Nếu như trong cuộc sống:
Người nào lấy tiền làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất khổ.
Người nào lấy tình yêu làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất đau thương.
Người nào lấy ganh đua, so sánh làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất buồn khổ.
Người nào...Nếu như trong cuộc sống:
Người nào lấy tiền làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất khổ.
Người nào lấy tình yêu làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất đau thương.
Người nào lấy ganh đua, so sánh làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất buồn khổ.
Người nào lấy tha thứ làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất hạnh phúc.
Người nào lấy biết đủ làm trung tâm thì người đó sẽ sống rất khoái hoạt vui vẻ.
Người nào lấy biết ơn làm trung tâm thì người đó sẽ sống vô cùng lương thiện.
Khi đối mặt với các vấn đề cuộc sống:
1. Làm người: Đối với người trên mà cung kính, đối với người bên dưới không cao ngạo, ấy là lễ.
2. Làm việc: Đối với việc lớn mà không hồ đồ, việc nhỏ mà không so đo thì là trí tuệ.
3. Đối với lợi: Nếu như có thể cầm được 6 phần nhưng chỉ lấy 4 phần thì ấy là nghĩa.
4. Đối với luật: Giữ mình như hoa sen hương thơm thanh khiết thì ấy là liêm.
5. Đối với người: Trước sau như một, chân thành đối đãi thì ấy là tín.
6. Tu tâm: Kính trời (thiên thượng) yêu người thì ấy là nhân (nhân từ, nhân ái).
7. Lúc không có tiền: Nếu đem siêng năng cần mẫn cho đi thì tiền ắt sẽ đến. Đây được gọi là “ông trời ban thưởng cho người cần cù.”
8. Lúc có tiền: Nếu có thể đem tiền cho đi thì người sẽ đến. Đây được gọi là “tài tán nhân tụ.”
9. Lúc có người ở bên: mà đem tình yêu thương cho đi thì sự nghiệp sẽ đến. Đây được gọi là “bác ái lĩnh chúng.”
10. Khi sự nghiệp thành công: Nếu đem trí tuệ cho đi thì vui mừng sẽ đến. Đây được gọi là “đức hành thiên hạ.”
Không cho đi thì không nhận được, không mất thì không được. Bởi vì trái đất là hình tròn cho nên đối xử với người khác như thế nào thì người khác cũng sẽ đối xử với mình như vậy!
(ST)
Show more
















Lương tâm đáng giá bao nhiêu?
Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe...Lương tâm đáng giá bao nhiêu?
Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.
Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: “Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.
Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: “Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…”
Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: “Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác 2 hòn đá này lên trên đồi”.
Ôi mẹ ơi! 2 Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: “Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi!”.
Show more

Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.
Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi.
Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu. Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết:
“Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con trai tôi. Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã xuống đường và bi xe container cán từ sau tới và chết. chỉ vì hòn đá của người không có lương tâm.Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý:
“Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”.
_ ST _
Show more 3 days ago


CÓ KHIẾM KHUYẾT MỚI LÀ CUỘC SỐNG,
KHÔNG HOÀN MỸ MỚI GỌI KIẾP NHÂN SINH
Chúng ta phần lớn đều mong cầu một cuộc sống hoàn mỹ, một cuộc đời trọn vẹn, thế nhưng thử hỏi trên đời chuyện toàn mỹ toàn thiện, liệu có hay không?
Con người phần lớn đều mong cầu một cuộc...CÓ KHIẾM KHUYẾT MỚI LÀ CUỘC SỐNG,
KHÔNG HOÀN MỸ MỚI GỌI KIẾP NHÂN SINH
Chúng ta phần lớn đều mong cầu một cuộc sống hoàn mỹ, một cuộc đời trọn vẹn, thế nhưng thử hỏi trên đời chuyện toàn mỹ toàn thiện, liệu có hay không?
Con người phần lớn đều mong cầu một cuộc sống vẹn toàn, một cuộc đời hoàn mỹ. Nhưng thử hỏi thế gian, việc trên đời hoàn mỹ có hay không?
Cuộc đời tựa biển mộng trầm luân, ngược xuôi xuôi ngược biết đâu là bến đậu? Trong cuộc sống có những chuyện khi nghĩ chưa thông thì tựa như đá nặng trên đầu, hoang mang vô định, biết đâu là lời giải?
Tuy nhiên khi đã nghĩ thông rồi chúng ta mới phát hiện rằng: Trên thế gian này mình chính là mình, mình đau tự thân mình biết, mình mệt tự thân mình hay. Cho dù ai đó đồng cảm với bạn, thì cũng đâu có gì thay đổi? Người đau cuối cùng vẫn là bạn, bạn chỉ dựa vào chính mình mới là thực tại, mới có thể vượt qua.
Cuộc sống cho ta kỳ vọng nhưng lại không cho ta sự nương nhờ ỷ lại, trong cuộc đời có một số người mà bạn có thể kỳ vọng nhưng không thể cậy nhờ.
Thế nên hãy nhắc nhở bản thân luôn nỗ lực, kiên cường. Đất ở dưới chân mà nắng ở trên đầu, mỗi người đều phải dựa vào chính mình để tìm kiếm cho bản thân một lối đi riêng. Đường dẫu khó, thân dẫu mệt chúng ta vẫn phải nhẫn nại tiến về phía trước. Cũng như nước mắt tự mình lau, người an ủi ta là chính ta, không ai có thể thay thế được.
Đời người hợp tan như mây khói, cuộc sống qua đi cũng chẳng dễ dàng gì. Ngọt bùi, đắng cay, hội ngộ, ly biệt... tất cả đều chỉ là gia vị của cuộc đời, không có buồn sẽ chẳng hiểu niềm vui, không có nước mắt buổi chia ly sẽ chẳng có niềm vui ngày tái hợp.
Nhân sinh tại thế, sinh tử hữu hạn, hãy sống cho bản thân, đừng làm cái bóng của kẻ khác để rồi trăm năm qua đi, ta lại ngậm ngùi trong nước mắt. Lấy lòng người khác không bằng tìm niềm vui cho chính mình. Có thể biến cuộc sống thống khổ thành cuộc đời thi vị gió trăng, có thể biến thế gian nghĩa mỏng tình mòn thành tình thâm nghĩa trọng, đó mới là giá trị.
Show more

Vạn sự trên đời đến và đi đều bởi chữ duyên. Thế nên chuyện hôm qua hãy cho là dĩ vãng, thứ không thuộc về mình hãy cứ để trôi đi. Ví như khi một ai đó rời xa bạn thì cũng đừng quá bi ai buồn khổ, trên thế gian này dẫu là cha mẹ, vợ chồng, hay con cái cũng chẳng thể cùng ta đi tới cuối con đường.
Hoa chỉ đẹp khi còn chưa nở, trăng chưa tròn mới khiến thi sĩ ước ao. Hạnh phúc là quá trình chứ không phải điểm đích. Hoài bão, nghị lực được nuôi lớn bằng kỳ vọng, chúng ta có kỳ vọng, mới có ngày mai.
Chúng ta phần lớn đều mong cầu một cuộc sống hoàn mỹ, một cuộc đời trọn vẹn, thế nhưng thử hỏi trên đời chuyện toàn mỹ, toàn thiện liệu có hay không? Mặt trời lên cao rồi lại lặn, trăng vừa tròn rồi lại khuyết ngay thôi. Vậy nên có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn hảo mới gọi kiếp nhân sinh.
Cổ Phong
Show more 4 days ago






Hãy nhìn xuống để thấu hiểu và sẻ chia
Xã hội phát triển, đồng nghĩa đời sống vật chất và tinh thần con người ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại không cảm thấy hạnh phúc dù họ không hề thiếu thứ gì. Họ khó chịu, mệt mỏi khi...Hãy nhìn xuống để thấu hiểu và sẻ chia
Xã hội phát triển, đồng nghĩa đời sống vật chất và tinh thần con người ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại không cảm thấy hạnh phúc dù họ không hề thiếu thứ gì. Họ khó chịu, mệt mỏi khi gặp chuyện không vừa ý, khi thua kém người khác hay khi không được thỏa mãn điều gì đó,… và thường nghĩ rằng mình là người bất hạnh nhất, cảm thấy trên đời không ai khổ bằng mình.
Vậy nếu bạn cảm thấy mình là người bất hạnh nhất thì ai sẽ là người hạnh phúc nhất? Câu trả lời là chẳng có ai! Bởi cuộc sống này không có điều gì là toàn mỹ, không có gì là toàn nhất cả. Được cái này thì mất cái kia! Hãy nhìn rộng ra và làm vài phép so sánh, bạn sẽ thấy mừng vì mình chưa phải người bất hạnh nhất đâu.
Nếu bạn cảm thấy việc học đối với bạn quá nhàm chán, luôn là một gánh nặng và bạn muốn bỏ cuộc thì hãy nhìn sang những đứa trẻ trong lớp học tình thương hay những em nhỏ sáng đánh giày, tối học trong lớp bổ túc văn hóa, chắc chắn bạn sẽ rút lại ý định bỏ học của mình.
Hay khi bạn cảm thấy căn nhà mình ở quá “ngột ngạt”, không đủ rộng lớn đối với mình thì hãy thử sống trong khu ổ chuột để biết cảm giác thiếu thốn, ngột ngạt thật sự nó như thế nào.
Cảm giác bị ba mẹ mắng thật không dễ chịu chút nào! Nhưng liệu có bằng cảm giác của người không còn ba mẹ la rầy hay phải chứng kiến gia đình “mỗi người một nơi” không? Bạn có thể tự trả lời được. Còn nhiều điều, nhiều điều khác lắm nhưng chỉ qua vài ví dụ như vậy cũng có thể thấy ta vẫn còn sung sướng hơn nhiều người.
Hôm trước tôi có xem một đoạn phóng sự trên TV về tình hình chiến sự tại Syria, một phóng viên đã hỏi những người tị nạn một câu như thế này :
Show more

Tất cả đều trả lời :
– Chúng tôi chỉ muốn kết thúc chiến tranh, chúng tôi chỉ muốn trở về nhà sống cuộc sống yên...– Nếu được ước, các anh sẽ ước gì?
Tất cả đều trả lời :
– Chúng tôi chỉ muốn kết thúc chiến tranh, chúng tôi chỉ muốn trở về nhà sống cuộc sống yên bình.
Trong khi chúng ta mãi lo nghĩ làm sao để sống giàu có, phủ phê thì những người tị nạn Syria chỉ mong ước đất nước kết thúc chiến tranh để có thể bình yên trở về nơi “chôn rau cắt rốn” của mình. Thế mới biết, trong lúc khó khăn, nguy hiểm thì điều chúng ta cần nhất chính là bình yên thật sự.
Bạn tôi có lần kể cho tôi nghe chuyện về một ca sĩ hát nhạc cổ điển rất nổi tiếng. Cô từng kết hôn với một chồng giàu có và rất hạnh phúc. Một hôm, cô đến một quốc gia láng giềng để trình diễn, và đêm trình diễn đó rất thành công. Sau buổi diễn, khi cô bước ra khỏi nhà hát cùng với chồng và con trai, phóng viên điện ảnh liền đua nhau tới phỏng vấn.
Mọi người đều ca tụng và ngưỡng mộ người ca sĩ. Họ ca ngợi cô vì đã nổi tiếng ngay sau khi tốt nghiệp đại học, lại được bầu là một trong mười người chơi nhạc cổ điển hay nhất trên thế giới ở tuổi 25. Một số người ca ngợi rằng cô có chồng giàu, làm chủ một công ty rất lớn và có một con trai rất xinh xắn, luôn luôn mỉm cười.
Trong khi mọi người nói những lời có cánh, người ca sĩ chỉ lắng nghe. Sau đó, cô bắt đầu nói rất chậm rãi: “Trước hết tôi muốn cám ơn tất cả mọi người vì lời ca ngợi về tôi và gia đình tôi, và tôi hy vọng tôi cũng qúy mến những điều này như các bạn. Tuy nhiên, các bạn chỉ thấy một phần và đã không nhìn thấy những phần khác. Sự thật là, đứa con trai xinh xắn của tôi mà các bạn nói rằng luôn luôn tươi cười thật ra bị câm. Ngoài ra, bé còn một người chị ở nhà cũng đang mắc bệnh tâm thần, cháu bị giữ trong phòng chắn bằng các thanh sắt trên cửa sổ năm này qua năm khác”.
Nghe cô ca sĩ nói, đám đông im lặng nhìn nhau. Cô ca sĩ tiếp tục nói một cách bình tĩnh: “Ðiều này cho chúng ta biết những gì? Tôi tin rằng chỉ có một lời giải thích, đó là Thượng Đế ban tình thương cho mọi người rất công bằng”.
Câu chuyện của cô ca sĩ cho ta thấy Thượng Đế rất công bằng bởi trong vũ trụ chúng ta đang sống luôn tồn tại một pháp lý: có được, có mất.
Con người ta thường dễ sa đà vào những thứ phù phiếm mà thường bỏ quên những thứ đáng quý ở thực tại. Ước mơ, khát khao sống tốt hơn là chính đáng nhưng chẳng may không đạt được cũng đừng quá buồn bởi còn nhiều người khó khăn hơn gấp vạn lần ta. Hãy mở lòng ra, nhìn xung quanh với ánh mắt từ bi và bao dung, sẽ biết rằng ta còn may mắn hơn rất nhiều người, và đó cũng là một lý do để ta cảm thấy thêm yêu đời.
Thượng Đế cho ta cái cổ không những để ta ngước lên trên phấn đấu mà còn để ta nhìn xuống để thấu hiểu, chia sẻ với những mảnh đời còn khó khăn, bất hạnh. ST. Show more 5 days ago




4 loại Tâm tạo nên Người có phẩm cách cao quý
Từ xưa đến nay, người ta thường dùng tài năng và chức vị để đánh giá phẩm cấp (thứ hạng phẩm chất) của một người đàn ông, dùng tướng mạo và hòa khí để đánh giá phẩm cấp của một người phụ nữ, rất ít...4 loại Tâm tạo nên Người có phẩm cách cao quý
Từ xưa đến nay, người ta thường dùng tài năng và chức vị để đánh giá phẩm cấp (thứ hạng phẩm chất) của một người đàn ông, dùng tướng mạo và hòa khí để đánh giá phẩm cấp của một người phụ nữ, rất ít người đánh giá phẩm cấp của tâm linh con người. Kỳ thực, tâm linh của một người là có phẩm cấp mà phẩm cấp của nó quyết định sự thành bại cả đời của một người.
4 loại tâm tạo nên người có phẩm cách cao quý
Cảnh giới cao nhất của tâm linh là tâm kính sợ
Cổ nhân có câu: “Úy tắc bất cảm tứ nhi đức dĩ thành, vô úy tắc tòng kì sở dục nhi cập vu họa” (Tạm dịch: Sợ thì sẽ không dám bất chấp làm mọi thứ cho nên sinh ra đức, vì không sợ nên thuận theo dục vọng của bản thân mà gây ra họa). Một người không có tâm kính sợ sẽ không kiêng nể gì, muốn làm gì liền làm nấy, coi trời bằng vung cuối cùng chỉ có thể nhận kết cục bi thương.
Tâm kính sợ chính là sợ Trời Đất quỷ thần, sợ nhân quả báo ứng. Bởi vì có tâm kính sợ nên họ luôn cung kính và không làm ra những việc vi phạm luân thường đạo lý, trái đạo đức làm người.
Đối với luân lý đạo đức, quy tắc, điều luật…. người ta cần phải có tâm kính sợ thì mới có thể thực hiện được chúng. Ví như đối với người kinh doanh phải nói chữ tín, đối với người làm quan phải nói chữ công bằng công chính, đối với xã hội phải nói chữ lý.
Nếu một người có tâm kính sợ thì đó là người “cực phẩm” (thứ hạng cao nhất). Người đàn ông biết kính sợ thì sự nghiệp nhất định sẽ thuận lợi, vợ hiền con hiếu, nhiều người nguyện ý kết giao. Tương tự như vậy, một người phụ nữ có tâm kính sợ nhất định có tài nghệ song toàn, khí chất hơn người, nhân ái và hiếm có trong thế gian.
Show more

Có câu nói rất hay rằng, sự tiến bộ của xã hội là sự tiến bộ của tâm từ bi. Câu nói này thực sự rất có đạo...Cảnh giới thứ hai của tâm linh là tâm từ bi
Có câu nói rất hay rằng, sự tiến bộ của xã hội là sự tiến bộ của tâm từ bi. Câu nói này thực sự rất có đạo lý. Những người tu luyện thường nói: “Từ bi là một loại tâm thái cao thượng, là biểu hiện của trí huệ”. Nhưng người thường ở trong cuộc sống hiện thực, trong sự vây khốn của “danh, lợi, tình” thì khó liễu giải và hiểu hết được ý nghĩa thực sự của từ bi.
Trong cuộc sống hiện thực, nếu chúng ta không thể cải biến được quan niệm tự tư tự lợi thì sẽ không cách nào có thể đối xử từ bi với mọi người xung quanh. Kỳ thực, tâm từ bi tự thân nó đã mang năng lượng vô hạn, có thể khai thông và kết nối mọi sinh mệnh trong thế gian này.
Tâm lượng của một người rộng lớn bao nhiêu thì người ấy có thể có được bấy nhiêu năng lượng. Nếu trong cuộc sống thường ngày, một người luôn từ bi thì tâm lượng của người ấy cũng rộng lớn như cả vũ trụ vậy. Người ấy sẽ có được một loại năng lượng vĩ đại, không gì phá nổi.
Một người có tâm từ bi thì đó là người “thượng phẩm”. Người đàn ông từ bi nhất định có tâm địa thiện lương, làm người nhân hậu, làm việc khiêm nhượng. Người phụ nữ từ bi nhất định sẽ có tri thức, hiểu biết lễ nghĩa, hiền hậu, có phong phạm thục nữ.
Cảnh giới thứ ba của tâm linh là tâm biết ơn
Nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Hoa – Chu Tử Trị (1617-1688) từng giảng: “Đối với mỗi bát cháo ta húp và mỗi hạt gạo ta ăn, ta phải nhớ về sự khó nhọc của người nông dân trồng nên chúng. Đối với từng mảnh lụa ta mặc và từng sợi chỉ ta dùng, ta phải nghĩ về công lao của những người dệt nên chúng.” Thường xuyên mang trong mình tấm lòng biết ơn chính là thể hiện của tâm tính lương thiện, là một loại mỹ đức và là một quy phạm căn bản để làm người.
Tâm biết ơn cũng chính là thể hiện của tấm lòng hiếu kính đối với người bề trên. Một người mà ngay cả cha mẹ mình cũng không có tâm biết ơn thì có thể làm được điều gì vì xã hội? Khi một người cảm thấy biết ơn từng bông hoa, từng cọng cỏ, từng ngọn núi, và từng ngụm nước, thì cuộc sống của người đó chắc chắn sẽ rất phong phú và sung túc.
Một người có tâm biết ơn thì đó là người hiểu đạo lý. Người đàn ông biết ơn là người có trách nhiệm, đáng tin cậy, là chỗ dựa cho người khác. Người phụ nữ hiểu được biết ơn là người phụ nữ tốt, yêu thương gia đình, che chở tốt cho con cái.
Cảnh giới thứ tư của tâm linh là tâm khoan dung
Cổ nhân có câu: “Thủy bất tại thâm, hữu dung nãi đại” (tạm dịch: Nước không phải bởi vì sâu mà có dung nạp cho nên mới trở thành rộng lớn). Con người cũng vậy, bởi vì khoan dung rộng lượng mà trở nên vĩ đại. Khoan dung người khác cũng chính là đối xử tử tế với bản thân mình, bởi vì canh cánh trong lòng chỉ làm tổn hại bản thân mà thôi.
Khoan dung đối với quá khứ của bản thân chính là đối xử tốt với tương lai của mình. Coi những gì đã trải qua trong quá khứ là lễ vật thì cuộc sống tương lai mới thêm phần phong phú đặc sắc.
Tâm linh của con người là có phẩm cấp. Phẩm cấp của tâm linh quyết định nhân cách, phẩm giá, và vận mệnh của đời người. Vì vậy, mỗi người hàng ngày đều cần phải tẩy tịnh và dưỡng tốt tâm linh của bản thân mình. ST. Show more 7 days ago






AI ĐANG ‘CÀY’ ĐỂ DÀNH DỤM TIỀN BẠC, ĐẤT ĐAI CHO CON CÁI THÌ ĐỌC NGAY ĐI
“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Nếu như chúng không được như ta, vậy thì giữ tiền của ta để làm gì”.
Đó là câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng đời nhà...AI ĐANG ‘CÀY’ ĐỂ DÀNH DỤM TIỀN BẠC, ĐẤT ĐAI CHO CON CÁI THÌ ĐỌC NGAY ĐI
“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Nếu như chúng không được như ta, vậy thì giữ tiền của ta để làm gì”.
Đó là câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng đời nhà Thanh.
Tôi có một người bạn, một lần sau khi đã uống rượu say đã nói rằng: “Ông có tin hay không? Tôi đã gửi tiền vào ngân hàng, đến đời cháu của tôi cũng xài không hết.”
Tôi trả lời tin. “Nhưng người già vẫn hay nói rằng “con cháu tự có phúc của con cháu”, ông không cần phải lưu cấp của cải cho con cháu như vậy đâu.”
Ông ấy đã cười và nói: “Cái gì gọi là phúc chứ? Tôi quá nửa đời người mới thoát được nghèo đói, nếu không để lại của cải cho con cháu, thì e rằng con cháu của tôi sẽ nghèo. Tôi chính là để lại tiền cho con cháu để chúng không phải giống như tôi trong đời này.”
Lời ông ấy nói là thật lòng. Quanh chúng ta có rất nhiều người nghĩ như vậy, có 10 đồng thì để cho con cháu 5 đồng. Chúng ta vẫn luôn nghĩ là nên dành dụm tiền cho con cháu, như thế có thể làm cho cuộc sống của chúng sau này được tốt hơn.
Show more
“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Người hiền...Có một câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh, đã làm tôi tỉnh ngộ:
“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Người hiền đức mà giàu có thì tự nhiên sẽ suy hao chí khí. Nếu con cháu không bằng được ta thì cũng chẳng lưu cấp tiền bạc để làm gì, người ngu muội mà giàu có thì càng trở nên ngu muội”.
Lời nói này quả thật là hết sức sâu sắc và đúng đắn. Con cháu nếu như hơn hẳn ta như vậy thì không cần phải lưu cấp gì cho nó, nếu chúng là người hiền tài thì để lại nhiều của cải chỉ làm cho chúng tiêu hao ý chí phấn đấu. Còn nếu con cháu là hạng bình thường, như vậy ta cũng không cần thiết phải dành dụm của cải cho nó. Chúng vốn đã ngu muội mà ta lại lưu cấp tiền bạc cho chúng thì chỉ khiến chúng càng thêm ngu muội mà thôi. Nhưng đến hôm nay, có thể chân chính lĩnh hội được bài học này từ Lâm Tắc Từ thì chẳng được mấy người.
Trong ngành tâm lý học có một định luật nổi tiếng: “Định luật: Không đáng”; việc không đáng để làm, thì cũng không đáng để làm cho tốt. Hãy nghĩ xem, nếu đã có một núi vàng, vậy cớ sao lại cam tâm mỗi ngày đầm đìa mồ hôi đi đãi cát tìm vàng làm chi? Tuy nhiên nếu như mang một tâm lý “không đáng” đó mà đi học tập và làm việc, thì chắc chắn những gì đạt được cũng là một cuộc sống tẻ nhạt.
Có quá nhiều người trong chúng ta không hiểu lý do vì sao các tỷ phú nước ngoài có thể dùng hầu hết gia tài cả đời của mình đi làm từ thiện. Ví dụ như nhà tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Warrent Buffet đã dành 99% tài sản của mình cho từ thiện. Một đồng nghiệp của tôi đã hỏi; “Chẳng lẽ con cháu của ông ấy không giận ông ấy sao?” Tôi nghĩ cô bạn đồng nghiệp chắc chắn là chưa nghe đến chuyện giữa Buffet và cậu con trai nhỏ của mình – Peter Buffett. Peter Buffett rất yêu âm nhạc.
Một ngày trước khi chuyển tới Milwaukee, cậu đã tới tìm cha để vay tiền (đó là lần đầu tiên và duy nhất cậu vay tiền của cha) và cậu đã bị từ chối. Peter đã rất giận dữ, sau đó đã tìm đến ngân hàng để vay tiền. Cậu đã kể lại rằng “trong thời gian trả nợ ngân hàng cậu đã học được rất nhiều điều trong cuộc sống và công việc. Sau này nghĩ lại cậu thấy rằng quan điểm của cha cậu là rất đúng đắn.”
Nếu bạn thật sự thương yêu con của mình, thì trong phương diện tài chính nên chặt chẽ một chút. Tiền bạc là con dao hai lưỡi, nó có thể làm tổn thương con bạn. Bạn là người đưa những đứa con mình tới với thế giới này nên cần phải hết sức coi trọng sự trưởng thành và chín chắn của chúng, cần phải tạo cho chúng sự mạnh mẽ. Hãy để chúng biết cuộc sống là có cả mồ hôi và nước mắt, đôi khi còn bị chảy máu, phải dãi nắng dầm mưa mà không có bố mẹ, người thân cầm ô che chở. Hãy để chúng biết tự mình phấn đấu mới là tốt nhất, vinh quang nhất. Hãy để những đứa con của bạn biết rằng chính bản thân chúng mới tạo được những chiếc thìa vàng để thưởng thức bát canh cuộc sống với rất nhiều hương vị hấp dẫn.
Nguồn: Phununews
Show more 1 week ago


TA LỰA CHỌN LƯƠNG THIỆN KHÔNG PHẢI VÌ TA MỀM YẾU.
❤ Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu, mà bởi vì ta hiểu rằng lương thiện là bản tính nguyên sơ của mỗi con người “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Làm người thì không thể chọn con đường trở...TA LỰA CHỌN LƯƠNG THIỆN KHÔNG PHẢI VÌ TA MỀM YẾU.
❤ Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu, mà bởi vì ta hiểu rằng lương thiện là bản tính nguyên sơ của mỗi con người “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Làm người thì không thể chọn con đường trở thành kẻ ác, người ác tất sẽ có báo ứng.
❤ Ta chọn nhường nhịn không có nghĩa là ta đang bị thụt lùi, mà vì ta hiểu rằng, “một sự nhịn, chín sự lành”, nhịn một chút sóng êm gió lặng, lùi một chút biển rộng trời cao.
❤ Ta lựa chọn tha thứ không phải vì ta không giữ vững lập trường, mà bởi vì ta hiểu rằng mọi chuyện không nên làm tận, làm tuyệt.
❤ Ta chọn “khờ khạo” không phải vì ta khờ khạo thật, mà bởi vì ta hiểu rằng, khi đối diện với hiểu lầm, oan ức, bất công thì không nên so đo tính toán quá, cứ nở nụ cười mà lặng nhìn thế thái nhân tình.
Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn cấp cho đối phương thêm một cơ hội nữa.
❤ Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu hoạn về sau.
Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều dù ta có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Tuy nhiên khi đối diện với cuộc đời thì bản tính của mình như thế nào mới là điều quan trọng nhất.
- ST -
Show more



Nhìn 5 điểm để có thể thấy được nhân phẩm của một người
Cổ nhân nói: Vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng, thử ngọc phải thiêu đủ 3 ngày, luận gỗ phải đợi đến 7 năm. Có thể thấy, việc đánh giá một người như thế nào thật...Nhìn 5 điểm để có thể thấy được nhân phẩm của một người
Cổ nhân nói: Vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng, thử ngọc phải thiêu đủ 3 ngày, luận gỗ phải đợi đến 7 năm. Có thể thấy, việc đánh giá một người như thế nào thật không hề dễ dàng. Nhưng dựa vào 5 điểm dưới đây cơ bản có thể nhìn ra nhân phẩm của một người.
1. Nghe cách người đó đánh giá về người khác
Nghe một người đánh giá về người khác như thế nào cũng là cơ hội để phán đoán được phẩm hạnh của người ấy. Cả nam hay nữ đều không ngoại lệ.
Nếu một người có nhân phẩm cao thượng thì khi đánh giá người khác sẽ công bằng, ngay thẳng và khách quan. Nếu một người có lòng dạ hẹp hòi sẽ luôn có cái nhìn thiên kiến và cực đoan khi đánh giá người khác. Người mà trong lòng tràn ngập tư tâm, đố kỵ, chỉ đánh giá về những khuyết thiếu, những mặt chưa được của người khác thì chính là lòng bao dung của họ chưa đủ.
2. Xem cách họ đối đãi với tiền tài, của cải
Tiền tài của cải cũng là một loại công cụ hữu hiệu để kiểm nghiệm một người. Muốn xem nhân phẩm của một người như thế nào hãy nhìn xem cách người ấy có được tiền tài và thái độ đối đãi với tiền tài của người ấy.
Cổ nhân có câu: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, tức là người quân tử, người có phẩm đức cao thượng yêu mến tài nhưng nhận tiền tài phải có đạo. Nếu là tiền tài bất nghĩa, không phải do họ làm ra thì họ sẽ tuyệt đối cự tuyệt, không nhận.
Nếu một người không biết rõ lai lịch của tiền tài, thậm chí chỉ cần có thể kiếm được tiền thì không việc gì là không dám làm, thậm chí bán đứng cả người thân bạn bè, vứt bỏ lương tri miễn là có được tiền tài trong tay, vậy thì không nên kết thâm giao với người như vậy.
Show more

Trong cuộc sống, nhiều người thường có thói quen thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, còn...3. Xem cách họ đối đãi với cha mẹ, người thân
Trong cuộc sống, nhiều người thường có thói quen thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, còn khi ở với người nhà thì dễ bộc lộ những thói quen xấu hơn. Đây là điều hết sức bình thường theo tâm lý học. Vì vậy, những ai luôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với cha mẹ hay người thân thì đó quả là một người có nhân phẩm tốt.
Trong Luận Ngữ có câu chuyện kể rằng: Học trò Tử Hạ hỏi đức Khổng về đạo hiếu. Đức Khổng Tử nói: “Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc thì hết lòng phụng sự, có cơm rượu thì mời cha anh ăn trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?”
Câu chuyện này nói với chúng ta rằng khi đối xử với cha mẹ, điều quan trọng nhất là thái độ, điều khó làm nhất cũng chính là thái độ, nhìn chung phải luôn chú ý tu dưỡng về vấn đề thái độ. Càng là những người gần gũi thân thiết với mình thì lại càng nên cố gắng giữ thái độ hòa nhã dễ chịu nhất có thể. Đây cũng là cách tu dưỡng thiết thực nhất trong gia đình.
Những người có thể làm được như vậy, nhất định là người khiêm tốn lịch sự, có giáo dưỡng, có trách nhiệm, nhất định sẽ được những người khác yêu mến, tin tưởng và muốn kết thâm giao.
4. Xem cách họ đối đãi với bạn bè
Giữa bạn bè với nhau quý nhất là ở sự chân thành, đối đãi với nhau bằng tấm lòng thành thật. Nếu một người ngay cả đối với bạn bè thân thiết mà còn dùng tâm cơ, có sự suy nghĩ trù tính, khẩu thị tâm phi, bên ngoài nói một đằng nhưng trong tâm lại nghĩ một nẻo, miệng và tâm không thống nhất với nhau thì đó là người không đáng tin. Người như thế xưa kia gọi là tiểu nhân trong số kẻ tiểu nhân và bị người đời khinh thường.
Kiểu người đối đãi với bạn bè không chân thành, khi bạn khá giả thì đến khi bạn khốn khó thì đi, nghĩ một đằng nói một nẻo, thì khi kết giao bạn bè chắc chắn không đáng tin cậy, gặp lúc khó nạn chắc chắn là kẻ bất nghĩa. Cho nên, những người quân tử, thậm chí cả người thường cũng tránh xa, không lại gần.
5. Xem cách họ đối đãi với chính bản thân mình
Trong xã hội luôn có một kiểu người thường lấy mình làm trung tâm, khi mọi người phục tùng mình thì trong lòng mới vui vẻ, nếu không được như thế thì khó chịu không vui. Kiểu người này là người ích kỷ, tư tâm nhiều. Người như vậy sẽ không biết suy xét đến cảm nhận của người khác, không biết lo lắng cho người khác. Họ cũng không bao giờ chịu thiệt, chịu một chút tổn thất trước người khác.
Còn một kiểu người thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, luôn oán thán than trách, không đối đãi tốt với chính bản thân mình. Kiểu người như vậy chính là không biết trân quý sinh mệnh của mình. Người mà không biết trân quý sinh mệnh, thân thể của bản thân mình thì sẽ không trân quý người khác. Thậm chí khi bị thất ý họ sẵn sàng làm hại người khác. Những người có nhân phẩm thấp kém như vậy thì không nên kết thâm giao.
Nhân phẩm đối với một người là vô cùng quan trọng. Khi kết giao, khi giao trọng trách, khi chia sẻ điều riêng tư… cần phải suy xét đến nhân phẩm của người ấy, nếu không bản thân chúng ta sẽ gặp rắc rối về sau. Tất nhiên, việc đánh giá một người không thể chỉ hời hợt bên ngoài mà nhiều khi cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Vì thế để đánh giá một người được chính xác, điều cần nhất là phải giữ sự bình tĩnh, không nóng vội và một tâm thái khách quan. Nếu một người có thể có cái nhìn chuẩn xác về người khác thì người đó sẽ ít vướng phải phiền toái, tai họa liên lụy sau này. ST. Show more 2 weeks ago


Tờ tiền 100 USD
Trong một lễ cưới, người dẫn chương trình của lễ cưới bỏ ra một tờ tiền 100 USD, hỏi tất cả những người trong hội trường rằng ai cần xin hãy giơ tay, mọi người nghĩ rằng người dẫn chương trình này có mánh khóe gì nên không ai giơ...Tờ tiền 100 USD
Trong một lễ cưới, người dẫn chương trình của lễ cưới bỏ ra một tờ tiền 100 USD, hỏi tất cả những người trong hội trường rằng ai cần xin hãy giơ tay, mọi người nghĩ rằng người dẫn chương trình này có mánh khóe gì nên không ai giơ tay, người dẫn chương trình nói: “Tôi nói thật, nếu ai muốn xin hãy giơ tay”. Cuối cùng cũng có người giơ tay, sau đó càng ngày càng có nhiều người giơ tay. Người dẫn chương trình nhìn mọi người, sau đó đổi tờ 100 USD thành tờ tiền cũ, những người giơ tay liền ít đi rất nhiều. Người dẫn chương trình vừa cười vừa đổi lấy một tờ 100 USD khác nhăn nheo cũ kỹ, trong hội trường chỉ còn lác đác mấy người giơ tay. Người dẫn chương trình mời một vị thanh niên lên sân khấu, và đưa 100 USD cũ này cho anh ta, nói rằng:“Tại vì anh ta giơ tay từ đầu đến cuối”, mọi người trong hội trường liền cười lớn. Cậu thanh niên hơi đỏ mặt. Người dẫn chương trình lấy ra một tờ 100 USD mới nói với cậu thanh niên: “Tôi đổi cho cậu tờ mới này lấy tờ cũ được không?”, Cậu thanh niên nói: “Không cần đâu chú, cũ mới đều giống nhau”. Người dẫn chương trình gật đầu và để cậu cầm tiền đi xuống, Người dẫn chương trình cho cô dâu và chú rể đi lên sân khấu, anh nói: “Nhan sắc có đẹp thế nào đi nữa, rồi cũng sẽ có ngày già đi. Một cuộc tình lãng mạn thế nào đi nữa, rồi cũng thuận theo cuộc sống mà thay đổi. Giống như tờ tiền tôi cầm trên tay, cũng theo thời gian mà trở nên cũ kỹ nhăn nheo, giống như cậu thanh niên vừa rồi nói, cũ và mới thì đều là 100 USD.
Show more



Suy Nghiệm Về Tài & Đức.
Đạo đức là cái gì đó mênh mông, vô biên, vô tận và vô cùng quý giá, nhưng lại khó thấy. Còn trí tuệ và tài năng của con người thì có giới hạn, vì khi lớn tuổi cơ thể thường mệt mỏi, trí óc kém minh mẫn không còn sáng suốt như...Suy Nghiệm Về Tài & Đức.
Đạo đức là cái gì đó mênh mông, vô biên, vô tận và vô cùng quý giá, nhưng lại khó thấy. Còn trí tuệ và tài năng của con người thì có giới hạn, vì khi lớn tuổi cơ thể thường mệt mỏi, trí óc kém minh mẫn không còn sáng suốt như trước.
Nhưng, tài lại dể thấy hơn đức. Một giảng sư thuyết pháp như mây như mưa; một căn nhà cao, đẹp đẽ, tiện nghi; một bài hát hay... những điều này rất dể thấy.
Còn đạo đức là gì? Là cái hư vô không hình, không tướng, ít ai thấy được, nên cũng ít ai biết để quý trọng đến đạo đức của con người. Thông thường, người ta hay ca ngợi tài năng, bản lĩnh, sự nghiệp, vì chúng hiện bày rõ ràng. Tuy nhiên, cái dể thấy lại là cái mong manh, chóng tàn. Còn đạo đức tuy vô hình nhưng lại bền vững lâu dài, hơn nữa còn nâng bước chúng ta trên con đường giác ngộ thật sự.
Đa phần chúng ta thường chạy theo cái tài mà ít chú trọng tới cái đức, chạy theo sự nghiệp mà ít quay về cái tu.
Thông thường, khi nghe nói người này là tiến sĩ, người kia là tỉ phú, người nọ lên chức to... mọi người thấy dể kính nể. Còn nếu nghe nói:" Người kia không còn giận ai nữa," thì mọi người lại không quan tâm, không nể trọng. Bởi lẻ, đạo đức vô hình quá, mênh mông, trừu tượng khó thấy quá, nên ít ai biết đến mà kính phục. Cho nên, đa số chúng ta không đi tìm đạo đức mà chạy theo tài năng và sự nghiệp, để làm sao bỏ túi được cái bằng tiến sĩ, làm sao xây được nhà cao cửa rộng, làm sao leo lên được cái chức cao hơn... để được mọi ngươi nể phục. Còn ngược lại, nếu ta nói: "Tôi hết giận rồi" hay "Tôi hết tham rồi" thì ít gây cho ai sự nể trọng. Cũng vì lẽ đó, nên thường ta không chú trọng đạo đức.
Đâu biết rằng, chính cái không tham, không sân, không giận, không hờn, không ích kỷ, không đố kỵ,... đó mới là nền tảng của bao nhiêu điều tốt đẹp, làm cho cuộc đời này đôm hoa kết trái.
Show more

Song, chính vì có những con người từ bỏ mọi niềm vui thế gian, phủi đi máy tóc xanh rồi lặng lẽ khuya sớm tu hành, ta mới biết kiềm chế, bớt giận, bớt tham, bớt lầm lổi.
Như vậy, đạo đức tuy vô hình nhưng làm cho cuộc đời này cao đẹp lên. Còn cái sự nghiệp ta rất dể thấy, thấy có tiến sĩ, có cử nhân, có tiền tỷ, có chức quyền,... nhưng lại rất tạm bợ, mong manh....
Thich Tanh Tue Show more 2 weeks ago




Phương trời xa
Tình này sẽ mãi không phai
Trao về em
Một người mà anh trót yêu
Anh đã yêu
Anh sẽ mãi yêu em ...
Hành thiện không cầu phúc báo
Có một điều hiển nhiên là: khi chúng ta có tính xấu nào đó thì bản thân lại có thể nhìn thấy nó ở người khác. Tiểu thuyết gia người Anh C.S. Lewis đã từng viết: “Chúng ta càng có nó nhiều thì càng bất bình thấy nó ở...Hành thiện không cầu phúc báo
Có một điều hiển nhiên là: khi chúng ta có tính xấu nào đó thì bản thân lại có thể nhìn thấy nó ở người khác. Tiểu thuyết gia người Anh C.S. Lewis đã từng viết: “Chúng ta càng có nó nhiều thì càng bất bình thấy nó ở những người khác”.
Chúng ta thường bất bình khi thấy người khác có biểu hiện của những tính xấu như: tham lam, đố kỵ, v.v… tuy nhiên, một người có đạo đức ắt sẽ có xu hướng thấy những đức tính tốt của người khác như: can đảm, lòng hảo tâm, sự trung thực… Lẽ dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều mong muốn những người xung quanh ta có đạo đức.
Bạn còn nhớ có khi nào bạn từng giúp một người nghèo, đến thăm hỏi người bạn bị ốm, hay an ủi một người cô đơn không? Nếu có, thì sau khi làm những điều tốt này, bạn sẽ không thấy nhiều thứ xấu trong cuộc sống và mọi người xung quanh bạn. Thật ra, những gì chúng ta phải trải qua hay chứng kiến lại bắt nguồn từ chính chúng ta. Hay nói một cách khác, những gì chúng ta làm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và thế giới của bản thân.
Bạn còn nhớ có khi nào bạn từng giúp một người nghèo, đến thăm hỏi người bạn bị ốm, hay an ủi một người cô đơn không? (Ảnh Pixabay)
Câu chuyện dưới đây không thể mang đến câu trả lời toàn diện nhưng hi vọng bạn tìm thấy sự chiêm nghiệm cho riêng mình:
Show more

Sau cơn mưa, cậu bé thấy một con ốc sên trên đường, cậu cúi xuống cầm con ốc sên lên và nhẹ...Câu chuyện về cậu bé và ốc sên – tự mình biết làm người tốt
Sau cơn mưa, cậu bé thấy một con ốc sên trên đường, cậu cúi xuống cầm con ốc sên lên và nhẹ nhàng đặt nó vào trong bụi cỏ bên lề đường.
Bà nội gọi cậu dặn dò: “Đừng chạy lung tung nhé!”.
Cậu bé ngẩng khuôn mặt bầu bĩnh đáp lời bà: “Cháu đang giải cứu ốc sên. Nó nằm ở giữa đường đi ạ, nguy hiểm cho nó. Cháu vừa đưa nó về nhà của nó ạ!”.
Bà nội hỏi cậu: “Ốc sên biết cháu giải cứu nó không?”
Cậu bé trả lời bà: “Nó chắc không biết ạ”.
Bà nội lại hỏi: “Vậy cháu làm chuyện tốt với nó chẳng phải là không công sao? Ai biết cháu làm chuyện tốt đó chứ?”
Cậu bé vui vẻ nói: “Cháu tự mình biết là được rồi. Cháu cứu được con ốc sên đó, và cháu rất vui!”.
Giúp đỡ mà ko cần ai biết, không cần báo đáp là một việc tốt cần nuôi dưỡng từ khi còn là trẻ nhỏ.
ST Show more 2 weeks ago

