Văn học

Văn học (93)

VÔ THẦN - Nguyễn Giụ Hùng

Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng, một trong những Nhân Thần của dân tộc Việt.

 

VÔ THẦN
 
NGUYỄN GIỤ HÙNG
THƯ GỬI BẠN
 
 
       Nhân đọc bức thư của một người bạn gửi cho tôi than thở, trong đó có nhắc tới chữ “atheist”, tôi chẳng hiểu mô tê gì về cái nghĩa của chữ này nên đành phải tra tự điển để hiểu rõ những điều người bạn tôi muốn nói. Cứ theo tự điển Anh-Việt thì nghĩa của chữ "atheist" là "vô thần".
“Thần” là từ ngữ thuộc về ý niệm nửa như trừu tượng, nửa như cụ thể, nửa như là đức tin thuần khiết, nửa như dị đoan, nửa như đơn sơ, nửa như phức tạp... đã từng tạo nên nhiều cuộc tranh cãi và gây ra biết bao hệ lụy cho con người. Kẻ tin điều này, kẻ không tin điều kia, thật rối bời như một mối bòng bong. Đôi khi sự tranh luận, cãi cọ nhau về “Thần” nằm trong những thái cực của cực đoan để tạo nên những chuyện nực cười không lối thoát, không có kết luận, đầu voi đuôi chuột, đánh nhau bể đầu, vô bổ, chỉ vì muốn lấy cái hiểu biết hữu hạn của con người mà bàn tới cái vô hạn của Trời Đất.
Biết cái khó khăn như thế nên tôi chỉ xin mạn bàn về “vô thần” theo chiều hướng tào lao thường lệ, nghe qua rồi bỏ. Trước hết phải hiểu "vô thần” theo cái định nghĩa nào đã chứ, vì một từ ngữ luôn có thể có nhiều định nghĩa với cách hiểu khác nhau tùy theo tình huống sử dụng nó.
       Này nhé, cứ hiểu một cách đơn giản: "vô" là không có, "thần" là những ông Thần được thờ phượng (hay thờ phụng). Có người cảm thấy sợ hãi hay bực mình nếu có ai nói mình là “vô thần”. "Vô thần" có nghĩa là không có ông thần nào để thờ phượng cả, như ngay cả thần Tài cũng không có. Không có thần Tài, có nghĩa là ta không được giàu hay không muốn giàu, mà không được hay không muốn giàu thì có chi phải sợ nhỉ. Hay có cô nào đó, ngay cả thần Vệ Nữ (thần Ái Tình) cũng không có. Không có thần Ái Tình, nghĩa là cô ấy chẳng yêu ai hoặc không ai yêu cô ấy. Không yêu ai hay không ai yêu thì cũng đâu có chi mà phải sợ hay bực mình, có sợ chăng là sợ cái cảnh "chổng mông mà gào". Ngược lại, chẳng may mà cô ấy lại có thần Bạch Mi (trong Truyện Kiều) chiếu mệnh thì thật khổ một đời.
Cũng có thể hiểu “vô thần” theo cái định nghĩa là chẳng thờ ông thần nào cả. Theo cái suy nghĩ lẩm cẩm, ngụy biện và tào lao của tôi thì "vô thần" chẳng có liên quan gì tới vấn đề tâm linh cao cả của con người cả. Thần có thể là người, động vật, thực vật hoặc một vật thể nào đó được người đời tôn vinh. Thần được tôn kính bởi đức độ hoặc quyền lực hoặc cả hai, hoặc vì một hay nhiều lý do linh thiêng nào khác nữa mà chỉ có ông thần mới biết. Và cũng có khi chính ông thần này cũng chẳng biết lý do tại sao ông lại được thờ phượng mà chỉ có những người thờ phượng ông mới biết rõ mà thôi. Có những vị thần được hỏi tại sao người ta lậy ông, ông chẳng biết, hỏi người ta xin ông điều gì, ông cũng chẳng hay, ông chỉ biết ngồi trên cao cười cười ăn oản chẳng khác chi những ông nghị gật. Đơn giản thế thôi. Cứ nghe vị hảo hán nào đó tả một cụ già:
 
Ban ngày cụ cứ như thần,
Ban đêm cụ cứ tần mần như ma.
 
      Theo hai câu thơ ấy thì thần rất gần gũi với ta, nhưng có điều thần thì không biết "tần mần" như người và ma.
Nói về thần thì số lượng thần trên trái đất này nhiều vô kể. Mỗi nơi có một ý niệm khác nhau về thần nên thần cần được cấu tạo sao cho phù hợp với văn hóa, tập quán, ...sinh hoạt đức tin của người dân nơi ấy. Mỗi địa phương có một phong cách thờ phượng riêng cho mỗi vị thần của họ.
Thần là sản phẩm của con người, do đó thần chỉ có thể thể hiện được tính chất đặc thù của mình nằm trong giới hạn trí tưởng tượng của con người chứ thần không thể vượt lên cao hơn hay xa hơn được cái trí tưởng tượng ấy.
Và cũng vì thần là sản phẩm của con người nên thần cũng có sinh tồn, nay còn mai mất như con người vậy. Thần cũng lên voi xuống chó, như khi còn được thờ phượng thì là thần, không còn được thờ phượng thì lại trở thành ma. Thần cũng nổi trôi để “làm thần đất ta làm ma đất người” (ca dao). Tuổi thọ của thần cũng phụ thuộc vào sự phát triển, tiến hóa của xã hội loài người, có những vị thần “chết” đi và cũng có những vị thần mới được “sinh ra” sau này. Muốn tăng tuổi thọ, thần cần phải biết uyển chuyển theo sự thay đổi, tiến hóa ấy cho kịp thời, kịp hoàn cảnh mới. Có những vị thần chỉ được phát triển trong một khu vực nhỏ, có những vị thần được phát triển trong khu vực rộng lớn hơn và có ảnh hưởng sâu xa hơn để có khi trở thành tôn giáo như Nho giáo chẳng hạn, mà đức Khổng Tử đã trở thành giáo chủ.
       Thần được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và tên gọi cũng có thể khác nhau. Thí dụ, cứ như ở Việt Nam ta, thần ở trong làng xã thì gọi là Thành Hoàng hay Thần Hoàng, đất có Thổ Địa, sông có Hà Bá, núi có Sơn Thần, rừng có Chúa Ngàn… Thần có thể là cái cây (Linh Mộc), cục đá (Bà Đá), bình vôi, thần Lửa... hay sinh vật như chó (đền Cẩu Nhi), chim (Tiên), cá, rồng, rùa (Kim Quy), ngựa (Bạch Mã) ...và cũng có thể là những người hèn mọn như lão ăn mày hay người mõ làng... khi chết được hiển linh. Thần có thể là đàn ông, đàn bà hay trẻ con. Thần cũng có thể là những vị vua, hay những vị đại danh kiệt, hay những bậc danh thần có công lớn với dân với nước, hay đến từ huyền thoại, tổ nghiệp hay cũng có khi chỉ là những nhân vật rất ư là "tầm phào" mang tính dã sử như những vị thần được kể sau đây làm thí dụ:
- Bố của vua Đinh Tiên Hoàng là con rái cá. Mẹ của vua Đinh Tiên Hoàng tức vợ của sứ quân Đinh Công Trứ, ra suối tắm thì bị con rái cá hiếp mà mang thai, đẻ ra Đinh Bộ Lĩnh bơi lội rất giỏi. Sau này, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất sơn hà lên ngôi Thiên tử lấy tên hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế, tự sánh mình ngang hàng với các vua đại Hán, đại Đường, đại Tống bên Tầu, mở nền tự chủ đầu tiên cho đất nước ta (theo Nam Hải Dị Nhân)
- Bố của ngài Mạc Đỉnh Chi (lưỡng quốc trạng nguyên) là con khỉ lớn. Khi mẹ của ngài Mạc Đỉnh Chi vào rừng kiếm củi thì bị con khỉ lớn hiếp mà mang thai, sau sinh ra ngài (theo Nam Hải Dị Nhân).
Con rái cá, con khỉ ấy cũng được dân làng thờ để trở thành thần.
Nếu ta đi sâu thêm vào chi tiết của những vị thần trên toàn đất nước thì kể sao cho hết. Cứ chỉ kể trong cái phạm vi nhỏ hẹp của thành phố Hà Nội không thôi, cũng có thể có cả trăm vị thần rồi (Bách thần Hà Nội).
Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây, trong ca dao, ta cũng có những câu liên hệ đến thần, nhiều lắm, nhưng chỉ xin đơn cử vài câu:
 
   Ở cho phải phải, phân phân,
  Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa.
 
  Chanh chua anh để giặt quần
  Người chua anh để làm thần gốc đa.
  Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
  Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng.
 
   Trên trời có ông sao Thần
  Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm
  Sang xuân thần cúi lom khom
  Là mùa trồng đậu dân làng biết chăng?
  Bước sang tháng chín rõ ràng
  Lưng thần hơi đứng là đang gặt mùa.
 
  Con ông thánh cháu ông thần
 Không tiền cũng hóa ra thân ăn mày.
 
 Chùa làng hai mõ bốn chuông
 Có ba tượng Bụt, có ông thần già.
 
 Có thiêng mới gọi là thần
 Đường ngang ngõ tắt chẳng cần hỏi ai.
 
 Ăn ở thiện, có thiện thần biết,
 Ăn ở ác, có ác thần hay.
 
 Bị rách nhưng lại có vàng
 Tuy rằng miếu đổ Thành Hoàng còn thiêng.
 
Bên cạnh ca dao còn có những tục ngữ cũng liên hệ đến thần như: Đức trọng quỷ thần kinh, Ỷ thế ỷ thần, Buôn thần bán thánh, Cửa miệng có thần, Chước quỷ mưu thần, Xuất quỷ nhập thần, v.v… và còn nhiều lắm.
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM TRỌN BÀI
 
      Nay, nếu lan rộng thêm ra xa tới cả nhân loại thì ôi thôi khỏi nói, xin miễn bàn về cái số lượng ấy. Tôi xin tạm kể cho các bạn nghe, có lần tôi đi du lịch nước Ai Cập, người Ai Cập cổ xưa, cách đây cả năm nghìn năm, họ đã thờ rất nhiều vị thần rồi. Trước khi Ai Cập trở thành vương quốc, mỗi vùng có một gia đình thần riêng, được biết có tới 42 gia đình thần gồm có 126 vị thần gồm cha, mẹ và con. Ba hệ thần chủ yếu là hệ thần Mặt Trời, hệ thần Horus và hệ thần Osiris. Ngoài ba hệ thần chính này nguời Ai Cập còn sáng tạo ra nhiều vị thần khác như Bast nữ thần mèo, Bes thần mèo, Hathor nữ thần bò, Khnoum-Re thần thân người đầu cừu đực, Mout nữ thần diều hâu, Oupoaout thần chó, Sekhmet nữ thần sư tử cái, Sobek thần cá sấu...
Cũng vì lòng tin vào những vị thần ấy mà tới bây giờ, trên đất nước Ai Cập, chúng ta mới có cơ hội được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc xây dựng những quần thể đền đài to lớn biết là bao, to lớn đến độ chúng ta ngày nay không thể tưởng tượng nổi làm sao người Ai Cập thời cổ đại đó có thể xây dựng nên được.
      Ảnh hưởng hỗ tương của những vị thần ấy đã lan rộng ra cả một vùng thuộc nền văn minh Tây Á như Lưỡng Hà (giữa hai con sông Tiger và Euphrate), Babylone, Ba Tư, Palestine, Assyries... và còn lan tràn chút ít sang cả đến Ấn Độ nữa. Vào vài thế kỷ trước công nguyên (hơn 300BC), những vị thần Ai Cập cũng ảnh hưởng một phần sang tới cả nền văn minh Hy Lạp, rồi kế tiếp tới văn minh La Mã trong thời kỳ họ chiếm đóng Ai Cập. Những ảnh hưởng đó được thể hiện rõ nét nhất là ở thành phố Alexandria do vua Alexander Đại đế (Alexander the Great) của Hy Lạp xây dựng trên bờ biển Điạ Trung Hải (Mediterranean) thuộc phần đất phía bắc của Ai Cập. Và sau đó người La Mã, đã góp phần phát triển thành phố này lên tầm vóc quốc tế thời xưa, là một trong bốn trung tâm giao lưu văn hóa lẫn kinh tế, chính trị, tôn giáo của đế quốc La Mã và để ngày nay Alexandria trở thành một thành phố lớn thứ nhì của Ai Cập sau Cairo. Rồi cũng từ nơi đó, qua sự bành trướng thế lực của người La Mã, những ảnh hưởng của thần Ai Cập lại có cơ hội lan tỏa tới Âu Châu. Tất nhiên là đi tới đâu thì những vị thần đều được biến cải, thay hình đổi dạng, tên tuổi cho phù hợp với văn hóa "bản địa" theo đúng tinh thần "nhập gia tùy tục" và cũng vì thế đôi khi ta không nhận diện ra được cái nét nguyên thủy của những vị thần ấy nữa. Như những vị thần được thờ phượng trên núi Olympic của Hy Lạp được đổi tên để thờ phượng dưới thời La Mã: Zeus thành Jupiter, Heka (thần hôn nhân) thành Junon, Poseidon (thần biển) thành Neptune, Aphhrodite (thần ái tình) thành Venus, Hermette (thần buôn bán) thành Mercure.
      Nếu tiếp tục nói thêm về những vị thần của những vùng đất tôi đã có dịp đi qua như nền văn minh cổ của Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Dương, Thái Lan ở Á Châu; như nền văn minh Maya, Azetec ở Trung Mỹ; như nền văn minh Andes ở Nam Mỹ v.v... thì tất hẳn còn nhiều điều lý thú. Nói tới những phần đất này tôi sực nhớ tới những vị thần đã được thờ phượng một cách hết sức khác nhau tùy theo từng địa phương. Như khi tôi đi thăm đảo Bali của Nam Dương, người ta thờ thần bằng hoa, không có một thứ gì khác ngoài hoa. Ngược lại khi tôi đi thăm một số đền đài ở Mexico hay Trung Mỹ, Nam Mỹ thì được biết có nơi, ngày xưa, hàng năm người ta giết trẻ con hay trinh nữ xinh đẹp để cúng dâng thần, thật là dã man kinh khiếp.
Nay quay trở lại đất nước ta, nếu ghé thăm Đà Nẵng để xem “bảo tàng viện” văn hóa của người Chiêm Thành xưa (hay Chămpa, gọi tắt là Chăm, hay Chàm), ta sẽ thấy người Chiêm Thành cũng đã thờ nhiều thần lắm như thần Brahma (thần sáng tạo), thần Visnu (thần bảo tồn), thần Siva (thần hủy diệt), thể hiện ba ngôi của thần Brahma của đạo Bà La Môn trong kinh Vệ Đà. Nhưng thần nổi bật hơn cả vẫn là thần Linga (thờ bộ phận sinh dục của đàn ông) và thần Yoni (thờ bộ phận sinh dục của đàn bà) và cả những hình tượng khi ghép chúng khớp lại với nhau. Ngay cả kiến trúc đền đài của người Chiêm Thành cũng đều mang hình dạng của thần Linga ấy.
        Không phải chỉ có dân tộc Chiêm chịu ảnh hưởng Ấn Độ mới thờ thần Linga, mà ngay cả người Việt Nam ta cũng thờ nó dưới hình thức khác được gọi là tín ngưỡng phồn thực (phồn là nhiều, thực là nẩy nở), cầu mong sự sinh sôi nẩy nở nhiều người vì nước ta thuộc xứ nông nghiệp cần nhiều lao động nên trong dân gian ta mới có câu mong sao được đông con nhiều cháu như "sinh năm đẻ bẩy". Theo cuốn "Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc" của tác giả Trần Ngọc Thêm, trong nhiều vùng thuộc Phú Thọ, Hà Đông, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hòa Bình trước đây, vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí của đàn ông, và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh nhau cướp những vật này về vì tin rằng nó sẽ đem lại may mắn cho cả năm. Trong dân gian ta có câu: “Ba mươi sáu cái nõ nường, Cái để đầu giường, cái để gối tay” là do những tục lệ phồn thực này chăng? Và ngư phủ ở Sở Đầm Hòn Đỏ, tỉnh Khánh Hòa, có tục thờ một kẽ nứt lớn trên một tảng đá mà dân gian gọi là “Lỗ Lường” (Lường do gọi trẹo từ tiếng chỉ bộ sinh dục của phái nữ), vị nữ thần phù hộ cho ngư dân được gọi là bà Lường, được thờ từ 200 năm nay cho tới bây giờ, ngày đêm khói nhang nghi ngút.
Trong ca dao của dân ta, loại thần này cũng được thể hiện qua những câu như sau:
 
- Văn chương chữ nghĩa bề bề
Thần "Đồ" ám ảnh cũng mê mẩn đời
 
(người miền Bắc Việt Nam gọi “đồ” là bộ phận sinh dục của đàn bà)
Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần L… ám ảnh cũng mê mẩn nguời
Xót lòng mẹ góa con côi
Kiếm ăn lần hồi, l... lớn bằng mo.
 
       Lại thêm nữa, có một lần tôi đi thăm Nhật Bản, gặp một lễ hội, không biết tên là lễ hội gì. Dẫn đầu đoàn rước là những cô gái Nhật trẻ đẹp nõn nà, hớn ha hớn hở vác cái "của quý" của phái nam to lớn trên đường phố hướng tới một ngôi đền thờ. Khi họ tiến vào đền thờ thì hàng trăm cô gái xinh đẹp xì xụp khấn vái cầu xin, họ cầu xin điều gì thì chỉ có Thần "của quý" ấy mới biết. Lễ hội này cũng to lắm, chẳng thua kém gì “hội làng Lim" ở tỉnh Bắc Ninh của ta đâu.
Tin vào thần là tin vào những sản phẩm của con người dựng nên, nên có người cho rằng tin cũng được mà không tin cũng không sao. Người xưa có câu dành cho một hạng lái buôn gọi là "buôn Thần bán Thánh". Phải chăng, mua hay không mua là tùy ở mình, vắng mợ thì chợ vẫn đông?
      Thôi thì, nói đi thì cũng phải nói lại cho toại lòng nhau. Thờ phượng những vị thần trên quê hương ta là những nét đẹp văn hóa có tự nghìn xưa. Những vị thần trên quê hương ta còn thì dân tộc ta còn, tôi không nói ngoa. Này nhé, ông cha ta khi xưa cũng đã biết được giá trị và ý nghĩa sâu sắc của việc thờ phượng những vị thần. Ngay khi ta chỉ nói về những vị Thần Hoàng trong làng xã không thôi.
Vào năm 1572, vua Lê Anh Tông cũng đã phải giao cho ông Nguyễn Bính (nguyên là Hàn lâm viện Đại học sĩ) sưu tầm và soạn ra thần tích của những vị Thần Hoàng trong các làng xã để nhà vua ban sắc phong cho những vị thần ấy, và thần được chia ra làm 3 hạng: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần. Đó là chưa kể đến những vị thần ở tầm mức có ảnh hưởng cao rộng hơn như bà Chúa Liễu Hạnh chẳng hạn.
Chúa Liễu Hạnh là cô gái quê, quê quán ở xã Vân Cát, Nam Định, tương truyền là con Trời, ba lần từ bỏ Thiên đình xin vua cha cho xuống trần gian để sống một cuộc đời bình dị với khát vọng về tự do, hạnh phúc. Bà được nhân gian tôn kính là Thánh Mẫu, là bà Chúa Liễu, là Mẹ (Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ) (ca dao) (Cha đây là đức Trần Hưng Đạo). Đền thờ bà được thờ rải rác khắp nơi từ bắc chí nam. Ảnh hưởng của bà lớn đến nỗi vua Đồng Khánh phải tự nguyện xin làm đệ tử thứ bảy tại điện Hòn Chén (Huế).
       Những vị thần có tầm cỡ lớn như thế trên đất nước ta thì có nhiều lắm, kể ra cũng không xuể hết được. Tôi cũng xin nói thêm ở đây, trong văn hóa nước ta có đặc điểm rất độc đáo: đó là truyền thuyếtngười thực việc thực lại rất gần nhau; gần đến nỗi đôi khi người ta thấy chúng hòa lẫn vào nhau, như truyền thuyết về Chúa Liễu Hạnh đã nói ở trên lại trở nên rất hiện thực. Tương truyền, bà Chúa Liễu Hạnh là tiên nữ đã từng cùng trạng Bùng tức trạng nguyên Phùng Khắc Khoan và tú tài Ngô xướng họa văn thơ trên lầu thơ, mà nơi ấy ngày nay là Phủ Tây Hồ, đền thờ Chúa Liễu Hạnh bên bờ Hồ Tây, khói hương nghi ngút quanh năm.
Trong dân gian ta có câu “Con cóc là cậu ông Trời”. Chỉ một câu đó không thôi ta thấy cũng đủ nói lên cái tinh thần bình đẳng giữa người với người, giữa người dân với vua quan, giữa người với trời và giữa người với thiên nhiên của dân ta. Sự bình đẳng ấy cũng thể hiện rất rõ nét giữa người và thần. Thần mà lôi thôi, người cũng sẽ phạt thần và đuổi thần đi. Như ta có câu chuyện dân gian kể rằng, khi vua Lý Thái Tổ còn là chú tiểu bé sống trong chùa, chú hay lên chính điện ăn vụng oản bằng cách moi ruột oản ra ăn, vỏ ngoài còn nguyên. Thần báo mộng mách cho sư, sư quở mắng chú. Chú tức giận viết bốn chữ “lưu tam thiên lý” sau lưng thần để đuổi thần đi. Thần lại báo mộng để từ giã sư. Sáng dậy, sư lên chính điện lấy nước rửa xóa bốn chữ ấy đi nhưng không làm sao rửa đi được cho tới khi chú tiểu nhổ nước miếng chùi đi thì mới hết. Đối với người thiểu số ở miền cao nguyên Trung Phần, sự ràng buộc được xác định rất rõ ràng, minh bạch về quyền lợi và trách nhiệm của thần đối với buôn bản.
Ấy đấy, mọi chuyện trên đời nó cứ rối bời lên như thế đó vì cái tính tào lao của mọi sự việc xẩy ra chung quanh ta, trong đó có việc “vô thần”, “hữu thần”, “đa thần”, “độc thần”. Tôi nói chuyện tào lao với các anh nên các anh đừng bận tâm suy nghĩ hay tranh cãi với tôi, vì tôi đã xác định ngay từ đầu lá thư rằng đây chỉ là chuyện tào lao, đọc qua rồi bỏ.
Tôi xin kết thúc bức thư này bằng câu mà người bạn Mỹ của người bạn tôi nói với anh ta: "No, I'm not an atheist, I'm a non-believer!" Ai hiểu sao thì hiểu. Mỹ khôn thật.
 
 
NGUYỄN GIỤ HÙNG
 
Sách tham khảo:
- Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện (Phan Kế Bính-NXB Sồng Mới)
- Tìm Về Bản Sắc Văn Hoá Dân Tộc (Trần Ngọc Thêm-NXB Tp.HCM-2001)

 

 
Xem thêm...

Sơ lược thi cử ngày xưa – Phần 1: Tổng quát

 

SƠ LƯỢC THI CỬ NGÀY XƯA

CHƯƠNG MỘT

PHẦN 1

TỔNG QUÁT

NGUYỄN GIỤ HÙNG

(Sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp và trình bày)

 

   Sách Khải Định chính yếu (ghi lại các sự kiện thời Khải Định) chép rằng tháng Giêng năm 1919, thể thức kỳ thi Hội với những thay đổi, vua Khải Định phê: “Lần này là khoa thi Hội cuối cùng của triều đình, nên trẫm muốn gia ân cho sinh viên sĩ tử khoa mục trong cả nước, hễ ai thông thạo hai thứ chữ Nho và chữ Pháp thì trình diện Bộ Học để xin vào ứng thí”.
 
    (Ngày 16-5-1919, nhằm 17-4 âm lịch, kỳ thi Đình cuối cùng diễn ra trong cung vua.
 
LỜI NGƯỜI VIẾT  
  
   Dựa theo tài liệu trên, THI CỬ theo Nho học đã kết thúc cách đây vừa tròn 100 năm. Một trăm năm ngắn ngủi so với chiều dài gần 9 thế kỷ (1075-1919), mà mọi triều đình nước ta kể từ đầu đời nhà Lý trở về sau, ngoài việc tiến cử đặc biệt, sự tuyển chọn nhân tài cho đất nước đều do qua thi cử cả. Ấy vậy, khi ngoảnh nhìn lại, chúng tôi tự thấy mình không biết gì mấy về việc làm quan trọng như thế của người xưa nên cố gắng lục lọi, tìm tòi một số tài liệu trong các sách tham khảo ít ỏi có sẵn trong tay, và cộng thêm những bài viết trên NET để tạm vẽ nên một vài nét sơ lược về thi cử Nho học ngày xưa. Đề tài thì mênh mông, tài liệu tham khảo thì giới hạn, đôi chỗ lại khác biệt hay mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu nên mong có sự đóng góp của quý vị độc giả để giúp chúng tôi có sự hiểu biết rộng rãi thêm và chính xác hơn.

   LOẠT BÀI NÀY CHỈ PHỔ BIẾN GIỚI HẠN TRONG NHÓM THÂN HỮU nhằm kỷ niệm một trăm năm ngày chấm dứt thi cử Nho học tại Việt nam

 
 
 
Vũ trụ chức phận nội 
Đấng trượng phu một túi kinh luân.
Thượng vị đức, hạ vị dân,
Sắp hai chữ quân, thân mà gánh vác,
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,
Phải hăm hở ra tài kinh tế
Người thế trả nợ đời là thế
Của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
Hơn nhau hai chữ anh hùng.
(Phận Sự Làm Trai – Nguyễn Công Trứ)
 
CÁC KỲ THI
 
Cách thi cử được thay đổi tùy theo mỗi triều đại, có những triều đại thay đổi tới vài lần. Gần đây nhất, đan cử riêng triều Nguyễn trong việc tuyển chọn nhân tài cho triều đình Huế, nhìn chung có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính:
 
   1- Khảo khóa (cấp tỉnh): khuyến khích việc rèn luyện văn chương thi cử hàng năm.
   2- Tỉnh hạch (cấp tỉnh): chuẩn bị cho kỳ thi Hương
   3- Thi Hương (cấp miền, tỉnh hay liên tỉnh): kỳ thi lấy học vị Cử nhânTú tài          
    4- Thi Hội (cấp toàn quốc): chuẩn bị cho kỳ thi Tiến sĩ
    5- Thi Đình (cấp toàn quốc): kỳ thi lấy học vị Tiến sĩ
    Trong 5 kỳ chỉ có hai kỳ có học vị, đó là thi Hương và thi Đình. Học vị Cử nhân, Tú tài dành cho kỳ thi Hương và học vị Tiến sĩ dành cho kỳ thi Đình.
 
   Khảo khóa
 
   Kỳ Khảo khóa được tổ chức hàng năm như một kỳ thi thử ở cấp tỉnh dưới sự giám sát của quan Tổng đốc tức quan đầu tỉnh, và quan Đốc học tức quan đứng đầu về giáo dục trong tỉnh. Mục đích cuộc thi là rèn luyện khuyến khích cho học trò trong những kỳ thi lớn sắp tới.
      Các bài thi gần như tương tự những bài thi chính thức của kỳ thi Hương, gồm một bài kinh nghĩa bình luận vài đoạn trong Kinh Thư, Kinh Thi; một bài thơ, một bài phú; và một bài văn sách thuộc loại văn nghị luận. Bài thi được chấm bởi quan Đốc học với sự trợ giúp của các vị giáo thụhuấn đạo của tỉnh.
      Kỳ thi này không có học vị, học trò đỗ chỉ được hưởng miễn đi tạp dịch hàng năm, và đó cũng được coi như một vinh dự lớn cho đám học trò.
 
   Tỉnh hạch
 
Kỳ thi Tỉnh hạch mở ra trước kỳ thi Hương vài tháng nhằm chọn lựa học trò giỏi trong tỉnh. Bài thi gồm những môn tương tự như kỳ thi khảo khóa nhưng đề bài ở trình độ cao hơn.
      Những học trò thi đỗ kỳ thi này mới được dự cuộc thi Hương mà thôi. Tên những người đỗ được quan Đốc học của tỉnh lập danh sách gửi lên Bộ Lễ (sau này là Bộ Học). Đây là danh sách chính thức xác nhận tên tuổi của những thí sinh được tỉnh đề cử dự thi kỳ thi Hương sắp tới.
      Những thí sinh có tên trong danh sách được đề cử của quan Đốc học tỉnh mình phải nộp theo thời hạn ấn định trước khi mở kỳ thi Hương, mỗi người 4 quyển (1) cho 4 kỳ thi để quan Đốc học chuyển tiếp tới Trường thi.
      Thí sinh dự thi còn phải nộp chứng nhận về hạnh kiểmlý lịch (2) bởi quan chức địa phương nơi nguyên quán.
 
   Thi Hương
 
Kỳ thi Hương được tổ chức 3 năm một kỳ, vào những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, được gọi là chính khoa do triều đình tổ chức. Gọi là chính khoa để phân biệt với những khoa đặc biệt được tổ chức trong những dịp có sự kiện đáng nhớ như năm vua lên ngôi, thượng thọ cha mẹ vua ... được gọi là ân khoa. Người đỗ thi Hương được trao học vị Cử nhânTú tài. Tuy nhiên chỉ có những người đỗ Cử nhân mới được coi là người được quyền dự kỳ thi Hội được tổ chức tại triều đình vào năm sau. Người đỗ đầu kỳ thi Hương gọi là Giải nguyên.
 
   Thi Hội
 
Kỳ thi Hội chỉ dành cho những người đã đỗ Cử nhân kể cả những khóa trước trong toàn quốc không kể năm nào.
 
      Trong kỳ thi Hội không có học vị nào được trao cho người thi đỗ. Tên các thí sinh đỗ được niêm yết trên hai danh sách. Hai danh sách này chỉ nhằm mục đích đề cử các thí sinh thích hợp với những học vị trong kỳ thi Đình.
    - Danh sách thí sinh đỗ trong bảng thứ nhất (bảng chính) được đề cử học vị Tiến sĩ.
    - Danh sách thí sinh trong bảng thứ hai (bảng phó) được đề cử nhậngiải khuyến khích với học vị Phó bảng như cái tên của bảng niêm yết.
    Người đỗ  đầu kỳ thi Hội gọi là Hội nguyên.
 
   Thi Đình
 
Kỳ thi Đình chỉ để phân cao thấp, thứ bậc học vị Tiến sĩ và chỉ dành cho những người đã được “đề cử” trong bảng thứ nhất của kỳ thi Hội mà thôi chứ không phải là kỳ thi có người đỗ hay hỏng.
      Kỳ thi này chỉ có một vòng thi duy nhất và bài thi cũng chỉ có một bài chế sách duy nhất do chính nhà vua chọn hoặc tự ra đề. Vua là người quyết định việc xếp hạng.
      Sau quyết định của nhà vua, tên các tân Tiến sĩ được niêm yết trên một bảng màu vàng. Bảng thứ hai (phó bảng) vẫn là bảng “đề cử” giải khuyến khích  của kỳ thi Hội nay chính thức hợp thức hóa mang học vị Phó bảng.
      Các tân Tiến sĩ trên bảng vàng được chia thành 3 hạng, tức tam giáp:
 
      1- Đệ nhất giáp chỉ gồm 3 người, theo thứ tự:
        - Người đứng đầu được gọi là Đệ nhất giáp đệ nhất danh tiến sĩ cấp đệ, còn được gọi là Đình nguyên (tương đương học vị trạng nguyên có từ đời nhà Trần cho tới hết nhà Hậu Lê). Riêng nhà Nguyễn không dùng học vị Trạng nguyên mà thay bằng Đình nguyên.
        - Người đứng thứ hai được gọi là Đệ nhất giáp đệ nhị danh tiến sĩ cấp đệ, còn được gọi là Bảng nhãn.
        - Người đứng hàng thứ ba được gọi là Đệ nhất giáp đệ tam danh tiến sĩ cấp đệ, còn được gọi là Thám hoa
      Dân gian gọi tắt 3 vị này là ông Trạng, ông Bảngông Thám.
 
         2- Đệ nhị giáp, tiếp theo đó gồm các Tiến sĩ hạng nhì, đều được gọi chung là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, gọi ngắn hơn là Tiến sĩ xuất thân, hay còn được gọi là Hoàng giáp.
         3- Đệ tam giáp, cuối cùng gồm các Tiến sĩ hạng ba, đều được gọi chung là Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, gọi ngắn hơn là Đồng tiến sĩ xuất thân, hay còn được gọi là ông Nghè.
      Người đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình được gọi là Tam nguyên (như cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến).
 
 
 

PHẦN 2

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM XƯA

 

      1-  HỆ THỐNG GIÁO DỤC CÔNG, TƯ

      Ở Việt Nam thời xưa, trước thời Pháp thuộc, nền giáo dục được chia thành hai thành phần:

     1- Giáo dục tư thục

Căn bản được thực hiện trong làng, xã hay trong một đơn vị hành chính nhỏ thuộc địa phương. Người dạy thường gọi là “ông Đồ” hay “thày Đồ”. Ông Đồ có thể là người biết chữ nhưng chưa đỗ đạt, hoặc là người đỗ đạt làm quan đã về hưu hay những người đã đỗ đạt nhưng không chịu ra làm quan. Họ sống đạm bạc trên sự đóng góp tự nguyện của học trò dành cho thày. Bên cạnh đó thày được sự trọng vọng của học trò và làng xóm cũng như xã hội. Học trò coi thày như cha ngay khi thày còn sống hay đã chết. Học trò học dưới cùng một mái trường được gắn bó với nhau về tình cảm và thường được gọi là “đồng môn”.

     2- Giáo dục công lập

    - Ở địa phương. Giáo dục công được thiết lập từ cấp huyện, người đứng đầu là một quan Huấn đạo hay quan Huấn; ở cấp phủ có quan Giáo thụ hay quan Giáo; ở cấp đạo có có quan Điển học; ở cấp tỉnh có quan Đốc học hay quan Đốc, người trông nom giáo dục cho toàn tỉnh.

   - Ở kinh thành Thăng Long xưa. Có một trường dành cho các Hoàng tử, con các quan trong triều gọi là Quốc Tử Giám. Người đứng đầu trường này là quan Tư nghiệp, một vị quan hạng tứ phẩm trong triều. Sau này trường được mở rộng ra đón nhận cho những học trò giỏi được tuyển chọn trong toàn quốc được gọi là Giám sinh. Những Giám sinh ở đây được trải qua một giai đoạn học tập để chuẩn bị cho những cuộc thi cử cấp cao với học vị cấp Tiến sĩ được bổ vào làm quan trong triều. Trường này có thể coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

    - Trên cùng, cơ quan cao nhất của nền giáo dục là Hàn lâm hay Tập hiền gồm những người có phẩm chất đạo đức và phẩm tước cao.

    II- SÁCH GIÁO KHOA

Sách giáo khoa được sử dụng trong giáo dục và thi cử: Tam Tự Kinh, Thiên Tự Văn, Tứ Thư, Ngũ Kinh, Tam Truyện, Sử và Luật.

   1- Tam Tự Kinh

Cuốn sách viết dưới dạng thơ 3 chữ dành cho trẻ con mới học. Nội dung là những lời khuyên hữu ích thể hiện qua những câu châm ngôn như “Nhân chi sơ, tính bổn thiện; tính tương cận, tập tương viễn.” (Khi mới sinh ra, bản chất con người là tốt; bản chất con người là giống nhau, nhưng thói tục khiến họ khác nhau)

    2- Thiên Tự Văn

   Đây là cuốn sách gồm một nghìn chữ. Sách được nổi tiếng nhờ sự sắp đặt từ ngữ một cách xác đáng chứ không phải do sự phong phú của ý tưởng hay sự trong sáng của văn chương. Sách này được ra đời bởi một câu chuyện khá lý thú:

    Chu Hưng Tự hay Tư Toản là một văn sĩ nổi tiếng bị ngồi tù vì trọng tội. Vua Vũ Đế nhà Lương (502-550) ra một đặc ân là sẽ tha tội nếu Tư Toản có thể hoàn thành những vần thơ trong số một nghìn chữ do vua chọn mà không có chữ nào được lập lại. Ông đã hoàn tất công việc này trong vòng một đêm. Tuy vậy, sáng ra tóc ông đã bạc phơ.

    3- Tứ Thư hay Tứ Truyện

    Bốn tác phẩm kinh điển: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ Mạnh Tử.

    */Đại Học

    Do Tăng Tử viết. Nội dung sách nói về sự tu dưỡng bản thânứng xử trong xã hội. Gồm 7 điểm tuần tự:

    - Cách vật, tức đào sâu kiến thức

    - Trí tri, tức mở mang trí tuệ

    - Thành ý, tức thực tâm mong nuốn

    - Chính tâm và tu thân, tức sửa mình

    - Tề kỳ gia, tức chăm sóc gia đình

    - Trị quốc, tức cai trị đất nước

    - Bình thiên hạ, tức làm cho an dân, yên ổn

    Có những câu như:

    - Giàu có làm đẹp nhà cửa, đức độ làm đẹp tấm thân (Phú nhuận ốc, đức nhuận thân)

    - Đức là cái gốc, của là cái ngọn (Đức giả bản dã, tài giả mạt dã)

     */Trung dung

    Do Tử Tư viết. Tử Tư là con của Bá Ngư tức là cháu nội đích tôn của Khổng Tử. Ông dạy rằng Đạo trung dung là lẽ tự nhiên của của trời đất, con người phải theo lý tự nhiên ấy mà sống mà giữ mình theo cái trung dung trong mọi hoàn cảnh. Ông trình bày những nguyên tắc, nếu tuân thủ theo, sẽ tìm được sự thanh liêm vốn có của mình, sánh ngang với trời đất. Có câu như:

    - Thương yêu người thân là đức lớn (Thân thân vi đại)

     */Luận Ngữ:

    Cuốn sách này do học trò của Khổng Tử ghi lại những lời ngài giảng dạy, hay những cuộc đối thoại của ngài với học trò. Giọng văn trịnh trọng, lời văn sâu sắc đôi khi đến khó hiểu. Sách được viết sau khi ngài mất.

    Có những câu như:

    - Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác (Thi chư kỷ nhị bất nguyên, diệc vật thi ư nhân)

    - Người quân tử hiểu rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi (Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi)

    - Năng lực người quân tử như gió, năng lực của kẻ tiểu nhân như cỏ; gió thổi trên cỏ ắt cỏ nép xuống

    (Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo; thảo thượng chi phong, tất yển)

    -  Điều nhỏ không nhịn thì làm hỏng mưu lược lớn (Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu)

     */ Mạnh Tử:

Sách do Mạnh Tử viết, trình bày dưới dạng đối thoại, bao gồm những lời răn dạy với những tư tưởng sâu sắc; văn phong luôn trong sáng, mượt mà. Sách được chia làm bảy chương: ba chương đầu là Mạnh Tử thượng và bốn chương sau là Mạnh Tử hạ.

    4-Ngũ Kinh

    Gồm 5 cuốn kinh điển: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh LễKinh Xuân Thu.

    */ Kinh Thi:

    Đây là tập thi ca, gồm 311 bài thơ, chia ra nhiều thiên, mỗi thiên gồm nhiều chương hay thư.

    Lối văn cổ điển, vần thơ đẹp, nhiều cảm hứng, được lấy từ những chuyện tình ủy mị hay phóng túng.Tác phẩm gồm bốn phần:Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã và Tụng.

     - Quốc phong là phần thơ gồm 160 bài ca dao dân gian kể về phong tục của 15 nước chư hầu ở Trung Hoa.

     Đây là phần hay nhất của toàn bộ tác phẩm, nhưng có nhiều chỗ miêu tả về tình yêu xác thịt rất lộ liễu.

     - Tiểu nhã và Đại nhã, nội dung liên quan tới con người và sự việc trong vấn đề giải quyết công việc liên quan tới hành chính. Tiểu nhã gồm 80 bài thơ, Đại nhã gồm 31 bài thơ.

     - Tụng hay xướng, lại chia làm ba phần nhỏ: Chu tụng, Lỗ tụng, Thương tụng

     - Chu tụng, gồm 31 bài tụng ca, được sáng tác để ca tụng những tiền nhân sáng lập nhà Chu.

     - Lỗ tụng, gồm 14 bài thơ ca ngợi những vị vua nước Lỗ

      -Thương tụng, gồm 4 bài tụng ca ngợi Thành Thang, tổ tiên lập ra nhà Thương và một số vị vua khác.

      Kinh Thi được bắt đầu sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên (Tr.CN).

      Kinh Thư: Kinh Thư do Khổng Tử viết lại, gồm 4 phần: Ngu thư, Hạ thư, Thương thư và Chu thư, chứa đựng nhiều lời giáo huấn hữu ích về đạo đức của các đấng quân vương. Kinh Thư bị mất sau việc đốt sách của Tần Thủy Hoàng, nhưng vào năm 176 (Tr.CN), Hoàng đế Văn Đế đã phục hồi được kinh này nhờ một ông già còn thuộc toàn bộ, và đến đời vua sau đó người ta đã tìm thấy một bản gốc ở dưới ngôi nhà đổ nát của Khổng Tử.

      Kinh Dịch: Nội dung cốt lõi của Kinh Dịch dựa trên nguyên lý vũ trụ. Mọi hoạt động, biến hóa vô cùng của mọi sinh linh, kể cả tinh thần, tư tưởng đến vật chất đều dựa trên hai nhân tố thiết yếu là âmdương. Âm dương có thể diễn tả bởi sự kết hợp  qua những thẻ quái, hay những hình tượng để giải thích sự bí ẩn của tự nhiên, những lời sấm truyền và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Kinh Dịch được viết, ít ra là những nét chính yếu, từ thế kỷ thứ 13 hay 12 (Tr.CN).

      Kinh Lễ hay Lễ Ký: Ghi chép về các lễ nghi, cấu thành nền tảng phong tục tập quán của Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa ấy. Cuốn sách được chia làm nhiều phần: Khúc lễ, nói về chi tiết của các nghi lễ; Tăng Tử vấn, nói về những câu hỏi của Tăng Tử; Nội tắc, nói về quy tắc trong gia đình; Tế nghĩa, nói về ý nghĩa của các nghi lễ... Có những câu như:

    - Đàn ông không nói chuyện trong nhà, đàn bà không nói chuyện ngoài đường (Nam bất ngôn nội, nữ bất ngôn ngoại)

      Xuân Thu: Cuốn sách này còn gọi là Biên niên của Khổng Tử, do chính Khổng Tử biên soạn. Sách liệt kê những việc làm chính của 12 vị vua nước Lỗ theo thời gian.

    5-Tam Truyện

Nội dung những cuốn sách này là bình luận về kinh Xuân Thu, gồm:

      Tả Truyện, đặt theo tên tác giả là Tả Khưu Minh.

      Công Dương Truyện, đặt theo tên tác giả là Công Dương Cao.

      Cốc Lương Truyện, đặt theo tên tác giả Cốc Lương Xích.

    6-Sách sử

    Gồm sử Việt và sử Trung Hoa. Sử Trung Hoa được đọc nhiều hơn cả chẳng hạn như các cuốn: Hạ Ký, cuốn sử viết về triều đại nhà Hạ; Đường Ký viết về triều đại nhà Đường; Hán Sử viết về triều đại nhà Hán ... Sử Ký là một tác phẩm đồ sộ về lịch sử nhưng cũng được coi là một tác phẩm văn học bởi văn phong mạch lạc và nhẹ nhàng của nó.

     7- Luật

    Học luật hiện hành ở thời buổi đó.

 

 

    GHI CHÚ

   (1) Quyển

   Quyển là một xấp giấy "trắng" (chưa viết) đóng lại như một cuốn sách mỏng dùng để làm bài trong trường thi.

      - Cách thức đóng quyển

      Quyển phải do chính tay thí sinh tự đóng lấy.

      Đóng quyển cũng phải theo luật lệ trường thi. Sai một tý là phạm trường quy, quyển bị loại không chấm.

      Mỗi quyển dày khoảng 10 tờ giấy đôi còn trắng chưa viết, được gọi là "quyển trắng" và có kích thước nhất định. Nếu kích thước "quyển" tính theo đơn vị đo lường mới thì chiều dài khoảng 32 phân tây (centimetre), chiều rộng khoảng 18 phân tây, được phân chia:

       - Bề ngang, chia làm 6 phần, chừa một phần làm gáy. Khi viết, 5 phần kia lại chia làm 6 "dòng" song song với gáy (viết dọc từ trên xuống dưới và từ phải sang trái).

       - Bề dọc được chia làm: quãng đầu, quãng cuối và quãng giữa phải dài bằng hai quãng "xâu lề" của quyển.

       */ Trang đầu, tờ thứ nhất của quyển viết họ tên, quán sở (nguyên quán) và khai tam đại.

     - Phần họ tên, viết chữ thường, nằm ở "dòng" thứ 5 song hàng với lề (kể từ gáy), không được cao lên quá hay sâu xuống quá. Phải ghi rõ: tính (họ), danh (tên tục) và tự (tên riêng)

      - Phần quán sở, viết chữ nhỏ ngay dưới họ tên phải ghi tên tỉnh, phủ, huyện, xã, thônniên tuế (tuổi)

     - Phần cung khai tam đại, viết sang "dòng" mép giấy, chữ to bằng ba chữ của họ tên. Phải khai rõ tam đại tức họ tên 3 đời trực tiếp và ghi ngay bên cạnh mỗi tên chữ tử (chết) hay tồn (còn sống).

      */ Từ tờ sau của quyển dùng để viết bài thi. Đầu mỗi trang phải để chừa 3 hàng để "đài". Trong ba hàng ở đầu dòng, hàng trên cùng gọi là du cách, dưới hàng du cách gọi là hàng thứ nhất, dưới hàng thứ nhất gọi là hàng thứ hai, dưới hàng thứ hai gọi là hàng thứ ba. Bài viết của thí sinh phải bắt đầu từ hàng thứ ba đó trở xuống.

(Sự chia hàng như trên sẽ được diễn giải rõ thêm ở phần luật "đài" ở Chương hai)

       - Ống quyển

Quyển được đựng trong ống quyển, ống quyển là một ống bằng gỗ có nắp, hai phần đầu và đít có móc khuyên đồng để luồn dây đeo vào cổ.

(2) Lý lịch:

Thí sinh không được dự thi nếu là người đang còn tang chế; làm nghề xướng ca hay con của người làm nghề xướng ca; loạn đảng hay là con của loạn đảng; có phẩm hạnh không tốt hay con của người có phẩm hạnh không tốt. Lý lịch này phải được chứng thực bởi quan chức tại nguyên quán của thí sinh.

 

– Nguyn Gi Hùng

(Sưu tầm, chọn lọc, và tổng hợp)

 

Mời nghe bài ca trù:

Tây Hồ hoài cổ


Lời ca: Nguyễn Công Trứ - Ca Nương: Nguyễn Kiều Anh

 

MỜI ĐỌC TIẾP

 

 
Xem thêm...

Con Gái HÀ NỘI XƯA Dưới Góc Nhìn Của Một NGƯỜI CON SÀI GÒN

 
Quan Điểm Sống] Con Gái Hà Nội Xưa Dưới Góc Nhìn Của Một ... 

    Con Gái HÀ NỘI XƯA    

Dưới Góc Nhìn Của Một NGƯỜI CON SÀI GÒN

Vũ Thế Thành

4851 1 ConGaiHNXuaVuTheThanh

       Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết… khiến tôi ngờ… bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.

       Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.

Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:

 

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc

Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,

Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,

Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt

4851 2 ConGaiHNXuaVuTheThanh

       Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.

Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:…

 

Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết

Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ

Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ

Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…

 

       Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là… ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…” Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”

       Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.

       Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.

       Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”.

4851 3 ConGaiHHXuaVuTheThanh

       Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội công tác. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó.

       Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.

       Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…

 

Giai nhân nan tái đắc

Trót yêu hoa nên dan díu với tình

Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh

Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…

 

       Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô… đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.

       Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa. Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “à la mode” hái hoa, giẫm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn QuốcĐó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.

4851 4 ConGaiHNXuaVuTheThanh

       Tôi có bà bạn già (hơn tôi) là dân Hà Nội mấy đời. Cha bà là một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay sở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn… tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt. Trong họ dường như chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập. Những năm sau 75, trong Sài Gòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.

 
Ảnh Hà Nội xưa chất lượng cao, hình ảnh JPG/JPEG kích thước lớn  

       Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ… cám ơn. Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ… cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép.” Tôi cũng nhận ra sự “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.

        Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số. Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.

       Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm.

4851 5 ConGaiHNXuaVuTheThanh

       Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả. Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn… di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ không phải là quy tắc ứng xử, hay giàu sang, quyền thế.

       Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.

       Năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé tiệm tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: “Thưa, của ông đây, giá 5.000. Cám ơn ông…” Tai tôi lùng bùng. Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: “Thưa bà, bà là người Hà Nội?”. “Vâng ạ, nhà tôi ở ngõ này đã ba đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây”.

       Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.

 

 Bs Doãn Heather Hà sưu tầm 

 ảnh minh hoạ 

Xem thêm...

Tự Lực Văn Đoàn

Tự Lực Văn Đoàn

  1. Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Hội đoàn ấy bắt đầu bằng một tờ báo, đấy là tờ Phong hóa bộ mới mà số đầu tiên phát hành vào ngày 8 tháng Chín năm 1932 - tức số 13 - đã lập tức biến một tờ báo vốn đang ế ẩm thành một hiện tượng đột xuất trong làng báo Hà Nội lúc ấy. Theo Nguyễn Vĩ, ngay số đầu tiên, tờ báo đã “bán chạy như tôm tươi” (Văn thi sĩ tiền chiến) báo hiệu một cái gì thật mới mẻ đang xuất hiện trên đất Hà thành. Hội đoàn ấy chính thức tuyên bố thành lập vào tháng Ba năm 1934 (1), với một tôn chỉ gồm 10 điều mà chúng ta có thể tổng hợp lại trong 4 điểm, thể hiện bốn phương diện nhận thức liên quan khăng khít, tự thân chúng có ý nghĩa đối trọng ngay lập tức với hiện tình sáng tác và thực trạng xã hội đương thời:

1_ Về văn học: tôn chỉ nhắm tới 3 mục tiêu lớn

a-Dấy lên một phong trào sáng tác làm cho văn học Việt Nam vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh (“Tự sức mình làm ra những cuốn sách có giá trị về văn chương... mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước”/ trước 1930 sự vắng vẻ của văn đàn vẫn là một tâm trạng mặc cảm của giới cầm bút, mặc dầu văn học miền Nam đã sản xuất vô số tiểu thuyết văn vần và văn xuôi theo hình thức lục bát và chương hồi)

Lý Toét là nhân vật trào lộng của báo Phong Hóa để đả phá hủ tục

b- Xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng (“Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”/ vì ngôn ngữ của tạp chí và văn chương thuở ấy vẫn là ngôn ngữ đệm nhiều danh từ Hán Việt và dành cho tầng lớp học thức cao trong xã hội);

c- Tiếp thu phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc (“Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam”/ mặc dù ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đã đến miền Nam khá sớm nhưng hình thức lại bị “lại giống” do “lai” với tiểu thuyết cổ Trung Quốc).

2_ Về xã hội: đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nước trên cơ sở lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng (“Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quý phái”/ cho đến cuối những năm 20, các khái niệm “chủ nghĩa bình dân”, “nết hay vẻ đẹp bình dân” và “yêu nước một cách bình dân” hãy còn là quá mới lạ, chưa hề xuất lộ trong tư duy của tầng lớp sĩ phu được gọi là “tiên tri tiên giác”, và cũng chưa hiện hình thành quan điểm ở một người vốn đã thực hiện chủ nghĩa bình dân trong thực tiễn như Nguyễn Văn Vĩnh);

 

3_ Về tư tưởng: vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang ngự trị trong xã hội (“làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”  công khai chống lại lễ giáo phong kiến Tự lực văn đoàn đã gây một cú “sốc” ý thức hệ, chấn động hết thảy mọi thành phần còn dính dáng ít nhiều đến Nho học, thậm chí vẫn để dư chấn đến tận Hội thảo này);

 4. Về con người: lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác (“Tôn trọng tự do cá nhân”, “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ” / vì văn chương trước 1930 chưa bao giờ đưa con người cá nhân lên vị trí trung tâm, không những thế, giọng điệu chung của nó là bi ai sầu thảm. Tự lực văn đoàn tuyên chiến với thứ tâm trạng xã hội nặng nề đó; với nó “cái bi” cũng phải được đối xử, vượt qua, bằng niềm vui sống).

Phong Hóa bị đóng cửa sau bốn năm vì quá táo bạo

Với 4 điểm như đã tóm tắt, cái hội đoàn do Nguyễn Tường Tam thành lập rõ ràng đã hiện ra trong tư cách một trường phái văn học hoàn chỉnh, khu biệt với mọi kiểu tổ chức văn học xuất hiện trước mình. Trở về trước, các thi xã truyền thống trong lịch sử thường phải dựa vào thế lực của một tầng lớp bên trên như vua quan, hay lãnh chúa một vùng, chẳng hạn Hội Tao đàn của Lê Thánh Tông, Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tích. Hoặc là tập hợp của một đám thượng lưu quý tộc, chẳng hạn Mặc Vân thi xã của Anh em Miên Thẩm. Các loại thi xã đó đều lấy việc ngâm vịnh văn chương để chơi làm mục đích, nên rất ít mở rộng ảnh hưởng ra ngoài thi xã. Tính khép kín là đặc điểm hiển nhiên của chúng. Tự lực văn đoàn trái lại, là sự tập hợp những con người không có quan tước, cũng không có thế lực nào bảo trợ.

Họ gồm 7 người là Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu (không có Trần Tiêu) (2). Đứng về mặt xã hội phải nói họ đều là “chân trắng”.

Nhưng họ lại tập hợp nhau lại vì một lý tưởng muốn cống hiến cho văn học, thông qua văn học mà đóng góp cho xã hội, và cùng chung sức nhau xã hội hóa hoạt động sáng tác của họ, trong sự vận hành của cơ chế thị trường văn học nghệ thuật đang dấy lên từ Nam ra Bắc thuở bấy giờ. Nghĩa là họ chấp nhận sự cạnh tranh để sống còn bằng nghề văn của mình. Họ không chỉ biết đến tiểu thuyết, thơ ca mà còn ràng buộc với nhau trong việc sống nhờ vào hai tờ báo và một nhà xuất bản. Họ không hy sinh mục đích văn chương cao quý cho việc kiếm kế sinh nhai bằng mọi giá, nhưng việc kiếm kế sinh nhai lại chính là điều kiện để họ giữ vững thiên chức văn học như một “mục đích tự thân” (3), điều mà có lẽ, từ 1945 đến nay, chưa một văn đoàn nào trên đất Việt làm nổi và có ý thức, có gan làm (còn nhớ cách đây vài năm, khi có ý kiến đề xuất chuyển các hội sáng tác văn học nghệ thuật trở về đời sống dân sự đúng nghĩa, bỏ hẳn cơ chế “xin cho”, thì chính các vị lãnh đạo ở các hội ấy đã đồng loạt lên tiếng khẩn thiết đòi bảo vệ quyền thiêng liêng của mình...) (4). Cũng khác với các ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, để có thể tổ chức được một nhóm cầm bút với mục đích truyền bá cái mới của Âu Tây cũng như bước đầu xây dựng nền văn chương quốc ngữ, đều không tránh khỏi phải núp bóng Nhà nước Bảo hộ, Tự lực văn đoàn là một đoàn thể văn học hoàn toàn mang tính chất tư nhân, không ve vãn, nhân nhượng bộ máy đương quyền và không hề phát ngôn cho quyền lực dù lâm vào tình huống o ép khó xử nhất.

Như vậy, có thể nói, Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học chưa có tiền lệ trong văn học Việt Nam. Những mặt ưu trội kể trên đưa lại cho nó một sức hấp dẫn đặc biệt, không tiền và nếu tính đến nay thì cũng là khoáng hậu, đẩy nó lên địa vị gần như tuyệt đối trên văn đàn trong vòng 8 năm nó tồn tại trên thực tế. Sự ra đời của nó có tác dụng kích thích phong trào sáng tác văn học của cả nước như là một tất yếu, một nhu cầu nội tại, với tư cách một sự tìm kiếm và tự thực hiện của khát vọng tự do. Đó là phương diện chủ chốt vạch rõ sự khác biệt bản chất giữa nó với các hội đoàn văn học từ 1945 về sau mà ta không thể mượn tiêu chí này kia làm những cột mốc so sánh (5).

 

  1. Bên cạnh đặc điểm quan trọng như đã nói, một phẩm chất khác cũng không kém nổi bật là Tự lực văn đoàn thể hiện cái khát vọng dân chủ trong đời sống văn học nghệ thuật. Dân chủ trước tiên chính ở nề nếp sinh hoạt rất có tính nguyên tắc của một tổ chức văn học được xây dựng theo những chuẩn mực mới mẻ của Âu Tây. Không chỉ đề xuất ra 10 tôn chỉ mà thôi, để luôn luôn quán triệt 10 tôn chỉ trong hoạt động thực tế, mọi công việc của văn đoàn, nhất là công việc ra từng số báo, in từng cuốn sách, đều được bàn bạc tập thể, đều có tranh luận sôi nổi với nhau và cuối cùng có sự nhất trí của cả nhóm. Tư cách rất đáng trọng của Nhất Linh khiến ông làm tròn vai trò hạt nhân của văn đoàn cho đến khi nó tan rã là ở chỗ, mặc dù quyết đoán, ông không bao giờ lạm dụng uy thế một ông bầu và một ông chủ báo, hay cố giữ một “khoảng cách” với người cộng sự, như hầu hết các ông chủ báo cốt dùng tờ báo để khoe danh và thăng quan tiến chức. Ông hòa hợp mật thiết với anh em đồng đội, nhận số lương ngang như anh em, gánh vác tất cả mọi việc không khác gì anh em. Chính vì thế, tình nghĩa giữa 7 con người trong văn đoàn, như Tú Mỡ thừa nhận, giữ được thắm thiết sâu bền. Quan trọng hơn nữa, nếu như Đông Dương tạp chí cũng có cả một tòa soạn song rốt cuộc mọi cá nhân khác đều dường như lu mờ đi sau cái bóng của Nguyễn Văn Vĩnh; nếu như Bộ biên tập của Nam phong tạp chí còn hùng hậu hơn Đông Dương tạp chí mà vẫn không ai nổi đậm bằng hoặc hơn so với Phạm Quỳnh, thì Tự lực văn đoàn toàn toàn khác. Nói đến văn đoàn ấy không thể chỉ nói một mình Nhất Linh. Trọng lực của văn đoàn phân đều cho mỗi thành viên và chỉ cần thiếu đi một, sáu “ngôi sao” còn lại đã không thể hội tụ thành nguồn ánh sáng tiêu biểu của văn đoàn.

Nhà văn Nhất Linh (bên phải) và nhà thơ Đông Hồ tại Sài Gòn 1960

Đông Dương và Nam phong dù sao cũng chỉ mới là sự thăng hoa tài năng của một vài cá nhân, còn đến Tự lực văn đoàn thì đã thật sự có một đột biến về chất: một sự thăng hoa tập thể, nó là kết quả của ý thức dân chủ từ người đứng đầu chuyển hóa sang đồng đội. Tất nhiên, cũng không phải vì thế mà uy tín người thủ lĩnh của Nguyễn Tường Tam bị hạ thấp hay xem nhẹ. Là một nghệ sĩ đa tài, một con người giàu tâm huyết và có tầm nhìn xa, Nhất Linh đã biết đoàn kết cả nhóm lại trong một ý hướng chung do mình xướng xuất, biết truyền niềm say mê mãnh liệt của mình cho người khác, nhất là có con mắt tinh đời, biết khơi gợi đúng thiên hướng của từng người để mỗi tác giả trong văn đoàn trở thành một cây bút chuyên biệt nổi danh về một thể loại.

Như Khái Hưng, được ông khuyến khích chuyển từ lối viết luận thuyết trên các báo Văn học tạp chí, Duy tân (dưới bút danh Bán Than) sang viết tiểu thuyết; Tú Mỡ được ông gợi ý chuyên làm thơ trào phúng; Trọng Lang được ông cổ vũ đi hẳn vào phóng sự; còn Thế Lữ dưới con mắt Nguyễn Tường Tam phải là người mở đầu cho “thơ mới”… Có ai ngờ được rằng bấy nhiêu lời chỉ bảo tưởng chừng bâng quơ như thế cuối cùng đều có một đáp án chính xác: chỉ sau chưa đầy 3 năm kể từ ngày thành lập, Tự lực văn đoàn nghiễm nhiên là một hàn lâm văn học sang trọng, phát ngôn cho mọi chuẩn mực giá trị của văn học được công chúng xa gần thừa nhận. Và mỗi thành viên của nó cũng nghiễm nhiên đóng vai trò ông tổ của cái hình thức sáng tác mà Nhất Linh đã phó cho mình cầm chịch. Không ai còn có thể tranh ngôi vị cây bút tiểu thuyết tài danh của Khái Hưng. Nói đến giọng thơ trào phúng kế sau Tú Xương ai cũng phải nhường Tú Mỡ. Còn Thế Lữ thì được cả làng “thơ mới” thừa nhận là chủ soái thi đàn. Cũng không thể quên Thạch Lam với những kiệt tác truyện ngắn trữ tình mà về sau ít người sánh kịp. Và Xuân Diệu, người tiếp bước Thế Lữ đem lại sự toàn thắng cho “thơ mới”, phổ vào thơ cái ma lực của những cảm xúc đắm say quyến rũ. Riêng Nhất Linh không những không nhường Khái Hưng về tiểu thuyết, ông còn là nhà văn luôn luôn tìm tòi không ngừng, không mỏi. Vừa cho ra mắt một loạt tiểu thuyết luận đề làm cả một thế hệ thanh niên mê thích, ông lại thoắt chuyển sang dạng tiểu thuyết không cốt truyện, lấy việc phân tích các biến thái tâm lý nhân vật làm chủ điểm (Đôi bạn), rồi lại thoắt chuyển sang dạng tiểu thuyết khơi sâu vào những miền khuất tối, không dễ nhận biết của cái “tôi”, cái thế giới bí mật nhất trong mỗi con người, kể cả sự mò mẫm vô thức trên quá trình cái “tôi” phân thân, tự hủy, ít nhiều mang dáng dấp hiện sinh (Bướm trắng)...

Có thể nói từ sinh hoạt dân chủ trong nội bộ, thấm vào tình cảm của mỗi thành viên rồi tác động qua lại lẫn nhau, tinh thần dân chủ đã như một chất men kỳ lạ kích thích niềm phấn hứng sáng tạo của từng cá nhân trong văn đoàn, bắt người nào cũng gắng sức đua tranh không chịu kém thua người khác, khiến họ đều vươn tới vị trí đỉnh cao trên đàn văn cũng như bộc lộ hết tài hoa của họ. Tác động liên hoàn giữa khát vọng dân chủ đến bùng nổ sức sáng tạo chính là như vậy (6).

Nhưng là một tổ chức văn học và báo chí có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng, tinh thần dân chủ nhen nhóm trong văn đoàn Tự lực cũng đã lan tỏa dần ra ngoài, đúng hơn, nó được cả văn đoàn sử dụng như một nguyên tắc thẩm mỹ và một nguyên tắc hành nghiệp linh hoạt mà bất biến, trong bất kỳ mọi sáng tạo văn học nghệ thuật cũng như mọi hoạt động xã hội nào của họ.

Dân chủ ở ngay cách đối xử với cộng tác viên nhiệt tình, trân trọng và hết mực chu đáo, kể cả với người lần đầu cầm bút, nâng hẳn tầm thước của họ lên trong chính mắt họ, đặt họ ngang hàng sòng phẳng với mình, gieo vào lòng họ niềm tin ở thiên hướng nghệ thuật mà họ thực sự có tài năng và đang tận tâm đeo đuổi (7).

Tự lực văn đoàn là nơi phát hiện ra Anh Thơ, Tế Hanh, Nguyên Hồng, Đỗ Đức Thu, Mạnh Phú Tư, Bùi Hiển, Thanh Tịnh... Cũng Tự lực văn đoàn lần đầu tiên trình diện các bậc danh họa Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, xướng lên cuộc cải cách y phục với kiểu áo “Lơ muya” của họa sĩ Cát Tường, và công bố trên tờ báo của văn đoàn những bài tân nhạc của Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương...

 

Dân chủ còn ở cách họ tổ chức các giải thưởng văn học đầy uy tín, như những trọng tài tận tụy, công tâm, mà một điều khoản hệ trọng được đặt lên đầu là Hội đồng Giám khảo không bao giờ lại đồng thời là ứng viên dự giải - chuyện tưởng chừng “sơ đẳng”, đến phong kiến cũng có luật “hồi tị”, mà hóa ra trong nền văn học nghệ thuật của chúng ta suốt bằng ấy năm đã bị đảo ngược và cái đảo ngược đã trở thành “thông lệ”, đến nỗi ở thời điểm 1956 học giả Phan Khôi không sao hiểu được phải lên tiếng phê bình, oái oăm thay là sự thẳng thắn đó đã giáng tai họa lên đầu ông. Bởi thế, khi xác nhận công lao của Tự lực văn đoàn như một hội đoàn có vị trí khai sáng trong văn học hiện đại ta không nên quên rằng chính cái văn đoàn ấy, với đích nhắm nghệ thuật vô tư, trong sáng, với văn hóa ứng xử đàng hoàng, mẫu mực, phương pháp điều hành minh bạch, quy tụ được rộng rãi tinh hoa văn nghệ trong cả nước, đã khai sáng ra cùng với nó những hình thức thể loại mũi nhọn trong văn học hiện đại Việt Nam và cả trong nghệ thuật hiện đại Việt Nam như hội họa, ca nhạc mà nó là nơi thể nghiệm, nơi ghi dấu ấn của những đại biểu tiên phong.

Vài chục năm qua kể từ sau đổi mới, chúng ta đã dành nhiều giấy mực để luận bàn nhằm từng bước giải tỏa nhiều thành kiến khắt khe, cố chấp, cố gắng trả về cho lịch sử văn học những giá trị đích thực của khối lượng tác phẩm do Tự lực văn đoàn để lại (8). Ta đề cập tới trong sách vở của họ các khuynh hướng đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, khuynh hướng lãng mạn, ca ngợi tình yêu và hạnh phúc cá nhân, khuynh hướng nghiêng mình xuống số phận những con người cơ cực, bần cùng, cho đến khuynh hướng không bằng lòng với cuộc sống trưởng giả, tẻ nhạt cũ kỹ, quyết dấn thân vào con đường gió bụi, “mê man trong hành động”, tuy chưa biết hành động sẽ đi đến đâu nhưng ít nhất cũng là sự giải thoát cho mình khỏi nỗi mặc cảm đau xót của thân phận người dân mất nước v.v... Ta cũng không quên cuộc cách tân văn xuôi to lớn của họ, cấp cho họ một giọng văn trong trẻo, chuẩn mực, giàu sức biểu cảm tuy có lúc còn đơn điệu, và một cấu trúc thể loại mới mẻ, trong đó quy luật tâm lý thay cho trục diễn tiến đường thẳng theo trình tự thời gian và cái nhìn đa chiều trong soi chiếu nhân vật thay cho lối trần thuật một giọng của người kể chuyện; là sự có mặt của thiên nhiên như một đối tượng thẩm mỹ. v.v...

Nhưng điều có dễ chưa mấy ai lưu ý là từ tất cả những bình diện khác nhau kia, tác phẩm của Tự lực văn đoàn hình như đã đúc nên được một phong vị khó lẫn, nó là cái yếu tố ẩn sâu dưới tầng ngôn bản, kết nối các giá trị ấy lại với nhau. Theo tôi, đó chính là vẻ đẹp của tinh thần dân chủ mà mỗi thành viên đã thấm nhuần sâu sắc và chuyển tải vào tác phẩm theo cách riêng. Chính nó đã gây ra cho người đọc đương thời biết bao nhiêu bâng khuâng thắc thỏm về một điều gì mới lạ mà mình không lý giải nổi khi đọc văn chương của nhóm Tự lực; cũng chính nó bắt người đọc nhập thân vào thế giới nghệ thuật của Tự lực văn đoàn không giống như đi vào thế giới của các nhà văn hiện thực phê phán, một bên là cái thế giới bắt mình có sự nghiệm sinh trong đấy, bên kia là cái thế giới để mình phẫn nộ, lên án, nhưng không nhất thiết có mối liên lạc với mình. Phải chăng khi đến với những trang viết của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam... bao giờ người ta cũng phải bắt mình đối diện với chính cái “tôi” một cách bình đẳng, nghiền ngẫm tra vấn nó, tức là nhìn vào thế giới sâu thẳm bên trong mình. Dân chủ trong tiếp nhận văn học trước hết là ở đấy. Dù ngày nay ngôn ngữ văn chương không ít tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã bộc lộ sự mòn sáo thì âm hưởng “tự nghiệm” của chúng vẫn không cũ.

Tuy nhiên, điều rất cần nhấn mạnh ở đây còn là một phương diện khác, một cách biểu hiện dân chủ bằng sự vận dụng hữu hiệu ngôn ngữ trào phúng. Với tờ báo Phong hóa, ngay từ buổi đầu thành lập, Tự lực văn đoàn đã biết nắm lấy một vũ khí lợi hại là tiếng cười. Ai cũng biết tiếng cười là một liều thuốc hóa giải được mọi khổ đau. Về mặt mỹ học, xin mượn một câu nói của Hegel: nó “trình bày cái thế giới hư hỏng như là đang giãy giụa chống lại tình trạng hư hỏng của mình, tình trạng này biến mất do tính chất vô nghĩa lý ở bản thân nó” (9).

Tiếng cười còn thần kỳ ở chỗ, chỉ trong phút chốc, mọi địa vị xã hội bị nó đảo lộn, thằng hóa ra ông, ông hóa ra thằng. Tận dụng được các phương cách này, đúng như Vu Gia nói, tờ báo Phong hóa có sức công phá như một “trái bom nổ giữa làng báo” (10). Dưới ngòi bút của họ, cả một xã hội gồm những ông tai to mặt lớn trong giới quan trường, học thuật, báo chí, văn chương, uy thế đến như Toàn quyền Brévié, Thống sứ Châtel, Khâm sứ Graffeuil, Hoàng đế Bảo Đại, Thượng thư Phạm Quỳnh, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu, Đốc lý Virgitti, cho đến cả những nhân vật hủ lậu ở nông thôn mà biểu tượng là Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... đều bị đem ra chế giễu, bị ngòi bút châm chọc của họ làm cho điêu đứng. Bằng tiếng cười của mình, Tự lực văn đoàn đã khéo léo hạ bệ các thần tượng phong kiến và thực dân, đưa các vị xuống đứng cùng hàng với đám chúng sinh khổ ải. Mặt khác, lại cũng phải nói như Vũ Bằng, sự chế giễu tuy thế vẫn biết giữ ở chừng mực của học vấn và trí tuệ, ngoại trừ một số trường hợp nào đó, nó không đi quá đà đến đả kích cay cú, “cười cợt người ta mà không thóa mạ ai” (11). Tuy cùng thời với Nhóm Tự lực cũng có khá nhiều tờ báo tìm nhiều cách gây cười cho độc giả, nhưng phải đến báo Phong hóa thì cái cách cười hóm hỉnh thông minh của nó mới đủ hiệu lực biến một xã hội già nua lụ khụ thành một thế giới vui nhộn trẻ trung. Lần đầu tiên, báo chí giành được cho mình cái quyền trao đổi công khai mọi chuyện nghiêm trang nhất, biến nó thành những chuyện để cười, thành một sinh hoạt bình thường, hợp pháp, lành mạnh, được xã hội thừa nhận. Thử hỏi, báo chí chúng ta cho đến đầu thế kỷ XXI này đã dám đem những chuyện nghiêm trang ra trao đổi một cách dung dị từ góc nhìn bình đẳng - đùa vui với nó - mà không có gì phải e ngại, hay là mỗi khi muốn cười cợt đôi chút vẫn phải nhìn trước ngó sau xem đã đi đúng “lề đường bên phải” mà quyền lực dành cho mình? Vậy nên, phải nói trào phúng là đóng góp lớn lao của Tự lực văn đoàn vào việc dân chủ hóa đời sống xã hội, một đóng góp từ trước chưa hề có và từ sau 1945 đến nay, báo chí cách mạng cũng dễ đâu đã theo kịp.

Tự lực văn đoàn đã chấm dứt hoạt động thực tế kể từ sau năm 1940, tính đến nay đã 68 năm, gần bằng tuổi đời của kẻ viết bản tham luận này. Một khoảng thời gian không phải là ngắn, kèm theo biết bao sóng gió của một thời không chút bình yên về mọi mặt. Nhưng có điều rất lạ: càng lùi xa thì độ sáng của hiện tượng văn học mà ta đang xem xét dường như lại sáng hơn lên, diện mạo của những nhân vật nòng cốt trong Nhóm Tự lực lại càng hằn bóng nơi tâm trí chúng ta. Đó là bằng chứng chắc chắn của những giá trị đã biết cách tự khẳng định, không để cho quy luật sinh tồn đào thải....


(1) Lâu nay nhiều sách báo đã dựa vào tư liệu của Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Tập III, Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965; tr. 433) và Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển hạ, Nxb Trình bày, Sài Gòn, 1967; tr. 623-624), ghi ngày công bố 10 tôn chỉ của Tự lực văn đoàn là 2-III-1933, nhưng theo bản tham luận của Nguyễn Huy Cương có tên Vấn đề thời điểm ra đời tuyên ngôn, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn ngay tại Hội thảo này thì số 87 báo Phong hóa thực ra ra ngày 2-III-1934 (tham luận có kèm theo 3 trang chụp số báo Phong hóa 87). Sở dĩ có nhầm lẫn là do các học giả trên đã sơ suất in nhầm con số 4 thành con số 3, nên đến cuốn Phê bình văn học thế hệ 1932 (Quyển I, Phong trào văn học, Sài Gòn, 1973; tr. 27-29) chính Thanh Lãng đã điều chỉnh lại. Vì vậy, trong tham luận này, chúng tôi dựa vào số liệu của  Nguyễn Huy Cương.

(2) Trong cuốn Trần Tiêu, nhà văn độc đáo của Tự lực văn đoàn, Vu Gia dựa vào ý kiến của Tú Mỡ trong hồi ký Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn (viết năm 1969, in lần đầu trên Tạp chí văn học số 5 và 6-1988 và 1-1989) và ý kiến Lê Thị Đức Hạnh trong bài Trần Tiêu có phải là thành viên trong tổ chức Tự lực văn đoàn hay không (Tạp chí văn học, số 5-1990), đã mạnh dạn đưa ra lời khẳng định: Trần Tiêu là thành viên của Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, có nhiều chứng cứ cho thấy Trần Tiêu cũng như Trọng Lang... là những cộng tác viên thân tín chứ chưa bao giờ được kết nạp vào Tự lực văn đoàn như thành viên chính thức:

  1. Trần Tiêu chỉ sống tại Kiến An mà không ở Hà Nội nên không có điều kiện sinh hoạt chung để thường xuyên bàn bạc trao đổi với nhau hàng tuần trong việc thực thi tôn chỉ của văn đoàn trên tờ báo Phong hóa.
  1. Sách của Trần Tiêu trước 1945 như tôi nhớ, không hề ghi mấy chữ  “trong Tự lực văn đoàn” ở dưới tên ông  (Thư viện gia đình Mộng Thương thư trai tôi đọc hồi nhỏ thấy thế, mà Cù Huy Hà Vũ trong hội thảo này cũng cho biết, tủ sách cũ của Huy Cận Cù Huy Hà Vũ được đọc cũng là thế).
  1. Ngoài ra, có hai người là Nhất Linh trong “Mấy lời nói đầu” sách Đời làm báo điểm tên các nhân vật trong Tòa soạn Phong hóa và Ngày nay không nhắc đến Trần Tiêu (theo Vu Gia, sđd, tr. 11), và Nguyễn Tường Bách, người con út của dòng họ Nguyễn Tường, sau này chủ trì Ngày nay kỷ nguyên mới (1945), trong hồi ký Việt Nam một thế kỷ qua, Tập I, đề tựa năm 1980, Nxb. Thạch ngữ, California, 1999, ở chương 11:

“Thăm chùa cổ Bắc Ninh. Tự lực văn đoàn”, cũng viết: “Cùng một hoài bão về văn hóa và cải cách xã hội, mấy anh đã tổ chức một tập hợp trên chủ trương tự lực, cả về tinh thần lẫn vật chất, không ỷ lại, không khuất tất. Có chí hướng cao thượng, lại tập hợp được những nhân tài xuất chúng, đó là nguyên nhân tại sao Tự lực văn đoàn đã thành công và gây được ảnh hưởng sâu xa trong xã hội Việt Nam. Lúc đó, còn là học sinh mới mười bảy tuổi, tôi phải chuyên chú về thi cử. Tự lực văn đoàn gồm sáu người tức Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thạch Lam, Thế Lữ - Anh Gia Trí không ở trong văn đoàn, tuy góp nhiều về tranh vẽ và ý kiến. Sau này cũng chỉ thêm một thành viên là Xuân Diệu, cộng thành Thất tinh hay Thất hiền”. Bản thân Tú Mỡ tuy quả quyết Tự lực văn đoàn có cả Trần Tiêu, ở phần cuối bài viết đã dẫn của mình cũng vô tình nói một điều ngược lại, rằng đây là “Thất tinh hội”. Chính vì những băn khoăn như vậy, trong mục từ “Tự lực văn đoàn” của Từ điển văn học bộ mới (2005), tôi đã không xếp Trần Tiêu vào danh sách các thành viên chính thức.

(3)“Nhà văn không hề xem công việc của mình như là một kế sinh nhai. Đó là một mục đích tự thân, nó không phải là một kế sinh nhai đối với anh ta cũng như đối với người khác, đến nỗi nhà văn hy sinh sự tồn tại của mình cho sự tồn tại của nó nếu cần”....

                                                                                                       

***

Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn

Một bộ sưu tập số hóa đầy đủ nhất từ trước tới nay của báo Phong Hóa và báo Ngày Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn đã được công bố cuối tuần qua, nhằm ngày 22/9, đúng ngày cách đây 80 năm nhóm nhà văn và nhà báo đề cao tự do cá nhân ra đời.

 

Kim Phượng sưu tầm

 

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này