Văn học

Văn học (94)

Thi ngâm Hồ Trường Nguyễn Bá Trác

Thi ngâm Hồ Trường Nguyễn Bá Trác

*******

 

Trong những ngày tháng buồn hiu
Chạnh lòng ngâm một bài thơ tâm đắc
Hồ Trường! Hồ Trường!
Ôi quê hương mịt mù, xa lắc
Xót xa lòng một gã tha hương

 

 http://thovanyenson.com/?p=13478
 
 
 
 Kính chào Quý Cô Chú Anh Chị, Quý Thi Hữu, Văn Hữu

Hôm qua ghé trang nhà Thi Nhạc Sĩ Yên Sơn chơi, được nghe ngâm khúc Hồ Trường thật Tuyệt Vời, đầy cảm khái.

VT chợt có cảm hứng, muốn dịch qua tiếng Anh mà dường như cũng chưa có ai dịch qua thì phải?

Đi kiếm bản gốc, chao ôi, bao nhiêu là tam sao thất bổn trên rất nhiều văn đàn. Mỗi nơi một ý, khác biệt ít nhiều. VT đành phải làm phiên bản riêng của mình.

Xin đăng phiên bản của VT và chia sẻ những cảm nghĩ về những chỗ tam sao thất bổn, cùng với bản dịch tiếng Anh của áng thơ Hồ Trường hào hùng, tràn đầy cảm khái và khí phách.

Bài Ca Hồ Trường


Tác giả: Nguyễn Bá Trác, phóng dịch từ ca khúc “Nam Phương Ca Khúc”

Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường (1)
Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha hương (2)
Trời Nam, nghìn dặm thẳm (3)
Non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chẳng đạt (5)
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi (8)
Trời đất mang mang
Ai người tri kỷ… (10)
Lại đây cùng ta
cạn một hồ trường! (12)
Hồ trường, hồ trường
Ta biết rót về đâu…
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan! (16)
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương! (17)
Rót về Nam phương trời Nam mù mịt… Có người quá chén như điên như cuồng…
Nào ai tỉnh… Nào ai say…
Chí ta, ta biết
Lòng ta, ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư… hồ thỉ (23)
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

 

Cảm nghĩ của VT về những khác biệt trong những tam sao thất bổn.

(1) A. có phiên bản chỉ để “trượng phu…”, nhưng thêm chữ đại đằng trước nghe mạnh mẽ hơn. Như “nam nhi đại trượng phu”. Trượng phu không cũng có nghĩa là chồng khi người vợ dùng.

Có bản để “bẻ cột”. Nhưng đã xé gan thì nên bẻ cật cho đối, cùng là 2 bộ phận trong cơ thể, và nghe xuôi và giản dị hơn. Còn “bẻ cột” thì phải lôi ra điển tích gì đó, cũng là lôi thôi, mà nghe, âm hưởng cũng không hay bằng.

Phù cương thường hay phò cương thường. Cũng tương đương nhau. Chữ phò như trong phò tá , có lẽ dễ hiểu hơn chút.

(2) bốn bể hay bốn biển. Bể thì có thể chỉ sông hồ trong một nước, còn bốn biển thì như bốn đại dương. Hẳn nên là bốn bể.

tha hương hay tha phương? Hương có lẽ nghe hay hơn vì hương như trong quê hương, xa xứ. Còn tha phương là phương trời khác, như trong tha phương cầu thực. ? Nên thích “luân lạc tha hương” hơn là “lưu lạc tha phương” một tí xíu.

(3) nghìn dặm thẳm hay ngàn dặm thẳm. Chữ nghìn âm lượng nặng hơn nghe mạnh hơn một chút. Nhưng cái này cũng tùy người ngâm thích ngâm thế nào.

(5) cũng có bản để là “chí chưa/không thành, danh chưa/chẳng đạt”. phiên bản nào nghe cũng được cả.

(8) vỗ gươm hay là “vỗ tay”. Nam Phong tạp chí bản in đầu tiên năm 1919 thì để là “vỗ tay”. Tuy nhiên, bản này cũng có vài sai sót chính tả ở những chỗ khác mà Thi Sĩ Nguyễn Bá Trác hẳn đã sửa đổi lại những lần đăng báo chí sau. Cho nên, với những tam sao thất bổn hiện giờ, chỉ có thể làm một phiên bản của riêng mình đựa theo nhận xét và cảm nhận ý nghĩa và âm điệu từng câu thơ trong bài “Hồ Trường”. Nên là “vỗ gươm” làm câu thơ nghe khí khái hơn.

(10) có bản để “ai là tri kỷ”. VT cho rằng «ai người tri kỷ» nghe hay hơn.

(12) “Cạn một hồ trường”, hay là “chung cạn một hồ trường”. Mấy câu trên là 4 chữ, xét về vần điệu, âm hưởng của nguyên đoạn, VT nghĩ là nên chỉ là 4 chữ “cạn một hồ trường”.

(16) có bản chỉ để “mưa Tây từng trận chứa chan”, thiếu mất chữ “sơn” mà phải là “mưa Tây sơn” => mưa ở núi phía tây.

(17) câu này thì đủ loại phiên bản.

a. đá chạy, cát bay. (chữ cuối không có vần “ương” để nhịp với chữ “cuồng” ở câu sau.

b. đá chảy, cát vương. (đá sao có thể lại chảy ra chỉ vì bị gió thổi). Chữ vương nghe yếu quá, (vương tà áo)

c. cát chạy, đá giương. (hạt cát nhỏ quá, cho nên cát chạy không bằng đá chạy.

d. đá chạy, cát giương (VT dùng phiên bản này: Gió thổi mạnh, nên đá bị cuốn văng đi, nhân cách hóa như là đá chạy cũng nghe xuôi. Giương có thể là chữ cổ, có thể là như trong giương cánh, đại ý, có lẽ là những lớp sóng cát như trong cơn bão, như đang giương cánh phủ xuống mặt đất.

(23) có bản để là “ở hồ thỉ”, nghe rõ nghĩa hơn. Nhưng âm điệu không hay bằng. Tuy là nhất tam ngũ bất luận, nhưng để là “ư” vần bằng nghe êm tai hơn, nghêu ngao hơn.

 

Wine Flagon Song

Translated by Vuong Thanh from “Bài Ca Hồ Trường”

A great man, if he does not choose to suffer hardships to support righteousness,
why would he then lives a hard, wandering life in foreign lands away from home,
Gazing toward the South, thousands of miles away,
the mountains and rivers are covered in a misty fog.
Aspirations and honor not yet achieved,
A hundred years of human life just like the fading sunset.
Tapping my sword, singing to its beat,
tilting the wine flagon, I ask the Sky
“In this vast and misty world,
who’s a friend of the heart
do come here and with me
we’ll drink up this flagon of wine till it’s empty!
O wine flagon, O wine flagon!
To where should I pour the wine?
Pouring to the East, the waters in the East sea flow tumultuously,
Pouring to the West, the rains pour down heavily on the West mountains.
Pouring to the North, the strong north wind causes sandstorms
and rocks exposing!
Pouring to the South, the South is dark with heavy gloom.
There’s a person who overdrinks with total abandon,
like a man feeling crazy or becoming unrestrainedly wild.
Who’s really sober… Who’s really drunk in this life.
My aspirations, only I understand. My heart, only I know.
A young man’s glory is to be reached by using bow and arrow.
No reason to face tree and grass with a heart of sorrow.



Những phiên bản Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác
vương thanh

Những người yêu văn chương Việt, không mấy ai không biết bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác. Tiếc là có rất nhiều phiên bản khác nhau được lưu truyền trên mạng. Sở dĩ có nhiều tam sao thất bổn như thế, cũng hơn chục bản khác nhau, là vì phiên bản đầu tiên được TS Nguyễn Bá Trác đăng trên Nam Phong Tạp Chí năm 1920 chẳng những sai khá nhiều chính tả còn bị thiếu sót vài chữ và có nhiều câu nghe kém xa những phiên bản sau này. Như “vỗ tay, nghiêng đầu” trong bản đầu tiên thay vì “vỗ gươm, nghiêng bầu” trong bao nhiêu phiên bản về sau.Tôi tin rằng thi sĩ Nguyễn Bá Trác đã sửa bài thơ lại, có thể vài lần, thay đổi ít nhiều câu cho bài thơ hay hơn. Nên chẳng có ai dùng phiên bản trên Nam Phong Tạp Chí, những khi cao hứng ngâm nga Hồ Trường.

Hồ Trường là một bản dịch phóng tác của thi sĩ Nguyễn Bá Trác (NBT) từ lời bản nhạc “Nam Phương Ca Khúc” của Trung Hoa. Cho đến bây giờ không ai biết tác giả ca khúc này là ai. Bài thơ Hồ Trường khác nguyên tác Nam Phương Ca Khúc (NPCK) khá nhiều. Hai chữ “hồ trường” là do thi sĩ NBT đặt ra, không có trong NPCK. Câu cuối của “Hồ Trường:” là “hà tất cùng sầu đối cỏ cây”. Còn NPCK lại là: “hà tất cùng sầu khấp phần tử” nghĩa là “cớ gì sùi sụt sầu cố hương. Những câu “hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu” là do TS NBT thêm vào, không có trong NPCK. Còn những câu “Rót về biển đông, …” thì trong NPCK là “Dư thương trịch hướng đông minh thuỷ” nghĩa là “ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông”. Nhiều sự khác biệt như thế, cho nên chúng ta chỉ nên dùng NPCK để tham khảo chứ không nên dùng nó để quyết định sự chọn lựa những câu thơ của Hồ Trường.

Chắt lọc từ những phiên bản khác nhau để chọn ra những câu thơ mà tôi nghĩ rằng hay nhất và hợp lý nhất cho bài thơ Hồ Trường qua sự nhận xét của một nhà thơ trên phương diện vần điệu và ý nghĩa của từng câu thơ trong Hồ Trường, tôi xin đưa ra phiên bản sau đây, kèm với lời bàn cho sự khác biệt của những phiên bản Hồ Trường. Nếu bạn đọc thấy phiên bản này hợp ý, thì xin tự nhiên dùng, không cần nhắc đến tôi, chỉ cần để tên tác giả là Nguyễn Bá Trác. Phiên bản này thuận tay viết ra cũng chỉ khác chút đỉnh với bản ngâm của nghệ sĩ Tôn Nữ Lệ Ba và thi nhạc sĩ Yên Sơn.

Hồ Trường
Nguyễn Bá Trác

Đại trượng phu không hay xé gan, bẻ cật phù cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha hương
Trời Nam nghìn dặm thẳm
Non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chưa đạt
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang, ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường
Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước biển đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về tây phương, mưa Tây Sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vi vút cát chạy, đá giương
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say
Chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây

Nguyễn Bá Trác

Nhận xét và thảo luận về những chỗ khác nhau trong những phiên bản.

1. Đại trượng phu không hay xé gan, bẻ cật phù cương thường

· có những phiên bản chỉ để là «trượng phu». Xét về âm điệu và ý nghĩa, cụm từ «Đại trượng phu» nghe mạnh mẽ, khí phách hơn. Bản ngâm tuyệt vời của Tôn Nữ Lệ Ba, nghe nói được ái nữ của Nguyễn Bá Trác nhờ thực hiện, cũng dùng «đại trượng phu».

· có nhiều phiên bản để là «bẻ cột» và cũng nhiều phiên bản để là «bẻ cật» Xét từ phương diện thơ, thì đã dùng cụm từ «xé gan» rồi sao không «bẻ cật» cho đối, lại cũng nghe tự nhiên hơn, cùng là bộ phận trong cơ thể con người. Đã xé gan còn kéo cái cột nhà vào để bẻ làm gì.

Cụm từ «xé gan, bẻ cột» lấy từ nguyên tác Nam Phương Ca Khúc «phi can chiết hạm», nhưng đó là NPCK chứ không phải Hồ Trường một bản dịch phóng tác, khác rất nhiều với NPCK. Cho nên không thể dùng NPCK để quyết định nên dùng cái gì.

· Từ «bẻ cột» lấy từ điển tích thưở xa xưa của Trung quốc về một vị quan. Chu Vân khuyên nhà vua giết một người tham quan. Nhà vua tức giận sai chém Chu Vân. Chu Vân uất ức bám tay vào cột điện và bẻ gẫy. Nhân lúc lộn xộn, Chu Vân trốn thoát. Về sau, nhà vua biết Chu Vân vì lòng trung nên tha tội. (nguồn: thivien.net)

Xét từ phương diện Thơ, tôi nghĩ rằng: đã xé gan thì nên bẻ cật, vừa đối, vừa nghe hay hơn, hà tất lôi kéo điển tích xa xưa của Trung Hoa không mấy ai biết, chả mấy ai nhớ , vào bài Hồ Trường để làm gì. Bản ngâm của Tôn Nữ Lệ Ba, của thi nhạc sĩ Yên Sơn dùng «bẻ cật».

2. Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha hương

· Có những bản để là «luân lạc» thay vì «lưu lạc». Có bản để là «tha phương» thay vì «tha hương». Tôi thấy cái nào nghe cũng hay, nên không có ý kiến nên chọn cái nào hơn cái nào.

3. Trời Nam nghìn dặm thẳm

· có bản dùng «ngàn» thay vì «nghìn». Xét về âm điệu, chữ «nghìn» nghe nặng hơn. Trong bài thơ «Anh Khí Nghìn Thu» của tôi có câu «Dư đồ từng tấc, Hồn Dân Tộc / Anh Khí Nghìn Thu Rạng Nước Nam». Trong 2 câu thơ trên, tôi cũng cân nhắc nên dùng Ngàn Thu Hay Nghìn Thu và thấy chữ «nghìn thu» nghe mạnh hơn, hợp ý bài thơ hơn. Trong bài «Hồ Trường» thì tôi thấy, «ngàn» hay là «nghìn» đều được, tùy theo nhà thơ thích ngâm nga chữ nào hơn. Chữ «ngàn» âm nghe nhẹ hơn, có thể ngân kéo dài hơn; v.v…

4. Non nước một màu sương,

· Có vài bản để là «mây nước» thay vì «non nước». Xét về ý nghĩa thì «non nước» hay hơn. Vì non nước cũng hàm nghĩa đất nước, giang sơn. Hầu hết phiên bản dùng «non nước»

5. Chí chưa thành, danh chưa đạt

· Có bản để là «chí chưa thành, danh chẳng đạt». Tôi thấy «chưa/chẳng» cái nào cũng được.

· Có bản để là «chí không thành, danh chẳng đạt». Tôi thấy «không thành/chưa thành» đều được.

· Có bản để là «học chưa thành, công chưa lập». Tôi thấy chữ «lập» không cùng vần với chữ «đạt» ở câu sau, nên không hay bằng mấy bản ở trên. Hơn nữa ý cảnh của «chí chưa thành» theo tôi thì hay hơn là «học chưa thành».

· Bản ngâm thơ của nghệ sĩ Tôn Nữ Lệ Ba và của thi nhạc sĩ Yên Sơn là «chí chưa thành / danh chưa/chẳng đạt»

6. Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc (câu này hầu như mọi phiên bản nào cũng giống nhau.)

7. Trăm năm thân thế bóng tà dương (câu này hầu như mọi phiên bản nào cũng giống nhau.)

8. Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi

· Có bản để là «vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi» như bản Nam Phong Tạp Chí đầu tiên và của Nam Phương Ca Khúc. Như đã nói «Hồ Trường» là phóng tác, không thể dựa NPCK để quyết định và phiên bản Nam Phong Tạp Chí rất nhiều chỗ sai, thí dụ «chí ta ta biết , lòng ta hay», thiếu một chữ, nên là «lòng ta ta hay». Cho nên cũng không thể dùng phiên bản NPTC.

· Xét về ý cảnh của câu thơ, dùng «vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi» thì hay hơn «vỗ tay, nghiêng đầu» nhiều. Cho nên hầu hết những phiên bản trên mạng đều dùng «vỗ gươm, nghiêng bầu».

9. Trời đất mang mang, ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường

· Có bản để là «ai là tri kỷ». Xét về ý nghĩa của câu thơ, cũng có chút khác biệt. «Ai người tri kỷ» nghe hay hơn. «Ai là tri kỷ, …» có chút hàm ý nói những ai không phải bạn tri kỷ thì chớ lại đây. Còn «ai người tri kỷ, …» thì là: những người bạn tri kỷ của ta (ở nơi nào đó) hãy lại đây cùng ta…»

10. Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu? (câu này hầu như phiên bản nào cũng giống nhau.)

11. Rót về đông phương, nước biển đông chảy xiết sinh cuồng loạn

· Có một số bản để là «cuồng lạn». Bản Nam Phong Tạp Chí để là «cuồng lạn». Tôi nghĩ là chính tả sai, vốn nên là «cuồng lan» nghĩa là «sóng dữ», như trong Nam Phương Ca Khúc vì chữ «lạn» không có ý nghĩa.

· Theo tôi thấy thì bản dịch qua tiếng Việt nên dùng từ tiếng Việt hoặc dùng những từ Hán-Việt thông thường, chứ dịch mà còn để nhiều tiếng Hán Việt cao thâm quá, chẳng bao nhiêu người biết «cuồng lan» nghĩa là «sóng dữ» thì bản dịch đó còn thiếu sót, chưa dịch hết qua tiếng Việt.

· Chữ «lạn» không có ý nghĩa, nên nhiều người đã đổi «cuồng lạn» thành «cuồng loạn» và nhiều phiên bản dùng «cuồng loạn». Nước chảy cuồng loạn thì cũng một phần nào nói lên sóng gió dữ dội. Cho nên tôi thấy thôi thì dùng «cuồng loạn» đi, dùng thanh trắc thay vì thanh bằng nghe âm điệu có phần hay hơn, giống như trong tứ tuyệt thay vì dùng «cuồng lan» mà người nghe sẽ rất nhiều người không hiểu nghĩa là gì.

12. Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan

· Có phiên bản để là «…mưa phương tây từng trận…». Tôi nghĩ «mưa Tây sơn» thì đúng hơn. Có nghĩa là mưa ở núi phía tây , và cùng ý nghĩa với bản trong NPCK và bản NPTC 1920.

13. Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vi vút cát chạy, đá giương

· (lớp sóng) cát chạy, đá giương (nhô lên) – phiên bản này Tôn Nữ Lệ Ba và TNS Yên Sơn dùng ngâm thơ.

· cũng có nhiều bản để là «đá chạy, cát giương». Cát giương «nhô lên» thì có ý nghĩa gì.

· lại có bản để là «đá chạy, cát dương» như trong bản đầu tiên của Hồ Trường năm 1920. Giống bản nguyên tác NPCK «dương sa tẩu thạch» nghĩa là «cát lăn, đá chạy». Nhưng đó là cụm từ Hán Việt hoàn toàn. Còn nếu để là «đá chạy, cát dương» thì lại nửa Việt, nửa Hán; chữ cát là Việt, chữ dương là Hán Việt, ghép lại «cát dương» rồi nói là «cát lăn» nghe không xuôi chút nào.

· Nếu đổi thành lớp sóng cát chạy, đá nhô lên (cát chạy, đá giương) nghe cũng rất thông. Giống như NPCK để là «vỗ tay, nghiêng đầu» thì Hồ Trường là «vỗ gươm, nghiêng bầu» thì sự thay đổi từ «dương sa tẩu thạch: cát lăn, đá chạy» qua «lớp sóng cát chạy, đá giương (nhô lên)» cũng hợp lý.

14. Rót về nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng (bản nào cũng giống nhau).

15. Nào ai tỉnh, nào ai say (bản nào cũng giống nhau).

16. Chí ta ta biết, lòng ta ta hay

· Bản ngâm của nghệ sĩ Tôn Nữ Lệ Ba hơi khác lạ: «lòng ta ta biết, chí ta ta hay». Xét về vần điệu, Nghe không êm xuôi bằng «chí ta ta biết, lòng ta ta hay…» và hầu hết phiên bản đều dùng bản sau.

17. Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ

· Có bản để là «ở hồ thỉ». Xét khía cạnh vần điệu «ư hồ thỉ» thì đúng hơn, nghêu ngao hơn. Tuy thất tam ngũ bất luận trong thất ngôn, nhưng dùng thanh bằng ở vị trí chữ này nghe êm xuôi hơn. Hầu hết phiên bản khác đều dùng «ư hồ thỉ».

18. Hà tất cùng sầu đối cỏ cây

· Có bản để là «với cỏ cây». Hầu hết phiên bản đều dùng «đối cỏ cây» và bản Nam Phong Tạp Chí 1920 cũng dùng «đối cỏ cây».


Nguyên tác Nam Phương Ca Khúc và bản dịch nghĩa (nguồn : thivien.net, biên khảo gia Phạm Hoàng Quân phiên âm và dịch nghĩa)

Nam phương ca khúc


Phiên âm:

Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư thương.
Dư thương trịch hướng đông minh thuỷ, đông minh chi thuỷ vạn đội khởi cuồng lan
Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
Dư thương trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
Dư thương trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên tuý
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất tuý hĩ, dư hành dư chí
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử

Dịch nghĩa:

Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.

 

 Cám ơn Nhạc sĩ Yên Sơn chuyển

 

Xem thêm...

Ai Đang Viết Sử Cho Chúng ta?

US-Vietnam Research Center – University of Oregon

 Ai Đang Viết Sử Cho Chúng ta? 

Lời tác giả: Vào những ngày cuối năm 2022, chúng tôi có cho phổ biến bài viết “Ai Sẽ Viết Sử Cho Chúng Ta?”, bài viết này đã được chúng tôi viết và phổ biến rộng rãi năm 2007, là những năm đầu khi hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) được thành lập vào năm 2004 để chia sẻ với thân hữu và đồng hương về sự lo âu và buồn bực khi thấy lịch sử và chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là lịch sử Người Mỹ Gốc Việt đã bị bóp méo, xuyên tạc qua những sách báo, phim ảnh và nhất là sách giáo khoa trong các trường tiểu, trung và Đại học tại Hoa Kỳ, nơi mà con em chúng ta đã và đang phải học những bài học sai sót và còn mang tính cách sỉ nhục cha ông các em. Bài viết này đã được quan tâm và đón nhận rất tích cực vào lúc đó của đồng hương, không những thế, đồng hương đã nâng đỡ, hỗ trợ hội VAHF trong gần 20 năm qua cho những chương trình hội theo đuổi; từ việc hoàn thành bộ sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam hiện đang đặt tại Việt Nam Center (2007). Năm 2008, hợp tác với các Đại học UT Austin, Rice University, University of California Irvine thực hiện chương trình Lịch sử Truyền Khẩu (Oral History), đã có trên 12 triệu người xem. Năm 2015 sản suất 2 cuốn phim Master Hoa’s Requiem về thảm cảnh thuyền nhân và VIETNAMERICA về chiến tranh Việt Nam, hành trình tìm tự do và những đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt vào quê hương thứ hai. Ngoài ra, hội cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại các Trung tâm sử liệu, các cuộc Hội thảo, và tại  các trường Trung và Đại học.

Tuy những việc làm kể trên đóng góp một phần vào việc giới thiệu cho đại chúng về lịch sử và nguồn gốc của người Mỹ gốc Việt, nhưng phần sách giáo khoa giảng dạy tại các trường Hoa kỳ vẫn là điều lo lắng chính của hội VAHF. May mắn thay năm 2019 hội VAHF chúng tôi có gặp Gs. Tường Vũ từ Đại học Oregon tham dự hội thảo tại Việt nam Center cùng với một số viên chức Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đang có những nỗ lực viết sách nói về những công trình vừa giữ nước và dựng nước của VNCH, chúng tôi có đưa ý kiến về viết sử cho Người Mỹ Gốc Việt vì đây là nhu cầu cấp thiết cho chúng ta và con cháu chúng ta hôm nay và mai sau. Từ đó dự án “Di Sản VNCH/ Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt” ra đời và hội VAHF nhận công tác nối kết và  phổ biến tới cộng đồng những công trình của dự án.

Để giới thiệu tới đồng hương về hai cuốn sách vừa được phát hành về Lịch sử Người Mỹ Gốc Việt chúng tôi đã tìm đến Gs. Tường Vũ hiện là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ và đang dạy học và là Khoa trưởng khoa Chính trị học tại Đại học Oregon. Xin xem tiểu sử của Gs. Tường Vũ qua link dưới đây:

https://polisci.uoregon.edu/profile/thvu/.  

Với một quá trình giảng dạy, nghiên cứu, viết hàng chục quyển sách về lịch sử và chính trị học Á Châu và khả năng điều hành, Gs. Tường Vũ đã có đủ kinh nghiệm và uy tín để thu hút 17 sử gia, tiến sĩ trong đó có 14 tác giả là người Mỹ gốc Việt để nghiên cứu và viết trong hơn hai năm qua hai cuốn sử: “BUILDING A REPUBLICAN NATION IN VIETNAM, 1920-1963”

(Xây Dựng Một Quốc Gia Cộng Hòa Tại Việt Nam, 1920-1963) và “TOWARD A FRAMEWORK FORVIETNAMESE AMERICAN STUDIES: HISTORY, COMMUNITY, MEMORY” (Hướng tới Xây dựng Ngành học Người Mỹ gốc Việt: Lịch sử, Cộng đồng và Ký ức) để tìm hiểu về quá trình thực hiện, những thuận lợi và khó khăn và những chương trình tiếp nối với mong ước được sự đón nhận, phổ biến, hỗ trợ và nâng đỡ của cộng đồng. 

Nhiều thập kỷ qua, hàng nhiều trăm cuốn sách sử của hàng trăm tác giả và các sử gia phản chiến với sự lèo lái bởi sự tuyên truyền của CSVN đã hướng dẫn dư luận một cách sai lạc, con đường còn rất dài để gột rửa những độc hại trên sách vở, trong suy nghĩ của người Mỹ và thế giới. May mắn thay chúng ta có những sử gia gốc Việt tải giỏi và thấu hiểu lịch sử của chúng ta đã lãnh nhận trọng trách này. Mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây để biết được giới trẻ khoa bảng và trí thức đã và đang gánh vác việc viết sử cho cộng đồng chúng ta ra sao?

Chân thành cám ơn quý vị.

* * *

Phỏng vấn Gs. Vũ Tường, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ, Đại học Oregon

Gs. Tường Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ và cũng là giáo sư và khoa trưởng Khoa Chính trị Học tại Đại học Oregon

Triều Giang: Xin chào Gs. Vũ Tường, xin Gs có thể cho biết đôi dòng tiểu sử?

Gs. Tường Vũ: Tôi là giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ và cũng là giáo sư và trưởng khoa Khoa Chính trị Học tại Đại học Oregon ở thành phố Eugene, tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Tôi đã giảng dạy ở đây 14 năm, trước đó dạy ở Trường Cao Đẳng Hải Quân Hoa Kỳ ở Monterey, California. Trước đây tôi từng làm việc nghiên cứu ngắn hạn ở Đại học Princeton và Viện Nghiên cứu Á Châu ở Singapore. Tôi lớn lên ở Sài gòn, Việt Nam và đến Mỹ tỵ nạn theo chương trình H.O. vào cuối năm 1990, và đã từng sống ở Minnesota, Massachusetts, New Jersey, và California. Tôi chuyên nghiên cứu về chính trị Á châu liên quan đến tổ chức nhà nước, thể chế chính trị, cũng như chiến tranh và cách mạng ở Á châu và trên thế giới. Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ được thành lập năm 2019 nhằm khuếch trương nghiên cứu và giáo dục trong ba lãnh vực: cộng đồng người Việt ở Mỹ, quan hệ Việt-Mỹ, và Việt nam đương đại. Các hoạt động nghiên cứu, hợp tác, và giáo dục của Trung Tâm nhằm nâng cao hiểu biết trong các lãnh vực trên. Các hình thức hoạt động của Trung Tâm gồm có việc bảo trợ các nhà nghiên cứu trẻ, tổ chức nghiên cứu, hội thảo, xuất bản, và công bố các tư liệu lịch sử.

Rất bất bình với những quan điểm một chiều về chiến tranh và lịch sử Việt Nam và Tin vui đầu Năm 2023

Triều Giang: Được biết đầu năm 2023, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ sẽ cho ra mắt hai cuốn sách nghiên cứu và giáo khoa viết bằng tiếng Anh đầu tiên cho Dự án “Di sản Việt Nam Cộng Hoà/Lịch sử Người Mỹ gốc Việt” mà Gs. là một đồng chủ biên: “BUILDING A REPUBLICAN NATION IN VIETNAM, 1920-1963” (Xây Dựng Một Quốc Gia Cộng Hòa Tại Việt Nam, 1920-1963) và “TOWARD A FRAMEWORK FORVIETNAMESE AMERICAN STUDIES : HISTORY, COMMUNITY, MEMORY” (Hướng tới Xây dựng Ngành học Người Mỹ gốc Việt: Lịch sử, Cộng đồng và Ký ức), thật là một tin vui đáp ứng sự mong đợi gần 50 năm của người Việt tại Hoa kỳ và trên toàn thế giới, kể cả người Việt trong nước muốn tìm hiểu một cách đúng đắn về lịch sử của một sắc dân khá đông đảo và có những đóng góp quan trọng mọi mặt tại Hoa kỳ, xin Gs. cho biết sách đã được biên soạn trong hoàn cảnh nào và với mục đích gì?

Gs, Tường Vũ:  Nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi rất bất bình với những quan điểm một chiều về chiến tranh và lịch sử Việt Nam. Đây là quan điểm của đa số trí thức, học giả, ký giả, và cả công chúng Mỹ. Họ bị ảnh hưởng của tuyên truyền từ Hà Nội trong thời chiến nên coi Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là sản phẩm và tay sai của Mỹ mặc dù họ có rất ít hiểu biết hay thậm chí không thèm tìm hiểu về VNCH. Họ coi bản chất của cuộc chiến là Mỹ xâm lược Việt Nam, coi miền Bắc Cộng sản là đại diện thực sự và duy nhất cho dân tộc Việt Nam, coi người Việt Quốc gia là thành phần vọng ngoại và người Việt hải ngoại là đồng lõa với chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Quan điểm này được giảng dạy trong hầu hết các lớp học ở trung học và đại học về lịch sử Mỹ và lịch sử Việt Nam VNCH đúng là lệ thuộc Mỹ về viện trợ, và có nhiều khiếm khuyết từ kinh tế đến chính trị và xã hội. Nhưng tinh thần cộng hoà khởi nguồn với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, và Trần Trọng Kim là những nhà ái quốc dấn thân cho một quốc gia Việt Nam độc lập đi trước những người cộng sản hàng thập kỷ. Chủ nghĩa quốc gia cộng hoà của họ sau đó được tiếp nối bởi Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đảng Duy Dân, Dân Xã Đảng, và nhiều nhóm cách mạng không cộng sản khác, cho đến năm 1955 trở thành nền tảng chính trị của quốc gia VNCH. Cho đến năm 1953-1954 Mỹ chỉ giúp Pháp nhưng không giúp gì các lực lượng quốc gia của Việt Nam. Cũng không thể đồng hoá cộng sản với dân tộc Việt Nam. Từ thập niên 30 đến 60 của thế kỷ trước những nhà lãnh đạo cộng sản sùng kính Stalin và Mao Trạch Đông như thánh sống, và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa quốc tế vô sản. Không thể coi họ là đại diện cho tất cả dân tộc Việt Nam. Trong khi Tổng thống Ngô Đình Diệm không đồng ý cho Mỹ đưa quân vào miền Nam, Lê Duẩn mời quân Trung Cộng vào miền Bắc năm 1967. Sau khi ký Mật Ước Thành Đô năm 1991 cho đến tận năm 2014, chính sách của nhà nước Việt Nam là tuân thủ “14 chữ vàng” do Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân dạy bảo, phản bội sự hy sinh của hàng trăm ngàn bộ đội của chính họ ở Campuchia và biên giới phía bắc.

Trong gần 1 triệu người từ miền Bắc di cư vào miền Nam năm 1954, đại đa số không chấp nhận chế độ cộng sản vì đã chứng kiến hoặc nghe nói về chính sách đàn áp trí thức, cấm đoán tôn giáo, và cải cách ruộng đất dã man của đảng cộng sản do rập khuôn mô hình Mao-ít ở Trung Quốc. Trong số hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi từ 1975 đến 2000, đại đa số không thể chấp nhận chế độ cộng sản vì cũng những lý do đó, thêm vào việc chế độ cộng sản trả thù quân cán chính của VNCH và gia đình của họ. Rất ít người muốn bỏ nước ra đi đến một xã hội xa lạ phải làm lại tất cả từ đầu với hai bàn tay trắng. Nói người Việt tự do ở Mỹ là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là một lập luận nông cạn gán ghép. Trên đây là lý do chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc để nói lên trung thực lịch sử Việt Nam và người Mỹ gốc Việt. Vì thế chúng tôi đã tổ chức hai Hội thảo lớn về Việt Nam Cộng Hoà bằng Anh ngữ, một ở Đại học California, Berkeley năm 2016, và một ở Đại học Oregon năm 2019. Mỗi Hội thảo kéo dài 2 ngày với gần 100 người tham dự, đến từ khắp nước Mỹ và các nước khác, có cả một số đến từ Việt Nam. Từ những bài trình bày ở Hội thảo tại Berkley, chúng tôi đã in quyển “Việt Nam Cộng Hoà: 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc” (bản tiếng Việt) và “The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation-Building” (bản tiếng Anh). Hai quyển này đã được chúng tôi giới thiệu với cộng đồng ở Orange County, Dallas, và Houston và được tiếp nhận rất nhiệt tình.

Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về tổ chức và ủng hộ tài chính của nhiều Mạnh thường quân trong cộng đồng như ông bà Nguyễn Đức Cường, ông Hoàng Đức Nhã, và nhiều vị khác, cũng như những đóng góp của trường Đại học California, Berkeley và Đại học Oregon. Từ những bài trình bày ở Hội thảo Oregon, chúng tôi chọn một số để đưa vào sách “Xây Dựng Một Quốc Gia Cộng Hòa Tại Việt Nam, 1920-1963”. Chúng tôi cũng muốn nhân đây cảm tạ bà (Nancy Bùi hay Triều Giang) vì ý tưởng làm sách “Hướng tới Xây dựng Ngành học Người Mỹ gốc Việt: Lịch sử, Cộng đồng và Ký ức” đến từ một cuộc trò chuyện với bà tại Hội thảo, sau đó qua bà được Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa người Mỹ Gốc Việt hỗ trợ tài chính để làm sách. Chúng tôi hết sức tri ân tất cả các ân nhân và Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa người Mỹ Gốc Việt về sự giúp đỡ này.

(Từ trái qua:) Gs. Tường Vũ; ông Hoàng Đức Nhã; Gs. Dennis Galvan, Khoa trưởng, Phó hiệu trưởng Đại học Oregon; bà Nancy Bùi VAHF; ông Nguyễn Đức Cường tại một Hội thảo về Việt Nam Cộng Hoà bằng Anh ngữ, ở Đại học Oregon năm 2019

Chủ nghĩa Cộng Hòa và Chủ nghĩa Cộng Sản không thể nhầm lẫn hoặc đánh tráo

Triều Giang: Xin Gs. cho biết sơ lược về nội dung của hai cuốn sách viết về các đề tài gì và những chủ biên và các tác giả?

Gs. Tường Vũ:  Nội dung của quyển sách thứ nhất, “Xây Dựng Một Quốc Gia Cộng Hòa Tại Việt Nam, 1920-1963”, là về tinh thần và chủ nghĩa cộng hòa thể hiện qua tư tưởng (bộ sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim in năm 1920 từng được dùng làm sách giáo khoa ở miền Nam trong khi bị cấm ở miền Bắc), phong trào chính trị những năm 30 (Tự Lực Văn Đoàn), và tổ chức chính trị và chính quyền quốc gia cũng như hoạt động văn hoá giáo dục (Thư viện Quốc gia, nhóm Sáng Tạo) dưới thời Đệ nhất Cộng hoà (1955-1963). Sách cho thấy những nhà hoạt động cộng hoà khác với cộng sản thế nào và tinh thần ái quốc của họ ra sao. Sách cho thấy VNCH thừa kế tinh thần cộng hoà đã có từ rất lâu trước khi Mỹ can thiệp vào Việt Nam, cho thấy từ chính trị đến văn hoá giáo dục của nền Đệ nhất Cộng hoà đều hun đúc tinh thần quốc gia hình thành trong cuộc tranh đấu giành độc lập và chống lại cộng sản.

Quyển sách thứ hai của chúng tôi, “Hướng tới Xây dựng Ngành học Người Mỹ gốc Việt: Lịch sử, Cộng đồng và Ký ức” tiếp nối quyển sách thứ nhất nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn có chiều sâu lịch sử với cộng đồng chúng ta là tâm điểm. Các nghiên cứu về người Mỹ gốc Việt hiện có phần lớn coi lịch sử cộng đồng chúng ta bắt đầu từ năm 1975 khi những người Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Quan điểm này thật là nông cạn vì rõ ràng đại đa số người Mỹ gốc Việt đến từ miền Nam Việt Nam, phần lớn bỏ nước ra đi vì không chấp nhận cộng sản. Chúng ta có một lịch sử đau thương từ thời thuộc địa đến giai đoạn tranh chấp quốc cộng, và thế hệ trước đã hy sinh nhiều xương máu cho VNCH dù bị thất bại. Làm thế nào họ có thể nói lịch sử chúng ta mới bắt đầu từ năm 1975? Vì thế, 3 chương đầu trong sách điểm qua xã hội sinh động và đa dạng của miền Nam Việt Nam, với vô số các tổ chức hội đoàn hoạt động tự nguyện và độc lập với chính quyền, với một nền văn hoá giáo dục đầy tinh thần tự do, tôn trọng trí thức và mở rộng với thế giới, cùng với tinh thần chống cộng quyết liệt từ những năm 30 của thế kỷ trước. Đây là cái chiều sâu lịch sử của sách, giúp cho người đọc hiểu tường tận lịch sử gian nan nhưng có nhiều việc đáng tự hào của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, hiểu rõ tại sao người Việt ở Mỹ hoạt động tích cực trong các hội đoàn, tiếp thu nhanh các giá trị văn hoá Mỹ, và chống cộng rất mạnh mẽ. Sau khi hiểu rõ lịch sử, trong phần 2 của sách là các chương về lịch sử định cư của người Việt tỵ nạn tại thành phố Los Angeles, câu chuyện của những người phụ nữ gốc Việt kinh doanh thành đạt, nỗ lực của người Mỹ gốc Việt giúp cho đồng bào ở Việt Nam, xung đột chủng tộc giữa người Việt và các giống dân khác ở New Orleans, về thái độ của người Việt tỵ nạn đối với quê hương vẫn nằm dưới sự cai trị của cộng sản, và tinh thần dân tộc và dân chủ trong công cuộc vận động chính trị để thay đổi Việt Nam hay để tác động vào chính sách của chính phủ Mỹ. Sau khi cảm nhận được cuộc sống nhiều mặt cả khó khăn cả tích cực của người Mỹ gốc Việt, độc giả đọc phần 3 để hiểu những cố gắng bảo tồn ký ức trong các hoạt động văn học, thư viện, và sinh hoạt tôn giáo phong phú và đầy tính sáng tạo của cộng đồng. Ba phần của quyển sách kết nối với nhau cho thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong gần 50 năm qua.

Phản ứng của giới sử gia kinh điển về chiến tranh Việt Nam sẽ ra sao và những thách đố

Triều Giang: Chúng tôi có may mắn được đọc qua hai cuốn sử này và rất thích thú khi thấy cuốn sách thứ nhất: “Xây Dựng Một Quốc Gia Cộng Hòa Tại Việt Nam, 1920-1963” các chủ biên đã dành rất nhiều trang để phân tích tại sao phần đông các tác giả và sử gia Tây phương viết về lịch sử Việt nam cũng như chiến tranh Việt Nam đã có những quan điểm sai lầm căn bản về lịch sử Việt Nam cận đại, đặc biệt là nguồn gốc và diễn biến của hai cuộc chiến tranh dành độc lập từ tay người Pháp và cuộc chiến tranh chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa CS tại Việt Nam (1945-1975), trong đó vai trò của người Việt tự do, những người đóng vai chính trong cả hai cuộc tranh đấu cùng một lúc hai mặt trận; dành sự độc lập từ sự đô hộ của người Pháp và chống lại sự thâm nhập và bành trướng của chủ nghĩa CS, hầu như rất mờ nhạt hoặc hoàn toàn vắng bóng, theo Gs. giới sử gia này sẽ đón nhận cuốn sách này ra sao vì theo tôi được biết không dễ để những sử gia này chấp nhận mình đã sai?

Gs. Tường Vũ: Thiển nghĩ nghiên cứu của chúng tôi đang và sẽ thuyết phục rất nhiều sử gia, đặc biệt những người hiểu biết sâu về Việt Nam và biết tiếng Việt. Dĩ nhiên vẫn còn rất nhiều sử gia nghi ngờ hoặc không hoàn toàn đồng ý và tiếp tục duy trì quan điểm của họ. Đa số họ không biết tiếng Việt. Chúng tôi sẽ phải tiếp tục công việc tranh luận với họ trên các diễn đàn học thuật, thực hiện các nghiên cứu mới, và đào tạo thế hệ trẻ để tiếp nối công việc khó khăn này trong tương lai.

Triều Giang: Riêng cuốn “Hướng tới Xây dựng Ngành học Người Mỹ gốc Việt: Lịch sử, Cộng đồng và Ký ức”, đây có thể nói là một công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính cách quy mô của một chương sử dài gần nửa thế kỷ, việc tìm kiếm tài liệu chắc đã không phải là một điều dễ dàng, vì hầu như không có những tài liệu được ghi chép các sự kiện trong thời gian dài, có một ít tác giả đã viết như trước đây William Joiner Center có thuê một số tác giả trong nước viết về lịch sử người Việt hải ngoại thì rất sai sót, lệch lạc vì nghiên cứu hời hợt và vì thiên kiến chính trị nên những sách này đã không được đón nhận như là công trình nghiên cứu có giá trị, xin Gs. cho biết những thách đố của các chủ biên và các đồng tác giả đã phải trải qua là những gì? Và cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có những hỗ trợ gì trong việc cung cấp tài liệu cho cuốn sử đầu tiên này để có thể bảo đảm rằng sách sử này là một nghiên cứu học thuật độc lập có giá trị như những trang sử chính thống của cộng đồng chúng ta?

Gs. Tường Vũ: Chúng tôi gặp phải rất nhiều thách đố. Thứ nhất, việc này chưa có tiền lệ – chưa ai soạn ra một chương trình nghiên cứu và giảng dạy về cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi phải vừa làm vừa điều chỉnh. Ý định ban đầu là làm một quyển “Handbook” tức là tóm tắt tổng kết kiến thức và nghiên cứu sẵn có về người Mỹ gốc Việt, nhưng cách làm đó có nhiều khuyết điểm. May là chúng tôi tìm được hướng đi đúng như đã làm.

Thách đố thứ hai là cách tiếp cận chính trong nghiên cứu về người Mỹ gốc Việt trong giới học giả hiện đang giảng dạy ở các Khoa Ethnic Studies hay chủng tộc học (nhiều người là người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai nhưng không biết tiếng Việt) coi chúng ta (người Việt tỵ nạn) là biểu tượng và đồng lõa cho chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Sách của họ thậm chí không nhắc đến từ “cộng sản”, và chiến tranh Việt Nam theo họ là chiến tranh giữa đế quốc Mỹ và dân tộc Việt Nam (đại diện bởi miền Bắc). Mục tiêu nghiên cứu của họ là phê bình chính sách Mỹ chứ không phải để tìm hiểu lịch sử và văn hoá của chúng ta. Họ nhìn chúng ta như những con rối trong tay đế quốc Mỹ, và thái độ của họ là ngấm ngầm miệt thị thay vì thực tâm lắng nghe và tìm hiểu chúng ta. Khi chúng tôi gửi bản thảo sách để duyệt cũng gặp phải chỉ trích của họ. Chắc chắn sau khi sách ra họ cũng sẽ chỉ trích nhiều hơn khen.

Thách đố thứ ba là tìm được đủ số những người cộng tác (17 người). Hướng tiếp cận của chúng tôi khá mới nên không có nhiều nhà nghiên cứu để mời tham gia. Tôi phải bắt đầu từ việc lục tìm trong cơ sở dữ liệu của thư viện các luận văn tiến sĩ mới được viết trong 10 năm gần đây, đọc qua để xem cách tiếp cận của tác giả có phù hợp không, rồi mới mời họ tham gia. Tài liệu thì thực ra không thiếu, nhưng vấn đề là có sử dụng chúng không (phải giỏi tiếng Việt) và cách tiếp cận ra sao.

“Mới mẻ trong tư liệu, sáng tạo trong quan điểm và lập luận, và đa ngành trong cách tiếp cận”

Triều Giang: Gs. có thể chia sẻ những nhận định của mình về các tác giả và sử gia trẻ qua quá trình làm việc với họ trong hai cuốn sách này? Đâu là những ưu điểm hay thách đố của họ so với lớp sử gia phương Tây trước đây khi viết về lịch sử Việt Nam và chiến tranh Việt Nam?

Gs. Tường Vũ: Quyển “Hướng tới Xây dựng Ngành học Người Mỹ gốc Việt: Lịch sử, Cộng đồng và Ký ức” có 3 thế mạnh chính. Đầu tiên, đại đa số chúng tôi (14 trong số 17 tác giả) là những học giả Mỹ gốc Việt, và 5 trong số 14 vừa tốt nghiệp tiến sĩ. Đấy là ưu điểm chính của chúng tôi. Thế mạnh thứ hai là tất cả 14 chúng tôi đều biết tiếng Việt và sử dụng tư liệu tiếng Việt trong nghiên cứu. Thứ ba, chúng tôi nghiên cứu trong nhiều ngành khác nhau: chính trị học, xã hội học, lịch sử, và các ngành khoa học nhân văn. Thứ tư, chúng tôi coi lịch sử người Việt ở Mỹ bắt đầu từ VNCH, không phải chỉ từ năm 1975 như đã nói ở trên. Ba tác giả của những chương đầu tiên về VNCH không trẻ nhưng họ đại diện cho cách tiếp cận mới về VNCH—đây là quyển sách đầu tiên có sự hợp tác của những sử gia về Việt Nam với những nhà nghiên cứu về người Mỹ gốc Việt.

Nói chung nghiên cứu của chúng tôi mới mẻ trong tư liệu, sáng tạo trong quan điểm và lập luận, và đa ngành trong cách tiếp cận. Tôi rất phục và biết ơn những tác giả khác của sách: họ hiểu biết rất sâu về đề tài của họ, hợp tác nhiệt tình, và làm việc tận tuỵ để quyển sách có thể ra đời. Họ chia sẻ ý định của tôi và quan tâm thật sự đến cộng đồng chúng ta.

Hai Cuốn Sử Đầu Tiên Về Lịch Sử Người Việt Hải Ngoại – Sách Giáo Khoa Tại Trung Và Đại Học Hoa Kỳ

Triều Giang: Gs. có thể giải thích một cuốn sách được chọn làm sách giáo khoa dạy trong Đại học Hoa kỳ thì cần phải hội đủ những điều kiện gì? Và theo Gs. thì hai cuốn sách vừa được phát hành này sẽ giúp các giáo sư, sinh viên, học sinh, nhà nghiên cứu ra sao?

Gs. Tường Vũ: Có hai loại “sách giáo khoa”: một loại viết chỉ để dùng làm sách giáo khoa (tổng hợp kiến thức sẵn có, không có nghiên cứu mới); còn loại thứ hai là công trình nghiên cứu nhưng được dùng để giảng dạy. Ở những năm cuối bậc đại học hay ở bậc sau đại học, sinh viên cần đào sâu nhiều vấn đề nên loại thứ hai hay được dùng hơn loại thứ nhất. Hai quyển sách của chúng tôi thuộc loại thứ hai.

Để được dùng làm sách giáo khoa hay để giảng dạy, đầu tiên sách phải có chất lượng, được soạn thảo công phu, và phù hợp với đề tài của lớp học và trình độ của sinh viên. Sách của chúng tôi được 2 nhà xuất bản danh tiếng của Đại học Mỹ và được duyệt xét kỹ lưỡng bởi nhà xuất bản nên thoả mãn hai điều kiện đầu.

Về điều kiện thứ ba thì tuỳ người thầy cô của lớp học—họ muốn truyền đạt kiến thức gì và ở mức độ nào cho sinh viên. Theo thiển ý chúng tôi thì sách có thể dùng cho các lớp ở năm thứ hai đại học trở lên trong các lớp về lịch sử Việt Nam, chiến tranh Việt Nam, và người Mỹ gốc Việt. Sinh viên trung học hay năm đầu đại học nếu có năng khiếu về môn sử hay khoa học xã hội cũng có thể thích đọc.

Hướng đi trong tương lai và Hội thảo về cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhân kỷ niệm 50

Triều Giang: Thời kỳ của cuốn sách thứ hai này ghi nhận các sự kiện lịch sử của cộng đồng người Mỹ gốc Việt từ khi thành lập đến năm 2021, mà lịch sử là một sự tiếp nối của dòng sinh hoạt của cộng đồng, Gs. có những dự án kế tiếp nào cho chương trình “Di sản Việt Nam Cộng Hoà/Lịch sử Người Mỹ gốc Việt”, và nếu có, cộng đồng người Việt có thể giúp gì trong công việc cung cấp tài liệu hoặc hỗ trợ không?

Gs. Tường Vũ: Cần phải nhắc lại, gần đây chúng tôi mới ra mắt hai bộ sách về VNCH như có nói ở trên. Một là quyển “Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc” và bản tiếng Anh là “The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building”. Hai là 3 quyển Đảng phái Quốc gia Việt Nam, 1945-1954: Lời kể của Nhân chứng về các chính đảng quốc gia chính (Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, và Duy Dân) gồm các bài phỏng vấn chi tiết trong thập niên 80 và 90 các nhân vật lão thành của các đảng trên bởi Gs Nguyễn Mạnh Hùng. Hiện nay Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ở Đại học Oregon có 6 dự án nghiên cứu, lưu trữ, xuất bản, và hội thảo đang thực hiện trong chương trình “Di sản Việt Nam Cộng Hoà/Lịch sử Người Mỹ gốc Việt”.

Về nghiên cứu có 3 dự án đang thực hiện với các đề tài sau đây:

  1. Tinh thần và giá trị của Hiến pháp 1967 thời VNCH.
  2. Các tổ chức hoạt động chính trị của người Mỹ gốc Việt hướng tới thay đổi Việt Nam.
  3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quân cán chính VNCH mất tích trong chiến tranh hay qua đời ở trại cải tạo. (hợp tác với Ts. Alex-Thai Võ của Đại học Texas Tech ở Lubbock)

Về lưu trữ có dự án Tư liệu về Đệ nhất Cộng hoà (1963-1975) bao gồm tư liệu về các biến cố chính trị và tư liệu liên quan đến bà Ngô Đình Nhu do gia đình tặng.

Về xuất bản, chúng tôi có một quyển sách đang in, dự định sẽ ra mắt vào cuối năm nay, đó là “Republican Vietnam, 1963-1975: War, Society, Diaspora” (Việt Nam Cộng Hoà, 1963-1975: Chiến tranh, Xã hội, và Cộng đồng Hải ngoại). Sách này tập trung vào Đệ nhị Cộng hoà với những thay đổi về chính trị, văn hoá và xã hội trong thời chiến, và di sản của nó trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Về hội thảo, chúng tôi đang tổ chức một hội thảo về cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhân kỷ niệm 50 năm ngày rời bỏ quê hương (1975-2025) sắp đến. Hội thảo này dự định sẽ được tổ chức ở Eugene, OR vào cuối năm nay, nhằm mục đích ôn lại lịch sử và hướng tới tương lai của cộng đồng, đặc biệt về các vấn đề di sản chiến tranh và chuyển tiếp giữa các thế hệ.

Chương trình Ra Mắt Sách và Thảo luận trong năm 2023 tại các thành phố có đông người Việt

Triều Giang: Được biết Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ở Đại học Oregon với sự hợp tác của hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa người Mỹ Gốc Việt và một số hội đoàn tại các địa phương, có chương trình Hội thảo và Ra mắt hai cuốn sách lịch sử quan trọng này để quý đồng hương có dịp đóng góp cho những chương sử quan trọng và gặp gỡ một số các tác giả, các sử gia trẻ đã và đang viết sử cho cộng đồng chúng ta, tại các thành phố có đông đảo người Việt như Boston, Houston, Dallas, Hoa Thịnh Đốn, San Jose, Atlanta… Gs. có thể cho biết Gs. mong đợi gì qua các buổi Hội thảo Ra mắt sách này?

Gs. Tường Vũ: Chúng tôi mong có cơ hội được tiếp xúc rộng rãi với cộng đồng ở nhiều địa phương để giới thiệu hoạt động của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ và để hiểu thêm về nhu cầu cũng như nguyện vọng của cộng đồng. Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ phương tiện và tài liệu của cộng đồng vì công việc chúng tôi đang làm đòi hỏi rất nhiều công sức.

Sắp tới, vào ngày 11 tháng 3 từ 9:00 đến 11:00 giờ buổi sáng, chúng tôi đang phối hợp với Bảo Tàng Di Sản Người Việt để tổ chức ra mắt sách và thảo luận về VNCH và lịch sử cộng đồng ở địa điểm Thư Viện Việt Nam tại địa chỉ 10872 Westminster Ave Ste. 214-215, Garden Grove, CA 92843.

Chúng tôi mong được sự hưởng ứng của quý đồng hương tại đây cho sự kiện này. Nếu có thể, chúng tôi hoan nghênh hỗ trợ tài chính từ các cá nhân có quan tâm cũng như các tổ chức công hay tư. Là một trung tâm nghiên cứu trực thuộc đại học, hoàn toàn phi lợi nhuận và phi đảng phái, quà tặng và quyên góp cho chúng tôi được miễn thuế.

Chi phiếu cho Trung Tâm xin ghi người nhận là University of Oregon Foundation và US-Vietnam Research Center.

Chi phiếu có thể được gửi đến:

Cindy Nelson, Business Manager
Global Studies Institute
University of Oregon
110 Gerlinger Hall
Eugene, OR 97403

Làm sao để mua sách?

Triều Giang: Ngoài việc sách được bán tại các địa điểm Hội thảo và Ra mắt sách tại các địa phương, sách cũng có bán trên Amazon, xin Gs. cho biết những chi tiết để đồng hương có thể mua trực tiếp nếu họ không thể tham dự các buổi tổ chức nói trên?

Gs. Tường Vũ: Quý vị quan tâm có thể mua sách tại các trang web dưới đây:

  • “Building a Republican Nation in Vietnam, 1920-1963” (Xây Dựng Một Quốc Gia Cộng Hòa Tại Việt Nam, 1920-1963):

https://www.amazon.com/Republican-1920-1963-Weatherhead-Institute-
University/dp/0824892119/ref=sr_1_1?crid=2A9VN41EUXT84&keywords=nu-anh+tuong+vu&qid=1675027883&sprefix=nu-
anh+tuong+vu%2Caps%2C197&sr=8-1

  • “Toward a Framework for Vietnamese American Studies: History, Community, and Memory” (Hướng tới Xây dựng Ngành học Người Mỹ gốc Việt: Lịch sử, Cộng đồng và Ký ức):

https://www.amazon.com/Toward-Framework-Vietnamese-American-Studies-ebook/dp/B0BPR5FV7W/ref=sr_1_1?crid=VVY56L2LU5RK&keywords=linda+ho+peche+tuong+vu&qid=1675027960&sprefix=linda+ho+peche+tuong+vu%2Caps%2C162&sr=8-1

  • “Việt Nam Cộng Hoà: 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc”

https://www.barnesandnoble.com/w/viet-nam-cong-hoa-kinh-nghiem-kien-quoc-tuong-vu/1140834973

  • “The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building”

https://www.amazon.com/Republic-Vietnam-1955-1975-Vietnamese-
Perspectives/dp/1501745131/ref=sr_1_1?crid=1AHB65UX3UDWK&keywords=tuong+vu+fear&qid=1661447418&s=books&sprefix=tuong+vu+fear%2Cstripbooks%2C154&sr=1-1

Triều Giang: Xin chân thành cám ơn Gs. đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn hôm nay.

Triều Giang
Tháng 1/2023

Nguồn: https://www.diendantheky.net/2023/02/trieu-giang-ai-ang-viet-su-cho-chung-ta.html#more

 

  Giáo sư  Đoàn Thị Thanh Lệ sưu tầm

Xem thêm...

Tham dự triển lãm Hội Ảnh Nghệ Thuật

Tham dự triển lãm Hội Ảnh Nghệ Thuật

Yên Sơn

Trưa Chủ Nhật, 8/1/2023, tôi được anh Trần Đào Khôi, thành viên của Hội Ảnh Nghệ Thuật Houston mời đi xem buổi triển lãm Ảnh Nghệ Thuật tại Hongkong Mall trên đường Bellaire Blvd. trong khu thương mại sầm uất nhất của Cộng Đồng Việt Nam Houston.

Hội Ảnh Nghệ Thuật triển lãm trong 3 ngày liên tiếp và hôm nay là ngày thứ hai. Rất may mấy hôm nay ở Houston mưa thuận gió hoà, trời xanh cao vút với một chút hơi lạnh chỉ đủ làm cho các người đẹp kéo cao cổ áo lên một chút để làm duyên.

Quang cảnh khu triển lãm Hội Ảnh Nghệ Thuật Houston

Khu triển lãm là một hành lang rộng lớn, phía tây cuối Mall. Khi tôi vừa bước qua ngưỡng cửa của Mall, tôi bị choán ngợp ngay bởi những bức ảnh muôn sắc muôn màu, vô cùng đa dạng, vô cùng đặc sắc. Khách xem rất đông. Hèn gì tìm chỗ đậu xe quá khó mặc dù khu đậu xe của HongKong Mall thường ngày rộng rãi, mênh mông.

Đang mải mê nhìn ngắm thì được anh Khôi tiến đến nồng nàn chào đón. Anh đưa đi giới thiệu với anh chị em trong Ban Tổ Chức (BTC), giới thiệu mấy cánh trưng bày ảnh, xong đưa cho tôi một cây viết và một mẫu giấy có ghi tên của buổi triển lãm. Trên mẫu giấy có 5 ô trống đánh số 1, 2, 3, 4, 5 để người thưởng ngoạn có thể chọn lựa 5 bức ảnh ưng ý nhất, rồi anh chỉ một thùng có khe hở để bỏ phiếu chấm điểm sau khi xong việc chọn lựa.

Sau khi chào hỏi các anh chị trong BTC, tôi cầm tờ giấy đi ngẩn ngơ ngắm ngắm nhìn nhìn. Gặp anh Trúc Lập với nụ cười bao giờ cũng tươi, anh em chào hỏi nhau. Anh Lập có dẫn tôi đi quanh, giới thiệu một số tác phẩm của những người tôi quen biết. Thật tình tôi ngỡ ngàng. Không ngờ mấy nàng điệu của Góc Nhỏ Sân Trường (GNST) cũng là những Nhiếp Ảnh Gia (NAG) tài năng với rất nhiều bức ảnh tuyệt vời trong đó có thấy hình mấy nàng điệu nheo một mắt ngó tôi nữa. Có lẽ thấy tôi mê mải ngắm nhìn nên anh Lập đã left me alone, một mình cô đơn với cây viết và tờ giấy.

Với tầm nhìn của “nhíp-ảnh-da-cellphone-tôi” thì chắc là không đủ trình độ để thẩm định; cho nên tôi cứ cầm mẩu giấy đi quanh quẩn một vòng. Trời ơi tấm ảnh nào cũng có hồn, cũng đẹp tuyệt vời biết chọn tấm nào. Trong hàng trăm bức ảnh trưng bày của rất nhiều tác giả mà trong số tác giả tôi đã may mắn quen biết. Nhưng tôi nhất định không để bị ảnh hưởng trong sự chọn lựa “công chính” của tôi. Tôi tiếp tục dạo quanh, đứng đủ xa để cặp mắt mơ huyền của tôi không thấy tên tác giả mà chỉ thấy rõ ảnh. Rất khó để chọn lựa. Nếu để tôi chọn lựa, có lẽ tôi chọn tất cả đều hạng nhất.

Sau cùng, tôi quyết định chọn lựa theo cách riêng của tôi là chọn những tấm hình với những màu sắc và dáng vẻ tự nhiên. Có nghĩa là bức ảnh phải hoàn toàn tự nhiên từ ý nghĩa cho tới màu sắc; không dùng tài sáng tạo, không thêm bớt màu sắc, không mất nhiều thì giờ cấu tạo hình thành mà vẫn bắt mắt ngay cho những người thưởng lãm.

Khi tôi nghĩ là đã mãn nhãn, xong nhiệm vụ, đem mẫu giấy “giơ cao bỏ vào thùng phiếu”. Xong việc ngó qua trên bàn thấy một tập sách đồ sộ, giở thử vài trang toàn hình với ảnh màu sắc rực rỡ. Có lẽ thấy tôi xuýt xoa lật từng trang, anh Khôi bèn ngỏ ý tặng tôi một tập. OMG! Tặng! Một tập ảnh màu với khổ giấy 10 x 11 in trên giấy cứng, bóng loáng. Tôi thật tình bối rối vì giá trị của tập ảnh. Anh Khôi nói thêm cho tôi yên tâm là quà tặng đặc biệt của Hội, tôi chỉ cần viết tặng một bài thơ. (Haha! Chuyện gì chứ mần thơ thì a piece of cake.) Đã vậy còn được anh Khôi nhờ NAG Huỳnh Ngọc Sơn Hội Trưởng Hội Ảnh Việt Nam Houston đề tặng. Thật hãnh diện vô cùng. Cám ơn anh Huỳnh Ngọc Sơn, anh Khôi và các anh chị khác đang có mặt với nụ cười rạng rỡ, thân tình.

Sau khi chụp vài tấm hình lưu niệm với mấy anh chị em, tôi đành lưu luyến chào tạm biệt vì còn phải “chạy show” mà trong lòng phơi phới niềm vui với tập ảnh giá trị trên tay.

Khi ngồi xuống tính viết một bài thơ như đã hứa nhưng sao cái đầu đặc quánh, không biết bắt đầu từ đâu. Đang… nhìn trời hiu quạnh thì nhận được tin nhắn của anh Huỳnh Trúc Lập trên phone. Đó là tấm hình chụp kết quả bình chọn của những quan khách tham dự trong 3 ngày triển lãm. Anh Khôi “lại” nhận giải nhất và cô Bác Sĩ Nha Khoa Lương Thu Nhi, là một cây điệu kiêm NAG nhận được hạng nhì. Chẳng những hạng nhì mà còn có thêm 3 hạng khác trong top 15 bức ảnh được bình chọn. Không thể tưởng tượng được! Theo anh Lập thì chuyện “giựt giải” ảnh hạng nhất của anh Khôi chỉ như chuyện “thường ngày ở huyện”, chỉ là ảnh chụp của cô điệu nhà ta được nhiều tấm bình chọn cao là một đột phá mới mẻ.

 

Anh Trần Đào Khôi và bức ảnh hạng nhất “Tình Tự Dưới Hoa”


Người đẹp Lương Thu Nhi và bức ảnh giải nhì - "Blood Moon Over Houston"

Tôi đang trầm trồ khen ngợi Thu Nhi không hết lời thì có một người bạn lại gửi cho xem một tấm hình khác làm tôi không những “bật ngửa” còn cả “bật nghiêng” nữa; đó là hình chụp người nhận được giải Gold Medal quốc tế về chụp ảnh năm 2018, đại diện USA… Vâng, đại diện USA! Lại là một tài năng khác, một cây điệu rất điệu không thua gì Thu Nhi, cô ta là Bác Sĩ Nhãn Khoa Trần Phương Tuyền, người đẹp của lòng anh ca nhạc sĩ Hoàng Dũng, là cặp đôi mà tôi được hân hạnh quen biết của nhóm tài năng GNST Houston.


Trần Phương Tuyền đại diện USA và bức ảnh thắng giải Gold Medal Nhiếp Ảnh Quốc Tế năm 2018

Xin mượn bài viết nầy, cám ơn anh Hội Trưởng Huỳnh Ngọc Sơn, các anh chị trong BTC, anh Trần Đào Khôi đã cho tôi được dịp tham dự buổi triển lãm độc đáo lần nầy và món quả đặc biệt của Hội.

Sau đây là tấm ảnh. Một trong 5 tấm ảnh tôi đã cho rằng đáng hạng nhất. Nhưng… (chữ nhưng bao giờ cũng ác ôn) cái nhìn của “nhíp-ảnh-da-cellphone-tôi” chỉ là tay mơ trong lãnh vực nhiếp ảnh nên đành giữ riêng để viết 4 câu thơ tặng người tài hoa Trẩn Đào Khôi

 

Hoàng hôn chìm đáy nước

Màu trời lẫn màu mây

Khói sương mờ ảo cuối ngày

Nhịp cầu soi bóng, hàng cây mơ màng.

 Thêm một chi tiết khá thú vị:

Tôi đã mê bức ảnh nên viết được 4 câu thơ trên. Với đôi mắt mơ huyền, cũng có thể vì đam mê bức ảnh, nên tôi không thấy tựa đề "Sugarland… buổi sáng sương mù" mới được anh Trúc Lập cho biết. Nhìn trong ảnh cũng rất giống giống cảnh hoàng hôn. Nhưng NAG Huỳnh Trúc Lập không chịu vì đó là cảnh bình minh ở Sugarland gần nhà anh ấy được anh Trần Đào Khôi tức cảnh sinh tình chụp được trong một tình cờ trên đường các anh đi săn cảnh. Và anh đã yêu cầu viết bài thơ khác đền bù. Ừ thì bài khác nhưng thực tình sự rung động đã dành cho buổi hoàng hôn vì có lẽ… hoàng hôn gần gũi với đời mình hơn.

Sugarland buổi bình minh

Cảnh vật lãng mạn trữ tình xiết bao

Bầu mây ngũ sắc trên cao

Soi xuyên mặt nước, chìm vào khói sương

Chân trời lấp lánh ánh dương

Hàng cây trụi lá bên đường ngẩn ngơ

Chiếc cầu đứng lặng như mơ

Như thương như nhớ như chờ đợi ai

 

Sugarland buổi sớm mai

Cảnh sắc đã hớp hồn ai thiệt rồi!

 

Yên Sơn

  ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

 

 

 

 

 

 

Xem thêm...

Một ông thầy với 135 triệu học sinh

Một ông thầy với 135 triệu học sinh

Lương Thái Sĩ

Các bài học toán từ xa của Sal Khan thoạt đầu chỉ dành cho anh em họ của mình nhưng nay đã trở thành một “hiện tượng toàn cầu”. Trường học ảo của anh đang cung cấp các bài hướng dẫn toán miễn phí cho hàng triệu học sinh trên khắp thế giới. Hiện Viện Khan (Khan Academy) do anh thành lập – tính đến Tháng Năm 2022 – đã có hơn 135 triệu người đăng ký từ 190 quốc gia và sử dụng 51 ngôn ngữ.

Câu chuyện bắt đầu từ Nadia

Sal Khan ở độ tuổi 20 và đang làm nhà phân tích quỹ đầu tư chứng khoán tại thành phố Boston thì cô em họ 12 tuổi Nadia sống tại New Orleans nhờ anh giúp môn toán. Cô bé đang gặp khó khăn và bị xếp vào nhóm kém toán nhất lớp. Nhận lời, anh dạy kèm qua điện thoại, và thật diệu kỳ, từ học sinh phải phụ đạo môn toán, Nadia tiến bộ ngoạn mục và trở thành học sinh giỏi toán nhất trường. Không lâu sau, Khan “thừa thắng xông lên”, mở rộng lớp học đại số và giải tích từ xa cho 15 anh em họ ở tiểu bang Louisiana.

Để thuận tiện cho công việc, anh thành lập một trang web và viết một số phần mềm giúp tạo ra các câu hỏi thực hành. Một người bạn thấy được tiềm năng của lớp học, đề nghị anh thử quay video và đưa chúng lên YouTube. “Thoạt đầu tôi nghĩ đây là ý tưởng… kinh khủng chỉ dành cho các cảnh kỳ thú như mèo chơi piano hay chó lướt ván trượt! Nhưng tôi quyết định, cứ thử xem sao. Một phần vì những người anh em họ của tôi nói với tôi họ thích gặp tôi qua các bài học trên YouTube hơn là gặp trực tiếp vì có thể học đi học lại mà không bị chê là chậm tiêu!”.

 
Salman Amin ‘Sal’ Khan trong một buổi hội thảo toàn cầu về giáo dục
(ảnh: Visual China Group via Getty Images/Visual China Group via Getty Images)

Dần dần, những bài giảng dễ hiểu của Khan về các chủ đề toán học khó hấp dẫn đã được những người bên ngoài gia đình chú ý. Đến năm 2008, tức bốn năm sau ngày thử nghiệm với cô em Nadia, đã có hàng chục ngàn học sinh theo dõi các bài giảng trực tuyến của Khan mỗi tháng. Các bài học lan truyền mạnh mẽ hơn nữa sau khi tỷ phú Bill Gates tiết lộ tại một hội nghị là ông đã sử dụng video của Khan để dạy toán cho các con. Trước đó, Google đóng góp cho Khan $2 triệu để anh có thêm tiền phổ biến giấc mơ về một “nền giáo dục đẳng cấp nhưng miễn phí cho tất cả mọi người, không phân biệt xuất thân và địa lý”.

Hiện giáo viên toán học nổi tiếng nhất thế giới này có trụ sở chính trong một khu văn phòng cũ của công ty Google ở ​​Mountain View thuộc tiểu bang California. Viện Khan cung cấp hàng ngàn video hướng dẫn và bài tập toán miễn phí cho bất kỳ ai có kết nối internet. Lúc bắt đầu xảy ra đại dịch, khi các trường học trên khắp thế giới đóng cửa, thời lượng học trên trang web của Khan tăng gấp ba lần chỉ sau… một đêm, từ 30 triệu lên 85 triệu một ngày!

Khan trở thành một “siêu sao” của Thung lũng Silicon, một người tạo ra đột phá bằng cách đưa khẩu hiệu “Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” của Facebook vào giáo dục. Một số người giàu nhất thế giới đã đầu tư hàng triệu đôla vào công ty phi lợi nhuận Khan thành lập từ trong ngôi nhà cha mẹ với một chiếc máy tính xách tay và chiếc micro giá rẻ! Trong đó có các tên tuổi như Eric Schmidt, Elon Musk, Carlos Slim, Gates, người gọi anh là “kẻ tiên phong mà tác động đối với giáo dục là khôn lường!”. Khan vừa bước sang tuổi 45 tuổi, hiện sống khiêm tốn, cùng với vợ, Umaima, một bác sĩ, và ba đứa con trong một ngôi nhà bốn phòng ngủ ở vùng ngoại ô. Gia đình chỉ có hai chiếc xe Honda, không có Tesla, Ferrari, máy bay riêng, đầu bếp riêng. “Của cải ròng của tôi không tính bằng tiền tỷ trong… trí tưởng tượng, thậm chí hàng chục triệu cũng không có!” – anh nói.

Salman Khan, người tạo ra đột phá bằng cách đưa khẩu hiệu “
Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” vào giáo dục kỷ nguyên số hóa
(ảnh: Kim Kulish/Corbis via Getty Images)

Tuổi thơ nghèo khó

Lớn lên trong cảnh túng thiếu ở thị trấn Metairie thuộc tiểu bang Louisiana, Khan là con trai của một bà mẹ đơn thân gốc Ấn Độ phải làm việc lặt vặt trong nhiều cửa hàng tạp hóa để nuôi sống gia đình. Cha anh, một bác sĩ từ Bangladesh đến Mỹ học trường y, đã rời gia đình khi anh còn nhỏ. Khan chỉ gặp cha một lần năm 13 tuổi, một năm trước khi ông qua đời.

“Lớn lên, tôi sống trong hai thế giới khác nhau. Ở trường, bạn bè chủ yếu là người da trắng; hầu hết có mẹ đơn thân. Trong cộng đồng Nam Á, đó là một điều bất thường khi bạn có cha mẹ ly hôn và không biết cha mình là ai! Tôi sống dưới mức nghèo khổ trong hầu hết thời thơ ấu, không có bảo hiểm y tế và thường mua sắm tại các cửa hàng giảm giá. Khi nhìn thấy những đứa trẻ Ấn Độ và Bangladesh ở New Orleans có gia đình nghề nghiệp đầy đủ tôi muốn được như chúng”.

 

Chính toán học đã mở cho Khan con đường tiến đến giấc mơ này. Khan trở thành người đầu tiên trong trường trung học mà anh học vào được Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) danh giá, trước khi anh lấy bằng MBA của Trường Kinh doanh Harvard. Khan nhớ lại: “Điều tôi thích nhất về toán học là nó mang bản chất tinh khiết nhất của vũ trụ. Với hầu hết mọi thứ, như màu đỏ chẳng hạn, chỉ là cảm nhận. Thời gian và không gian chỉ là sự mô phỏng của tâm trí. Nhưng toán học vượt qua tất cả. Toán học mở đường cho những ý tưởng nẩy sinh từ sâu thẳm của tâm trí”.

Trường tư thục thực nghiệm Khan Lab nằm ở tầng trệt trụ sở chính của Viện Khan được Khan thành lập năm 2014 để thử nghiệm một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới. Ví dụ, một bài học về khoa học dữ liệu, nơi các học sinh ngồi trên một chiếc bàn dài để cùng phân tích hành vi của cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Học sinh xoay quanh các ý tưởng về mô hình trên biểu đồ phân tán không giống bất kỳ lớp học thường thấy. Các trợ giảng cũng là học sinh, trong khi lớp học có độ tuổi hỗn hợp (từ 14 đến 18) và tất cả đều sử dụng máy tính xách tay.

Khan Academy (ảnh: Kim Kulish/Corbis via Getty Images)

Tại ngôi trường thực nghiệm đặc biệt này, học phí lên đến hơn $30,000 một năm và học sinh là con cái của các giám đốc điều hành và các triệu phú dotcom. Không có điểm số hay bài tập về nhà. Học sinh tiến bộ theo tốc độ của riêng mình và đi theo nhưng chương trình học mang tính cá nhân với các bài học trực tuyến của Viện Khan, được giáo viên hỗ trợ khi cần. Theo phương pháp “học sinh tự làm chủ”, học sinh phải chứng minh đã chắc chắn hiểu từng bài học trước khi bước sang bài mới. Những người sáng giá nhất sẽ hoàn thành khóa học nhanh, nhưng không có sự kỳ thị đối với người phải mất nhiều thời gian hơn để vượt qua một bài học.

Đi theo mô hình của Netflix, Amazon

Tại Khan Lab, học sinh được khuyến khích học hỏi từ thất bại, phát huy tính sáng tạo, tinh thần đồng đội và óc kinh doanh. Một số học sinh thành lập sớm doanh nghiệp của riêng mình nhờ cha mẹ chúng đủ giàu để chấp nhận rủi ro. Kết quả thật khả quan. Nhóm đầu tiên tốt nghiệp năm ngoái tiếp tục vào các trường đại học hàng đầu của nước Mỹ. Trong văn phòng Viện Khan ở tầng trên gần như không có người vì hầu hết vẫn làm việc tại nhà theo xu hướng chung của Thung lũng Silicon hiện nay.

Khan tạo ra một mô hình giáo dục hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ để cá nhân hóa việc học cũng giống như công ty Netflix thay đổi cách chúng ta xem truyền hình, xem phim; và Amazon thay đổi cách chúng ta mua sắm. “Mô hình lớp học truyền thống, trong đó tất cả học sinh đều học cùng một thứ và cùng một lúc không còn phù hợp với nhu cầu đang thay đổi của thế giới hôm nay – anh nói – Về cơ bản, đó là giáo dục thụ động, trong khi thế giới ngày càng đòi hỏi việc tiếp nhận và xử lý thông tin phải tích cực hơn, linh hoạt hơn”. Nghe có vẻ không tưởng, nhưng Viện Khan chỉ là bước khởi đầu cho kế hoạch “định hình lại cách học” của Khan.

Sal Khan trong chương trình ‘The State of Digital Education’
do tạp chí Vanity Fair tổ chức (ảnh: Michael Kovac/Getty Images for Vanity Fair)

Trong thời gian đại dịch hoành hành, anh đã xây dựng một nền tảng dạy kèm “hàng ngang” (peer-to-peer tutoring platform) miễn phí, trong đó học sinh ở độ tuổi 13 có thể được công nhận đủ điều kiện để dạy kèm các học sinh khác ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cho đến nay đã có 1,000 gia sư và 10,000 học viên đăng ký tham gia trang web Schoolhouse.world.

Có những câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ. Ví dụ Sachin, 14 tuổi đến từ Fremont, California đã giúp đỡ ông Cal 52 tuổi, đến từ Ebenezer, Mississippi lấy bằng tốt nghiệp trung học (ông đã bỏ học lúc cùng độ tuổi với Sachin). Khi những câu hỏi được đặt ra về tương lai của các kỳ thi ở Mỹ, Vương quốc Anh…, các trường đại học bắt đầu công nhận “giấy chứng nhận gia sư” của Schoolhouse như một “bằng chứng về năng lực kèm cặp”. Khan nói: “Giấy chứng nhận gia sư sẽ trở thành chứng chỉ của tương lai. Tôi đã nói với các nhà tuyển dụng: Nếu tôi có thể cho bạn thấy một người trẻ tuổi thuộc số gia sư hàng đầu về thống kê, tại sao bạn không tuyển họ làm nhà phân tích cơ sở cho Goldman Sachs? Tại sao bạn không thuê họ làm nhà phân tích cho McKinsey, Google?”.

Sal Khan (thứ hai, trái sang) trong một hội thảo giáo dụcdo New York Times tổ chức
(ảnh: Neilson Barnard/Getty Images for The New York Times)

Những giấc mơ tiếp theo

Giờ đây, Khan đang thực hiện giấc mơ ở giai đoạn tiếp theo: Hoàn thiện một “trường trung học ảo” toàn thời gian dành cho học sinh từ khắp nơi trên thế giới, không phân biệt. Trường tư thục Khan World, khai trương vào mùa Thu, sẽ tổ chức các buổi hội thảo hàng ngày, các buổi hướng dẫn theo phong cách Oxford hàng tuần và học trực tuyến được cá nhân hóa dựa trên giáo trình giảng dạy của Viện Khan.

Khan nói: “Chúng tôi sẽ bắt đầu với 200 sinh viên, nhưng không có lý do gì để không đẩy lên 200,000 trong tương lai gần. Khan World là mạng lưới an toàn cho bất kỳ ai. Nếu bạn bị thất bại tại một trường, bạn có thể đến đây”. Với sự hợp tác của Đại học Tiểu Bang Arizona (ASU), trường sẽ miễn phí cho học sinh sống ở tiểu bang Arizona, nhưng học sinh từ các vùng khác của Mỹ phải trả $10,000 một năm và học sinh quốc tế phải trả $12,000.

Sal Khan và vợ (ảnh: Steve Jennings/Getty Images for Breakthrough Prize)

Khan cho biết nhà trường có các chuyên gia cố vấn và xác nhận sự tiến bộ của học sinh thông qua hệ thống kiểm định của Schoolhouse. “Chúng tôi muốn mỗi học sinh phải thành thạo cơ bản toán học từ giải tích đến thống kê; từ hóa học, vật lý, sinh học đến kinh tế học. Học sinh sẽ làm bài tập và đọc những gì cần đọc, sẽ nhận được tài liệu thực hành khoa học và các mẫu để mổ xẻ. Sẽ sớm có phòng thí nghiệm thực tế ảo” – Khan nói.

Khan khẳng định các lớp học từ xa trong đại dịch vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của công nghệ để cá nhân hóa giáo dục. “Học trực tuyến và học từ xa để tránh dịch là hai cách học khác nhau. Học trực tuyến không bị ràng buộc bởi thời gian và không gian nên rất hấp dẫn”. Đây không phải là tầm nhìn lý thuyết của Khan về đổi mới giáo dục thế hệ tương lai.

Các con của Khan, 13, 10 và 7 tuổi, đều đang học tại Khan Lab. Đứa lớn nhất gần hoàn thành khóa học giải tích và đang hợp tác với những học sinh 18 tuổi. Khan hiểu rằng cách nuôi dạy các con của anh rất khác với cách anh được nuôi dạy. “Vợ tôi lớn lên trong hoàn cảnh giống tôi, cũng với một bà mẹ đơn thân và không giàu có gì. Đi ra ngoài ăn tối là phép lạ đối với chúng tôi thời thơ ấu nhưng ‘không là gì cả’ đối với các con tôi. Không bao giờ có cha bên cạnh khi lớn lên nên tôi rất xem trọng thời gian gia đình quây quần bên nhau. Đây là lý do Khan Lab không bao giờ ra bài tập về nhà để học sinh có thể ăn tối ấm cúng bên gia đình” – anh nói.

Cho đến nay, Khan vẫn không thể tin chương trình dạy kèm nghiệp dư anh thử làm cho những người anh em họ đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Nhưng giống như nhiều doanh nhân khác ở Thung lũng Silicon, anh luôn là một người mơ mộng với những ý tưởng lớn.

 

Lương Thái Sĩ ( SGN)

Kim Quy sưu tầm

 
Xem thêm...
Theo dõi RSS này