












Tháng 7 thu sang Mùa Báo-hiếu
Ngày rằm hạ mãn Lễ Vu-lan
Hằng năm cứ mỗi độ hè mãn, thu sang, cỏ cây chuyển màu thay sắc lá, hòa theo âm thanh rào rạt của những hạt mưa Ngâu tháng 7, như báo hiệu cho hàng Phật tử chúng ta mùa Vu Lan Thắng hội.
Nhân...

Thương hoài ngàn năm
Kể từ ngày.. chúng mình rời xa nhau
Anh mới thấu ..nỗi đau là vô tận
Nếu anh nói.. không xót xa, ân hận
Nói quên em thật ra chỉ dối lòng
Những đêm dài, là khoảng trống mênh mông
Chạm vào đâu cũng tột cùng nỗi nhớ
Tim khắc khoải bởi tơ...Thương hoài ngàn năm
Kể từ ngày.. chúng mình rời xa nhau
Anh mới thấu ..nỗi đau là vô tận
Nếu anh nói.. không xót xa, ân hận
Nói quên em thật ra chỉ dối lòng
Những đêm dài, là khoảng trống mênh mông
Chạm vào đâu cũng tột cùng nỗi nhớ
Tim khắc khoải bởi tơ lòng đã lỡ
Nén thở dài cho thương nhớ chìm sâu
Em xa rồi..em có lỗi gì đâu
Mình đã thương nhau, thương thật nhiều như thế
Trách ông trời kết duyên không se nợ
Để chúng mình dang dở ngược đường nhau
Cứ ngỡ rằng thương nhớ sẽ qua mau
Nào ngờ đâu càng cố quên ..càng nhớ
Mình nợ nhau những gì từng đã hứa
Dang dở một đời, thương hoài mãi ngàn năm
Gia Bảo
July 10, 2023
Show more







Vì sao Phật giáo Việt Nam có xu hướng ngày càng mê tín?
Người dân nhét tiền vào tay tượng Phật ở Chùa Lim, Bắc Ninh. Ảnh: Tuấn Mark/ Zing News.
Cuốn theo vòng xoáy ràng buộc lợi ích
Ngày nay, đa số người đi chùa để cầu xin Phật ban cho tiền bạc, đậu...Vì sao Phật giáo Việt Nam có xu hướng ngày càng mê tín?
Người dân nhét tiền vào tay tượng Phật ở Chùa Lim, Bắc Ninh. Ảnh: Tuấn Mark/ Zing News.
Cuốn theo vòng xoáy ràng buộc lợi ích
Ngày nay, đa số người đi chùa để cầu xin Phật ban cho tiền bạc, đậu một kỳ thi, khỏi bệnh tật hay thăng tiến được một chức vụ nào đó. Người ta còn cúng những số tiền rất lớn mong Phật ưu tiên cho ước mong của mình.
Năm 2021, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vẫn lên tiếng khẳng định: “Giáo hội hướng dẫn tín đồ, phật tử sinh hoạt theo đúng chính pháp” [1].
Trong khi đó, vào năm 2008, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, hiện là người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lại cho rằng: “Nói về gia tài Phật giáo Việt Nam, tôi nói đó là một cơ đồ đã mục có thể sập […] người ta coi ông Phật cũng như ông Địa. Nghĩa là thờ Phật để cầu buôn may bán đắt, cầu cho đừng bệnh tật, cho trúng số đề” [2].
Đạo Phật cho rằng việc cầu xin để đạt quyền lực hay tiền tài là một thực hành mê tín, đi ngược lại với giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên, vì sao việc thực hành Phật giáo tại Việt Nam lại ngày càng có xu hướng mê tín?
Cuộc đổi đời của các nhà sư
Sau năm 1975, các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam gần như bị hạn chế tuyệt đối. Chính quyền đóng cửa các ngôi chùa, hoặc cho phép mở cửa vài ngày trong tháng dưới sự giám sát rất nghiêm ngặt.
Thậm chí, đến năm 1981, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nơi tập hợp những nhà sư chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền về tôn giáo, được thành lập thì đạo Phật vẫn còn rất khó khăn.
Show more

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã kể rằng trong những năm 1980, chùa của ông có lúc không còn gạo...Vì sao Phật giáo Việt Nam có xu hướng ngày càng mê tín?
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã kể rằng trong những năm 1980, chùa của ông có lúc không còn gạo để ăn: “Có đêm, ông thầy quản lý lên kêu, mình hết gạo rồi thầy ơi! Tôi làm sao kiếm được gạo đây? Tôi cũng chả biết […] Rồi sau đó thầy trụ trì tức thầy Đức Chơn cũng phải đi cúng […] Rồi có hôm mấy thầy lên thưa, thầy trụ trì tối nay không thấy về, chả ai biết ra sao. Sáng ra thấy về, hỏi thầy đi đâu vậy? Nói, thì vô “sở” ngồi vì hành nghề trái phép” [3].
Đến năm 2007, thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi về nước đã nhận định rằng một số nhà sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xem như những người đang làm ăn, “như đang có một cái nghề”, không còn là đại diện cho nền đạo đức ngày xưa nữa [4].
Và “những người làm ăn” ấy ngày nay đã được công chúng công nhận là những người ăn nên làm ra với những ngôi chùa không khác gì các công ty kinh doanh. Chuyện gì đã xảy ra trong thập niên 1990 làm thay đổi cuộc đời của các nhà sư?
Tín ngưỡng dân gian trỗi dậy
Trong thập niên 1980, xã hội Việt Nam đã bị xô dạt mạnh nhất với hàng loạt các biến chuyển ở quy mô lớn. Nền kinh tế bao cấp thất bại đã vùi người dân xuống bùn lầy của nghèo đói. Sự cấm cản giao tiếp với thế giới tư bản đã làm đất nước đi thụt lùi. Hàng trăm nghìn người đã tìm cách vượt biên, rất nhiều người chết mất xác ngoài biển. Niềm tin của người dân vào tương lai bị thách thức hàng ngày.
Trong bối cảnh mong manh như vậy, người dân phó thác số phận của mình vào các đấng tâm linh siêu nhiên, nổi bật nhất là các đền thờ dân gian như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Thiên Hậu, các vị thần linh trong thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, v.v.) [5].
Năm 1982, một cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã lên án hàng loạt hình thức tâm linh trên báo Giác Ngộ: “[…] Hoạt động của hội ‘Bà Chúa xứ Nương Nương’ sử dụng kiểu đồng bóng cải tiến. Hồn con vật nào nhập vào ai, người ấy phải cử động như con vật đó. Hội ‘Đền thánh Phủ Giày’ vẫn giữ cách sinh hoạt bốc bát nhang và chữa bịnh bằng tàn nhang, nước thải. Khi các cuộc tổ chức vượt biên xuất hiện thì việc bói toán đều có những gợi ý chỉ có vượt biên mới làm ăn phát tài […]” [6].
Đến khi Việt Nam chính thức trở lại nền kinh tế thị trường thì các hoạt động tâm linh còn sôi nổi hơn nữa. Người dân “làm ăn” trong tâm thế bất an khi luật pháp chưa phát triển, các thiết chế kinh tế tư bản chưa vững chắc, thì việc dựa dẫm vào thần linh là điều dễ hiểu. Từ Bắc vào Nam, những chuyến hành hương đến các đền thờ tín ngưỡng dân gian để “giao dịch” với các thần linh bùng nổ, không thể nào ngăn cản.
Năm 1990, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết 24 về công tác tôn giáo, xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [7].
Đến lúc này, chính quyền bắt đầu chấp nhận các hoạt động tâm linh mà họ từng lên án. Những hoạt động tâm linh này được cho là mang đến một khí thế mới cho đất nước, tạo ra sự đoàn kết dân tộc trước các mối lo sợ khi mở cửa với thế giới, thúc đẩy sự gắn bó đối với quê hương, thu hút người Việt ở nước ngoài trở về Việt Nam. Từ đây, tín ngưỡng dân gian từng được coi là mê tín dị đoan trong một thời gian dài bỗng trở thành “bản sắc dân tộc”. Các cơ sở tín ngưỡng bắt đầu được chính quyền trực tiếp quản lý, khai thác phục vụ nhiều mục đích cả về kinh tế, văn hóa và chính trị [8].
Có thể nói rằng những tín ngưỡng tâm linh dân gian được cho là mê tín, thiếu hiểu biết ấy đã đưa người dân đi qua một giai đoạn khó khăn của lịch sử. Tuy nhiên, trong thị trường tâm linh sôi động thời mở cửa, Phật giáo vẫn còn giữ được truyền thống tu học, hướng dẫn người dân thực hành giáo lý, chưa tổ chức các lễ hội Phật giáo đầy màu sắc như hiện nay [9].
Phật giáo thành công cụ chính trị
Năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục ra Nghị quyết 25 về công tác tôn giáo, trong đó có một số chủ trương đáng chú ý như chống các “tà đạo”, còn gọi là các tôn giáo mới, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đối ngoại bằng tôn giáo nhằm phản bác những chỉ trích của thế giới về tự do tôn giáo tại Việt Nam [10].
Vào lúc này, Việt Nam đang cần chứng tỏ với thế giới về tình hình tự do tôn giáo. Phật giáo có thể là một lựa chọn hợp lý cho các mục tiêu vừa nêu.
Phật giáo vốn là tôn giáo có bề dày lịch sử ở Việt Nam nên rất dễ thu hút quần chúng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, không bị ảnh hưởng từ các yếu tố nước ngoài như Công giáo hay Tin Lành, nên chính quyền sẽ rất dễ điều khiển.
Mặt khác, dù các lễ hội tín ngưỡng dân gian đang rất phát triển, nhưng các lễ hội này thường tổ chức manh mún, không có một cơ quan quản lý chung, không có chức sắc chuyên nghiệp, dễ sa đà vào tình trạng mê tín dị đoan nặng nề, dễ nảy sinh ra các tôn giáo mới tạo gánh nặng cho việc quản lý của chính quyền.
Do vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức được quản lý tập trung và các nhà sư lãnh đạo giáo hội do chính quyền lựa chọn, trở thành một giải pháp hoàn hảo. Nhiệm vụ của Phật giáo vì thế mang tính chính trị rõ rệt, đó là cần phải thu hút đông đảo quần chúng để chứng tỏ tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc, thông qua đó tuyên truyền chính sách của nhà nước về việc tuân thủ pháp luật, bảo vệ chế độ, góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc có lợi cho chính quyền.
Tuy nhiên, giáo lý của Phật giáo rất đồ sộ, phức tạp, một người muốn thực hành tốt đạo Phật cần phải bỏ thời gian và công sức đáng kể. Trong khi đó, nhiệm vụ chính trị vừa nêu đòi hỏi phải thực hiện nhanh chóng, ở một quy mô rộng lớn. Do vậy, một trong những giải pháp để dung hòa các mục tiêu khác nhau là Phật giáo được định hướng “nhập thế” theo con đường gắn chặt với các tín ngưỡng dân gian. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ trương tổ chức các lễ hội không phải là truyền thống của đạo Phật, không lên án hoặc gián tiếp thúc đẩy việc người dân cầu xin tiền tài, quyền lực nhằm cạnh tranh với các tín ngưỡng dân gian, và khiến người dân ngày càng lệ thuộc vào Phật giáo.
Ràng buộc trong vòng xoáy lợi ích
Từ những năm 2000, những dự án du lịch tâm linh Phật giáo đồ sộ bắt đầu được xây dựng tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Bái Đính (Ninh Bình), v.v. Cho đến nay, hàng loạt các công trình tâm linh khổng lồ xuất hiện nhan nhản ở khắp các tỉnh, thành.
Việc người dân càng lệ thuộc vào Phật giáo đã giúp chính quyền ổn định chính trị, ngược lại, chính quyền cho giáo hội thêm không gian hoạt động nhưng ràng buộc trong một vòng xoáy lợi ích. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiều năm trở lại đây đã công khai nhận lãnh sứ mệnh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc qua các khẩu hiệu như “tốt đời đẹp đạo”, “đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”, “ích đạo, lợi đời”, v.v.
Trong văn kiện Đại hội Phật giáo Khóa IX (2022 – 2027), giáo hội còn định hướng rằng tăng ni, Phật tử sẽ “nâng cao hiệu quả phối hợp” với các đoàn thể xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nhà nước. Ngoài ra, việc thực hiện liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhằm “tạo nguồn tự chủ tài chính” cho các hoạt động Phật sự của giáo hội được đề cập trong định hướng “lan tỏa triết lý Phật giáo trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân” [11].
Do vậy, những ngôi chùa khổng lồ với sự hậu thuẫn của nhà nước và dẫn dắt lợi ích từ phía doanh nghiệp đã khiến việc thực hành Phật giáo tại Việt Nam ngày càng có xu hướng mê tín. Mặc dù về hình thức, du lịch tâm linh mang lại nguồn lợi lớn, thay đổi bộ mặt nhiều địa phương, nhất là các khu vực nông thôn, đồi núi, nhưng đó chỉ là tức thời, cục bộ. Lợi ích kinh tế to lớn nhất vẫn xoay quanh mối quan hệ tay ba giữa các nhà sư, doanh nghiệp, và chính quyền. Nó khiến nhà chùa và nhà nước ngày càng gắn bó hơn.
Rõ ràng, xu hướng mê tín trong việc thực hành đạo Phật như hiện nay không mang lại lợi lạc cho người dân về lâu dài. Đạo Phật đã nói rõ rằng sự tham lam vật chất chính là con đường dẫn tới đau khổ.
V.T.
_____
*Chú thích:
1. Tạp chí Tuyên giáo (2021, April 7). Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng dân tộc – đạo pháp – chủ nghĩa xã hội. web.archive.org/web/20230203034849/https://tuyengi…
2. Định hướng tương lai với thế hệ tăng sĩ trẻ. (2008, May 12). Thư Viện Hoa Sen. thuvienhoasen.org/a27487/dinh-huong-tuong-lai-voi-…
3. Xem [2].
4. Khi nhà nước làm hư nhà sư. (2022, August 20). Luật Khoa tạp chí. luatkhoa.com/2022/08/khi-nha-nuoc-lam-hu-nha-su/
5. Việt Nam sau 30/4/1975: “Mê tín dị đoan” trở thành “bản sắc dân tộc” như thế nào – Kỳ 2. (2020, May 3). Luật Khoa tạp chí. luatkhoa.com/2020/05/viet-nam-sau-30-4-1975-me-tin…
6. Việt Nam sau 30/4/1975: “Mê tín dị đoan” trở thành “bản sắc dân tộc” như thế nào – Kỳ 1. (2020, April 26). Luật Khoa tạp chí. www.luatkhoa.com/2020/04/viet-nam-sau-30-4-1975-me…
7. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo. (2019, May 27). Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. web.archive.org/web/20230203035408/https://tulieuv…
8. Tín ngưỡng và công tác Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng hiện nay. (2022, May 10). Sở Nội Vụ Tỉnh Bình Thuận. web.archive.org/web/20230203035851/https://snv.bin…
9. Đằng sau dự thảo về tiền công đức: Khi chính quyền làm “trùm” kinh doanh tâm linh. (2022, May 12). Luật Khoa tạp chí. luatkhoa.com/2022/05/khi-chinh-quyen-lam-trum-kinh…
10. Xem [7].
11. VĂN KIỆN ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX: CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ IX (2022 – 2027). (2022, November). Giáo Hội Phật Giáo Đà Nẵng. phatgiaodanang.vn/tin-tuc/van-kien-dai-hoi-phat-gi…
Nguồn: Luật Khoa Show more 10 months ago



Tài liệu hay- Châu Nhuận Phát sẽ làm từ thiện gia sản hơn 714 triệu USD
38 Năm vẫn hay như ngày nào Shanghai Beach (The Bund 上海灘) by Andy Lau with English Translation Trong buổi phỏng vấn với ký giả Hong Kong, Châu Nhuận Phát thừa nhận sẽ quyên góp toàn...Tài liệu hay- Châu Nhuận Phát sẽ làm từ thiện gia sản hơn 714 triệu USD
38 Năm vẫn hay như ngày nào Shanghai Beach (The Bund 上海灘) by Andy Lau with English Translation Trong buổi phỏng vấn với ký giả Hong Kong, Châu Nhuận Phát thừa nhận sẽ quyên góp toàn bộ gia sản cho hoạt động từ thiện. Mới đây, Châu Nhuận Phát nhận lời phỏng vấn tờ Jayne Stars.
Show more
......
Dù hạnh phúc dù đau buồn
dù bao oan trái vẫn muôn đời có nhau
như sóng nước mãi trôi chẳng ngừng
cuộc...BẾN THƯỢNG HẢI (NHẬT NGÂN; NHẠC TRUNG HOA)
......
Dù hạnh phúc dù đau buồn
dù bao oan trái vẫn muôn đời có nhau
như sóng nước mãi trôi chẳng ngừng
cuộc tình ta thiết tha hơn ngàn trùng dương...
Từ lâu rồi, những bộ phim lấy chủ đề về Thượng Hải đều thu hút khá đông lượng khán giả. Đại đa số phim ảnh nói về Thượng Hải là nói về sự thảm khốc, sự nguy hiểm, sự loạn lạc của những năm thập niên 30. Trong thời gian đó, Thượng Hải bị chia năm xẻ bảy, những nước đại cường quốc như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật... chiếm đóng từng khu vực gọi là "tô giới". Cuộc sống của người dân trong thời chiến loạn này cũng rất là cực khổ vì mỗi vùng tô giới đều có những quy luật khắc nghiệt khác nhau. Tuy nhiên trong thời loạn lạc này, xen lẫn trong cảnh binh đao chiến loạn đó, vẫn có những mối tình lãng mạn đôi khi là sự phân ly đau buồn đều góp phần làm nên những đoạn phim nổi tiếng xuyên suốt mọi thời đại.
Bên cạnh những bộ phim nổi tiếng như là Vua bịp, Vua bịp tái xuất giang hồ, Tình yêu thời loạn, Ân oán Thượng Hải... điển hình là bộ phim gồm 2 phần mang tựa đề "Máu nhuộm Bến Thượng Hải" và phần 2 là "Thượng Hải đại phong ba" (hay có tên là "Anh hùng cô đơn" đã mang tên tuổi của ba nhân vật chánh Triệu Nhã Chi, Lữ Lương Vĩ và Châu Nhuận Phát nổi tiếng trong làng điện ảnh TVB.
Bộ phim "Máu nhuộm bến Thượng Hải" đã được đài truyền hình TVB quay năm 1980, sau đó TVB quay lại bộ phim này với tên "Loạn thế tình thù" vào năm 1996, rồi sau đó Trung Quốc và Đài Loan cũng khởi quay lại bộ phim này trong năm 2006 và 2008. Nếu như ai dùng Google để tìm tòi thì sẽ tìm thấy rất nhiều bài bình luận khác nhau về bộ phim này. Tuy nhiên theo mình nghĩ thì bản đầu tiên năm 1980 do TVB quay là hay nhất, chuẩn nhất, mặc dù kỹ thuật quay rất cũ, kỹ thuật lồng tiếng cũng quá tệ (nhưng vẫn còn chấp nhận được). Thông thường thì những bộ phim cũ, kỹ thuật quay không hay, nhưng mà tất cả đều là cảnh quay thật chứ không dùng quá nhiều xảo thuật điện ảnh như thời hiện đại này.
Máu nhuộm Bến Thượng Hải được bắt đầu với hình ảnh của một chàng sinh viên tên là Hứa Văn Cường (HVC, Châu Nhuận Phát thủ vai) trên một chuyến xe lửa để đến vùng đất Thượng Hải đầy phong ba bão tố. Vừa đặt chân xuống Thượng Hải, mọi thứ đều xa lạ với HVC nhưng có ai ngờ đâu sau này HVC lại là một tay trùm xã hội đen có quyền lực khả năng khống chế cả Thượng Hải, thậm chí tô giới của những đại cường quốc cũng phải nể mặt HVC. Trong lúc dò tìm địa chỉ của người thân HVC vô tình vướng vào một sự truy sát băng nhóm giang hồ, mà kẻ bị truy sát là Đinh Lực, sau này là một trợ thủ đắc lực của HVC, sau lần truy sát đó họ kết thành huynh đệ tình thâm quyết định sát cánh để hùng bá Thượng Hải. Trong lúc phát triển thế lực, họ đã đụng phải một thế lực cực mạnh uy quyền nhất trong thế giới xã hội đen là Phùng Tín Nhiễu. Hai anh em HVC và Đinh Lực đã phải cúi mình dưới sự điều khiển của Phùng Tín Nhiễu (PTN) và đã lập được nhiều công lớn và được PTN tín nhiệm. Tuy nhiên, "anh hùng bất quá mỹ nhân quan" cả hai đều mang lòng yêu thương con gái độc nhất của PTN là Phùng Trình Trình (PTT). Cuối cùng PTN quyết định gả PTT cho Đinh Lực đã gây nên một sự chia rẻ trong tình cảm huynh đệ, nhưng sau thì đó thì họ cũng ly dị bởi vì PTT lại đặt trọn tình cảm cho HVC. Gần cuối phim, HVC đã gián tiếp gây ra cái chết cho PTN để cuối cùng thì mối tình với PTT cũng kết thúc. Sau khi PTN chết đi, các băng nhóm nổi loạn như rắn không đầu, nhưng cuối cùng thì hai anh em HVC và Đinh Lực khắc phục để trở thành ông trùm mới của xã hội Thượng Hải. Vì xung đột lợi ích quá nhiều, một phần là HVC cũng muốn rút lui khỏi xã hội đen, nhưng HVC cũng bị bắn chết ngay trước cửa một hộp đêm nổi tiếng của Thượng Hải. Tất cả kết thúc một cách đầy đau đớn bằng một cuộc đấu súng thảm khốc bên Bến Thượng Hải.
Trở lại ca từ "Bến Thượng Hải" (tiếng Trung: 上海灘; Hán-Việt: Thượng Hải than) là bài hát chủ đề của bộ phim truyền hình nổi tiếng cùng tên - Bến Thượng Hải hay Máu Nhuộm Bến Thượng Hải - do TVB của Hồng Kông sản xuất năm 1980. Ca khúc do Cố Gia Huy viết nhạc, Hoàng Triêm đặt lời tiếng Quảng Đông, ca sĩ Diệp Lệ Nghi (Frances Yip) biểu diễn. Cô đã hát bài này trên mười ngàn lần tại hơn 30 quốc gia.
Là một trong những ca khúc kinh điển của thập niên 1980, "Bến Thượng Hải" được một số ca sĩ và tác phẩm điện ảnh Trung Quốc sử dụng lại, ví dụ năm 2000 Lưu Đức Hoa dùng tiếng Quan thoại trình bày bài hát qua nhan đề "Tối ái Thượng Hải than" (最愛上海灘) đề làm nhạc khúc chủ đề cho phim Tân bến Thượng Hải cũng của Hồng Kông.
Bài hát đã được nhạc sĩ Nhật Ngân đặt lời tiếng Việt:
Biển vẫn dạt dào
Làm sao quên tháng năm
Xưa đẹp biết bao
Và nơi đó bao người
Đời liệt oanh
Bước chân trên vinh nhục khắng trầm
Biển sống đời đời
Làm lên dông tố
Xua đi vặn đắm say
Ai mất ai còn
Dòng thời gian
Vẫn trôi âm thầm người ơi!
Yêu thương hờn nghen
Năm tháng đua chen
Oanh liệt đó suy tàn hay đó
Đôi ta gặp nhau
Tứ tuốt phong ba
Tình ngàn đời
Mặc sóng gió theo thời gian
Lời 2:
Biển sóng rạt rào trùng dương lớp lớp trôi đi về chốn nao
đời như những cơn sóng đùa mà ngàn năm biết nơi đâu là bến bờ
Cuộc đời vui cuộc đời buồn nào ai hay biết nơi đâu là bến mơ
niềm hạnh phúc hay nỗi sầu dòng đời trôi cuốn ta qua ngàn năm
Yêu em hờn em, em biết cho chăng cho dù tháng năm dài xa cách
anh luôn chờ mong bão tố phong ba
cuộc tình này ngàn kiếp vẫn không nhạt phai
Dù hạnh phúc dù đau buồn dù bao oan trái vẫn muôn đời có nhau
như sóng nước mãi trôi chẳng ngừng
cuộc tình ta thiết tha hơn ngàn trùng dương... St// Show more 1 year ago





«Tâm Hồn Cao Thượng»: Thầy Giáo Trên Đất Mỹ
Riêng tôi mới biết chữ Dr. ngày xưa không có nghĩa là Bác Sĩ Y khoa, hay là Tiến sĩ, mà lại có nghĩa nguyên thủy là thầy giáo, cô giáo. Tôi biết từ hồi bà Đệ Nhất Phu Nhân ghi tên mình là Dr. Jill. Báo...«Tâm Hồn Cao Thượng»: Thầy Giáo Trên Đất Mỹ
Riêng tôi mới biết chữ Dr. ngày xưa không có nghĩa là Bác Sĩ Y khoa, hay là Tiến sĩ, mà lại có nghĩa nguyên thủy là thầy giáo, cô giáo. Tôi biết từ hồi bà Đệ Nhất Phu Nhân ghi tên mình là Dr. Jill. Báo chí chê rằng bà đâu phải là một Bác Sĩ Y Khoa mà ghi Dr. Tờ báo khác cải lại rằng bà đậu bằng Doctor. Tờ báo khác nói rằng dù không có bằng Doctor bà là cô giáo nên theo nghĩa nguyên thủy bà vẫn có thể ghi Dr. Jill mà không sai.
(Jill Biden, Ed. D., is the First Lady of the United States, a community college educator, a military mother, a grandmother, and bestselling author. Dr.)
Nhân chuyện Dr. là thầy giáo, tôi biếu các bạn một câu chuyện «Tâm Hồn Cao Thượng» Mỹ (không phải của Pháp) sau đây:
* * *
Ông lão đang ngồi trên băng ngoài công viên thì một người đàn ông trẻ tuổi đến hỏi:
– Thầy còn nhớ em không?
Ông lão nói không, chàng trai trẻ nói rằng anh ta là học trò của ông ngày xưa.
Ông lão hỏi:
– Vậy à, hiện em làm nghề gì?
Chàng trai trả lời:
– Em là một giáo viên.
Ông lão:
– A, tốt quá, giống như tôi?
Chàng trai:
– Vâng, vâng. Trên thực tế, em đã trở thành một giáo viên bởi vì Thầy đã truyền cảm hứng cho em để được giống như Thầy.
————
Và chàng trai trẻ nhắc lại câu chuyện sau đây:
“Một ngày nọ, một người bạn của em, cũng là một học sinh trong lớp, khoe một chiếc đồng hồ mới đẹp, và em ham quá nên đã lén lấy trộm nó.
Ngay sau đó, bạn em nhận thấy mất chiếc đồng hồ và đã báo với Thầy.
Thầy nói với cả lớp:
– Đồng hồ của em này đã bị đánh cắp ngay trong lớp học. Trò nào đã ăn cắp nó thì hãy trả lại đi.
Em đã không trả lại. Sau đó Thầy đóng cửa lớp lại và bảo tất cả học sinh đứng thành một vòng tròn, Thầy sẽ lục soát túi của chúng em. Thầy bảo chúng em nhắm mắt lại, bởi vì Thầy chỉ có thể tìm ra chiếc đồng hồ nếu tất cả chúng em đều nhắm mắt.
Show more

Tất cả chúng em đều nhắm mắt hết. Thầy đi lục từ túi này sang túi khác, và khi Thầy lục túi của em, Thầy tìm...«Tâm Hồn Cao Thượng»: Thầy Giáo Trên Đất Mỹ
Tất cả chúng em đều nhắm mắt hết. Thầy đi lục từ túi này sang túi khác, và khi Thầy lục túi của em, Thầy tìm thấy chiếc đồng hồ và lấy nó ra. Thầy vẫn tiếp tục đi lục tìm kiếm trong túi của tất cả các học sinh còn lại, không trừ đứa nào. Lục xong Thầy nói “mở mắt ra đã có chiếc đồng hồ rồi”.
Thầy đã không nói tìm được trong túi ai, Thầy cũng không nói ai là người đã ăn cắp chiếc đồng hồ. Ngày hôm đó Thầy đã cứu nhân phẩm của em. Đó là ngày đáng xấu hổ nhất trong cuộc đời em. Từ hôm đó em quyết định không trở thành một tên trộm, một kẻ xấu.
Thầy chưa bao giờ nói với bất cứ ai điều gì đã xảy ra, thậm chí Thầy còn không đưa em sang một phòng để dạy em một bài học về đạo đức. Nhờ có Thầy, em hiểu những gì một nhà giáo thực sự cần phải làm.
—————–
– Thưa Thầy, Thầy có còn nhớ chuyện này không?
Vị giáo sư già trả lời:
– Vâng, tôi nhớ chuyện chiếc đồng hồ bị đánh cắp, nhưng tôi không biết em là người lấy cắp nó, bởi vì tôi cũng đã nhắm mắt lại trong khi đi lục túi tìm.
Theo Quán Ven Đường của HCĐ
Ngày 10/3/2022 Show more 1 year ago







