Thế giới quanh ta

Thế giới quanh ta (676)

Giấc mơ làm chủ căn nhà ở Mỹ

Thoát cảnh “ăn nhờ ở đậu” để làm chủ được một căn nhà là “giấc mơ” của hầu hết cư dân ở Mỹ. Nhưng đa số người Việt mua được nhà rồi, “cái nhà” vẫn chưa phải “là nhà của ta” mà “cái nhà là của nhà băng”, vì hiếm ai có tiền trả hết một lúc mà phải vay ngân hàng, và món nợ có thể đeo đẳng suốt 30 năm trời dài dặc. Thậm chí ngay cả bây giờ sau hơn 38 năm họ vẫn còn nợ tiền nhà băng hơn là giá trị cái nhà trên thị trường hiện nay. Theo NNQuang thật là lãng phí... cho  đến khi lìa đời căn nhà cũng chưa thuộc sở hữu của mình.
Có cách nào để trả dứt nợ sớm hơn hay không? Dưới đây là mấy cách có thể áp dụng được:
Giấc mơ làm chủ căn nhà ở Mỹ
NNQuang sưu tầm
alt
Trù định thời gian muốn trả dứt nợ
Dù vay tiền với thời hạn bao lâu bạn cũng nên dự trù đến năm nào mới trả dứt nợ, và tính toán xem mỗi tháng cần bao nhiêu tiền để đạt mục tiêu đó.
Chẳng hạn, nếu bạn vay nợ $150,000 với lãi suất 5% và hạn kỳ 30 năm cố định, tiền trả hàng tháng sẽ là $805.23.
Nếu mục tiêu đặt ra là trả dứt nợ trong vòng 20 năm, thì mỗi tháng phải trả thêm $185 nữa. Trả thêm như thế, vừa làm chủ căn nhà sớm hơn 10 năm mà còn tiết kiệm được rất nhiều tiền lời.
Dùng chiến lược “$1 mỗi tháng”
Trả thêm $185 mỗi tháng như trên có thể quá khó đối với những gia đình có ngân sách eo hẹp. Nhưng ta có thể theo chiến lược “góp gió thành bão”: chỉ thêm $1 vào số tiền trả hàng tháng cũng có thể rút ngắn thời gian làm chủ căn nhà.
Giả dụ, bạn nợ $150,000 với lãi suất cố định là 6% trong 30 năm và số tiền trả hàng tháng là $900. Nay bạn trả thêm $1 mỗi tháng: $901 tháng đầu, $902 tháng kế tiếp và cứ như vậy suốt những năm tháng về sau. Bạn sẽ trả dứt nợ căn nhà sớm hơn được 8 năm.
Tái tài trợ xuống 20 năm cố định
Vay nợ nhà thời hạn 15 năm thì số tiền trả hàng tháng quá lớn, nên nhiều người chọn thời hạn 30 năm. Nhưng có một cách để rút ngắn thời gian là chuyển qua hạn kỳ 20 năm. Xin lấy thí dụ món nợ $200,000 như sau:
alt
             Trong thí dụ này, bạn trả mỗi tháng cao hơn $232 (hoặc mỗi tuần chỉ thêm $58), nhưng rút ngắn được 10 năm và tiết kiệm được hơn $65,000 tiền lời.

Khủng hoảng tín dụng tại Hoa Kỳ khiến nhiều người bị tịch thu nhà vì vỡ nợ.

Tái tài trợ với lãi suất thấp hơn nhưng giữ nguyên tiền trả hàng tháng
Nếu có thể tái tài trợ với lãi suất thấp hơn là điều rất tốt giữa lúc lãi suất đang tăng như hiện nay. Và với lãi suất thấp dĩ nhiên tiền trả hàng tháng ít hơn, nhưng hãy cố giữ nguyên tiền trả hàng tháng như trước khi tái tài trợ, bạn sẽ làm chủ căn nhà sớm hơn.   Xin coi thí dụ sau đây: Món nợ $300,000 với lãi suất 6% cố định và thời hạn trả 30 năm, nay tái tài trợ với lãi suất 4.17%
alt
 Giảm lãi suất, tiền trả hàng tháng đang từ $1,798 xuống còn $1,461. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục trả $1,798 như trước, thời hạn trả dứt nợ rút ngắn được 9 năm 2 tháng.
 
* Nếu cho thuê 1,2 phòng trọ bạn trả dứt nợ rút ngắn được, có ai đang làm như vậy không!?
 
*Nếu bạn trả tiền mua nhà hết thì tôi mừng cho bạn không vướng nợ nhà. 
 
CHÚC CÁC BẠN HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG.
 

Người Việt và “giấc mơ Mỹ”

*Qua bờ bên kia của dòng sông Potomac êm đềm đẹp như tranh thủy mặc ở Washington, D.C là Great Falls, Virginia, nơi có những khu biệt thự và trang trại rộng lớn nằm giữa rừng National Park của những triệu phú, tỉ phú Mỹ. Nơi này, ai đó gọi là “thiên đường” của nước Mỹ chắc cũng không sai.

*****************************************************************************************************************************
Bảo hiểm nhà ở bao nhiêu là đủ?
Nhiều người chỉ coi thoáng qua bản hợp đồng bảo hiểm nhà ở, nên thường trả bảo phí quá mức cần thiết hoặc ít hơn nhu cầu. Chúng ta cần một hợp đồng thích hợp, không quá nhiều và không quá ít. Sau đây là mấy câu hỏi giúp bạn tính toán xem nhu cầu về bảo hiểm sao cho thích đáng.
alt
- Xây lại nhà sẽ tốn bao nhiêu?
Phải hiểu biết về phí tổn xây lại căn nhà theo thời giá tại địa phương. Đừng lẫn lộn giữa chi phí xây lại với giá nhà bạn trả khi mua, vì giá trị căn nhà và phí tổn để xây lại rất khác biệt. Sau đây là một số yếu tố quyết định về chi phí tái xây dựng nhà:
Giá xây cất tại địa phương
- Diện tích căn nhà (sq ft)
Exp: Small house 2543 sq ft.
- Loại vật liệu bên ngoài (khung nhà, xây gạch hay đá hoặc lót gỗ…)
- Kiểu nhà (trang trại - ranch hay kiểu thuộc địa - colonial)
– Số phòng ngủ, phòng khách và phòng tắm
- Loại mái nhà và vật liệu lợp 
- Các kiến trúc khác (như nhà để xe, kho chứa dụng cụ…)
Có thể ước định bằng cách lấy diện tích căn nhà nhân với chi phí xây cất tại địa phương theo từng square foot. Nên dò hỏi nơi các nhà thầu hoặc với chuyên viên địa ốc để biết.
Vì có quá nhiều chi tiết phải xem xét nên cách tốt nhất là dùng máy ảnh đi khắp nhà chụp hình từ nền gạch lót nhà, nền gỗ, quầy bếp (countertop) cho đến các tủ nhà bếp (cabinet). Những hình ảnh này rất hữu dụng khi xác minh với công ty bảo hiểm về giá trị bên trong nhà của bạn.
- Vật dụng trong nhà giá trị bao nhiêu?
Nhiều người định giá tài sản của mình quá thấp vì không quy ra tiền mặt giá trị những vật dụng trong nhà của mình. Nên làm một danh sách chi tiết về các vật dụng mình sở hữu trong nhà, kèm theo những hóa đơn đã mua, để khi những tài sản này bị mất hay bị hủy hoại ta có bằng chứng để nạp cho công ty bảo hiểm. Một cách khác, giống như đề cập ở trên, là dùng máy ảnh hoặc máy quay phim, ghi lại những vật dụng mình có.
- Nếu bị thưa kiện thì sao?
Nhà bạn có nuôi chó? Có hồ bơi? Nếu có, nên chắc chắn là bảo hiểm sẽ đền bồi khi có người bị chó cắn hoặc bị tai nạn xảy ra trên phạm vi tài sản của mình, như bị trượt té…
Một cách là mua thêm loại bảo hiểm “dù chắn (umbrella insurance)” để đề phòng khi có ai thưa kiện. Loại bảo hiểm này thường rẻ, chừng dưới $100 có thể chi trả tiền kiện tụng và trách nhiệm lên đến $1 triệu hoặc cao hơn.
- Vùng bạn ở thường có tai họa tự nhiên?
Nhiều tai ương như lụt lội, động đất…, hư hại về bảo trì như bị mốc (mold), hệ thống thoát nước hư…, không bao gồm trong các hợp đồng bảo hiểm thông thường, mà ta nên mua thêm để lỡ khi tai nạn xảy ra ta không phải chi ra một số tiền lớn.
- Cần bao nhiêu để sống nơi khác nếu nhà ở bị hư hại?
Dĩ nhiên ta không muốn nghĩ đến trường hợp nhà cửa hư hại đến mức không thể ở được, nhưng cũng cần đề cập khi mua bảo hiểm.
Một chương trình bảo hiểm căn bản và đơn giản thường không chi trả phí tổn khi bạn phải sống ở nơi khác trong thời gian nhà cửa bị hư hại đang được sửa chữa. Tuy nhiên, nhiều công ty cho bạn mua riêng một khế ước để trả chi phí trong thời gian đó. Dĩ nhiên là mua thêm như thế, bảo phí sẽ cao. Nhưng trả thêm mỗi tháng một số tiền để an tâm chắc có được chỗ ở trong trường hợp tai họa xảy ra cũng là đáng làm. (Sưu tầm)
 
Xem thêm...

"Chồng gà vợ nail" tiền vào như nước

"Chồng gà vợ nail" tiền vào như nước

“Chồng gà” lượm trứng bỏ khay
“Vợ neo” (Nail) mài dũa tiền bay vô nhà
Vui đời cuộc sống "Neo Gà"
 
Người gốc Việt nuôi gà gia công: chồng gà, vợ nail, tiền vào như nước
 
Lượng thịt gà to lớn của nước Mỹ cung cấp cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới là nhờ sự đóng góp của những trại nuôi gà gia công ở khắp những vùng nặng về nông nghiệp, như  tiểu bang Georgia, Texas , Maryland chẳng hạn. Trong thời buổi mà giá lương thực tăng cao trên toàn thế giới, các nhà kinh tế đang cổ vũ cho chuyện quay trở lại với nghề nông, một số khá đông người Mỹ gốc Việt tại  tiểu bang Georgia đã tham gia vào hoạt động kinh tế này từ 5, 7 có khi đến 10 năm rồi. Câu Chuyện nước Mỹ hôm nay mời quí vị nghe một số các chủ trại gốc Việt tại  tiểu bang Georgia trò chuyện về sinh hoạt và lợi nhuận trong ngành nuôi gà gia công tại Hoa Kỳ và nhận xét của một mục sư gốc Việt tại địa phận Tifton, tiểu bang Georgia.
 
 image
 
Người Việt ở Mỹ vẫn được biết đến nhiều với nghề làm móng tay nhưng một ngành nghề khác, đem lại nhiều lợi tức hơn, tự do hơn nhưng lại ít nghe nói đến là nghề nuôi gà gia công cho các công ty nổi tiếng cung cấp gà thịt và gà trứng như Tyson, Sanderson của Hoa Kỳ, mặc dù ở  tiểu bang Georgia rất đông người Việt tham gia vào ngành nghề này.
Muốn bước vào nghề này trong thời buổi hiện nay, trước hết phải có một số vốn khá để trả một phần cho chuồng trại, trước khi được ngân hàng xét đơn xin vay số còn lại. Ông Cao Văn Nam, đến Mỹ năm 1990, sinh sống bằng nghề làm móng tay và từng là chủ tiệm nail tại miền đông bắc Hoa kỳ, sau đổi nghề, nuôi gà gia công cho công ty Tyson, một công ty tầm cỡ quốc tế của Hoa Kỳ, từ 6 năm nay. Ông có 2 trại nuôi gà thịt, mỗi trại gồm 8 chuồng, ở Rupert tiểu bang Georgia.
Ông cho biết về công việc kinh doanh của ông:
“Hãng bỏ gà con cho mình, bỏ thức ăn cho mình, mình chỉ nuôi gà thôi, chuồng trại của mình, mình săn sóc con gà, tiền điện tiền ga mình chịu, sau 47 hay 50 ngày họ tới họ bắt, rồi họ trả tiền cho mình, từ 4,9 tới 5 cents một pound ( gần nửa kilogram ) tùy phẩm chất của trại gà của mình.”
Cứ mỗi một lứa khoảng từ 47 đến 50 ngày, hãng giao cho ông khoảng trên dưới 200.000 gà con cho mỗi trại, tính gộp cả 2 trại trung bình ông nuôi khoảng 400.000 con, và mỗi năm ông nuôi 6 lứa như vậy. Sau khi gà đã lớn, hãng đến lấy đi, chủ trại mới dọn dẹp chuồng cho sạch, tẩy trùng, bỏ thức ăn vào, để máy sưởi nếu mùa đông , và điều hòa không khí nếu mùa hè trời nóng, rồi hãng Tyson mới đem lứa gà con mới đến giao cho nông trại.
Ông Nam cho biết, lúc đầu công ty Tyson chỉ dẫn cách thức, và có một danh sách số điện thoại các nhân viên của hãng để trong trường hợp gặp khó khăn hay trục trặc, ông có thể liên lạc để được giúp giải quyết.
Việc nuôi gà đều do hệ thống tự động điều khiển, từ cho ăn đến điều hòa nhiệt độ trong chuồng trại. Tuy nhiên ngành nghề nào cũng có những khó khăn, như máy móc, điện không phải lúc nào cũng suôn sẻ, có khi mưa bão lớn, sét đánh làm mất điện, trong trường hợp đó thì máy phát điện phòng hờ phải chạy, nhưng nếu nó không chạy thì phải có người sửa chữa, mà sửa không kịp thì gà có thể bị toi.
 image
Hình minh họa
 
Trong trường hợp gà bị chết nhiều thì thiệt hại do chủ trại chịu hay công ty Tyson chịu?
Ông Nam cho biết nếu có mua bảo hiểm thì hãng bảo hiểm sẽ đền cho chủ nhân. Ông giải thích sau mỗi lứa gà giao cho công ty, trừ chi phí trả tiền vay ngân hàng, tiền thuế, tiền điện, gas và tiền trả công nhân, ông thu về từ 10 đến 15 ngàn đô la cho mỗi trại, tính ra 2 trại khoảng 20.000 đến 30.000 đô la.
 image
Hình minh họa
 
Một người khác Ông Trần Xuân Lý, đến Mỹ năm 1995, làm thợ hàn trong mấy năm, mua được căn nhà nhỏ để ở, sau quay sang nghề nuôi gà trứng để ấp, hợp đồng với hãng IPB (International Poultry Breeder). Trại gà của ông ở thành phố Moultrie,  tiểu bang Georgia, rộng trên 121 ngàn mét vuông, gồm 4 chuồng, mỗi chuồng có 10.500 gà mái và 1.000 gà trống. Ông cho biết tất cả hệ thống cho gà ăn uống, điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng, hệ thống quạt để thông hơi và hút mùi hôi đều hoàn toàn tự động. Gà và thức ăn cho gà được công ty cung cấp. Một năm nuôi một lứa trong vòng 10 tháng. Gà đẻ trứng là loại gà đã lớn nên ít khi chết. Tính trung bình từ thời điểm gà đẻ rộ bù cho những lúc gà đã già đẻ ít hơn, mỗi ngày thu được khoảng 30 ngàn trứng. Theo ông nhặt trứng để cho hãng đến lấy mỗi ngày là công việc bận rộn nhất, và ông phải thuê người làm chuyện này. Cứ mỗi 12 trứng ông được công ty trả 44 cents. Còn nhân công nhặt trứng tại Georgia được trả khoảng 7-8 đô la một giờ, có khi được trả khoán từ 1.000 đến 1.500 đô la một tháng.
 image
Hình minh họa
 
Trứng được hãng thu về sẽ chở sang Jamaica để ấp và bán gà con để nuôi lấy thịt tại vùng trung, nam Mỹ.
Với chuồng gà đẻ trứng để ấp, một năm thu nhập của ông vào khoảng 280.000 đô la, trừ chi phí thuế má, trả nợ ngân hàng và những hư hao phải sửa chữa cộng với tiền trả cho công nhân, một năm ông còn được vào khoảng 150.000 đô la. Ông nói trại gà của ông hiện có giá chừng 1 triệu 100 ngàn đô la. Ba năm nữa trả hết nợ, ông sẽ làm chủ nguyên một tài sản như vậy, chưa kể lợi tức hằng năm. Mỗi lứa gà trứng như vậy là 10 tháng, sau đó ông được nghỉ 2 tháng để dọn sạch chuồng trại và nghỉ ngơi, đi chơi, trước khi lứa gà mới được giao.
Ông đã ở với nghề này được 7 năm nay. Khi ông mua trại gà, lúc đó giá chỉ có 500 ngàn đô la. Ông dùng căn nhà ở để thế chấp, mượn được 90.000 đô la bỏ ra mua nông trại rồi đổi nghề. So sánh công việc thợ hàn với nuôi gà. ông Lý phát biểu:
“Nghe nói nuôi gà gia công thì công việc vững chắc hơn, có tiền nhiều hơn, làm ăn thì có tiền nhiều hơn, còn đi làm thợ hàn hay làm cho ai cũng chỉ là người làm thôi, còn đây mình lại có đồng vốn tích lũy nữa.”
Với hệ thống nuôi gà tự động, một chủ trại đã sống với nghề này từ 10 năm nay, ông Dương Thành Năm, mô tả một ngày làm việc của ông:
“Trại của tôi là trại gà trứng, thành ra 4 giờ sáng là phải thức dậy cho gà ăn, tới khoảng 7 giờ là xong. Rồi khoảng 9 giờ bắt đầu lượm trứng cho tới khoảng 3, 4 giờ chiều. Tuy tất cả mọi thứ đều automatic (tự động) nhưng mình vẫn phải ra coi, vì máy móc cũng có lúc trục trặc, mình phải kịp thời sửa chữa để có thực phẩm cho gà nó ăn.”
 
 image
 
Ông Ninh Quyền, chủ nhân Quyền Farm ở Nashville, Georgia, chủ nhân trại gà trứng, cho biết trước đây ông ký hợp đồng với Tyson nhưng sau đổi sang làm với công ty Sanderson. Lý do là Tyson chỉ giới hạn cho ông 2 chuồng, không đủ sống, vì Tyson chỉ cần một số trứng ấp sao cho tỉ lệ với số gà thịt mà họ cần, nên cho dù ông muốn mở rộng thêm cũng không được, ông bèn bán trại nhỏ với 2 chuồng và mua trại với 4 chuồng, đổi sang ký hợp đồng với Sanderson. Ông giải thích:
“Mình phải tùy thuộc vào hãng gà. Cung cầu phải đi đôi với nhau. Nếu mà lượng trứng sản xuất ra mà không có chuồng gà thịt tiếp thu thì công ty không cho xây thêm chuồng gà trứng. Họ đã tính bao nhiêu chuồng trứng cung cấp cho chuồng thịt rồi, chỉ khi nào chuồng thịt cần hơn nữa thì chuồng trứng mới được tăng.”
 
 image
 
Một phụ nữ  từng có cửa tiệm làm móng tay, hiện cùng chồng làm chủ một trại gà lớn ở Moultrie,  tiểu bang Georgia, bà Kim Trần, đưa ra một nhận xét về ngành nông trại chăn nuôi đối với đời sống gia đình:
“Làm nghề nào thì cũng cực, nhưng làm nghề này đỡ hơn, gia đình gần gũi hơn, vợ  chồng con cái họp mặt nhiều hơn, thay vì làm hãng, làm nhà hàng, làm bất cứ chuyện gì, chồng một nơi, vợ một ngả, con cái ở nhà cũng tội, làm chuồng gà như vậy vợ chồng tối ngày ở nhà lo cho con cái ăn học, như vậy nó khỏe hơn.”
Còn anh Cao Thành Thái, chủ một trại gà thịt ở Rupert,  tiểu bang Georgia cho biết anh  tốt nghiệp đại học về management information system, từng làm chủ nhiều tiệm làm móng tay ở bang này, nhưng sau đó anh bỏ hết , quay sang nghề nuôi gà. Sau đây là những lý do mà anh đi theo ngành nghề này:
“Cái nghề nuôi gà có tương lai hơn, (còn nghề làm móng tay) với môi trường làm với các chemicals (hóa chất) lâu ngày dễ bị nhiễm bệnh, kháng thể của mình càng ngày càng yếu. Theo tôi nghĩ thì làm nghề nail không có khỏe bằng làm trại gà. Ưu điểm của làm trại gà là mình học được những nghề nho nhỏ như plumbing (hệ thống ống nước), electrical (điện), maintenance service (dịch vụ bảo trì), những máy móc mình cũng phải đụng tới, mình biết được nhiều thứ về khoa học kỹ thuật. Tôi có một lợi điểm hơn nhiều người khác là tôi thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nên làm việc với Mỹ cũng dễ dàng, làm việc họ cũng dễ chấp nhận. Vì tôi học management rồi nên nói chuyện với họ rất dễ, hoặc là tìm những thông tin để áp dụng cho trại gà cũng dễ dàng hơn.”
 
 image
Hình minh họa
 
Mục sư Lê Vinh Kiệt thuộc địa phận Tifton,  tiểu bang Georgia, cho biết trong vùng thôn quê của bang này, cứ 100 trại gà thì có đến 40 trại là do người gốc Việt làm chủ, chiếm một phần khá lớn sinh hoạt kinh tế của ngành nghề này.
Tại Georgia, có nhiều người đã từ ngành làm móng tay chuyển sang nuôi gà, lại có những cặp vợ làm móng tay, chồng nuôi gà gia công.  Chúng tôi đã nêu thắc mắc về sự liên hệ giữa nghề làm móng tay và nghề nuôi gà của người Việt ở Georgia, hai ngành nghề mà thoạt nhìn tưởng như không có điểm gì chung, với Mục sư Lê Vinh Kiệt và được ông giải thích:
“Ồ, nó có liên hệ chứ, thưa bà. Nó có hai sự liên hệ, thứ nhất, theo như chỗ tôi được biết, những thân hữu mà tôi thường giao tế với họ, phần đông trước khi chuyển qua nuôi gà thì  họ đã là chủ những tiệm nail rồi, có thể 1, 2 hay 3 tiệm gì đó, nói chung là họ lấy số vốn từ kinh doanh làm nail rồi chuyển qua nuôi gà, tức là họ tích lũy vốn rồi họ nuôi gà. Liên hệ thứ nhì là đôi khi họ mua trại gà rồi, và vợ con họ rảnh, họ thấy chỗ nào thuận tiện gần đấy, họ lại mở thêm một tiệm nail nữa, chồng nuôi gà, vợ làm nail, họ lấy thu nhập của tiệm nail để trả mortgage (tiền nợ ngân hàng hàng tháng) trại gà. Thành ra nó có liên hệ nhiều chứ. Dĩ nhiên có một số lớn đi từ ngành khác qua chứ không phải chỉ có ngành nail không thôi.”
 
 image
Hình minh họa
 
Theo mục sư Kiệt cho biết, những người có trại nuôi gà mà ông được biết đều có đời sống kinh tế rất khả quan, vì công cuộc kinh doanh của họ trị giá bạc triệu, vốn bỏ vào phải cao. Để có số tiền lớn đầu tư, chắc chắn khả năng kinh tế của họ phải vượt lên trên mức sinh nhai, kiếm sống bình thường.
 
Tác giả Lan Phương
Xem thêm...

Houston có gì lạ không em?

 

Houston có gì lạ không em?

Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn

image

 

Tại sao tôi chưa hội nhập được vào xã hội Hiệp Chủng Quốc này. Tôi vẫn chưa tan ra, hòa lẫn với các giống dân khác trong chiếc “The Melting Pot” vĩ đại này nhỉ?

Tôi đã sống hơn nửa đời người trong thành phố này, nhưng biết rất ít về nó. Một ngày nọ, người bạn thân từ hồi còn trai trẻ, lâu ngày không gặp, ca bản “Houston có gì lạ không em?” cho tôi nghe. Tôi chẳng thấy gì lạ cả, vẫn những cao ốc nhìn mỏi cổ, vẫn những xa lộ đầy ắp xe cộ chạy lên chạy xuống cả ngày lẫn đêm. Hình như thiên hạ chẳng biết làm gì cho hết giờ nên cứ lái xe ra xa lộ tiêu khiển, đốt săng chơi. Vẫn những ngày hè nóng nực chẳng khác gì Saigon, với những cơn mưa hạ xầm xập kéo đến rổi vội vã ra đi để lại bao nỗi tang thương trên hè phố! Mùa thu vẫn đến âm thầm nhẹ nhàng như cơn gió thổi sau vườn, lúc ra đi cũng chẳng hẹn trước, nhưng không quyên mang theo đám lá vàng xào xạc, chừa lại những hàng cây cao  trơ trọi khẳng khiu chào đón gió Đông Phong. Tuyết ư? Hơn 30 năm tôi chỉ thoáng thấy mặt nàng một đôi lần, nàng e lệ đến gõ cửa một buổi sớm mai, hỏi thăm dăm ba câu rồi bye bye ra đi biền biệt! Vâng Houston của tôi chỉ có thế. À, còn nữa chứ, ai đó hay ca bản Mãi Mãi Bên EM của nhạc sỹ Từ Công Phụng:
 
“Đôi khi có những mùa giông bão qua đây,
Em thấy đời là những hư hao”
 
image
 
 
Vâng đôi khi cũng có bão tố như Cali có động đất nhưng không sao, ông Trời chỉ dọa hoảng vậy thôi, đâu có hư hao gì nhiều, nắm tay nhau, nhìn vào mắt nhau là thành phố lại hoàn toàn như cũ.
 
Hãy giả như một du khách nhìn từ ngoài vào, may ra có thể trả lời bạn tôi câu hỏi:
 
Houston có gì lạ không em?
 
 image
Xem thêm...

THE AMERICAN DREAM

ƯỚC MƠ 

"That dream of a land in which life should be better and richer and fuller for every man, with opportunity for each according to his ability or achievement."
10 mẫu Ferrari đẹp nhất thời đại
Bên cạnh sức mạnh và tốc độ, những chiến mã Ferrari còn nổi đình nổi đám trong làng xe về vẻ đẹp hút hồn. Trang Forbes vừa bình chọn 10 dòng xe có thiết kế đẹp nhất trong gia đình Ferrari.

10. 2006 Ferrari 599 GTB Fiorano
Ra đời từ năm 2006, 599 GTB Fiorano thể hiện xu hướng thiết kế mới của Ferrari, được đánh giá là một trong những mẫu xe đẹp nhất của hãng. Trang bị động cơ V12 6L công suất 611 mã lực, siêu xe tăng tốc từ 0-100 km/h mất 3,5 giây và có tốc độ tối đa 330 km/h. Giá bán khoảng $260.000 USD.
Otofun News
9. 2009 Ferrari 458 Italia
Kiểu dáng pha trộn phong cách cổ điển và hơi hướng hiện đại, siêu xe Ý nổi bật cụm đèn pha LED, hệ thống ống xả có 3 ống bô thể thao liền kề, nắp đậy động cơ có thể nhìn xuyên qua. Tấn công thị trường đầu tháng 10/2010, xe thay thế cho dòng F430 và có giá khởi điểm khoảng $280.000 USD.
Otofun News
8. 1984 Ferrari 288 GTO
Chỉ có 272 chiếc "ra lò” trong năm 1984 và 1985.
Thời điểm này, mẫu xe được coi là mẫu xe thương mại nhanh nhất thế giới
với vận tốc tối đa 302 km/h với giá hơn $1 triệu 500.000 USD.
Otofun News
7. 2012 Ferrari F12 Berlinetta
Thay thế cho 599 GTB Fiorano, F12 Berlinetta đến tay khách hàng cuối năm 2012 đầu năm 2013 Đây là siêu xe nhanh mạnh nhất mà Ferrari từng sản xuất với công suất cực đại 740 mã lực, mô-men xoắn cực đại 690 Nm từ động cơ 6.3L V12. Xe tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ mất 3,1 giây và chạm tốc độ tối đa 340 km/h.
Otofun News
6. 1957 Ferrari 250 TR
Mẫu xe đua mang kiểu dáng đậm tính động lực học này đã từng chiến thắng giải đua LeMans
năm 1958, 1960 và 1961. Đây cũng là một trong những xế Ferrari đắt nhất thời đại
khi chạm mức giá bán $16,4 triệu USD trong một cuộc đấu giá năm 2011.
Otofun News
5. 1967 Ferrari 275 GTB/4 Berlinetta
Dòng xe mang vẻ đẹp cổ điển đặc trưng của thiết kế Ferrari trong
những năm 1960. Có khoảng 330 chiếc được sản xuất.
Otofun News
4. 1971 Dino 246 GTS
Được đặt theo tên người con trai xấu số của ông Enzo Ferrari (người sáng lập hãng Ferrari), mẫu xe sử dụng
động cơ V6 đặt giữa và chóng bán "đắt như tôm tươi" nhờ giá bán thấp hơn hẳn so với các xe khác cùng hãng.
Otofun News
3. 1970 Ferrari 365 GTS Daytona
Chiếc xe thể thao đỉnh cao của thập niên 1970 đã góp mặt trong nhiều bộ phim.
Otofun News
2. 1964 Ferrari 250 GT Lusso
Mẫu coupe kết hợp hài hòa tính sang trọng và tao nhã.
Otofun News
1. 1962 Ferrari 250 GTO
Đây là một trong những mẫu Ferrari thuộc hàng hiếm có khó
tìm khi chỉ xuất xưởng đúng 39 chiếc từ năm 1962 đến 1964.
Otofun News
Tuy nhiên, vị trí thương hiệu quyền lực nhất thế giới lại được trao cho hãng xe Italy Ferrari với mức định giá khiêm tốn rất nhiều lần, chỉ 3,6 tỷ USD.  Đây là một kết quả xứng đáng cho quá trình không ngừng nỗ lực quảng bá và bảo tồn thương hiệu của hãng ôtô có biểu tượng (logo) hình chú ngựa tung vó. Với “sức nặng thương hiệu” đáng nể, Ferrari đã thu được nhiều thành công trong việc giành lợi nhuận, doanh thu trên mỗi khách hàng cũng như tăng ảnh hưởng thương hiệu và mức độ trung thành với thương hiệu. Năm 2012, bất chấp kinh tế thế giới suy yếu, Ferrari vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt. Tổng cộng có 7.318 xe đến tay khách hàng trong năm qua, tăng 4,5% so với năm 2011.
 
Trong đó bán nhiều nhất là ở Mỹ năm 2012 (2.058 chiếc), tiếp đó là Trung Quốc (784 chiếc), Đức (750 chiếc) và Anh (673 chiếc). Doanh thu cả năm đạt 243 tỷ USD và lợi nhuận ròng đạt 2,44 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm trước. 

Thương hiệu Ferrari quyền lực nhất thế giới

Không chỉ đánh bật các hãng xe, Ferrari còn “vượt mặt” hàng loạt thương hiệu "đình đám" khác để giành vị trí thương hiệu mạnh nhất thế giới.  Theo kết quả bản báo cáo 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới của công ty nghiên cứu tài chính Brand Finance ( Anh ) mới đây, 5 thương hiệu có giá trị nhất lớn nhất là Apple ( 87,3 tỷ USD ), Samsung ( 58,8 tỷ USD ), Google ( 52,1 tỷ USD ), Microsoft ( 45,5 tỷ USD ) và Walmart ( 42,3 tỷ USD ).
 
=================================================================================
Dù nhận được hơn 1.000 đơn đặt hàng cho chiến mã LaFerrari, hãng chế tạo siêu xe Italy Ferrari vẫn chỉ quyết sản xuất đúng499 chiếc cho khách hàng quen.
 

Sở hữu kiểu dáng ấn tượng, siêu xe đầu tiên do chính Ferrari thiết kế nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng, mặc dù dù có mức giá ngất ngưởng $1,7 triệu USD.

 

Số đơn đặt hàng hiện đã gấp hơn 2 lần lượng xe dự định sản xuất.

LaFerraei °ãc ánh giá là
LaFerrari được đánh giá là đối thủ xứng tầm của McLaren P1 - Ảnh: Autoblog.

Khác với những siêu xe nhà Ferrari trước đây, LaFerrari được thiết kế với những đường cong đầy đặn, ít góc cạnh hơn, mang đậm tính thanh lịch và thời trang.  Điểm nhấn ở ngoại thất là hốc hút gió đồ sộ nằm chính giữa nắp ca-pô và thiết kế kiểu cửa cắt kéo lạ lẫm. Trong khi đó, nội thất vẫn giữ phong cách thể thao, sang trọng và hiện đại.
“Trái tim” của siêu xe nặng 1.255 kg là hệ thống truyền động hybrid gồm động cơ V12 dung tích 6.3 lít cho công suất 789 mã lực ở vòng tua 9.000 vòng/phút, kết hợp với một mô-tơ điện có công suất 160 mã lực. Tổng công suất của siêu xe đạt 963 mã lực với mô-men xoắn cực đại hơn 900 Nm. Đi cùng với đó là hộp số ly hợp kép 7 cấp.
LaFerrari chỉ cần chưa đầy 3 giây để tăng tốc lên 100 km/h, không quá dưới 7 giây để đạt vận tốc 200 km/h và có tốc độ tối đa 350 km/h.
Khi chạy thử trên đường đua Fiorano (Italy), siêu xe 2 chỗ đã hoàn thành một vòng đua trong 1 phút 20 giây, nhanh hơn 5 giây so với Enzo và 3 giây so với F12berlinetta.

Hình ảnh LaFerrari tại Geneva June, 2013:

Otofun News
 
Otofun News
 
Otofun News
Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News
Otofun News
Otofun News

NNQuang sưu tầm

 
Nhiều người nói với tôi rằng, nếu tôi đặt ra cho mình ước mơ quá lớn thì sẽ khó mà đạt được. Tôi trả lời, khi bạn ý thức được đó là ước mơ thì việc đạt hay không không quan trọng, vì trong quá trình phấn đấu đạt ước mơ lớn ấy, bạn sẽ phải sử dụng hết năng lực của mình và vượt qua những vấp ngã trong cuộc sống và bạn sẽ cảm nhận niềm vui của việc sống với ước mơ.

Tôi từng nghĩ kiếm nhiều tiền là ước mơ, lập được doanh nghiệp là ước mơ, nhưng không phải, đó chỉ là sự nhầm lẫn giữa ý thích, mục tiêu ngắn hạn và ước mơ mà thôi. Sống là phải biết kiếm tiền. Đã ước mơ thì phải ước mơ lớn và phải trung thành với ước mơ, vì vậy không dễ tìm ra được ước mơ của cuộc đời mình. Bạn muốn biết đó có phải là ước mơ cuộc đời hay không, thì hãy thử hàng ngày nhắc đến nó, hình dung ra nó và cảm nhận trái tim bạn rung lên bần bật. Đấy mới chính là ước mơ cuộc đời! Ước mơ ấp ủ trong tim nên không có ngoại cảnh nào tác động làm bạn thay đổi.

Nếu đã ước mơ thì hãy ước mơ lớn. “Hãy ước mơ lớn đến tận trời xanh, nếu không đến được trời xanh thì bạn cũng đang ở giữa các vì tinh tú”.

 
... đạt được những ước mơ...
 
Dream cars
Dream until your dream come true
****************************************************************************************************************************************************
 
DREAM ON
"dream until your dream come true"
 
 
 
*********************************************************************************************************************************************
ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG MƠ ƯỚC...
NNQuang
 
 
 
***********************************************************************************************
 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này