Sao Bỗng Dưng Tôi Lại Thế Này
Sau lần hội ngộ, tôi cứ xao xuyến, vấn vương, như bỏ quên điều gì quan trọng lắm.
Sao bỗng dưng tôi lại thế này"
Hồi đó, hồi còn là “Phốp” là F.O.B. (fresh off the boat) chân ướt chân khô đứng xửng vửng trên đất Mỹ, những gia đình...Sao Bỗng Dưng Tôi Lại Thế Này
Sau lần hội ngộ, tôi cứ xao xuyến, vấn vương, như bỏ quên điều gì quan trọng lắm.
Sao bỗng dưng tôi lại thế này"
Hồi đó, hồi còn là “Phốp” là F.O.B. (fresh off the boat) chân ướt chân khô đứng xửng vửng trên đất Mỹ, những gia đình hay người độc thân thường tìm tới nhau. Gia đình chúng tôi, cuối tuần tụ họp những người cùng tỵ nạn trong thị trấn nhỏ ấy, nấu ăn nấu uống, ăn uống xong xuôi rồi bày ra ca hát, ngồi nghe kể chuyện và để chảy dài những giọt nước mắt xốn xang, nhớ quê hương, nhớ người thân quá xa vời, tưởng sẽ chẳng bao giờ có thể gặp lại.
Bây giờ, có thể gặp lại, cũng những giọt nước mắt chảy dài, những giọt nước mắt ấy có thể bớt khổ đau có thể là sung sướng gặp lại nhau nhưng với riêng tôi, sự xốn xang vẫn còn.
…
Không biết từ đâu, bao giờ, người ta đã bắt đầu tổ chức những buổi Hội Ngộ. Hội ngộ đồng hương… hội ngộ trường… hội ngộ nhóm…
Thường thường, những cuộc hội ngộ ấy tổ chức hoặc ngoài trời giống như những cuộc picnic, hoặc tổ chức trong nhà hàng theo kiểu dự đám cưới, có khi tổ chức cả hai nơi, cuộc vui kéo dài hai ba ngày, để người ở xa có thể về kịp tham dự cả hai hay một buổi cũng tốt. Có người sẵn dịp lấy hè, đem cả gia đình theo, có khi từ tiểu bang xa đi làm ra là bay tới chạy tới…
Những cuộc picnic thì thong thả, giờ giấc thường thường đề là từ mấy giờ … đến mấy giờ… Họ tự tay nấu những món ăn ngon đặc biệt hay chung tiền nhau rồi vài người lo việc thức ăn, vài người lo chạy ngược chạy xuôi.
Ở nhà hàng thì phải đặt bàn giữ ngày trước cho nên tổ chức phải sít sao hơn. Cũng có thiệp mời và thiệp hồi báo để tiện việc sắp xếp.
…
Hôm vừa qua, tôi dự bữa tiệc Hội Ngộ của trường T. Th.
Mấy năm trước, hội ngộ trường đã có tổ chức nhưng tôi ngại tham dự vì nghĩ rằng mình đâu có học trường này, đâu có bạn học đâu mà đi như bơi trong cô độc"
Năm nay lại khác. Anh chàng S. và cô nàng M. T. trong ban tổ chức đã rất dễ thương thân thiết nhắn bằng điện thư rằng:
Show more
Duyên Tiền Định
(Cô hàng cà phê Tân Định kể)
Ai có cho rằng tôi mê tín dị đoan nhảm nhí mặc kệ, tôi vẫn tin rằng có duyên “tiền định” mới nên vợ chồng. Chồng tôi người Việt nhưng quốc tịch Mỹ, lấy tên là Charles Lee, thường gọi là (Đít) Dick. Dick tốt...Duyên Tiền Định
(Cô hàng cà phê Tân Định kể)
Ai có cho rằng tôi mê tín dị đoan nhảm nhí mặc kệ, tôi vẫn tin rằng có duyên “tiền định” mới nên vợ chồng. Chồng tôi người Việt nhưng quốc tịch Mỹ, lấy tên là Charles Lee, thường gọi là (Đít) Dick. Dick tốt nghiệp đại học Mỹ. Trong khi chờ ngày đi làm, bố chồng tôi có ý định đưa con trai về Việt Nam kiếm vợ. Anh ta học giỏi, đẹp trai, mặt mũi sáng láng nhưng khờ đặc trong việc giao tiếp với bạn bè. Ngay thời còn ở high-school, nhiều cô bạn cùng trường đến làm quen, anh ta cứ thụt lùi mãi, khiến các cô phát nản.
<!>
Trước năm 1975, bố anh ta là hạ sĩ quan an ninh phi trường Tân Sơn Nhất, ông có người bạn đồng ngũ rất thân. Sau 1975, bố anh ta về quê, xoay xở đưa cả gia đình vượt biên, còn người bạn thì về nhà, kế nghiệp cha mẹ, làm chủø một tiệm hủ tiếu ở đường Hai Bà Trưng, trước chợ Tân Định. Người bạn nầy gốc Tàu, tính cần kiệm và kín đáo nên không bị đánh tư sản (bị tịch thu gia sản, đuổi đi kinh tế mới).
Ở Mỹ, bố anh chàng Dick thường thư từ cho người bạn bán hủ tiếu ở Tân Định. Khi biết ông ta có ý định về Việt Nam kiếm vợ cho con thì người bạn đồng ngũ nầy ngỏ ý muốn giới thiệu con gái của mình với anh Dick. Hai ông bạn trao đổi hình ảnh con của mình cho hai đứa nhỏ nghiên cứu, tìm hiểu nhau. Thấy hình cô gái cũng đẹp, chưng diện coi bộ còn thời trang hơn cả các cô gái Việt ở Mỹ nên Dick thích lắm, nhưng đỏ mặt, không có ý kiến. Thế là ông gọi cho người bạn, hẹn năm nay về ăn Tết, sẽ cho tiến hành lễ hỏi và lễ cưới cho hai đứa.
Show more
Vé Số Cạo, nỗi đau của nhiều gia đình.
Nếu bạn muốn chơi trò may rủi mà không có nhiều tiền, không cần phải đi casino hay mua vé lotto, thì chơi trò vé cạo là tiện nhất. Ði casino thì phải đem theo tiền, mất thời gian đi xa, mua vé số thì phải chờ ngày...Vé Số Cạo, nỗi đau của nhiều gia đình.
Nếu bạn muốn chơi trò may rủi mà không có nhiều tiền, không cần phải đi casino hay mua vé lotto, thì chơi trò vé cạo là tiện nhất. Ði casino thì phải đem theo tiền, mất thời gian đi xa, mua vé số thì phải chờ ngày xổ, dò số và đôi khi quên dò hoặc đánh mất vé số. Ðánh đúng vào tâm lý “dân cờ bạc” và kích thích sự ham muốn, chơi vé số cạo chỉ tốn vài đồng, có kết quả ngay tại chỗ và cũng lãnh tiền ngay tại chỗ (instant game hay instant lottery.) Vé số cạo có nhiều tên gọi tùy theo mỗi quốc gia, được gọi là scratchcard hay scratch off, scratch ticket, scratcher, scratchie, scratch-it, scratch game, scratch-and-win. Nó cũng mới ra đời đây thôi, do công ty Scientific Games Corporation, người phát minh (chết người!) là John Koza và mới được cấp môn bài năm 1987.
Vé số cạo được bán ở khắp nơi, chợ búa, tiệm rượu, cây xăng… nhân tiện bạn ghé qua mua bao thuốc lá, đổ xăng, ở chỗ tiền lẻ, mua một cái vé số cạo, móc túi lấy đồng xu, cạo tại chỗ, hoặc kín đáo hơn, ra xe, trước khi nổ máy, đem vé số ra cạo. Những người chơi vé số cạo không bao giờ mang vé số về nhà để cạo trước mặt vợ con! Nhưng có mấy ai trúng!
Những điều ít người biết về vé số cạo.
Ông Nguyễn Ty, một H.O. định cư tại một tiểu bang miền Ðông Hoa Kỳ năm 1992, điều hành một tiệm Cigarette & Lotto trong vòng 8 năm trước khi về hưu, đã cho chúng tôi biết có người mê … cạo đến nỗi bỏ ra $3,000 mua liền ba tập 100 tờ, loại $10 và đứng cạo ngay tại chỗ trong tiệm ông cho đến hết. Có nhiều người khách quen biết, cạo… thiếu số tiền lên đến hàng chục nghìn đồng. Ông thấy chưa có ai sạt nghiệp vì uống rượu, mua lotto nhưng đã có người mất xe, mất nhà và mất vợ vì … vé số cạo. Khách hàng của ông trong 8 năm chỉ có một người trúng $20,000, nhưng hầu hết nợ nần, tan vỡ gia đình hay sạt nghiệp.
Show more
Nếu bạn muốn chơi trò may rủi mà không có nhiều tiền, không cần phải đi casino hay mua vé lotto, thì chơi trò vé cạo...Vé Số Cạo, nỗi đau của nhiều gia đình.
Nếu bạn muốn chơi trò may rủi mà không có nhiều tiền, không cần phải đi casino hay mua vé lotto, thì chơi trò vé cạo là tiện nhất. Ði casino thì phải đem theo tiền, mất thời gian đi xa, mua vé số thì phải chờ ngày xổ, dò số và đôi khi quên dò hoặc đánh mất vé số. Ðánh đúng vào tâm lý “dân cờ bạc” và kích thích sự ham muốn, chơi vé số cạo chỉ tốn vài đồng, có kết quả ngay tại chỗ và cũng lãnh tiền ngay tại chỗ (instant game hay instant lottery.) Vé số cạo có nhiều tên gọi tùy theo mỗi quốc gia, được gọi là scratchcard hay scratch off, scratch ticket, scratcher, scratchie, scratch-it, scratch game, scratch-and-win. Nó cũng mới ra đời đây thôi, do công ty Scientific Games Corporation, người phát minh (chết người!) là John Koza và mới được cấp môn bài năm 1987.
Vé số cạo được bán ở khắp nơi, chợ búa, tiệm rượu, cây xăng… nhân tiện bạn ghé qua mua bao thuốc lá, đổ xăng, ở chỗ tiền lẻ, mua một cái vé số cạo, móc túi lấy đồng xu, cạo tại chỗ, hoặc kín đáo hơn, ra xe, trước khi nổ máy, đem vé số ra cạo. Những người chơi vé số cạo không bao giờ mang vé số về nhà để cạo trước mặt vợ con! Nhưng có mấy ai trúng!
Những điều ít người biết về vé số cạo.
Ông Nguyễn Ty, một H.O. định cư tại một tiểu bang miền Ðông Hoa Kỳ năm 1992, điều hành một tiệm Cigarette & Lotto trong vòng 8 năm trước khi về hưu, đã cho chúng tôi biết có người mê … cạo đến nỗi bỏ ra $3,000 mua liền ba tập 100 tờ, loại $10 và đứng cạo ngay tại chỗ trong tiệm ông cho đến hết. Có nhiều người khách quen biết, cạo… thiếu số tiền lên đến hàng chục nghìn đồng. Ông thấy chưa có ai sạt nghiệp vì uống rượu, mua lotto nhưng đã có người mất xe, mất nhà và mất vợ vì … vé số cạo. Khách hàng của ông trong 8 năm chỉ có một người trúng $20,000, nhưng hầu hết nợ nần, tan vỡ gia đình hay sạt nghiệp.
Theo tỷ lệ 100 tờ chỉ có 55 tờ trúng từ $1 đến những con số cao nhất như $5,000, $250,000, và 45 tờ không trúng đồng nào. Trong 55 tấm vé trúng này, nếu bạn trúng được $500 hay một con số lớn hơn, hy vọng là huề vốn, ngoài ra xem như thua đậm. Tuy vậy, sở xổ số không cho ai thua nhiều, thua vừa đủ và lâu lâu cho người chơi chút hy vọng. Người chủ tiệm này cho biết những người sạt nghiệp không phải là những người không bao giờ trúng, mà đã từng trúng những số lớn như $20,000, vì vậy họ hy vọng sẽ có lần trúng nữa và cứ chạy theo cho đến lúc… kiệt lực.
Trong lịch sử vé số cạo, vào tháng 6- 2010, một cư dân Puerto Rico đi nghỉ hè ở Texas đã cạo được 1 triệu đồng khi mua hai vé số loại “$100,000,000 Diamond Mine”; sau khi đóng thuế, ông này còn đem về nhà được $400,000. Một ông ở Las Vegas du lịch Texas mua $50 vé số cạo và đã trúng $10 triệu. Như vậy, mỗi khi đi du lịch ra ngoài tiểu bang, người ta có cơ hội trúng nhiều “scratch off lotto ticket” hơn chăng?
Lợi tức cho một đại lý bán vé số cạo là 5% và hưởng trên số trúng của khách hàng là 1%. Những tiệm đại lý trung bình có thể bán ra mỗi tháng từ $10,000 vé số cạo, con số này có thể tăng cao trong những ngày Giáng Sinh hay Lễ Tết.
Vé số trúng $500 có thể lãnh tại tiệm và được miễn thuế, từ $1,000 trở lên phải lãnh ở Sở Xổ Số Thành phố và phải đóng thuế theo quy định. Do vậy nhiều người trúng $1,000 không muốn khai thuế lôi thôi, họ bán lại cho chủ tiệm lấy $800. Chủ tiệm bán lại cho những người già hay low income lấy $850, vì những người này được miễn thuế (theo quy định khác nhau của luật tiểu bang.)
Cuối năm, những người thua vé số có quyền “claim” số tiền thua để được trừ thuế, do đó có nhiều người đi lục thùng rác tại các tiệm lotto, tập trung cho đủ $10,000 đem đến Sở Xổ Số khai thua với số tiền trên, xin giấy chứng nhận để bỏ vào hồ sơ khai thuế.
Khách hàng của Vé Số Cạo
Ở tiệm Lotto trong khu chợ ABC tôi thường gặp một công nhân của một Auto Repair Shop, vì anh vẫn thường mặc bộ đồng phục mang tên hãng. Anh thường tận dụng giờ nghỉ trưa chạy ra đây, mua một hai cái vé $5, lúi húi cạo… trật, rồi chạy về.
Ðóng vai đi… cạo ngồi bên anh, tôi được anh cho biết có một lần cạo trúng $1,000, nhưng cũng cách đây năm năm, từ đó đến nay chỉ trúng $5, $3 cao lắm là $100. Mỗi tháng anh tốn khoảng $300 chỉ cho vụ cạo này. Biết chơi là lỗ, nhưng bỏ không được vì đã ghiền, nhưng chơi cũng thấy vui và lúc nào cũng nuôi hy vọng.
Có những người mê vé số cạo đến đỗi mỗi sáng lúc 9:00 tiệm mở cửa là anh ta đã có mặt, chỉ cần bỏ ra $3, $5, cạo xong mới chịu đi.
Không phải giới bình dân mới mê vé số cạo. Người chủ tiệm lotto ở trong bài này cho phóng viên NV biết, có những bà già giàu có ở trong những khu nhà sang trọng đã điện thoại cho chủ tiệm cho biết, sẽ có một người tài xế đưa tấm chi phiếu ra tiệm và chủ tiệm cứ giao những xấp vé số cạo cho người này mang về cho bà. Một nhân viên làm công cho tiệm liquor cho biết: “Không phải chỉ những người đi xe hơi đời cũ mới mê vé số cạo, nhiều ông bà đi Mercedes, BMW đời mới cũng ghé tiệm mua vé số cạo.”
Ở tiệm lotto đắt nhất Bolsa gần chợ ABC, tôi trông thấy hầu hết những người lúi húi đứng cạo là trung niên, thường là những người còn đi làm, thỉnh thoảng mới có một ông, bà cụ cao niên ghé qua, nhưng những người sau này chỉ mua một vé cầu may. Theo nghiên cứu của Sở Xổ Số người thất nghiệp mua vé số cạo nhiều hơn là người đang có công ăn việc làm và người về hưu.
Tục ngữ Việt Nam có câu “ào ào không bằng hao lỗ mội (lỗ nước rỉ)”, tuy mỗi vé số cạo chỉ từ $3-$20 nhưng khi đã mê chơi không bỏ được, ngày nào cũng ghé qua cửa tiệm thì còn tốn kém hơn đi kéo máy ở casino. Em rể của anh T. là một công nhân xây dựng, lương rất cao, mỗi ngày lãnh hơn $200, nhưng suốt đời không có một “cắc bạc” dính túi vì dính vụ vé cạo, nợ nần lên tới $400,000, cuối cùng phải bán xe, tiền hưu trí 401K, tiền saving đều hết sạch, gia đình tan nát. Vợ người bạn tôi mỗi khi gặp tôi, đều nhắc nhở ráng nói giúp chồng bà bỏ vé số cạo. Trong khi bà tính toán từng đồng bạc, đi chợ không dám mua thịt cá loại đắt tiền cho gia đình ăn, thì mỗi ngày ông tới tiệm lotto cạo từ 5 đến $15. Những người thích cạo thoạt đầu cứ nghĩ là 5, 3 đồng không đáng là bao, nhưng dần dà nghiện cạo lúc nào không hay.
Năm 2010 nhiều sở xổ số tiểu bang đã đem về cho ngân sách giáo dục hàng tỉ đô la, nhưng cũng không thiếu người sạt nghiệp! Anh bạn chủ tiệm nói trên, kết luận một câu chắc nịch: – “Ai đã từng mê và ghiền cạo “số cạo” thì chắc chắn trước sau gì cũng sẽ bị nó (Sở Xổ Số) cạo trọc đầu!”
st. Show more 2 months ago
Chánh niệm
Mình đang nghiêm túc tụng kinh niệm phật, trì chú đại bi, mình ngồi nhắm mắt lại thiền tịnh theo kiểu ngồi kiết già và cố xóa bỏ những tạp niệm trong đầu bằng câu kinh A di đà Phật, thì bỗng dưng bánh mì thịt, bún riêu, bánh ướt, bánh bò bánh tiêu...Chánh niệm
Mình đang nghiêm túc tụng kinh niệm phật, trì chú đại bi, mình ngồi nhắm mắt lại thiền tịnh theo kiểu ngồi kiết già và cố xóa bỏ những tạp niệm trong đầu bằng câu kinh A di đà Phật, thì bỗng dưng bánh mì thịt, bún riêu, bánh ướt, bánh bò bánh tiêu và có cả canh chua cá kho hiện về. Mình buồn cười mở mắt ra thì đồ ăn biến mất.
Chèn đét ơi, tu gì mà hổng có "chánh niệm" gì hết trơn! Chuyện ăn cái gì thì tu xong sẽ được ăn, chuyện đó thuộc về thì tương lai rõ ràng rồi! Chánh niệm là làm việc gì biết việc đó trong thời khắc hiện tại thôi, dù có đói bụng thì cũng đừng để mình bị phân tâm chớ! Nhưng mà đói bụng là tự nhiên là khách quan mà!
Thiền sư có dạy mình trước khi ngồi xuống tu phải dọn thân cho sạch, chẳng hạn như súc miệng rửa mặt, rửa chân tay mình mẩy cho sạch, kể cả phải dọn cả vườn tâm của mình nữa, không để mình bị phân tâm vào bất cứ việc gì khi sửa soạn tu hành. Mình có làm được điều đó nhưng chuyện đói bụng thì thầy chưa dạy, giá như thầy dạy đừng để bụng đói khi tu thì chắc mình làm tốt hơn, hay tại vì mình còn quá phàm phu chăng?!
Mà mình tu chỉ để cho vui thôi mà, tu để thân tâm an lạc nhẹ nhàng thôi, tu mà không cầu gì cho bản thân mình, chỉ cầu chung cho bá tánh rồi trong đó mới có mình. Mình đâu có mong một ngày nào đó mình thành chánh quả hay lên cõi niết bàn để làm chi đâu.
Người đời nói "tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu". Mình thật sự có tu tại gia nghiêm túc nhưng cũng chỉ là tu cho vui thôi. Có ai đi tu cho vui như mình không hổng biết.
Mỹ Dung
Show more
Chuyện buồn gia đình
Bây giờ là gần bảy giờ tối, tiếng mõ vang đều cùng tiếng tụng kinh của bà Hiền như một nhịp điệu ăn khớp, hòa hợp với nhau. Đó là tiếng động quen thuộc xảy ra trong ngôi nhà vắng lặng và buồn tẻ của vợ chồng bà suốt gần mười năm...Chuyện buồn gia đình
Bây giờ là gần bảy giờ tối, tiếng mõ vang đều cùng tiếng tụng kinh của bà Hiền như một nhịp điệu ăn khớp, hòa hợp với nhau. Đó là tiếng động quen thuộc xảy ra trong ngôi nhà vắng lặng và buồn tẻ của vợ chồng bà suốt gần mười năm nay. Sau một cơn stroke nặng, cách đây mấy tháng, kết quả đã để lại cho bà Hiền mắt trái nhìn một thành hai. Và nó đã được che bởi một miếng vải đen, làm bà luôn có cảm giác buồn phiền, mặc cảm vì chỉ có một mắt để nhìn đời.
Đêm nay mưa nhiều, ngồi trong nhà mà nghe tiếng gió rít lên từng hồi, hạt mưa rơi nhanh và mạnh trên mái nhà. Cây cối lao xao, chao đảo, có cảm giác tất cả sắp đổ theo chiều gió. Bà Hiền chậm chạp ra cửa sổ để kéo màn cửa xuống. Dạo này trời vào thu nên mau tối quá, đúng là “tháng mười chưa cười đã tối”. Lẩm bẩm như vậy rồi bà vào bếp lấy 1 ly nước lạnh uống. Uống gần hết ly, như chợt nhớ ra điều gì bà vội để ly xuống, cầm phone lên gọi:
Yến hở? Mẹ đây, cuối tuần nay con có đem bé An về chơi với mẹ không? Nhưng chủ nhật thì mẹ phải lên chùa sớm con ạ. Tuần này có thày về giảng và mẹ có tu bát quan trai, nên sáng chủ nhật con đón cháu về sớm nhá.
Hai mẹ con nói chuyện một hồi, gác phone, bà lại lặng lẽ sửa soạn đi ngủ. Yến là cô con gái út, gần bà nhất vừa về tình cảm lẫn khoảng cách. Yến rất thương Mẹ, việc lớn nhỏ gì hai mẹ con cũng tâm sự với nhau. Bao lần phải đổi việc làm, nàng cũng tìm cách ở lại gần mẹ, không như người anh lớn: vì công việc đã dọn đi Washington DC, một nơi nhộn nhịp, bon chen của những người mang nhiều hoài bão trong cuộc sống. Chỉ có nàng vừa thương mẹ, vừa tính an phận, nên cảm thấy sống trong một thành phố nhỏ của Oregon cũng có nhiều thú vị lắm. Hơn nữa, nàng muốn bé An có được tình yêu thương của Ông bà ngoại như nàng ngày xưa vậy.
Show more
***
Rồi đến ngày trở về của ông Hoà, sau ba tuần lễ đi chơi VN. Đón ông ở phi trường, bà thấy ông hình như gầy và đen hơn thì phải? Ai đi VN cũng như vậy, không biết là tại khí hậu hay vì đi chơi nhiều quá mà như vậy? Bà hỏi ông nhiều nhưng ông chỉ trả lời lấy lệ, bà cũng chẳng thắc mắc vì nghĩ đường xa ông còn mệt.
Mấy ngày sau, như đã khoẻ lại, một hôm ông ngập ngừng nhiều lần, rồi như thu hết can đảm, ông nói với bà như sau:
Bà à, vợ chồng mình ăn ở với nhau đã được hơn 40 năm rồi nhỉ? Tôi đối với bà như thế nào, thì bà rõ hơn ai hết. Bây giờ, bên Việt Nam có một con bé, cháu nội ông bà Thành, bà biết đấy! Năm nay nó hai mươi sáu tuổi. Nó năn nỉ tôi giúp nó qua Mỹ theo diện phu-thê. Thật là chuyện ...…làm sao ấy….. phải không bà?
Bà Hiền có cảm giác không ổn, bèn cắt ngang lời ông:
Ông cũng biết là…..”làm sao ấy….”, thì có gì phải nói đến? Thế ông trả lời sao với nó? Mục đích ông muốn nói gì thì cứ nói ra đi. Tôi sẵn sàng nghe ông đây.
Ông Hoà tiếp:
Nó nói: nếu được qua Mỹ nó sẽ ở riêng, không phiền vợ chồng mình đâu, chỉ trên giấy tờ một thời gian thôi bà ạ. Nó năn nỉ vợ chồng mình ….làm phước, nó sẽ mang ơn suốt đời. Tôi nghĩ bà ăn chay, niệm Phật bao nhiêu năm, thôi thì….. làm phước cho nó, bà……thấy sao?
Ở với nhau 43 năm rồi, ông Hoà thật sự là người chồng tốt, bà rất yêu quí và tin tưởng. Tính ông trầm lặng, ít nói, biết lắng nghe, xử sự đúng mực, nên được mọi người yêu mến và quí trọng. Không nói ra, nhưng bà vẫn thường hãnh diện về điều đó, ít ra hạnh phúc của bà đã được vuông tròn suốt từng đó năm chung sống. Vậy mà giờ đây , ông 71 tuổi, bà 68 tuổi, mới đi chơi Việt Nam về lần đầu mà hai ông bà đã phải đối diện với vấn đề ly dị, chia tay. Niềm đau xót cho tình nghĩa vợ chồng, một thoáng như không còn ý nghĩa nào. Bà chết lặng trong giây lát rồi nói:
- Ông cho tôi vài ngày suy nghĩ
Nói rồi bà vào phòng, đóng cửa, nằm im trên giường để suy nghĩ. Nhưng nào biết phải nghĩ gì bây giờ? Chỉ biết lòng quặn đau và nước mắt cứ trào dâng ướt gối. Bà cố nén tiếng khóc và tiếng nấc nghẹn, nhưng hình như càng muốn che dấu thì nó lại càng muốn bộc phát. Nỗi tủi thân và niềm tự ái bị va chạm. Dù sao bây giờ bà vẫn chỉ là một người chưa bỏ được hoàn toàn những phiền lụy của cuộc sống. Những hỉ, nộ, ái, ố vẫn chưa hoàn toàn rũ sạch, thì làm sao bà không cảm thấy đau đớn cho được?
Nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng qua những năm tháng chung sống, với từng đó đứa con, đứa cháu, bà vừa đau xót cho mình, vừa ngán ngẩm cho tình người bội bạc. Sao ông lại có thể quên đi những ngày bà cực khổ: quên cả bản thân mình để lo cho các con và nuôi ông trong ngục tù cộng sản hơn mười năm? Qua Mỹ, may mắn vào mùa hè, nên những ngày đầu bà đã theo chân mấy người Việt trong chung cư đi hái dâu từ bốn giờ sáng cho đến một giờ trưa thì xong. Việc này thường dành cho học sinh làm hè, bọn nhỏ vừa làm vừa nói chuyện, đùa giỡn, như đi picnic ngoài trời vậy. Còn người Việt mình thì đua nhau đi làm rất chăm chỉ. Bà nhớ có hôm bà không ăn trưa, chỉ ngừng để uống nước và cứ làm mãi cho đến lúc về.
Bao nhiêu tâm huyết lo cho chồng con đã làm người bà cằn cỗi, già nua hơn số tuổi. Bây giờ con cái đã lớn, bà chỉ còn chăm sóc cho ông và tìm vui trong câu kinh kệ. Mãi nghĩ từ chuyện này sang chuyện kia ….bà đã chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay…..
RING…RING…
Tiếng phone không biết ai gọi, nhưng đã đánh thức bà Hiền. Mệt mỏi, nhấc phone lên mà không cần nhìn caller ID, giọng uể oải bà nói:
-A lô, tôi: Hiền đây!
Đầu dây bên kia có tiếng:
- Mẹ ơi, con: Yến đây! Sao hôm nay mẹ dạy trễ vậy? Mẹ có bị cảm không mà giọng mẹ khàn vậy? Đưa bé An đi học xong, con ghé Saigon market, con có mua cho bố mẹ bánh cuốn, còn nóng và ngon lắm. Con về mẹ liền bây giờ nhé. Con gặp mẹ sau. Bye mẹ!
Gác phone, nhìn đồng hồ, bà thầm nhủ:
Ờ nhỉ, bây giờ đã hơn chín giờ rồi à? Và tự hỏi: “Không hiểu hôm qua mình đã ngủ được lúc mấy giờ? “
Ra đến bếp, thấy ông Hoà ngồi chăm chú đọc báo, bà cố giữ giọng bình thản và nói:
Ông đã ăn gì chưa? Yến nó nói sẽ đem bánh cuốn về đấy.
Ông Hoà trả lời:
Tôi dạy sớm, đã ăn đỡ miếng bánh mì nướng rồi. Bà không khoẻ thì cứ nghỉ ngơi đi. Tôi chạy ra chợ mua mấy tờ báo Việt Nam về đọc. Hai mẹ con cứ ăn trước đi, không phải đợi tôi đâu.
Nói rồi ông ra xe đi, khoảng mười lăm phút sau thì Yến đến. Lăng xăng nói chuyện vớ vẩn một hồi với mẹ, Yến mới để ý: hình như hôm nay mẹ không tập trung trong những câu chuyện nàng nói? Một lúc, bà Hiền kể câu chuyện mà ông Hoà đã nói với bà hôm qua. Nghe xong, Yến nói:
Con biết mẹ thương bố lắm. Thế mẹ đã có giải pháp nào chưa? Tụi con lúc nào cũng support mẹ hết.
Bà Hiền nói:
Mày biết đấy, đến tuổi này mẹ còn mong ước gì hơn? Cả cuộc đời chỉ biết sống cho Bố và chúng mày…
Nói đến đây, không cầm được sự xúc động, bà nấc lên, rồi gục đầu lên thành ghế sofa mà khóc nức nở. Yến phải ôm, xoa lưng bà, nàng cố an ủi, vỗ về mẹ với giọng thật nghẹn ngào:
- Mẹ ơi, con biết mẹ buồn lắm. Mẹ có muốn con ngăn bố đừng làm chuyện này hay không?
Bà Hiền từ từ ngước lên, mặt đầy nước mắt nói:
-Đừng ngăn ông ấy con ạ. Mẹ đã nghĩ suốt đêm qua rồi. Một khi ông ấy thốt lên được những lời ấy với mẹ tức là người ta đã quên hết tình nghĩa. Vậy thì còn gì để ràng buộc nhau? Nếu có tiếp tục sống với nhau thì cũng chỉ là những ngày chịu đựng mà thôi. Mày nghĩ có phải thế không hở Yến?
Yến thật sự không biết phải trả lời mẹ như thế nào. Nàng nói:
-Nếu Mẹ đã định như vậy thì mình cứ cho là….…làm phước như bố nói đi mẹ. Bố năm nay cũng hơn bảy mươi tuổi rồi, đâu có….làm ăn gì nữa hở mẹ? Con biết bố thương mẹ lắm, chắc bố cũng chỉ muốn ….làm phước thôi. Mình cứ nghĩ như vậy cho tâm hồn đựơc thảnh thơi, phải không mẹ?
-Ừ thì có làm được gì hơn đâu con? Mày lo thủ tục bán nhà này cho Mẹ đi. Mẹ nghe nói ly dị là phải chia đôi hết hở con?
Nghe bà đòi bán nhà, Yến mới thật sự thấy mọi chuyện như không còn cứu vãn. Dù rằng cô gái kia nói sẽ ở riêng, không phiền đến bố mẹ, nhưng sao cảm giác gia đình tan vỡ đang lớn mạnh trong nàng…
***
Ông Hòa cầm trên tay cái check hơn bảy mươi ngàn đô la, là số tiền bà Hiền đã xin văn phòng escrow chia đôi và đưa thẳng cho ông sau khi bán căn nhà. Cả đời ông chưa bao giờ nghĩ sẽ có số tiền lớn đến như vậy. Bao nhiêu năm trước, vợ chồng con cái gom góp tất cả tiền bạc để mua căn nhà cũ này, tưởng rằng sẽ sống chết với nó, nhưng đâu ngờ có ngày phải rời xa nó sớm như hôm nay? Một chút luyến lưu…. nhưng thôi, ông không muốn nghĩ gì hơn, chỉ còn hơn ba tháng nữa là đến ngày “nàng” qua với ông rồi……
***
Dạo này ông Hòa bận nhưng vui vẻ hẳn lên. Này nhé, ông suốt ngày phải đi mua sắm, nào là quần áo, giày dép mới, nào là khăn trải giường, khăn bông tắm mới, nước hoa vài lọ thật đắt tiền cho ông và cả cho “nàng” nữa. Thôi thì …đủ thứ phải mua. Hôm qua ông mới gửi về cho Hồng năm ngàn đồng. Thế là tổng cộng ông gửi cho nàng cũng gần hai mươi lăm ngàn rồi còn gì. Ông không thể từ chối mỗi khi nghe lời nói ngọt ngào của Hồng qua phone: “Anh gửi về cho em năm ngàn đi, để em thanh toán những chuyện lặt vặt trước khi em qua với anh, anh nhé!” Lời nói nhỏ nhẹ, dịu dàng của Hồng luôn ám ảnh trong đầu óc, làm ông cảm thấy cuộc đời thật hạnh phúc, đãi ngộ ông quá khi tuổi đã về chiều.
Từ ngày ly dị bà Hiền, ông và Hồng đã đổi cách xưng hô với nhau. Bây giờ hai tiếng “Anh, Em” ngọt ngào làm cho ông như sống lại tuổi thanh niên, khi mới yêu lần đầu. Tốn bao nhiêu tiền đi đi về về giữa Mỹ & Việt Nam. Tiền cho Hồng & gia đình nàng, tiền sắm sửa tổ ấm…ông đều không tiếc, vì nghĩ sau khi mọi chuyện được ổn định rồi thì đâu cũng vào đấy. Ông sẽ có một mái ấm, một hạnh phúc tuyệt vời với người vợ trẻ…
***
Hôm nay là ngày ông Hoà ra phi trường đón Hồng từ Việt Nam sang. Hồng đến phi trường Los Angeles, California của hãng China airlines vào khoảng năm giờ chiều, chờ gần bốn tiếng thì lên máy bay đi đến phi trường Portland, Oregon. Thể là ông sắp được gặp “người vợ bé bỏng” của mình khoảng hơn mười một giờ tối hôm nay. Tuy chờ đợi hơi khuya, nhưng nghĩ miên man đến hạnh phúc sắp được hưởng, thời gian chờ đợi như ngừng lại đối với ông…..
Ông Hoà thấy sốt ruột lắm, bây giờ đã gần mười hai giờ đêm mà sao vẫn chưa thấy bóng dáng Hồng đi ra? Rõ ràng chuyến bay của Hồng đã arrived như trên computer đã báo mà. Chờ thêm mười phút nữa, vẫn không thấy Hồng, ông Hòa bèn ra quày vé hỏi thăm thì được biết không có ai tên Hồng trên chuyến bay đó. Thật ngỡ ngàng, ông lôi tờ giấy đã ghi chi tiết về chuyến bay rời Việt Nam của Hồng ra xem, rồi nhờ người ở quày vé hỏi thăm dùm. Một lúc sau, cô nhân viên hãng máy bay cho biết: Hồng thật sự có rời Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không China và đến phi trường Los Angeles đúng giờ , nhưng họ không có boarding pass của Hồng trên chuyến phi cơ của hãng Alaska đến Portland. Thế này là thế nào nhỉ? Ông Hòa thật sự là không thể hiểu được. Hai ngày trước, Hồng còn nói qua phone với ông: “ Anh nhớ đón em đúng giờ nhé!” Vậy mà…..thật là bực mình! Ông Hoà lẩm bẩm như vậy. Thôi thì về nhà, rồi gọi về ViệtNam xem có tin tức gì không ?
Vừa quay số phone, ông Hoà vừa bực mình, vừa lo lắng…Có chuyện gì thì cũng phải gọi phone cho ông chứ. Ông đã dặn đi, dặn lại nàng cách gọi phone cho ông rồi kia mà. Bên kia đầu dây, tiếng Mẹ của Hồng, sau khi nghe ông xưng tên, bà nói:
-Hồng nó qua đó với ông rồi mà. Tôi chưa nghe nó gọi về. Có tin gì thì ông báo cho tôi biết nhé!
Nghe giọng bà Thành cũng có vẻ hốt hoảng lắm. Thôi thì đành chờ Hồng liên lạc chứ còn biết làm gì hơn? Chẳng lẽ ông đi khai Hồng mất tích khi chưa đầy 24 giờ?
***
Ba ngày trôi qua như ba thế kỷ đối với ông Hoà. Nỗi lo lắng đã trở thành tức giận. Ông không buồn ra khỏi nhà, ngay cả việc ăn uống ông cũng không màng. Nhìn cái phone, chờ đợi tiếng reo của nó, rồi nhìn những thứ ông mua sắm cho Hồng, bất giác ông thở dài và thốt: “Mình phải làm gì bây giờ?”…Thời gian cứ thế trôi đi…ông Hoà sống với sự thất vọng lớn dần. Ông nhất quyết vì tự ái không hỏi thăm tin tức về Hồng nữa, dù rằng ông rất nhớ đến tiếng nói nhẹ nhàng , ngọt ngào của nàng…Trong lúc không còn hy vọng gì thì tiếng phone reng , bên kia đầu giây, giọng Hồng vui vẻ nói:
-Thưa ông, em rất cám ơn ông đã giúp em qua được bên đây. Trước đây, em đã nói nếu qua được Mỹ em sẽ ở riêng và không phiền đến Ông Bà. Hôm em đến phi trường ở Los Angeles thì người bạn trai ngày xưa của em đã đón em về nhà anh ấy. Em biết ông đợi em, nhưng vì mới đến, em còn chưa quen nhiều việc, nên hôm nay em mới gọi cho ông được.
Chỉ mới nghe như vậy, lòng ông Hoà đã như tan nát. Đầu giây bên kia, Hồng vẫn tiếp tục nói, nhưng ông Hoà đã cúp phone, không còn muốn nghe nữa. Ông thật sự không còn kìm hãm được sự tức giận và tất cả những vật trên bàn ăn đã trở thành “nạn nhân”, bị văng tung toé trên sàn nhà…..
***
Suốt mấy tháng qua, ông Hoà sống mà như đã chết, nhìn ông thật tiều tụy. Nghĩ đến Hồng, nghĩ đến bà Hiền, ông cảm thấy buồn và hối hận vô tả. Cầm phone gọi cho Yến, sau vài câu thăm hỏi con và cháu, ông ngập ngừng nói:
-Yến à, lần này con cố gắng xin Mẹ cho Bố gặp mặt được không?
Từ ngày chính thức ly dị, cầm số tiền đã chia đôi với ông Hoà, bà Hiền đã cúng hết vào chùa. Ngôi chùa nhỏ này thỉnh thoảng mới có thày hay sư cô ở xa về giảng, còn bình thường thì ban quản trị của chùa cũng cần có người ở lại để chăm sóc vườn tược, thắp cây nến, nén nhang trên bàn thờ Phật…… Bà Hiền đã được mọi người vừa tín nhiệm, vừa thông cảm cho hoàn cảnh của bà, nên họ đã bằng lòng để bà ở lại săn sóc ngôi chùa.
Bà Hiền thật sự muốn rũ bỏ chuyện đời, nên dù không còn hờn giận gì ông Hoà, bà cũng quyết định không bao giờ muốn gặp lại hay muốn nghe tin tức gì về ông nữa. Bà chỉ chú tâm tụng kinh, niệm Phật, siêng năng làm việc: từ trong ra đến ngoài chùa, không để phí phạm giờ phút nào. Bà đã thấu hiểu được nguyên nhân gây nên những ràng buộc, những đưa đẩy dẫn con người đến sự nô lệ vật chất và những khổ luỵ tinh thần. Đọc Kinh Pháp Hoa, một bộ Kinh Đại Thừa dạy chúng sinh thức tỉnh, tìm về với tánh Phật sẵn có nơi mỗi con người để tu hành mà giác ngộ. Bà thật sự thấy thế gian này chỉ là một huyển hiện nhất thời, như Đức Phật đã nói: “Giáo Pháp của ta thuần một vị, đó là vị giải thoát “. Và có lẽ tâm hồn bà, giờ đây đang thật sự được giải thoát……….
Phan Tuyết Anh Show more 3 months ago
Chuyện vui gia đình
Trước khi cưới vợ, Tân rất bay bướm và đào hoa. Anh khá đẹp trai, ăn nói có duyên, lại biết đờn địch, ca hát và cả làm thơ nên được khá nhiều cô trong trường, và cả mấy cô láng giềng để mắt xanh tới. Nhưng cái gì tới tay dễ quá thường...Chuyện vui gia đình
Trước khi cưới vợ, Tân rất bay bướm và đào hoa. Anh khá đẹp trai, ăn nói có duyên, lại biết đờn địch, ca hát và cả làm thơ nên được khá nhiều cô trong trường, và cả mấy cô láng giềng để mắt xanh tới. Nhưng cái gì tới tay dễ quá thường người ta không biết quí, Tân cứ như con ong bay lượn lờ giữa vườn hoa rực rỡ mà không chọn được cây nào để làm tổ. Năm này qua năm nọ cho đến khi ra trường có được việc làm Tân vẫn độc thân tại chỗ chèo queo một thân một mình. Đúng là lắm mối tối nằm không!
Cho đến khi Tân có công chuyện phải về thăm quê cũ thì gặp được Tiên. Đó là cô bạn thời thơ ấu đã từng cùng anh chơi những trò con nít như đi tắm mưa, đánh chõng, chơi u mọi, chơi trò cô dâu chú rễ…trước khi gia đình anh dọn về thành phố. Đã 15 năm, và suốt 15 năm không liên lạc, mất hẳn tin tức của nhau nên khi gặp lại nàng, anh suýt không nhận ra cô bé sún răng ngày xưa nếu không thấy cái nốt ruồi ngay lúm đồng tiền cứ như vì sao rụng xuống giếng mỗi khi nàng cười. Con bé sún răng ấy nay đã lớn phỗng phao trở thành một thiếu nữ duyên dáng, với đôi mắt bồ câu, và vẻ thẹn thùng mà rất lâu Tân không còn được gặp nơi các cô bạn gái thị thành của anh.
Tân theo đuổi nàng Tiên của anh rất lâu, mất rất nhiều lần về thăm lại quê xưa mới chiếm được trái tim người đẹp và sau đó cưới được nàng về nâng khăn sửa túi cho anh. Bạn bè biết tin cứ đùa chọc:
Ngồi buồn kể chuyện đời xưa
Có hai đứa nhỏ tắm mưa ở truồng
Lớn lên chúng cưới nhau luôn
Không mưa mà vẫn ở truồng bên nhau.
Cưới nhau xong, Tiên theo chồng về thành phố ở. Mỗi lần hai vợ chồng ra đường, cứ hết cô gái này đến phụ nữ kia tới chào hỏi tay bắt mặt mừng với Tân rất thân tình nên Tiên rất khó chịu. Không hiểu sao, nàng không thể nào thông cảm với sự quan hệ thân mật giữa chồng mình và những cô gái khác dù Tân có giải thích cách nào đi nữa.
Show more
Trước khi cưới vợ, Tân rất bay bướm và đào hoa. Anh khá đẹp trai, ăn nói có duyên, lại biết đờn địch, ca hát và cả làm thơ nên...Chuyện vui gia đình
Trước khi cưới vợ, Tân rất bay bướm và đào hoa. Anh khá đẹp trai, ăn nói có duyên, lại biết đờn địch, ca hát và cả làm thơ nên được khá nhiều cô trong trường, và cả mấy cô láng giềng để mắt xanh tới. Nhưng cái gì tới tay dễ quá thường người ta không biết quí, Tân cứ như con ong bay lượn lờ giữa vườn hoa rực rỡ mà không chọn được cây nào để làm tổ. Năm này qua năm nọ cho đến khi ra trường có được việc làm Tân vẫn độc thân tại chỗ chèo queo một thân một mình. Đúng là lắm mối tối nằm không!
Cho đến khi Tân có công chuyện phải về thăm quê cũ thì gặp được Tiên. Đó là cô bạn thời thơ ấu đã từng cùng anh chơi những trò con nít như đi tắm mưa, đánh chõng, chơi u mọi, chơi trò cô dâu chú rễ…trước khi gia đình anh dọn về thành phố. Đã 15 năm, và suốt 15 năm không liên lạc, mất hẳn tin tức của nhau nên khi gặp lại nàng, anh suýt không nhận ra cô bé sún răng ngày xưa nếu không thấy cái nốt ruồi ngay lúm đồng tiền cứ như vì sao rụng xuống giếng mỗi khi nàng cười. Con bé sún răng ấy nay đã lớn phỗng phao trở thành một thiếu nữ duyên dáng, với đôi mắt bồ câu, và vẻ thẹn thùng mà rất lâu Tân không còn được gặp nơi các cô bạn gái thị thành của anh.
Tân theo đuổi nàng Tiên của anh rất lâu, mất rất nhiều lần về thăm lại quê xưa mới chiếm được trái tim người đẹp và sau đó cưới được nàng về nâng khăn sửa túi cho anh. Bạn bè biết tin cứ đùa chọc:
Ngồi buồn kể chuyện đời xưa
Có hai đứa nhỏ tắm mưa ở truồng
Lớn lên chúng cưới nhau luôn
Không mưa mà vẫn ở truồng bên nhau.
Cưới nhau xong, Tiên theo chồng về thành phố ở. Mỗi lần hai vợ chồng ra đường, cứ hết cô gái này đến phụ nữ kia tới chào hỏi tay bắt mặt mừng với Tân rất thân tình nên Tiên rất khó chịu. Không hiểu sao, nàng không thể nào thông cảm với sự quan hệ thân mật giữa chồng mình và những cô gái khác dù Tân có giải thích cách nào đi nữa.
Có lần một cô bạn học cũ không biết vô tình hay cố ý, tình cờ gặp Tân đã tự nhiên choàng vai bá cổ anh mà chẳng đếm xỉa gì đến Tiên đang đứng bên cạnh. Tiên nhìn thấy cảnh này bỗng dưng mặt tái xanh như bị trúng gió, người run bần bật, miệng há hốc như bị á khẩu. Nàng nhìn Tân với cặp mắt ai oán, trách móc rồi thân người dịu nhĩu và ngã nhào bất tỉnh. Trời ơi! Tân không thể ngờ vợ mình lại lên cơn ghen kiểu đó, chết người không chơi. Thà là nàng cảu nhảu càu nhàu cáu nhéo anh vài cái còn dễ chịu hơn.
Từ đó, Tân thông báo các cô bạn cũ, các cô em văn nghệ kết nghĩa, các bà chị nuôi… của anh phải để ý để tứ không được thân mật như xưa nữa. Và anh cũng cẩn thận đi soát lại những dấu tích như thơ từ, hình ảnh của những mối tình nhăng nhít ngày xưa còn sót trong nhà mà thủ tiêu sạch. Tân yêu vợ nên chỉ cần giữ một cây gỗ quí anh cũng có thể hy sinh cả khu rừng.
Tiên sống rất giản dị, không thích se sua như các cô gái thị thành. Nàng tằn tiện và lo cho Tân từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Với khoản thu nhập ít ỏi của đồng lương công chức, Tân giao hết cho vợ, vậy mà không hiểu sao Tiên vẫn xoay xở nổi mà không thiếu hụt.
Rồi khi sang xứ người, nàng tiếp tục coi sóc mọi thứ. Tiền lương của hai vợ chồng đều trực tiếp nhập vào tài khoản chung trong ngân hàng. Tiên quản lý tài khoản, lo trả mọi thứ hóa đơn và chợ búa cho gia đình. Nàng là một người vợ “nâng khăn sửa túi” không ai qua mặt nổi. Cứ vài ba ngày Tiên lại kiểm tra cái ví của chồng để xem nếu gần hết tiền thì tự động châm vào thêm khỏi chờ Tân nhắc. Nếu có thích mua gì bất ngờ nhiều hơn số tiền mặt Tân cũng có thể xài thẻ nhưng khi về là cho vợ biết ngay để nàng biết đường mà ghi vào sổ sách chi tiêu. Tiên không phung phí, biết cách tiêu pha, dành dụm cũng như công bằng trong việc gởi tiền về Việt nam giúp đỡ hai bên nội ngoại nên Tân yên lòng không màng đến chuyện tiền bạc trong gia đình. Đến nổi lâu ngày chày tháng có chuyện cần phải viết cái check anh cũng lúng túng hỏi đi hỏi lại.
Về Việt nam chơi, tên bạn thân của Tân có lần hỏi anh:
- Bên đó mày làm công chức chỉ có lương, không có bổng, không có lộc. Làm sao mà có được những khoản tiêu riêng"
Đến khi biết được cái khoản lương lãnh ra cũng tự động chui tọt vào tài khoản ngân hàng chung, nó lắc đầu:
- Vậy là mày không sướng bằng tụi tao bên này. Đàn ông cần phải có những khoản bí mật để tiêu riêng mới đã. Dĩ nhiên là mình chẳng làm gì sai, chẳng phung phí nhưng thỉnh thoảng cũng quá tay chút đỉnh. Nếu không có mấy cái khoản bí mật thì phải nhìn cái mặt cau có của bà xã, mất vui.
Nó nói cũng có lý, hóa ra là bộ trưởng tài chính của nó cũng y chang của mình. Nhớ có lần Tiên nhìn thấy chai rượu Tân mua về, cầm lên coi rồi phát biểu:
- Trời ơi ! ba cái thứ độc hại vậy mà tới trăm mấy bạc, phí quá!
Không phải là loại nghiện nhưng vì tò mò khi đọc sách vở, coi phim ảnh, thấy dân xịn vẫn xài mấy thứ rượu này, Tân tính mua để nếm thử cho biết với đời. Không biết rượu ngon cỡ nào nhưng anh chàng cảm thấy mình ngon! Y như cảm giác của mấy cô mấy bà khi mặc bộ đồ xịn, mắc tiền mà cảm thấy mình có giá vậy! Thấy vợ kêu trời nên rút kinh nghiệm sau này Tân thường làm những động tác giả, mua đồ xong dán những cái nhãn giá tiền rẻ thật rẻ cho vợ khỏi càm ràm, và đôi khi còn được cô nàng khen nữa chứ.
Nhưng có lần Tân suýt bị bể mánh khi thấy anh mua đồ rẻ chỉ còn giá một phần mười, Tiên lên hãng khoe bạn và người bạn nhờ mua dùm. Cũng may Tân nhanh trí bảo là tiệm chỉ for sale trong vòng vài tiếng và anh là người may mắn mua được…cái chót.
*
Cuộc sống bên xứ người qua giai đoạn tất bật đầu tiên rồi cũng đến lúc ổn định. Tân có thời gian rảnh rỗi để trở lại cái thú văn nghệ văn gừng ngày nào nhưng không sinh hoạt xôm tụ như thời trai trẻ. Những buổi party anh chỉ ôm đờn hát vài bản nhạc tình, hoặc đôi khi ôm đờn hát cho vợ nghe những khi cao hứng. Anh còn làm thơ, viết văn rồi gởi cho các báo online.
Biết tính ghen của vợ nên Tân hạn chế tối đa những quan hệ giao du với cánh phụ nữ và tránh không cho vợ biết mình có làm thơ họa với thiên hạ trên net. Anh chỉ đăng bài và họa thơ với bút danh lạ hoắc lạ huơ để tránh nàng để ý tới nếu lỡ may một ngày nào đó Tiên tình cờ lang thang trên internet và phát hiện bí mật này. Làm thơ nhiều khi ngẫu hứng viết ra những câu thơ tình ướt át, nếu nàng đọc được có thể nghĩ bậy rồi nổi cơn ghen sẽ không hay.
Một hôm Tân nhận được email của một cô…em nuôi thuở còn độc thân xa xưa với vài dòng nghịch ngợm:
Bỗng dưng nhớ tới bạn hiền,
Lâu nay anh đã tới miền Bồng lai"
Để em thương nhớ miệt mài
Vắt chân lên cổ nhớ hoài ngàn năm"
Thấy vui vui anh họa lại vài câu. Thế là cứ “meo” qua “meo” lại một thời gian cứ như một trò đùa thú vị. Cô bạn cũ cũng là một tay thơ tiếu lâm ra phết làm Tân cứ như bị hút vào cuộc họa thơ. Rồi một thứ cảm tình quyến luyến tự nhiên phát sinh, nó không phải là tình yêu nhưng là một sự đồng điệu, một sự thú vị, một cái gì là lạ vui vui làm Tân đôi khi thấy lòng mình nhơ nhớ tới cô bạn này. Anh đã viết cho nàng:
Tình anh không nói nên lời,
Để nay ngớ ngẩn cứ ngồi chờ “meo”
Teo là đúng vì Tiên mà biết được là tiêu đời. Nhớ có lần nàng đã tuyên bố nếu Tân phản bội là nàng sẽ…chết vì ghen. Tân không muốn mình trở thành tội nhân thiên cổ, nhiều khi anh muốn thôi đến đây là stop, phải cắt đứt thứ tình thơ vừa mới chớm này. Thôi thì thôi nhé, chỉ ngần ấy thôi…!!! Nhưng khi cô bạn viết lại cho anh 2 câu thật cảm động thì anh lại chới với.
Cám ơn anh, cuộc tình này…
Có duyên không phận (vẫn) nhớ ngày nhớ đêm!
Biết rằng là thơ, là ảo nhưng bỗng dưng cái máu đa tình, lãng mạn của Tân sống dậy anh lại cầm lòng không đặng, lại trả lời thơ và tự nhiên thương thương nhớ nhớ người ta như thể đang yêu. Anh ví loại tình cảm này là “tình chay” vì chỉ để thơ thẩn cho vui chứ không dính dáng gì đến tình dục. Họ chỉ liên lạc với nhau qua email, tỏ nỗi lòng qua thơ ca chứ không tìm cách gặp nhau. Mà gặp nhau để làm chi vì Tân đã có vợ và rất yêu gia đình mình. Đâu có thể gọi là phản bội vợ nhưng không biết Tiên nếu biết được sẽ phản ứng thế nào. Thôi cứ dấu kỹ bí mật này và không nói nàng biết có lẽ tốt hơn.
Nhưng lạ, bỗng dưng cô bạn im hơi lặng tiếng mặc dù anh gởi mấy cái email hỏi han.
Tân gởi email hỏi thăm nhưng cô nàng vẫn không trả lời và rồi dần dần cái tình chay này của anh cũng mờ dần, chỉ còn là một ánh nến le lói trong tim.
Rồi bịnh hoạn tìm đến anh thật bất ngờ và không mong đợi. Tân bị đau tim và sau một thời gian dài chạy chữa anh bị ảnh hưởng thuốc mất dần khả năng tình dục. Gần bên cô vợ phơi phới anh vẫn không thể nào đáp ứng được. Cũng may Tiên không phải là người phụ nữ nặng về khoản đó nên cũng không có vấn đề gì phải lo cho nàng, có điều ý nghĩ bị trở thành một người đàn ông bất lực làm Tân không thể nào chấp nhận. Đối với anh, đó là vấn đề sinh tử rất quan trọng của một người đàn ông, là sĩ diện, là mặt mũi, là thước đo, là danh dự, nói chung là...tất cả nên Tân giữ bí mật bịnh hoạn của mình không bao giờ hé môi cho bà con, bạn bè sơ hay thân biết. Anh đã đổi vài bác sĩ, dùng thuốc bắc, thuốc ta mà cũng không khá lên được nên rất buồn và tuyệt vọng.
*
Còn đối với Tiên, từ ngày Tân bị bịnh và mất dần cảm hứng về chuyện tình dục, Tiên thấy buồn cho chồng nhiều chứ đối với nàng không ảnh hưởng gì.
Tiên thấy chồng buồn, thất vọng và ủ rũ thì theo an ủi :
- Chúng mình con trai con gái đều có, công việc đều ổn định, không nợ nần, nhà cửa xe cộ cũng paid off, chỉ lo về vấn đề sức khỏe cho tốt chứ nghĩ tới vấn đề đó mà lo buồn làm chi cho hại đến sức khỏe. Tâm bịnh dễ ảnh hưởng đến tim và những bịnh khác lắm anh à.
- Nhưng đàn ông mà thiếu khoản đó thì chán bỏ đời. Còn em chừng đến tuổi hồi xuân thì ngồi đó trách anh làm sao anh chịu nổi.
Tiên không muốn chồng ủ dột lo buồn vì chuyện bất lực nên mới nghĩ cách bày ra chuyện vợ chồng có quỹ riêng. Một bữa, trời không bão tuyết, cũng không có gì bất thường mà Tân nghe vợ mình nghiêm chỉnh đề nghị:
- Bây giờ tiền bạc mình cũng thong thả rồi, em tính mỗi đứa mình cũng phải có tiền riêng. Anh chịu không"
Tân rất ngạc nhiên không hiểu vợ tính chuyện gì, anh hỏi:
- Tiền riêng" Là tiền gì" Ở đâu ra"
- Mỗi cái check mình lãnh về phần đứa nào đứa nấy được cash ra bỏ túi 10%, còn lại góp chung để chi phí những khoản chung cho gia đình, dư bỏ vào saving chung. Còn tiền riêng, muốn tiêu gì thoải mái. Tiền overtime hay các khoản kiếm thêm khác cũng là tiền riêng. Quá sướng phải không"
Tân mở cờ trong bụng. Anh hỏi tới:
- Vậy còn tiền xăng cộ thì sao" Có tính vào tiền chung hay tiền riêng" Rồi tiền thuế cuối năm lấy về có chia không "
Tiên mắng yêu chồng:
- Mới đây mà tính kỹ vậy"
- Đã tính thì phải đâu ra đấy chứ em, tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát mà! Coi như đổ xăng hoặc chợ búa thì xài thẻ như hồi giờ. Còn tiêu riêng thì xài tiền riêng nghen.
Thế là 3 năm nay Tân và Tiên có quỹ riêng. Coi vậy mà thú vị và thoải mái hết sức. Tân bắt đầu lo tích trữ cho quỹ của mình, làm thêm overtime, buôn bán ebay lặt vặt, và ...chạy mánh.
Đi khám bịnh bác sĩ cho toa mỗi tháng một số thuốc viagra anh cũng bán luôn vì bị bịnh tim không dám xài. Mới đầu bác sĩ cho toa mỗi tháng 6 viên mỗi viên 50 gram. Tân đem tặng mấy ông bạn già của mình mỗi ông một viên dùng thử cho biết sản phẩm mới ra lò. Không ngờ mấy ông bạn khen quá bảo anh xin bác sĩ tăng đô thuốc mỗi viên 100 gram để có gì bẻ làm đôi dùng được hai lần lợi hơn, và tội gì đem tặng, anh bán lấy tiền. Mắc cỡ không dám xin cũng phải có cái giá của nó chớ sao! Từ đó anh tích trữ lần lần tích tiểu thành đại, bán được rất nhiều tiền. Thị trường của anh cả bên Việt nam lẫn Mỹ.
Tân thường đánh tennis mỗi chiều và quen biết một đám bạn tennis lớn có nhỏ có. Anh em sau mỗi cuộc chơi thường rủ nhau đi uống nước, tán dóc và chỉ nhau cách làm ăn nên quỹ của chàng mỗi lúc một nhiều thêm. Nhưng Tân không thích mở tài khoản để bỏ tiền vào mà thích đổi ra những tờ 100 đô mới toeng cầm và đếm cho sướng tay. Với lại mở tài khoản, bank statement về mỗi tháng vợ biết hết tiền mình có bao nhiêu thì còn gì là bí mật, và muốn dùng vô chuyện bí mật cũng khó nữa.
Nhưng tiền mặt nhiều quá cất trong bóp thì không đủ chỗ, vả lại lỡ rớt bóp mất thì mất luôn tiền nên Tân phải cất bớt tiền mặt ở nhà. Anh chỉ bỏ vào bóp cỡ 500 đô, còn thì bỏ vào hộc tủ computer. Được vài ngày anh lại nghĩ bỏ cả gia tài tiền mặt vào đó lỡ có tên ăn trộm nào lọt vào chôm mất của mình thì mất trắng nên tốt nhất là chia làm 3 cất vài chỗ cho chắc ăn. Thế là Tân chia tiền và cất ở dưới đáy hộp đựng CD trong hộc tủ, nhét trong túi áo vest mà chàng ít mặc, dưới cái máy in, trong cái hộp giày...v.v. Được ít lâu suy nghĩ thấy cái chỗ cất tiền nào có vẻ không an toàn thì Tân dời đi cất chỗ khác. Cất dấu cứ y như con sóc dấu thức ăn để ăn dần vậy...Dấu và dời tới dời lui một thời gian quên mất tiêu không nhớ chỗ dấu luôn! Cái bí mật vậy là trở thành tuyệt mật.
*
Tân đang ngồi đọc tin ở computer, Tiên lau dọn gần đó bỗng lên tiếng:
- Anh có muốn mua một thông tin có lợi hay không"
Kể từ ngày có quỹ riêng, họ sòng phẳng mọi thứ theo chủ trương của Tân là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Hai đứa con đã đi làm thêm cuối tuần và sau giờ học cũng có tiền riêng, rảnh họ bày sòng bài ra, cha mẹ con cái sát phạt sòng phẳng. Việc nhà cũng phân công rõ ràng, ai không muốn làm thì thuê người khác. Tân đã từng kiếm trăm bạc ngon ơ để chùi mấy cái xoong cho vợ. Rồi khi làm biếng anh cũng mất lại trăm bạc thuê nàng đẩy cái máy cắt cỏ chạy khắp sân, công việc nhà coi bộ chạy êm ru hơn trước. Nghĩ là có lẽ cô nàng đang muốn kiếm chát, Tân chỉ cười cười:
- Thông tin trên internet thiếu gì mà phải mua"
- Bảo đảm không có trên net, vả lại có lợi trực tiếp cho anh, chỉ phải mất 20% tiền công trả cho em thôi.
Tân kéo vợ vào lòng nói:
- Tình nghĩa mới quí, nghĩa lý gì tiền. Em nói nghe thử coi.
- Vậy cho em 40% nghen, tiền thì nghĩa lý gì với anh mà phải không!
Tân kỳ kèo:
- Cũng nghĩa lý chút chút, thôi thì 10% vậy!
- Thôi không thèm nói nữa, để coi ai thiệt hại hơn nè, kỳ kèo bớt một thêm hai thấy bắt ghét!
Tân cười hề hề:
- Giao dịch!
Tiên cũng cười cười, moi trong túi ra 5 tờ bạc 100, chìa cho Tân 4 tờ và nói:
- Em dọn dẹp nhà cửa, tìm được cả mấy tháng nay vẫn không thấy anh hỏi, chắc là dấu rồi quên luôn phải không"
Nghe Tiên nói mà Tân vừa mừng vừa lúng túng vì bị lộ bí mật. Tiền của mình mất hồi nào mà không biết thật mình đã già lẩm cẩm lú lẩn rồi sao. Không nhận mình già cũng không được. Tân giả bộ hỏi dò vợ :
- Tiền này em tìm ra ở chỗ nào vậy" Em chỉ tìm thấy một chỗ thôi à "
Tiên lấp lửng :
- Thì ở cái chỗ mà anh quên đó. Bộ anh còn mất dấu chỗ khác nữa hả " Từ từ thì tiền của anh cũng tự động bò ra thêm à. Cụ Nguyễn Du nói trong Kiều là « Kiến trong miệng chén có bò được đâu », anh đừng lo.
Thật ra, khi dọn dẹp nhà cửa, Tiên phát hiện lần lần mấy chỗ dấu tiền, có chỗ di chuyển liên tục, có chỗ nằm ì một chỗ, để hôm nào cuỗm cái món vẫn nằm yên trong túi áo vest quá lâu rồi bắt địa tiếp, phải lâu lâu một chút để anh chàng khỏi xót ruột. Tiên ca nho nhỏ đủ để anh chồng nghe:
- Tiền là tiền khi không mà có…
youtu.be/A25LJkAcLPQ
Qua cái phút lúng túng khi bị lộ bí mật, Tân tìm cách đánh trống lãng:
- Tại anh chưa xài tới nên chưa hỏi vậy thôi, mà em cũng tọc mạch quá đó nghen. Dù sao thì cũng giỏi, để sau này khi thành lập nội các, anh cho em kiêm luôn chức Bộ trưởng bộ Nội Vụ, hay ít ra cũng là Cục trưởng cục tình báo quốc gia!
Tiên lại thấy vui thật sự, vui vì bắt địa được, vui vì phá được điều bí mật nhỏ để anh chàng cụt hứng và mất trớn khỏi làm những bí mật lớn hơn, vui vì thấy anh chàng vẫn còn nể nang mình không như mấy đức ông chồng của vài con bạn ngang nhiên làm những điều mà vợ khổ tâm. Bởi vậy, vừa lau bàn Tiên vừa hát nho nhỏ:
- “Chỉ có biển mới biết, thuyền đi đâu về đâu…”
Tân nghe câu hát như là một lời cảnh cáo “chớ mà làm ẩu, tớ biết hết mọi chuyện rồi đó”. Bỗng anh giật mình, không lẽ cô nàng còn biết những bí mật khác nữa sao. Tân thừ người ra hết cười nổi. Cái bà khỉ này tai quái thật. Hèn chi lâu lâu cứ đá lông nheo và cười mím chi cọp với anh ra bộ ta đây biết hết trọi mà anh đâu để ý. Cứ nghĩ là bả tửng tửng cười tình với mình chứ. Rồi anh thẩn thờ hỏi:
- Em còn biết cái gì nữa nói ra luôn đi.
Tiên cười cười :
- Em có chỉ mấy người bạn trong hãng nếu muốn mua ...thần dược thì liên lạc với anh.
Lần này Tân thiếu điều nhảy nhỏm. Sự ngạc nhiên làm anh bỗng cà lăm:
- Cái gì" Em...em bảo họ liên lạc với anh để mua cái đó hả" Mà...mà sao em biết"
Tiên nói tỉnh bơ:
- Chuyện gì của anh mà em không biết. Bày đặt thần bí thì thầm này nọ.
Tân suy nghĩ một lát rồi gặn hỏi vợ:
- Có phải em check email và nghe lén phone của anh phải không"
Tiên bật cười nắc nẻ đắc ý:
- Ai thèm nghe lén. Muốn biết tại sao em biết không" Thấy bác sĩ ghi toa anh có thuốc Viagra mà không bao giờ thấy anh xài, thuốc lại đâu mất hết trơn nên em tìm hiểu. Hóa ra anh bán chợ đen...ha ha! Em có giới thiệu cho anh mấy người khách mà anh đâu có biết.
Hóa ra mấy bí mật của chàng Tiên đã biết gần hết. Thêm một chuyện mà Tân không muốn và không dám hỏi vợ là chuyện “tình chay” của anh dạo nào. Khi không mà đứt đường tơ chắc cũng có tay cô nàng dính vào đây. Thôi, khôn hồn thì lơ luôn chứ lôi ra thắc mắc chắc có nước bị cắt cổ. Bà xã mình thật là cao tay!
Thanh Mai Show more 3 months ago
The Way It Used To Be
Song by Engelbert Humperdinck
Lonely table just for one
In a bright and crowded room
While the music has begun
I drink to memories in the gloom
Though the music's still the same
It has a bittersweet refrain
So play the song...The Way It Used To Be
Song by Engelbert Humperdinck
Lonely table just for one
In a bright and crowded room
While the music has begun
I drink to memories in the gloom
Though the music's still the same
It has a bittersweet refrain
So play the song the way it used to be
Before she left and changed it all to sadness
And maybe if she's passing by the window
She will hear a love song
And a melody
And even if the words are not so tender
She will always remember
The way it used to be
Friends stop by and say hello
And I laugh and hide the pain
It's quite easy 'til they go
Then the song begins again
So play the song the way it used to be
Before she left and changed it all to sadness
And maybe if she's passing by the window
She will hear a love song
And a melody
And even if the words are not so tender
She will always remember
The way it used to be
Source: LyricFind
Songwriters: Corrado Conti / Franco Cassano / Gianni Ernesto Argenio / Roger Frederick Cook / Roger John Reginald Greenaway
The Way It Used To Be lyrics © Universal Music Publishing Group
Show more
Kỷ niệm: Hạnh phúc hay vết thương
Những bài ca nói về ngọt ngào của tình yêu nhắc đến kỷ niệm. Những bài thơ viết về hạnh phúc cũng thường mang hình ảnh của quá khứ. Những tìm về con đường cũ, vết chân xưa. Công viên của thủa nào hò hẹn. Chiều Giáng...Kỷ niệm: Hạnh phúc hay vết thương
Những bài ca nói về ngọt ngào của tình yêu nhắc đến kỷ niệm. Những bài thơ viết về hạnh phúc cũng thường mang hình ảnh của quá khứ. Những tìm về con đường cũ, vết chân xưa. Công viên của thủa nào hò hẹn. Chiều Giáng Sinh lần đầu gặp gỡ. Tất cả là kỷ niệm.
Kỷ niệm là hình ảnh ghi lại những yêu thương đã buông cánh đậu xuống đời mình. Nhưng, cũng có những bài thơ buồn nhắc nhở dòng nước mắt. Cũng có những nốt nhạc sầu âm vang dang dở. Những nước mắt, những dang dở cũng là kỷ niệm. Như thế, kỷ niệm là con đường hai chiều: một lối xuôi hạnh phúc, một nẻo ngược đau thương.
Bài thơ cũ. Tấm hình xưa.
Tuổi học trò có kỷ niệm của sân trường. Tình bạn bè có kỷ niệm hờn vui. Tình yêu đôi lứa có kỷ niệm của thời lãng mạn. Tình vợ chồng có kỷ niệm của hôn nhân. Kỷ niệm ở khắp nơi. Ai ai cũng có kỷ niệm.
Kỷ niệm không bao giờ nhắc đến con người nhưng con người lại hay nhắc đến kỷ niệm.
Kỷ niệm là một gạch nối. Kỷ niệm là lối đi về mình có thể đến được với người và người có thể đến với mình trong không gian xa cách, trong thời gian chảy xuôi.
Vì khả năng có thể kéo quá khứ tới hiện tại nên người ta có thể đem những kỷ niệm đẹp năm xưa làm hành trang cho hôm nay. Và cũng có thể là ngục tù nếu kỷ niệm đó là những kỷ niệm buồn.
Một cánh thư thăm bạn. Một món quà tặng nhau. Một dòng chữ cám ơn thầy cô dạy cũ. Đôi dòng thơ an ủi cho nhau. Đơn sơ nhưng đều là những kỷ niệm hồng có giá trị hạnh phúc . Có những kỷ niệm êm đềm cho nhau nụ cười thì cũng có nhiều kỷ niệm đã làm bao tâm hồn đau khổ, đưa dằn vặt câm nín đến đời nhau, hối tiếc dọc theo thời gian còn lại của mình .
Một mùa Thu qua rồi là một mùa Thu không thể nào thêm một chiếc lá rơi. Kỷ niệm là kỷ niệm. Khó mà xóa nhòa đi những kỷ niệm. Kỷ niệm có thể hằn sâu đời đời. Bởi thế, gieo kỷ niệm đau buồn cho nhau là có thể hành hạ nhau cả một tương lai. Tặng nhau những kỷ niệm đẹp là sắm sẵn cho nhau bóng mát hạnh phúc trong những ngày sắp đến.
st.
Show more
“Chị không học trường T. Th. vì chị đã lớn khi trường được thành lập cho nên chị là “đồ cổ” nhưng là “đồ cổ hiếm qúi” chị ạ. Vả lại, chị là con của... Show more Loading content, please wait. 2 months ago