theo Bác sĩ Sharon Curhan: "Chúng tôi còn tìm thấy vai trò bảo vệ của omega-3 acid béo rất phong phú trong cá có công dụng bảo vệ tai trong và giúp máu luân lưu ở vùng này.
4. Luyện tập đầu gối bằng cách làm 8 động tác thể dục lên xuống ngang dọc. Bác sĩ Neil Segal, University of Kansas cho biết: “Động tác yếu ớt thể hiện nguy cơ đầu gối có thể sẽ bị nhức mỏi, những cơ bắp lớn sẽ gắn bó hơn và bảo vệ khớp gối. Nguy cơ viêm khớp xương đầu gối gia tăng ở tuổi 50 và tiếp tục tăng theo tuổi đời nên ngăn ngừa bằng cách tập thể dục thường xuyên là chìa khóa giữ gìn sức khỏe vậy."
Sau cùng, bạn có thể uống thêm thuốc bổ có iron (chất sắt) phòng cho các bạn gái mất máu khi có kinh. Thông thường, bạn cần 8 milligrams một ngày. Chẳng hạn như có 18 milligrams iron trong một khẩu phần ngũ cốc ăn sáng ở tuổi từ 40 trở đi.
Tuổi ngoài 60
1. Giảm nguy cơ bị bệnh mãn tính bằng cách tìm vui trong những ngạc nhiên mới lạ, ngay cả với các chuyện từng trải qua trong đời. Chẳng hạn, đi đây đó ngắm cảnh, xem nghệ thuật, đọc văn thơ hay xem phim ảnh online là những thói quen rất cần để giảm thiểu bộc phát chứng viêm mãn tính về các căn bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp xương, ung thư, Alzheimer và trầm cảm theo tường trình nghiên cứu của trường University of California at Berkeley. Tiến sĩ Jennefer Stellar, giáo sư nhân chủng học tại University of Toronto xác nhận: “Sự ngạc nhiên có tác động làm giảm mức độ phát sinh viêm mãn tính cytokine”.
2. Ngăn ngừa đau nhức bằng cách uống thuốc bổ 2,000-IU vitamin D. Tiến sĩ Micheal Holick, giáo sư đại học y khoa Boston cho biết: “Trước tuổi 70, da được cấu tạo từ 25% lượng vitamin D khi bạn ở tuổi 20 để có thể đáp ứng với ánh mặt trời.
Có đủ vitamin D sẽ giúp giảm đau nhức ở xương và cơ bắp”. Cơ thể có mức vitamin D thấp thường cằn cỗi hơn dẫn đến nhận thức suy nhược và sinh bệnh tiểu đường.
3. Cắt bớt số lần đi tiểu bằng cách không uống nhiều hơn 8 ounces nước mỗi lần ngồi nghỉ.
Bác sĩ Giám đốc May Wakamatsu, Trung tâm giải phẫu tái tạo xương chậu phụ nữ tại Massachusetts General Hospital, tường trình:” “Nhiều phụ nữ trên 60 tuổi bị tiểu són vì cơ bàng quang tác động trước khi họ chủ động”. Nói một cách khác, uống quá nhiều nước có thể gây vấn đề cho cơ thể vì cơ thể của bạn không thể hấp thụ nhiều lượng nước một lúc và thận sẽ nhanh chóng thải lượng nước thừa thành nước tiểu. Thành của cơ bàng quang dãn nhanh chóng và sinh tiểu són.
Chất caffeine có thể làm thận đẩy nước tiểu nhanh chóng, tốt hơn là bớt uống cà phê và trà. Bình thường, bạn chỉ cần đi tiểu từ 4 đến 6 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần hơn bình thường và nước tiểu có màu vàng nhạt hơn màu vàng của miếng giấy vàng ghi chú nhỏ (Post-it note) tức là bạn đang uống quá nhiều chất lỏng.
Theo quy tắc thông thường, bạn nên giữ cơ thể có chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body mass Index) ở mức số 25 hay thấp hơn.
Những người ở tuổi 65 hay cao hơn thường có chỉ số BMI từ 26 tới 29 có nguy cơ tử vong thấp.
Chỉ số 25 là mức giới hạn cao cho cơ thể bình thường. Chỉ số BMI là tỷ lệ trọng lượng trên chiều cao cơ thể bình phương: BMI = Masskg/Heightm2 = 703 x Mass lb/Height in2.
Bác sĩ Noel Bairey Merz, Giám đốc Trung tâm tim mạch phụ nữ Barbara Streisand ở Los Angeles, cho biết: “Nếu một người quá cân bị đau ốm hay bị nhồi máu cơ tim (heart attack), họ có thể có cơ hội sống sót và mau bình phục hơn người gầy, vì họ có những mô mỡ lưu trữ năng lượng dư thừa.
MH (Theo GG - MORE.COM )
Show more 2 weeks ago


10 sai lầm ăn uống của người bệnh tiểu đường
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhiều người lập tức không ăn đồ ngọt, không ăn hoa quả, chỉ ăn rau không ăn thịt...
Sai lầm 1: Mắc bệnh vì ăn quá nhiều đường
Sự thật: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường...10 sai lầm ăn uống của người bệnh tiểu đường
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhiều người lập tức không ăn đồ ngọt, không ăn hoa quả, chỉ ăn rau không ăn thịt...
Sai lầm 1: Mắc bệnh vì ăn quá nhiều đường
Sự thật: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng và phức tạp. Ngoài yếu tố gene thì béo phì, hút thuốc, căng thẳng... cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng tránh bệnh tiểu đường là thiết lập thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lí, chứ không chỉ đơn thuần là không ăn hay ăn ít đường. Với bệnh nhân đái tháo đường, nếu không thể thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt thường ngày, rất khó đạt được kết quả khả quan trong việc kiểm soát đường huyết.
Sai lầm 2: Không được ăn đồ ngọt
Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc thành phần và tổng lượng calo của mỗi món ăn. Hầu hết các thực phẩm ngọt đều chứa đường, ví dụ bánh quy, nước ngọt... Những món ăn này sẽ làm tăng đường huyết nên phải kiểm soát.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm dùng những chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate... Dù chúng có vị ngọt nhưng lượng calo lại bằng 0. Với những thực phẩm này, bạn có thể ăn lượng vừa phải. Hơn nữa, với một số thực phẩm như cơm trắng hay bánh bao, dù không có vị ngọt, nhưng sau khi tiêu hóa, tinh bột trong các thực phẩm đó sẽ chuyển hóa thành đường glucose. Vì vậy, không nên ăn nhiều.
Show more

Bệnh nhân tiểu đường lưu ý, không nên chọn lựa thực phẩm dựa theo chỉ số đường huyết...Sai lầm 3: Tuyệt đối không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Bệnh nhân tiểu đường lưu ý, không nên chọn lựa thực phẩm dựa theo chỉ số đường huyết (GI) một cách mù quáng mà phải kiểm soát cả chỉ số tải đường huyết GL (glycemic load). GI (glycaemic index) là chỉ số cho biết tốc độ tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm, được xếp theo thang điểm từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI cao được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình.
GL (glycemic load) là chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể, 1 đơn vị GL tương đương 1 g đường glucose. Thực phẩm có GL và GI thấp giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Ví dụ, chỉ số GI của dưa hấu và bánh quy soda đều là 72, nhưng lượng carbohydrate trong 100 g thực phẩm lại khác nhau rõ rệt. Trong 100 g bánh quy chứa 76 g carbohydrate, chỉ số GL của món này rơi vào khoảng 55. 100 g dưa hấu chỉ chứa khoảng 7 g carbohydrate, chỉ số GL là 5. Vậy, ăn dưa hấu tốt hơn bánh quy.
Sai lầm 4: Không được ăn hoa quả
Sự thật: Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và tải lượng đường huyết không cao, vậy nên những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn lượng hoa quả vừa phải. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cho rằng những người bị tiểu đường có thể ăn hoa quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nước ép hoa quả vì nước ép thường làm mất đi một vài chất xơ, khiến phản ứng đường huyết cao hơn so với trái cây nguyên quả.
Sai lầm 5: Ăn mướp đắng chữa bệnh
Sự thật: Hầu hết các nghiên cứu về việc hạ đường huyết bằng mướp đắng hiện nay đều không chỉ ra sự khác biệt đáng kể. Còn việc mướp đắng có thể hạ đường huyết, chữa bệnh tiểu đường hay không, hiện vẫn chưa có kết luận chuẩn xác. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt y lệnh dùng thuốc và kiểm soát đường huyết của bác sĩ, ăn uống điều độ, không nên tin tưởng một cách mù quáng vào các bài thuốc dân gian lưu truyền trên mạng xã hội.
Sai lầm 6: Ăn sữa chua giúp phòng chống bệnh
Sự thật: Sữa chua là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Mặc dù trong sữa chua có đường, nhưng so với cùng một lượng carbohydrate, tốc độ tăng đường huyết của sữa chua chậm hơn rất nhiều so với cơm trắng và bánh bao. Vậy nên, ăn sữa chua mỗi ngày là lối sống lành mạnh, hoàn toàn có thể áp dụng với người bị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, mỗi ngày ăn một cốc sữa chua liệu có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường hay không vẫn là một ẩn số. Hơn nữa, một số nghiên cứu phát hiện sữa chua giúp kiểm soát đường huyết đều nói rằng mỗi một ngày nên dùng một khẩu phần khoảng 28 g sữa chua là đủ.
Một hộp sữa chua nhỏ ở Trung Quốc có trọng lượng khoảng 100 g, gấp 4 lần lượng sữa chua được khuyến cáo. Ngoài ra, lượng đường trong sữa chua khá cao nên bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều.
Sai lầm 7: Chất tạo ngọt sẽ gây ra bệnh
Sự thật: Các chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate... có thể tạo vị ngọt nhưng gần như không chứa calo và không làm tăng đường huyết. Vì vậy, chất tạo ngọt là một sản phẩm thay thế rất tốt dành cho các bệnh nhân đái tháo đường. Nếu người bệnh muốn ăn đồ ngọt nhưng lại sợ tăng đường huyết, các thực phẩm có chất tạo ngọt thực sự là lựa chọn không tồi.
Sai lầm 8: Ăn các loại thực phẩm không đường
Sự thật: "Không đường" không đồng nghĩa với việc không có carbohydrate hoặc calo. Tiêu chuẩn tem nhãn dinh dưỡng Trung Quốc quy định, nếu một thực phẩm được ghi là "không đường", yêu cầu hàm lượng đường trong 100 g hoặc 100 ml, không được vượt quá 0, 5 g.
Rất nhiều thực phẩm mệnh danh là "sản phẩm không đường", như bánh quy không đường, ngũ cốc không đường, bột củ sen không đường... dù chúng không chứa đường nhân tạo (đường saccharose, hay còn được gọi với nhiều tên như đường kính, đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nấu, đường mía, đường phèn, đường củ cải, đường thốt nốt...) nhưng vẫn chứa nhiều tinh bột, thậm chí còn cho thêm siro tinh bột, siro glucose và siro ngô maltose.
Những thành phần này làm tăng lượng đường trong máu với tốc độ không kém đường trắng chúng ta ăn hằng ngày, vì vậy không nên ăn quá nhiều.
Sai lầm 9: Chỉ ăn rau xanh, không ăn thịt
Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý đến chế độ ăn uống điều độ hàng ngày. Nếu không ăn thịt sẽ khiến cơ thể thiếu chất đạm, dẫn tới tình trạng giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cũng cho rằng protein đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, nên cần dung nạp đủ lượng protein vào cơ thể mỗi ngày. Nguồn protein tốt gồm thịt nạc, các loại đậu...
Sai lầm 10: Ăn ít hoặc không ăn bữa chính
Sự thật: Nhiều người bệnh cho rằng kiểm soát đường là không ăn bữa chính, hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ, điều này hoàn toàn sai lầm.
Kiểm soát chế độ ăn uống là điều chỉnh tổng lượng calo dung nạp mỗi ngày. Sẽ không hợp lý nếu chỉ đơn thuần kiểm soát một loại thực phẩm. Bên cạnh đó, kiểm soát quá mức cũng có thể dẫn tới tình trạng đường huyết thấp hoặc suy dinh dưỡng. Vì vậy, nên cân bằng chế độ ăn uống theo cách điều độ, hợp lý.
Không nên lựa chọn các thực phẩm đã qua gia công tinh chế như gạo trắng mịn, thay vào đó nên lựa chọn ngũ cốc thô (gạo lứt, gạo đen, khoai) hay các loại đậu... làm thực phẩm chính. Đồng thời, chú ý kết hợp thực phẩm thô, mịn với nhau, như thêm gạo đen vào gạo trắng hay đậu vào mì trắng.
ST.
Show more 3 weeks ago




Do vậy, thời gian ăn sáng không nên trì hoãn, phân lượng không... Show more 2 days ago