Love ☺️ ❤️ 😍 it 🎶 🎵









8 SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ SUSHI - MÓN ĂN QUỐC DÂN CỦA NHẬT BẢN
Sushi giờ được coi là biểu tượng của ẩm thực xứ sở hoa anh đào, nhưng nguồn gốc của nó lại không phải từ Nhật Bản.
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, mọi người đều nghĩ đến ngay món đại diện là sushi...8 SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ SUSHI - MÓN ĂN QUỐC DÂN CỦA NHẬT BẢN
Sushi giờ được coi là biểu tượng của ẩm thực xứ sở hoa anh đào, nhưng nguồn gốc của nó lại không phải từ Nhật Bản.
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, mọi người đều nghĩ đến ngay món đại diện là sushi. Sushi hiện đã trở thành một món ăn được yêu thích toàn cầu. Thế nhưng không phải ai từng ăn, thậm chí mê món sushi đều biết nguồn gốc và những sự thật thú vị về nó:
1. Sushi không có nguồn gốc ở Nhật Bản
Dù là món ẩm thực “quốc dân” của xứ sở Phù Tang nhưng nhiều ý kiến cho rằng nguồn gốc ban đầu của sushi không phải từ đây, mà là ở Đông Nam Á.
Người ta tin rằng “narezushi” (cá lên men bọc trong cơm chua) đã xuất hiện ở đâu đó dọc theo sông Mekong trước khi đến Trung Quốc và cuối cùng là Nhật Bản. Tất nhiên, người Nhật mới có công phổ biến và biến món sushi thành cả một nền văn hóa. Sushi mà chúng ta quen thuộc ngày nay bắt nguồn từ một đầu bếp tên Hanaya Yohei ở Nhật Bản vào cuối thời kỳ Edo vào khoảng giữa những năm 1800.
2. Sushi ban đầu là một món ăn đường phố
Ngày nay, sushi là món ăn “sang chảnh” được bán tại các nhà hàng cao cấp. Thế nhưng khi mới xuất hiện ở Nhật Bản, đây chỉ là một món ăn bình dân giá rẻ thường được bán ở các sạp trên đường phố.
“Vị thế” của sushi đã thay đổi sau một… trận động đất. Trận động đất năm 1923 tại Nhật đã khiến sushi trở nên phổ biến. Lý do là những người bán sushi rong đã có thể mua nhà hàng và phục vụ sushi vì giá bất động sản xuống thấp kỷ lục. Việc nhiều hàng sushi mở ra giúp món ăn tiếp cận được với lượng khách đông đảo hơn nhiều so với phục vụ bên lề đường.
3. Wasabi thật vô cùng đắt
Wasabi là gia vị ăn kèm không thể thiếu của sushi. Nhưng hầu hết loại wasabi bạn được phục vụ trong nhà hàng không phải là wasabi nguyên bản thực thụ. Trên thực tế, chúng chủ yếu là bột cải ngựa và mù tạt đã được tô màu xanh để trông giống như thật.
Cây wasabi thật vô cùng đắt đỏ. Nhiều nhà hàng bán wasabi nguyên bản còn tính thêm phí nếu khách gọi gia vị này.
Show more
Khi sushi được phát minh, đặc trưng của nó là có cơm được bọc cùng với cá. Nhưng ban đầu, phần cơm này không phải để...4. Cơm trong sushi từng bị đổ đi
Khi sushi được phát minh, đặc trưng của nó là có cơm được bọc cùng với cá. Nhưng ban đầu, phần cơm này không phải để ăn mà nhiệm vụ của nó là mang lại hương vị độc đáo, bảo quản miếng cá và bảo vệ nó khỏi côn trùng. Khi ăn, người ta sẽ bỏ phần cơm đi. Sau đó, vì thấy cách ăn như vậy quá lãng phí nên mọi người bắt đầu ăn cả phần cơm.
5. Từ “sushi” dùng để chỉ cơm
Nhiều người tỏ ra hơi khó hiểu khi được phục vụ món sushi không bao gồm cá hay đồ kèm bên trên cơm. Thực tế, dù chỉ là miếng cơm trộn giấm thì đó vẫn gọi là sushi vì từ sushi thực sự dùng để chỉ miếng cơm mà thôi.
6. Rong biển không phải là loại bọc sushi duy nhất
Trong khi rong biển là thành phần phổ biến nhất được sử dụng làm màng bọc cho sushi, thì có những thứ khác cũng có thể được sử dụng như trứng, dưa chuột cắt lát mỏng, bơ hay thậm chí đậu nành. Nếu không phải fan của rong biển thì bạn có thể thử các lựa chọn thay thế này.
7. Miếng nhựa trong hộp sushi mang đi có ý nghĩa nhiều hơn bạn tưởng
Chúng ta thường thấy những miếng nhựa màu xanh như cỏ giả trong các hộp sushi bán mang đi. Nó không phải đơn giản chỉ để trang trí hay ngăn cách giữa các miếng sushi.
Đặt lá vào giữa các loại thực phẩm như cá và gạo là một tập tục hàng thế kỷ trong ẩm thực Nhật Bản. Đây được gọi là haran và nó được dùng để bảo vệ hương vị tự nhiên của các thành phần và ngăn bị lẫn mùi.
Ngày nay, các đầu bếp Nhật Bản sử dụng lá tre. Những loại lá này không chỉ ngăn sự phát tán của mùi hương mà còn làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, giúp cá tươi lâu hơn. Ở các nước khác, miếng nhựa được sử dụng.
8. Phụ nữ bị cấm làm đầu bếp sushi
Để đạt được danh hiệu bậc thầy sushi, các đầu bếp có thể mất đến 10 năm. Nhưng nếu bạn là phụ nữ thì có thể vĩnh viễn cũng không được.
Nhiều nhà hàng truyền thống tại Nhật Bản đến nay vẫn cấm phụ nữ đứng sau quầy sushi vì một số lý do mà không phải vì tư tưởng trọng nam khinh nữ thời phong kiến. Đầu tiên, người ta tin rằng đầu tóc và đồ trang điểm của phụ nữ sẽ làm thay đổi hương vị và mùi của sushi. Thứ hai, phụ nữ có ngày "đèn đỏ". Để trở thành bậc thầy sushi, bạn cần có vị giác thật ổn định và nhất quán. Trong khi phụ nữ có thể có những ngày nhiệt độ cơ thể cao hơn và mất cân bằng vị giác.
Tất nhiên, trong thời hiện đại này, một số nhà hàng cao cấp ở Nhật hiện cũng bắt đầu đào tạo phụ nữ trở thành bậc thầy sushi.
Nguồn: Insider, Heyexplorer
Theo: Trí thức trẻ Show more 6 hours ago






Trời lạnh, chỉ cần đĩa dưa muối và bát thịt kho là cả nhà có thể tiêu diệt sạch nồi cơm. Món dưa vừa ngon miệng lại hỗ trợ tiêu hoá. Bạn có thể muối dưa và ăn hằng ngày .
Nguyên Liệu
4 cây cải muối dưa
Hành tươi
Muối, nước, đường
Hướng dẫn nấu...Trời lạnh, chỉ cần đĩa dưa muối và bát thịt kho là cả nhà có thể tiêu diệt sạch nồi cơm. Món dưa vừa ngon miệng lại hỗ trợ tiêu hoá. Bạn có thể muối dưa và ăn hằng ngày .
Nguyên Liệu
4 cây cải muối dưa
Hành tươi
Muối, nước, đường
Hướng dẫn nấu nướng
Bước 1
Dưa mang về loại bỏ lá già, úa, rửa sạch rồi phơi cho rau hơi úa. Thử bằng cách lấy rau bẻ nhẹ thấy rau uốn dẻo được là được. Sau đó cắt dưa vừa ăn.
Bước 2
Hành tươi rửa sạch. Cắt khúc vừa ăn. Trộn đều hành và rau dưa.
Bước 3
Đun sôi 1 nồi nước, thêm muối. Nếm thử thấy nước mặn hơn nước canh một chút là được. Thêm 1 thìa đường rồi tắt bếp. Để nước nguội. Lượng nước khoảng 3l hoặc bạn tính sau để khi muối thì dưa ngập trong nước.
Bước 4
Cho dưa vào hình hoặc hũ sạch, khô. Cho rau vào, đổ nước ngập rồi lấy đĩa sạch chèn lên trên để rau ngập trong nước. Để sau khoảng 2 ngày là dưa chín tuỳ thời tiết nóng hay lạnh. Khi lấy dưa thì dùng đũa sạch nếu không dưa sẽ bị nổi váng.
ST
Show more
Mùa Đông Của Anh Love ☺️ ❤️ it
Ngày lạnh ở Mỹ, nhớ… canh bánh đa cua
Canh bánh đa cua chị Lý bán cho bà con lối xóm
Người Hải Phòng gọi món ăn “chơi” phổ biến này là “canh” chứ không phải “bánh canh,” – một loại quà chợ tương tự, khi ăn chan với nước lèo ngọt đằm môi của Huế, Đà Nẵng...Ngày lạnh ở Mỹ, nhớ… canh bánh đa cua
Canh bánh đa cua chị Lý bán cho bà con lối xóm
Người Hải Phòng gọi món ăn “chơi” phổ biến này là “canh” chứ không phải “bánh canh,” – một loại quà chợ tương tự, khi ăn chan với nước lèo ngọt đằm môi của Huế, Đà Nẵng đi mãi vô phía Nam tới tận vùng Lục tỉnh, thường nấu với tôm lột hay cá lóc, các nguyên liệu nạc thịt và ngọt nước, – chữ “canh” hàm ý là thức ăn hàng ngày, dân dã, có thể thay thế món nước trong bữa cơm thường của ngư dân hoặc nhà nông.
Nguyên liệu làm nhân canh bánh đa cua Hải Phòng cũng giản dị và dễ kiếm hơn nhiều, nhưng cần phải tuân theo quy luật bất thành văn của nghề nấu bếp: Cua đồng là chủ vị. Từ món rau ăn kèm cho đến sợi “bánh đa,” cho tới các loại chả lá lốt, chả thịt viên, chả cá, hay thậm chí có một số bà hàng dùng cả tôm lột vỏ loại bằng ngón tay út để tăng thêm chất đạm cho tô canh bánh đa đặng giúp khách hàng dùng một tô là thay thế được bữa cơm trưa, tất cả đều phải hài hòa và tập trung làm nổi bật vị bùi, béo, nhất là vị thơm nhận nhận phảng phất mùi đồng đất trong nắng ban trưa của cua đồng.
Nhân dễ kiếm nhất để ăn canh bánh đa cua là… chả cá. Bất cứ rẻo chợ ở khu phố bình dân nào của Hải Phòng cũng sẽ có ít nhất một bà hàng nổi lửa trong cái bếp lò than tổ ong thời nghèo khó hay bây giờ sang trọng hơn là chiếc bếp gas lửa xanh có bình ga mini đi kèm chiên chả cá để bán cho bà con khóm phố quanh đó.
Show more
Loại nhân dễ kiếm thứ hai là nhân chả viên lá lốt hoặc lá xương sông. Bên trong chỉ là miếng thịt heo cả nạc và mỡ xay nhuyễn mua đâu cũng có, được gói ghém nhờ mùi tinh dầu hơi hăng chút đỉnh nhưng kích thích vị giác lạ kỳ của lá lốt, xương sông chín vàng trên lửa và dầu ăn là thêm một điểm nhấn làm thăng hoa vị cua đồng hơn hết thảy các loại gia vị nào khác.
“Bánh đa” là cách người Hải Phòng gọi một loại bánh tráng lâu đời làm từ gạo tẻ lên men, cán mỏng phơi dưới nắng và được cắt sợi bằng một loại “máy” thô sơ, kích thước to nhỏ tùy người chế biến. Điểm khác của “bánh đa” nấu canh bánh đa cua là sợi bánh màu nâu vàng do khi pha chế bột, người làm hòa vào đó nước “màu,” theo cách gọi của người Nam, là một loại gia vị thắng từ đường mía tới khi hơi cháy, dùng trong các món kho, người Bắc gọi gia vị này là “kẹo đắng.” Nước “kẹo đắng” dậy mùi đường mía cháy không khét mà chỉ ngọt và ấm, pha vào bột làm cho bánh đa có vị đậm và nồng tinh tế, hỗ trợ để thêm nổi bật vị cua.
Ngay cả rau ăn kèm với canh bánh đa cua cũng bình dân, dễ kiếm nhưng không được “phá” vị cua đồng. Ba loại rau chủ yếu thường được bà hàng canh bánh đa cua sử dụng, trước tiên là rau muống, phổ biến tiếp theo là rau cải cúc, và thứ ba là cải làn. Cả ba loại rau có đặc điểm chung là thân mọng nước, giữ nguyên vị giòn khi trụng qua nước sôi hay luộc sơ, mùi nhựa rau hơi hăng nhưng thơm mát để tôn lên vị cua. Một số loại rau tuy thân giòn, mọng nước nhưng vị hơi quá nồng hay quá mạnh như rau cải xanh, cải ngồng, rau khoai lang, rau dền, vv… không được dùng cho canh bánh đa cua.
Nước lèo cho canh bánh đa cua được hầm từ xương heo hoặc gà, hai loại xương đều béo, ngọt ngon mà không có mùi vị nổi trội, có thể thêm chút bột nêm, nước mắm cho đậm đà. Một nhúm sợi bánh đa dẻo, dai bỏ vào chiếc vá tre đan, nhúng trong nồi nước sôi trên bếp trụng sơ chín tới, để vào tô, thêm một gắp rau muống hay cải cúc còn xanh mướt, bày lên trên dăm chiếc chả cá vàng hườm, hai miếng chả lá lốt nhỏ mà thơm nức mũi, chan lên vài vá nước lèo nóng rực bốc khói ngọt ngào, xắn một miếng thịt và gạch cua cũng nóng hổi, có thể nặn vô một trái quất (tắc) nhỏ hoặc sớt thêm miếng nước trái me cho có vị chua thanh (không nên dùng chanh vì tinh dầu từ vỏ chanh có vị mạnh, hắc) rồi rắc lên trên cùng một nhúm nhỏ hành chiên giòn tan là bạn đã sẵn sàng cho một món ăn thường nhật mà ngon lành, đủ sức… nhớ đời tới tận khi nào phải tìm ăn… tô tiếp sau.
Là món ngày thường, canh bánh đa cua đủ dinh dưỡng để thay thế bữa ăn chính, vì đã bao gồm tinh bột, rau, chất đạm, chất béo, nước hầm xương. Mươi năm trở lại đây, có thể trong các tiệm ăn lớn có phục vụ món này theo yêu cầu thực khách, nhưng canh bánh đa cua ngon nhất phải được ăn trong hẻm phố, ở quán bên lề đường do người hàng xóm thân cận với mình bán. Vì sao?
Vì món ăn dân dã thay cho bữa cơm thường này dễ nấu, nguyên liệu dễ tìm, chỉ cần nắm được vài bí quyết là có thể nấu ngon, chỉ cần kê một chiếc bàn thấp, dăm bảy chiếc ghế con bên nồi nước lèo, gánh bánh đa và nhân chả các loại là đủ xôm tụ, nên được dành riêng để bà con lối xóm phục vụ nhau. Vì là người cùng trong lối xóm nên chất lượng phải luôn đảm bảo, ăn bữa nay bữa mai ngó mặt nhau tươi cười, đặng ăn bữa ngày mốt. Người bán hàng lấy công làm lãi, gom nhặt cũng đủ kiếm sống, nuôi mấy trẻ nhỏ ăn học thành người. Đem vô nhà hàng bán với giá cao, ghế bàn sang trọng không bao giờ đủ… tiềm năng cạnh tranh với mấy bàn bánh bánh đa cua hẻm phố giá bình dân mà ngon quắn tai.
Chị Lý người cùng trong hẻm nhà ba mẹ tôi ở khu phố Lâm Tường, đường Tô Hiệu, Hải Phòng đã bán bánh đa cua 24 năm nuôi gia đình và các con ăn học, trưởng thành. Biết ơn món ăn thường nhật dân dã này không chỉ no lòng người bình dân đi làm các nghề nghiệp khiêm nhường kiếm sống cho đến người sang trọng những lúc thèm thuồng vị ngon ngọt tô bánh đa cua thuở hàn vi chạy xe hơi ngược đường về bàn bánh đa cua dưới gốc si trong hẻm phố tự đãi mình một tô, mà còn góp công nuôi dưỡng bao người, bao cuộc đời nơi xóm phố bình dân một thuở., ST. Show more 7 days ago




HƯƠNG BÔNG DỀ - LOÀI HOA LẠ LẪM
Cái mùi hương đánh động khứu giác, gợi ngay liên tưởng tới một tô canh tập tàng nấu với hoa bông dề bốc khói.
Cuối thu, khi miền Trung đón những cơn mưa bất chợt kèm giông gió cũng chính là mùa bông dề - loài hoa lạ...HƯƠNG BÔNG DỀ - LOÀI HOA LẠ LẪM
Cái mùi hương đánh động khứu giác, gợi ngay liên tưởng tới một tô canh tập tàng nấu với hoa bông dề bốc khói.
Cuối thu, khi miền Trung đón những cơn mưa bất chợt kèm giông gió cũng chính là mùa bông dề - loài hoa lạ lẫm có một không hai đất Phú Yên. Tiếng là hoa, nhưng không phải để chơi mà là để… ăn rất ngon. Ngon tới mức trở thành “đặc sản”.
Loài hoa ấy cũng được gọi là “khoai”, bởi gốc có củ, ăn được, mát lành. Có điều củ không đặc biệt đáng nói, thứ làm nên “thương hiệu” của cây bông dề chính là hoa và hương hoa.
Sau những ngày hè dài nắng oi, đất vườn khô tới mức rắn câng, nứt nẻ. Nhưng chỉ một cơn mưa rào cuối thu đổ xuống, hôm sau ra vườn đã thấy những ngòi bông dề hình mũi tên long lanh tím biếc trồi lên, vài ba ngày đã bung cánh, khoe lấp ló bên trong những cánh “hoa thật” màu vàng.
Dạo vườn, nếu ai đó vô ý đưa chân giẫm phải hoa, lập tức hương bông dề dậy lên, thơm sực. Cái mùi hương đánh động khứu giác, gợi ngay liên tưởng tới một tô canh tập tàng nấu với hoa bông dề bốc khói. Không chỉ nấu canh, vào chính vụ, hoa bông dề vườn nhà nhiều, mẹ đem luộc cả rổ. Luộc chín vớt ra gắp chấm mắm dằm cá rô đồng ăn cơm cũng rất tuyệt. “Sang” hơn nữa thì đem thái nhỏ rưới đúc bánh xèo cùng với thịt, tôm…
Hái hoa bông dề vừa cữ nhất khi ngòi hoa tím chính vừa tách mào, lấp ló cánh vàng bên trong. Hái sớm, ăn ngon nhưng hoa chưa đủ độ trưởng thành, phí phạm. Hái muộn thì hoa bị già, xơ, giảm cả hương lẫn vị.
Vườn nhà tôi rộng, đất thịt, lại nhiều bóng mát nên rất “thiên thời địa lợi” để trồng cây bông dề. Bông dề trừ trường hợp tới mùa khô đào lấy củ mới phải trồng lại; còn nếu để thu hoa thì chỉ cần trồng một lần, cứ đến hẹn mỗi đầu mùa mưa cây lại tự động trồi lên.
Show more
Ngày nhỏ, thú thật, tôi không thích hương bông dề, do nhà trồng nhiều bông dề, ăn quá nhiều đâm ngán. Vậy nhưng, đó là chuyện xa lắc. Lớn lên, khi bắt đầu thấm thía, “nghiện” hương vị bông dề thì cũng là lúc bông dề ngày càng ít đi.
Giờ ở quê không ai trồng bông dề, chỉ có những gốc cây sót lại từ ngày xưa vẫn âm thầm sống, nhẫn nại cho hoa cho lá mỗi đầu mùa mưa. Vườn nhà tôi cũng còn một hai lùm như thế, là “di tích” của vườn bông dề mẹ trồng.
Y Nguyên / Theo: PNO
Show more 1 week ago


Thực phẩm người cao huyết áp không nên hoặc nên hạn chế ăn
Thực phẩm chế biến sẵn: Người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế các món ăn nhanh, chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, jambon, lạp xưởng, xúc xích, giò chả vì chúng thường chứa nhiều muối...Thực phẩm người cao huyết áp không nên hoặc nên hạn chế ăn
Thực phẩm chế biến sẵn: Người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế các món ăn nhanh, chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, jambon, lạp xưởng, xúc xích, giò chả vì chúng thường chứa nhiều muối và chất bảo quản. Tốt nhất là đừng đi ăn ngoài, còn nếu bắt buộc phải ăn, nên gọi các món hấp, luộc được chế biến theo cách chứa ít natri hơn.
Phô mai chứa nhiều muối: Mặc dù phô mai thường được biết đến như một món ăn nhẹ lành mạnh vì chứa nhiều canxi và là một nguồn protein tuyệt vời nhưng một số loại phô mai cũng chứa nhiều muối và chất béo bão hòa. Nếu tiêu thụ nhiều phô mai loại này có thể gây tăng huyết áp và tăng cholesterol dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bánh Pizza: Bánh Pizza, đặc biệt là Pizza đông lạnh là thực phẩm không nên ăn của người bệnh cao huyết áp bởi nó chứa lượng Natri rất lớn. Muối có cả trong thịt ướp, phô mai, sốt cà chua cùng lớp vỏ bánh. Hơn nữa để tăng thêm hương vị cho bánh, nhà sản xuất còn dùng thêm muối khi chế biến bánh.
Một phần Pizza phô mai thịt có thể khiến cơ thể bạn nạp vào tới 700mg muối, bánh càng nhiều lớp phủ phô mai thì hàm lượng Natri càng cao.
Dưa muối: Đây là loại thực phẩm được nhiều người Việt Nam yêu thích, thế nhưng dưa muối hay bất cứ thực phẩm nào muối cũng đều cần dùng lượng muối rất lớn để ngăn chặn sự phân hủy của thực phẩm.
Dưa muối càng bảo quản lâu, chúng càng ngậm nhiều muối, và càng nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp.
Đường: Đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo, người bình thường muốn giữ huyết áp ổn định nên kiểm soát lượng đường nạp vào mỗi ngày như sau: phụ nữ tối đa 24g mỗi ngày, nam giới tối đa 36g mỗi ngày.
Da gà và thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Nhóm thực phẩm này bao gồm: da gà, thịt đỏ, bơ, sữa béo,… Việc hấp thụ quá nhiều chất béo xấu này làm tăng LDL trong máu, khiến tình trạng cao huyết áp tồi tệ hơn.
Show more
Thức uống chứa cồn: Nếu sử dụng với lượng vừa phải hàng ngày, loại thức uống này có thể có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng hầu hết người bệnh lạm dụng thức uống chứa cồn, nó không những gây tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: gan, thận, dạ dày,… st. Show more 1 week ago




Bí quyết làm bánh bao chay vỏ bánh xốp mịn
( Thanh Hằng )
Làm bánh bao sao cho vỏ bánh láng mịn, không rạn nứt lúc tạo hình và hấp, cũng cần bí quyết. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn.
Rằm Tháng Giêng là dịp bà con mình đi hành hương các chùa, xin...Bí quyết làm bánh bao chay vỏ bánh xốp mịn
( Thanh Hằng )
Làm bánh bao sao cho vỏ bánh láng mịn, không rạn nứt lúc tạo hình và hấp, cũng cần bí quyết. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn.
Rằm Tháng Giêng là dịp bà con mình đi hành hương các chùa, xin lộc, cầu bình an và cúng dường Tam Bảo. Nhưng không cứ Rằm Tháng Giêng, mà rằm nào mình cũng ăn chay, nên hôm nay mình xin chia sẻ món bánh bao chay để mọi người cùng vào bếp thực hiện và thưởng thức trong những ngày chay lạc.
Nguyên liệu:
1- Vỏ bánh (cho 12 bánh trung bình)
Bột mì đa dụng – 580gr
Sữa bột không đường hay bột béo – 20gr
Đường cát- 70 gr
Sữa tươi- 160 gr
Nước- 160 gr
Men nổi bánh mì (khô) – 6 gr
Bột nổi (baking powder)- 6 gr
Dầu dừa – 40 gr
2-Nhân bánh (cho 20-25 bánh)
Cà rốt – 100-120 gr
Củ sắn-100-120 gr
Nấm hương- 100- 120 gr
Thịt chay – 100-120 gr
Đậu hũ chiên – vài miếng nếu thích
Hành hương hoặc pao-ro phi vàng
Bột ngọt chay – 2 muỗng cà phê vun
Muối- 1 muỗng cà phê vun
Đường – 3 muỗng canh
Bột bắp – 2 muỗng cà phê
Dầu hào chay- 3-4 muỗng canh
Dầu ăn, Dầu mè – 5 giọt
Tiêu
Thực hiện
1- Vỏ bánh:
Rây bột mì đa dụng, sữa bột, bột nổi rồi trộn đều. Cho đường vào sữa tươi khuấy đều. Sau đó cho tất cả vào thau nhôm. Cho men, dầu dừa, nước vào nhồi mịn trong vòng 10 phút. Chia bột thành 12 viên, cán mỏng, cho nhân vào, tạo hình. Sau đó để bột nổi từ 1-1.5 tiếng tuỳ thời tiết. Nên để bánh chỗ tránh gió để vỏ không bị khô, nứt. Cầm bánh thấy nở to, nhẹ là có thể đem hấp. Hấp từ 10-12 phút.
2- Nhân bánh:
Cà rốt, củ sắn, đậu hủ chiên cắt hạt lựu nhỏ vừa. Nấm hương, thịt chay ngâm mềm, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ rồi cho 1/2 lượng bột nêm chay, muối, đường, dầu ăn, dầu hào, dầu mè vào xong xay hơi dập dập. Sau đó trộn chút pao- ro phi vào. Để ướp 3 tiếng cho gia vị thấm mới ngon. Phi hành hương hoặc pao-ro với nhiều dầu tí cho thơm, cho cà rốt và củ sắn, các gia vị còn lại xào khoảng 3-4 phút. Cho thịt chay đã ướp vào xào tí rồi tắt lửa. Cho hành hay pao-ro phi và bột bắp, tiêu vào trộn đều. Để nguội vo viên.
Show more




Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại trái cây cần lột vỏ
Thường thì các loại trái cây cần lột vỏ trước khi ăn có chỉ số đường huyết khá cao. Thí dụ như chuối, xoài, dưa hấu, hay dứa (thơm),… Không những thế, người bị tiểu đường cũng nên...Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại trái cây cần lột vỏ
Thường thì các loại trái cây cần lột vỏ trước khi ăn có chỉ số đường huyết khá cao. Thí dụ như chuối, xoài, dưa hấu, hay dứa (thơm),… Không những thế, người bị tiểu đường cũng nên tránh ăn các loại trái cây sấy khô, và uống nước ép trái cây.
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tránh sử dụng một số loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao ảnh hưởng đến mức insulin, không tốt cho người bệnh.
Theo Verywellhealth, trái cây chứa carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, một số loại quả có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn những loại khác, tùy thuộc vào hàm lượng chất xơ và đường fructose.
Đường fructose trong trái cây
Đường có trong trái cây được gọi là fructose. Lượng đường trong máu có thể tăng nhanh nếu bạn hấp thụ nhiều fructose cùng lúc nhưng điều đó ít xảy ra khi bạn ăn trái cây tươi. Một nghiên cứu ghi nhận những người mắc bệnh tiểu đường ăn trái cây tươi ba ngày mỗi tuần có nguy cơ biến chứng mạch máu (bao gồm cả đột quỵ) thấp hơn người không ăn trái cây tươi.
Show more
Chất xơ (hòa tan và cả không hòa tan) trong trái cây, có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến bằng cách làm chậm quá...Chất xơ trong trái cây
Chất xơ (hòa tan và cả không hòa tan) trong trái cây, có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa. Loại chất này cũng hạn chế hấp thụ chất béo, đồng thời tăng cảm giác no, dẫn đến ăn ít hơn.
Tất cả trái cây tươi có nhiều chất xơ nhất. Khi được (bị) nấu chín chất xơ này sẽ bị phá vỡ cấu trúc, quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn nhưng cũng đồng nghĩa hấp thụ đường dễ dàng hơn.
Cách tốt nhất là bạn nên chọn những loại trái cây có vỏ ăn được, chẳng hạn như táo, dâu tây, nho; hạn chế thực phẩm cần gọt vỏ như chuối, dưa.
Loại trái cây cần hạn chế
Trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô có tính chất siêu đậm đặc sau khi trải qua quá trình chế biến. Do đó, mỗi khẩu phần sấy khô có lượng
Nước ép trái cây: Ngay cả nước ép trái cây 100% cũng có thể khiến lượng đường huyết tăng đột biến trong vài phút. Lý do là cơ thể không phải làm việc nhiều để phân hủy đường trong nước trái cây khi gần như toàn bộ chất xơ bị loại bỏ.
Nước trái cây cũng cung cấp nhiều calo hơn nhưng không khiến bạn cảm thấy no. Điều này có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Một nghiên cứu đã phát hiện uống nước ép quả có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Trái cây có chỉ số đường huyết (GI) cao: Mặc dù chỉ số đường huyết không phải dữ liệu hoàn hảo nhưng bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo khi lựa chọn trái cây để ăn. Chỉ số GI của trái cây càng cao thì việc kiểm soát đường huyết càng khó khăn.
Một số loại quả có chỉ số GI cao (trên 56) nên hạn chế gồm dứa (GI = 56), chuối (58), dưa hấu (72). Các loại có chỉ số GI thấp gồm quả mâm xôi (4), bưởi (25), táo (38). ST. Show more 2 weeks ago














Cách làm nhanh món cá hấp mỡ hành
Những năm cuối cấp ba, cái tuổi ăn gì cũng khoái, cá hấp cuốn bánh tráng là một trong những món khoái khẩu của lũ học trò. Đám con gái rủ nhau đi cuốn cá với bánh tráng, rau sống, rồi chấm vô chén nước mắm ớt tỏi,...Cách làm nhanh món cá hấp mỡ hành
Những năm cuối cấp ba, cái tuổi ăn gì cũng khoái, cá hấp cuốn bánh tráng là một trong những món khoái khẩu của lũ học trò. Đám con gái rủ nhau đi cuốn cá với bánh tráng, rau sống, rồi chấm vô chén nước mắm ớt tỏi, cắn miếng nào nó đã miếng đó. Cá béo ngậy, đậu phộng rang, hành phi hoà quyện thơm nức mũi…. Giờ nhắc vẫn còn thèm.
Hơn 35 năm sau cũng dĩa cá hấp quen thuộc, nay vợ cuốn, chồng khen. Nhìn đàn con bốn đứa cười khanh khách, chạy vòng vòng, hai vợ chồng vội vã thưởng thức món cá hấp trong lúc bọn trẻ nô đùa.
Nhiều năm qua, với mình, món cá vẫn ngon như ngày nào, nhưng cảm xúc đã thay đổi. Cuộc sống này không yên bình như mình mong ước, nó cho ta đầy hương vị. Dù gì, thỉnh thoảng cũng làm món cá hấp mỡ hành cuốn bánh tráng để cả nhà thưởng thức.
Hôm nay cùng mình vào bếp và làm thật nhanh món cá hấp mỡ hành để nhớ lại những khoảnh khắc của ngày xưa nhé.
Thanh Hằng
Show more

