Thế giới quanh ta

Thế giới quanh ta (676)

Bộ sưu tập tiền phát hành dưới thời Việt Nam Cộng Hòa

Bộ sưu tập những bức ảnh tiền xưa

của Việt Nam Cộng Hòa

Bộ sưu tập tiền phát hành dưới thời Việt Nam Cộng Hòa

Đơn vị “đồng” là đơn vị tiền tệ đã có từ thời Việt Nam Cộng Hòa, được lưu hành từ năm 1953 đến ngày 02/05/1978. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa tiền được phát hành dưới hai hình thức là tiền giấy và đồng kim loại (được gọi là Su và Xu). Tiền được phát hành không đồng bộ mà ra đời rải rác qua từng giai đoạn theo từng mệnh giá khác nhau. Nhìn chung có thể chia ra thành 4 giai đoạn: 

– Giai đoạn 1: 1954 – 1955

– Giai đoạn 2: 1955 – 1963

– Giai đoạn 3: 1964 – 1966

– Giai đoạn 4: 1966 – 1975 

Dưới đây là bộ sưu tập tiền được ban hành và lưu thông trong giai đoạn cнíɴн quyền Việt Nam Cộng Hòa cộng hòa còn tồn tại. Cũng có một số mệnh giá đã được in hoặc đúc nhưng chưa kịp lưu hành thì chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ.

Giấy bạc 5 đồng, tên thường gọi là Cày Ruộng, phát hành năm 1955. Nhà in American Banknote Company

Tên thường gọi ở đây được gọi theo tên gọi mà giới sưu tập tiền đã đặt cho những mệnh giá này.

Giấy bạc 5 đồng, tên thường gọi là Cày Ruộng, phát hành năm 1955. Nhà in American Banknote Company
Giấy bạc 5 đồng, tên thường gọi là Con Phụng, phát hành năm 1955
Giấy bạc 5 đồng, tên thường gọi là Con Phụng, phát hành năm 1955
Giấy bạc 2 đồng, tên thường gọi là Chiếc buồm, phát hành 1955. Nhà in American Banknote Company
Giấy bạc 2 đồng, tên thường gọi là Chiếc buồm, phát hành 1955. Nhà in American Banknote Company
Giấy bạc 1 đồng, tên thường gọi là Đập Lúa, phát hành năm 1955
Giấy bạc 1 đồng, tên thường gọi là Đập Lúa, phát hành năm 1955
Giấy bạc 50 đồng, tên thường gọi là Tím Chăи Trâu, phát hành năm 1956. Nhà in American Banknote Company (Mỹ)
Giấy bạc 20 đồng, tên thường gọi Nâu, phát hành 1962. Nhà in American Banknote Company (Mỹ)
Giấy bạc 10 đồng, tên thường gọi Đỏ Lăиg Ông, phát hành 1962. Nhà in American Banknote Company
Giấy bạc 1 đồng, tên thường gọi là Sở Thú. Phát hành năm 1955. Nhà in Bradbury Wilkinson (Anh Quốc)
Giấy bạc 200 đồng, tên thường gọi là Bụi Trúc Tím. Phát hành năm 1958. Nhà in American Banknote Company
Giấy bạc 500 đồng, tên thường gọi là Dinh Độc Lập. Phát hành năm 1962. Thomas De La Rue (Anh Quốc)
Tờ giấy bạc 10 đồng, hay còn được gọi là Cá Hóa Long, phát hành năm 1955. Được in bởi nhà in Thomas De La Rue (Anh Quốc)
Giấy bạc 100 đồng, tên thường gọi Máy Cày, phát hành năm 1955. Nhà in American Banknote Company (Mỹ)
Giấy bạc 200 đồng. Tên thường gọi là Lính Bồng Súng. Phát hành năm 1955. Nhà in American Banknote Company
Bộ tiền giấy miền Nam phát hành năm 1972 này được bán trên мạиɢ cho những người sưu tầm tiền Việt
Giấy bạc mệnh giá 10000 đồng và 5000 đồng

Đây là hai tờ giấy bạc với mệnh giá lớn là 10.000 đồng và 5.000 đồng, là những đồng tiền phát hành sau cùng của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam vào đầu năm 1975. Rất ít người thấy được và càng ít người có được những đồng tiền này.

 
Giấy bạc 1.000 đồng, tên thường gọi trong giới sưu tầm là Con Voi. Giấy bạc 500 đồng, tên thường gọi Con Cọp. Cả hai đều được phát hành năm 1972. Nhà in Thomas De La Rue (Anh Quốc)
Giấy bạc 200 đồng – Con nai. Giấy bạc 100 đồng – Con trâu.  Giấy bạc 50 đồng – Con ngựa. Phát hành năm 1972. Nhà in Bradbury Wilkinson (Anh Quốc)
Giấy bạc 1000 đồng, phát hành năm 1971. Giấy bạc 500 đồng. Giấy bạc 200 đồng. Tờ 500 và 200 phát hành năm 1970
Giấy bạc 100 đồng, 1970. Giấy bạc 50 đồng, 1969. Giấy bạc 20 đồng, 1969.
Giấy bạc 500 đồng, tên thường gọi là Trần Hưng Đạo. Giấy bạc 200 đồng, tên thường gọi là Nguyễn Huệ. Giấy bạc 100 đồng, tên thường gọi là Lê Văи Duyệt. Phát hành 1966.

Phía trên là một trong những bộ tiền được yêu thích nhất do thể hiện được niềm tự hào dân tộc.

Giấy bạc 100 đồng, tên thường gọi là Đập Đa Nhim. Giấy bạc 50 đồng, tên thường gọi là Tím hoa văи. Cả hai đều được phát hành năm 1966. Nhà in Bradbury Wilkinson
Giấy bạc 500 đồng – Viện Bảo Tàng, 1964. Giấy bạc 20 đồng – Cá hoa văи. Giấy bạc 1 đồng – Máy cày
Giấy bạc 500 đồng – Dinh Độc Lập. Giấy bạc 20 đồng – Nâu. Giấy bạc 10 đồng – Đỏ Lăиg Ông. Phát hành 1962.
Giấy bạc 1000 đồng, tên thường gọi là Ông bà già, in năm 1955 (chưa được phát hành). Giấy bạc 20 đồng- Bụi Chuối, 1956

Tờ bạc ông bà già được in năm 1955 là một trong những mệnh giá chưa chưa được phát hành vào thời kỳ này,

Đồng tiền Quốc gia Việt Nam 1966 – Tả quân Lê Văи Duyệt. Nhà in Thomas de la Rue (Anh Quốc)
Tờ bạc mệnh giá 1000 đồng được in năm 1972 (mặt trước)
Tờ bạc mệnh giá 1000 đồng được in năm 1972 (mặt sau)

Tiếp đến là hình ảnh những đồng tiền kim loại được đúc dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Lúc này do chữ quốc ngữ chưa thống nhất trong cách gọi nên đồng tiền hay được gọi là “Su” hoặc “Xu” đều đúng cнíɴн tả.

Đồng 10 Su phát hành năm 1953
Đồng 50 Xu – 1953
Đồng tiền Quốc gia Việt Nam 1953: 10 Su – 20 Su -50 Xu
Đồng tiền Quốc gia Việt Nam 1960 – 50 SU
Hình ảnh phụ nữ bắc trung nam 1953 – 10 SU
Tiền thời Việt Nam Cộng Hòa

Trong ảnh, tất cả các đồng đều được ghi là Su ngoại trừ đồng 50XU được phát hành năm 1953 và 1963 thì ghi là XU, mới đứng với cнíɴн tả ngày nay.

1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng
Đồng 50 Xu phát hành thời Thủ tướng Ngô Đình Diệm, trong hai đợt 1960 và 1963 với hai cách ghi mệnh giá khác nhau “50 SU” và “50 XU”
Đồng tiền Quốc gia Việt Nam

Đồng tiền 10 Su và 20 Su có chữ “essai” ở phía dưới, nằm ở giữa trên ảnh là đồng đúc thử. Còn đồng tiền xu mệnh giá 50 đồng được phát hành trong năm 1975 là đồng xu cuối cùng của miền Nam. 

 

Sưu tầm

 

Chân thành cám ơn Nhà văn Yên Sơn chuyển

Xem thêm...

Ai là tác giả bản "Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu"?

        Ai là tác giả bản        

  "Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu"?  

Co Bay

   Cờ Bay Trên Cổ Thành QUẢNG TRỊ Thân Yêu   

(Nguyệt Ánh)

 

Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc “ Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu “, đồng hương hay gọi tắt là bản Cờ Bay Cờ Bay. Ngoài giá trị nghệ thuật của nhạc phẩm còn có một lý do khác là lúc làm lễ thượng kỳ lá cờ vàng ba sọc đỏ, sau khi hát bản quốc ca “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi” , nhìn thấy lá cờ vàng thân yêu tung bay phất phới, thì lòng người phấn khởi cất lên bản Cờ Bay Cờ Bay.

Xin ghi lại lời ca như sau:

 

“Cờ bay. Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu

Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương

Từng ngóng đợi quân ta tiến về

Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu

Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng

Hồi sinh rồi này mẹ này em

Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời

Đi lên. Đi lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai

Nhà vươn lên người vươn lên

Quân bên dân xây tin yêu đời mới

Đón nhau về, anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà

Sạch bóng thù, đồng hân hoan quân dân vui

Vang câu hát tự do …”

 

Lịch sử sáng tác của bài hát oai hùng này là khi quân Cộng Sản Bắc Việt đưa quân ào ạt đánh chiếm tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1972 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm lại vào ngày 16/9/1972 trong một trận đánh được mô tả là rất ác liệt, được ghi vào những chíến công oai hùng của người lính miền Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên Cổ Thành tỉnh Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa.

 

Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu làm nức lòng mọi người. Không ai biết rõ chính xác tác giả của ca khúc này, chỉ biết là do các nhạc sĩ của Cục Chính Huấn sáng tác.

Thời điểm đó, khỏang năm 1972, 1973, có nhiều bản nhạc hùng ca được viết và được trình bày hợp ca và phổ biến trên đài phát thanh Sài Gòn và đài phát thanh Quân Đội để nhân dân cả nước nghe, và tác giả thuộc Cục Chính Huấn Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi Sài Gòn thất thủ vào tháng 4/1975 thì những người di tản và vuợt biển tạo thành cộng đồng Việt Nam tại hải ngọai và mang theo những bản hùng ca đó. Trên trang mạng có người ghi tên tác giả bản Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu là Lê Kim Hoa, một cái tên rất xa lạ với giới thưởng thức nhạc.

Đối với một bản hùng ca hay như vậy mà tên tác giả hầu như là vô danh vì sau đó không thấy Lê Kim Hoa viết thêm bài nào khác nữa.

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng năm nay trên 80 tuổi, hiện sống tại Quận Cam tiết lộ rằng Lê Kim Hoa là bút hiệu của Tô Kiều Ngân. Lê Kim Hoa là tên người yêu của thi sĩ họ Tô. Ông đã mất vào 20/10/2012 tại Sài Gòn.

Cách đây hơn mười năm, tình cờ ngồi nói chuyện văn nghệ với nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu (đã mất) đã từng làm việc trong Cục Chính Huấn thì ông cho biết rằng tác giả của bản Cờ Bay là hai người : thi sĩ Tô Kiều Ngân và nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân.

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân làm việc trong Phòng Văn Nghệ Cục Chiến Tranh Tâm Lý- còn gọi là Cục Chỉnh Huấn. Trong nhóm nhạc sĩ này có Trầm Tử Thiêng, Đỗ Kim Bảng, Ngô Mạnh Thu…

Ca sĩ Mai Hương bảo rất thích bản Cờ Bay Cờ Bay và chị còn nhớ rõ lời ca vì thời đó chị đã hát hợp ca bản này cũng như những bản hùng ca khác trên đài phát thanh Sài Gòn.

Bài hát có nét nhạc tươi sáng, lời ca hùng hồn mà thắm thiết tình cảm. Mấy câu “Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu, hồi sinh rồi này mẹ này em... anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, vang câu hát tự do” vẫn là nét đặc biệt của các ca khúc thuộc chế độ VNCH đầy chất nhân bản. Có vẻ như là một bài thơ phổ nhạc hoặc là sự cộng tác của một nhà thơ với một nhạc sĩ, cảm hứng từ một chiến công để viết thành bản hùng ca hay nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và còn lưu truyền bên này hải ngọai.

Đầu năm 2015, trong hoàn cảnh đất nước tụt hậu, tham nhũng tràm lan dưới sự cai trị của độc tài Cộng sản Việt Nam thì chính nghĩa của tự do, dân chủ càng ngời sáng với lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay mọi thành phố có đồng hương Việt Nam cư ngụ. Mời quí vị nghe lại bản Cờ Bay Cờ Bay và xin vinh danh tác giả của nhạc phẩm là thi sĩ Tô Kiều Ngân và nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân.

Nếu chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà còn đến bây giờ thì Việt Nam với Nhật Bản là nhất nhì Châu Á, còn Hàn Quốc, Trung Quốc còn xếp sau cả Việt Nam, vậy giờ chỉ còn lại hoài niệm, dĩ vãng buồn. Lúc trước cả Tokyo, Seoul còn thua cả Sài Gòn, chưa kể cả Bắc Kinh, Bangkok, Singapore, Hồng Kông còn không có cửa với Sài Gòn nữa.
 

Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu làm nức lòng mọi người. Không ai biết rõ chính xác tác giả của ca khúc này, chỉ biết là do các nhạc sĩ của Cục Chính Huấn sáng tác.

Thời điểm đó, khỏang năm 1972, 1973, có nhiều bản nhạc hùng ca được viết và được trình bày hợp ca và phổ biến trên đài phát thanh Sài Gòn và đài phát thanh Quân Đội để nhân dân cả nước nghe, và tác giả thuộc Cục Chính Huấn Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi Sài Gòn thất thủ vào tháng 4/1975 thì những người di tản và vuợt biển tạo thành cộng đồng Việt Nam tại hải ngọai và mang theo những bản hùng ca đó. Trên trang mạng có người ghi tên tác giả bản Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu là Lê Kim Hoa, một cái tên rất xa lạ với giới thưởng thức nhạc.

Đối với một bản hùng ca hay như vậy mà tên tác giả hầu như là vô danh vì sau đó không thấy Lê Kim Hoa viết thêm bài nào khác nữa.

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng năm nay trên 80 tuổi, hiện sống tại Quận Cam tiết lộ rằng Lê Kim Hoa là bút hiệu của Tô Kiều Ngân. Lê Kim Hoa là tên người yêu của thi sĩ họ Tô. Ông đã mất vào 20/10/2012 tại Sài Gòn.

Cách đây hơn mười năm, tình cờ ngồi nói chuyện văn nghệ với nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu (đã mất) đã từng làm việc trong Cục Chính Huấn thì ông cho biết rằng tác giả của bản Cờ Bay là hai người : thi sĩ Tô Kiều Ngân và nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân.

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân làm việc trong Phòng Văn Nghệ Cục Chiến Tranh Tâm Lý- còn gọi là Cục Chỉnh Huấn. Trong nhóm nhạc sĩ này có Trầm Tử Thiêng, Đỗ Kim Bảng, Ngô Mạnh Thu…

Ca sĩ Mai Hương bảo rất thích bản Cờ Bay Cờ Bay và chị còn nhớ rõ lời ca vì thời đó chị đã hát hợp ca bản này cũng như những bản hùng ca khác trên đài phát thanh Sài Gòn.

Bài hát có nét nhạc tươi sáng, lời ca hùng hồn mà thắm thiết tình cảm. Mấy câu “Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu, hồi sinh rồi này mẹ này em... anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, vang câu hát tự do” vẫn là nét đặc biệt của các ca khúc thuộc chế độ VNCH đầy chất nhân bản. Có vẻ như là một bài thơ phổ nhạc hoặc là sự cộng tác của một nhà thơ với một nhạc sĩ, cảm hứng từ một chiến công để viết thành bản hùng ca hay nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và còn lưu truyền bên này hải ngọai.

Đầu năm 2015, trong hoàn cảnh đất nước tụt hậu, tham nhũng tràm lan dưới sự cai trị của độc tài Cộng sản Việt Nam thì chính nghĩa của tự do, dân chủ càng ngời sáng với lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay mọi thành phố có đồng hương Việt Nam cư ngụ. Mời quí vị nghe lại bản Cờ Bay Cờ Bay và xin vinh danh tác giả của nhạc phẩm là thi sĩ Tô Kiều Ngân và nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân.

 

   Sưu tầm: Hoàng Phan   

Xem thêm...

NHỮNG MẢNH ĐỜI XE KÉO

NHỮNG MẢNH ĐỜI XE KÉO

Một lần vào kho đạo cụ của Hãng phim truyện VN, tôi kéo thử chiếc xe kéo tay (thường gọi là xe tay) được phục chế nguyên bản để làm phim. Chỉ một đoạn tôi đã toát mồ hôi vì nó quá nặng, và chợt ngẫm đến thân phận những người phu xe.


Người phu bên chiếc xe tay. ẢNH: T.L

Uống nước sái thuốc phiện để có sức kéo

Phương tiện giao thông của thị dân Hà Nội cuối thế kỷ 19 là xe ngựa, cáng (như cáng cứu thương ngày nay do 2 người khiêng, khách đi xa có thêm 2 người nữa để thay phiên nhau khiêng), xe bò đẩy (xe bằng gỗ có 1 bánh, hai càng do một người kéo một người đẩy). Quan phủ oai hơn, đi công cán họ ngồi võng hay kiệu, có lính khiêng.

Khi Pháp chiếm Hà Nội, năm 1883, xe ngựa không thể chở người Pháp đi lại trong phố vì đường chật chội do hàng quán lấn chiếm. Họ cũng không thể ngồi cáng vì sức hai người Việt chỉ khiêng ông Tây một đoạn là phải nghỉ. Lại càng không thể ngồi xe đẩy vì chỗ ngồi không đủ rộng cho mông ông Tây bè bè.

Người Pháp loay hoay tìm kiếm một phương tiện khác giúp họ dễ dàng di chuyển nhưng chưa được. Năm 1884, Công sứ Hà Nội là Bonnal sang Nhật và ông này đã mang về 2 chiếc xe tay. Xe Bonnal mang về là xe hòm, bánh bằng sắt. Nhiều công chức Pháp cũng muốn có xe riêng đi làm, vợ con họ cũng muốn có một cái đi chợ. Nắm được nhu cầu ấy, viên quan thuế nghỉ hưu Leneven đã nhập xe từ Nhật và Hồng Kông về cho thuê. Từ đó sinh ra phu xe, phần lớn ở quê ra.
 
Xe keo tay,  nguoi phu xe anh 1
 
Phu xe người Việt kéo một người lính Pháp, khoảng những năm đầu thế kỷ 20. Ảnh tư liệu

Leneven cho phu ăn mặc như lính triều đình: quần túm ống, quấn xà cạp, đội nón chóp. Vì bánh sắt nên trọng lượng của xe rất nặng, nhất là với phu trung tuổi; có ông Tây to béo khiến phu phải lấy hết sức ghìm càng xe xuống đất. Kéo cuốc xe được mấy xu mà bã người. Và trong cuốn hồi ký Đông Dương ngày ấy 1898 -1908, viên quan thuế Claude Bourrin từng sống ở Hà Nội kể lại chuyện ông ta phát hiện ra phu kéo xe tay trung tuổi phải uống nước có sái thuốc phiện mới đủ sức kéo.

Thấy xe nhập quá đắt, năm 1890, Công ty Verneuil et Gravereand ở phố Rialan (nay là Phan Chu Trinh) đã tự sản xuất xe. Họ làm xe bánh sắt và xe bánh bọc cao su. Xe bánh sắt giá rẻ bán cho các tỉnh quanh Hà Nội. Để xe nhẹ bớt, công ty này tiếp tục cải tiến, chỗ ngồi thấp hơn, có dù che nắng mưa, bánh sắt được thay bằng cao su đặc nên đi êm hơn, nhẹ hơn. Tuy nhiên khung xe làm bằng gỗ tốt, càng xe vẫn dài nên xe vẫn nặng, để có sức kéo, phu lớn tuổi vẫn phải uống nước sái thuốc phiện.

 
Ngồi xe tay ban đầu là người Pháp, công chức, nhà giàu và me Tây. Sợ thiên hạ nghĩ mình là me Tây, con gái nhà lành không dám ngồi xe này. Sau này, các cô mới sử dụng mà cũng chỉ đi xe bánh sắt để phân biệt với đám me Tây chuyên đi xe bánh cao su.

Việc mở mang các tuyến đường giao thông được chính quyền thành phố làm khá nhanh, tính đến ngày 1.1.1902, Hà Nội có 52 km đường, trong đó hơn 10 km đã rải đá và đây là yếu tố làm tăng nhanh số xe kéo tay. Theo báo cáo thông qua quyết toán thuế do Đốc lý Baille ký ngày 10.1.1902, số tiền thuế xe tay thành phố thu được năm 1897 là 26.530 đồng, năm 1898 là 32.165 đồng, năm 1899 là 40.450 đồng và năm 1901 là 43.370 đồng. Trước đó, ngày 15.3.1892, Đốc lý Beauchamp ký mức thuế 1 năm cho một chiếc xe tay là 60 đồng. Năm 1897 Hà Nội có 442 xe và đến năm 1901 là 728 chiếc. Thu thuế xe tay còn cao hơn 2 lần rưỡi thuế đánh vào lò mổ và kém tí chút thuế chợ. Cho thuê xe tay phất nhanh nên nhiều chủ người Việt lao vào mở hiệu và sản xuất như: Hữu Tam Đồng ở Hàng Buồm, Nguyễn Huy Hợi ở phố Hàng Chiếu. Khi Bưu điện Hà Nội có bưu chính, bưu tá nhận thư từ trung tâm là có xe tay đưa đi các phố giao.

Phóng sự tôi kéo xe rúng động Hà Thành

Đầu những năm 1930, giao thông công cộng Hà Nội thay đổi đáng kể, đường xe điện kéo dài hơn, số xe hơi và xe đạp tăng lên. Thế nhưng, số xe tay vẫn lên tới gần 3.000 chiếc. Công việc của phu xe nặng nhọc nhưng thu nhập lại không đáng là bao, bị chủ xe ăn hết. Từ phu chuyên nghiệp thuê cả ngày đến kẻ làm thêm chỉ thuê vài tiếng đều phải trả tiền trước. Trả chậm vài phút bị phạt, xe va quệt phải đền rất cao nên nhiều phu chạy quanh năm không trả hết nợ. Cực khổ mà chẳng biết kêu ai.

 
Năm 1931, một phu xe đang chở khách đuối sức đã gục chết giữa đường. Chuyện đó khiến trái tim nhà báo Tam Lang rung động. Ông quyết định thuê xe đóng vai phu để viết lên sự thật. Nhiều lúc ông chạy cả đêm để hiểu kiếp phu xe nhọc nhằn, khốn nạn thế nào. Ông kéo xe đến phố “Vợ Tây” (phố có nhiều phụ nữ Việt lấy lính và sĩ quan Pháp đóng trong thành, nay là Phó Đức Chính) chầu chực chở khách đi chợ. Ông cũng lăn lộn ở xóm Bãi Cát (khu vực An Dương và Phúc Xá hiện nay) nơi có nhiều phu thuê trọ để tìm hiểu. Và ông đã phát hiện họ thường xuyên phải vay nặng lãi trả tiền thuê xe.

Ông cũng tận mắt chứng kiến phu chết mà những kẻ trọ cùng không biết chôn ở đâu vì không có tiền mua đất, đành vùi xuống dải cát ven sông Hồng chờ nước dâng lên cuốn xác đi. Và rồi vợ họ đẻ con không làm được khai sinh, người lớn không giấy tờ. Phóng sự điều tra Tôi kéo xe được đăng tải trên Hà Thành ngọ báo năm 1932 đã thức tỉnh những người có lương tâm trong xã hội lúc bấy giờ. Phu xe kéo tay cũng trở thành đề tài cho nhiều nhà văn và tiêu biểu là truyện ngắn Người ngựa, ngựa người của Nguyễn Công Hoan đăng báo lần đầu tiên cũng trong năm này gây chấn động như phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang.

Dưới bút danh Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu nhận định trên báo Loa: “Tôi kéo xe được Tam Lang thu góp chất liệu sống cực khổ, nhọc nhằn của phu xe kéo”. Còn Hoài Thanh viết trên Tiểu thuyết thứ bảy: “Tôi kéo xe vẫn là tập phóng sự giá trị. Tác giả đã làm cho ta nghe thấy những điều ở ngay trước mắt ta, bên tai ta, mà ta không nghe thấy…”.

Hơn 10 năm sau khi phóng sự Tôi kéo xe ra đời, Hà Nội không còn bóng dáng xe tay. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2.9.1945, một sắc lệnh xóa bỏ xe tay được chính phủ lâm thời ban hành, chấm dứt hoàn toàn phương tiện mà Công sứ Bonnal gọi là “Văn minh phương Đông” sau nửa thế kỷ tồn tại.

Nguyễn Ngọc Tiến / Theo: dangnho
 
----------------

Cơ cực những người kéo xe bò

Nghèo, nhiều người nghèo. Khổ, lắm người khổ. Nhưng không hiểu có phải tại cái khí chất cổ kính nơi đây đã ngấm vào máu thịt từng người, khiến cho mỗi mảnh đời người dân làm cái nghề kéo xe này như là một trang trong cuốn sách nhuốm màu thời gian nơi cố đô.

Trong nhịp sống tất bật của phố phường hiện đại, vẫn có những người lao động nghèo dựa vào một nghề mà không phải ai cũng đủ sức làm. Đó là nghề kéo xe bò.

Ở Huế, hình ảnh người lao động dùng sức kéo chiếc xe bò vận chuyển: sắt thép, gạch, cát, phế liệu… không hiếm. Họ như lọt thỏm giữa sự qua lại đến chóng mặt của những phương tiện hiện đại.

“Nhiều người nói cái loại này ở nông thôn để cho bò kéo. Nhưng ở thành phố, lấy đâu ra bò? Nếu có bò thì ai mà kéo giữa phố? Nghèo quá, hai vợ chồng tui giờ sống dựa cả vào hai cái xe này đây”, anh Trần Văn Cường, nhà ở phường Phú Hiệp nói.

Cũng như anh Cường, anh Lê Thanh cũng có một chiếc xe bò để “làm ăn”. Công việc của anh là đi thu mua phế liệu. Anh cho biết hàng ngày phải kéo xe đi cả 10 - 20 cây số, len lỏi vào các hang cùng ngõ hẻm, “gõ cửa” từng nhà để hỏi mua những thứ người ta bỏ đi như lon bia, chai nhựa, sách báo cũ, bìa các tông…

Anh Thanh đang gồng mình kéo xe phế liệu trên đường Hà Nội, đã thấm mệt nên khi chúng tôi hỏi chuyện anh cũng dừng lại. Gạt mồ hôi chảy thành dòng trên trán, Anh nói: “Muốn mua được nhiều mình phải vòng vèo, luồn lách vào các kiệt, các ngõ. Cái xe bò này nhỏ nên cũng thuận tiện lắm, lại vận chuyển được nhiều”.

Những người như anh Thanh đi thì nhiều thế, vất vả là thế, nhưng mỗi ngày trung bình anh cũng chỉ thu nhập khoảng 30.000 đồng, hôm nào nhiều thì được 50.000 đồng.

Còn với những người như chị Thu, anh Vinh thường xuyên kéo cát, gạch thì “phải có mối quan hệ với mấy người làm công trình, xây dựng nhà cửa, cầu đường… Khi nào có việc, họ cần thì họ gọi mình. Công việc này vừa thất thường, thu nhập lại vừa bấp bênh”.

Nghèo, nhiều người nghèo. Khổ, lắm người khổ. Nhưng không hiểu có phải tại cái khí chất cổ kính nơi đây đã ngấm vào máu thị từng người, khiến cho mỗi mảnh đời người dân làm cái nghề kéo xe này như là một trang trong cuốn sách nhuốm màu thời gian nơi cố đô.

 Cơ cực những người kéo xe bò - 1
Ngược xuôi kiếm sống

Cơ cực những người kéo xe bò - 2

Càng xe bò cao ngang đầu người mua bán phế liệu

Cơ cực những người kéo xe bò - 3

Công việc kéo xe bò không phải ai cũng làm được, nhất là khi họ là phái yếu. Thế nhưng hàng ngày những người như chị Tiến, chị Thu lại mong mình được “đi cho mòn dép”.

Cơ cực những người kéo xe bò - 4

Sau buổi chiều làm việc xong, với công việc là kéo vật liệu xây dựng cho một công trình đang xây dựng, hai vợ chồng này lại… kéo nhau về nhà

Cơ cực những người kéo xe bò - 5

Bố mẹ đi làm về, những đứa trẻ ở phường Phú Hiệp lại chơi đùa bên chiếc xe bò.

 

Nguyễn Thành Chung

============

Nghề kéo xe tay

ANTĐ - Cách đây hơn nửa thế kỷ, hình ảnh người đàn ông rách rưới, còng lưng kéo xe hai bánh trên phố bụi lầm trong trang viết của Nguyễn Công Hoan đã gợi bao nỗi xót xa của kiếp “ngựa người”. Hôm nay tôi lại gặp những người đàn ông lam lũ gồng mình kéo càng xe tất tả trong các ngõ phố Hà Nội. Nhưng giữa thời kinh tế kỹ thuật số, tự động hóa máy móc đại công nghiệp thì hình ảnh đó lại là góc ấm của những mảnh đời cần lao chân chính.
 
Nghề kéo xe tay ảnh 1
 

Những "chú kiến" nhỏ trên đường phố

Lần đầu tiên tôi phải làm “quản đốc” xây dựng vì bố vợ làm nhà. Suốt đời sống dựa, nay tự mua được xe gạch Hương Canh sát giá, thấy mình thật oai hùng. Nhưng về đến ngõ “ruột gà” mới ngã ngửa: ôtô không vào được, tiền thuê cửu vạn bốc xe gạch đi cả cây số thì “phá sản”. Tôi phân bua, cô chủ hàng Vật liệu xây dựng (VLXD) khoảng 30 tuổi béo như Bao Công, bật cửa Cabin nhảy ụych xuống đất cười, nói: “hàng của em chất lượng, giá rẻ vận chuyển đến tận công trình, lần sau mua hàng, đến nhá!”. Lập tức “con” Camaz lùi đuôi, dựng mốc đổ gạch xuống mép đường. Và như trong phim, từ đâu 7- 8 chiếc xe cải tiến hai càng cùng những người đàn ông thoăn thoắt quay đầu, chống xe, bốc xếp, đóng bẩng và túm hai càng, chạng chân, cắm đầu vun vút lao đi. Họ rẽ ngoặt, tăng giảm tốc độ, tránh ổ gà, mồm tự hú còi cực kỳ điệu nghệ. Họ di chuyển 4-5 tạ gạch đồ sộ trong ngõ cứ những các “nghệ sỹ”. Cô chủ “Bao Chửng” tựa ghế, chéo chân làm bàn, ghi sổ, đánh dấu từng chuyến, từng người, mồm phì phèo thuốc lá. Chừng một tiếng xe gạch đầy đã chuyển đến tận nơi. Mồ hôi quyện bụi gạch bám vai áo, tóc tai những bác phu xe quê mùa. Họ nhận tiền, dựng cao càng xe bám nhau chạy bon bon trên phố chiều lẫn tiếng cười mãn nguyện của cuộc mưu sinh lương thiện.

Những người đàn ông kéo xe cải tiến hai càng ấy dễ đến nghìn người đang có mặt khắp thành phố ở bất cứ nơi nào có xây, sửa nhà, đổ rác cứng, phế thải... Họ được tổ chức do các chủ bán VLXD quản lý, điều hành. 

Trong muôn vạn nghề  của thời Kinh tế thị trường, với đại công nghiệp máy tính, kỹ thuật số thì vẫn còn một  nghề thô sơ cách hàng thế kỷ nay đã hồi sinh giữa lòng thành phố.

Mồ hôi đổi lấy nụ cười

Ngà, cách đây 4 năm là con một gia đình thợ xây ở Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy nhưng giờ cô đã là một chủ buôn bán VLXD với hàng tỷ đồng vốn. Cũng bởi nhu cầu, kiến thiết của nhiều giới trong xã hội đang tăng vùn vụt, từ một phụ xây, chỉ trỏ cô đã thành một chủ buôn. Và bán hàng chiều khách thì phải phục vụ tân nơi. 

Ngõ ngách Hà Nội thì bé, phố phường cấm xe to thế là các chủ buôn VLXD phải “tái sinh” những chiếc xe kéo tay. Mỗi chủ có 1- 2 tổ xe, mỗi tổ 10-15 người. Dân kéo xe phải “thiện chiến” cơ động và trung thực. Hội, một tay xe chuyên nghiệp người Đan Phượng - Hà Nội nói: Vào nghề đơn giản - có sức khỏe, nhờ người “bảo lãnh” với chủ hàng và  có một chiếc xe 2 càng... Đó là xe cải tiến thùng gỗ, dung tích chừng nửa m3, 1 trục sắt ngang nối 2 bánh dã chiến và 2 càng dài 1,6m, lắp 2 ổ bi ngoại, nan hoa tốt, vành bánh căng tròn, thế là đủ chất lượng cho một đoạn đường khó nhọc. Mua nó thì lên Trạm Trôi, Hà Tây cũ, giá 1.700.000đ đến 2.000.000đ/ chiếc tùy loại. Hoặc mua ngay tại số 86 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Buồn vui của nghề cũng dản dị như chính cái xe vậy, kiếm tiền chủ yếu bằng mồ hôi, cơ bắp. Ông Bẩy - tay kéo già đời qua nhiều nghề nhận xét: So với bốc vác, xe thồ, xây dựng và xích lô thì nghề xe tay nặng nhọc nhất. Với 3- 4 tạ hàng, chỉ có 2 ổ bi hỗ trợ, còn lại là sức người. Địa bàn là ngõ, ngách. Mà, ngách Hà Nội thì xe đạp cũng khó tránh nhau. Cầu cống, dốc, ổ voi, tất cả đều dùng sức mà vượt. Vì vậy người kéo luôn phải cúi mặt lấy đà, mắt khẽ ngước, miệng hú thay chuông, đường xa, lắm dốc, nhiều hố, các xe phải “đá nhau” (là đi từng nhóm, dùng sức tập thể vừa kéo vừa đẩy). Chuyến hàng dài nhất cũng chỉ 2km, nhưng chỉ 2, 3 chuyến thì dù trời lạnh đến đại hàn mồ hôi cũng vã như tắm. Tổ kéo nhà ông Tiến (Hoàng Quốc Việt), có thanh niên 19 tuổi, sau 3 năm kéo xe, nay lưng gù, vai nhọn như mũi tên, tay dài như tay vượn. 

 Nghề kéo xe tay | Báo điện tử An ninh Thủ đô

Hàng năm, cao điểm của nghề là tháng 10 đến cuối năm, ai cũng lo xây, sửa nhà đón Tết, các phu xe căng mình “chạy sô”, có ngày một người chạy 25 chuyến. Nhiều lúc mệt, cố làm không phải vì tiền mà vì đáp ứng thời gian cho chủ. 

Và những rủi ro

Có bác kéo xe nặng, ngoài hai tay còn phải buộc dây quàng qua vai lấy thêm lực kéo. Lên dốc, sức kiệt, xe lùi quật ngã cả người, gẫy chân, vỡ đầu. Chuyện chở nặng, quá tải va vào phương tiện khác hỏng xe, đền người, đền hàng cũng không hiếm. Mà cái nghề này, nhiều khi phải đi làm ban đêm, để tránh phương tiện. Ban ngày thì chỉ có đi vào buổi trưa, chứ nếu đường đông lớ ngớ, gây tắc đường có mà bị phạt, thu giữ xe như chơi, kéo xe cả tháng chả đủ tiền bù lại. Nói như ông Bẩy: để kiếm sống thì nghề nào cũng có rủi ro, tai ương, làm người tránh sao được. Điều quan trọng là gắn bó với nghề lương thiện, không trái đạo đức, phù hợp khả năng, điều kiện, cho mức thu nhập ổn định, đủ sống và giữ được tình người là tốt!

Kéo xe là nghề sẵn việc cho người lao động tỉnh lẻ tại Hà Nội mà dân lao động chân tay ai cũng thèm, vì ngoài nhu cầu xây dựng của xã hội, họ được chủ hàng kiếm việc, phân công nên không bị cạnh tranh, may rủi. Nghề kéo xe tay có nhiều điểm an tâm hơn xích lô, “xe ôm”, phụ nề, bốc vác, không bị cấm đường và tranh cướp, nên nghề này lúc nào cũng thư thái. Thu nhập theo chuyến với giá thấp nhất từ 30-50 nghìn đồng/chuyến tùy theo nặng nhẹ, xa gần mà tính. Bình quân mỗi người được 3 đến 5 triệu đồng/tháng, trừ ăn uống thuê trọ (trọ phòng tập thể) khoảng  gần 2 triệu, còn lại đem về quê.

360 độ mưu sinh (3)

Cuộc sống hiền hòa đó đã thắp lên những ngọn lửa tình người cảm động. Đó là ở phường  Dịch Vọng (Cầu Giấy). Ngày nào người ta cũng thấy người đàn bà hỏng một mắt kéo xe cùng người đàn ông mù hai mắt đẩy phía sau. Họ sống kín đáo, lặng lẽ, tình cảm, chiụ khó và cẩn thận, có sức khoẻ nên thu nhập không kém đồng nghiệp. Cuộc sống chắt chiu giúp họ nuôi dược 2 con ăn học và mẹ già chốn quê đủ sống. 

Tình yêu lao động chân chính và nghị lực đã không biến họ thành những kẻ trông vào sự bố thí xã hội hay phải làm những việc trái đạo đức. Có lẽ chỉ nghề kéo xe tay mới có thể bao dung được những mảnh đời như thế.

 

Nguyên Thy sưu tầm

 

 

 

 

Xem thêm...

NHẤT DƯƠNG CHỈ, NHỊ THIÊN ĐƯỜNG

NHẤT DƯƠNG CHỈ, NHỊ THIÊN ĐƯỜNG

Người miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến thập niên 1970 đều biết đến thương hiệu “Nhị Thiên Đường” của nhà thuốc cùng tên trên đường Triệu Quang Phục, Chợ Lớn. Ngày nay nhà thuốc Nhị Thiên Đường không còn mà tên chỉ còn được nhớ đến qua cây cầu Nhị Thiên Đường ở quận 8.


Sách Vệ sanh chỉ nam

Các cuốn sách Nhị Thiên Đường – Vệ sanh chỉ nam in hàng năm từ 1920 đến 1939, do nhà in Imprimerie Nguyễn Văn Của, 13 rue Lucien Mossard, Saigon được chủ nhân nhà thuốc Nhị Thiên Đường nhờ in cho ta nhiều thông tin về chủ nhân và hoạt động của nhà thuốc này. Sách Vệ sanh chỉ nam được phát không cho mọi người từ thành thị đến nông thôn và rất được ưa chuộng ở các bến xe lục tỉnh. Bài này dựa vào một số các sách Vệ sanh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Quốc gia Việt Nam may thay còn giữ lại.

Ông chủ nhân Vi Thiều Bá là người quen biết khá nhiều các nhà văn, nhà báo ở Sài Gòn và Chợ Lớn như các ông Nguyễn Kim Đính (chủ nhiệm Đông Pháp Thời Báo), Lê Hoằng Mưu (tác giả Hà Hương Phong nguyệt, Oan kia theo mãi), Nguyễn Chánh Sắt (chủ bút Nông Cổ Mín Đàm và tác giả nhiều tiểu thuyết như Nghĩa hiệp kỳ duyên, Tài mạng tương đố, Gái trả thù cha, Lòng người nham hiểm), Hồ Biểu Chánh (tác giả Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời…).

Ngay trong các sách Vệ sanh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng in các truyện đã xuất bản trên các nhật báo hay đã in thành sách trước đó, cho khách mua thuốc hay người vãng lai xem vì tiểu thuyết lúc bấy giờ rất thịnh hành, như truyện của nhà văn Nguyễn Chánh Sắt Nghĩa hiệp kỳ duyên đăng lần đầu trên báo Nông Cổ Mín Đàm, rồi được nhà thuốc Nhị Thiên Đường in cho khách hàng.

Tờ Đông Pháp Thời Báo (1.7.1925) cũng đăng thông tin nhà văn Hồ Biểu Chánh cho phép in tiểu thuyết Tình mộng trong sách Vệ sanh chỉ nam (1925), xen kẽ với các toa thuốc. Đây là hình thức quảng cáo thuốc rất sáng tạo.

Trong sách Nhị Thiên Đường (1931) dày 336 trang, hai trang đầu có in hai bằng khen do Hoàng đế An Nam và vua Cam Bốt tặng ông Vi Thiều Bá (tự Vi Khai) chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn và Nam Vang. Ảnh phải: lương y Vi Tế Sanh, người bào chế các thuốc và sáng lập Nhị Thiên Đường ở Quảng Đông (trên đường Đại Tân), nội tổ của ông Vi Thiều Bá.

Nhà in Imprimerie de l’Union, sau này là nhà in Nguyễn Văn Của (13 rue L. Mossard, Nguyễn Du ngày nay) có in các sách truyện mà tiệm Nhị Thiên Đường ở 47 rue de Canton cho in để quảng cáo thuốc.
Ngoài ra còn có một tiệm nhánh của Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn là số 38 rue de Canton, gần đối diện trụ sở số 47.
Theo cuốn Vệ sanh chỉ nam (1925) thì tiệm thuốc Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn là tiệm nhánh của tiệm thuốc Nhị Thiên Đường ở Quảng Đông, thành lập ngót 100 năm (từ năm 1925) qua ba đời. Người đầu tiên là ông Vi Tế Sanh đã qua Nam kỳ nên biết phong thổ vùng nhiệt đới, khi về lại Quảng Đông, ông lập ra nhà thuốc Nhị Thiên Đường.
Đến năm 1938 thì nhà thuốc Nhị Thiên Đường đã có các tiệm ở Quảng Đông, Hương Cảng, Thượng Hải, Bangkok, Singapore, Java, Nam Vang, Hà Nội và Chợ Lớn. Dầu Nhị Thiên Đường cũng được biết tiếng ở các nơi này, hơn xa loại dầu Tiger Balm xuất xứ Miến Điện và Singapore. Ngày nay thì dầu Tiger Balm nổi tiếng ở Đông Nam Á nhưng dầu Nhị Thiên Đường đã biến mất.

Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường 47 rue de Canton (Vệ sanh chỉ nam, 1929).

Nội dung trong sách Vệ sanh chỉ nam của Nhị Thiên Đường Đại Dược Phòng có hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, chữa các thứ bệnh và truyện vui hay tiểu thuyết giải buồn. Lời tựa Vệ sanh chỉ nam có các ông Nguyễn Kim Đính, chủ nhiệm (tổng lý) tờ Đông Pháp Thời Báo, đại biểu Hội đồng thành phố Saigon, ông Nguyễn Chánh Sắt và Nguyễn Tử Thức. Ông Sắt có viết như sau:
… Nhà thuốc Nhị-Thiên-Đường là một nhà thuốc rất to tác trong dược-giới bên cỏi Á-Đông nầy, thuốc chế đã tinh-anh mà giá bán lại rẻ, danh tiếng vang lừng khắp trong hoàn-võ; đối với văn minh xã hội trong thế kỷ hai mươi nầy thì cái công lao cũng chẳng nhỏ.
Nay ông chủ tiệm Nhị-Thiên -Đường chẳng nài hao tốn mà in ra quyển Vệ Sanh Chỉ Nam nầy thì tiện lợi cho xã hội là dường nào; người chưa bịnh thì biết chổ mà dự phòng, kẻ có bịnh lại biết thuốc hay mà điều trị…

Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường năm 2020, 47 Triệu Quang Phục, quận 5 (ảnh của tác giả).

Ông Nguyễn Kim Đính cho biết đầu năm 1925 ông đánh ăn trộm rồi bị người nhà đánh lầm vào lưng bất tỉnh nhân sự, ông đã uống thuốc Tây đủ loại nhưng không giảm được đau, đi đứng hay nằm không yên. Ông Vi Thiều Bá nghe tin đến thăm, cho người về tiệm lấy 4 viên “Vi-Tế-Sanh Trật Đã Hườn” nói với ông Đính là uống 4 viên sẽ hết. Ông Đính ngâm 4 viên thuốc với nửa chai rượu cognac, rồi lớp thoa lớp uống, đau giảm và đi đứng lần mạnh mẽ như xưa.
Phần quảng cáo trong sách, có đăng nhiều thơ cảm tạ từ khắp lục tỉnh (Gia Định, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cái Bè…) ngay cả Trung kỳ, Bắc kỳ, Cam Bốt và từ Lào gởi về nhà thuốc. Ông Trần Quan Tịnh, soạn giả gánh cải lương Sĩ Đồng Ban cũng có viết thơ năm 1923 cám ơn và khen tặng sự hiệu nghiệm của các liều thuốc mà ông đã dùng khi lưu diễn ở lục tỉnh.

Ông Vi Thiều Bá.

Nhà văn Lê Hoằng Mưu cũng có viết thơ cho ông chủ tiệm thuốc Nhị Thiên Đường khen cuốn Vệ sanh chỉ nam và thuốc của nhà thuốc Nhị Thiên Đường tốt, có kết quả so với các loại thuốc của các đông y khác, không nguồn gốc, bán dạo ở nhiều tỉnh thành. Sau đây là một trong các căn bịnh và loại thuốc trong sách Vệ sanh chỉ nam trị được:
Hoàng-hậu bảo dưỡng hoàn
Thứ thuốc hườn nầy vãn là thuốc của trào nhà Minh Châu-Thái-Tổ ngự chế; Ngài dùng những tran phẩm dược liệu mà chế ra, để trong cung dùng; nên mới gọi là Hoàng-hậu bảo dưỡng huờn.
Ông Y-học-sĩ Vi-tế-Sanh của Bổn-đường tìm được phương thuốc rất quí nầy, nên người phải bổn thân chịu nhọc, đi tìm cho được các thượng hạng dược liệu, rồi cứ tuân theo phép chế luyện ra để mà cứu chúng giúp đời, cho khỏi phụ lòng của chư tôn huệ cố bấy nay…
Ít biết hơn là nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng có làm xà bông. Khác với xà bông thường, “xà bông vệ sanh” trị được vi trùng, tắm rửa giặt đồ hay rửa mặt sẽ trị được mụn độc, ghẻ lở.

Tranh minh họa thông báo thưởng 500 đồng cho ai bắt kẻ gian giả mạo thuốc Nhị Thiên Đường (trái) và dầu Nhị Thiên Đường (phải).
 
Sách Vệ sanh chỉ nam cũng cho ta biết thuốc của nhà thuốc Nhị Thiên Đường vì tiếng tăm hiệu nghiệm đã bị nhiều người làm giả mạo. Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường kêu gọi mọi người phòng hờ thuốc giả khi mua và nên coi kỹ nhãn hiệu có hình ông Phật Mập là nhãn hiệu cầu chứng của Nhị Thiên Đường.

Tiệm Nhị Thiên Đường còn rao thưởng 500 đồng (khoảng 200 triệu ngày nay) cho ai bắt kẻ giả mạo thuốc.
Theo lời đăng của ông Nguyễn Thiện Ý trong Vệ sanh chỉ nam (1925) thì tờ Lục Tỉnh Tân Văn (7.7.1930), Opinion (3.7.1930) và tờ Dân Quốc Nhựt Báo (11.7.1930) có đăng bản án của tòa xử vụ ông Vi Khai (Vi Thiều Bá) kiện ông Trương Xuyên chủ tiệm Nhị Ngươn Đường (hay Nhị Thái Đường) vào năm 1928. Tòa xét là chữ Thái giống chữ Thiên và ve hộp cũng có ông Phật giống như dầu Nhị Thiên Đường nên tuyên ông Trương Xuyên phải bồi thường cho ông Vi Khai 10.000 đồng thiệt hại.

Cầu Nhị Thiên Đường ngày xưa.

Bắt đầu từ thập niên 1950, thuốc bắc nói chung không còn phổ thông như trước và tiệm thuốc Nhị Thiên Đường chỉ được biết nhiều qua dầu Nhị Thiên Đường. Nay thì tòa nhà 47 Triệu Quang Phục với dáng dấp hiệu thuốc từng nổi tiếng khắp Nam Kỳ nói riêng và Đông Dương nói chung vẫn còn đó, nhưng hồn xưa giờ ở đâu?
 

Dầu Nhị Thiên Đường, Thần Dược Trị Bá Bệnh Của Một Thời

 
Những chai dầu Nhị Thiên Đường (Ảnh tư liệu)

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.

Thời bao cấp xuất hiện những chai dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.
Khi còn học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”, bốn câu sau lúc đó chưa biết là gì, chỉ biết hai câu đầu.
Nhất dương chỉ là môn võ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm lòng.
Dầu Nhị Thiên Đường còn phổ biến hơn vì phụ nữ, nhất là các cô, các bà lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu màu nâu đỏ mang nhãn hiệu ông Phật mập này.
Dầu xài mọi lúc, mọi nơi
Tôi hồi nhỏ vẫn được bà thỉnh thoảng nhờ ra tiệm tạp hóa mua dầu Nhị Thiên Đường mỗi khi hết.
Rất khó quên cái cảm giác cầm về hộp giấy vuông vức, lấy chai dầu đưa cho bà, còn hộp giấy và tờ hướng dẫn sử dụng chữ nhỏ li ti thì gỡ ra liệng vô sọt rác. Hãng sản xuất luôn kèm tờ hướng dẫn gấp nhỏ cuộn sẵn trong khi người dùng chẳng mấy khi xem vì đều biết rõ cách dùng từ lâu.
 
Dầu Nhị Thiên Đường lúc đó được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh” vì hễ khó ở là người ta lấy ra xài.
Đau đầu lấy ra thoa hai thái dương, ho thoa cổ, đau bụng thoa chỗ bao tử, cảm lạnh sổ mũi thoa hai lỗ mũi, cần cạo gió thì thoa lưng, đau cơ đâu thoa đó.
Cần xông hơi khỏi cần kiếm lá xông chi mắc công, nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi là xong, chẳng may trúng thực cũng cho vài giọt vào ly nước nóng uống. Thậm chí côn trùng cắn, dị ứng cũng thoa, rồi mèo cào, gai xước, chảy máu thì dầu xài như thuốc sát trùng hay cồn y tế.
 
Đến mức sâu răng cũng lấy cây tăm quấn miếng bông gòn thấm dầu chấm vào chỗ đau nhức… thì đúng là xài dầu đã thành… nghiện.
Nhiều người miền Bắc rất ngạc nhiên khi thấy người miền Nam, kể cả nam giới thường hay bỏ trong túi một lọ dầu nước như một thứ bửu bối phòng thân khi ra đường. Đó là thói quen dùng dầu gió rất khó bỏ một thời.
 
Hướng dẫn sử dụng dầu Nhị Thiên Đường.
 
Một thời vang bóng
Dầu Nhị Thiên Đường là sản phẩm của nhà thuốc Nhị Thiên Đường của người Quảng Đông do gia đình họ Vi sáng lập.
Ban đầu chỉ xuất hiện ở những khu vực có người gốc Quảng Đông ở Chợ Lớn, sau lan dần ra vì người Việt dùng rất nhiều, đây là một trong những sản phẩm rất lâu năm ở Việt Nam, có cơ sở khác ở Malaysia, Singapore...
Tại Chợ Lớn, nhà thuốc đặt ở 47 Canton, sau này là Triệu Quang Phục. Trong cuốn niên giám Đông Dương 1933-1934 còn ghi lại rõ ràng: Nhị Thiên Đường Pharmacie asiatique 47 rue de Canton, Telephone no 58 Directeur Vi-Khai Chợ Lớn.
Sản phẩm chủ lực ban đầu của nhà thuốc Nhị Thiên Đường là ngoại cảm tán, một loại thuốc trị cảm rất hiệu nghiệm, bán rất chạy. Ngoài ra còn dầu, gồm hai loại: dầu gió nước và dầu cù là cùng mang tên Nhị Thiên Đường.
Giai đoạn đầu dầu cù là bán được, vì lúc đó người miền Nam ưa dùng dầu cù là, trong đó có hiệu Mac Phsu do người Myanmar (còn gọi là người Cù Là) sinh sống ở Việt Nam bán.
Dầu cù là Mac Phsu cũng đi vào câu đồng dao “Bòn bon sicula, bánh tây sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu” cho thấy sản phẩm cũng rất được ưa chuộng nhưng sau này nhiều người thích chuyển qua xài dầu gió dạng nước hơn và đó cũng là lúc dầu Nhị Thiên Đường lên ngôi, bán khắp cả Đông Dương.
Thậm chí đã có lúc từ Nhị Thiên Đường được dùng để nói về dầu gió, tương tự như Honda được dùng để nói về xe máy. Mãi sau này Nhị Thiên Đường mới có một đối thủ xứng tầm là dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín.

Cây cầu mang tên Nhị Thiên Đường
 
Bên bờ kênh Đôi thuộc quận 8, trên trục lộ giao thông từ Sài Gòn đi Long An có một cây cầu bắc qua được xây từ năm 1925 bởi nhà thầu Vallois-Perret.
Cầu có nhiều nét kiến trúc rất đẹp, đặc biệt ở phần ban công thép và các trụ đèn trên cầu có nét đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ cây cầu nào khác.
Do cầu từ lúc xây dựng đã mang tên Nhị Thiên Đường và đã có khá nhiều giai thoại về tên gọi này.
Có giai thoại cho rằng trước đây nhà máy sản xuất thuốc và dầu Nhị Thiên Đường nằm ở bên phía đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Văn Dũng, còn công nhân thì ở khu vực ngoại thành phía bên kia kênh Đôi.
Hằng ngày để đi đến chỗ làm các công nhân đều phải đi đò qua kênh Đôi rất mất thời gian và nguy hiểm.
Ông chủ Nhị Thiên Đường quyết định bỏ tiền cùng với chính phủ Nam Kỳ lúc đó xây nên cây cầu này để làm việc thiện cho dân chúng thuận tiện đi lại, trong đó có các công nhân của ông.
Cũng có giai thoại cho rằng khi xây cầu thì chính phủ Nam Kỳ vận động ông chủ Nhị Thiên Đường ủng hộ một phần tiền xây cầu để đổi lấy việc đặt tên cầu chứ không phải toàn bộ kinh phí xây cầu vì số tiền này rất lớn.
Giai thoại khác là kinh phí xây cầu đều do chính phủ Nam Kỳ lúc đó bỏ ra. Do ở gần ngay nơi chân cầu vốn có một dãy nhà kho lớn là nơi chứa gạo và sản phẩm của dầu Nhị Thiên Đường.
Trước đây địa điểm này được dân chúng gọi là kho Nhị Thiên Đường nên khi xây cầu xong, người ta lấy luôn tên Nhị Thiên Đường đặt cho cây cầu.
Không rõ trong các giai thoại trên cái nào là chính xác nhất nhưng chắc chắn là đều có liên quan đến nhãn hiệu Nhị Thiên Đường,
Quảng cáo và quảng bá chữ Quốc ngữ
Để trở thành một thương hiệu lớn, đương nhiên không thể thiếu sự thành công của quảng cáo.
Để quảng bá nhãn hiệu Nhị Thiên Đường, ông chủ đã chọn cách khá độc đáo, đó là thay vì đăng quảng cáo trên sách, báo thì ông ta thuê một số trí thức viết ra các bộ sách quảng cáo bằng chữ Quốc ngữ, luôn cả chữ Pháp và Hán gọi là Vệ sinh chỉ nam.
Trong cuốn sách này in đầy hình ảnh và chữ quảng cáo cho các cao đơn hoàn tán của Nhị Thiên Đường, đồng thời in kèm vào trong đó các loại thơ văn để người xem có thể đọc thêm.
Chẳng hạn bên cạnh quảng cáo dầu cù là Ông Tiên là trích đoạn thơ Lục Vân Tiên, bên cạnh nhãn hiệu Nhị Thiên Đường là từng phần Nghĩa hiệp kỳ duyên, bộ truyện ngôn tình cực kỳ ăn khách về mối tình Việt - Khmer lúc đó của Nguyễn Chánh Sắt hay còn gọi Chăn Cà Mum (tên nhân vật chính).
Nhiều khi khách đang đọc quảng cáo thuốc xổ lãi thì được đọc thêm Hậu chàng Lía, hay các mối tình uyên ương ly hận của Hồ Biểu Chánh...
Ban đầu mấy tập sách này tặng cho khách mua thuốc hay khách qua đường để quảng cáo nhưng sau khách xin nhiều quá để đọc nên cuối cùng nhà thuốc phải in số lượng lớn và bán với giá rẻ, chỉ vài cắc một bản.
Sách này không bán ở nhà sách mà bán ở chợ, bến xe… cho người lao động, khách bình dân mua đọc.
Những nhà văn không có tiền in sách đã chọn cách đưa in ở sách quảng cáo nhà thuốc, đây cũng là một kênh tốt để đưa được tác phẩm đến với người đọc.
Trong cuốn Phê bình và cảo luận, nhà phê bình Thiếu Sơn đã kể lại: “Lần đầu tiên tôi được đọc cụ Hồ Biểu Chánh trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường.
Tôi để ý tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi ở loại sách như những truyện Tàu in xấu, để hạ 4 cắc mà luôn luôn bán dưới giá đó.
Khi tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại tất cả tiểu thuyết của cụ cho in lại, trình bày như loại sách của Tự Lực Văn Đoàn của Tao Đàn hay Tân Dân.
 
Cụ nghe ý kiến của tôi một cách chăm chú có vẻ tán thành nhưng rồi lại bỏ qua cho đến nỗi tới nay muốn đọc lại những tác phẩm của cụ cũng không biết kiếm đâu có mà đọc”.
Vì sao nhà văn Hồ Biểu Chánh không muốn in sách đẹp? Vì ông biết nếu sách in đẹp sẽ phải bán mắc và như vậy sẽ không đến được tay những độc giả bình dân thân thiết của ông.
Chính nhờ những cuốn sách quảng cáo giá rẻ in xấu như Vệ sinh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà văn chương chữ Quốc ngữ bình dân giai đoạn đó đã cực kỳ phong phú và phổ biến rộng khắp trong tầng lớp dân chúng.
 
Ba chữ Nhị Thiên Đường bằng gạch xây vẫn còn sau cả trăm năm biến đổi. Ảnh: NGUYỄN MINH VŨ
Căn nhà 47 Triệu Quang Phục đã đổi chủ, hiện nay trên tầng cao nhất vẫn còn đủ ba chữ Nhị Thiên Đường xây bằng gạch xa xưa. Mong rằng căn nhà được bảo tồn và giữ lại một nhãn hiệu rất lâu, rất quen thuộc với người Sài Gòn.
Sưu tầm

Nam Mai 
 
Cầu Nhị Thiên Đường ngày nay.
 
 
 
Xem thêm...
Theo dõi RSS này