




















@ Diệp Hoàng Thu - Ui, 48 năm rồi, mà dư âm không phai nhòa trong ký ức của Hoàng Thu, xin cảm ơn.
Ngày xưa còn bé bỏng, cắp xách đến trường học tung tăng vui đùa bên gốc đa
Ngày xưa còn thơ dại, cắp xách đến trường học vô tư khi nhìn chiếc lá rơi@ Diệp Hoàng Thu - Ui, 48 năm rồi, mà dư âm không phai nhòa trong ký ức của Hoàng Thu, xin cảm ơn.
Ngày xưa còn bé bỏng, cắp xách đến trường học tung tăng vui đùa bên gốc đa
Ngày xưa còn thơ dại, cắp xách đến trường học vô tư khi nhìn chiếc lá rơi
Bao nhiêu xuân qua trên đời. Bao nhiêu mây trôi xa vời
Hỡi người người ơi có nhớ chăng ngày xưa ấy
Bây giờ nuối tiếc trong tim đời đời
Ngày xưa nhiều mơ mộng e ấp đến trường học, bâng khuâng trông chờ chim hót ca
Ngày xưa lòng rất đẹp thơ thới đến trường học, hân hoan tươi cười dưới nắng mai
Bao nhiêu thu qua trên đời. Bao nhiêu mây trôi xa vời
Hỡi người người ơi có nhớ chăng ngày xưa ấy
Bây giờ nuối tiếc trong tim đời đời
Ngày nay còn những gì khi bước đến trường hoc. Rưng rưng lệ trào theo khóe mi
Ngày nay còn kỷ niệm khi ghé đến trường học. Lâng lâng mơ về bóng dáng xưa
Bao nhiêu đông qua trên đời. Bao nhiêu mây trôi xa vời
Hỡi người người ơi có nhớ chăng ngày xưa ấy. Vẫn còn chất chứa trong tim đời đời
.....Nhớ hoài thuở còn thơ cắp xách đến trường....
Show more


















































Tô Cháo Huyết
Tác giả: Tiểu Tử
Xe cháo huyết của bà xẩm đó nằm trên vỉa hè phía đối diện với rạp hát Casino Đakao, gần trụ đèn xanh đèn đỏ. Thành ra khi đi về hướng Gia Định, gặp đèn đỏ, ngừng xe lại là thấy nó ngay ở bên tay mặt.
Hồi mới “giải phóng”,...Tô Cháo Huyết
Tác giả: Tiểu Tử
Xe cháo huyết của bà xẩm đó nằm trên vỉa hè phía đối diện với rạp hát Casino Đakao, gần trụ đèn xanh đèn đỏ. Thành ra khi đi về hướng Gia Định, gặp đèn đỏ, ngừng xe lại là thấy nó ngay ở bên tay mặt.
Hồi mới “giải phóng”, còn chút đỉnh tiền, chiều đi làm về tôi hay tấp vô đó “làm” một tô cháo huyết có kèm theo một dĩa giò-cháo-quẩy cắt khoanh. Không biết có phải tại vì buổi trưa ăn không đủ no thành ra chiều nghe đói sớm hay sao, mà lúc nào tôi cũng thấy cháo huyết của bà xẩm đó thật là ngon ! Cháo nấu nhừ, huyết cắt vuông thành từng miếng vừa vặn nhỏ để được nằm gọn trong lòng cái muỗng sành. Múc một muỗng vừa có cháo vừa có huyết đưa lên môi thổi cho bớt nóng trước khi cho vào miệng, mà nghe thơm phức làm chảy nước miếng. Còn giò-cháo-quẩy cho vào cháo, dù đã được cắt khoanh, nhưng vẫn giử nguyên cái giòn của nó. Cái “béo” của giò-cháo-quẩy làm cho cái “bùi” của cháo càng thêm đậm đà, và cái “giòn” của giò-cháo-quẩy thì thật “ăn rơ” với cái mềm mềm cứng cứng của huyết. Ngon không chê được !
Bà xẩm gọi tôi bằng “thầy Hai”. Sau giải phóng, từ ngữ cũng đã được đổi thay – cho nó hạp với... tác phong cách mạng – không còn gọi “ông A, bà B” gì nữa. Không còn xưng hô “thầy X, cô Y” gì nữa. Mọi giai tầng xã hội đều được xóa bỏ, mọi chênh lệch tuổi tác hầu như được sang bằng. Trong... “xã giao thường thức”, để gọi nhau, người ta chỉ còn dùng có hai từ “anh” và “chị”, vừa ngắn gọn lại vừa... bình đẳng nữa ! Thành ra thấy được xử dụng rất thoải mái và... xả láng ! (Một hôm, một thằng bé cỡ tuổi cháu tôi đã gọi tôi bằng “anh”... ngon lành ! Có lẽ trong lòng nó cũng khoái được trịch thượng như vậy. Bởi vì nó biết “thằng chả không làm gì mình được” ! Đổi đời... sướng ở chỗ đó !).
Vậy mà bà xẩm vẫn gọi tôi bằng “thầy Hai”, thản nhiên không ngượng nghịu gì hết ! Có lẽ tại thói quen. Cũng như tôi vẫn gọi bả bằng “thím xẩm” chớ không là... “chị xẩm” với tiếng “chị” rất... thời trang từ ngữ !
Show more








