LÁ THƯ THÁNG BẢY
Nguyễn Thơ Sinh
Tháng sáu đi. Tháng bảy về. Mới đó mà đã đó. Dưa hấu mùa trước hương vị ký ức chưa kịp phai lạt dưa hấu mùa này đã chen lấn, đổ tràn tại mấy thùng giấy carton to đùng trong các chợ. Chỉ khác là năm nay dưa hấu không còn rẻ...LÁ THƯ THÁNG BẢY
Nguyễn Thơ Sinh
Tháng sáu đi. Tháng bảy về. Mới đó mà đã đó. Dưa hấu mùa trước hương vị ký ức chưa kịp phai lạt dưa hấu mùa này đã chen lấn, đổ tràn tại mấy thùng giấy carton to đùng trong các chợ. Chỉ khác là năm nay dưa hấu không còn rẻ nữa. Nó đắt hơn (do đồng tiền lạm phát, mất giá). Mà gẫm lại có thứ gì hôm nay không tăng vọt khi đồng tiền tuột giảm giá trị như cái cạp quần thun đã cũ. Dưa hấu đắt. Pháo hoa cũng sẽ đắt. Phen này người Mỹ hẳn sẽ phải thắt lưng buộc bụng bởi không thể vung tay quá trán mãi. Gì chứ, giá cả leo thang, đến một lúc nào đó quyết liệt hơn không muốn khéo ăn, khéo co cũng không được.
Có thiệt mọi cái sẽ tồi tệ như vậy hay không? Tiệm nail vẫn ì đùng những mợ, những cô người Mỹ bản xứ đến làm đẹp và hưởng thụ. Vẫn quần tà lỏn, vẫn đôi dép nhựa lẹp kẹp, thượng lên ghế, vắt vẻo chân, miệng nhóp nhép nhai kẹo cao su. Những đôi mắt dán lông mi dài, cong vút. Những bàn tay móng đỏ trau chuốt, sành điệu. Tóc vẫn nhuộm. Son vẫn tô. Má vẫn giồi phấn. Nhu cầu làm đẹp có thể đã miễn nhiễm trước vật giá leo thang?
Còn chuyện dân Mỹ ăn tiệm thì sao? Chao ôi. Dân làm nhà hàng nhiều cấp nhăn nhó bởi tình hình không còn sầm uất như trước nữa. Hồi xưa cứ nghĩ người giàu ở Mỹ tiền của dư thừa, kinh tế trồi sụt chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Thậm chí có người còn xót xa nhận xét kinh tế càng xấu, người nghèo càng khổ thì người giàu càng tha hồ lũng đoạn, càng có thêm cơ hội hốt bạc. Nhưng theo nhận xét của dân làm nhà hàng khách khứa dạo gần đây kém hẳn. Giá xăng ngất ngưởng tầm 5 đôla một gallon, mọi thứ tăng vọt. Từ rau cải đến thịt gà, cam táo đến hành hẹ, ngay cả đậu lon, trứng, sữa, phó mát cũng tăng theo. Nhiều loại hàng còn khan hiếm, không có. Tình hình này có muốn bằng chân như vại cũng không được!
Show more

Thế đấy. Lượng khách tại những nhà hàng giảm hẳn. Dân giàu không xài tiền nữa ư? Hay giới trung lưu mới thực sự là lượng khách cốt lõi của...LÁ THƯ THÁNG BẢY
Thế đấy. Lượng khách tại những nhà hàng giảm hẳn. Dân giàu không xài tiền nữa ư? Hay giới trung lưu mới thực sự là lượng khách cốt lõi của những nhà hàng. Và như thế, khi Phố Wall liên tục gởi đi những tín hiệu u ám, giá cổ phiếu bốc hơi qua đêm, họ mất tiền do giá cổ phiếu giảm mạnh buộc không thể tiêu xài rộng rãi như trước nữa? Ấy là chưa kể chỉ số lạc quan (confidence index) tại Mỹ hiện đang tạo ra những cảm giác hoang mang khá rõ.
Trò chuyện với vài anh bạn cùng sở về tình hình chiến sự tại Ukraine mới thấy vụ này có phần giảm hẳn tám phần hào hứng. Có thể do tại Mỹ, Tòa tối cao mạnh tay bức tử luật Roe (Roe V Wade) cho phép các tiểu bang quyền định đoạt luật cấm phá thai đã ảnh hưởng không ít đến bầu không khí chính trị Mỹ. Với 5 vị rặt máu Cộng hòa, một đứng giữa và 3 nghiêng về Dân chủ; biểu quyết lần này (6-3) đã tung một cú chưởng chí mạng vào đầu luật Roe vốn cho phép phụ nữ Mỹ được quyền phá thai hợp pháp. Hai phần ba dân số Mỹ khi được thăm dò cho biết họ muốn luật Roe vẫn giữ nguyên (sau gần 50 năm chẳng chết thằng Tây nào)!
Thế là dân Mỹ nhiều nơi biểu tình với phán quyết lần này của Tòa tối cao. Hiển nhiên tương tự như bao vấn đề gay cấn khác trong xã hội, sân khấu chính trị Mỹ hôm nay đang dấy lên những pha tấn công gió tanh mưa máu, lơ tơ mơ là toi ngay. Tình trạng chia rẽ chưa bao giờ ngột ngạt căng thẳng nghiệt ngã đến thế. Ngôn từ nhào nặn. Tư tưởng cũ, mới được tút lại. Người ta tấn công nhau bằng mọi thủ đoạn, từ xảo biện tinh vi đến tầm thường trắng trợn, từ chiết tự giằng co đến chụp mũ, ngậm máu phun người. Kết cục: Những kẻ to mồm hoặc biết gãi đúng chỗ ngứa các cử tri là có đất đứng. Úm ba la. Miệng chó từ nay tha hồ mọc ngà voi, có điều trong mắt cử tri ai là chó, ai là người xem ra càng lúc càng khó nhận diện hơn!
Thế là tháng sáu sau chín mươi ngày chứng kiến bao cảnh éo le nực cười ở Mỹ vừa hết ca trực đã vội vã chuồn (dù nó là đứa chẳng tử tế, tốt lành gì bởi đã từng hả hê vui thú hành hạ dân chúng Mỹ bằng những đợt nóng lột da người). Nó vừa đi. Tháng Bảy kéo đến.
Nói thì nói vậy tháng Bảy xem ra chẳng đánh lừa được ai. Bàn dân thiên hạ đang cố tình quên đi những điều không vui đang lù lù án ngữ trên lộ trình kinh tế. Khái niệm suôn sẻ chưa bao giờ gặp phải những khúc khuỷu gập ghềnh khi giá xăng càng lúc càng là hiện thân điểm nhấn cơn dư chấn do thiên thạch “Chiến tranh Ukraine” va vào hành tinh dẫn đến hiệu ứng thọc gậy bánh xe, phá hỏng bao dây chuyền sản xuất cũng như đập vỡ nồi cơm của biết bao nhiêu khâu hậu cần vận chuyển. Tình hình này nếu không kết thúc sớm không biết chuyện gì tồi tệ hơn sẽ xảy ra trong nay mai.
Một dạo người ta kháo nhau $15/hr cho mức lương lao động phổ thông tại Mỹ là điều bất khả. Vậy mà… Sau vài đợt chính phủ Mỹ quẳng hàng núi tiền vào xã hội cứu nguy nền kinh tế do Covid-19 liên tục giáng những cú trời sập lên mọi lĩnh vực sinh hoạt đời sống lạm phát đã trở thành thứ phản ứng phụ ngoài mong đợi. Giới lao động phổ thông bây giờ thấy lương $15/hr là chau mày, lắc đầu. Từ những gì đang thấy hiện nay, tiền thuê nhà tăng nhanh như biết mọc cánh, đi chợ thì ngán ngẩm bởi tiền xỉa ra sao mà xót ruột. Ông nội ơi. Trăm dâu đổ đầu tằm. Cái gì cũng đắt đỏ, muốn lạc quan lên một chút cũng không được.
Trong bối cảnh đó, tháng Bảy về, năm nay dường như nó khác hẳn so với mọi năm (nếu bạn sống ở Mỹ được bốn, năm “mùa tháng Bảy” tại đây để có dịp so sánh). Dưa hấu vẫn đỏ. Dâu tây vẫn ngọt lịm (nếu bạn gặp may). Cherry có phần đắt hơn (một phần do mất mùa, một phần do lạm phát). Tất nhiên pháo hoa vẫn được bày bán dọc lề đường bởi người trẻ Mỹ vẫn thích cảm giác mạnh, thích vui chơi thả cửa. Nhưng nếu quan sát kỹ, có vẻ tháng Bảy năm nay người ta bớt hẳn những hào hứng. Cờ vẫn cắm đấy nhưng Lễ Độc lập nhưng trong suy nghĩ riêng tư của họ liệu có còn hào hứng? Hay người ta phải tự dặn phải chịu khó nghe ngóng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra những quyết định có dính dáng đến tiêu pha, tiền bạc.
Mà thôi. Nói thì nói vậy. Bi quan hay lạc quan gẫm lại vẫn là một phần của đời sống vốn trực tiếp liên quan đến quá trình hình thành nhân cách. Tuổi tác bao giờ cũng là một yếu tố then chốt. Trẻ thì mạnh bạo xông xáo. Có thêm chút tuổi sẽ chững lại. Bước vào ngưỡng lá vàng sẽ xuề xòa, rộng rãi hơn bởi suy nghĩ nay mai sẽ xuống lỗ. Đó là chuyện đương nhiên, là lẽ đất trời. Một khi “tri thiên mệnh” hẳn sẽ quán triệt rõ hơn cái gọi là thời-cuộc. Người ta sẽ thấu đáo hơn cơ sự trắng đen và dễ dàng trong việc chấp nhận những đổi thay. Răng lỏng, gối chùng, tóc trên đầu có thể nhuộm nhưng ai có thể nhuộm được tóc trong lòng một khi nó bạc? Nếu đã thế, lo làm quái gì cho nhọc óc! Đọc thêm
Đong đưa tâm trạng xúc cảm tháng Bảy man mác bâng khuâng, bối cảnh kẻ ra đi người ở lại bao giờ cũng u hoài, dùng dằng lưu luyến. Những chiếc lá vàng buông tay, nhả cuống, gió dẫu nhẹ vẫn trở thành gió mạnh. Một khoảnh khắc hiền hòa vừa kịp đến bởi lòng đã ngộ ra giá trị của hai chữ vô thường. Từ đây nẻo Tứ Diệu và vườn Bát Chánh Đạo mở rộng cổng hơn. Tiếng chào cao hơn mâm cỗ và những thị phi cũng đã bắt đầu nhạt phai tám phần hiềm khích. Hạt kinh lặng thầm. Cõi lòng thanh thản. Cơm chay bỗng trở thành cần thiết cho tâm trạng vơi bớt những ưu phiền. Chợt muốn biết: Tháng Bảy trong mắt chúng ta có khác tháng Bảy trong mắt đám con cháu?
Vâng. Tháng Bảy về. Chợt hỏi lòng còn ai nhớ đến dấu hài năm xưa? Những ngày nắng, những ngày mưa của thời cuộc, bấy nhiêu đó liệu có đủ chan vừa bát canh Mạnh Bà nay mai ai cũng uống. Cầm trên tay sợi dây thừng Thiện-Ác, ta sẽ mang về cõi chín suối khúc nào? Những vần thơ lục bát. Tháng Bảy năm nay. Lễ Độc Lập. Của ai? Vì ai? Ai còn mặn mà với nó? Ai đã mệt mỏi nên vô tình trở thành thờ ơ ghẻ lạnh?
Ngã tư đường trời nóng như đổ lửa. Thảng hoặc một kẻ đầu trần đứng đợi. Tấm biển tạm bợ làm bằng giấy carton ghi hàng chữ nguệch ngoạc: Anything helps. Dân qua đường kẻ thương người ghét. Có kẻ nhận xét bằng thái độ xem thường: Sức dài vai rộng thế kia, việc làm sẵn, vậy mà không chịu dẫn xác, điền đơn… Get your ass up to find a job! Họ bảo thế. Nhưng nếu nhìn kỹ, chịu khó quan sát nhiều hơn chắc người ta sẽ thông cảm hơn bởi các công thức thước đo tiêu chuẩn đâu phải áp dụng cho ai cũng đúng. Vâng. Thân xác vẫn còn nguyên hình hài xương cốt nhưng bộ óc đã hỏng. Vẫn còn đó khối não nặng tầm 3 cân Anh (một ký rưỡi) nhưng hệ thần kinh đã bị tuột ốc, lỏng tán, rão rệu những đường ren. Bằng lái xe không có. ID không có. Zero giấy tờ tùy thân. Trong hoàn cảnh đó làm sao họ xin được việc. Đó là chưa kể những tiền án, tiền sự. Rồi do hút sách lâu ngày, cần sa cần xiếc não đã hỏng nặng, họ đáng thương hay đáng trách đây? Cuối cùng ta sẽ đổ lỗi cho ai? Hỏi Phật, chắc Phật chỉ lặng im. Phật sẽ không nói gì. Bởi trước đó, cách đây hơn 2.500 năm Phật đã từng bảo rồi: Im lặng là câu trả lời đầy đủ nhất!
Lễ Pháo Hoa. Hoan hô những niềm vui chiến thắng của những thế hệ đầu tiên định cư trên đất Mỹ cách đây 250 năm. Quốc kỳ Mỹ ba màu xanh-đỏ-trắng oai nghiêm một niềm tự hào. Trên trường quốc tế, một dạo Mỹ là ngọn hải đăng tại nhiều lĩnh vực. Toàn cầu hóa đã từ từ thay đổi cuộc chơi? Đồng Mỹ kim vẫn còn nguyên đó nhưng cái ghế “ông anh cả” của nó hình như đang bị mối mọt gặm dần.
Và tôi. Và bạn. Các anh, các chị nữa. Thế giới chúng ta đang sống. Nước Mỹ chúng ta đang sống. Từ những điều đã thấy, đang thấy, liệu chúng ta có nên lo lắng về những điều nay mai sẽ thấy, phải thấy? Lễ pháo hoa liệu có còn hăm hở như những năm đầu chúng ta mới đến. Cảm giác người mới, việc mới, đời sống mới, những va quật mưu sinh mới, nền văn hóa mới… liệu có còn lưu lại những dấu vết hào sảng? Nước Mỹ có đổi thay, xấu hơn, kém hơn, tồi tệ hơn sau ngần ấy năm chúng ta sinh sống, dan díu? Cảm giác “quê hương thứ hai” có còn sắc nét, óng ả như buổi đầu hào hứng những khao khát lạc quan? Và tôi. Và bạn. Và cả các anh các chị nữa, có khi nào chúng ta tự hỏi về cảm nhận của mình hôm nay với tháng Bảy, với Lễ Pháo hoa trên đất Mỹ?
Vâng. Pháo hoa vẫn bắn lên. Tuổi ngũ tuần. Tuổi lục tuần. Thất tuần. Rồi bát tuần… Di sản chúng ta mang theo từ bên nhà gần năm mươi năm trước liệu có còn nguyên vẹn. Những lưu cữu hoài niệm. Những trăn trở khiêng cõng trong tâm khảm qua nhiều đợt di dân đến Mỹ có đổi thay khi Lễ Độc Lập vẫn cờ xí ngợp trời, vẫn dưa hấu đỏ chót, những quả dâu căng mọng…
Và chúng ta, sau ngần ấy những đổi thay, mùa phiếu 2020 đã trở thành giấy quỳ tím thử thách những giá trị một thuở chúng ta tự hào: Tình đồng bào, đồng hương? Nay nhìn lại, bạn có thấy thương cảm, thấy nuối tiếc một thuở nhường nhau từng hạt muối, hạt đường. Vậy mà… chao ôi, chẳng lẽ cuối cùng mọi thứ lại có thể dễ tiên liệu đến thế khi sân khấu chính trị xứ người hai đảng lao vào đấu đá?
Vâng. Lá thư tháng Bảy… Những tháng ngày oi bức. Cái nóng Texas qua ngòi bút của Phan sao mà vẫn đằm thắm, trung thành những đường nét cũ (thay vì ồn ào nhiễu sự bởi cái gọi là lạm dụng chính trị, chính em, trong đó thay đổi khí hậu – Một hiện tượng lẽ ra nên bình thường tự nhiên cuối cùng bị vo tròn, bóp méo dẫn đến ý nghĩa nhân bản cuối cùng đã bị xô lệch, vặn vẹo đến không còn nhận diện được nữa).
Và vâng. Lá thư tháng Bảy dấy đang lên những xót xa cay đắng khi biến cố hơn 50 xe-thùng-nhân xuất phát từ Nam Mỹ chết hồi cuối tháng sáu (phân biệt với bộ nhân, thuyền nhân, phi-cơ nhân của bao đợt di dân tìm đến với xứ Mỹ). Và từ cuối tháng Sáu, Roe v Wade sẽ mở màn cho bao đợt biểu tình giằng co, lôi kéo sẽ diễn ra nay mai trong tháng Bảy về quyền phá thai.
Và bạn. Và tôi. Cả các anh, các chị nữa. Trong khi đó chúng ta vẫn phải sống. Vẫn phải làm việc. Phải mắt nhắm, mắt mở để tiếp tục những tháng ngày phía trước. Chợt nhớ lời triết gia Albert Camus đã từng viết (nguyên văn): Autumn is a second spring when every leaf is a flower. – Mùa thu là mùa xuân thứ hai trong năm khi mỗi chiếc lá là một nụ hoa. Trong tinh thần ấy, tháng Bảy oi bức, giữa hè; mong thay chẳng mấy chốc nó sẽ hạ màn (sau khi) để lại những món quà dễ thương, bởi hơn lúc nào hết chúng ta đang rất cần đến những món quà dễ thương trước khi có đủ kiên nhẫn chào đón mùa thu sắp tới.
Nguyễn Thơ Sinh Show more 4 weeks ago







‘Putin, liệu tim ông có đau khi nhìn thấy cảnh này?’ Video chia tay đầy nước mắt của ông bố Ukraine với con gái nhỏ
Một ông bố người Ukraine đã đưa cả gia đình đến khu vực an toàn, khi đưa con gái lên xe, hai bố con cùng khóc. (Ảnh tổng hợp)
Sau...‘Putin, liệu tim ông có đau khi nhìn thấy cảnh này?’ Video chia tay đầy nước mắt của ông bố Ukraine với con gái nhỏ
Một ông bố người Ukraine đã đưa cả gia đình đến khu vực an toàn, khi đưa con gái lên xe, hai bố con cùng khóc. (Ảnh tổng hợp)
Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào nhiều nơi ở miền đông Ukraine vào sáng sớm 24/2, nhiều nơi đã bị thiệt hại do đạn pháo. Một đoạn video được lan truyền trên Twitter cho thấy một ông bố người Ukraine đã đưa cả gia đình đến khu vực an toàn, khi đưa con gái lên xe, hai bố con cùng khóc khiến cư dân mạng cũng rưng rưng.
Theo đoạn video trên Twitter, một người cha Ukraine đã đưa cả gia đình lên ô tô chuẩn bị sơ tán đến khu vực an toàn, nhưng anh ấy vẫn ở lại. Khi tiễn con gái nhỏ lên xe, người cha quỳ một gối xuống, ôm con gái nói những lời chia tay, cô bé cũng bật khóc theo.
Đoạn video đăng lên, cư dân mạng nói: “Đau lòng quá”
“Với tư cách là một người cha của hai cô con gái, đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của tôi.”
“Putin, liệu tim ông có đau khi nhìn thấy cảnh này?”
“Tôi hy vọng đó chỉ là một khúc phim vì tôi không thể tin được.”
“Khi nền văn minh của loài người đã phát triển đến mức này, chuyện như thế này không nên xảy ra.”
“Là một người cha, điều ấy khiến tôi buồn.”
Và còn biết bao cảnh đau lòng như vậy nữa, khi người dân lũ lượt vội vàng rời khỏi quê hương mình. Nỗi bất an hiện rõ trên từng gương mặt họ. Những người tị nạn từ Ukraine đến một nơi trú ẩn tạm thời gần Korczowa, Ba Lan, vào ngày 28/2/2022. (Ảnh: Sean Gallup/ Getty) Người tị nạn từ Ukraine đi bộ dọc theo một con đường sau khi băng qua trạm kiểm soát biên giới Moldova-Ukraine gần thị trấn Palanca vào ngày 1/3/2022. (Ảnh: Nikolay DOYCHINOV/ AFP)
Show more

Tổng thống Ukraine Zelensky... ‘Putin, liệu tim ông có đau khi nhìn thấy cảnh này?’ Video chia tay đầy nước mắt của ông bố Ukraine với con gái nhỏ
Tổng thống Ukraine Zelensky thông báo trên Twitter: “Chúng tôi sẽ cung cấp vũ khí cho bất kỳ ai muốn bảo vệ đất nước.” Ông kêu gọi người dân cả nước sẵn sàng cùng nhau bảo vệ Ukraine.
Có một làn sóng người tị nạn, rất đông người dân lái xe về hướng Tây, trên con đường hướng Tây xuất hiện một hàng dài phương tiện.
Ngoài ra, nhiều người đổ xô đi mua xăng và rút tiền mặt, dẫn đến việc xếp hàng dài tại các trạm xăng địa phương, các máy ATM, các ga tàu điện ngầm cũng quá tải; nhiều người dân Kyiv đã vội vã lên tàu để thoát thân, trong khi một số đến nhà ga để tìm nơi trú ẩn.
Video người dân chuẩn bị rời đi tại nhà ga ở Ukraine. [TheoUSNews] Show more 5 months ago









Những giọt nước mắt và mồ hôi đằng sau dòng kiều hối Việt
Ảnh1: Một nhân viên đang đếm tiền đô la Mỹ. (Ảnh: Hoàng Đình Nam / AFP qua Getty Images)
Ảnh2: 165 người tố cáo bị lừa đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. (Ảnh minh họa/ tapchibaohiem)
Càng gần...Những giọt nước mắt và mồ hôi đằng sau dòng kiều hối Việt
Ảnh1: Một nhân viên đang đếm tiền đô la Mỹ. (Ảnh: Hoàng Đình Nam / AFP qua Getty Images)
Ảnh2: 165 người tố cáo bị lừa đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. (Ảnh minh họa/ tapchibaohiem)
Càng gần Tết Nguyên đán, kiều hối về Việt Nam tăng mạnh. Chỉ riêng trong tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lượng kiều hối chảy về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh do kiều bào có khoản tích lũy cả năm gửi về quê nhà cho người thân. Nguồn kiều hối năm sau cao hơn năm trước được coi như một thành tựu kinh tế trong nước. Tuy nhiên, góc khuất phía sau câu chuyện về những đồng tiền mồ hôi nước mắt người dân dành dụm gửi về quê hương là một câu chuyện đáng để suy ngẫm…
Thống kê chưa đầy đủ, hiện có gần 5 triệu người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổng thu nhập ước tính của người Việt khoảng trên 50 tỷ USD. Cho đến nay, có gần 4.000 dự án đầu tư của kiều bào với tổng số vốn xấp xỉ 20 tỷ USD.
Kiều hối: không chỉ là tiền làm thuê mà còn là tấm lòng ‘Lá lành đùm lá rách’
Kiều hối (remittance) về Việt Nam có hai nguồn chính: Một là từ cộng đồng hơn 5.3 triệu người Việt Nam định cư ở các nước phát triển Bắc Mỹ, Úc và châu Âu, hai là từ lực lượng người lao động Việt Nam ra ngoại quốc làm thuê ở Nam Hàn, Đài Loan, các nước Trung Đông và cả châu Phi. Hiện vẫn chưa có số liệu chính thức về số người ra ngoại quốc làm thuê, hay còn gọi là “xuất khẩu lao động”, nhưng một số nguồn tin ước tính rằng có khoảng vài ba triệu người.
Kiều hối từ cộng đồng người Việt định cư có thể lớn hơn nhiều lần so với từ nguồn xuất khẩu lao động, do điều kiện kinh tế tài chính khác nhau giữa hai thành phần này; nhưng dù từ nguồn nào thì dòng kiều hối đổ về Việt Nam vẫn tăng đều đặn, năm sau nhiều hơn năm trước. Đáng chú ý là trong hai năm dịch COVID-19, kinh tế các nước bị đình đốn nhưng lượng kiều hối gửi về Việt Nam vẫn tăng mạnh.
Show more
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, kiều hối năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10%... Những giọt nước mắt và mồ hôi đằng sau dòng kiều hối Việt
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, kiều hối năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Trong số đó, khoảng 70% lượng kiều hối được gửi qua các tổ chức tín dụng, 28% gửi qua các công ty kiều hối, 2% gửi qua bưu điện.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới (W và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) dự báo, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ở mức 18,1 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Các nhà quan sát nhận định rằng, trong thời gian đại dịch, người Việt định cư ở Hoa Kỳ gửi tiền, gửi quà cho thân nhân ở Việt Nam nhiều hơn thời trước đại dịch. Điều đó một phần do thông cảm với người thân trong nước đang khốn đốn, mất việc, mất thu nhập vì các biện pháp phong tỏa, “ngăn sông cấm chợ”, do hỗ trợ các tổ chức từ thiện ở trong nước; một phần vì trong thời gian dịch bệnh người định cư ở nước ngoài không về Việt Nam được nên không trực tiếp về thì gửi tiền và hàng để biểu lộ tình cảm. Ở Mỹ, các công ty làm dịch vụ gửi tiền, gửi hàng về Việt Nam cho biết lượng tiền và hàng gửi tăng gấp rưỡi so với năm trước. Có không ít người dành dụm những đồng tiền được chính phủ Mỹ trợ cấp trong thời gian đại dịch để gửi về giúp thân nhân ở trong nước.
Cũng như những năm trước, hàng chục tỷ USD kiều hối là một nguồn tài chính quan trọng, giúp tăng dự trữ ngoại tệ, ổn định cán cân thanh toán của chính quyền Việt Nam và duy trì tỷ giá hối đoái.
Thế nhưng trong dòng kiều hối này có cả những đồng USD được kiếm vô cùng khó nhọc. Rất nhiều câu chuyện đau thương nơi xứ người.
Nhưng đằng sau thành tích này còn là những giọt mồ hôi rất mặn…
Hiện công luận quốc tế đang rất nóng vụ hàng trăm công nhân Việt Nam bị cưỡng bức lao động cho công ty Trung Quốc ở Serbia. Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong tuyên bố đưa ra hôm 21/1/2022, cáo buộc có hàng trăm công nhân Việt Nam bị bán sang Serbia để làm việc cho các công ty Trung Quốc, hiện đang kêu cứu vì phải sống và làm việc trong các điều kiện tồi tệ.
Từ cuối năm ngoái, các hãng tin quốc tế đã tường thuật việc có khoảng 500 công nhân Việt Nam – tham gia xây dựng một nhà máy lớn của hãng lốp xe Trung Quốc Shandong Linglong Tyre ở thành phố Zrenjanin, miền Bắc của Serbia – đang phải sống trong các khu nhà tạm không có máy sưởi và nước ấm, bị đói khát, không có tiền và cũng không được giúp đỡ.
Trước đó công luận cũng bàng hoàng trước việc hàng trăm người Việt Nam, chủ yếu là phụ nữ, cả trẻ em gái dưới 16 tuổi, phải đi làm người giúp việc nhà ở Saudi Arabia, một nước Hồi giáo khét tiếng khắc nghiệt với phụ nữ. Ở đó họ bị hành hạ, bị ngược đãi, bị bỏ đói, bệnh tật không được chữa trị, và bé H Xuân Siu (người Gia Rai ở buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk) đã chết tức tưởi trước khi được lên máy bay về nhà! Và dư luận đang đặt câu hỏi về việc liệu Chính quyền Việt Nam đã có những động thái gì để chấn chỉnh các công ty xuất khẩu lao động trong nước vô trách nhiệm như vậy với sinh mệnh của đồng bào?
Năm 2018, Walk Free công bố “Chỉ số tình trạng Nô lệ Toàn cầu” (Global Slavery Index). Theo đó, Việt Nam xếp thứ 77/162 về tình trạng công dân bị buộc làm nô lệ (bị khống chế, cưỡng ép lao động) cả bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam. Ước tính cứ 1000 người Việt Nam thì có 4,5 người đang sống trong tình trạng bóc lột lao động.
Năm 2019, cộng đồng quốc tế rúng động trước sự kiện cảnh sát ở Essex – Anh phát giác 39 người Việt chết ngạt trong một container loại chuyên dùng chở hàng đông lạnh. Tuy 39 nạn nhân chết do tìm cách xâm nhập Anh Quốc bất hợp pháp nhưng dân chúng và chính phủ Anh chỉ thấy sốc khi 39 nạn nhân thảm tử chỉ vì hy vọng có được một cuộc sống tốt đẹp.
Đường về cũng thăm thẳm…
Thậm chí kể cả trong những “chuyến bay giải cứu” gần đây được tổ chức, thì hành khách phải mua “combo” trọn gói từ giá vé máy bay đến chi phí kiểm tra y tế và chi phí cách ly tập trung. Tuy được quảng bá rầm rộ là một “hoạt động nhân đạo” nhưng thực tế, những chuyến bay “giải cứu” này có giá trên trời, từ hơn 2.000 USD đến 5.000 USD mỗi hành khách, tức là cao gấp bốn đến tám lần mức giá vé máy bay thông thường. Để được “giải cứu”, người về còn phải trải qua rất nhiều thủ tục hết sức nhiêu khê và phi lý, chẳng hạn như phải xin được giấy đồng ý tiếp nhận của chính quyền địa phương nơi mình về, phải tới đại sứ quán xin xác nhận bản sao thẻ tiêm chủng, phải ghi danh với cơ quan ngoại giao và chờ đợi được sắp xếp chuyến bay.
Nản lòng với việc chờ đợi, hàng vạn người đã phải bay vòng về Cambodia rồi từ đó tìm cách nhập cảnh Việt Nam bằng đường bộ. Một cái vé máy bay của hãng Singapore Airlines từ California về Phnom Penh, Cambodia giá chỉ $650, trong khi giá vé “giải cứu” của Vietnam Airlines từ California về Sài Gòn thấp nhất là $1.850. Vì vậy dư luận không khỏi đặt câu hỏi liệu có hay không chuyện các công ty trong nước thông đồng với nhau để ăn trên lưng “kiều bào”? Và nếu có thì trách nhiệm của nhà nước là như thế nào? Ảnh minh họa: Xét nghiệm Covid-19 tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Getty Images)
Gần đây nhất, ngày 27-1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “Nhận hối lộ” để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Ngay cả khi chính quyền đã công bố cho mở lại đường bay quốc tế thì tình trạng trục lợi vẫn tiếp diễn: Giá vé từ nước ngoài về Việt Nam vẫn cao gấp hai, ba lần giá vé từ Việt Nam ra đi trên cùng tuyến đường. Ở đây lợi dụng tâm lý sốt ruột mong về nhà của người Việt xa quê, các hãng hàng không Việt Nam đã chặt chém không thương tiếc.
Bảo vệ quyền lợi của kiều bào cũng chính là bảo vệ an ninh kinh tế đất nước
Theo nguyên lý, chỉ tiêu thực sự có ý nghĩa với nền kinh tế là thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) bằng thu nhập quốc gia (GNI), cộng thu từ chuyển nhượng hiện hành trừ chi chuyển nhượng hiện hành. Và đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh nguồn lực của nền kinh tế là tiết kiệm (Saving).
Ở Việt Nam, kiều hối chiếm phần lớn trong chuyển nhượng hiện hành. Đây là khoản quan trọng giúp bù đắp sự mất mát do khu vực FDI chuyển tiền ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có thể phải vay nợ, thậm chí dẫn đến vỡ nợ nếu thiếu hụt lượng kiều hối này.
Điều này cho thấy, những người lao động dù chính thức hay không chính thức, đều đã đóng góp một phần rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Đây là những đồng tiền có giá trị quan trọng cho nền kinh tế bởi những người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đã gửi những đồng tiền đẫm mồ hôi và nước mắt.
Trong nhiều trường hợp, người lao động Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận quyền của mình tại nơi làm việc. Các khoản nợ do phí và lệ phí di cư lao động quá cao, có thể là trở ngại khiến người lao động không dám rời bỏ nơi làm việc có yếu tố bóc lột và bạo lực. Vì vậy, để bảo vệ những công dân của chính mình, cũng chính là để bảo vệ sự an toàn của nền kinh tế quốc gia, nhà nước cần quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động xa quê, ít nhất, là để những đồng tiền gửi về cùng lắm chỉ dính mồ hôi, chứ ko dính cả máu và nước mắt của những người con đất Việt.
Mộc Trà - 2- 03 - 2022 Show more 6 months ago


gocnhosantruong.com/khong-gian-rieng/709-houston-m…
Vợ chồng KP đón bốn O Sao Mai Kim Quy, Tường Vy, Ngọc Lang và Hường B tại phi trường Hobby, Houston trong cái nắng nóng cháy người. Sức nóng lại càng làm tăng thêm nỗi vui mừng trùng phùng, nóng thêm niềm vui hội ngộ. Quên cả mệt...gocnhosantruong.com/khong-gian-rieng/709-houston-m…
Vợ chồng KP đón bốn O Sao Mai Kim Quy, Tường Vy, Ngọc Lang và Hường B tại phi trường Hobby, Houston trong cái nắng nóng cháy người. Sức nóng lại càng làm tăng thêm nỗi vui mừng trùng phùng, nóng thêm niềm vui hội ngộ. Quên cả mệt nhọc sau chuyến bay dài, các O nhà ta ôm nhau tíu tít không để ý đến sự hiện diện của ông xã KP. A Khôi góp một câu hóm hỉnh: "Xưa Đất Quàng có Ngũ Phụng Tề Phi, nay Houston chúng tôi có Ngũ Loan Tề Múa"...
Show more
Lúc Về Già
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)
Kẻ ghét song còn có kẻ ưa
Nghĩ đâu mà lựa được cho vừa
Khó giàu đã định thời không oán
Khôn dại đành hay há dám từ
Bể học dò nguồn cho chúng trẻ
Ngày nhàn vui chuyện với người xưa
Lâng lâng rũ sạch niềm nhân ngãLúc Về Già
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)
Kẻ ghét song còn có kẻ ưa
Nghĩ đâu mà lựa được cho vừa
Khó giàu đã định thời không oán
Khôn dại đành hay há dám từ
Bể học dò nguồn cho chúng trẻ
Ngày nhàn vui chuyện với người xưa
Lâng lâng rũ sạch niềm nhân ngã
Gẫm thú phồn hoa đáng thế chưa?
Họa Bài Lúc Về Già
Viết Tặng GS Lưu Khôn, Một Thời Hiệu Trưởng Phan Thanh Giản Cần Thơ
PKT 01/13/2022
Nhà giáo về già đâu khó ưa
Góp vui nhiều chuyện kể sao vừa
Nửa đời đứt gánh vẫn chưa ngán
Mãn kiếp ươm tơ chẳng chịu chừa (/từ).
Vẫn nhớ đầu đời nơi tỉnh lẻ
Mà thương đám trẻ thuở ngày xưa
Còn ham tiếng gọi "thầy ơi" nhỉ
Đầu bạc cả rồi dứt nợ chưa?
Tri Khac Pham
January 13th, 2022
Show more

Thường thường thi sĩ và nhạc sĩ viết nhiều về sông Hương, sông Hồng, Cửu Long, nhưng ít viết về những con sông hay thành phố khác, cũng đẹp, thơ mộng và lãng mạn không kém, như sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, hay sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi. Tôi cũng đã từng sống và thường đi dọc theo hai con sông yêu quý này và rung cảm với nét đẹp duyên dáng của dòng sông soi bóng đậm đà trong tâm hồn mình. Cảm ơn Nhạc sĩ Phan Bảo Nam và Ca sĩ Minh Trang, chắp cánh cho lời thơ để thơ em được sống với những khoảnh khắc của cảm xúc tâm trạng. Xin chân thành cảm ơn tất cả!