Sức khỏe & sắc đẹp

Sức khỏe & sắc đẹp (94)

6 loại thực phẩm nên ăn sau tuổi 50

6 loại thực phẩm nên ăn sau tuổi 50

 

BMVẫn chưa muộn khi bắt đầu một lối sống lành mạnh ở tuổi 50.

Khi một người bước sang tuổi 50, công việc và cuộc sống gia đình thường ổn định hơn. Làm thế nào những người trên 50 tuổi có thể duy trì sức khỏe và tinh thần tốt, già đi một cách “đẹp lão” bên cạnh bạn đời, vẫn hoạt bát mà không cần dựa vào xe lăn và tiếp tục tận hưởng những chuyến phiêu lưu ngoài trời?

 

Ông Quách Đại Duy, giám đốc chính của Viện Đa khoa Vân Lâm, phòng khám Trung y Phù Nguyên, đã giới thiệu cách chăm sóc sức khỏe cho những người ở độ tuổi 50 trên chương trình “Health 1+1” của The Epoch Times. Ông khuyến nghị các phương pháp ăn uống và rèn luyện sức khỏe cho người trung niên cũng như các liệu pháp bấm huyệt và ăn uống đơn giản giúp duy trì lá phổi khỏe mạnh vào mùa thu.

 

Ông Quách nhấn mạnh những người trên 50 tuổi muốn duy trì sức khỏe nên hạn chế hút thuốc lá và rượu. Điều quan trọng là quản lý cân nặng cơ thể, duy trì ăn uống điều độ, tập thể dục vừa phải và học cách để đầu óc thư thái trong khi gìn giữ quan điểm tích cực.

 

Phương pháp ăn uống

 

Ông Quách cho biết những người trên 50 tuổi nên ăn nhiều hơn 6 loại thực phẩm sau:

1. Berries (Trái mọng)

 

BM

Trái việt quất, trái nam việt quất, và bụp giấm đều chứa nhiều chất xơ, vitamin C và flavonoid. Flavonoid có thể tạo ra một lượng đáng kể chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp giảm viêm, trợ giúp sức khỏe não bộ, cải thiện cả trí nhớ dài hạn và ngắn hạn, đồng thời ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

 

Nghiên cứu cho thấy thực phẩm và chất bổ sung có nguồn gốc từ trái mọng hữu ích cho chức năng nhận thức, hiệu suất trí nhớ, chức năng điều khiển và tốc độ xử lý thông tin.

 

2. Rau lá có màu xanh đậm

 

BMCác loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, lá khoai lang có nhiều chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

 

3. Cá

 

BMTiêu thụ cá biển sâu hoặc cá đại dương như cá hồi, cá tuyết và cá hồi vân (trout), nhiều EPA, omega-3 và DHA tốt cho trí óc, có thể giúp giảm viêm mạch máu. Những người tuân theo khẩu phần ăn nhiều thực phẩm có đường và chất béo có thể tích tụ một lượng đáng kể cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong mạch máu. Tiêu thụ cá biển sâu có thể giúp loại bỏ cholesterol xấu và khôi phục tính đàn hồi của mạch máu, từ đó giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.

 

4. Các loại hạt

 

BMCác loại hạt là nguồn dồi dào vitamin E, phosphorus, magnesium, potassium và các khoáng chất khác. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều do hàm lượng dầu cao.

 

Nghiên cứu cho thấy các loại hạt chứa rất nhiều acid béo không bão hòa đơn, acid béo không bão hòa đa, protein thực vật, chất xơ, vitamin, khoáng chất, phytosterol và carotenoids có khả năng chống oxy hóa. Chúng giúp cải thiện lượng đường máu và chuyển hóa lipid, đồng thời giảm viêm, từ đó ngăn ngừa một số bệnh mạn tính.

 

5. Phô mai

 

BMPhô mai chứa lượng lớn đạm whey và là nguồn cung cấp vitamin D. Tuy nhiên, những người bị mề đay hoặc viêm da cơ địa nên thận trọng vì đạm whey có thể gây dị ứng.

Vitamin D có trong phô mai có thể kích thích quá trình hấp thụ calcium, chống mất xương, và ngăn ngừa loãng xương. Các nguồn vitamin D khác bao gồm gan động vật, hải sản, trứng và đậu hũ.

 

Đáng chú ý, việc tiếp xúc với ánh nắng vừa phải và các bài tập chịu sức nặng có thể làm tăng khả năng hấp thụ vitamin D và calcium trong cơ thể.

 

6. Sản phẩm từ đậu tương

 

BMĐậu tương và sữa đậu tương rất nhiều chất sắt, potassium, và magnesium, có thể làm giảm mức cholesterol một cách hiệu quả. Magnesium cũng giúp cải thiện giấc ngủ và đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mãn kinh.

Potassium giúp hạ huyết áp và giảm các biến chứng liên quan đến cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều chất xơ, bao gồm rau, trái cây, các loại hạt, yến mạch, bánh mì nguyên hạt và gạo lứt, là nguồn cung cấp potassium dồi dào.

Chăm sóc các cơ quan quan trọng để có sức khỏe tối ưu

Ông Quách khuyên những người ở độ tuổi 50 nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe thận, lá lách, dạ dày và tim.

 

1. Thận

 

BMTheo Trung y, thận chịu trách nhiệm sinh tủy xương. Sự thiếu hụt năng lượng của thận có thể dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như đau lưng và đầu gối, chóng mặt, bạc tóc hoặc rụng tóc sớm và lung lay răng. Những vấn đề này thường liên quan đến làm việc quá sức do đó cần tránh gắng sức quá mức để bảo vệ thận.

 

2. Lá lách và dạ dày

 

BMDuy trì nhu động ruột đều đặn và trơn tru là rất quan trọng cho sức khỏe toàn diện. Ông Quách khuyên nên ăn cho đến khi no khoảng 70%. Điều này khiến cơ thể luôn ở trạng thái hơi đói giúp giảm gánh nặng trao đổi chất cho cơ thể.

 

Nhiều người ở độ tuổi 50 có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa và nhu động ruột không đều mặc dù đã bổ sung enzyme hoặc men vi sinh. Ông Quách giải thích rằng một số chất bổ sung enzyme có thể chứa các thành phần như chiết xuất hạt quế hoặc sennoside, có tác dụng nhuận tràng. Việc sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài có thể khiến hệ tiêu hóa phụ thuộc vào chúng, dẫn đến mất nhu động ruột tự nhiên. Vì vậy, cách tốt nhất để kích thích nhu động ruột đều đặn là qua ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất.

 

3. Tim

 

BMTheo Trung y, trái tim chi phối các mạch máu và làm chủ tinh thần. Điều này cho thấy rằng trái tim đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa lưu thông máu và quản lý sức khỏe tinh thần. Ông Quách nhấn mạnh rằng cách suy nghĩ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Một thái độ tích cực và vui vẻ có thể nâng cao khả năng tự phục hồi của cơ thể.

 

Ông Quách nhớ lại bức tranh thư pháp được một người bạn tặng khi ông mới bắt đầu kinh doanh. Trên đó viết: “Một trái tim vui vẻ là liều thuốc tốt nhất.” Vào thời điểm đó, ông tin rằng câu nói đó dành cho bệnh nhân, nhưng giờ đây ông xem bức thư pháp như một lời nhắc nhở bản thân.

 

Bí quyết bổ phế cho mùa thu

 

BMNhiều người có xu hướng gặp các triệu chứng ho khi mùa thu đến gần. Trung y nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng lá phổi trong mùa này. Do đó, ông Quách đã cung cấp năm thực đơn đơn giản giúp nuôi dưỡng sức khỏe lá phổi.

 

1. Súp củ hoa huệ với thân rễ Ngọc trúc thơm

 

BM

Thành phần: 10 – 20g củ hoa huệ, thân rễ Ngọc trúc thơm và Lan hoàng thảo.

Cách thực hiện: Rửa sạch ba vị dược liệu trên bằng nước lạnh, sau đó đun sôi với nước, và dùng khi đã nguội.

 

2. Trái mơ bỏ hạt hấp với hoa huệ và củ Bối mẫu

 

BMThành phần: Củ hoa huệ, củ Bối mẫu, nhân mơ và trái mơ bỏ hạt mỗi loại 15g.

 

Chuẩn bị: Trái mơ bỏ hạt, sau đó xay thành bột cùng với củ Bối mẫu, củ huệ và nhân mơ. Sau đó hấp bằng nồi hơi đôi với nhiệt độ cao trong 25 phút trước khi dùng.

 

Củ hoa huệ có thể giúp giảm ho và khô họng, thanh nhiệt và duy trì độ ẩm cho lá phổi. Chiết xuất củ hoa huệ, được lên men với Lactobacillus acidophilus, có thể làm giảm tình trạng viêm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giúp chống tổn thương phổi.

 

Củ Bối mẫu khô đã được sử dụng làm thuốc giảm ho và chữa bệnh hen suyễn từ thời nhà Hán ở Trung Hoa. Thành phần hóa học chính của Bối mẫu là các alkaloid, được biết đến với đặc tính làm giảm ho, đờm và hen suyễn. Củ Bối mẫu đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về đường hô hấp khác nhau, bao gồm cả COVID-19.

 

3. Súp nấm tuyết táo tàu

 

 

 

Nguyên liệu: 1 đến 2 miếng nấm tuyết, 2 miếng táo tàu, 3g nhân sâm Mỹ, 10g củ hoa huệ, 10g khoai lang và 5 hạt bạch quả.

 

Chuẩn bị: Ngâm nấm tuyết trước, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó vào nồi và nấu trong khoảng một tiếng. TIếp theo, cho các nguyên liệu còn lại vào nồi và đun nhỏ lửa cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc sệt như súp.

 

4. Cháo củ Bối mẫu và lê tuyết

 

BM

Nguyên liệu: 500g lê tuyết và 100g gạo nếp.

 

Chuẩn bị: Ngâm củ Bối mẫu và gạo nếp vào nước lạnh trong một tiếng. Rửa sạch lê tuyết và thái lát. Sau khi nước sôi, cho củ Bối mẫu và gạo nếp vào, đun nhỏ lửa trong 20 phút. Sau đó, thêm lê tuyết thái lát và đun nhỏ lửa thêm 20 phút.

 

5. Nước giải khát từ 5 loại nước ép

 

BM

Thành phần: Nước ép lê tuyết, nước ép củ sen, nước ép mía, nước ép củ Mạch môn và nước ép củ Mã thầy.

 

Chuẩn bị: Lấy các nguyên liệu với lượng như nhau và ép lấy nước uống.

Ông Quách cũng khuyến cáo ba huyệt trên kinh phổi giúp bổ phế trong mùa thu: huyệt Thiếu thương, nằm ở rìa móng tay cái; huyệt Ngư tế, nằm ở gốc ngón tay cái; và huyệt Liệt khuyết, nằm trên cổ tay.

 

Theo Trung y, kinh tuyến là những kênh năng lượng luân chuyển trong cơ thể con người. Các cơ quan nội tạng được kết nối với bề mặt cơ thể qua các kinh tuyến này. Dọc theo các kinh tuyến là các điểm cụ thể được gọi là huyệt, có chức năng đơn nhất. Bằng cách kích thích các huyệt tương ứng qua các kỹ thuật như châm cứu và xoa bóp, có thể điều trị các bệnh liên quan đến các cơ quan cụ thể.

 

BM

Ông Quách nhấn mạnh rằng sức khỏe không chỉ bao gồm chăm sóc thể chất mà còn bao gồm việc nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần. Giữ cho đầu óc thư thái và tuân theo thói quen đều đặn hàng ngày là cách tiếp cận tốt nhất để có được sức khỏe toàn diện.

 

Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có thể không quen thuộc nhưng thường có sẵn ở các tiệm thực phẩm sức khỏe và tiệm tạp hóa Á Châu. Điều quan trọng cần lưu ý là phương pháp điều trị có thể khác nhau tùy theo từng người. Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc y tế để có kế hoạch điều trị cụ thể.

 

 

JoJo Novaes & T C Yang  _  Thanh Long

 

Ngọc Lan sưu tầm

 
 

 

Xem thêm...

BỆNH KHÔ MẮT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH KHÔ MẮT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

 

Dry Eyes — Michele Lee, MD

 

Khô mắt là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh này thường dai dẳng, khó điều trị khỏi hiệu quả hoàn toàn và thường gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng khô mắt.

Bệnh khô mắt là gì?

 Bệnh khô mắt xảy ra khi đôi mắt của bạn mất đi sự cân bằng giữa khả năng sản sinh và thoát ra của nước mắt.

Nước mắt của chúng ta vốn là chất lỏng rất cần thiết được tiết ra nhờ tuyến lệ, giúp bảo vệ nhãn cầu và duy trì thị lực sáng rõ. Mỗi lần chúng ta nháy mắt, nước mắt theo đó sẽ dàn đều trên bề mặt của nhãn cầu và giúp nó bôi trơn nhãn cầu.

Dry Eye

Tác dụng của cơ chế điều tiết nước mắt này là giúp chúng ta giữ ẩm cho mắt, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn ở mắt, rửa sạch bụi, loại bỏ bớt các dị vật vô tình bay vào mắt và duy trì sự sạch sẽ cho bề mặt giác mạc, kết mạc phẳng.

Bệnh khô mắt là gì?

Khô mắt xảy ra khi đôi mắt mất đi cân bằng giữa khả năng sản sinh và thoát ra của nước mắt

Vì một nguyên nhân nào đó khiến cơ chế sản sinh và thoát nước mắt mất đi sự cân bằng vốn có, hình thành tình trạng khô mắt. Cụ thể, bệnh xảy ra khi:

Số lượng nước mắt sản sinh giảm đi

Nước mắt của chúng ta vốn được tiết ra từ các tuyến lệ nằm ở bên trong và quanh mi mắt. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ khiến cho số lượng nước mắt tiết ra ít dần. Hoặc do mắt bị va đập, thương tổn, các bệnh mắt khác , bệnh nền toàn thân, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể khiến mắt chúng ta bị khô.

Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi khắc nghiệt như trời hanh khô hoặc nhiều gió khiến tình trạng khô mắt ngày càng phổ biến do bốc hơi nước nhanh, nước mắt không kịp sản sinh.

Nước mắt tiết ra có chất lượng kém

Nước mắt của chúng ta vốn là một hỗn hợp phức tạp do màng phim sản xuất ra ngoài lớp nước chính còn có lớp lipid và chất nhầy.Mỗi lớp lại giữ một chức năng riêng trong việc bảo vệ cũng như nuôi dưỡng nhãn cầu, cụ thể:

  • Lớp lipid: Giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước.
  • Lớp nhầy: Giúp dàn phẳng nước mắt bên trên bề mặt của giác mạc.
  • Lớp nước: Nhờ sự hỗ trợ của 2 lớp trên, lớp nước giúp bề mặt nhãn cầu đều hơn từ đó cải thiện tầm nhìn, bảo vệ mắt tránh nhiễm trùng.
  • benh-kho-mat

Bệnh khô mắt xảy ra khi nước mắt sản sinh lớp lipid không đủ khiến bốc hơi nhanh hoặc thiếu hụt lớp nhầy khiến nước mắt giàn không đều trên bề mặt giác mạc.

Một số bệnh mắt khác như: Viêm bờ mi, trứng cá đỏ tác động trực tiếp đến sự sản sinh lớp nhầy, gây ra sự xáo trộn ở lớp lipid và lớp nhầy cũng dẫn đến bệnh khô mắt.

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không?

Khô mắt là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh có khả năng kéo dài  tính và rất khó để hồi phục hoàn toàn. Khô mắt không thể được khắc phục nhanh chóng dù mắt có được nghỉ ngơi sau một giấc ngủ dài vào ban đêm. Sau khi thức giấc, dù đã ngủ đủ nhưng vẫn khiến cho người bệnh có cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ…

Khô mắt khiến bạn thường xuyên có cảm giác mỏi mắt, buồn ngủ

Tuy đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng khô mắt có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ sẽ làm giảm hiệu suất trong công việc, học tập. Khi diễn biến nặng hơn bệnh sẽ gây suy giảm thị lực.

Khô mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, để lâu dài bệnh diễn biến thành mạn tính, giảm đi nguồn cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc, khiến thị lực của người bệnh giảm dần, đôi mắt luôn có cảm giác bỏng rát và trĩu nặng, xuất hiện các tổn thương bề ngoài giác mạc.

Trong tất cả các trường hợp, người bệnh tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà. Tự điều trị khô mắt nếu sai cách sẽ dẫn đến biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như: Nhiễm trùng mắt, tổn thương, viêm, loét giác mạc… để lại hậu quả cuối cùng là mù lòa vĩnh viễn.

Vì vậy ngay khi gặp phải các bất thường ở mắt nghi ngờ khô mắt, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, hạn chế tối đa các tổn thương nặng nề cho mắt.

 

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không?

Khô mắt kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt

 

Các triệu chứng/ dấu hiệu nhận biết bệnh khô mắt

Khô mắt khiến cho bạn luôn có cảm giác bỏng rát, mệt mỏi do bề mặt giác mạc không được bảo vệ và bôi trơn tốt. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như:

  • Cảm giác mắt khô, rát, cộm, như có cát vô tình lọt vào mắt.
  • Đỏ mắt, nóng mắt.
  • Nước mắt chảy liên tục không kiểm soát do bị kích thích.
  • Mắt kém thị lực sau khi chớp mắt nhìn mọi vật thấy lờ mờ, nhìn khó gây ảnh hưởng đến các hoạt động động hàng ngày.
  • Ghèn trắng hoặc vàng xuất hiện nhiều hơn bình thường ở 2 bên hốc mắt.

Khi bệnh gia tăng cấp độ nặng sẽ gây tổn thương bề mặt nhãn cầu và suy giảm thị lực nhiều.

 

Các triệu chứng/ dấu hiệu nhận biết bệnh khô mắt

Khô mắt khiến cho cửa sổ tâm hồn của bạn luôn có cảm giác bỏng rát

 

10 nguyên nhân phổ biến gây bệnh khô mắt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt. Dưới đây sẽ là tổng hợp 10 nguyên nhân phổ biến nhất dễ gây ra tình trạng khó chịu ở mắt này:

1. Do quá trình lão hóa tự nhiên

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hóa dần của mắt. Những người trung niên và cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải nhiều bệnh lý ở mắt, trong đó có khô mắt. Theo nghiên cứu, những người ở độ tuổi trên 65 thường gặp phải một số triệu chứng điển hình của bệnh khô mắt.

Nếu mắt không được chăm sóc tốt trong một khoảng thời gian dài có thể khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

2. Do đặc điểm giới tính

Do quá trình lão hóa tự nhiên
Quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hoá ở mắt

Tỷ lệ khô mắt ở nữ giới thường cao hơn đàn ông do đặc điểm giới tính. Phụ nữ thường gặp phải tình trạng khô mắt nhiều hơn sau khi mang thai, sinh sản do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Ở một số người lạm dụng thuốc tránh thai hoặc phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh khiến hormone trong cơ thể biến đổi bất thường cũng dễ gặp phải tình trạng khô mắt.

3. Do tiền sử dùng thuốc

Những người có tiền sử bệnh nền toàn thân phải sử dụng 1 số nhóm thuốc trong thời gian dài như: Thuốc ổn định huyết áp, nhóm thuốc kháng histamin chống kích ứng, thuốc kháng viêm steroid, nhóm thuốc giảm đau… Có thể khiến số lượng nước mắt tiết ra bị giảm dẫn đến tình trạng khô mắt.

Do tiền sử dùng thuốc
Người có tiền sử bệnh nền toàn thân phải sử dụng 1 số thuốc trong thời gian dài dễ bị khô mắt

 

4. Biến chứng của một số bệnh tại mắt và toàn thân

Bệnh khô mắt thường tìm thấy ở những người mắc phải bệnh nền toàn thân như: Bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp… do bị thiếu hụt vitamin A.

Mắt gặp phải tình trạng viêm, nhiễm trùng ở mi mắt hay trên bề mặt nhãn cầu, những bất thường ở mi mắt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt.

 

5. Do môi trường sống

Những người thường xuyên hút thuốc lá nhiều hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ có nguy cơ cao bị khô mắt.

Ở những người thường xuyên làm việc, sinh sống trong điều kiện thời tiết hanh khô hay môi trường nhiều gió làm tăng khả năng bốc hơi nhanh của nước mắt dễ gây ra tình trạng khô mắt.

Khô mắt còn rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay ở những dân văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài hoặc làm một việc gì đó quá tập trung như đọc sách, lái xe mà để lâu không chớp mắt dễ dẫn đến khô mắt.

 

Do môi trường sống
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mắt

 

6. Do biến chứng của phẫu thuật mắt

Một số phẫu thuật trên bề mặt của giác mạc hay kết mạc như phẫu thuật lasik trong điều trị các tật khúc xạ, phẫu thuật phaco trong điều trị bệnh đục thủy tinh thể … có thể để lại một số biến chứng cho mắt, trong đó điển hình là tình trạng khô mắt.

 

7. Do tổn thương ở tuyến tuyến lệ đạo

Ở mắt của chúng ta, tuyến lệ là bộ phận có vai trò đảm nhiệm chức năng chính trong trong việc sản xuất ra nước mắt. Khi tuyến lệ gặp phải tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn tấn công hoặc thương tổn do ảnh hưởng của hóa chất, bức xạ khiến nó hoạt động kém đi. Từ đó diễn biến thành bệnh khô mắt.

 

8. Do sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài

Những người mắc tật khúc xạ ở mắt như: Cận thị, viễn thị, loạn thị… phải sử dụng kính trong một thời gian dài hay những người sử dụng kính áp tròng không đúng cách đều là những yếu tố phổ biến gây khô mắt.

 

Contact Lenses for Dry Eyes | Ophthalmology in Chapel Hill, NC | Chapel  Hill Ophthalmology

 

9. Do ăn uống thiếu lành mạnh

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết duy trì sức khỏe cho đôi mắt như: Các loại vitamin, omega-3, sắt, kẽm, chất chống oxy hóa… Thiếu hụt các chất dinh dưỡng lâu dài cũng dễ gây nên bệnh khô mắt. Việc ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất, đặc biệt là tình trạng thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em có mối liên hệ mật thiết với nhau.

 

10. Do stress, căng thẳng quá mức

Những người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, áp lực với công việc, cuộc sống cũng dễ gặp phải các tổn thương ở mắt, trong đó có bệnh khô mắt. Stress khiến người bệnh luôn ở trạng thái căng thẳng thần kinh, áp lực, lo lắng mất ăn mất ngủ.

Mắt vì thế không được nghỉ ngơi đủ, phải điều tiết, làm việc thường xuyên dẫn đến sự mất cân bằng ở khả năng tiết nước mắt gây ra tình trạng khô mắt.

Do stress, căng thẳng quá mức
Người bị stress kéo dài dễ gặp phải các vấn đề thương tổn ở mắt

 

Các biến chứng có thể gặp phải

Bệnh nhân bị khô mắt giai đoạn nặng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Nhiễm trùng ở mắt: Nước mắt của chúng ta vốn có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tình trạng nhiễm trùng. Nếu không cung cấp đủ nước mắt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở mắt.
  • Tổn thương bề mặt mắt: Bệnh khô mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời để chuyển biến sang giai đoạn nặng có thể làm, bề mặt giác mạc bị trầy xước, loét giác mạc, suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Các biến chứng có thể gặp phải
Khô mắt kéo dài có thể gây nhiễm trùng ở mắt và tổn thương bề mặt nhãn cầu

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh khô mắt

Khô mắt gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Để lâu bệnh dễ diễn biến thành khô mắt mạn tính, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. Cùng với những phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp mắc bệnh thì sự tuân thủ nghiêm túc của người bệnh chính là yếu tố quan trọng tiếp theo góp phần rất lớn vào việc khắc phục bệnh.

Khô mắt được chẩn đoán dựa trên kết quả khám mắt tổng quát cùng với một số xét nghiệm chuyên môn để xác định số lượng cũng như chất lượng của màng phim nước mắt. Cụ thể:

  • Kiểm tra tiền sử của người bệnh: Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc nhỏ mắt người bệnh đã dùng cũng như các bệnh nền của bệnh nhân, các triệu chứng khó chịu người bệnh đang gặp phải. Bên cạnh đó là môi trường sống, sinh hoạt, làm việc hay học tập của người bệnh hàng ngày

 

  • Kiểm tra nhãn cầu: Bác sĩ tiến hành xem xét khu vực bên ngoài nhãn cầu, sự hoạt động của mi mắt để xác định bất thường: Mi mắt có bị lật ra ngoài không hay khi người bệnh nhắm mắt có bị hở mi không… Cùng với đó là kiểm tra tần suất chớp mắt của người bệnh.

 

  • Kiểm tra tổn thương của kết mạc, giác mạc và mi mắt: Bác sĩ sử dụng máy sinh hiển vi với đèn khe có độ phóng đại lớn hơn gấp 10 đến 16 lần để kiểm tra các tổn thương khu vực bên ngoài của nhãn cầu.

 

  • Đánh giá số lượng, chất lượng nước mắt: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm ở màng phim nước mắt để đưa ra kết luận sau cùng, bệnh nhân có đang gặp phải tình trạng khô mắt không.

 

chẩn đoán khô mắt
Khô mắt được chẩn đoán dựa trên kết quả khám mắt tổng quát cùng xét nghiệm chuyên môn

Phương pháp điều trị khô mắt

Sau khi kết luận chính xác người bệnh đang gặp phải tình trạng khô mắt, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đa phần các trường hợp bệnh nhân khô mắt đều được chỉ định điều trị, sử dụng thuốc tại nhà.

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Thông thường với những trường hợp khô mắt nhẹ sẽ được chỉ định dùng nước mắt nhân tạo có độ nhờn cao, không chất bảo quản. Một số loại nước mắt phổ biến như: Systane, Genteal… Hoặc một số loại nước mắt nhân tạo ngoài cung cấp độ nhờn còn có nhiều công dụng tối ưu hơn như: Cấp ẩm tốt, hạn chế bốc hơi nước góp phần bảo vệ bề mặt nhãn cầu… Thường được chỉ định sử dụng với các trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn.
  • The 11 Best Eye Drops to Relieve Dry Eyes

 

  • Dùng thuốc làm tăng tiết nước mắt: Nhóm thuốc chuyên dụng này chỉ được phép sử dụng khi có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thông qua của bác sĩ. Chúng giúp kích thích sự bài tiết nước cùng chất nhầy ở mắt. Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng cùng nước mắt nhân tạo với những bệnh nhân khô mắt diễn biến nặng hơn.
  • Rolando Toyos on X: "Dry Eye Disease med eye drops - what is the difference  between Restasis and Xiidra https://t.co/rcxcefFUfG  https://t.co/yUHtzo9t12" / X

 

  • Dùng thuốc điều trị viêm bờ mi, viêm bề mặt nhãn cầu: Sử dụng thuốc giảm viêm được chỉ định sử dụng ở những trường hợp người bệnh gặp phải các tổn thương ở mí mắt. Thông thường các loại thuốc mỡ tra mắt thường được ưu tiên dùng nhiều.

 

  • Phương pháp duy trì phim nước mắt: Biện pháp này nhằm ngăn không cho nước mắt chảy qua đường lệ hay giúp người bệnh giữ cho nước mắt ở lại lâu hơn bằng cách: Nút các điểm lệ lại bằng nút silicon hay phẫu thuật đóng lại điểm lệ vĩnh viễn. Thủ thuật xâm lấn này thường được chỉ định khi điều trị nội khoa bằng nước mắt nhân tạo cùng các loại thuốc khác không thể cung cấp đủ độ ẩm cho mắt, tuy nhiên rất ít người bệnh được chỉ định dùng đến phương pháp này.

Người bệnh phải sử dụng thuốc tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng cũng như cách sử dụng. Duy trì vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, chườm ấm cho mắt thường xuyên. Tái khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn biến bệnh lý, tình trạng phục hồi của mắt.

 

Cách phòng ngừa khô mắt

Khô mắt kéo dài sẽ khiến cho thị lực suy giảm nghiêm trọng. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn đề phòng cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ của bệnh khô mắt:

  • Chớp mắt thường xuyên

Bạn hãy duy trì thói quen chớp mắt thường xuyên từ 12 - 18 lần/phút, đặc biệt là khi phải tập trung làm một việc gì đó trong thời gian dài như: Đọc sách, xem tivi, làm việc trên máy tính liên tục hay lái xe trong khoảng thời gian dài…

  • Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước, độ ẩm cho cơ thể, duy trì cân bằng cho hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cũng như phòng ngừa nguy cơ thiếu hụt nước của cơ thể dẫn đến tình trạng khô mắt. Nước còn giúp đào thải bớt các độc tố bên trong cơ thể.

 

Cách phòng ngừa khô mắt
Duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

 

  • Bảo vệ mắt tránh xa các tác nhân gây hại

Thiết lập thói quen ra ngoài đeo kính râm để bảo vệ đôi mắt bạn tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, thời tiết như: Nắng nóng, ánh sáng gay gắt, gió, khói bụi… tác động xấu đến vùng mắt gây bệnh khô mắt.

 

  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ. Cùng với đó là thiết lập chế độ ăn uống ưu tiên nhiều rau xanh, củ quả màu vàng, đỏ, hoa quả có lượng vitamin, chất chống oxy hóa dồi dào tốt cho mắt, các loại cá biển có nhiều omega-3… Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

 

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tốt sức khoẻ đôi mắt

 

  • Duy trì độ ẩm không khí phù hợp

Độ ẩm ổn định được khuyến cáo đạt từ 55%  - 65%. Chúng ta, đặc biệt là những người bệnh có tiền sử khô mắt nên duy trì độ ẩm đạt ngưỡng cho phép này tại nhà ở và nơi làm việc để tránh sự thiếu hụt độ ẩm trong không khí gây ra tình trạng khô mắt hoặc khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn.

 

  • Tránh xa thuốc lá

Chất kích thích nguy hiểm này cần được hạn chế tối đa vì nó có nguy cơ rất cao gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở mắt. Và bạn cũng nên tránh không để cho khói thuốc lá dính trực tiếp vào mắt. Thuốc lá xâm nhập vào cơ thể sản sinh các gốc tự do độc hại, những người hút thuốc lá có nguy cơ đối diện với các bệnh gây mù lòa ở mắt gấp đôi người bình thường.

 

Tránh xa thuốc lá
Người hút thuốc lá có nguy cơ đối diện với các bệnh lý gây mù lòa gấp đôi người bình thường

 

  • Để mắt được nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính

Với những người phải sử dụng máy tính thường xuyên nên chớp mắt nhiều, thỉnh thoảng nhắm chặt mắt lại và xoay tròn mắt để giúp cho các chất nhờn trong mắt được điều tiết tốt hơn.

Khi làm việc phải đảm bảo để mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính từ 10 - 20cm, duy trì khoảng cách 50cm với màn hình máy tính.

Cùng với đó là ghi nhớ thực hiện quy tắc cứ sau 20 phút làm việc liên tục nên để mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn vào vật khác có khoảng cách tầm 6m.

 

Để mắt được nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính
Những người phải sử dụng máy tính thường xuyên nên chớp mắt nhiều

 

Tóm lại, trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bệnh khô mắt. Cùng với sự phát triển hiện đại của xã hội, tình trạng khô mắt ngày càng tăng mạnh do nhiều nguyên nhân phức tạp. Việc chăm sóc, bảo vệ đôi mắt là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Chia sẻ bài viết với mọi người để cùng có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Xem thêm...

CƠM NÓNG, CƠM NGUỘI

CƠM NÓNG, CƠM NGUỘI

*****

  Tôi có người bạn nước ngoài từ châu Âu qua Việt Nam tìm hiểu văn hóa. Tôi liền khuyên anh chàng ăn cơm ngày hai bữa để làm quen với văn hóa Việt Nam. Sau một tháng anh chàng chào thua, trở lại ăn… bánh mì. Bị tôi chê cười, anh chàng trả đũa: “Bạn cứ thử ăn bánh mì ngày hai bữa đi, coi có chịu nổi một tháng không?” Tôi đầu hàng ngay lập tức.


Cơm nguội + khô cá dưa

Đùa sao, tôi là dân “cơm thương” từ nhỏ đến lớn, làm gì ăn thứ khác thay cơm nổi một tháng? Tôi chợt nhận ra, lâu nay mình cứ lo chạy theo mì, phở, bánh các loại mà không biết coi trọng cái món ăn căn bản nhứt trong ẩm thực Việt: Cơm!

Thấy tôi đã nhận ra vấn đề, bạn tôi nhân tiện làm tới: “Vậy cơm quan trọng như thế nào trong văn hóa và ẩm thực Việt Nam?” Trời, hỏi kiểu này là làm khó nhau nghen, tôi không phải nhà ẩm thực học, càng không phải nhà văn hóa học, chỉ là nhà… ăn học (à, là học ăn đó), nào dám múa rìu qua mắt thợ! Nhưng không trả lời được thì… quê quá, dù gì mình cũng ăn cơm mấy chục năm mà lớn, thôi biết tới đâu nói tới đó.
 
Ăn cơm nguội có gây ung thư?
Tôi đằng hắng: “Cơm chia làm hai phần: cơm nóng và cơm nguội.” Người Việt khi nói tới bữa cơm, luôn nghĩ tới cơm nóng trước. Trời có nóng cách mấy, cũng vẫn ăn cơm… nóng. Hình như cơm nóng đại diện cho một bữa ăn gia đình có người chăm sóc, ấm áp và ngon lành. Bữa cơm nào mà “cơm lạnh, canh nguội” là gia đình đó đang có vấn đề. Trời lạnh, hay đang lúc mưa gió tơi bời, càng không thể thiếu cơm nóng. Cá chiên, thịt luộc, hay một món “tủ” của nhà, ăn với cơm nóng là “hạnh phúc ở quanh đây”. Có thêm mấy món chua-cay-mặn như cà pháo muối, cà pháo mắm nêm, dưa mắm, dưa giá chấm nước thịt kho sẽ càng hao… cơm nóng!


Với mấy đứa con nít đang tuổi lớn, lại lớn lên trong lúc thiếu ăn, thiếu mặc, thì có cơm nóng (không độn) mà ăn đã sướng nhất trần đời, chan chút nước mắm dầm ớt, sang thì có thêm chút tóp mỡ, ăn quên thôi. Cái hạnh phúc đơn sơ đó, còn có thêm cái đoạn dạo đầu sung sướng, là đang chơi mê say với bạn thì nghe tiếng kêu của má hay chị: “Tí ơi, về ăn cơm!” Cậu bé (hay cô bé) sẽ “dạ” to một tiếng rồi co cẳng chạy về nhà rửa tay, ngoan ngoãn ngồi vô bàn. Vài chục năm sau, có lẽ tiếng kêu sẽ thay bằng: “Anh ơi, ra/vô ăn cơm!” (“Em ơi, ăn cơm!” chắc ít hơn, nhưng ai dám nói là không có?) Thế hệ của bạn và tôi, cỡ 7x trở về trước, có lẽ còn có cơ hội nói câu: “Dạ mời ba má thời cơm!” trước khi ăn, trong khi với các bạn từ 8x trở đi, dường như câu này ngày càng hiếm gặp. Thời cuộc thay đổi, nên văn hóa cũng đổi thay!
 
Ký ức Hà Nội: Tương tư món cơm nắm ở vỉa hè Hà Nội - Ảnh 2.
Cơm nóng ở dưới đáy nồi, quá lửa chút sẽ biến thành… cơm cháy. Quá lửa chút thôi nghen, thì cơm cháy mới ngon. Miếng cơm cháy vàng óng ả màu đồng, rắc tí muối lên, nhai rộp rộp giòn tan. Bây giờ nồi cơm điện từ thành thị về tới thôn quê, đâu còn ai nấu cơm bằng than hay củi mà có cơm cháy. Nên cơm cháy thành món nhà hàng, rắc thịt chà bông và đủ thứ mỹ vị lên mà ăn theo kiểu quý tộc. Tôi bèn tự an ủi: cũng là một nét văn hóa, giữ được thì tốt, chớ nhìn ra thế giới, có ai có cơm cháy độc đáo như mình không? (Câu này bỏ ngỏ, tôi chưa dám trả lời, bởi về mặt này luôn cảm thấy mình là “ếch ngồi đáy giếng”).

 Cơm nắm muối vừng - món ăn dân dã tuổi thơ - VnExpress Cooking
Một món nữa, phải làm lúc cơm còn nóng, nhưng ăn lúc cơm đã nguội, là cơm nắm. Cơm nóng nấu xong, xới ra một cái khăn vải, rồi cuộn lại, nắm hai đầu khăn mà nhồi, đập, lăn cho cơm trong khăn quyện lại thành một khối tròn dài, dẻo mịn. Để cơm nắm ra khay hay dĩa cho thiệt nguội, rồi mới gói trong mo cau hay khăn vải cho khỏi khô. Cơm nắm cắt ra từng miếng, chấm muối mè hay muối đậu phộng. Nó là cơm mà không phải cơm, là bánh mà không phải bánh. Lát cơm nắm vừa có vị chơn chất của cơm, vừa có vị dẻo sánh của bánh, chấm muối bùi-mặn-ngọt để tạo thành một mùi thương vị nhớ cả đời không quên!
 
Tác hại không ngờ tới khi ăn cơm nguội
Cơm nóng để qua một hồi sẽ thành… cơm nguội. Có những món ăn với cơm nóng không ngon, mà với cơm nguội thì bá cháy. Ví dụ như, cơm nguội bỏ vô nước hủ tíu, phở, bún bò còn dư mà và lua, lúc đói thiệt đói. Tôi nhớ hoài câu cảm thán của bạn đọc Nguyễn Bích dưới bài “Bởi vì em nấu hủ tíu chờ anh…” (Minh Lê, 10/6/2020, trang Sài Gòn thập cẩm): “Nhớ hồi nhà nghèo, đông con, còn trộn cả cơm nguội vào nước hủ tíu còn dư mà ngon làm sao!” Như vậy là còn sang đó nghen, con nít nhà quê chỉ ăn cơm nguội với nước mắm kho quẹt, tí nước mắm với ớt, hên thì xin thêm chút tóp mỡ hay nước mỡ, kho cho nó quẹo lại, chan lên cơm nguội mà ăn. Không biết có phải tuổi đời chồng chất làm tôi hơi lẩm cẩm không, chớ tôi thấy rất thương cho con nít bây giờ, ăn uống cái gì cũng không thiếu, vậy mà rất thiếu cái cảm giác (và kỷ niệm) “ngon” của chúng ta ngày xưa với cơm nóng và cơm nguội. Nếu đó là cái giá phải trả cho một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc hơn, đến nỗi chúng ăn gì cũng không thấy ngon, cái giá đó liệu có cao hơn ta nghĩ? Có cách nào làm cho cái giá đó bớt đi hay không?

 Mẹo vặt nấu ăn – Mẹo rang cơm ngon - Nhà hàng Quá Ngon

Cơm nguội có người em họ sang cả hơn là cơm chiên. Tôi thích nhứt là lúc mấy múi tỏi đập dập bay vô chảo dầu (mỡ) đã nóng kêu cái xèo, mùi thơm lựng tỏa ra khắp nhà, thấm vô từng hột cơm nguội xoay tròn trong chảo, như đang nhảy điệu valse theo sự chỉ đạo của cái sạn (xẻng), dần dần chuyển sang màu vàng tươi, rồi bừng lên mùi thơm đậm đà của trứng gà, tiêu và nước mắm. Cơm chiên có nhiều phiên bản, nhưng tôi vẫn ưa nhứt cơm chiên trứng và cơm chiên (không), một phần do ký ức tuổi thơ, một phần vì chúng dễ làm và dễ ăn.
 
Cơm nguội nên để nguyên hay hâm nóng khi ăn, người cẩn thận vẫn mắc lỗi này

Ngoài ra còn một món đặc biệt cần cơm nguội: cơm hến Huế. Tôi có may mắn được một người bạn Huế chính tay nấu cơm hến Huế cho ăn, sau lần đó, nghe cơm hến Huế là tôi… rung động. Thứ nhứt là vì món này thực sự là một món kỳ công, từ việc chuẩn bị đủ loại rau thơm, khế, bắp chuối bào đến các loại gia vị như tóp mỡ, đậu phộng rang hay mè, tương ớt, nước ruốc, và cuối cùng khâu quan trọng nhất là làm sạch, luộc và xào hến. Thứ hai vì nó… quá cay, mà không cay thì không phải cơm hến như lời bạn tôi tha thiết dặn. Đừng nói tôi, ngay nhà văn Trần Kiêm Đoàn, vốn là “người Việt gốc…ớt” chính hiệu, mà còn phải than:

“Cái thuở ban đầu…“cơm hến” ấy,
Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên (!)”


Ai muốn biết cái thuở ban đầu của Trần Kiêm Đoàn với cơm hến ghê gớm ra sao mà tác giả phải thêm một dấu chấm than, xin mời tìm đọc “Chuyện khảo về Huế”, bài “Cơm hến”.

Nói cho cùng, cơm chính là nền tảng cho bữa ăn Việt, bởi người Việt không thể thiếu cơm, như anh bạn Âu châu của tôi không thể thiếu…bánh mì. Cơm không được ca ngợi nhiều như những món ăn khác, thậm chí “anh đi anh nhớ quê nhà”, anh cũng chỉ nhớ “canh rau muống, cà dầm tương” nhưng thiếu cơm thì canh – cà sao còn ra vị quê hương?

Nên tôi nói với anh bạn, tôi sẽ kể cho anh một chuyện tình hoàn toàn bằng “cơm” trong tục ngữ và ca dao, để anh hiểu được vị trí của cơm trong văn hóa Việt. Câu chuyện bắt đầu khi chàng trai gặp cô gái, chàng son sắt ngỏ lời:
 
Những sai lầm nghiêm trọng khi ăn cơm có thể khiến bạn rước bệnh vào thân

“Ăn cơm ba chén lưng lưng,
Uống nước cầm chừng để dạ thương em.”

Đến cơm mà cũng ăn cầm chừng sợ hết “dạ” thương em thì tình tứ quá, cô gái dĩ nhiên cảm động. Rồi họ bắt đầu “góp gạo nấu cơm chung”, sống những năm đầu hạnh phúc:

“Trời mưa cho lúa chín vàng,
Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm.”

Buồn thay, anh chàng bỗng sinh thói làm biếng nên cứ chờ vợ “cơm bưng nước rót”. Đã vậy:

“Đàn ông đều thích ăn quà,
Ăn quà cho đã, về nhà ăn cơm.
Nhai cơm như thể nhai rơm,
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà.”


Anh chàng lo ăn “phở”, ăn “quà” ở ngoài, nên khi cô vợ biết được, bữa ăn bắt đầu “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Cô vợ thấy giận hoài không có kết quả nên xuống giọng ngọt ngào:

“Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.”
 
Nói tới mức đó rồi mà anh chàng vẫn không chịu quay đầu, cô vợ đành dứt áo ra đi, trước khi đi bỏ lại hai câu:

“Một ngày hai bữa cơm canh,
Lấy ai lo liệu cho anh một đời?”


Nàng đi rồi, anh chàng mới thấy thấm thía:

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ nồi cơm nguội, nhớ siêu nước chè.”

Con người ta thiệt lạ, đến khi mất rồi mới hiểu được giá trị của điều đã mất. May mà anh bạn cảnh tỉnh tôi kịp thời, tôi mới hiểu ra cái bình dị nhứt, thân thuộc nhứt trong cuộc đời mình là cái đáng quý nhứt. Cơm, dù là cơm nóng hay cơm nguội, sẽ son sắt theo tôi đến cuối cuộc đời, bởi khi sinh ra, tôi là người Việt!
 

Minh Lê
Theo: saigonthapcam
 
Nam Mai sưu tầm
 
 
 
Xem thêm...

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP (OCULAR HYPERTENSION)

Bệnh tăng nhãn áp (Ocular Hypertension):

Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

 

 

Thứ bẩy tuần rồi, tôi chuẩn bị hoàn tất chăm sóc mắt cho người khách cuối cùng trong ngày thì cô nhân viên hỏi tôi: có một người đang rất đau mắt và nhức đầu muốn được gặp gấp, tôi có muốn nhận hay không?  Trong những trường hợp khám định kỳ thì còn chờ được, chứ đau mắt và đau răng thì làm sao mà chờ.  Và tôi cũng nhớ lại lời tuyên thệ của mình lúc ra trường là sẽ cố gắng chăm sóc bệnh nhân mình tốt nhất có thể, tôi nhận lời ở lại sau giờ làm việc để gặp người khách ấy.
 
Cô ấy là một người khá trẻ tuổi, khoảng ngoài 20.  Cô bước vào với tay ôm mắt vì đau nhức.  Mẹ cô phải chở cô đến vì cô cũng bị đau đầu, choáng váng và nôn mửa không lái xe được. 
 
Chúng tôi đo áp suất trong mắt cô, bên phải máy đo 22 mmHg nhưng mắt trái áp suất cao đến 56 mmHg, trong khi áp suất bình thường chỉ dưới 21 mm độ thủy ngân.  Thị lực của mắt phải vẫn đọc được 20/20, nhưng bên trái tầm nhìn chỉ lờ mờ.  Đồng tử mắt trái bị giãn nở nhưng lại không co giãn khi chiếu đèn sáng vào.  Giác mạc bên trái bị mờ đục.  Tôi kiểm tra góc thoát dịch trong mắt trái qua thấu kính hiển vi thì đã bị đóng hoàn toàn.  Tình trạng này đã khiến dịch không thoát ra được khỏi mắt dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp trong mắt trái. 
 
Bệnh trạng của cô được chẩn đoán lúc này là cao nhãn áp do góc mắt bị đóng cấp tính (Ocular hypertension secondary to acute angle closure).  Phần kế tiếp lúc này là phải làm sao để giảm áp suất trong mắt cô xuống thấp nhất có thể vì vào cuối tuần văn phòng bác sĩ nào cũng đóng cửa. 
 
Bệnh cao nhãn áp thường không gặp nhiều nhưng không phải không xảy ra. Trong gần suốt 20 năm hành nghề, tôi chỉ gặp và điều trị 2 trường hợp.  Cũng may tôi có vài lọ thuốc trị Glaucoma trong văn phòng và thuốc uống, áp suất của cô cũng hạ đáng kể sau vài giờ điều trị. 
 
Sáng hôm sau, áp suất trong mắt cô trở lại bình thường và cô cũng không còn bị đau đầu.  Tôi chuyển cô sang bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hoàn toàn.  Xin được chia sẻ bệnh lý Cao nhãn áp với quý anh chị phòng hờ khi mình hoặc gia đình gặp phải mà biết cách chữa trị kịp thời. 

Bệnh tăng nhãn áp  

 

Bệnh tăng nhãn áp thường được gọi là "kẻ trộm thị giác thầm lặng", vì hầu hết các loại bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau và không gây ra triệu chứng cho đến khi mất thị lực đáng kể.

Vì lý do này, bệnh tăng nhãn áp thường tiến triển mà không bị phát hiện cho đến khi dây thần kinh thị giác đã bị tổn thương không thể phục hồi.

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp là một nhóm các rối loạn ở mắt có liên quan gây tổn thương dây thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt đến não.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tăng nhãn áp có liên quan đến áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường — một tình trạng được gọi là tăng nhãn áp. Nhưng nó cũng có thể xảy ra khi áp suất trong mắt (Intra Ocular Pressure - IOP) bình thường. Nếu không được điều trị hoặc không được kiểm soát, thì đầu tiên là bệnh tăng nhãn áp sẽ gây mất thị lực ngoại vi và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới (sau đục thủy tinh thể).

Các loại bệnh tăng nhãn áp

Hai loại chính của bệnh tăng nhãn áp là bệnh tăng nhãn áp góc mở (open angle) và bệnh tăng nhãn áp góc đóng (closed angle). "Góc" trong cả hai trường hợp đề cập đến góc thoát dịch bên trong mắt kiểm soát dòng chảy ra của dịch lỏng như nước (có nước) liên tục được sản xuất ở bên trong mắt.

 

Tăng nhãn áp, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Nếu loại nước đó có thể tiếp cận góc thoát dịch, bệnh tăng nhãn áp được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc mở. Nếu góc dịch bị chặn lại và nước không thể tiếp cận được góc đó, bệnh tăng nhãn áp được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc đóng.

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

Hầu hết các loại bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau và không gây ra triệu chứng cho đến khi bị mất thị lực đáng kể, nhưng với bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, người ta bị các triệu chứng đột ngột như nhìn mờ, quầng sáng xung quanh, đau mắt dữ dội, buồn nôn và nôn.

Nếu quý vị có những triệu chứng này, hãy gặp chuyên gia chăm sóc mắt để có thể thực hiện các bước ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn.

 

Cảnh giác với những triệu chứng tăng nhãn áp nguy hiểm, dễ bị bỏ qua

Chẩn đoán, sàng lọc và kiểm tra để xem có bệnh tăng nhãn áp không

Trong các lần khám mắt thường quy, một áp kế được sử dụng để đo nhãn áp của quý vị, hoặc IOP. Mắt của quý vị thường được làm tê bằng thuốc nhỏ mắt và một đầu dò nhỏ nhẹ nhàng tựa vào bề mặt mắt của quý vị. Các áp kế khác sẽ thổi một luồng không khí lên bề mặt mắt của quý vị.

Ocular tonometer dùng để đo áp suất trong mắt

Chỉ số IOP cao bất thường cho thấy có vấn đề với lượng dịch (dung dịch có nước) trong mắt. Có thể là mắt tiết ra quá nhiều dịch hoặc mắt không thoát dịch đúng cách.

Thông thường, áp suất trong mắt phải dưới 21 mmHg (milimét thủy ngân) - một đơn vị đo lường dựa trên mức độ lực được tác động trong một khu vực nhất định đã được xác định.

Nếu IOP của quý vị cao hơn 30 mmHg, nguy cơ mất thị lực do bệnh tăng nhãn áp của quý vị cao hơn 40 lần so với người có áp suất trong mắt từ 15 mmHg trở xuống. Đây là lý do tại sao các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt được thiết kế để giữ cho IOP thấp.

Các phương pháp theo dõi bệnh tăng nhãn áp khác liên quan đến việc sử dụng công nghệ hình ảnh tinh vi để tạo ra các hình ảnh ở lần khám ban đầu và các phép đo dây thần kinh thị giác và các cấu trúc bên trong của mắt.

Sau đó, vào những khoảng thời gian xác định, các hình ảnh và các phép đo bổ sung sẽ được thực hiện để đảm bảo không có thay đổi nào xảy ra có thể cho biết tổn thương bệnh tăng nhãn áp tiến triển.

Các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp

Điều trị bệnh tăng nhãn áp có thể bao gồm phẫu thuật, điều trị bằng tia laze hoặc dùng thuốc, tùy thuộc vào mức độ nặng. Thuốc nhỏ mắt có thuốc nhằm làm giảm IOP thường được thử trước để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.

Vì bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau đớn, mọi người có thể bất cẩn trong việc sử dụng nghiêm ngặt các loại thuốc nhỏ mắt có thể kiểm soát nhãn áp và giúp ngăn ngừa tổn thương mắt vĩnh viễn.

Trên thực tế, không tuân thủ chương trình dùng thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp theo quy định là một trong những lý do chính dẫn đến mù lòa do bệnh tăng nhãn áp.

Nếu quý vị thấy rằng thuốc nhỏ mắt mà quý vị đang sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp gây cảm giác khó chịu hoặc bất tiện, thì đừng bao giờ ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc mắt của quý vị trước về một liệu pháp thay thế khả thi.

Thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp

Thuốc nhỏ mắt là dạng thuốc chủ yếu được dùng trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp, thành phần gồm có các nhóm thuốc sau:

  • Nhóm thuốc chẹn Beta: Gồm các hoạt chất như Timolol, Levobunolol, Betaxolol,… có tác dụng làm giảm lượng dịch mắt tiết ra
  • Nhóm thuốc chủ vận Alpha: Gồm các hoạt chất như Apraclonidine, Bromonidine,… có tác dụng vừa làm giảm lượng dịch mắt tiết ra vừa làm tăng lượng dịch mắt thoát đi
  • Nhóm thuốc ức chế Carbonic Anhydrase: gồm các hoạt chất như Brinzolamide, Dozolamide… có tác dụng làm giảm lượng dịch mắt tiết ra
  • Nhóm thuốc gây co đồng tử: Gồm các hoạt chất như Pilocarpine, Ephinephrine… có tác dụng gây co đồng tử nên gia tăng dịch mắt thoát đi, làm giảm áp suất ở mắt
  • Nhóm thuốc tương tự Prostaglandin (Prostaglandin Analogs): Gồm có các hoạt chất Latanoprost, Travaprost, Bimatoprost… có tác dụng làm gia tăng lượng dịch mắt thoát đi

 

Tăng nhãn áp sau mổ

Nếu bệnh tăng nhãn áp không thể được quản lý bằng thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt. Bệnh nhân có thể phẫu thuật tùy thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp. Mục tiêu phẫu thuật là làm giảm chất lỏng trong mắt bằng cách mở rộng vùng thoát nước hiện có. Hoặc bằng cách tạo ra một rãnh thoát nước mới để cho chất lỏng thoát qua.

Mr Raj Glaucoma laser, Mr Raj, Mr Raj Glaucoma, Mr Raj Cataract, Glaucoma  monitoring Birmingham, Dudley glaucoma

Phẫu thuật Selective Laser Trabeculoplasty

Phẫu thuật thường không đau, mặc dù một số bệnh nhân có thể cảm thấy một cảm giác nghẹt mũi. Thuốc gây mê cục bộ được sử dụng để làm giảm sự khó chịu của bệnh.

Sau khi mổ, người bệnh có thể bị mờ mắt hoặc kích ứng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thường kéo dài ngắn và bệnh nhân có thể quay trở lại hoạt động bình thường như đi làm hoặc học tập vào ngày hôm sau.

Tăng nhãn áp kiêng ăn gì?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh bị tăng nhãn áp cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

  • Không uống nước chè đặc và café. Bởi chè đặc và café làm hưng phấn hệ thống thần kinh. Gây hồi hộp, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cho bệnh nặng thêm
  • Kiêng dùng mỡ động vật và thức ăn có chứa cholesterol như thịt mỡ, lòng đỏ trứng
  • Nên hạn chế uống nhiều nước bởi sẽ gây thẩm thấu máu giảm làm nhãn áp lên cao, tình trạng bệnh nặng thêm

Tập thể dục có thể giảm nguy cơ tăng nhãn áp

Quý vị có thể làm giảm nguy cơ tăng nhãn áp không? Theo một nghiên cứu gần đây của châu Âu, tập thể dục làm giảm nguy cơ mà một số người bị bệnh tăng nhãn áp vì nó giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và trong mắt của quý vị.

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên và một lối sống năng động, quý vị cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp bằng cách không hút thuốc, duy trì cân nặng tốt cho sức khỏe và ăn một chế độ ăn uống đa dạng và tốt cho sức khỏe.

Hy vọng chút chia sẻ kinh nghiệm về bệnh lý Cao nhãn áp có thể giúp quý vị tránh được những tổn hại về mắt cho mình và người thân khi gặp phải.  Hãy lên lịch khám mắt ít nhất là một lần mỗi năm hoặc sớm hơn nếu nhận thấy có những thay đổi về mắt hoặc thị giác đáng kể.

 

Phương Tuyền

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này