Thần Số Học
Những ngày đầu năm người ta thường chơi những môn bói toán như bói bài, bói Kiều, bói ngày sinh, xem phong thủy, tử vi, tướng mệnh… Hôm nay mình mời các bạn thử bói tên xem sao.
Môn Thần Số Học là phương pháp đoán tính cách con người qua các...Thần Số Học
Những ngày đầu năm người ta thường chơi những môn bói toán như bói bài, bói Kiều, bói ngày sinh, xem phong thủy, tử vi, tướng mệnh… Hôm nay mình mời các bạn thử bói tên xem sao.
Môn Thần Số Học là phương pháp đoán tính cách con người qua các con số dựa theo họ tên. Môn khoa học huyền bí này dựa theo nhân sinh quan Tam Giác Thần Học (Divine Triangle) của Ai Cập cổ đại, vì vậy còn gọi là Bói tên kiểu Ai Cập. Nhờ Thần Số mà người ta đoán được nhân cách, tính tình, công việc, năng khiếu, tình duyên… của một đời người. Môn này đã xuất hiện từ 600 năm, trước khi Thiên Chúa giáng sinh và do nhà toán học Pythagorax lập ra. Pythagorax định lý Pythagoran cho tam giác vuông (pythagorean theorem) để giải đoán định mệnh và các nhà siêu hình học Hy Lạp gọi đó là “Định luật của chúa”. Môn siêu hình học này gồm có tất cả 9 số.
Hãy viết đầy đủ họ tên của bạn ra rồi tra các số ứng với từng chữ cái của tên theo bảng sau. Bạn sẽ biết mình là người mang số mấy.
Ví dụ: NGUYỄN THỊ HẰNG tương ứng với các số 5 7 3 7 5 5 2 8 9 8 1 5 7.
Lấy tổng của các số này: 5 + 7 + 3 + 7 + 5 + 5 + 2 + 8 + 9 + 8 + 1 + 5 + 7 = 72. Tiếp tục cộng đến khi chỉ còn một con số duy nhất: 7 + 2 = 9.
Tên của người này ứng với kiểu tính cách số 9.
Bài Giải Đoán
SỐ 1
Tượng trưng cho sự hùng mạnh, sự độc lập, sự lãnh đạo. Lập trường vững chắc, ít thay đổi. Số 1 còn tiêu biểu cho sự thông minh, sáng tạo, một ý chí sắc bén, cứng, mạnh, tượng trưng cho nguyên lý căn bản của đời sống.
Số 1 tương đương với viên Phán Quan (The Magiaan) ở bài bói Tarot. Số 1 đồng hóa với Thái Dương Tinh, nguồn gốc của mọi năng lượng.
(George Washington, Karl Marx, và Napoleon Bonaparte thuộc loại người mang số 1.)
Tính tình và nhân cách
Show more

Chải Tóc
Không có lược, cháu bắt đền chú đó
Tóc rối bời , lát nữa biết sao đây
“Nếu người ta có hỏi bảo gió bay ”
Lời chú dặn, nghe chừng ai tin hở?
“Đừng giận hờn, nín đi cô cháu nhỏ
Lược đây rồi , đưa chú chải đầu cho ”
Mười ngón tay làm răng lược chưa...Chải Tóc
Không có lược, cháu bắt đền chú đó
Tóc rối bời , lát nữa biết sao đây
“Nếu người ta có hỏi bảo gió bay ”
Lời chú dặn, nghe chừng ai tin hở?
“Đừng giận hờn, nín đi cô cháu nhỏ
Lược đây rồi , đưa chú chải đầu cho ”
Mười ngón tay làm răng lược chưa so
Chú gỡ nhẹ “tóc ân tình ” rối vội
Giận chú lắm , ngày mai , thôi chẳng tới
Mặc chú chờ, cho đáng tội hôm nay
Buông cháu ra, xin nới lỏng vòng tay
Đừng có thế , cháu không còn thương chú
Kỷ niệm đó chiều nay về giữa phố
Khi cháu nhìn có hai kẻ yêu nhau
Tà áo dài cô gái thoáng chút nhàu
Tóc buông xõa trên bờ vai rối nét
Chuyện ngày xưa cháu cố tình chôn chết
Trong mộ tim làm nghĩa địa loang sầu
Chú phụ phàng cháu không giận chú đâu
Dù vẫn khóc, những lần thương nhớ chú
Lần tình tự hôm nào xin trả đủ
Để chú làm hành lý tuổi trung niên
Để chú còn yêu nữa, chú yêu thêm
Con gái đẹp của phố phường đô thị
Cháu đã trót vương vào người nghiệp dĩ
Nên trọn đời phải dang dở yêu thương
Và chiều nay tóc cháu rối rất buồn
Không có chú để bắt đền chú chải.
Thi sĩ Lệ Khánh
Show more

NHẤT TIẾU
“Alô, cho tôi gặp tòa soạn báo “Sài Gòn”
“Tòa soạn báo “Sài Gòn” tôi nghe đây!”
“Tôi mới ra một tập truyện ngắn, định gửi tặng quí báo một quyển đọc chơi. Nhưng sao có nhiều địa chỉ quá! Chỉ ở Cali thôi đã có đến năm địa chỉ. Orange County rồi Los...NHẤT TIẾU
“Alô, cho tôi gặp tòa soạn báo “Sài Gòn”
“Tòa soạn báo “Sài Gòn” tôi nghe đây!”
“Tôi mới ra một tập truyện ngắn, định gửi tặng quí báo một quyển đọc chơi. Nhưng sao có nhiều địa chỉ quá! Chỉ ở Cali thôi đã có đến năm địa chỉ. Orange County rồi Los Angeles County, rồi San Diego, San Jose… Chưa kể các tiểu bang khác nữa, tôi biết gửi về đâu?”
Có tiếng cười bên kia đầu dây, nghe trong trẻo và vui như tiếng phong linh treo trước gió: “Cái địa chỉ đầu tiên mà ông thấy trên tờ báo đó, Orange County. Đó là địa chỉ chính của chị chủ nhiệm “Th.” mà ông muốn gửi tặng sách.”
“Vâng, tôi thấy rồi. Tôi sẽ gửi… Mà, cô có thích đọc truyện của tôi không? Tôi sẽ gửi thêm một cuốn nữa. Đề tên cô nghe?”
Lại tiếng cười: “Ồ, quý hóa quá!”
“Xin lỗi cô tên gì?”
“Tôi tên An”
“Rồi, sách sẽ đến tay cô.”
Hôm sau, hắn đề trên một tập truyện “Kính tặng chị Th., chủ nhiệm báo “Sài Gòn”, tập kia, hắn đề “Thân tặng cô An có tiếng cười rất dễ mến” rồi đem ra bưu điện gửi.
oOo
Tuần sau, hắn gọi: “Alô, cho tôi gặp cô An…”
“Dạ, An tôi nghe đây!”
“Cô có nhận được tập truyện ngắn của tôi chưa?”
“Dạ, chúng tôi đã nhận được rồi ạ! Chị chủ nhiệm gửi lời cám ơn ông. Tôi cũng xin cám ơn ông. Ông viết hay quá! Tôi đọc say mê luôn.”
“Cô thấy truyện nào cô thích nhất!”
“Truyện đầu tiên hay nhất.”
“Còn các truyện khác hay nhì?”
“Các truyện khác cũng hay nhất luôn!”
“Cô thấy kết thúc truyện đó ra sao?”
“Dạ, thật bất ngờ… và lâm ly nữa!”
“Nhân vật chính quyết định như vậy có đúng không? Cô ta nên ở lại với người tình hay bỏ đi?”
“Theo tôi,… cô ta nên ở lại thì hơn.”
“Vì sao vây?”
“Vì sống một mình chán lắm! Dù sao cũng có người để trò chuyện, gây gổ nhau cũng được. Chứ cứ thui thủi một mình buồn chết được.”
“Tôi sống một mình bao nhiêu năm nay ở cái tiểu bang North Dakota khỉ ho cò gáy này, khó thấy bóng một người Á Châu, vậy mà tôi không chán. Nhưng cô nói thế, tôi biết cô đang sống độc thân và thích chuyện trò. Coi bộ cô thích công việc trả lời điện thoại này?”
Show more

“Không thích lắm đâu! Vì đôi khi có người cứ hỏi chuyện vớ vẩn lâu quá, khiến người khác không thể gọi đến được.”
“Cô nói tôi chứ gì?”NHẤT TIẾU
“Không thích lắm đâu! Vì đôi khi có người cứ hỏi chuyện vớ vẩn lâu quá, khiến người khác không thể gọi đến được.”
“Cô nói tôi chứ gì?”
“Ông thông minh thật! Xin ông thông cảm. Nếu tôi nói chuyện linh tinh không liên quan gì đến tờ báo thì chị chủ nhiệm sẽ cho tôi nghỉ việc, do đó nếu ông cứ gọi mãi, tôi sẽ đốp chát cho đến khi ông chán mới thôi.”
“Xin lỗi đã làm phiền cô. Trước khi dứt lời, tôi xin được gặp lại cô trên điện thoại, tuần tới, được không cô?”
“Nhiệm vụ tôi là trả lời điện thoại. Chị chủ nhiệm có dặn, dù có khó chịu, cũng phải vui vẻ, để chứng tỏ mình không giống người ta. Nhưng ông có thể cho tôi biết ông sẽ gọi với mục đích gì không?”
“Chỉ để được nghe cô cười. Tuần trước, tiếng cười của cô cứ vương vấn mãi trong đầu tôi. Tuần này, tôi gọi chỉ mong được nghe cô cười, nhưng tôi nói chuyện vô duyên quá, khiến cô bực mình, không cười nổi!…”
“Cám ơn ông, tôi biết ông nói thật, vì nhiều người cũng khen tôi có tiếng cười vui vẻ, dễ mến. Vậy, để tôi cười tặng ông, xin ông lắng nghe trước khi tôi gác máy.”
“Tôi nghe cô cười rồi. Cám ơn thiện chí của cô. Cô biết không, tuần trước tiếng cười của cô đã khiến tôi cảm hứng viết được truyện ngắn. Tôi kể về một anh chàng, chỉ nghe tiếng cười của người đẹp và đâm si mê luôn. Chuyện hay lắm. Đăng báo đoàng hoàng. Báo văn học nghệ thuật uy tín nghe cô!”
“Chắc ông là chủ nhiệm hay chủ bút tờ báo đó, hoặc giả đó là một chủ báo bị chạm thần kinh.”
“Cô đánh giá tôi hơi thấp rồi! Sau này tôi lãnh giải thưởng văn chương thì cô đừng xin chụp hình chung nghe! Còn dám khoe là: Ông ấy mê tao mà tao không thèm.”
“Tôi đâu dám chê văn chương của ông. Ông biết không, vì báo chúng tôi khen truyện của ông nên nhiều người mua về đọc rồi gọi vô tòa báo nói “Tôi chỉ mới đọc có nửa tập mà đã thấy nên gọi ông ấy là Đại Văn Hào Liên Hành Tinh.”
“Cô thấy chưa? Khen vậy mới là người có con mắt tinh đời.”
“Ông biết họ giải thích sao không? Là văn của ông chỉ có người Hỏa Tinh mới hiểu nổi.”
“Tôi biết cô mỉa mai tôi chứ ai chơi độc vậy! Nhưng mà mấy truyện sau mới hấp dẫn, họ có nhận xét gì không cô?”
“Họ nói truyện sau cùng, vừa hết trang cuối là khóc ấm ức.”
“Ít ra phải thế chứ!”
“Họ khóc vì tiếc mười bảy đồng mua sách!”
“Cô chê tôi viết dở chứ gì? Tập truyện tôi tặng, cô chỉ đọc được vài trang đầu rồi vất?”
“Sao ông biết tài thế?”
“Tôi giả vờ hỏi cô về những nhân vật trong truyện, cô đâu biết gì cứ nói xuôi theo, chứ trong đó làm gì có chàng và nàng, cũng không chia tay, sum họp gì cả.”
“Ông biết mình viết dở sao còn in ra chi cho tốn tiền? Bán không ai mua, đem tặng tùm lum, không ai đọc. Tôi chẳng hiểu được ông!”
“Tôi in sách ra không cần phải bán, không cần người được tặng phải đọc. Mục đích của tôi là để có một tập sách có chữ ở trong, có tên tôi ở bìa trước, có hình tôi, tiểu sử tôi ở bìa sau. Chỉ tốn vài nghìn mà ai cũng thấy mặt, biết tên. Được tặng sách, không ai nỡ vất vô sọt rác, vì nể tình, họ để đâu đấy, đôi khi lên giường mà khó ngủ họ vớ lấy, giở ra… Chỉ cần chừng đó cũng đủ cho tôi vui rồi. Tôi còn định ra mắt sách nữa đó!”
“Chúa ơi! Ông có điên không? Có ai để mắt đến sách ông đâu mà ông ra mắt. Ông muốn làm đui mắt người ta thì có… Ông có cần nói gì nữa không? Có người đang chờ trên máy.”
“Khoan, khoan! Tuần tới cô cho tôi gọi cô, được không cô?”
“Được chứ, nhưng không nói về tập truyện của ông.”
“Tôi biết, muốn nói về nó, cô phải đọc nó.”
“Ông nói đúng! Tôi không có thì giờ, vả lại đau khổ vì tình còn dễ chịu hơn đau khổ vì phải đọc những truyện mà ông viết.”
“Cô có chọc quê tôi cách nào, tôi vẫn cứ gọi cô như thường.”
oOo
Tuần sau hắn gọi: “Alô, cho tôi gặp cô An.”
“Thưa chú, cháu là An đây ạ!”
“Vậy ra cô còn chịu khó nhìn cái bìa sau tập truyện của tôi. Cô tò mò muốn xem mặt mũi “cái thằng cha” viết thì dở ẹt mà nói dai như đỉa chứ gì? Hóa ra tôi lớn hơn cô đến gần mười tuổi nên cô mới gọi tôi bằng chú và xưng cháu?”
Có tiếng cười: “Chú biết hết! Cháu gọi bằng chú là dựng cái rào cản, còn để sẵn cái bảng Stop để lưu ý chú đừng nói chuyện tình cảm linh tinh.”
“Cám ơn!”
“Cám ơn gì?”
“Cám ơn tiếng cười.”
“Chú cứ gửi đến cháu cái audio tape, cháu sẽ cười vào đó vài tiếng đồng hồ cho chú nghe.”
“Tôi chả dại!”
“Vì sao?”
“Cô sẽ không cho tôi gọi nữa. Tôi cần biết được ý nghĩ của cô trong tiếng cười, cả đến tình cảm nữa. Khi vui cô cười một cách, khi buồn hay bực mình cười cách khác…”
“Vậy thì chú biết cháu đang bực chú rồi chứ gì?”
“Xin cho một câu nữa thôi… Cô có mạnh khỏe không, cô An?”
“Không biết tán tỉnh cách nào nên hỏi thăm vớ vẩn! Cám ơn chú, cháu chẳng đau ốm gì.”
“Bây giờ là mùa cảm cúm . Chỉ sợ cô bị cúm.”
“Chú rủa cháu phải không?”
“Không có đâu! Sợ cô bị cảm cúm, nói điện thoại, lây qua tôi.”
“Vậy thì cháu phải tìm một con vi trùng bịnh cảm cúm mà ăn nó. Cháu bị bịnh, chú không được gọi cháu nữa.”
“Cô khỏi tìm. Cô đang bị tôi truyền bịnh rồi. Tôi đang cảm nặng. Tôi cảm tiếng cười của cô.”
“Ê, ê ngừng lại. Thấy bảng Stop không? Không được tán tỉnh! Nhớ chưa chú?”
“Nhớ chứ! Nhớ tiếng cười của cô suốt đời.”
“Chào chú!”
“Khoan! Cô cười cho tôi một tiếng. Cười gượng cũng được, rồi hãy gác máy… Rồi, tôi đã nghe cô cười rồi. Cám ơn cô.”
“Cháu xin chú đừng gọi cháu nữa được không? Chị chủ nhiệm biết sẽ la cháu.”
“Tôi xin cô một tháng gọi cô một lần.”
“Được rồi. Nhớ nghe chú!”
Đúng một tháng sau, hắn gọi, chỉ mới: “Alô, cho tôi gặp cô An” là hắn nghe cô trả lời ngay: “Cháu nghe chú đây! Cám ơn chú đã giữ lời, đúng một tháng mới gọi cháu.”
“Tôi vì phải vâng lời cô mà ngày nào cũng nhìn lịch. Nhớ tiếng cười của cô muốn bịnh luôn.”
“Tội nghiệp chú! Bữa nay đỡ chưa?”
“Tôi đang hấp hối. Cô cười gấp cho tôi một tiếng để tôi sống dậy.”
“Vậy thì cháu không cười cho chú chết luôn, cho bỏ ghét!”
“Vĩnh biệt người đẹp! Xin hẹn kiếp sau.”
Tiếng cười bên kia đầu dây: “Văn chương như vậy mà cũng ra sách. Chú viết cải lương coi bộ khá à nghe! Xong chưa? Cháu gác máy.”
“Khoan! Tuần tới, tôi về Cali ra mắt sách.”
“Chú có điên không? Ai mà đến dự?”
“Bạn bè tôi ở Cali nhiều vô số. Lâu ngày gặp nhau, thay vì trò chuyện, tụi hắn kéo nhau ra nhà hàng, thay phiên nhau khen nức nở tập truyện của tôi.”
“Hình chú trên bìa sách đã xấu, sau đó sẽ xấu nữa. Mũi chú nở phình ra, trông kỳ cục. Cháu gác máy được chưa?”
“Khoan! Tôi chính thức mời cô đến dự. Ngồi ghế hạng nhất.”
“Tuyệt đối không. Viết dở thế đó mà phải ngồi nghe người ta hành hạ lỗ tai. Cháu không khùng như bạn chú đâu!”
“Không đến dự cũng được. Tôi sẽ đến thăm cô.”
“Đừng chú! Cháu van chú. Nếu chú không đến gặp thì cháu cho phép chú được gọi cháu hằng tuần. Đừng đến nghe chú!”
“Cũng được, nhưng phải cho tôi biết vì sao?”
“Cháu xấu lắm! Gặp cháu chú sẽ thất vọng, chú không gọi cháu nữa. Không phải cháu mong chờ chú gọi, nhưng như thế đau lòng cháu! Đừng đến nghe chú! Cháu xấu đến độ không ai yêu cháu. Có cảm tình rồi cũng xa cháu…”
“Cô nào biết mình đẹp mới bảo rằng mình xấu. Biết đâu có nói thế để khi tôi gặp mới bật ngửa ra: Đẹp thế kia mà cứ làm bộ nói mình xấu!”
“Nhưng chú hứa đi, không đến gặp cháu, nghe chú! Mà chú có đến cũng không gặp cháu đâu. Ngày mai cháu sẽ dời bàn điện thoại của cháu vào tít trong phòng chị chủ nhiệm, cửa lúc nào cũng khóa… Cháu gác máy nghe chú!”
oOo
“Alô, cho tôi gặp cô An.”
“Dạ cháu đây, cám ơn chú về tờ báo có cái chuyện ngắn viết về tiếng cười của cháu.”
“Cô thấy có hay không?”
“Coi bộ chú giàu tưởng tượng quá. Làm gì có chuyệnchỉ mới nghe tiếng cười mà đã “mê tít thò lò” người ta rồi…”
“Mỵ Nương chỉ nghe tiếng hát của Trương Chi mà sinh bịnh vì nhớ. Nếu không có thật thì chẳng ai kể lại từ đời này sang đời kia.” “Cũng may, chú chưa gặp cháu, nên chú sáng tác… đọc cũng được!”
“Vì sao? Nếu tôi đã gặp…”
“Chú gặp cháu à! Cháu “xấu ỉn”, chú sẽ cụt hứng ngay.”
“Tôi có đến tòa soạn, nhưng cô thư ký ở đó bảo rằng cô đi vắng…”
“Cháu không đi vắng đâu, cháu ngồi trong phòng chị chủ nhiệm, cháu còn dặn không cho ai gặp vì biết chú đã về Cali.”
“Cô thư ký đó tên gì vậy?”
“Để cháu nhớ xem… Nhưng tên không được đẹp, sợ cô ấy không bằng lòng cho chú biết. Sao chú hỏi kỹ như vậy?”
“Cô ấy có nụ cười đẹp lắm. Khi tôi dến, cô ấy không thèm nhìn, cứ vờ làm gì đấy. Tôi nói “Thưa cô, cho tôi gặp cô An ạ!”,“Cô An không có ở đây, ông có cần gì không?”. Tôi nói “Khi nào cô An có ở đây ạ?”. Cô thư ký đang nghiêm trang, cô ngước nhìn tôi, nhoẻn miệng cười. Miệng cô cười đẹp quá, đến độ tôi đứng nhìn mà bủn rủn tay chân.”
“Xạo vừa thôi, làm như người bị trúng gió. Cháu làm việc chung với cô ấy, thấy cười hoài, đâu đẹp đẽ gì.”
“Cô chê cô ấy?..”
“Này, cháu không ghen với cô ấy đâu… Ưng không? Cháu làm mai cho.”
“Thiệt không? Nhưng cô ấy coi bộ không ưa tôi! Có cách nào cho tôi gặp mặt ngoài giờ làm việc. Được không cô? “
“Dễ quá mà! Sáng nào hai chị em chúng cháu cũng đi điểm tâm ở tiệm phở trước tòa soạn. Chú cứ đến đấy, cháu giới thiệu cho. Nhưng có cô ấy rồi đừng làm phiền cháu nữa nghe!”
“Sáng mai được không cô? Tôi chờ ở đó nghe! Cố gắng giúp tôi, cô sẽ được hai niềm vui.”
“Vui gì ở chú mà được?”
“Tống được tôi qua cô ấy là cô vui rồi. Thấy cô ấy bị tôi làm phiền cô cũng vui nữa.”
“Biết làm phiền người ta mà vẫn cứ làm phiền! Chào chú.”
oOo
“Alô…”
“Lại chú nữa. Có người đẹp rồi thì tha cho cháu chứ! Sao, hôm qua có vui không? Xin lỗi, cháu không đến được.”
“Cô bỏ tôi một mình, khiến tôi chới với không biết xoay sở ra sao. May mà cô Nhất Tiếu cũng thông cảm và vui vẻ.”
“Sao lại đặt tên cho cô ta là Nhất Tiếu? Đặt tên Hủ Tiếu hay hơn.”
“Nhất tiếu khuynh thành mà cô. Cô ấy cười đẹp lắm, nhưng chỉ nhoẻn miệng thôi, không cười thành tiếng. Giá mà tiếng cười cô ấy cũng reo vui như cô thì chắc tôi đứng tim chết quá!”
“Hai anh chị còn hẹn gặp nhau nữa không?”
“Có chứ! Chiều nay, tan sở hai đứa tôi sẽ đi lang thang, nhưng cô ấy dặn đừng cho ai biết.”
“Nhưng sao chú lại cho cháu biết!”
“Để mời cô cùng đi.”
“Vô duyên! Cháu gác máy nghe!”
oOo
“Alô!”
“Cháu nghe đây! Gớm, mấy tuần nay cứ theo người đẹp, không thèm gọi cháu một tiếng! Chà, hai người mặc sức mà nói xấu cháu.”
“Không có đâu! Cám ơn cô không hết, lẽ nào làm thế. Nhưng tôi gọi cô vì có chuyện này nhờ cô. Số là thế này… Tôi với cô Nhất Tiếu chiều nào cũng đưa nhau đi lang thang trên các đường phố, ra bãi biển nhìn mặt trời lặn, ngồi bên nhau chuyện trò… Cô cứ tưởng tượng một đôi tình nhân ra sao thì hai đứa tôi cũng như vậy. Nhưng có điều cô Nhất Tiếu cứ bắt chước cô mà gọi tôi bằng chú mãi, khiến tôi yêu cô ấy mà chẳng dám mở miệng nói một lời tỏ tình.”
“Nhưng chú có thực yêu cô ta không, hay là thấy người đẹp thì thích vậy thôi? Bọn đàn ông, con trai, chỉ có lòng tham chứ tình yêu thì khó tin lắm.”
“Tôi biết rõ là tôi yêu cô ấy nhiều lắm!”
“Thế là hết để ý đến cháu rồi, phải không? Bây giờ, cần đến cháu mới gọi nhờ vả chứ không phải để tán tỉnh. Thôi thì, cũng vì lòng vị tha, cháu sẵn lòng giúp đỡ. Chú cần gì cháu?”
“Trước hết, tôi hỏi cô điều này. Trong sở làm, trong lúc chuyện trò, cô Nhất Tiếu có nói gì về tôi không? Về tình cảm chẳng hạn. Nếu tôi tỏ tình, cô thấy tôi được bao nhiêu phần trăm hy vọng?… Tôi sắp rời Cali về North Dakota rồi.”
“Cháu xin trả lời ngay với chú rằng, chú yêu thì cứ tỏ tình, bị từ chối chú đâu có mất mát gì. Người con gái, khi có cảm tình với ai, thái độ cô ta, dù có che giấu cách nào, người tinh ý sẽ biết ngaỵ Vì chú không yêu cô ta nên chú không thấy đó thôi.”
“Nhưng sao tôi chỉ mới đề nghị cô ta đừng gọi tôi bằng chú, thì cô ta đã nghiêm mặt lại, khiến tôi sợ quá!”
“Chú ngốc vừa thôi. Người ta chịu đi ra bãi biển ngắm mặt trời với chú, thì chú phải hiểu chứ. Chả lẽ chính phủ cấm ngồi ngắm mặt trời lặn một mình nên phải cần đến chú bên cạnh? Còn việc tỏ tình của chú thì…. chú tán tỉnh cháu thế nào, cứ thu sẵn trong cuộn băng, gặp cô ấy mở ra. Cháu thấy cách tán của chú rất nhà quê, nhưng hy vọng cô ta cảm động. Thôi nghe, sáng mai gặp cô ta, chú cứ thế mà thi hành. Rủi cô ta có đánh đập gì chú thì đừng trách cháu. Bye chú!”
oOo
Buổi sáng, trong tiệm cà phê, hắn ngồi trước cô gái, tay xoay mãi cái ly mà không biết mở đầu ra sao! Cô gái nhìn hắn tủm tỉm cười: “Coi bộ chú bối rối quá! Định nói gì đấy? Chú can đảm lên! Nhưng không được nói yêu cháu.”
“Tôi chỉ xin cô cười thành tiếng. Một lần thôi! Trong điện thoại tôi có nghe cô cười, nhưng nếu giờ đây được thấy đôi môi cô hé nở cùng lúc với tiếng cười thì đúng là cô ban cho tôi một ơn phước quí giá nhất đời tôi.”
“Cháu có nói chuyện điện thoại với chú bao giờ mà nghe tiếng cháu cười. Chỉ có cô An thôi. Chú ghé tòa soạn, cháu sẽ dẫn chú vô gặp cô An, còn cháu là Nhất Tiếu, như chú đã đặt tên.”
“Tôi biết cô đúng là cô An nhưng tôi giả vờ ngây thơ bấy lâu nay, vì tiếng cô trong điện thoại tôi đã nghe quen quá rồi!”
Mặt cô gái đỏ bừng lên… Bỗng cô gái cười thành tiếng. Tiếng cười reo vui, trong trẻo, cao vút như tiếng chim hót khiến mọi người quay nhìn. Hắn chống cằm nhìn sững chiếc miệng xinh đẹp với đôi môi hồng tự nhiên nở ra một nụ hàm tiếu, để lộ hàm răng nhỏ, đều và trắng như những viên ngọc trai. Mặt cô hơi bầu bĩnh, hai má cô mịn màng, có hai đồng tiền duyên dáng. Và đôi mắt cô, sáng long lanh như cũng đang cười với hắn. Tiếng cười cất lên khiến mọi người trong tiệm im lặng. Họ như vừa nghe được chuỗi âm thanh như những nốt nhạc, như tiếng những chiếc khánh nhỏ va chạm nhau, bay lượn, vang vọng khắp nơi. Giống như mùa Giáng Sinh ta chợt nghe tiếng nhạc reo lên bản Jingle Bell. Tiếng reo mừng của thế gian đón Chúa ra đời. Đó, tiếng cười của cô là như thế, là niềm vui tự nhiên, là hạnh phúc tự nhiên của trời đất ban cho mọi người, là nắng ấm của một buổi sớm mai thanh thản nơi vùng quê yên tĩnh, là tiếng chim hát trong vòm cây, trong bụi hoa. Mọi lo lắng tiêu tan, mọi buồn phiền biến mất chỉ còn lại trong tâm hồn người nghe tràn ngập niềm hy vọng, yêu đời, yêu người…
“Chú! Đừng nhìn cháu như thế! Người ta thấy kìa!”…
”Cám ơn cô An, đời tôi vậy là mãn nguyện.”
“Hôm qua gọi cháu, chú định nói gì? Sao sáng nay không thấy? Mất hết can đảm rồi phải không? Chú khỏi nói, cháu hiểu và cháu trả lời chú đây. Chú chuẩn bị buồn năm phút nghe! Chú bị trễ tàu rồi! Cháu đang yêu một người, cũng ở xa, vùng vắng vẻ lạnh lẽo như chú. Anh ấy ở tận Alaska…”
“Thôi, chừng đó cũng đủ tôi chán đời rồi. Anh chàng nào thật may mắn. Tôi mà được cô yêu, tôi cưới cô ngay. Hứa hẹn suông, rủi có thằng nào đẹp trai hơn, giàu hơn, tán giỏi hơn, nó cuỗm mất.”
“Chú chả biết gì! Tình yêu chứ đâu phải… Cháu giận chú rồi.”
“Xin lỗi cô. Chiều nay tôi rời Cali. Cô chúc tôi lên đường bình an đi!”
“Chúc chú bình an. Cháu biết chú sẽ không gọi cháu nữa, nhưng có thể cháu sẽ gọi chú.”
“Cám ơn cô. Cho tôi gửi lời chúc mừng đến bạn cô và nhắn lời với anh ta rằng, phải cưới cô ngay, để lâu… sẽ vào tay tôi.”
oOo
“Alô, cháu là An đây. Cám ơn chú cái thiệp mừng Giáng Sinh với lời chúc mừng. Cháu không gửi thiệp chúc lại chú vì như thế khiến chú hy vọng. Chú có hy vọng gì không chú?”
“Tôi yêu cô nhưng cô lại đi yêu người khác, “hy” gì nổi! Dù sao, cô đã hạ cố gọi tôi, cũng an ủi chút đỉnh. Phải không cô? Hay cô đổi ý, không yêu anh chàng kia nữa, gọi báo tin vui cho tôi?”
“Cháu yêu một người thôi chú ơi! Cháu gọi chú là định nhờ chú chút chuyện. Nhưng chú đừng gác máy, bình tĩnh nghe cháu đây. Số là Tết năm nay, cháu sẽ đi thăm bạn trai cháu, định đem ít quà. Vì hoàn cảnh anh ấy giống chú, cũng sống độc thân ở vùng lạnh lẽo, không thấy bóng một người Á Châu chứ nói gì đến chuyện kiếm được một tiệm hủ tiếu, hay bún, hay phở. Chỗ chú ở cũng vậy, phải không? Vì vậy, cháu hỏi ý kiến chú, cháu nên dem những món ăn nào mà chú đoán anh ấy thích?”
“Cô ra Home Depot mua ba gói thuốc chuột. Một gói, khi máy bay ngang qua nhà tôi, cô ném xuống cho tôi; một gói, cô pha với nước ngọt cho “anh ấy” uống; gói còn lại, cô tùy nghi xử dụng.”
“Cay đắng nhau chi, chú ơi! Tội nghiệp cháu mà chú. Cháu không có ai cùng hoàn cảnh ấy ngoài chú cả.”
“Chà, nhân dịp này tôi bắt chẹt cô mới được. Tôi ra hai điều kiện. Thứ nhất, từ nay về sau, cô phải xưng em với tôi và gọi tôi bằng anh. Thứ hai, thực hành ngay từ bây giờ bằng cách nói ba tiếng “Em yêu anh.” Làm được như vậy thì tôi sẽ cho biết “anh ấy” của cô thích món ăn gì?”
“Chúa ơi! Cháu yêu anh ấy mà chú ép cháu phải nói như thế với chú! Thực chú không có lương tâm…”
“Vậy thì chào cô! Bye!”
“Khoan… chờ cháu để cháu lấy can đảm. Mấy lâu nay gọi bằng chú, bây giờ gọi bằng anh nghe… tình quá phải không chú? Nghe cháu đây “Em yêu anh!” Nghe rõ chưa?”
“Yêu thực không?”
“Thực mà!”
“Vậy thì em đem bất cứ thứ gì, thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, cá kho, rau thơm, thịt quay dưa giá… Mới kể đã thấy thèm! Hỏi cái thằng “anh ấy” tốt số của cô có tự nấu cơm ăn không hay phải đem theo cả nồi cơm điện, gạo thì các tiệm Mỹ cũng có. Anh nghĩ hắn cũng fastfood như anh chứ không hơn gì. Nếu hắn bảo tự nấu lấy cơm mà ăn thì em cẩn thận. Mấy thằng lẩm cẩm như thế tất phải có vợ từ lâu rồi. Em phải điều tra cho kỹ trước khi đến hắn, có thể hắn để vợ con ở Cali lên đó làm việc… Khám phá ra điều ấy cũng đừng buồn, đã có anh…”
“Còn anh thì để vợ con ở đâu?”
“Cũng ở Cali, nhưng chưa có con, vợ anh tên An, làm ở báo Sài Gòn…”
“Ai cho phép anh ăn nói bạo dạn như thế? Chết với em!”
“Thì chính em nói em yêu anh mà! Anh phải gặp hắn ta, quyết đấu một trận như Sơn Tinh, Thủy Tinh để giành người đẹp mới được.”
“Anh muốn gặp thì chờ em, em sẽ gọi cho biết ngày giờ, nơi hai người sẽ gặp nhau. Sáng chủ nhật anh đừng đi đâu cả nghe, chờ em gọi, lúc mười giờ. Nhớ nghe anh!”
oOo
“Alô! An gọi anh đây. Anh ra phi trường đón em.”
“Em ở phi trường nào?”
“Anh ở Bismarck thì phải biết phi trường nào rồi sao lại hỏi em! Em đi thăm người cô ở Jeamestown nhưng muốn anh đón, ghé thăm anh một lát rồi anh đưa em đến nhà người cô, được không anh?”
“Hóa ra mấy món ăn em hỏi anh là đem cho anh phải không? Anh không biết nói sao để cám ơn lòng tốt của em.”
“Bữa nay sao khách sáo quá vậy? Mấy lần trước anh ăn nói bạt mạng lắm mà. Có ra đón không thì bảo để em còn gọi cô em cho người ra đón, lúc đó em không ghé thăm anh đâu nghe!”
“Em làm anh mừng quýnh… Không biết cái chìa khóa xe bỏ đâu rồi? Em đừng rời máy nghe. Anh vừa lái xe vừa nói chuyện với em.”
“Tuyết xuống nhiều quá. Anh nhớ lái cẩn thận nghe anh, đừng vội vã. Em sẽ tắt điện thoại để anh bình tĩnh lái xe. Chạy từ từ nghe anh!… Nhưng em giao hẹn trước. Khi đón em về anh không được làm em sợ, không được nói lời gì xúc phạm đến em, lúc nào cũng cách xa em hai feet. Đúng hai giờ sau là đưa em về nhà người cô em liền. Nhớ chưa?”….
Hắn ra phi trường đón cô An. Từ lúc lên xe cô nói rất ít, chỉ hỏi về đường xá đến nhà người cô ở Jeamestown bao xa bao lâu. Cô muốn cho hắn biết mục đích chính là đến ăn Tết với gia đình người cô. Hắn biết cô đang xúc động nên rất cẩn thận để cô khỏi sợ hắn. Khi về nhà, hắn cứ suýt soa, ra vẻ thèm thuồng những thức ăn cô đem đến. Cô thích chí, trở lại vô tư, linh hoạt. Cô soạn quà cáp ra, đích thân nấu nướng mấy món thơm lừng. Hắn rất thèm được ôm hôn cô, nhưng cứ loay hoay luýnh quýnh mà không biết làm cách nào vì hễ đứng hơi gần một chút là cô lộ vẻ giận. Cô cứ nhìn chừng đồng hồ mãi. Nhưng thình lình có một bất ngờ xảy ra. Người ta gọi là thiên tai nhưng đối với hắn thì gọi là thiên ân. Đài truyền hình đang ca nhạc vui vẻ bỗng ngưng lại. Sở khí tượng thông báo, cơn bão tuyết bất ngờ đổ vào tiểu bang trước cả dự báo. Chưa bao giờ có trận bão khủng khiếp đến như vậy! TV đang chiếu cảnh bão tuyết mịt mù, ngoài xa lộ xe cộ đụng nhau, gây tắc nghẽn lưu thông. Chính phủ khuyên mọi người nên ở trong nhà, điện có thể bị mất…. Cô An đang ăn uống vui vẻ, nghe thế, cô buông đũa ngồi khóc ròng. Cô sợ thật sự chứ không giả vờ. Hắn vừa mừng vừa lo, tìm đủ mọi cách trấn an cô, nhưng vẫn phải đứng cách xa cô, hắn định cầm ay cô để an ủi thì cô nhìn hắn một cách dữ tợn. Thấy cô khóc, hắn sốt ruột, bèn quỳ xuống, như một tên “nô tài” trong phim tàu, thề sống, thề chết là sẽ tôn trọng cô, nhất quyết không đụng đến chéo áo của cô, hắn sẽ ngủ ngoài phòng khách, cô ngủ trong phòng khóa lại cẩn thận…. Cách thề bồi của hắn khiến cô bật cười và yên tâm. Cô hết khóc ngay. Hắn xúi cô gọi điện thoại cho người cô bảo rằng bị kẹt tại nhà một bạn gái, khi nào ngớt bão sẽ đến nhà người cô ngay. Người cô vui vẻ “Con lớn rồi, cô rất yên tâm, đừng đến vội, đường xá, bão tố rất nguy hiểm…”
Hôm sau, bão tuyết đã tan, đường sá khai thông, đi lại dễ dàng nhưng cô An vẫn gọi điện thoại đến người cô xin ở lại nhà “bạn gái” chơi ít bữa nữa “Ở đây vui quá! Bạn bè đông lắm. Cô ạ!”
Sau này, khi cô đã là vợ của hắn, có người hỏi “Vụ ăn Tết đó, chuyện gì đã xảy ra?” Cô chỉ cười, tiếng cười vẫn reo vui như tiếng phong linh treo trước gió!!!
Phạm Thành Châu
st. Show more 2 days ago


Karaoke
“Karaoke” là tiếng Việt, có nghĩa là cứ “ca ra là OK”. Vậy là dân ta thoải mái ca ra, dù nhiều khi chẳng OK chút nào. Trong mùa dịch cô Vi này, người người ở nhà, thiếu thú vui giải trí, người ta đâm ra thích “ca ra OK”. Tại Việt Nam,...Karaoke
“Karaoke” là tiếng Việt, có nghĩa là cứ “ca ra là OK”. Vậy là dân ta thoải mái ca ra, dù nhiều khi chẳng OK chút nào. Trong mùa dịch cô Vi này, người người ở nhà, thiếu thú vui giải trí, người ta đâm ra thích “ca ra OK”. Tại Việt Nam, karaoke đã trở thành đại nạn, không biết có trầm trọng hơn dịch bệnh không, nhưng đủ để dân chúng la làng. Người ta hát thoải mái bất kể giờ giấc, nửa đêm vẫn cứ đua nhau gào làm náo động khu phố. Tôi đọc được trên Facebook lời than của một bạn ở Sài Gòn: “Nó hát ngày, hát đêm, hát thêm Chủ Nhật, hát tràn cung mây, hát không cho ai ngủ. Nó chuyển sang “Vùng Lá Me Bay” mà giọng lúc thì ồm ồm, lúc thì rít sần sật lên như thế thì lá bay sao được, bay kiểu gì mà từ trưa tới tối vẫn chẳng hết lá!”.
Ngoài nước, phong trào karaoke của người Việt hải ngoại rộ lên vào thập niên 1990 của thế kỷ trước. Hầu như nhà nào cũng có dàn máy. Có từ hai người trở lên là có thể gân cổ lên được rồi. Nhưng hát như vậy uổng. Giọng vàng phải được nhiều người thưởng thức. Vậy là chia tua nhau, mỗi cuối tuần tới một nơi, ăn uống rồi karaoke. Càng đông càng hào hứng. Tự nhiên có nhiều người bỗng khám phá ra mình có tài ca hát. Tôi không có tài gân cổ nhưng vẫn không thoát được karaoke. Một lần, một anh bạn xưa từ Mỹ qua chơi, mời tôi tới nhà người em gặp gỡ một tối. Bắt buộc phải tới. Bạn cũ rích cũ rang từ thời thư sinh được coi như rượu lâu năm, càng …già càng quý. Dưới sous-sol tập họp khoảng dăm chục người. Tới giờ hát mới thấy hầu hết những người có mặt đều là ca sĩ. Số người không biết hát hỏng chi như tôi chỉ dăm người. Vậy là màn giới thiệu mở đầu chương trình chỉ giới thiệu dăm vị khán giả. Các ca sĩ ngồi vỗ tay. Họ quý khán giả vì ít khi có người tới không hát mà chịu khó ngồi nghe. Nghe được vài bài, tôi khều anh bạn chẩu ra ngoài quán cà phê. Tự nghĩ mình có tội tình chi đâu mà phải chịu cực hình!
Show more
Ông suy nghĩ và thuê một cô gái duyên dáng đẹp đẽ tới từng quán rượu có đặt máy, hát thử mỗi nơi vài bài. Trò quảng cáo của ông có ép-phê liền. Người ta đua nhau hát thử. Và nghiện! Không ai muốn rời khỏi chiếc micro. Chuyện chi cũng phải có mỹ nhân mới ra trò! Cuối năm đó, đã có trên hai trăm quán tại Kobe đặt máy karaoke. Hai quán rượu còn mở thêm chi nhánh tại Osaka, đặt máy Juke 8. Kobe là thành phố nhỏ, chỉ nổi danh với món thịt bò, ít người biết tới. Osaka là…kinh đô, to đùng, tấp nập dân chơi. Vậy là chẳng bao lâu sau, toàn thể nước Nhật inh ỏi hát karaoke. Tổng số máy ông Inoue sản xuất ra trong một năm là 25 ngàn chiếc! Chỉ trong vòng hai năm, công ty của Inoue đã có doanh thu lên tới 100 triệu đô Mỹ mỗi năm. Số tiền này có thể lên cao hơn nhiều nếu ông nạp bản quyền phát minh. Người ta tính ra là nếu ông giữ bản quyền thì mỗi năm ông ngồi không hưởng số tiền 100 triệu như chơi. Tại sao ông không nạp bản quyền phát minh, ông trả lời báo Post trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày máy karaoke ra đời: “Khi ấy tôi tưởng là bằng sáng chế chỉ dành cho những phát minh vĩ đại biến điều không thể thành có thể. Chiếc máy karaoke của tôi chỉ là tập hợp một số linh kiện điện tử sẵn có. Vì thế tôi chưa bao giờ nghĩ đó là một phát minh thực sự”. Nhưng ông không tiếc. Ông nghĩ rằng nếu chiếc máy Juke 8 của ông được cấp bằng sáng chế, karaoke sẽ không được phổ biến như hiện nay. Ông tự mãn: “Ca hát là đam mê của phần lớn con người. Tôi tin rằng karaoke đã cho họ cơ hội được tự mình trở thành ngôi sao. Đó là những gì tôi nghĩ khi thấy mọi người ca hát”.
Ông Inoue nghĩ không sai. Phát minh của ông đã làm thay đổi cả nền âm nhạc thế giới. Những gì ông được hưởng về tinh thần lớn hơn số tiền bạc triệu trong túi. Năm 1999, tạp chí Time đã vinh danh ông là “một trong 20 nhân vật Châu Á của thế kỷ 20”. Tên ông đứng chung với tên của “thánh” Mahatma Gandhi! Năm 2004, Đại Học Harvard đã trao cho ông giải Ig Nobel vì “phát minh ra karaoke và tạo ra một phương pháp mới giúp con người học cách bao dung với nhau”.
Thị trường karaoke trên thế giới ngày nay được đánh giá là 10 tỷ đô! Những nước Á châu như Trung Quốc, Đài Loan, Thái, Việt Nam tưng bừng hát. Không chỉ thu hẹp tại các nước láng giềng, karaoke bay tứ tung. Trong bài viết vào ngày 10/1/2020, “Karaoke – A Global Fusion Culture”, ký giả Zoe Lin đã tán tụng karaoke như sau: “Dân chúng từ Paris tới Toronto, từ Iceland tới Brazil, đều mê mệt karaoke. Những năm đầu thế kỷ 21 này, máy hát karaoke là thứ quà tặng nóng nhất; các cửa hàng luôn hết máy. Hiện tượng karaoke tràn qua nhiều nơi, trên nhiều bình diện; quan trọng nhất là trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Năm 2003, một cuộc tranh tài quốc tế karaoke được tổ chức ở Phần Lan với sự tham dự của 30 quốc gia. Không còn nghi ngờ chi khi nói karaoke là nhịp cầu văn hóa dung hợp toàn cầu; nó được nhắc nhở liên tục trên phim ảnh, sân khấu và sách báo”.
Phần Lan có khoảng 10% dân số hát karaoke. Michael Yelvington, Giám Đốc Thương Vụ Quốc Tế của Singa, một công ty phần mềm tại Helsinki, cho biết: “Phần Lan là một quốc gia độc đáo. Dân số chỉ có 5 triệu rưởi người nhưng đó là nơi số một của karaoke bên ngoài châu Á. Có nhiều nơi hát karaoke như nhà hàng, quán rượu, nếu theo tỷ lệ dân số thì nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Họ điên cuồng vì karaoke!”. Ngày 26/5/2011, Phần Lan đã giữ kỷ lục thế giới Guinness về số người cùng hát karaoke một lần với con số lên tới trên 80 ngàn người gân cổ. Biến cố này xảy ra tại thủ đô Helsinki. Bài hát bữa đó là bài “Hard Rock Hallelujah”.
Nhiều người cho rằng chính vì ý tưởng mang tới những niềm vui hòa đồng như kiểu phổ biến karaoke ở mọi nơi mọi lúc mà Phần Lan đã được bầu là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Không phải một lần mà nhiều lần. Năm nay, 2020, Phần Lan lại được Liên Hiệp Quốc xếp hạng số dách, nằm trên Đan Mạch và Thụy Sĩ. Kết quả được đánh giá trên các mặt sản lượng quốc gia, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ khỏe mạnh, tự do chọn lựa lối sống, quảng đại, ít tham nhũng. Mỹ đứng hạng 18. Vậy là Phần Lan giữ ngôi vị đầu trong ba năm liền, từ 2018 đến 2020. Tôi muốn lui lại một chút: năm 2019, Canada chúng tôi đứng hạng 9, sau các nước Đan Mạch, Na Uy, Iceland, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tân Tây Lan và Áo.
Tôi có anh bạn văn Nguyễn Bá Trạc, trước sống ở San Jose, nay đã rời qua định cư vĩnh viễn ở Turku, Phần Lan. Nói là bạn nhưng chỉ biết nhau qua văn đàn, chưa bao giờ gặp nhau, dù tôi vẫn thường lui tới San Jose gặp Nguyễn Xuân Hoàng và Lê Hân. Trên Facebook những ngày gần đây, anh Trạc cho coi những tấm hình chụp khung cảnh thanh bình nơi anh đang sống. Cây rừng, chim trời, cá nước, tấm hình nào cũng toát ra vẻ thanh bình êm ả. Tôi coi hình thích quá, comment và được anh rủ qua chơi. Muốn bay lắm nhưng cô Vi giơ nanh vuốt ra dọa teo vòi luôn. Mợ này chẳng muốn thanh bình chút nào! Ông tác giả cuốn “Người Di Cư Nhức Đầu Vừa Phải” nay đã tìm được chốn thanh bình nhất thế giới, bệnh nhức đầu chắc đã thối lui!
Trở lại quê hương của karaoke, tôi được đọc một bài viết của Nguyễn Loan, một người Việt sống ở Nhật, về chuyện hát karaoke nơi đất tổ của món giải trí vang danh này. Có vài điểm lạ. Các tiệm karaoke ở Nhật đều mở cửa suốt đêm, tới 6 giờ sáng mới phẹc mê bu tích. Chơi bạo như vậy là do thực tế xã hội Nhật. Dân Nhật là dân làm việc tới…bơ phờ. Họ thiếu ngủ triền miên. Trên những chuyến tàu về nhà, họ ngồi ngủ như chết. Làm việc nhiều mà nhà lại ở xa sở làm. Nhiều người ngủ qua đêm ngay trên tàu để sáng hôm sau cày tiếp. Có người lỡ chuyến tàu cuối về nhà nhưng không muốn ngủ vạ vật trên tàu, họ thuê phòng trọ qua đêm. Giá phòng trọ đắt hơn giá thuê phòng karaoke nên họ thuê thứ này để vừa hát vừa ngủ.
Nhật còn có các tiệm karaoke hát một mình, tiếng Nhật gọi là Hito-kara. Nghe đã thấy nản nhưng dân Nhật coi như chuyện thường. Một mình một micro, tha hồ rên rỉ, chẳng phiền tới ai. Nếu muốn còn có thể thu âm giọng ca…vàng của mình mang về làm kỷ niệm. Một biến thể của Hito-kara là những hộp hát karaoke trong các shopping center hay các siêu thị. Nhìn chúng giống như những phòng điện thoại công cộng. Bỏ tiền vào hộp, tha hồ rống, máy sẽ tự động quay phim mang về lấy le với bà con. Nếu thấy hát trong một không gian tĩnh như vậy chưa đủ phê, người ta có thể thuê taxi karaoke. Vừa di chuyển vừa hát. Trong xe có đủ bộ sậu. Tôi thấy chuyện này khá bất công. Khách hàng đã phải trả tiền taxi lại còn phải hát giúp vui cho tài xế, không được. Muốn được thì lại phải qua Phần Lan.
Tại Turku, nơi ông Nguyễn Bá Trạc đang an hưởng tuổi già, có dịch vụ trả tiền thuê xe bằng hát karaoke. Đó là loại xe taxi không có tài xế mang tên Fortum Singalong Shuttle do công ty năng lượng sạch Fortum điều hành. Tôi phải ghi nhớ cái tên này để lỡ có qua thăm ông bạn văn thì biết cách mà hưởng. Chỉ sợ tiếng hát của mình sẽ làm vỡ một dịch vụ dễ mến! Nếu vậy thì uổng cho mọi người. Vì xe họ dùng toàn là xe điện BMW! Loại thuê xe xịn trả tiền bằng cách cong người lên hát được ra mắt tại nhạc hội Ruisrock vào tháng 7/2018. Khách thuê xe cùng mọi người trong xe chỉ việc gân cổ lên hát. Nếu ngưng tiếng hát thì xe cũng ngưng chạy. Trên xe có màn hình cho khách chọn bài hát. Giám Đốc của Fortum, ông Jussi Malkia, giải thích: “Với singalong shuttle, chúng tôi muốn cho mọi người thấy một cách vui vẻ, thoải mái và dễ dàng như thế nào khi ngồitrên một chiếc xe điện không người lái”. Sau thời gian nhạc hội, dịch vụ này vẫn tiếp diễn liên tục trong những ngày cuối tuần.
Hãng tin Independent cho biết dịch vụ taxi này có mục đích khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động “vì một thế giới sạch cho tương lai”. Công ty Fortum đã vin vào sự nồng nhiệt của dân Phần Lan vào karooke để thực hiện loại taxi này. Chuyện gì chứ chuyện mê karaoke, dân Phần Lan là số dách. Năm 2016, đất nước này đã thành lập một thư viện karaoke, nằm trong hệ thống thư viện Tikkurila, ở thành phố Vantaa. Tại đây, mọi người có thể vào những hộp karaoke hát hò thả cửa. Ngoài ra, thư viện còn tổ chức các khóa học tâm lý cho người lớn, hướng dẫn họ cách xả stress khi cầm chiếc micro trong tay.
Hát karaoke trong xe taxi đã là một cuộc chu du đầy hứng thú, nhưng những ai có tham vọng cao hơn có thể hát karaoke trên trời! Trong khu vui chơi Tokyo Dome City của Nhật có một chiếc vòng quay cao nhất thế giới. Đó là vòng quay Ferris Big-O, có đường kính 60 thước, được sách kỷ lục Guinness công nhận vào năm 2006 là bánh xe quay cao nhất thế giới. Bánh xe có tất cả 40 cabin, trong đó có 8 cabin có dịch vụ hát karaoke. Trong suốt 15 phút của chuyến…bay, khách có thể ca hát inh ỏi trong cabin với những bài hát phổ thông nổi tiếng trên thế giới như “Let It Go” hoặc “Beauty and the Beast”. Tổng số có 50 bài. Giá mỗi cabin karaoke rẻ òm. Chỉ khoảng hơn 7 đô Mỹ. Mỗi cabin có thể chứa được bốn nhân mạng.
Hát trong hộp karaoke, trong taxi karaoke hay trong cabin trên trời, hay dở chỉ mình mình biết, mình mình hay. Những thứ độc đáo này là hàng hiếm. Phải qua Nhật hoặc Phần Lan mới được hưởng. Không muốn chi tiền máy bay hoặc không đủ khả năng mua vé máy bay, chúng ta vẫn cứ rống karaoke trước lỗ tai của mọi người. Dù biết rằng hát hay không bằng hay hát nhưng quả thật nhiều người trong chúng ta rất rộng lượng với tiếng hát của mình. Đã ai cầm micro mà lại nhún nhường cho là mình hát không hay. Vậy nên chúng ta nhiệt tình phổ biến văn hóa ngày đêm làm phiền hàng xóm chung quanh. Ông người Nhật Inoue đã phát minh ra chiếc máy khiến điếc tai hàng xóm thì cũng một ông người Nhật khác, ông Seiji Nakazawa, sáng chế ra một dụng cụ cứu tai hàng xóm. Trong những ngày nằm nhà buồn bã vì đại dịch, Seiji cũng muốn hát cho lên tinh thần. Nhưng nhà ở Nhật thường liền kề nhau, vách bằng ván hoặc giấy, cất tiếng hát thì hàng xóm phải làm thính giả bất đắc dĩ. Không muốn làm phiền người bên cạnh, ông sáng chế ra một thiết bị mà ông đặt tên là Hitori de Karaoke DX. Muốn cho dễ đọc ông chơi thêm tên tiếng Anh: One-Person Karaoke Deluxe. Thiết bị này trông giống như một chiếc ly có micro ở trong. Khi hát thì bịt chiếc ly vô miệng. Trong…ly có một lớp bọt cách âm hạn chế âm thanh thoát ra ngoài. Kết nối với một bộ nghe bịt vô tai, người ta tha hồ hát mà chỉ mình mình nghe, hàng xóm vẫn bình an thoải mái. Theo ông Seiji thì One-Person Karaoke Deluxe hiện có bán trên Amazon với giá 73 đô!
Tôi không dám khuyên mua vì sợ dân karaoke mắng không cho họ phổ biến tiếng hát vượt…không gian mà họ tự mến mộ. Hơi đâu vác vạ vào thân!
st. Show more 2 weeks ago


MẸ TÔI
Gia đình tôi là gia đình di cư. Năm 1954, đồng 18 tuổi, Bố Mẹ tôi nắm tay nhau xuống tàu Há Mồm xuôi Nam chạy trốn chế độ CS. Vào đến Sài Gòn, Bố Mẹ tôi khởi nghiệp bằng cách hành nghề viết Sách làm Báo. Năm tôi còn học Tiểu Học, Mẹ tôi dùng tư gia để...MẸ TÔI
Gia đình tôi là gia đình di cư. Năm 1954, đồng 18 tuổi, Bố Mẹ tôi nắm tay nhau xuống tàu Há Mồm xuôi Nam chạy trốn chế độ CS. Vào đến Sài Gòn, Bố Mẹ tôi khởi nghiệp bằng cách hành nghề viết Sách làm Báo. Năm tôi còn học Tiểu Học, Mẹ tôi dùng tư gia để thành lập Cơ Sở Ấn Loát Huyền Trân. Căn nhà này được cái sâu và rộng nên tôi thấy có đến cả trăm nhân viên nhà in làm việc suốt ngày. Chỗ thì chứa các máy in, chỗ thì để những hộc chữ bằng chì, phòng này đặt máy sén, cắt giấy, phòng kia cho giai đoạn khâu sách bằng chỉ của các cô các dì..v…v….
Trong giờ làm việc thì ôi thôi vui lắm. Tiếng máy in chạy rầm rầm xen lẩn tiếng nói, tiếng cười đùa, tiếng ca vọng cỗ…nó tạo nên một không khí rất sinh động.
Công nhân của nhà in thì rất quý Mẹ tôi qua cách cư xữ và đối đãi với họ rất tận tình chu đáo như đại gia đình. Tôi nghe bà thường nói, ngày thứ 6 là ngày vui nhất của Mẹ trong tuần đó con, vì ngày đó là ngày phát lương cho thợ. Nghĩ đến cảnh họ có tiền chạy về nhà dẫn vợ con đi chơi cuối tuần là Mẹ thấy vui rồi. Cái chân lý ấy đã thấm nhuần tôi cho đến mấy chục năm về sau này, tốt với nhân viên thì họ sẽ đối xử với mình y như vậy thôi.
Có thể nói là Mẹ tôi rất thương tôi, chưa bao giờ Mẹ tôi la rầy gì hết cho mặc tôi có phá phách kiểu gì đi nữa, Mẹ tôi chỉ nhìn và khuyên tôi thôi đừng làm vậy nữa nhe con. Hồi xưa kỷ thuật in ấn còn thô sơ chứ không viết bằng computer rồi in ra như bây giờ. Bài viết được thợ sắp chữ nhìn vào rồi bốc từng chữ chì cho vào cái khay, ABCD – sắc huyền hỏi ngã nặng, sắp được vài hàng là họ phải bỏ qua một bên rồi sắp tiếp, một trang bài có là thợ giỏi cũng mất khoảng 1/2 tiếng, khi đầy trang rồi thì lấy dây cói cột lại, xong họ cà mực lên chì rồi lăn qua giấy trắng, chữ chì ngược khi in qua tờ giấy sẽ hiện ra chữ xuôi...
Show more

...Dĩ nhiên là khi bốc từng chữ như vậy chắc chắn họ sẽ bốc lộn, Mẹ tôi sẽ coi lại những chỗ sai gọi là sửa Morát, bà lấy bút lôi ra sửa từng chữ rồi...MẸ TÔI
...Dĩ nhiên là khi bốc từng chữ như vậy chắc chắn họ sẽ bốc lộn, Mẹ tôi sẽ coi lại những chỗ sai gọi là sửa Morát, bà lấy bút lôi ra sửa từng chữ rồi trả về cho thợ sắp chữ, họ chỉ việc lấy cái nhíp gắp từng chữ sai ra rồi thay vào đó bằng chữ khác cho đúng. Bản chì đã sửa đủ thành trang, họ chồng lên nhau để chờ đưa vào máy in.
Thế mà ban đêm bọn con nít chúng tôi kéo nhau vô chạy nhảy trong nhà in làm lộn tùng phèo hết đống chữ ấy, kéo theo những chồng giấy in khổ báo lớn chất cao tới trần nhà xập xuống đổ ngổn ngang. Thế là sáng hôm sau những người thợ phải làm lại từ đầu. Họ báo cáo lên thì Mẹ tôi cũng không nói gì, bà chỉ yên lặng khi nhìn ra thủ phạm chính là tôi, rồi hiền từ nói, các con muốn chạy nhảy thì ra sân mà chơi nhé, đừng làm công việc nhà in của Mẹ bị chậm trễ.
Có những buổi trưa khi Mẹ tôi còn làm quản lý cho nhà in Hồng Lam trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm của Linh Mục Cao Văn Luận. Cha Luận từng là Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, sau bị chính quyền Ngô Đình Diệm thất sủng qua vụ Biến Động Miền Trung, cha có viết một cuốn Hồi Ký lẩy lừng tựa “ Bên Giòng Lịch Sử 1940 -1965 ”. Mẹ tôi cho tôi đi theo chơi quanh quẩn trong nhà in. Mỗi lần được gặp mặt, cha Luận lại dúi cho tôi nay thì vài cái kẹo, vài bữa thì cái bánh giò, nghĩ lại thật là hân hạnh cũng nhờ Mẹ tôi.
Rồi cũng có những lần, Mẹ tôi dắt tôi đi khám bệnh hay đi làm răng ngoài Sài Gòn, tôi rất ghét cái cha Nha Sĩ này ở gần VP Beer BGI cạnh hảng làm Nước Đá trên đường Hai Bà Trưng, khi xe xích lô ngừng trước cửa là tôi biết ngay, sợ lắm nhất định không dám vào, Mẹ tôi lại phải dụ ngọt mãi. Bù lại, cứ mỗi lần như thế là Mẹ tôi lại dắt tôi đi xem Ciné ở các Rạp như Eden, Đại Nam, Rex…., xong bà còn thưởng cho một chầu ở quán Kem Bạch Đằng đối diện Casino Sài Gòn vì tôi đã anh dũng hy sinh cái răng bị hư. Thiệt, răng bị sâu tôi còn không biết thế mà Mẹ tôi đã biết tỏng rồi…
Khoảng đầu thập niên 70′ Mẹ tôi vừa làm nhà in, vừa mở thêm Vườn Trẻ Anh Vũ theo phương pháp giáo dục Montessori, bà mướn trọn cái nhà lầu 2 tầng kế bên có cái sân rất rộng, rồi đập luôn cái tường cho thông qua nhau. Ban ngày phụ huynh gửi trẻ, tối về hết thế là bọn chúng tôi lại có thêm đất để chạy nhảy bắn súng chơi 5 -10. Hò hét vui thật vui, lũ con nít trong xóm thòm thèm muốn vô chơi phải xin vào à nhe, nên tôi rất có thớ, đứa nào cà chớn tôi tống cổ ra nên tụi nó một phép. Ỷ Mẹ mà, có quyền vênh váo chút chứ.
Ngoài 2 Cơ Sở nêu trên, Mẹ tôi còn phụ trách trang Nhi Đồng trong Báo Hòa Bình của Linh Mục Trần Du trên đường Phạm Ngũ Lão, trang Phụ Nữ trong Báo Dân Chủ thuộc Đảng Dân Chủ của ông TT Thiệu trên đường Hiền Vương. Đồng thời vào năm 1971, Báo Thiếu Nhi cũng ra đời, bà là Tổng Quản Trị và đồng phụ trách trang Vườn Hồng mà chủ nhiệm là ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí và chủ bút là nhà văn Nhật Tiến. Thời gian này nhà tôi còn đông nữa, Mẹ tôi tận dụng luôn mấy phòng trên để làm Tòa Soạn. Hàng ngày thì các cô chú trong Ban Biên Tập tới làm việc, cuối tuần thì mở cửa đón các thiếu niên vào Thư Viện Báo Thiếu Nhi đọc sách, sinh hoạt Gia Đình Thiếu Nhi. Báo Thiếu Nhi còn mở lớp dạy ORIGAMI – Nghệ Thuật Gấp Giấy của Nhật Bản nữa chứ. Nói chung Mẹ tôi đầu tắt mặt tối, nhưng hình như càng thấy đông con nít lại càng làm cho bà vui, chẳng bao giờ thấy Mẹ tôi kêu ca phiền hà gì.
Năm tôi lên lớp 6, chắc phá quá nên Mẹ tôi cho tôi vào trường nội trú Don Bosco ở Thủ Đức. Cuối tuần thứ 7 có xe Bus chở về, ngày chủ nhật họ lại đón đi. Dĩ nhiên là bị bắt vào khuôn khổ kỷ luật của các Linh Mục người Hòa Lan thì làm sao tôi thích được. Thế là tôi dùng 500$ mà cứ mổi tuần Mẹ tôi dúi vào tay khi ra đi ngày chủ nhật, tôi mua kẹo Cam kẹo Dâu trong cái hộp sắt ở Căn Tin rồi chờ thứ 7 đem về tặng Mẹ như là quà hối lộ. Năn nỉ ỉ ôi riết qua năm lớp 7 vì thương tôi nên Mẹ tôi cho tôi về học Lasan Hiền Vương - Sài Gòn.
Vì trong giới Nhà Văn Nhà Báo, Bố Mẹ tôi có rất đông thân hữu. Từ nhà văn Duyên Anh, Mai Thảo, Nguyễn Hiến Lê, Cung Tích Biền, Sơn Nam..v…v… cho tới Nguyễn Thị Vinh, Minh Đức Hoài Trinh, Minh Quân,Tuệ Mai….Riêng nhà văn Nguyễn Thị Vinh còn nhận tôi là con nuôi, mà tôi xưng lại là Me Vinh. Hầu như gần hết các Văn Nghệ Sĩ ở Sài Gòn thường xuyên lui tới thăm viếng ông bà cụ và nhiệm vụ của tôi là bưng nước. Còn đãi tiệc thì có thể nói là thường xuyên. Cứ mổi lần đi học về xuống nhà bếp là thấy Mẹ tôi và 3 bà người làm tất bật lo chuẩn bị, thường thì Mẹ tôi đãi khách bằng các món Miền Bắc như Bánh Tôm Cổ Ngư, Chạo Tôm, Nem Rán Cua Bể, Giả Cầy hay Bún Thang, Bún Ốc..v..v…Thế là tôi lại có dịp được uống nước Xá Xị, nước Cam thả giàn. Chai ướp lạnh khui ra cứ vậy mà nốc.
Ngày 30/4/75 đại họa ụp xuống thế là Mẹ tôi bị mất hết. Nhà in dẹp tiệm, Vườn Trẻ giải tán, toàn bộ Báo Chí của Miền Nam Tự Do bị cấm đoán, chỉ có Nhật Báo Tin Sáng của Dân Biểu nằm vùng Ngô Công Đức là được ra lại vào tháng 7/1975 vì Võ Văn Kiệt cần một tờ báo của chế cũ để tuyên truyền. Đã thế vào tháng 9/1975, Ủy Ban Quân Quản còn ra lệnh đổi tiền, cứ 500$ tiền VNCH đổi được 1$ tiền mới. Mỗi gia đình được phép đổi 100,000$ VNCH tức là chỉ được 200$ tiền Việt Cộng. Gia đình nào có trên 100,000$ VNCH thì kể như mất sạch. Cú này là đòn chí tử đánh vào những gia đình trung lưu ở Miền Nam. Mẹ tôi kể như trắng tay sau 20 năm tích lũy.
Miền Nam sau ngày Sài Gòn tắt bóng, người dân sống trong cảnh lo âu sợ hãi. Không biết đêm nào Công An sẽ gõ cửa bắt đi vì lý do nào đó. Tuy vậy, ở một khóa học tập gọi là “ Khóa Bồi dưỡng Chính Trị dành cho Văn Nghệ Sĩ ”, Mẹ tôi đã đứng lên chỉ mặt vào một Cán Bộ Miền Bắc tên Mai Quốc Liên, khi ông ta dám tuyên bố rằng “ Các anh các chị làm đừng trông mong vào việc cầm bút trở lại. Bởi vì miền Nam các anh các chị làm gì có văn hóa! ” Mẹ tôi hỏi: Anh vào trong Nam được bao lâu rồi, và anh đã đọc được bao nhiêu tác phẩm của miền Nam rồi mà anh dám nói miền Nam không có văn hóa? Làm hắn cứng họng.
Là con người đầy nghị lực, Mẹ tôi lại lăn ra đường kiếm sống cũng như hàng triệu người Miền Nam khác, bằng cách mở Quán bán Bánh Tôm Cỗ Ngư tại Hồ Con Rùa trước cửa Viện Đại Học Sài Gòn (tôi có bài viết kỷ niệm về Quán Bánh Tôm này, link đính kèm), Một thời gian sau cũng không xong phải dẹp tiệm vì bị Công An rình rập, về nhà bà đi vay mượn rồi lại mở Cơ Sở Sản Xuất Nước Đá. Thấy có vẻ xôm trò, thế là Ủy Ban Nhân Dân Phường bắt phải đưa vào Hợp Tác Xã, tức mình Mẹ tôi dẹp luôn, nhất định không dây dưa gì đến chúng nó.
Trong thời gian này, một hôm tôi thấy có Ký Giả – Phóng Viên Chiến Trường Kiều Mỹ Duyên tới nhà sầm sì gì với Mẹ tôi chuyện gì đó. Vài ngày sau thì tôi thấy có một người đàn ông lạ mặt tới ở tuốt đàng sau nhà, căn phòng này xưa là cái kho nhỏ cạnh nhà tắm. Ông ta không bao giờ ra đường, tôi cũng không rõ ông ta ăn uống thế nào. Rồi mãi sau này tôi mới biết ông ta tên Nguyễn Phúc Vĩnh Tung, là sỹ quan QLVNCH, chồng cô Kiều Mỹ Duyên trốn tù cãi tạo về TP. Thế mà Mẹ tôi ra tay giúp đỡ bao che cho. Thiệt, chúng mà bắt được thì Mẹ tôi có môn rũ tù, nhưng bà vẫn tĩnh bơ làm như không có chuyện gì xảy ra. Ông Vĩnh Tung sau cũng tìm ra đường đi vượt biên và đã đến được bến bờ tự do vào năm 1979.
Thời gian sau Mẹ tôi nhờ quen biết nên được ông Lý Thái Thuận một người Việt gốc Hoa, Giám Đốc nhà in Alpha mời về làm xếp khâu sửa Morát có biên chế nhà nước. Mừng quá bà nhận lời ngay. Thế là ngày qua ngày Mẹ tôi lại đạp xe đạp từ Cổng Xe Lữa Số 6 đi làm Công Nhân Viên ở đường Phạm Ngũ Lão gần chợ Thái Bình. Có lần mãi đến tối mịt mới thấy Mẹ tôi về, mồ hôi nhễ nhãi, trời ơi Mẹ tôi phải dắt xe đạp bị đứt Dây Sên từ đường Kỳ Đồng về tới nhà vì không đủ tiền sửa. Dây Sên phải thay mới. Nhưng bà vẩn hớn hở, vì trong giỏ hôm đó là ngày Mẹ tôi được mua Nhu Yếu Phẩm có 1 ký thịt heo. Nhìn Mẹ mà tôi chảy nước mắt nhưng không làm gì được cho Mẹ.
Nhưng cũng nhờ sự quen biết này mà Mẹ tôi mới vay được tiền ông Lý Thái Thuận để lo cho 2 anh em tôi đi vượt biên. Ngày chia tay xuống bãi vào cuối Hè năm 1979, Mẹ tôi dúi vào tay tôi một chỉ vàng rồi ôm tôi khóc, Mẹ không biết con sẽ đi về đâu, nhưng nếu có thoát được ráng cho Mẹ biết để Mẹ khỏi lo, tôi biết chắc rằng Mẹ tôi sẽ không ngủ được. May sao, rời Ngọc Hà ghe của tôi lênh đênh trên Biển Đông khoảng 1 tuần thì được tàu của Hoàng Gia Na Uy vớt lên đem vào Singapore. Nhập trại xong là tôi mò ra Sembawang đánh điện cấp tốc ngay về cho Mẹ chỉ với 1 hàng chữ “Cam on co chu Thuan”, cho khỏi lộ chuyện gia đình có thân nhân đã đào tẩu với bọn Công An khu vực.
Lại nữa, không có Mẹ tôi lo cho đi thì ở lại cũng đi đạp Xích Lô chứ khá gì nổi ở cái xứ Xếp Hàng Cả Ngày ấy.
Mẹ tôi chia ra cho cả gia đình đi vượt biên thành 3 chuyến. May sao cả 3 đều trót lọt và cùng gặp nhau tại California. Năm 1981 qua tới, bà lại làm lại từ đầu. Bố mẹ tôi chở nhau đi học điện cho thực tế, hồi xưa có trường Control Data Institute ở Anaheim, không biết bây giờ còn không. Sau đó cả 2 ông bà đều ra trường với tấm bằng Technician điện. Sau Hảng Verifone chuyên sản xuất máy cà credit card, nhận cả 2 vào làm Electronic Technician cho tới ngày Bố Mẹ tôi nghỉ hưu, tính ra Mẹ tôi làm cho Verifone cũng được 20 năm.
Sau khi nghỉ hưu có thời giờ rãnh rỗi, Mẹ tôi bắt đầu dồn nỗ lực vào việc nghiên cứu kinh kệ. Bà phụ trách và biên soạn cho chương trình về Phật Pháp Tuệ Đăng hàng tuần trên đài Hồn Việt TV phát đi khắp 50 TB và Canada. Ngoài ra Mẹ tôi còn dịch sách của Triết Gia Krishnamurti sang Việt Ngữ, cũng như phụ trách điều hành trang website khaiphong chấm net cho dân mạng mở mang kiến thức về các vần đề Khoa Học Xã Hội.
Nói thật, Mẹ tôi sinh tôi ra, lo lắng cho tôi từng li từng tí, cái gì tôi thích bà cũng chiều. Muốn đi chơi, Mẹ cho tiền. Muốn xe đạp có xe đạp, muốn Giầy mới, đồ mới, mẹ tôi trước sau gì cũng xì tiền cho tôi mua. Chẳng bao giờ thấy Mẹ lôi la mắng gì cả. Ngay đến cái Sổ Học Bạ hồi xưa, tháng nào mà tôi bị xuống hạng.Tôi cũng cầu cứu Mẹ tôi đưa Bố tôi ký cho xong chuyện còn đem đi nộp..
Ngày Mẹ tôi nghỉ hưu, bà có tiền hưu, tiền già, chẳng khi nào bà cần gì từ anh chị em chúng tôi. Nói đúng ra thì tôi chưa lo cho Mẹ tôi được ngày nào, thứ vô cùng vô dụng đối với Mẹ tôi. Nhưng đôi khi tôi cũng có chút an ủi làm cho Mẹ tôi vui, số là thế này. Cách đây 10 năm sau khi giá Địa Ốc bị sụp đổ. Tôi xoay qua nghề nhập các loại máy về Massage vô Mỹ bán, máy thì ôi thôi tôi có đủ hết. Massage bụng, cổ, vai, lưng, tay, chân, đầu, mặt...nói chung là các loại các kiểu đủ hết. Mà Mẹ tôi sau này lại hay bị đau nhức vì hồi xưa trước 1975, có lần bà bị Xe Lửa đụng. Đúng vậy, Xe Lửa đụng nát chiếc xe hơi bà đang đi tại Cổng Xe Lửa Số 6 đâm ra Bệnh đau nhức nó cứ theo bà từ dạo đó. Thế là tôi mang đủ loại Massage qua cho Mẹ tôi trị bệnh, mang nhiều đến nỗi bạn bè của Mẹ tôi đến chơi họ còn nói dỡn, cứ tưởng như đang lạc vào GYM. Nhờ vậy mà bệnh đau nhức của Mẹ tôi cũng bớt nhiều, lại còn không phải mổ chân theo lời một ông BS kia súi bậy.
Có cái đưa máy mới thì lúc nào Mẹ tôi cũng áy náy vì sợ tôi cần hàng để bán cho khách. Tôi phải năn nĩ, Mẹ ơi, máy con có cả kho mẹ cứ sài đồ mới đi…mãi bà mới chịu nhận. Đấy, đến cuối đời Mẹ tôi vẫn lo cho tôi chẳng khác gì ngày tôi còn bé.
Mẹ tôi là người ăn chay trường từ 30 năm nay. Bà sống rất đạm bạc, vui vẽ, lạc quan, yêu đời. Cách đây vài tuần, BS phát giác ra Mẹ tôi trở bạo bệnh vào thời kỳ cuối. Không than van, không rên siết, không làm phiền tới ai. Mẹ tôi đã ra đi thanh thản vào trưa ngày hôm qua Aug 26th, 2020 với đầy đủ con cháu chung quanh.
Mẹ ơi, tối hôm qua lúc xe Nhà Quàn tới đưa Mẹ đi, tụi con tiển Mẹ cho tới giờ xe lăn bánh. Kỷ niệm của những năm tháng thời thơ ấu lại trở về đầy ắp trong tâm trí. Bao nhiêu âu yếm ân cần mà Mẹ cho tụi con nay đã trở thành dĩ vảng. Ước gì Mẹ ráng ở lại thêm được ngày nào hay ngày đó thì vui biết mấy, hay là Mẹ quay luôn về sống lại những ngày xưa ấu thơ của tụi con thì càng tốt. Con sẽ chạy quanh Mẹ để Mẹ xoa đầu gọi “Trụ của Mẹ”, Mẹ phải đền cho con khi con bị té, Mẹ phải đền từng mủi chích, từng cái răng khi con bị nhỗ, nhất là phải có Mẹ con mới lên mặt được với chúng nó.
Nhưng ước gì thì ước vậy thôi chứ Mẹ đã ra đi thật rồi thì con xin kính chúc Mẹ được thảnh thơi trên cõi Vĩnh Hằng. Đời Mẹ đã hy sinh cho tụi con như thế là quá đủ, Mẹ đừng bận tâm nữa Mẹ nhé.
Con của Mẹ.
Michael Bùi
Aug 27th,2020 Show more 3 weeks ago


Michael Trụ Bùi là con trai của nhà văn Nhật Tiến và nữ sĩ Đỗ Phương Khanh đã ra đi trong tháng 8, 9 2020.
Cũng có bài viết về Bố Tôi của Michael Bùi, bài viết dài như trên. Show more 3 weeks ago


Mẹ tôi người làng Hành Thiện, Nam Định. Ông Nội của Mẹ tôi chống Pháp bị chém đầu chung với Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám vào năm 1913. Mẹ tôi...BỐ TÔI
Mẹ tôi người làng Hành Thiện, Nam Định. Ông Nội của Mẹ tôi chống Pháp bị chém đầu chung với Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám vào năm 1913. Mẹ tôi có người anh cả là bác Quỳnh đi theo Việt Minh cũng chống Pháp. Việt Minh trong giai đoạn này là liên minh chính trị cánh tả mang danh nghĩa trung lập với mục đích công khai là “Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái để chống thực dân Pháp”. Về sau bác Quỳnh bị Việt Minh thủ tiêu vì không phải là người Cộng Sản mà bác đi theo Đảng Tân Dân Chủ. Lớn lên khi dọn về Hà Nội, gia đình Mẹ rất khá giả vì ông Ngoại tôi là nhà thầu cho mỏ than Hòn Gai tại Quảng Ninh. Sau khi Việt Minh chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp Định Đình Chiến Geneve được ký kết, ông Ngoại tôi tức tốc bán tống bán tháo tài sản để di cư vào Nam, tránh bị đấu tố khi đã biết quá rõ bản chất của người Cộng Sản là gì.
Bố tôi gốc Hà Thành, có hai anh chị cũng đi theo Việt Minh chống Pháp và người anh kế là bác Tân thì lại đi theo chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Bác Tân tốt nghiệp khóa Sỹ Quan Hải Quân ở Nha Trang mang quân hàm Thiếu Úy và vì tin theo Hiệp Định Geneve năm 1956 sẽ có Tổng Tuyển Cử, hai miền Nam-Bắc sẽ thống nhất, nên bác quay về Hà Nội.
Thủ Tướng Ngô Đình Diệm làm cuộc Trưng Cầu Dân Ý và truất phế Vua Bảo Đại vào năm 1955. Sau đó ông Diệm cũng tuyên bố sẽ không tổ chức cuộc Tổng Tuyển Cử ở Miền Nam như đã dự định vào năm sau 1956, vì ông cho rằng bầu cử ở Miền Bắc mà do Đảng Lao Động (Cộng Sản) tổ chức thì chỉ là trò bịp bợm không công bằng, vì thật sự người dân Miền Bắc làm gì có tự do mà đi bầu. Vậy là cuộc Tổng Tuyển Cử theo Hiệp Định Geneve kể như bị hủy bỏ. Bác Tân dính luôn ngoài Bắc rồi bị vùi dập cho đến cuối đời vì lỡ mang cái mác từng đi lính Quốc Gia.
Trong bối cảnh đó, một bên nhất quyết bỏ xứ vào Nam, một bên muốn ở lại. Thế là ông Ngoại tôi phải tới nhà ông Nội tôi xin cho Bố tôi đi theo, sau một lễ cưới gấp Mẹ tôi cho kịp ngày di cư.
Vào Sài Gòn, Bố tôi bắt đầu gầy dựng sự nghiệp qua nghề làm báo viết văn. Ông hoạt động rất tích cực và cũng dấn thân vào chính trị qua ngòi bút. Cuối năm 1955 khi tác phẩm đầu tay “Những Người Áo Trắng” ra đời, Bố tôi chính thức bước vào thế giới văn nghệ sĩ và đã được văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam của Tự Lực Văn Đoàn giới thiệu vào Trung Tâm Văn Bút Việt Nam vào năm 1958. Sau này, Bố tôi giữ chức Phó Chủ Tịch cho tới ngày mất nước.
Ông Nhất Linh tuẫn tiết vì chống chính phủ Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp các phần tử đối lập. Cái chết của ông là một thảm kịch và đã tạo xúc động lớn lao cho giới trẻ sinh viên học sinh tại miền Nam dạo đó. Ở đám tang của ông vào ngày 13 tháng 7 năm 1963, gần bốn tháng trước khi chế độ nhà Ngô bị đảo chánh, Bố Tôi lúc đó mới 27 tuổi đã được hân hạnh đọc điếu văn. Ông ràn rụa nước mắt nói về cố văn hào Nhất Linh như sau: “Văn hào đã hình thành sứ mạng cao quý của người cầm bút. Văn hào đã nêu cao sĩ khí bất khuất của truyền thống những nhà văn chân chính”.
Bố tôi tuy là nhà văn nhưng thật sự ông kiếm kế mưu sinh nuôi nấng đàn con bằng nghề nhà giáo. Bố tôi dạy Vật Lý-Hóa Học cho nhiều trường công tư thục ở Sài Gòn, như Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Bồ Đề, Phan Sào Nam..v.v… Đối với quân đội, ông cũng là giảng viên đứng lớp về các khóa chính trị cho các sỹ quan quân lực VNCH ở Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Mỗi sáng thứ Hai hàng tuần, Bố tôi còn viết bài diễn văn cho Trung Tướng Trần Văn Trung để đọc dưới chân cột cờ trong trại Lê Văn Duyệt. Tôi còn nhớ hàng ngày Bố tôi tha về hàng xấp tài liệu đã đánh máy sẳn rồi sai tôi đi ra tiệm quay ronéo. Quay ronéo đại khái giống như máy photocopy thời nay nhưng phải quay bằng tay. Hồi xưa các trường trung học ra báo Xuân thường sử dụng kiểu quay ronéo này. Nhìn vào bài học thì nói chung là về “Tuyên Truyền và Phản Tuyên Truyền”. Cũng như bài vở về Lý-Hóa, Bố tôi cũng cần quay ronéo những tài liệu này ra hàng trăm copy để phát cho học sinh. Sau khi mang về sắp xếp trang thứ tự và hoàn thành nhiệm vụ, Bố tôi thường thưởng cho anh em tôi mỗi đứa một cái bánh giò hay bánh chưng mà có một bà đội nguyên cái thúng trên đầu đi rao bán hàng ngày ngang xóm.
Nói chung thời thơ ấu của anh chị em chúng tôi có thể nói là rất êm đềm. Cuối tuần Bố tôi thường nhét cả một gia đình chín người vào chiếc xe hơi của ông rồi chở cả đám đi chơi. Tuần thì đi bát phố Bonard ăn kem Pôle Nord hay vào chợ An Đông ăn Cơm Gà Siu Siu. Có tuần thì cả nhà đi xem ciné sau khi lang thang thương xá Tam Đa hay Tax và phố sách Lê Lợi. Hoặc có dịp thì Bố lôi cả lũ đi Sở Thú hay ra Vũng Tàu cho tắm biển.
Nhưng có lúc chúng tôi cũng bị Bố tôi bắt nằm xuống hết rồi quất cho mỗi đứa vài roi, từ trên xuống dưới. Bố mới giơ roi lên chưa hạ xuống là cả lũ đã bù lu bù loa khóc lóc than “đau quá, đau quá rồi” làm bố tôi cũng phì cười. Riêng tôi thì có một hôm tôi nhớ hoài. Lần đó tôi đã sẳn sàng chịu đựng, mặc hai, ba cái quần xà lỏn dày lên cho đỡ đau. Cả ngày cứ như người mất hồn vì sợ do lần này tội quá nặng. Khi Bố tôi bước vô nhìn tôi một lúc lâu rồi không nói câu nào, bỗng nhiên ngồi phịch xuống ghế sa-lông. Hình như là ông đã quá chán nản, có thể nói tôi là cái thứ quá bất trị, rồi ông đứng lên bỏ ra ngoài. Đó là lần cuối cùng Bố tôi không muốn sử dụng roi vọt gì đối với tôi nữa. Bị quất tuy đau nhưng tôi vẫn lì, nhưng chính vì lần đó ông không nói gì nên tôi mới nhớ, không bao giờ tôi dám tái phạm lần nữa.
Có hai ngày mà tôi để ý thấy Bố tôi lặng người ngồi ngoài sân hàng giờ không nói câu nào. Đó là 27 tháng 1 năm 1973, ngày chính thức đình chiến giữa hai miền Nam-Bắc.
Bố tôi thắp nhang ở Bàn Thờ Ông Bà Nội,cầu nguyện từ
đây đất nước sẽ không còn tiếng súng, tiếng bom đạn. Nhưng mực ký chưa ráo thì Việt Cộng đã trắng trợn vi phạm Hiệp Định Paris,chúng lại giở trò pháo kích, giật mìn, quậy phá.
Rồi đến ngày 30/4 năm 1975. Bố tôi ra lệnh cho anh em tôi đốt hết tài liệu từ trường Chiến Tranh Chính Trị mà tôi thấy từng thùng với những trang giấy plastic viết bằng bút lông màu lên trên, giống như kiểu projector đặt trên mặt kính, có đèn ở dưới chiếu sáng lên phông vải trắng. Bố tôi còn cẩn thận lấy kéo cắt nhỏ từng tờ ra rồi quăng vào đống lửa. Đốt hết, tài liệu, sách báo nào liên quan tới chính trị đốt sạch. Nội đổ ra sân rồi lựa ra đốt cũng đến tối mịt mới hết, bắt đầu từ lúc những binh đoàn Motolova của Cộng Sản đã tràn vào tiếp quản Thủ Đô Sài Gòn.
Cũng may hồ sơ trong Cục Tâm Lý Chiến đã được thiêu hủy kịp và không bị ai chỉ điểm. Bố tôi được đi dạy học lại tại trường Hưng Đạo trên đường Cống Quỳnh. Làm nghề thầy giáo ở dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, có thể nói là Bố tôi cực kỳ chán nản. Ông có viết một tác phẩm kể rõ những hỉ nộ ái ố có tựa “Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác”. Giai đoạn này gia đình tôi cũng dọn hẳn về mặt tiền đường Bùi Viện, chỉ cách trường Hưng Đạo 50-70 mét, mà bây giờ là Phố Đi Bộ hay họ còn gọi là Phố Tây Ba Lô.
Về đây cạnh xóm Sáu Lèo, không khí rất xô bồ vì ở trong khu vực Ngã Tư Quốc Tế (Bùi Viện-Cống Quỳnh-Phạm Ngũ Lão-Đề Thám), dân cư đông đúc thuộc giới lao động tạp nhạp nên không bị để ý như hồi còn ở nhà cũ đường Thiệu Trị. Đã thế vì gần trường Hưng Đạo nên học trò của thầy Tiến ngày nào cũng lũ lượt ghé thăm thầy, ra vô nườm nợp. Rất tiện lợi cho Bố Mẹ tôi toan tính chuyện cho cả gia đình đi vượt biên.
Năm 1980, Bố Tôi đi chuyến thứ hai qua tới được Songkla của Thái Lan. Vào thời đó, bọn hải tặc Thái Lan hoành hành ác độc dữ lắm. Nhập trại Bố tôi cùng hai nhà báo Dương Phục và Vũ Thanh Thủy đã cùng nhau viết lên bản cáo trạng “Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan” mà chính bố tôi là một trong 157 nhân chứng đã bị chúng nó kéo vào đảo Kra, rồi gửi lên Liên Hiệp Quốc (LHQ). Bản cáo trạng này đã làm thức tỉnh lương tâm nhân loại. Sau đó LHQ đã thành lập một Ủy Ban tạo sức ép cho Hải Quân Hoàng Gia Thái phải đi lùng bắt hải tặc. Kết quả là một số hải tặc đã bị đồng bào ta ra tòa chỉ mặt, phải chịu án tù. Cũng nhờ vậy mà sau này vấn nạn hải tặc cũng bớt đi nhiều vì chúng nó cũng biết sợ.
Tới California năm 1981, lúc này Mẹ tôi qua được từ Mã Lai trong chuyến vượt biên thứ ba. Bố tôi mướn được một căn nhà ở đường King tại Santa Ana, ông gom đàn con lại hết. Bố tôi may được nhà báo Bùi Ngọc Đường của tạp chí Khai Phóng mách cho cách kiếm tiền bằng nghề cắt cỏ. Ông tốt bụng còn chia cho Bố tôi khởi đầu bằng một số account ở vùng Glendale cách Santa Ana khoảng 50-60 miles. Thế là Bố tôi sáng sớm phải khởi hành mang theo máy cắt cỏ, máy thổi bụi, bao rác..v..v….trên chiếc xe truck cũ rích. Đôi khi tôi cũng đi theo Bố tôi để phụ việc hay đi phát flyer để kiếm thêm account. Ác nỗi cái vùng nhà giàu này toàn nhà lớn trên đồi. Đi bộ lên dốc quăng tờ quảng cáo “Mr. Lee Landscaping” cả block mới được có vài căn, toát cả mồ hôi. Nhưng cắt cỏ cho nhà giàu thì họ trả cao vì lắm việc và có nhiều tiền tip. Đến chiều thì xe truck đã chất đầy bao rác rồi mang ra landfill đổ. Bố tôi nói, nghề này tuy cực nhưng đó là cách kiếm tiền lương thiện chân chính, vì mình mới qua, cho dù có khó khăn cỡ nào đi nữa cũng còn tốt hơn gấp trăm lần phải sống dưới chế độ Cộng Sản. Với chân lý ấy, tôi chẳng bao giờ thấy Bố tôi bực dọc hay cằn nhằn gì cả vì đã chấp nhận hoàn cảnh như hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ xứ ra đi, trên đường đi tìm tự do.
Rồi khó khăn gì cũng qua đi. Sau Bố tôi cùng Mẹ tôi đi học điện tử lại ở trường Control Data Institute, cả hai ra trường với tấm bằng Electronics Technician và cùng đi làm cho hãng Verifone chuyên sản xuất máy cà thẻ credit card cho tới ngày về hưu.
Năm 1991, nghe tin bác Tân ngoài Bắc bị bệnh nặng thiếu thốn đủ thứ. Từ ngày đi di cư vào Nam năm 1954, Bố tôi vẫn chưa được gặp lại các bác tính ra đã 37 năm ròng. Tôi đã tháp tùng theo Bố tôi về Hà Nội năm đó. Ôi thôi Bố tôi quá xúc động và thật sự cảm thông cho dân tộc Việt đang bị chà đạp dưới chế độ phi nhân Cộng Sản. Đời bác Tân đúng là sai một ly đi một dặm. Phải chi ngày ấy bác đừng quay về Hà Nội thì cuộc đời của bác đâu đến nỗi bị đọa đày triền miên đến thế này.
Bố tôi cũng có người em mà tôi gọi bằng chú, tên Bùi Nhật Tuấn. Lúc này ông cũng đã thành danh ở Miền Bắc với một sự nghiệp viết văn đồ sộ không kém Bố tôi. Thời chinh chiến ông đi bộ đội, rất bất mãn với chế độ nên hai ông rất tâm đầu ý hợp. Tác phẩm ” Đi Về Nơi Hoang Dã” của chú Tuấn bị đánh giá là chống Đảng bêu xấu lãnh đạo. Nó moi ra những cái vô lý của cuộc sống mà con người chỉ biết tuân theo mệnh lệnh, có chết đói rã họng cũng phải chịu đựng vì cấp trên, tức Đảng ta thì không bao giờ sai cả, có khó khăn gì đi nữa cũng phải ráng mà khắc phục. “Đi Về Nơi Hoang Dã” có ý tưởng đả phá Cách Mạng như các tác phẩm” Những Thiên Đường Mù” của Dương Thu Hương, “Mùa Lá Rụng Trong Vườn” của Ma Văn Kháng, “Thời Xa Vắng” của Lê Lựu, “Nỗi Buồn Chiến Tranh” của Bảo Ninh. Ở thời gian này, nhờ sự cởi trói cho giới văn nghệ sĩ của Nguyễn Văn Linh nên trong Việt Nam nở rộ ra phong trào “Văn Nghệ Phản Kháng” kiểu như phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm” thời 1955-1958.
Thế là khi quay về Mỹ, Bố tôi cùng nhà văn Bùi Nhật Tuấn có viết chung một tập truyện tựa “Quê Nhà – Quê Người”. Cuốn này gom những truyện ngắn của Nhật Tiến – Nhật Tuấn có nội dung nói lên những bất công của xã hội VN dưới chế độ CS. Đồng thời Bố tôi cũng tập trung truyện ngắn của 27 nhà văn Hải Ngoại cộng 67 nhà văn phản kháng trong nước để ra mắt tác phẩm “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương” ngõ hòng tiếp sức cho cao trào phản kháng trong nước đang dâng cao (sau bị cấm), gộp lại toàn là những tác giả có xu hướng bất mãn chế độ CS như Tướng Trần Độ, Đại Tá Nguyên Ngọc, Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập .v…v..
Với cả một công trình tim óc của cả trăm tác giả trong và ngoài nước như thế nhưng có một số người ở hải ngoại đã cắt xén những câu văn qua lời giới thiệu của Bố tôi để vu khống tập truyện “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương”. Nào là công cụ của Đảng ta, nào là hòa hợp hòa giải với tà quyền, nào là bợ đít chế độ đương thời. Chưa thỏa mãn, họ còn đi vu cáo Bố tôi tiếp tay với nhà văn Bùi Nhật Tuấn để nhuộm đỏ hải ngoại, trong khi hỏi tới thì chính họ cũng chưa từng đọc qua tập truyện đã được gom lại của cao trào phản kháng này, mặt mũi trang bìa ra sao, màu gì, họ cũng không hề biết. Ông Nhật Tuấn cũng đã ra đi vào ngày 6/10/2015.
Qua danh nghĩa chống Cộng họ viết bài đánh phá Bố tôi triền miên từ năm này qua năm khác, cứ toác miệng ra vu khống chửi bới cho sướng cái mồm, khốc liệt đến nỗi chính những tác giả ở Hải Ngoại có bài trong “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” cũng phải e dè, không có một lời thanh minh thanh nga trong khi Bố tôi đang bị đánh hội đồng. Diễn biến này đã làm cho Bố tôi già đi nhiều vì quá chán nản và không còn muốn dấn thân đấu tranh gì nữa cho các phong trào đấu tranh dân chủ cho quê hương. May là sau có một nhóm bênh vực qua “Lá Thư Ngỏ” của nhà văn Vũ Huy Quang đưa ra và một bài viết lý luận trên tạp chí Hợp Lưu bênh vực “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” do nhà văn Phan Tấn Hải viết. Khi tôi hỏi tới, thì Bố tôi nói Bố tôi sẽ trả lời những định kiến xuyên tạc khi đúng lúc. Quả tình, cách đây sáu, bảy năm, ông đã đi tìm lại sự thật cho “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương”, ơn đền oán trả phải sòng phẳng qua tác phẩm: “Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi” (link đính kèm).
Những tác phẩm của Bố Tôi viết sau này được Nhà Xuất Bản Huyền Trân mà Bố tôi giao cho tôi làm Giám Đốc, đã tái bản lại hầu hết. Tôi có đề nghị và được ông đồng ý là gửi tặng toàn bộ tác phẩm của Nhật Tiến cho tất cả thư viện ở những trường đại học lớn khắp 50 Tiểu Bang. Thế là tôi lên danh sách mấy trăm cái thư viện và đã làm trọn nhiệm vụ đó để mai sau có những học sinh cần sách Việt Ngữ sẽ kiếm được sách của Bố tôi mà trau dồi.
Hồi xưa ở Sài Gòn, Bố tôi đầu tắt mặt tối lo dạy học, viết văn và làm báo, không có thời giờ nhiều nên ít khi ngồi chơi với anh em chúng tôi. Nhưng sau này khi về hưu, Bố tôi đã dành hết thời gian cho các cháu nội ngoại. Ông đưa đón các cháu đi học, dẫn đi Pick ‘n Save, tiệm 99 cents mua đồ chơi, hoặc ông gấp Origami hay photoshop các loại hình thú vật, Superman cho các cháu cắt. Rồi khi chúng nó lớn lên thì thỉnh thoảng ông dúi tiền cho chúng nó xài, sợ bố mẹ các cháu không cho lấy. Có mấy năm sau này vì tuổi già, sức khỏe của Bố tôi càng ngày càng suy yếu, đến cái chữ ký tặng sách tôi xin Bố ký mà Bố tôi cầm bút cũng khó khăn. Tôi phải đề nghị đi làm cái triện son, Bố khỏi cần ký nữa, cứ dùng triện son mà ấn vào sách thay cho chữ ký.
Lúc một giờ sáng đêm hôm qua nghe tin Bố tôi khó thở. Tức tốc tôi chở Bố tôi vào bệnh viện Kaiser ở Irvine. Trên đường đi tôi nắm lấy bàn tay gầy guộc của Bố mà linh tính như có chuyện chẳng lành. Người Bố tôi đã nhũn ra như không còn một chút sinh lực nào hết, tôi phải bế Bố tôi mà hồi tưởng lại khi còn bé chiều chiều Bố tôi thường bế tôi ra đầu ngõ dạo chơi. Ôi sao mà ấm quá Bố ơi. Đến nơi họ cấp tốc đưa Bố tôi vào phòng hồi sinh cho thở máy oxygen, nhưng nhịp tim của Bố tôi càng lúc càng yếu dần như ngọn đèn cầy le lói chỉ chờ tắt ngúm. Đến 11:26 trưa thì tim Bố tôi ngừng đâp. Bố tôi đã ra đi thanh thản chẳng làm phiền toái gì đến các con các cháu.
Thưa Bố,
Thôi vậy thì cách đây 66 năm Bố theo Mẹ xuôi Nam. Nghe Mẹ kể hồi còn trung học, ngày nào Bố cũng kiếm cớ đi qua nhà Mẹ. Mỗi ngày Mẹ mặc áo màu gì là Bố đi lùng ở mấy tiệm may kiếm cho bằng được miếng vải có màu áo của Mẹ, rồi dán trong sổ như là nhật ký, nay Mẹ đi mới được hai tuần Bố đã nhớ, thì hôm qua Bố đã muốn theo kiếm Mẹ trên cõi Vĩnh Hằng. Con tin chắc Mẹ đang chờ Bố và Bố Mẹ sẽ được thảnh thơi không còn phải vướng mắc bụi trần làm chi nữa. Riêng đàn chim sau nhà mà ngày hai buổi Bố thường rải gạo cho chúng nó ăn, lúc nào Bố cũng sợ thiếu gạo. Bố yên chí đi, tụi nó sẽ được lo lắng đầy đủ Bố nhé.
Bây giờ con cũng xin phép được quỳ xuống vái Bố mười lạy để tri ân những gì Bố đã cho con nhe Bố.
Con của Bố!
Michael Trụ Bùi
Sept 15th,2020 Show more 3 weeks ago


Một Chuyện Tình Bình Dị
Họ là một đôi bạn thân từ lúc còn rất nhỏ, hai đứa trẻ hàng xóm lớn lên trong hai gia đình bằng hữu thân thiết, một bé trai và bé gái tuổi xấp xỉ. Hằng ngày hai trẻ đều gặp nhau sau buổi học cùng trường, cùng đi bộ bên nhau về...Một Chuyện Tình Bình Dị
Họ là một đôi bạn thân từ lúc còn rất nhỏ, hai đứa trẻ hàng xóm lớn lên trong hai gia đình bằng hữu thân thiết, một bé trai và bé gái tuổi xấp xỉ. Hằng ngày hai trẻ đều gặp nhau sau buổi học cùng trường, cùng đi bộ bên nhau về nhà, và như mọi trẻ cùng trang lứa, Trung và Hạnh đuổi bướm hái hoa vào mùa nắng và nhặt lá vàng trong mùa gió heo may lá bay đầy đường. Đời sống êm đềm trôi qua trong niềm trong sáng thương yêu của tuổi ấu thơ.
Bỗng một hôm giông tố xảy ra và cha mẹ của Trung lìa đời sau một tai nạn xe cộ thảm thương. Trung trở thành cậu bé mồ côi ở tuổi mười hai. Vì không nơi nương tựa nên đêm ngày sống lây lất xó chợ đầu đường. Hạnh vẫn cắp sách đến trường và hai trẻ vẫn gặp nhau sau giờ tan học khi Trung ngưng đánh giày và bán báo trong ngày để kiếm ăn. Hạnh ngày ngày đều đem bài vở lớp học chia sẻ với Trung trong góc vườn dưới tàng me và phượng vỹ râm bóng. Không hiểu vì sao cha mẹ của Hạnh không giúp đỡ được cho con của hai người bạn thiết ngày xưa, nhưng dù sao họ cũng không ngăn cấm Hạnh gặp Trung mỗi ngày. Trung rất hiếu học, chiều nào cũng tìm chỗ vắng để ngấu nghiến đọc tin tức và những bài văn học trong các trang báo trước khi hoàn lại nhà in số báo không bán được trong ngày. Hạnh luôn để dành quà bánh để cùng ăn với Trung sau giờ ôn bài vở, và Trung luôn vào công viên, hái trộm vài cành hoa giấy, vài nhánh hoa sứ, để cài lên tóc Hạnh và khen em xinh.
Thời gian trôi qua, Hạnh đậu tú tài, và thành một cô gái xinh đẹp thùy mị. Còn Trung thì vào quân ngũ đi làm lính chiến trên chiến trường sôi động của xứ sở vào những năm dài thế kỷ hai mươi.
Trước ngày nhập ngũ, Trung dặn dò Hạnh tiếp tục đường học vấn để tạo cho mình một tương lai tốt đẹp và bảo nàng nên chọn người xứng đáng để lập gia đình. Mắt Hạnh ươn ướt buồn, bảo em không mến ai ngoài anh, sẽ cố gắng học hành và sau khi thành tài sẽ cùng anh đi trọn đường trần. Trung thương nàng khuyên nên bỏ ý định đó nhưng Hạnh vẫn khăng khăng không đổi ý.
Show more
Bốn năm sau, Hạnh ra trường sư phạm, chuyển về một làng nhỏ miền Tây để dạy nhóm trẻ đủ các lớp trong làng. Sau những cuộc hành...Một Chuyện Tình Bình Dị
Bốn năm sau, Hạnh ra trường sư phạm, chuyển về một làng nhỏ miền Tây để dạy nhóm trẻ đủ các lớp trong làng. Sau những cuộc hành quân, Trung vẫn đều đều về thăm nàng trong những ngày phép. Tuy ngắn ngủi, những ngày nầy thật hạnh phúc cho hai người. Trung bây giờ đã thành sĩ quan trong binh đội, những năm phong trần càng tăng niềm thương mến cô bạn ngày thơ. Và một ngày đẹp trời Trung và Hạnh làm đám cưới thật đơn giản để thực hiện mộng đời bên nhau.
Ngày đất nước mất vào tay người cộng sản, Trung đang hành quân miền Tây, lúc buông súng theo lệnh truyền, đã tất tả về tìm Hạnh và gia đình. Cùng hai con, Hạnh và Trung đã lên tàu nhỏ từ sông nước Phú Quốc, di tản sang xứ Mỹ và làm lại cuộc đời ở một làng nhỏ vùng Nebraska có dân làng hiền hòa, bao dung. Nơi đó Trung học ngành trồng trọt với người bản xứ, và Hạnh tiếp tục dạy trẻ trong làng. Mảnh vườn nhà nhỏ của hai người sau nầy thành nông trại và là tổ ấm cho gia đình sống họp hòa với những người Mỹ đầy lòng tốt giúp vợ chồng và các con của họ xây một quê hương thứ hai. Trung và Hạnh dành một khoảng vườn vào mùa xuân hạ tiết ấm, trồng những hoa quả xứ Việt để tặng những người trong làng. Những loại rau thơm và cả rau muống được dân làng rất quý và họ đã học nấu vài món Việt Nam dễ làm để hưởng vị thơm nồng của những loại rau cải nầy. Đời sống hiền hòa, hai đứa con của Trung và Hạnh lớn lên trong khung cảnh nông thôn ấm êm, thành đạt trong ngành y và sư phạm, và không màng phú quý vinh hoa đời sống thị thành, họ chọn trở lại làng nầy để trả ân tình người có lòng trong làng.
Suy gẫm chuyện đời của cha mẹ, họ trọng tín nghĩa, ân tình thủy chung hay cũng bởi vì ít nhiều di truyền mà họ cảm nhận được đạo đời bình dị chung tình.
Chuyện đời của Trung thảm thương vì không niềm đau nào hơn nỗi sầu mất mẹ cha nhứt là khi còn tuổi ấu thơ, nhưng chuyện tình của Trung và Hạnh không buồn vì ân tình của đôi trẻ thật thắm thiết và chung thủy. Chuyện tình của Trung và Hạnh đơn giản nồng nàn khiến người thiên hạ có thể nhìn vào để còn tin vào tâm tình chân thật trong thế giới nhiễu nhương ngày nay.
Hôm nay kể lại chuyện tình nầy khiến lòng tôi lâng lâng, không buồn chuyện cấm cung ngày đại nạn vi khuẩn còn bao trùm thế giới. Xin cầu nguyện cho dịch nạn mau tàn và tình người còn rạng rỡ chốn đường thế gian và xin luôn trân quý vinh hạnh những chuyện đời chân thành, chung thủy, hiền hoà.
Huỳnh Anh Trần – Schroeder Show more 3 weeks ago




Tình Muộn
Nơi tôi dạy ngày trước là một trường nữ trung học nổi tiếng ở Thủ Đô. Thành phần ban giảng huấn đa số là phái nữ, nam giáo sư chỉ có vài vị. Hôm khai giảng năm đó có một nam giáo sư mới đổi về và hiện diện trong cuộc họp đầu tiên của hội đồng giáo...Tình Muộn
Nơi tôi dạy ngày trước là một trường nữ trung học nổi tiếng ở Thủ Đô. Thành phần ban giảng huấn đa số là phái nữ, nam giáo sư chỉ có vài vị. Hôm khai giảng năm đó có một nam giáo sư mới đổi về và hiện diện trong cuộc họp đầu tiên của hội đồng giáo sư. Bà hiệu trưởng giới thiệu chàng với mọi người. Đôn đứng lên cúi đầu chào. Hội đồng gíao sư vỗ tay mừng đón Đôn. Đôn cúi đầu một lần nữa như để cám ơn tràng vỗ tay của các bạn đồng nghiệp rồi mới ngồi xuống. Đôn ngồi bên tôi. Chàng người nhỏ bé, dáng dấp hiền lành và hơi nhút nhát trước trước các nữ đồng nghiệp. Đôn còn rất trẻ, có thể kém tôi cả mười tuổi, đó là ý nghĩ ban đầu của tôi về chàng.
Đôn dạy toán còn tôi dạy môn Việt Văn. Tôi với chàng dạy cùng giờ và những lúc ra chơi Đôn hay đến ngồi bên tôi để nói chuyện. Tôi nghĩ sở dĩ Đôn hay ngồi bên tôi có lẽ vì ngày đầu Đôn đã ngồi bên tôi nên như là một thói quen? Ngày tháng kế tiếp nhau, Đôn vẫn nói chuyện với tôi bình thường nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp đôi mắt chàng hơi khác lạ. Cái giác quan thứ sáu cho tôi biết là Đôn thích tôi nhưng chàng rất kín đáo theo cái kiểu “yêu trộm nhớ thầm".
Tôi đã lập gia đình và có một con. Có lẽ “gái một con trông mòn con mắt” nên chàng thích nói chuyện với tôi ? Nhưng cả Đôn và tôi không ai nói ra điều gì, vậy mà không hiểu tại sao một số đồng nghiệp đã bàn tán về Đôn và tôi, có lẽ họ thấy Đôn hay ngồi nói chuyện với tôi chăng? Khi tôi sinh đứa con thứ ba thì Đôn lấy vợ, thế là bao nhiêu đồn đãi, xầm xì Đôn mê tôi được dẹp tắt. Ngày đám cưới của Đôn đa số đồng nghiệp trong trường đều đến dự, nhưng tôi chỉ gửi quà mừng và không tới. Tôi vất vả với 3 đứa con, không đi đâu được, còn chồng tôi từ ngày tôi sanh đứa con thứ hai thì không bao giờ đi chung với tôi nữa. Tôi không muốn nghe người ta hỏi “Anh đâu hở chị ?” hoặc “Anh có đi không ?”.
Show more

Tôi không thích mọi người biết cái thiếu hạnh phúc của tôi… Tôi với chồng tôi luôn khác ý nhau, tôi cố gắng giữ gìn cho gia đình khỏi đổ vỡ và...Tình Muộn
Tôi không thích mọi người biết cái thiếu hạnh phúc của tôi… Tôi với chồng tôi luôn khác ý nhau, tôi cố gắng giữ gìn cho gia đình khỏi đổ vỡ và các con tôi khỏi buồn. Rồi tôi sinh đứa con thứ 4, thứ 5 và thứ 6, mỗi đứa chỉ cách nhau chưa đầy 18 tháng. Trong khi đó thì chồng tôi không để ý đến nỗi vất vả của tôi phải chăm sóc 6 đứa con. Chồng tôi hay tìm cách gây gổ với tôi, đôi khi còn dùng thói vũ phu đề đánh tôi nữa. Tôi cố gắng chịu đựng vì thời đó đâu mấy ai ly dị chồng, nhất là nghề “cô giáo” càng không cho phép tôi làm điều đó. Hình như chồng tôi đã có vợ hai và đã có con với người này. Tôi vì quá chán nản nên chẳng cần tìm hiểu và cũng chẳng ghen tuông làm gì, tôi chỉ mong sao cho chóng thoát ra khỏi cảnh này. Rồi một ngày phải đến đã đến, sức chịu đựng của tôi có giới hạn và tôi đã phải đi đến quyết định ly dị chồng.
Cái tin tôi ly dị chồng đã làm rung động trường tôi dạy. Tất cả các giáo sư và nhân viên trong trường đều biết chuyện. Họ không hiểu tại sao một cô giáo đã một thời nổi danh là đẹp, có nước da trắng hồng và mịn màng, mái tóc lúc nào cũng óng mượt, đã có 6 mặt con mà còn ly dị chồng. Đa số nhìn tôi không mấy thiện cảm. Họ không hiểu được nỗi khổ của tôi. Họ chỉ nhìn bề ngoài, một nữ giáo sư đẹp, có 6 con chắc là phải có hạnh phúc lắm. Họ nghĩ tôi ly dị chồng là để cặp với một anh chàng nào khác chăng ? Cũng may là Đôn đã lấy vợ nếu không họ sẽ nghi ngờ Đôn với tôi. Tôi rất khổ tâm trước búa rìu của dư luận. Ban đầu tôi cũng buồn lắm, nhưng rồi tôi tự an ủi là tôi sống cho tôi, tôi sống theo lương tâm của tôi, tôi không làm điều gì sai trái với đạo đức. Lấy chồng được hơn 10 năm, tôi đã cố gắng chịu đụng để khỏi mang tiếng xấu, có hại cho thanh danh của tôi, thanh danh của một nữ gíao sư, nhưng tôi không còn con đường nào khác hơn nên đành phải đi đến quyết định ly dị chồng.
Từ khi ly dị, chồng tôi không ngó ngàng gì tới các con. Tòa án chỉ ra lệnh trừ một phần lương của chồng để chu cấp cho các con. Đời sống kinh tế thật vất vả. Tôi phải xin đi làm thêm việc thứ hai. Nhờ có kiến thức ngoại ngữ nên tôi xin được việc làm bán thời gian cho môt hãng thầu ngoại quốc. Các giờ dạy của tôi được xếp vào buổi sáng nên nguyên buổi chiều tôi đã đi làm thêm và mướn người trông coi các con và chợ búa, cơm nước, tối về tôi kèm các con học bài. Tôi sống trong cô đơn nhưng được tự do và từ nay không bị người chồng quấy rầy nữa. Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi, các con tôi khôn lớn dần và học hành rất chăm chỉ. Họ hàng rồi đến bạn bè bắt đầu nể nang tôi và khâm phục tôi là người đảm đang. Thời gian này tôi ít gặp Đôn vì tôi với chàng dạy khác giờ nhau và mỗi người có một cuộc sống riêng…
Biến cố tháng Tư năm 1975 xẩy ra, bẩy mẹ con tôi được hãng thầu Mỹ cho đi định cư tại Hoa Kỳ. Chính người xếp chở chúng tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất rồi đưa lên máy bay C130 cùng với một số đồng bào Việt Nam khác. Máy bay tới thẳng đảo Guam ở Thái Bình Dương, hai tuần lễ sau mấy mẹ con tôi tới trại Fort Chaffee thuộc tiểu bang Arkansas miền trung nước Mỹ. Fort Chaffee là một căn cứ cũ của quân đội Mỹ cũng giống như trại Campleton ở California do chính phủ Mỹ dùng cho những người tỵ nạn tạm trú. Chúng tôi ở trại Fort Chaffee hơn một tháng thì được nhà thờ Peace Lutheran Church ở St. Louis thuộc tiểu bang Missouri bảo trợ. Hội viên nhà thờ luân phiên nhau săn sóc gia đình tôi. Họ đưa tôi đi chợ, đưa các con tôi đi học. Tôi được hội thiện nguyện Lutheran tìm cho một việc làm rất thích hợp với khả năng tôi đó là chương trình giới thiệu văn hoá Á Đông cho học sinh bản xứ. Đầu tiên tôi chỉ cho học trò cách viết của người Việt Nam và người Trung Hoa. Nét đặc biệt của chữ Việt là các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã , nặng. Các dấu này mà thay đổi thì ý hoàn toàn khác.
Tôi viết lên bảng năm chữ : HAY TRONG CAY VAO CHUA rồi thay đổi các dấu, câu này sẽ trở thành “ Hãy trông cậy vào Chúa” hoặc “ hãy trồng cây vào chùa”, chữ VO DE sẽ trở thành “vợ đẻ” hay “vỡ đê” vân vân. Về chữ Tàu cũng vậy. Người Tàu hay dùng lối tượng hình để tạo nên chữ viết. Từ hình mặt trời người Tàu có chữ “Nhật”, từ chữ “nhật” thêm đám mây bay qua sẽ thành chữ “Nguyệt”, cao hơn “Đại”(lớn) là “Thiên” (trời). Hình hai cánh cửa là chữ “Môn” (cửa), để chữ “Thị” (chợ) vào chữ “môn” thành chữ “Náo” (ồn ào), để chữ “Nguyệt” (mặt trăng) vào chữ “môn” thành chữ “Nhàn” (nhàn hạ). Tôi liên tưởng tới câu thơ của cụ Nguyễn công Trứ “ Thị tại môn tiền náo, Nguyệt lai môn hạ nhàn” (chợ ở trước cửa thì ồn ào, mặt trăng đến trước cửa thì nhàn hạ), nhưng tôi chỉ nghĩ và mơ hồ về ngày xưa trong những giờ dạy Việt Văn chứ không dám nói nhiều sợ học trò không hiểu. Tôi nghĩ đến ngôi trường tôi dạy, nhớ đến bạn cũ, trường xưa, nhớ đến đám học sinh với áo dài trắng, tóc thề xõa bên vai:
“ Chừ em tóc xoã bờ vai
Nghiêng nghiêng vành nón chờ ai cổng trường
Gặp em hồn bỗng vấn vương
Thấy em như thấy tình thương thuở nào
Mới nhìn lòng đã xôn xao
Bâng khuâng chưa biết làm sao bây giờ
Nghe đâu tiếng hát vu vơ:
“Cho tôi gửi một bài thơ yêu nàng”
Nhưng rồi không dám bước sang
Ngày ngày đứng đợi xem nàng cười duyên”…
Mấy câu thơ tôi đã đọc trong một tạp chí nào đó bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Người ta thích các em, người ta mê các em là phải. Các em học sinh của tôi, không bao giờ tôi quên được hình ảnh các em. Các em bay lượn như bướm, lứu lo như chim. Tôi nay phiêu bạt ở phương trời này, tên các em, nét mặt dễ thương của các em như Mặc Lan, Ngọc Lan, Ngọc Hà, Ngọc Huệ, Ngọc Duyên, Kim Oanh, Kim Anh, Tuyết Tường, Thư Dung… tôi vẫn còn nhớ. Nay tôi đứng ở đây, cũng bảng đen, phấn trắng nhưng thấy xa lạ làm sao. Tôi khẽ thở dài rồi cố gắng quay về với hiện tại… Các lớp tôi dạy, học sinh đều thích thú và nhà trưởng rất toại nguyện về việc làm của tôi nhưng công việc này chỉ có tính cách tạm thời và được ký từng năm một, không có bảo hiểm sức khỏe nên ông hiệu trưởng đề nghị tôi thi lấy bằng hành nghề giáo viên và ông đã hướng dẫn tôi. Ba năm sau tôi trở thành giáo viên chính thức của School District tại St. Louis và hội nhập với đời sống mới.
Lâu dần tôi cũng cảm thấy mến trường, mến bạn và thương yêu đám học trò và cũng có những học trò đến thăm tôi, thư từ cho tôi, gửi những thiệp Giáng Sinh, thiệp sinh nhật cho tôi. Trong khi đó các con tôi lần lượt tốt nghiệp đại học, đi làm và ra ở riêng. Hơn 25 năm sau tôi xin về hưu trí. Những giờ rảnh rỗi tôi tham gia làm những việc từ thiện trong nhà thờ như giúp họ điền những giấy tờ, hướng dẫn cách khai thuế cá nhân hoặc đưa đón những người không có phương tiện di chuyển. Tôi cũng bắt đầu liên lạc với hội cựu giáo sư và học sinh nơi trước kia tôi đã dạy ở Việt Nam. Các học trò cũ của tôi hàng năm vẫn tổ chức những cuộc họp mặt bạn bè và mời thầy cô tham dự. Tôi được Măc Lan, học trò cũ khẩn khoản mời về chơi. Mặc Lan giữ kín không cho biết những ai tham dự và chỉ nói đông lắm, cô đến cô sẽ thấy và Mặc Lan hẹn sẽ đón tôi ở phi trường LAX khi tôi về đến nơi. Ngày ra đi tôi hồi hộp gặp lại bạn bè và học trò. Tôi ra khỏi máy bay và đi qua chỗ thân nhân đứng đợi nhưng không thấy ai đón tôi. Tôi nghĩ có lẽ Mặc Lan bị kẹt xe nên đến trễ. Tôi định đi thẳng đến chỗ lấy hành lý rồi mới gọi điện thoại, bất ngờ tôi gặp Đôn. Chàng chạy lại ôm chầm lấy tôi. Chúng tôi ôm nhau, mừng mừng tủi tủi sau gần 30 năm trời không gặp. Đã lâu lắm rồi tình cảm tôi như đã nguội lạnh, bây giờ tôi mới được một người đàn ông ôm tôi. Vòng tay chàng thật chặt, hình như má chàng cũng chạm vào má tôi. Tôi như sống lại trong thời xuân sắc. Tim tôi rộn ràng, hồi hộp mà tôi tưởng chừng như đã chết từ lâu. Buông tôi ra rồi Đôn mới nói:
-Rất vui mừng gặp lại chị. Sao chị có khỏe không ?
-Cám ơn anh. Tôi cũng thường. Lâu quá rồi anh nhỉ ? Sao may lại gặp anh ở đây.
-Cô học trò tên Mặc Lan cho biết chị đến nên tôi xin ra đón chị.
Tôi xúc động:
-Thì ra anh đi đón tôi. Cám ơn anh nhiều. Tôi lại tưởng anh đi chơi đâu về chứ.
Chúng tôi vừa đi đến chỗ lấy hành lý vừa nói chuyện tiếp:
-Các bạn đồng nghiệp anh có gặp ai không ?
-Tôi có gặp một vài vị nhưng các chị ấy nghiêm trang quá, tôi sợ nên không dám quen thân.
-Sao anh không sợ tôi, anh còn dám ôm tôi nữa ?
-Xin lỗi chị, tôi cũng không hiểu tại sao. Có lẽ tại mừng quá. Ngày xưa ở trong trường tôi cũng chỉ hay nói chuyện với chị thôi mà.
-Không sao đâu. Tôi cũng nghĩ vậy nên để nguyên cho anh ôm và không phản đối. Tôi cũng vui mừng và xúc động lắm khi gặp lại anh.
-Chị biết tính tôi. Lúc đầu tôi không muốn tham gia hội hè gì cả, sau Mặc Lan nói có chị về nên tôi mới tới dự. Tôi xin đi đón chị trước các cô ấy không cho đi, tính bắt bí, tôi phảỉ nằn nỉ mãi mới được đi đón đó.
Nghe Đôn nói tôi thấy chàng vẫn chân tình như ngày xưa nhưng bạo dạn hơn. Tôi mơ hồ như có chuyện gì sắp xẩy ra. Tôi vừa vui lại vừa lo. Tôi bảo Đôn:
-Mải nói chuyện nên quên chưa hỏi thăm anh lúc này ra sao ?
-Bà xã tôi mất cách nay bẩy năm rồi. Các con đã lập gia đình và ở riêng. Tôi bây giờ sống một mình…
Sợ Đôn buồn nên tôi không hỏi thêm về gia đình chàng nữa. Đôn giúp tôi lấy hành lý rồi chúng tôi ra xe để về nhà Mặc Lan, học trò cũ của tôi và Đôn. Trên đường về, cả Đôn và tôi mỗi người như theo đuổi một ý nghĩ riêng. Hình ảnh trường xưa bạn cũ hiện ra nơi tôi. Thời gian qua mau tôi tưởng như mới ngày nào… Xe dừng lại đánh thức tôi trở về với thực tại. Đôn phải khó khăn lắm mới tìm được chỗ đậu xe. Khi chúng tôi vào nhà mọi người đã đông đủ. Tiếng vỗ tay vang lên xen lẫn với tiếng cười. Trong buổi họp mặt hình như chỉ có tôi từ xa đến còn đa số các gíáo sư khác đều ở Orange County hoặc Los Angeles County. Các bạn đồng nghiệp và học sinh cám ơn tôi đã đến họp mặt dù đường xá xa xôi. Người vui nhất và săn sóc tôi nhiều nhất là Đôn. Cả học trò và giáo sư thỉnh thoảng cũng xen vào những câu nói đùa tôi với Đôn. Tôi thấy thật vui khi gặp lại đông đủ mọi người. Bao kỷ niệm được gợi lại. Có học sinh đem khoe hình ảnh chụp với thầy cô ngày trước, có em đưa ra khoe cuốn lưu bút ngày xanh, Mặc Lan mang quyển Thông tín bạ ra khoe, có kèm theo lời phê và chữ ký của tôi trong đó: “Học hạnh song toàn, kết quả mỹ mãn”. Tháng trước Mặc Lan có gọi điện thoại cho tôi và nói em rất cảm động và biết ơn tôi về lời phê bình đó. “Lời phê bình này em chỉ có một lần trong đời và em luôn ghi nhớ, chính nhờ lời phê bình đó mà em đã cố gắng sao cho xứng đáng với nhận xét của cô về học vấn và đức hạnh, em đã mang theo cuốn học bạ này sang Mỹ và sẽ giữ mãi trong đời em…”.
Những người học sinh Việt Nam có tình như thế, có lòng như thế tôi tin là họ phải thành công trên trường đời. Ngày nay Mặc Lan đã là một nữ bác sĩ nổi danh và nhiều em khác nữa cũng thành công không kém. Bữa tiệc họp mặt kéo dài đến gần nửa đêm mới chấm dứt mặc dù cuộc hành trình khá xa nhưng vì quá vui nên tôi vẫn không thấy mệt. Mặc Lan dành cho tôi phòng riêng và tôi ở lại chơi một tuần. Ngày nào Đôn và học trò cũng luân phiên nhau đến đưa tôi đi chơi. Đôn và các học trò đề nghị tôi bỏ St. Louis về sống ở California. St. Louis là một thành phố cổ kính, người dân ở đây rất mộ đạo. Nhà thờ san sát trong thành phố, cứ cách mấy con phố lại có một nhà thờ. Ngày Chủ nhật là ngày của Chúa. Chợ và các tiệm lớn đều đóng cửa để mọi người đi lễ nhà thờ. St. Louis mùa Đông rất lạnh và buồn, khó thích hợp với người về hưu trí như tôi. Các con tôi nay đã lớn và ở riêng, nhưng tôi chỉ hứa để về suy nghĩ và bàn lại với các con chứ chưa có quyết định gì cả. Ngày vui qua mau. Tôi phải trở lại St. Louis. Đôn bịn rịn đưa tiễn tôi tận phi trường. Từ đó tuần nào Đôn cũng gọi điện thoại cho tôi. Rồi một hôm Đôn đến St. Louis thăm tôi và đề nghị tôi về chung sống với chàng. Tôi thật khó nghĩ, không biết tính sao, mấy chục năm nay tôi vẫn sống độc thân được thì nay cứ tiếp tục như vậy đâu có sao. Tôi gọi các con tôi về để giới thiệu Đôn và tôi hỏi ý kiến các con. Tất cả các con đều vui vẻ tán thành nhưng tôi vẫn thấy e ngại vì tôi nay đã lớn tuổi và đã có cháu nội, cháu ngoại. Các con tôi tán thành là một việc nhưng còn người thân và bè bạn nữa. Họ sẽ ngạc nhiên lắm khi một bà giáo có 6 mặt con trước đã ly dị chồng, nay từng này tuổi đầu mà còn tái giá. Làm sao tôi tránh khỏi miệng lưỡi người đời… Tôi đang chần chừ suy nghĩ thì nhận được thư của con trai lớn từ Washington DC gửi về. Đại ý con trai tôi viết:
Thưa mẹ,
Con đã hỏi ý kiến các em. Nay con viết thư này kính tin mẹ rõ. Tất cả chúng con không những chỉ yêu mẹ mà chúng con còn kính phục mẹ nữa. Một mình mẹ đã đảm đang, nuôi nấng và dạy dỗ chúng con nên người. Mẹ vất vả mà không hề kêu than, mẹ cô đơn mà không hề oán trách. Mẹ cố gắng vươn lên trong mọi tình huống khó khăn. Mẹ là tấm gương cho chúng con noi theo. Chúng con hiểu đời sống tình cảm của mẹ rất cô đơn nhưng mẹ lấy cái vui của chúng con làm nguồn vui của mẹ. Nay chúng con đã trưởng thành, đã đi làm và không được ở gần mẹ. Mẹ đã sống vì chúng con và sống cho chúng con. Chúng con không khỏi xúc động khi những việc hệ trọng, liên quan đến đời sống tình cảm của mẹ mà mẹ cũng đặt chúng con lên trên những quyết định của mẹ. Mẹ nói nếu một trong các con phản đối thì mẹ sẽ từ chối đề nghị của chú Đôn. Chúng con đã gặp chú Đôn tháng trước, tất cả các em con đều vui mừng khi có người sẵn sàng cùng mẹ đi nốt quãng đường còn lại. Chú Đôn đã yêu mẹ từ lâu, chúng con mong mẹ nhận lời chú để mẹ và chú sống với nhau, an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Tất cả chúng con đều yêu thương mẹ nhưng chúng con đều đã có gia đình và ở xa. Chúng con tin là chỉ có chú Đôn mới làm được việc này… Cuối thư tất cả các con cùng ký tên và viết thêm hàng chữ “con yêu mẹ nhiều”.
Tôi như muốn trào nước mắt khi đọc xong lá thư của các con và cũng thầm phục con trai lớn đã cẩn thận lấy chữ ký của các em cho tôi yên tâm.
Ngày đám cưới của Đôn với tôi được tổ chức đơn gỉản tại Peace Lutheran Church. Tôi không phải là tín đồ đạo Tin Lành nhưng nhà thờ này đã bảo trợ và giúp đỡ gia đình tôi nên tôi tổ chức ở đây như là một lời cám ơn đối với họ. Tất cả các con và các cháu tôi đều về tham dự. Ngoài một số hội viên nhà thờ, tôi không mời ai cả. Tôi chỉ gửi thiếp báo tin đến một số bạn bè và kèm theo thư cám ơn đến nữ Bác Sĩ Trần Nguyễn Mặc Lan, cô học trò đã cho tôi cơ hội gặp lại Đôn. Con gái và con dâu đã lo quần áo đám cưới và giúp tôi trang đìểm. Tôi soi bóng mình trong gương thấy tôi đẹp và trẻ hẳn ra. Tôi hồi hộp sung sướng. Đôn giắt tay tôi ra xe để đi đến nhà thờ. Ngồi sau hàng ghế Đôn nói nhỏ bên tai tôi “anh yêu em ngay từ ngày đầu tiên đổi về trường nhưng hôm nay mới thật sự có em”. Tôi ngả đầu lên vai Đôn và nắm thật chặt tay chàng như muốn giữ chàng mãi bên tôi và nói nhỏ trong nghẹn ngào “em cám ơn anh. Chúng mình sẽ ở bên nhau mãi nghe anh”.
Tiếng chuông nhà thờ ngân vang như để đón mừng mối tình mới đang nồng nàn yêu thương nhau.
Hoàng Nguyên Linh Show more 3 weeks ago


🌲MERRY CHRISTMAS🎄2020 and HAPPY NEW YEAR'S 🎉2021
Nhân dịp Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Góc Nhỏ Sân Trường 8 Năm...
NL chuyển đến Gia Đình Góc Nhỏ Sân Trường tại trang nhà clip 🎶 với nhạc phẩm HappyNewyear (Abba) và pháo hoa, chia sẻ lại vài hình ảnh chúc mừng...🌲MERRY CHRISTMAS🎄2020 and HAPPY NEW YEAR'S 🎉2021
Nhân dịp Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Góc Nhỏ Sân Trường 8 Năm...
NL chuyển đến Gia Đình Góc Nhỏ Sân Trường tại trang nhà clip 🎶 với nhạc phẩm HappyNewyear (Abba) và pháo hoa, chia sẻ lại vài hình ảnh chúc mừng Christmas, Newyear, Anniversary, birthdays anh chị trong 12 tháng..vv.
Mến chúc BQT BBT và tất cả anh chị thành viên trang nhà đều có:
* Một Tâm hồn vẫn vui tươi yêu đời.
* Một Đời sống hiện tại luôn mạnh khỏe may mắn bình an và hạnh phúc yên vui.
...Cùng trời đất , bên gia đình với những đứa con yêu quý và họ hàng thân nhân, bạn hữu quí mến luôn tràn ngập tiếng cười.
* Một mùa Giáng Sinh an lành.
* Một Năm Mới 2021 luôn khỏe mạnh an vui vạn sự như ý! NL
(PS): Chân thành cảm ơn BQT đã tạo dựng trang nhà gia đình Góc Nhỏ Sân Trường thành công trong 8 năm qua, nhất là BBT đã chia sẻ những đề tài hữu ích của vài thành viên thân quen với tấm lòng chia sẻ những kinh nghiệm sống làm việc....những hình ảnh, nhạc, truyện, tranh thơ, sưu tầm, sáng tác phẩm của những thành viên cũng đã cung cấp trang nhà thêm nhiều phần thú vị đến với tất cả anh chị cùng sinh hoạt và thưởng thức hưởng ứng hiện nay. Hân hoan chào đón quý anh chị mới gia nhập và đang sinh hoạt trên diễn đàn với Đại Gia Đình Góc Nhỏ Sân Trường.
NL
Show more


mọi sự được bình an với tất cả anh chị. Show more 3 weeks ago







TÔ MÀU CHO CUỘC ĐỜI
Có một ông khách bỏ quên chiếc điện thoại di động đắt tiền trên xe tắc-xi.
Ông liền gọi điện theo số máy của mình, có người vừa nghe xong liền cúp máy luôn. Một lát sau, ông dùng ĐT khác gửi tin nhắn bày tỏ, muốn “mua lại” chiếc máy của...TÔ MÀU CHO CUỘC ĐỜI
Có một ông khách bỏ quên chiếc điện thoại di động đắt tiền trên xe tắc-xi.
Ông liền gọi điện theo số máy của mình, có người vừa nghe xong liền cúp máy luôn. Một lát sau, ông dùng ĐT khác gửi tin nhắn bày tỏ, muốn “mua lại” chiếc máy của mình với giá 500USD. Một tiếng đồng hồ sau, ông nhận được tin hẹn để trả lại chiếc điện thoại di động cho ông từ chính số máy di động của người lạ mặt đó.
Khi ông đến gặp, ông muốn trả tiền để cảm ơn, thì người ấy đưa lại máy cho ông xong quay lưng đi luôn. Sau khi nghe ông kể lại, phóng viên gọi điện cho người đó thì nhận được câu trả lời như sau: “Lẽ ra tôi không có ý định trả lại điện thoại đâu, nhưng sau khi xem các tấm ảnh và nội dung tin nhắn trong máy, phát hiện chủ máy di động này vừa quyên góp một khoản tiền lớn cho khu vực lũ cuốn, tôi rất cảm động. Tôi không thể thấy lợi mà quên nghĩa, không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình. Tôi cũng phải có lòng chân thành và tình thương nhiều như ông ấy vậy”
.
Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận về mình rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác. Nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn..
Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán”. Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu”.
.
” Không có ai nghèo vì cho đi cả ” (Anne Frank).
Show more

Tới đây, tôi xin chuyển hướng kể lại một câu chuyện đọc được hồi bé.
Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Nó ẩn vào nhà vị bác sĩ...TÔ MÀU CHO CUỘC ĐỜI
Tới đây, tôi xin chuyển hướng kể lại một câu chuyện đọc được hồi bé.
Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Nó ẩn vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng, (người mà nó tin rằng rất giàu có), dự định đến khuya sẽ nắm đầu ông bác sĩ và bắt ông nói ra chỗ cất những của cải quý giá, rồi sẽ giết ông để giữ bí mật. Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu bác sĩ. Lúc ấy là vào mùa đông, trời đổ tuyết rất lớn, mưa gió bão bùng, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm trên đường, mà trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.
.
Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là lấy lại tinh thần, ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”
“Xin ông vào nhà để tôi khám bệnh cho ông.” – Bác sĩ đáp lại.
.
Tên cướp nói: “Không phải thế. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông biết không, ông còn cứu cả tôi nữa”.
.
Thật may cho ông bác sĩ, sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình thương của họ. Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời.
.
Chúng ta bất kể giàu nghèo, sang hèn đều gắn kết với nhau chính nhờ sự cho đi. Sự cho đi của những Bill Gates, Warren Buffet thường vĩ đại và có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như họ, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày.
Đó có thể đơn giản là nụ cười với người bán hàng, một lời cám ơn chân thành với người lao công trên phố, là biết chia sẻ công việc nhà, là biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt…Những khi có thể, chúng ta nên làm những việc rất nhỏ, vậy thôi. Nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả sẽ nhận lại thiên đường, ngay giữa thế gian này.
.
Người ta sẽ nói tôi trẻ con. Đời cứ đâu phải màu hồng. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bút màu trong tay, ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời của riêng họ.
.
Kết thúc bài viết, xin kể về câu chuyện hai cái hồ ở Palestine.
“Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ. Biển thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…
.
Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.
.
Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười .
Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình .“Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết”.
st. Show more 3 weeks ago


Mến chào quý anh chị trang nhà gia đình GNST...
Mỗi lần uống nước xong là bóp...hihi... bóp chai nhựa ếch xơ... giờ ngồi suy nghĩ... những ngày cuối năm sao mà hổng biết...
À có cái clip nhạc New Year đang làm dở dở...dở ra coi lại.. có gì đó hông...Mến chào quý anh chị trang nhà gia đình GNST...
Mỗi lần uống nước xong là bóp...hihi... bóp chai nhựa ếch xơ... giờ ngồi suy nghĩ... những ngày cuối năm sao mà hổng biết...
À có cái clip nhạc New Year đang làm dở dở...dở ra coi lại.. có gì đó hông OK...ui... như đoạn phim hành động hình ảnh chớp nhoáng... chỉ có mấy phút thôi... có tấm hình đì zai có tấm là... rắc rối quá... làm cho xong thôi... có lẽ kết thúc và hi vọng chỉ là OK ma me đờ la phăng... nào là ảnh Noel Newyear Birthday logo ảnh gif pháo bông.. còn nữa chứ... viết vài lời chúc mừng năm mới đến quý anh chị trong trang nhà...gom lại hết...
Show more






youtu.be/8441n5A1XAA Show more 3 weeks ago


🙏🌲☃️🎉MERRY CHRISTMAS🎄2020
🎄❤️🌲💜🎁💛🌲💙🎄🤎🎄🎂🤍🌹🎄💚
🎄🎅🎄❄️☃️🌲❄️☃️🌲❄️☃️🌲🎁🎀🎅🍾🎄✨🎄🍷🎁🎂🎄 🍷💃 🎁 🧡⁀˚⋆.🎀




NOEL an bình và một năm mới dồi dào sức khỏe an khang hạnh phúc!
NL fr.Boston,MA
4 weeks ago




29 thí sinh được tuyễn chọn từ hoa hậu của...Tối qua đài TF1 của Pháp trực tiếp cuộc thi Hoa hậu 2021 của Pháp nhân dịp kỷ niệm 100 năm Miss France.
29 thí sinh được tuyễn chọn từ hoa hậu của các vùng miền của nước Pháp, sau đó có 15 thí sinh lọt vào vòng kế tiếp và chọn 5 thí sinh. Cuối cùng hoa hậu miền Normandie được đăng quang Miss France 2021.
Nguồn: Chụp từ màn hình TV Show more 1 month ago



Tính tình và nhân cách
Ưa mạo hiểm, khám phá, tìm tòi và sáng chế. Cứng đầu, ý chí mạnh mẽ, tự quyết, tự lập, tự hào. Có óc tổ chức, lãnh đạo... Show more yesterday
_CV,NK,TB:75%
_75TD: 75%: 75% yesterday