Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật (1255)

Find out the latest local and worldwide news.

Children categories

Thơ

Thơ (23)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Âm nhạc

Âm nhạc (118)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...

Tình yêu của mẹ tuyệt vời như một kiệt tác nghệ thuật

Tình yêu của mẹ tuyệt vời

như một kiệt tác nghệ thuật

  "Bo Peep," 1872, của Eastman Johnson. (Ảnh: Tài sản công)

Khám phá nghệ thuật dành cho giới trẻ và những tâm hồn trẻ trung

Làm Mẹ là một trong những nghề tinh hoa và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên hành tinh này.

Tôi luôn ước mơ trở thành một họa sĩ. Tôi đã làm việc chăm chỉ để trở thành một họa sĩ trong sự hỗ trợ yêu thương vô bờ của cha mẹ. Sau khi học tập nghiêm túc ở Hoa Kỳ, tôi đã di chuyển đến Âu châu trong nhiều năm để theo đuổi chủ nghĩa hiện thực hoàn mỹ nhất. Mẹ tôi cũng ủng hộ tôi. Chúng tôi trò chuyện qua điện thoại hàng giờ liền mỗi ngày. Khi tôi cảm thấy bế tắc bởi vì công việc của mình không đủ suôn sẻ, bà sẽ nói với tôi, “Con à, đôi khi sự hoàn hảo là kẻ thù của những điều tốt đẹp, và thậm chí là những thứ tuyệt vời.”

Khi tôi kiệt sức và muốn từ bỏ, bà sẽ nói “Con ạ, đó là vòng đua cuối cùng, mọi người đều sẽ cảm thấy mệt mỏi. Người chiến thắng là người kiên trì cho đến khi kết thúc.” Bà còn nói vui rằng để dạy tính kiên nhẫn cho đứa bạn cùng lớp ngốc nghếch chính là câu, “Những kẻ mọt sách sẽ  thừa hưởng hành tinh này.” Bà đã đúng.

Không ai thấu hiểu rằng tôi đã tận tâm hết lòng với công việc như thế nào hơn mẹ. Bà là một trong số tất cả mọi người, đều biết rằng tôi chưa bao giờ mơ tưởng mình kết hôn hay sinh con. Tôi khao khát trở thành một họa sĩ. Cuối cùng, khi tôi kết hôn và vợ chồng tôi có em bé, tôi nói với mẹ rằng tôi cảm thấy sợ hãi về việc từ bỏ tất cả những gì tôi cố gắng để đạt được. Thế giới không vinh danh những bà mẹ. Làm mẹ thật khó khăn biết dường nào. Công việc này đòi hỏi sự hy sinh. Mẹ tôi bất ngờ nói, “Đừng sợ hãi khi con phải chờ đợi sự nghiệp của mình. Trẻ con chỉ lớn lên trong một thời gian ngắn, nhưng cách mà con yêu thương chúng sẽ kéo dài cho đến mãi mãi. Con sẽ có cả cuộc đời để dành cho công việc.”

Tác phẩm “Mẹ và con”

“Mẹ và Con”, 1869, của Eastman Johnson. (Ảnh: Tài sản công)

Jonathan Eastman Johnson, sinh năm 1824 là một họa sĩ Hoa Kỳ sinh tại New England, người đã chạm đến ước mơ [nghề nghiệp] của mình. Tên của ông hiện được khắc trên lối vào Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan do ông đồng sáng lập. Ông đã vẽ chân dung những người nổi tiếng bao gồm Abraham Lincoln, Dolly Madison, Nathaniel Hawthorne và Ralph Waldo Emerson. Ông cũng gợi lên ký ức về người Mỹ mộc mạc, những bà mẹ, những đứa trẻ và những gia đình bình thường. Đặc biệt là trong nghệ thuật của ông, thật đáng kinh ngạc khi hình ảnh một hiền mẫu và đứa trẻ bình dân lại có thể gây ảnh hưởng và ấn tượng hơn cả một bức chân dung vẽ một vị chính khách hay nhà thơ vĩ đại nào đó. Thật tuyệt vời khi chúng ta nhìn vào bức tranh “Mẹ và con” của ông. Có bao điều chất chứa trong tác phẩm này mà chúng ta có thể học hỏi. 

Họa phẩm đó nhắc tôi nhớ đến sự tận tụy của mẹ mình, người đã truyền dạy một bài học vượt lên trên truy cầu nơi thế tục bằng chất giọng New England một cách kiên nhẫn và những cử chỉ quan tâm thầm lặng. Tình yêu là báu vật của cả một đời người, xứng đáng để trao đi và nhận lại. Tôi đã mất một quãng thời gian để nắm bắt chân lý này, bởi vì sự hiểu biết đó đạt được thông qua những minh chứng về sự tận tâm hơn là những câu nói hay thậm chí là hình ảnh.

Giờ đây khi đã trở thành một người mẹ, tôi càng trân trọng hơn những lời khuyên của mẹ. Tôi nghe thấy giọng nói văng vẳng của bà: “Giờ, phút và ngày dường như khá dài, nhưng con hãy tin mẹ đi, năm tháng sẽ chỉ là thoáng chốc.”

Con út của tôi sẽ bắt đầu đi học toàn thời gian vào mùa thu tới. Con lớn của tôi sắp bắt đầu học trung học. Tôi sẽ sớm có lại những ngày tự do. Nhưng sao tôi lại cảm thấy nó đến nhanh thế này? Tôi ngẫm nghĩ về những trải nghiệm của mình với tư cách là một người họa sĩ, một người vợ của quân nhân và là một người mẹ, nhớ lại những niềm vui vô bờ bến, những khó khăn, lạc quan, thất vọng, và trên hết, là tình yêu. Dường như từ lâu, lòng kiêu hãnh đã bắt đầu nhường chỗ cho những lời cầu nguyện. Tôi cầu xin Thượng Đế ban cho tôi những gì Ngài mong muốn hơn là những gì tôi muốn. Một điều tôi nhận ra rằng kế hoạch của Ngài luôn vĩ đại hơn của tôi. Các con tôi đang dần trưởng thành, và nhờ ơn Thượng Đế, dường như sự nghiệp nghệ thuật vẫn đang chờ đợi tôi. Nhưng, bất kể tôi viết hay vẽ gì, công việc quan trọng nhất mà tôi làm vẫn là một người mẹ.

Thế giới không vinh danh các bà mẹ. Các bà mẹ cũng không được trả lương để làm tài xế, cố vấn, đầu bếp, y tá, nhà ngoại giao hoặc người giúp việc.

Gần đây một hiền mẫu chăm chỉ mà tôi biết đã nói những lời này khiến tâm trí tôi nhớ mãi, “Tôi lo ngại rằng mình là một người mẹ kém ảnh hưởng đến con cái của mình.”

“Tại sao?” Tôi đã bối rối và hỏi.

“Bởi vì tôi chỉ là một bà nội trợ. Tất cả những gì bọn trẻ thấy tôi làm chỉ là một người mẹ.”

Những hiền mẫu tạo nên những cái nôi nuôi dưỡng của cuộc sống. Còn có công việc nào có thể quan trọng hơn đây? Đối với người bạn của tôi, người đã đặt câu hỏi về ảnh hưởng của việc “chỉ là một người mẹ,” làm người hiền mẫu là một trong những công việc tài hoa và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên hành tinh này.

Gởi người hiền mẫu của tôi, cảm ơn mẹ. Cảm ơn mẹ đã kiên nhẫn và hy sinh rất nhiều để yêu thương con. Tình yêu của mẹ tuyệt vời như một kiệt tác nghệ thuật vậy!

Andrea Nutt Falce là một người vợ hạnh phúc, là bà mẹ có bốn con. Cô cũng là một nghệ sĩ hiện thực cổ điển được đào tạo tại Florentine và là tác giả của cuốn sách dành cho trẻ em, “It’s a Jungle Out There”. Tác phẩm của cô ấy có thể xem tại AndreaNutt.com

Andrea Nutt Falce

Thiên Ân biên dịch

 

Tình mẫu tử trong tranh của họa sĩ Pháp nổi tiếng 

William-Adolphe Bouguereau (1825-1905) là một họa sĩ nổi tiếng người Pháp theo chủ nghĩa truyền thống. Những bức tranh của ông hướng đến cái đẹp chân thực. Bouguereau thường sử dụng những câu chuyện thần thoại để thực hiện những bức tranh mang hơi hướng cổ điển, chứa đựng sự cách tân hiện đại khi nhấn mạnh vào vẻ đẹp hình thể người phụ nữ

tinh mau tu trong tranh 1

Bức “Ngây thơ” (1893)

tinh mau tu trong tranh 2

Bức “Lòng nhân hậu” (1859)

tinh mau tu trong tranh 3

Bức “Người mẹ ngắm con” (1869)

tinh mau tu trong tranh 4

Bức “Lòng nhân hậu” (1859)

tinh mau tu trong tranh 5

Bức “Những âu yếm đầu đời” (1866)

tinh mau tu trong tranh 6

Bức “Người mẹ ngắm con” (1871)

tinh mau tu trong tranh 7

Bức “Kẻ trộm bé nhỏ” (1872)

tinh mau tu trong tranh 8

Bức “Người mẹ trẻ và đứa con nhỏ” (1877)

tinh mau tu trong tranh 9

Bức “Đức Mẹ, Jesus và Thánh John” (1875)

tinh mau tu trong tranh 10

Bức “Trở về sau mùa thu hoạch” (1878)

tinh mau tu trong tranh 11

Bức “Lòng nhân hậu” (1878)

tinh mau tu trong tranh 12

tinh mau tu trong tranh 13

Bức “Cô bé dỗi hờn” (1888)

tinh mau tu trong tranh 14

Bức “Không có gì nặng nhọc” (1895)

 

Nguyên Thy sưu tầm

 

Xem thêm...

Giọt Lệ Của Mẹ - Minh Thúy Thành Nội

Giọt Lệ Của Mẹ 

Minh Thúy Thành Nội

Hình Calvin và Mẹ - Tác giả gửi

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
 
*
Vừa xong buổi cơm tối thì phone reng. Mở phone thấy chị Phương Hoa gọi. Tôi “A lô nhưng không nghe chị nói gì. Tôi hỏi lại:
 
- Chị Phương Hoa hở?
 Vẫn im lặng tiếp tục, tôi bắt đầu hồi hộp linh tính như có chuyện gì bất thường, sau đó một phút nghe tiếng khóc nức nở của chị:
 - Calvin, con đầu mình bị bệnh ung thư, bác sĩ bệnh viện Stanford đã “chạy làng.” 
 Tôi hốt hoảng:
 - Bệnh hồi nào?
 - Cháu bệnh cũ tái phát, hơn hai năm rồi.
 
Nghẹn ngào tôi không biết tìm lời gì để an ủi, cổ họng cứng đơ, lưỡi dường như tê cóng, bên kia vẫn tiếp tục những tiếng nấc nghẹn ngào. Hồi lâu tôi mới gắng hỏi:
 - Bây giờ chị tính sao?
 - Còn nước còn tát, mình định đem cháu về VN chữa trị thuốc Nam xem có tiến triển không?
 Chị nói đôi tiếng nữa rồi cúp phone. Tôi sững sờ không còn xem phim mỗi tối từ 8 giờ tới 10 giờ nữa.
 
Lặng lẽ đi nằm, nhìn trước mặt là bóng tối, đầu óc suy nghĩ mông lung về sống chết, về sự vô thường trong cuộc sống. Dù định luật là Sinh, Lão, Bệnh, Tử nhưng con ma tử thần vẫn không chừa một ai, luôn rình rập người ta, từ một tuổi, năm tuổi, hai mươi tuổi cho đến bốn mươi, năm mươi... Sinh tử quay cuồng như điệu múa say ngà, con người số mỏng manh như đùa chơi với dòng thác lũ.
 
Tôi quen chị Phương Hoa từ năm 2015, khi gia nhập vào hai diễn đàn Tình Nghệ Sĩ, Tình Bằng Hữu của Nha sĩ Cao Minh Hưng (nơi sinh hoạt của văn, thơ, nhạc, họa). Năm 2016, trong cuộc thi của Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt tổ chức, tôi may mắn được giải nhì, chị Phương Hoa đoạt giải nhất (về văn). Ông hội trưởng bấy giờ là nhà thơ Chinh Nguyên đã tuyên bố: “Các cô từ nay đều là thành viên của Văn Thơ Lạc Việt, hãy tham gia sinh hoạt thường xuyên nghe.”

Từ đó tôi mới gần gũi chị hơn qua những buổi sinh hoạt, ra mắt sách, giới thiệu sách cho các văn thi sĩ thành viên VTLV và trong cộng đồng. Tôi luôn thấy chị hoạt bát, nhiệt tình với mọi người và có tâm rất tốt. Thấy chị rành thơ Đường Luật tôi kéo chị gia nhập hội thơ Đường Xướng Họa, nơi đất dụng võ để tiến bộ hơn.

Chị thúc giục tôi viết bài gởi Việt Báo dự thi Viết Về Nước Mỹ, nhưng tôi lại mê thơ hơn nên cứ say sưa xướng họa thơ ĐL. Chị hăm he liên tục, có lúc tỏ ra giận, có lúc nói dai dẳng, “Minh Thúy là một cây bút rất có tương lai, hãy viết đi!” Tôi hẹn lần hẹn lựa mãi, cuối cùng hai năm sau tôi mới nghe lời chị, ngoài ra chị cũng kêu gọi thành viên trong hai hội phụ nữ Cô Gái Việt và Minh Châu Trời Đông gởi bài cho Việt Báo nữa.

Lúc chị em trong MCTĐ và CGV thắng giải, chị đánh phèn la báo tin ầm ĩ như chính bản thân chị trúng giải. Sau này chị giữ vai trò trong Ban Biên Tập của VTLV nên bận tối mặt, không có thì giờ vào Việt Báo đọc bài của ai, nhưng khi đọc được thì lại thúc giục “viết tiếp đi, viết tiếp nữa, viết nhiều vào...” Tôi buồn cười “đề tài đâu mà viết dữ vậy trời.”

Điều tôi nể phục nhất là anh chị ăn chay trường và tham gia nhiều khoá thiền Vipassana khắp các tiểu bang, thời hạn có khi tới nửa tháng. Về văn chương thơ phú thì chị rất xuất sắc, nhất là về văn đã đoạt hết mọi giải thưởng của Việt Báo, đến nay không còn giải nào nữa để lãnh.

Trở lại câu chuyện buồn, tôi không ngờ hai năm nay chị đã đè nén nỗi sầu lo, che kín chịu đựng sống trên đống lửa từng ngày, cả bạn bè gần gũi nhất cũng không hề biết để an ủi. Cách nay nửa tháng chị đã về VN lo chuyện giấy tờ nhà cửa và dẫn vợ chồng Dũng, cháu thứ nhì qua Mỹ theo diện bảo lãnh. Chị nói “Con trưởng thành dù khôn ngoan cỡ nào đi nữa, nhưng dưới mắt người mẹ luôn xem còn nhỏ dại như ngày nào, nên mình phải thông qua đường tour du lịch ghé VN vài ngày để giúp đưa tụi nó qua.”

Vừa lo ổn định xong cho gia đình cháu Dũng nơi quê hương mới, chị lại chuẩn bị dẫn Calvin về quê hương để chữa bệnh bằng cây thuốc Nam truyền thống, với niềm tin và tràn đầy hy vọng. Chị kể trước đây tình cờ ai gởi Youtube, xem thì biết ở Trà Vinh có Linh Mục Nguyễn Văn Tường chữa trị bằng thuốc Nam, ăn toàn gạo lức nấu với nước kiềm (nước từ máy lọc của Nhật đã thải bỏ chất acid) và đã chữa trị rất nhiều bịnh nhân cancer lành bệnh sau khi bệnh viện chê.

Tôi hiểu và đồng cảm, trong bóng tối chợt tìm ra chút ánh sáng cuối đường hầm, chị tin tưởng và cầu nguyện ơn trên may ra còn hy vọng. Đồng thời cũng thở dài lo lắng đến sức khỏe chị có bảo đảm không, trong khi mới vừa xong chuyến đi xa và qua lại Mỹ chỉ thời gian ngắn. Nhưng chị nói chỉ cần chữa được bệnh cho cháu thì khó khăn gian khổ nào cũng là chuyện nhỏ mà thôi.

Được biết chị có bốn cháu, cháu thứ nhì tên Dũng cùng gia đình nhỏ mới qua định cư. Ba cháu ở đây đều ăn học thành tài, Calvin Liên Trịnh là cháu trưởng nam đang làm cho hãng Broadcom (Photonic Layout Design Engineer) ở San Jose. Gần đây bác sĩ tuyên bố bệnh cháu không còn chữa trị được nữa, cháu mới xin nghỉ để về VN cùng mẹ; cháu thứ ba tên Brian làm việc tại bệnh viện Stanford; cháu út tên Billy làm cho Google, tất cả đều lập gia đình, có con cái, và cuộc sống ổn định.

**********
Về Trà Vinh một lần chị liên lạc với tôi qua điện thoại, vừa nói vừa khóc giọng đầy lo âu, có khi tôi không nghe rõ vì sóng yếu. Chị kể, về nơi chốn hẻo lánh miền quê an bình, có rất đông người đến chữa bệnh mà toàn là bị cancer. Hằng ngày chị không dám động tiếng ồn, ngồi canh giấc ngủ con, hoặc con thức thì xoa bóp tay chân cho đỡ mỏi, không dám liên lạc nói chuyện hay than thở với ai, không bày tỏ sự lo âu, sợ con nghe được sẽ buồn làm mất tinh thần chữa trị. Chị cố giấu những giọt nước mắt đau đớn tột cùng, không muốn con thấy mà phải nuốt vào trong. Mặt khác chị cũng tràn đầy niềm tin, vì những người bị bệnh ung thư ở các phòng trọ xung quanh thường qua lại thăm hỏi, cho Calvin và chị biết bệnh tình của họ khi mới đến rất trầm trọng, bác sĩ chê, bệnh viện bỏ, nhưng sau vài tháng điều trị bây giờ một số người đã lành, chuẩn bị được cho về.

Em rể cột chèo bên vợ là bác sĩ giỏi ở Sài Gòn, xem Calvin như máu mủ, cũng nóng ruột về Trà Vinh theo dõi bệnh tình của anh. Thấy Calvin có vẻ yếu và than mệt, em rể tức tốc đưa vào bệnh viện Trà Vinh khám, kết quả tình trạng không mấy khả quan sau một thời gian uống thuốc Nam chữa trị, nên khuyên chị PH đưa cháu về Mỹ và mang theo thuốc Nam tiếp tục uống. “Tâm trí mình hoảng loạn quá, cháu lại là bác sĩ giỏi nói sao làm theo vậy, chắc là “phước thầy không may chủ.” Chị nghẹn ngào nói với tôi trên điện thoại. Lên Sài Gòn các em vợ thương quý anh rể, cuống cuồng chăm lo đủ thứ. “Sẽ cố gắng đưa cháu về Mỹ sớm, mình hết biết làm gì rồi, sự căng thẳng hồi hộp chỉ sợ mình hay cháu gục nửa chừng trên đường về. Bây giờ miệng mình khô đắng, mắt mỏi nhừ, cầu xin ơn trên cho mình đem Calvin về đến nơi đến chốn, Thúy ơi.”

***********
 
May mắn chị đã đưa Calvin về Mỹ an toàn. Khi nào có chút thì giờ chị lại gọi phone kể cho vơi sự lo âu tột cùng. Sau một thời gian an dưỡng nghỉ ngơi ở nhà, Calvin vào bệnh viện Stanford khám lại. Bác sĩ bệnh viện Stanford bao vậy khám bệnh, thử máu và cho uống thuốc, hình ảnh “lương y như từ mẫu” chăm sóc tận lực, thật cảm động tình người. Chị nghĩ một phần cũng nhờ Calvin làm hãng lớn có bảo hiểm tốt, nên cháu được hưởng những gì tốt nhất có lẽ vậy.

Phương Thảo vợ Calvin bận rộn đi làm, cháu nội Jenny, đứa con độc nhất của Calvin, học nội trú UC Berkeley, nên thời gian này chị Phương Hoa và chồng túc trực trong bệnh viện lo cho cháu.  Chị kể hai người chẳng hề biết no đói là gì nhưng cũng cố gắng mua bánh mì không trong bệnh viện nhai lấy sức để kề cận chăm sóc Calvin. Tình thương con như có “energy” tăng cường lên, nên anh chị không hề thấy mệt.

- Nhìn con mà ứa nước mắt hoài. May mắn bệnh không hành, nên Calvin chỉ mỏi mệt chứ không có những cơn đau oằn oại, nhưng con ngày càng ốm đi lòng mình như tan nát. Calvin thương vợ thương con hơn cả bản thân, sau giấc ngủ chiều dậy, nhìn ra trời sụp tối, cháu hỏi mẹ mấy giờ rồi “mẹ vào bếp xem cơm còn hay không, nấu giùm Thảo nghe mẹ”, bữa khác cũng y vậy “mẹ ơi, nhờ mẹ nấu món gì để Thảo đi làm về có ăn kẻo đói.” Mình nghe con nói mà quặn thắt cả lòng, nước mắt muốn trào ra. Con trai thương vợ như vậy, gia đình hạnh phúc như vậy, sao ông trời lại nỡ đưa vào hoàn cảnh xót xa. Nhìn dâu hiền còn trẻ, nếu trở thành góa phụ thì còn nỗi đau nào bằng…

Tôi nghe tiếng chị như run rẩy nên vội khuyên lơn:

- Thôi chị bớt suy nghĩ, tuổi anh chị đã lớn, cứ bị xúc động quá sẽ ảnh hưởng sức khỏe rất nguy hiểm, chị nghỉ ngơi đi để còn lo cho cháu.
 
Nói thật, càng nghe chị kể tôi càng thấy buồn thấm thía với cuộc đời đầy bể khổ. Khổ nhất là khi phải chứng kiến cảnh người thân đang bước dần vào nơi vô định. Tôi nhớ những lần đi họp nơi hội VTLV, có lúc chị tới chở tôi đi sớm, ghé lại nhà Calvin đem vào khay bánh xèo đầy ngập, hoặc những khi ghé nhà tôi giao sách, chưa kịp mời uống nước chị đã lật đật kiếu từ.

- Mình nấu nồi canh chua đem đến đứa con ở gần đây, dâu thích món này lắm, và một nồi tôm thịt kho mặn nữa.
 
Vừa nói chị vừa kéo tay tôi ra mở cốp xe sau giở nắp vung khoe thức ăn. Tôi được biết rất nhiều lần chị nấu cho dâu này, dâu kia chụp hình khoe lắm món.

- Đừng tưởng mình ăn chay rồi không biết nấu mặn đó nghe. Dâu con cày bừa bận rộn thấy thương quá, thỉnh thoảng rảnh mình nấu cho con cháu chút gì cảm thấy rất vui.

- Chị ăn chay trường làm sao nếm?
 - Nêm ít cầm chừng, tụi nó nêm lại sau.

Ngày có đám giỗ chị bày dọn một bàn chay nhiều thức ăn, chụp hình gởi khoe, sau đó chat với tôi “Buồn ghê, thức ăn nhiều như vậy mà các con ở quá xa, đi làm về trễ, đường xá kẹt cứng khó khăn không tới được, nhìn các món thật tiếc. Ở Mỹ này mơ ước một buổi con cháu tụ về đông đủ trong ngày giỗ thật khó, nhưng thông cảm vì hiểu đất nước Mỹ này tuổi trẻ luôn phấn đấu và tận lực bộ óc, tài năng phục vụ cho công việc là quan trọng trước.” Tình thương của người mẹ thật bao la vô bờ bến, cùng những quan điểm “Mẹ chồng cảm thông thoải mái”, tôi vô cùng cảm mến.
 
*******
Tối Mồng Hai Tết Nhâm Thìn chị Phương Hoa gọi phone:
 - Đầu năm MT có kiêng cử gì không?
 Tôi linh tính điều không lành:
 - Không chị, nhỏ lớn em cứng đầu, cứng cổ ít tin những chuyện mê tín dị đoan lắm.
 Chị oà khóc:
 - Calvin mất rồi!
 
Tôi lặng người, dẫu đã chuẩn bị tinh thần, đoán trước những điều xấu sẽ đến, nhưng vẫn bàng hoàng ngơ ngẩn trước sự sinh ly tử biệt. Những giọt lệ của người mẹ nhoà nhạt, đau đớn, tâm trạng ví như những chiếc lá vàng vẫn còn dính trên cây phải đưa tiễn lá xanh rụng xuống. Chị cho biết những ngày gần Tết cháu còn ăn uống được chút chút, chủ yếu ăn yến sào và uống sữa Ensure, vui vẻ tỉnh táo khỏe hơn. Ngày Mồng Một Tết, cả nhà nội ngoại quây quần chúc Tết và chụp hình kỷ niệm, Calvin còn nhắc vợ đi chùa cùng cha mẹ hai bên để cầu nguyện đầu năm mới.
 
Vậy mà, sáng Mồng Hai Tết cháu Calvin đã nhắm mắt trong giấc ngủ yên lành, giấc ngủ... nghìn thu vĩnh biệt.

******
Thứ Hai ngày Bốn tháng Ba. Đám tang cháu Calvin Liên Trịnh diễn ra tại Oak Hill Funeral Home Memorial Park nằm trên đường Curtner thuộc thành phố San Jose. Tôi gặp một số em gái trẻ thường sinh hoạt chung trên Chùa Phổ Từ, và em trai họ bên chồng đến thăm viếng. Hỏi ra giới trẻ ấy là bạn học của Calvin trường UC Davis ở Sacramento. Khoảng trưa bạn bè từ xa hẹn nhau đến cùng lúc rất đông, họ lên bày tỏ cảm tưởng tiếc nuối, ôm đàn hát đưa tiễn, và nhắc nhở chuyện vui buồn thời sinh viên trọ học gần trường UC Davis thật cảm động. Họ khóc nghẹn ngào kể bao nhiêu kỷ niệm, họ không ngờ lá xanh lại vội lìa cành. Tôi nhìn đôi vai chị Phương Hoa run lên hàng ghế trước mặt, có lẽ chị đang cố đè nén tiếng nấc chỉ để những giọt lệ chảy âm thầm.

Nói đến đám tang là nói đến nỗi buồn đau chia lìa, nhưng nếu tuổi thọ như chuối chín rục xuống thuận theo luật tạo hoá còn giảm chút buồn phần nào. Đằng này tóc xanh đã rụng trước hình ảnh người mẹ già đứt từng đoạn ruột. Đoàn người lặng lẽ theo sau quan tài trong một ngày không có nắng, bầu trời mây xám giăng màu ảm đạm. Lòng tôi đầy thương tiếc ngậm ngùi nhìn hình ảnh người cha, người mẹ già héo hắt, từng bước chậm tay đặt trên quan tài con trai yêu quý. Người vợ và đứa con thơ, cùng các em trai quấn vành khăn tang, ôm di ảnh Calvin quá cố, bát hương, bình hoa... Thật quá não lòng.
 
Một Đám Tang 
 
Ngậm ngùi một đám tang
Trời buồn mây lang thang
Đưa người về cát bụi
Cảnh tang tóc diễn màn.
 
Ngậm ngùi một đám tang
Hương khói cuộn gió ngàn    
Sắc đen sầu tiễn biệt  
Nén cảm xúc khóc than.
 
Bạn UC Davis
Hung tin khiến ngỡ ngàng
Từ Sac-To đến chật
Nhắc kỷ niệm đầy mang.
 
Thủa sinh viên hiếu học
Clip chiếu đẹp thời vang
Bạn bè buồn thương tiếc
Lời ca nghẹn tiếng đàn.
 
Các em khăn vải chế
Vợ con quấn vành tang
Tứ thân phụ mẫu nghẹn
Họ hàng thắt ruột gan.
 
Dẫu biết SINH và TỬ
Ơn pháp những lời vàng
Vô thường câu Phật dạy.
Đường trần luôn dở dang.
 
Cớ sao lòng thổn thức
Bởi lá xanh rụng tàn
Âm dương tách đôi ngả
Bóng mùa Xuân mới sang.
 
“A DI ĐÀ PHẬT” niệm
Từng bước chậm theo hàng
Hương linh về Tịnh Độ
Ngậm ngùi một đám tang.
(MTTN)
 
Mỗi cuối tuần vào sáng Chủ Nhật. Chị Phương Hoa và ông xã vẫn lên chùa An Lạc, San Jose, dự cúng thất tuần, hộ niệm cho Calvin nương vào tiếng gõ mõ, tiếng kinh kệ cầu sớm được siêu sanh tịnh độ. Con đã hết nhân duyên với mẹ trong kiếp này, mẹ mong con đầu thai vào kiếp khác có đời sống dài hơn, khỏe mạnh hơn. Hiện tại mẹ cố bám víu những suy nghĩ về sự sống, sự chết, về lẽ vô thường thay đổi từng phút, từng giờ, từng ngày để ý thức sự hiện hữu của mình, nhắc nhở mình phải tập trung tu tập, làm những điều lợi ích cho đời, để sống thật xứng đáng lúc đang còn hơi thở.

Chị đã san sẻ những suy nghĩ tích cực để tự trấn tĩnh tinh thần đang yếu đuối, hụt hẫng và đau thương. Tôi hy vọng thời gian sẽ là liều thuốc xoa dịu, chị sẽ thấm nhuần Phật pháp nhiều hơn để tư tưởng thoát ra vòng luẩn quẩn, không còn vướng mắc vào sự bế tắc mà cần được giải thoát.

Dẫu sao tôi biết chắc một điều, là dù thời gian bao lâu, những giọt lệ của người mẹ vẫn còn lặng lẽ rơi trên nỗi đau mất con mỗi lúc đêm về…
 
Minh Thúy Thành Nội
 
Ngọc Lan sưu tầm
 

 

Xem thêm...

Chiếc Đòn Gánh - Nguyễn Minh Phúc

Chiếc Đòn Gánh 

Nguyễn Minh Phúc

Những người phụ nữ quê tôi không ai không biết đến chiếc đòn gánh vì ai cũng đã từng hơn một lần gánh nó trên vai. Quê tôi miền Trung nghèo lắm. Từ những bé gái mới lớn lam lũ giúp mẹ thổi cơm gánh nước, đôi vai nhỏ như oằn xuống với một cánh tay bấu vào thân đòn nặng trĩu còn tay kia dùng lấy cân đối gánh hai thùng nước sóng sánh – đến những bà mẹ già nhanh lẹ gánh những bó rau, bụi cải hay con gà con vịt thong dong ra chợ bán. Rồi những đứa em, người chị, phần nhiều cứ rãnh việc, buông tay ra là động đến chiếc đòn gánh. Gánh lúa, gánh phân, gánh mạ non, gánh nước… Toàn bộ việc làm nặng nhọc đặt trên vai người phụ nữ. Đàn ông quê tôi lại ít thấy gánh gồng gì. Dĩ nhiên là họ làm những việc khác có khi còn nhọc nhằn hơn nhưng ít khi động đến chiếc đòn gánh…
 
Tôi nhớ như in lúc tôi còn là thằng bé sáu, bảy tuổi, chiều chiều ra đứng trên đầu cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Rướn người trên thành cầu sắt thật cao, tôi đưa mắt hướng về phía chợ. Hễ cứ thấy từ xa ai đó đang quang gánh bước tiến là lòng tôi lại thấp thỏm mừng vì nghĩ đó là mẹ mình. Cái dáng quay quồng, lam lũ của những người đàn bà quê tôi phần nhiều ai cũng giống nhau. Cho nên, tôi thường nhìn lầm. Tôi đợi từ xa và dõi mắt nhìn chằm chằm vào dáng đi khó khăn vất vả cũng với hai cánh tay, một nắm trên thân đòn và một lấy cân đối, buông lỏng theo từng bước chân như chạy. Không lẫn vào đâu được, đúng là bước chân của mẹ tôi. Bước chân mẹ lạ lắm, có gì đó như lo toan, vội vã, nhẫn nhục, nhọc nhằn trong mỗi nhịp đi quay quồng. Nhưng khi bóng người đàn bà kẽo kịt gánh gồng đến gần, thì lại không phải. Niềm vui biến mất, khuôn mặt buồn xo, tôi lại ngồi xuống thành cầu đợi mẹ tôi.
 
Cuối cùng thì mẹ cũng xuất hiện! Từ xa, nhận ra mẹ, tôi đã ba chân bốn cẳng chạy ùa tới mừng rỡ. Tôi chẳng quan tâm gì đến mồ hôi mồ kê trên gương mặt mẹ chảy ròng ròng vì mệt, vì nắng rát mà điều quan trọng nhất là nhìn vào hai cái mẹt đong đưa hai bên đòn gánh dưới cái quang bằng dây thép uốn tròn. Quà của tôi nằm ở đó! Khi thì là chiếc bánh mì, vài viên kẹo dẻo, một lóng mía ghim, có khi là mấy thứ đồ chơi rẻ tiền bằng nhựa… Thích nhất là được mẹ mua cho bánh bò ông ba tàu ngoài cổng chợ. Tôi mê bánh bò ông thì ít mà thích con gái ông thì nhiều! Chẳng là con ông học cùng lớp với tôi. Nó học giỏi nhì lớp, còn tôi hạng nhất. Bọn trẻ con thường cắp đôi tôi với con Lẻm, tên nó. Không biết nó nghĩ gì không chứ riêng tôi thì thích! Mà cũng lạ, không ai như tôi, mới học đến lớp hai, lớp ba mà đã biết mắc cỡ khi gặp nó… Nhưng đó là chuyện hồi con nít…
 
 
… Không cần đợi mẹ chấp thuận đồng ý, tôi đã lục mẹt lấy quà của mình vì biết mẹ chỉ mua cho tôi. Nhà có mấy chị em, ba mất sớm mà tôi là con trai duy nhất nên mẹ thương tôi hơn cả. Trăm lần như một, chiều nào mẹ đi chợ về, sau khi bán hết mớ rau cải, bầu bí trồng ở vườn nhà, thế nào mẹ cũng dành tiền ki cóp mua cho tôi ít quà. Tôi cầm gói bánh bò tung tăng chạy trước, mẹ gánh cặp mẹt đi sau. Không nhìn vào mắt mẹ nhưng biết chắc mẹ đang cười nhìn tôi niềm hạnh phúc. Đôi gánh nhẹ hẫng trên vai mẹ và nhiều lúc mẹ còn nói vói theo nhắc yêu tôi: Ranh con, chạy vừa vừa chứ, té ngã giờ đây!
 
Tôi thật không biết chiếc đòn gánh do ai nghĩ ra và xuất hiện tiên phong vào khi nào nhưng quả thật, đó là một dụng cụ tuyệt vời để vận động và di chuyển vật nặng từ nơi nầy đến nơi khác bằng sức người ở quê tôi. Nó được làm bằng cây tre già ngâm nước càng lâu càng tốt, để tre dẻo, chắc và khỏi mục. Tôi đã thơ thẩn hàng giờ nhìn người ta đục đẽo chiếc đòn gánh. Thật cũng lắm công phu! Sau khi chỉ lấy đoạn gốc tre già ngâm nước chừng vài tháng, người ta làm hai chiếc máng ở hai thân đòn. Hai cái máng nầy phải giống nhau như một, giữa khắc một cái rãnh sâu dùng để móc quang vào cho khỏi lệch. Cái máng nầy cũng lắm chuyện. Gặp tay thợ đẽo giỏi, nó là hình tròn trụ, hình ô van có khi còn được tạc vào dấu thập hoặc chữ vạn mà tôi không biết để làm gì. Có lẽ lấy hên mua may bán đắt khi gánh trên vai chiếc đòn gánh ấy chăng, hay chỉ là khắc lên cho đẹp… Chưa hết, còn phải gọt đẽo thân đòn cho thật thẳng, đoạn ở giữa mỏng dính hơn hai bên đầu làm đòn đong đưa cho nhẹ sức hơn khi gánh nặng… Khoảng hơn tiếng đồng hồ đeo tay đẽo gọt thì chiếc đòn gánh sinh ra. Nó hoàn toàn có thể dùng hết đời nầy đến đời khác trong một mái ấm gia đình quê tôi vì hiếm khi bị gãy. Đến khi nước bóng ở thân đòn nổi lên màu đen mun thì không biết chiếc đòn đã thấm biết bao nhiêu mồ hôi từ trên đôi vai những người đàn bà tần tảo…
 
 
Nhưng chiếc đòn gánh của mẹ tôi không chỉ có thế. Nó còn là một trời kỳ diệu. Nó mang đến tuổi thơ tôi những niềm vui háo hức tràn ngập, cả những giấc mơ xinh xắn nhất trên đời. Còn gì sung sướng hơn khi được đặt ngồi vào một đầu quang, đầu bên kia là trái bầu trái bí mẹ gánh suốt dọc đường ra chợ. Tôi cứ ngồi im như thế trên suốt con đường làng, hấp háy đôi mắt hãnh diện nhìn quanh xem có đứa bạn học nào để mà vểnh mặt lên, tự hào được ngồi gánh mẹ. Tôi cũng không buồn khi thấy chỉ mấy con trâu, con bò dọc đường làng chào tôi kêu nghé ọ và những đứa trẻ chăn trâu nhìn theo cười chế giễu. Tôi biết chúng nó ganh tỵ vì không được ngồi gánh như tôi… Và vì tôi nặng hơn mấy trái bầu bí ở gánh bên kia nên mẹ phải đưa vai chệch về phía tôi để giữ cân đối. Mệt lắm nhưng mẹ vui. Tôi biết được điều ấy trên đôi mắt lộng lẫy, hài lòng bừng lên trên mặt mẹ…
 
Đến gần chợ là tôi dứt khoát bảo mẹ cho xuống, có năn nỉ mấy cũng không chịu ngồi thêm. Tôi sợ con Lẻm, con ông ba tàu bán bánh bò đầu cổng chợ nhìn thấy. Vì sao sợ nó cười, tôi không biết nhưng rõ là tôi thích được nhìn nó xuất hiện với hai chiếc nơ xinh xắn, chạy lò cò trước cổng, mắt tròn xoe nhìn tôi và gật đầu chào. Tôi làm như ngó lơ, chạy lúp xúp theo mẹ, mắt liếc thật nhanh vào con Lẻm còn tay thì cứ cầm dây quang phía sau chiếc đòn gánh mà nhắc để khỏi mắc cỡ: Đi nhanh lên mẹ, con đói bụng lắm rồi…
 
Tuổi thơ tôi và chiếc đòn gánh mẹ như không hề rời nhau. Cũng có những hôm không bán được hàng, mẹ quảy gánh về mà không có quà cho tôi. Tôi cứ cầm lấy đòn gánh mẹ mà khóc tấm tức, dỗ mấy cũng không nín. Tôi nghĩ mẹ không thương tôi hoặc là quà của tôi mẹ đã cho ai mất rồi. Tôi chẳng nhìn lên mắt mẹ để thấy mẹ buồn như thế nào vì không tiền mua quà cho đứa con cưng. Có hôm mẹ tủi thân cứ nhìn tôi, ôm tôi mà khóc…
 
 
Nhưng cũng có lúc, chiếc đòn gánh với tôi là cả một cơn ác mộng! Tôi nhớ có lần đi hái trộm xoài non của bác Hai Trầu cạnh nhà. Bác Hai qua mét mẹ và chuyện đã xảy ra… Tôi mới bước chân về đến cửa, mẹ tìm hoài không thấy roi nên sẵn cây đòn gánh, mẹ phát vào mông tôi mấy cái. Dĩ nhiên là mẹ phát nhẹ thôi vì chiếc đòn gánh thì to bảng mà mông tôi thì nhỏ. Nhưng mà đau thấu trời xanh. Ghê thật là cái vị đòn làm bằng cây tre già ngâm nước! Nó thấm vào thấu bên trong, đau và nhức buốt hơn mọi loại roi nào khác. Tôi chỉ còn cách quỳ xuống đất nức nở mà xin lỗi mẹ vì đau và sợ ăn đòn tiếp...
 
Tối đó, mẹ vừa khóc vừa bôi dầu nhị thiên đường vào mông tôi đã nổi lên mấy vết hằn đỏ. Mẹ dằn vặt mình vì đã giận đánh con. Tôi làm bộ quay mặt vào tường không nhìn mẹ. Tôi giận, mẹ hỏi gì cũng không nói và thiếp đi khi nào không hay. Khi thức dậy vẫn còn thấy mẹ ngồi chằm chằm nhìn tôi, nghẹn ngào: Mẹ đánh con bậy quá… Nhưng ai bảo con hư… Lúc ấy, với đôi mắt nhạt nhoè, tôi chỉ muốn ôm mẹ mà khóc. Vì hờn, tủi thân hay còn giận mẹ, tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc một điều là mẹ yêu thương tôi vô bờ bến!
 
Chiếc đòn gánh của mẹ, với tôi còn là những kỷ niệm không thể nào quên! Khi tôi đã lớn, nhà nghèo, mẹ hàng ngày trĩu nặng nó trên vai – khi thì gánh phân, gánh gạo đi bán – khi thì gánh nước, gánh hàng tảo tần nuôi tôi ăn học. Những năm tháng còn là sinh viên, mỗi dịp nghỉ hè về quê, tôi lại ra cầu sông Kênh đón mẹ đi chợ về. Nhưng mẹ giờ đã yếu lắm! Mẹ không còn gánh nặng được nhưng phải cố, vì tôi. Hình hài mẹ nhỏ quắt lại, đôi vai như muốn run lên theo bước chân, môi mắm chặt mỗi lần mẹ cố sức. Duy đôi mắt mẹ thì không hề đổi khác! Đôi mắt vẫn ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào nhìn đứa con trai phổng phao, chững chạc sắp trưởng thành. Tôi đứng lặng trên cầu, rơm rớm nhìn vào thân thể và đôi vai gầy guộc của mẹ oằn xuống dưới mỗi bước đi… Tôi muốn lao vào ôm mẹ mình nhưng đã không làm như vậy. Cho mãi đến tận giờ đây, tôi vẫn ân hận trách mình vì điều ấy…
 
Ngày ấy, mẹ vẫn thường nói vui: Chính nhờ chiếc đòn gánh của mẹ nuôi con ăn học đấy! Mẹ mong khi mẹ không còn đụng đến nó nữa thì con đã trưởng thành… Còn giờ thì vì con – mẹ đâu, nó đó…
 
… Bây giờ tôi đã thành đạt. Sự nghiệp, công danh sự nghiệp đến muộn nhưng sau cuối cũng đến. Mẹ mừng hơn ai hết. Con Lẻm con ông ba tàu bán bánh bò ngoài cổng chợ giờ là vợ sắp cưới của tôi. Ngày tôi lấy vợ, từ dưới quê mẹ lên thăm. Xuống bến xe đón mẹ, tôi thật ngỡ ngàng khi mẹ cứ hi hoáy tìm một vật gì để dưới gầm xe. Tìm mãi, sau cùng mẹ mới lôi được ra cây đòn gánh! Thì ra thói quen, mẹ mua cau trầu mừng đám cưới tôi và cứ nghĩ sẽ đến nhà tôi với đòn gánh trên vai và cặp quang sắt rỉ! Tôi buồn cười và hơi tức bực về sự lẩm cẩm của mẹ. Ai đời lên đến thành phố rồi mà còn đem theo nào quang nào gánh, dáng đi cứ quay quồng, lo âu như ngày nào. Ngoài việc mướn xe chở cau trầu, tôi còn phải kêu thêm một chiếc xích lô chở riêng cặp quang và chiếc đòn gánh theo về vì không biết để đâu. Bảy mươi tuổi, có khi mẹ lẩn thẩn rồi cũng nên. Tôi nhủ thầm như vậy…
 
Mừng đám cưới tôi có mấy ngày, mẹ đòi về nằng nặc. Nhà không ai trông nom, vườn tược, gà heo không ai chăm nom, mẹ bảo thế! Hầu như đêm nào ở nhà tôi mẹ cũng thức trắng, trằn trọc không ngủ. Mẹ lo những việc không đâu, nào ai biết được. Thỉnh thoảng mẹ lại ngồi dậy, húng hắng ho. Tôi làm thế nào dỗ giấc ngủ, lo ngại đòi mẹ uống thuốc nhưng mẹ bảo không sao. Me lo chuyện rau mọc nhiều không ai cắt bán, lo gà vịt không ai cho ăn, lo nước trong lu không ai gồng gánh… Đúng mẹ lẩm cẩm thật rồi!
 
Tôi và con Lẻm mời mẹ ở lại luôn trên thành phố với vợ chồng tôi nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ ở không quen chốn đông đúc, ồn ào hơn nữa còn phải chăm mộ bà nội, ba con dưới quê, ở lâu làm thế nào được, mẹ nói cái lý của mẹ. Cái lý của các bà mẹ thì khi nào cũng thuyết phục được bất kể ai trên đời chứ chẳng phải riêng tôi…
 
Ngày mẹ ra bến xe về quê ngoài quà mừng của vợ chồng tôi gửi bà con lối xóm vẫn là chiếc đòn gánh đã lên nước theo cùng. Nhìn dáng mẹ quay quồng, quay quồng, lòng tôi trào dâng niềm thương vô bờ bến nhưng biết làm thế nào giữ mẹ. Đến lúc nầy, mẹ mới móm mém cười, chắc là muốn chúng tôi đừng buồn khi chia tay:
 
– Đó, con thấy không? Nhờ đem theo đòn gánh mà khi về, mẹ mới mang hết mấy thứ quà con gửi cho lối xóm… Không có nó, mình mẹ bê sao nổi!
 
Tôi nhận ra mẹ mình có lý. Một đời mẹ tảo tần đắm đuối vì con với chiếc đòn gánh cùng theo mẹ đi suốt bao năm trời gian nan mãi cho đến khi con đã trưởng thành vẫn còn mãi lo âu…
 
 
Rồi mẹ tôi qua đời! Tuổi già và những căn bệnh triền miên không cho mẹ ở lại cùng tôi mãi. Cuộc chia tay đớn đau sau cuối rồi cũng đến! Trong nỗi đau mất mẹ, tôi chỉ còn biết lặng người, xót tím tâm can.
 
Lúc nhập quan, khi người ta đưa hình hài nhỏ bé, khô quắt của mẹ vào quan tài, ngoài những bộ đồ cũ nát mẹ vẫn thường mặc khi còn sống cùng những đồ vật thường dùng, tôi chợt nhớ đến chiếc đòn gánh đã đi theo suốt đời cùng mẹ. Nó vẫn nằm đó, trong góc nhà kia, vẫn ánh lên thứ nước màu đen tuyền với cái thân đòn hình như cong lên vì khó khăn vất vả. Chợt nghĩ về những ngày ấu thơ gian nan, chợt nghĩ về tình yêu bát ngát, thắm thiết của mẹ, tôi trào dâng nước mắt…
 
Tôi nhớ đến lời mẹ tôi khi còn sống – mẹ đâu thì nó đó – chiếc đòn gánh ấy! Và cố thuyết phục mọi người xin đưa cây đòn theo cùng mẹ sang thế giới bên kia… Ai cũng cản tôi nhưng cuối cùng thì họ xiêu lòng. Vậy là trong quan tài mẹ tôi lại có thêm chiếc đòn gánh đã từng một thời bôn ba cùng mẹ.
 
Khi mọi người ra về sau lễ tang, còn một mình ngồi bên mộ mẹ, tôi đã khóc như chưa khi nào được khóc như thế. Rồi cũng sẽ qua hết mọi khổ đau, niềm hạnh phúc, mọi cao sang, quyền quý và cao sang kể cả những vụn vặt thấp hèn trên đời nầy nhưng tôi biết, hình ảnh mẹ tôi và chiếc đòn gánh nhọc nhằn thời xưa sẽ theo mãi tôi đến suốt quãng đời còn lại…
 
Nguyễn Minh Phúc
 
Hồng Anh sưu tầm
Xem thêm...

Những giọt nước - Quyên Di

Những giọt nước

Quyên Di

(Minh họa: Dustin Humes/Unsplash)

Đêm qua trời mưa. Cơn mưa trái mùa khiến tôi trăn trở, thao thức. Tôi ngồi dậy, kéo màn cửa sổ nhìn ra bên ngoài.

Mưa không lớn, nhưng đủ cho tôi thấy qua ánh đèn đường, những sợi tơ trời lóng lánh. Mưa ân cần thấm ướt mềm mặt đất. Mưa dịu dàng tưới gội cỏ cây. Mưa lặng lẽ, khe khẽ như không muốn làm xáo động giấc ngủ của con người, và chỉ những ai ngóng chờ mưa, mong đợi mưa, ước ao mưa mới biết là mưa đã đến. Mưa đến, nhẹ nhàng, kín đáo như bước chân êm của người tình muôn đời chung thuỷ.

Những giọt nước mưa âm thầm rơi xuống khiến tôi liên tưởng đến những giọt nước của đất trời và những giọt nước của con người.

Những giọt nước mưa! Đó quả là những giọt nước cần thiết. Trái đất này sẽ ra sao nếu không có mưa! Mọi sự đều khô cằn, héo úa. Đất sẽ nứt nẻ, cây sẽ tàn lụi, chim muông cầm thú và cả con người sẽ mất dần sinh lực.

Tôi hình dung đến những cuộc lễ cầu đảo của con người thuở bán khai.

Tôi hình dung đến niềm vui điên cuồng của những người dân quê khi cơn mưa đổ xuống sau cơn hạn hán.

Tôi hình dung đến những cánh đồng lênh láng nước, đến những tàu lá cau hứng nước mưa chảy vào chum, vại, đến những ngụm nước mưa ngọt ngào, trong lành, mát mẻ người ta uống trong những buổi trưa hè.

(minh họa: mrjn Photography/Unsplash

Và tôi hình dung ra tôi thời niên thiếu, cùng chúng bạn tắm mưa ngoài trời một cách hồn nhiên, thoả thích. Nước mưa khiến tôi nghĩ đến những nguồn nước khác: nước giếng, nước sông, nước biển, nước suối, nước thác…

Nước giếng thẳm sâu như người có cuộc sống nội tâm ẩn chìm mà phong phú. Người ta không thể biết được dưới lòng giếng sâu hun hút có chứa đựng bao nhiêu lượng nước. Lòng giếng sâu mà miệng giếng hẹp. Giếng không ồn ào khoe mẽ, giếng không phô trương thanh thế. Nhưng những khi các nguồn nước đều khô cạn, người ta tìm đến giếng, và giếng sẵn sàng cung cấp cho con người bao nhiêu nước mà con người muốn. Tôi nghĩ cách sống hữu ích cho người có đời sống nội tâm là cũng biết âm thầm nhưng đại lượng như giếng.

Nước sông cuốn phù sa vào bờ, bồi đắp cho đất đai con người thêm màu mỡ, đem cá tôm làm thực phẩm nuôi sống con người. Con người không đòi hỏi, và cũng không có quyền đòi hỏi dòng sông cung hiến cho mình phẩm vật nào, phù sa cũng như tôm cá, người ta chỉ ước ao mong muốn; và dòng sông đã ân cần làm thoả mãn con người những điều ước ao, mong muốn ấy.

Dòng sông có khả năng dẫn dắt, đưa con người từ nơi này tới nơi khác. Khi dòng sông di chuyển, dòng sông không ngại giúp người khác cũng di chuyển với mình, dòng sông không ghen tương, không ích kỷ, sẵn sàng chia sẻ và nâng đỡ. Dòng sông như người khôn ngoan và nhân ái, dạy cho tôi sống yêu thương và dạy nhiều bài học khác về cuộc đời.

Nước biển bao trùm ba phần tư diện tích trái đất, chứa đựng trong nó bao nhiêu điều bí mật của đại dương. Hiền hoà và đại lượng nhất cũng là biển; cuồng nộ dữ dội nhất cũng là biển. Biển luôn luôn mang một vẻ quyến rũ khiến người ta say mê. Bao nhiêu người yêu thích cuộc sống hải hồ cũng vì vẻ quyến rũ của biển.

Cũng như sông, và có thể còn hơn sông, biển có nhiều tặng vật dành cho con người. Những quà tặng vật chất và những quà tặng tinh thần. Có lẽ không một người nào sống trên trái đất này lại chưa từng hưởng dùng những quà tặng vật chất của biển. Nhưng những quà tặng tinh thần, biển chỉ dành tặng cho riêng ai biết nghĩ đến biển, tìm hiểu về biển, học hỏi với biển, soi lòng mình trong lòng biển. Và trên hết, lòng biển mở rộng như lòng người Mẹ Việt Nam với tình mẫu tử mênh mang không bờ bến.

Nước còn là những dòng suối trong vắt, thanh thản chảy trong rừng sâu, bình an và tươi mát. Chính sự bình an, trong trẻo, tươi mát đó khiến cho người ta có thể nhìn được khuôn mặt mình dưới dòng suối. Người nào có được sự bình an, trong trẻo, tươi mát của dòng suối, người đó có khả năng làm cho người khác nhận chân được họ khi họ đối diện và đối thoại với mình. Người có được sự bình an, trong trẻo, tươi mát của dòng suối sẽ giữ được những hình ảnh đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Bạn tôi nói rằng “nào ai giữ được ánh trăng trong mái tóc của mình,” nhưng suối, suối giữ được ánh trăng trong lòng nó.

Nước còn là những ngọn thác mạnh mẽ và hùng vĩ. Thác nước là một phản ảnh rõ nét về sức mạnh của thiên nhiên. Thác nước không những chỉ phô trương sức mạnh, thác nước còn biết dùng sức mạnh của mình cung ứng cho con người năng lượng. Người mạnh mẽ mà không biết dùng sức mạnh của mình vào việc hữu ích thì người đó chưa thể có được vẻ đẹp của một thác nước.

Nước cũng còn khiến tôi nghĩ đến bao nhiêu con kênh, bao nhiêu ao, hồ, chuôm, rạch; tôi nghĩ đến những mạch nước ngầm âm thầm trong lòng đất, làm tươi mát cỏ cây, làm xanh tươi trù phú cả những bình nguyên rộng lớn mà không cần được ai biết đến. Những mạch nước ngầm, đẹp âm thầm và hữu ích, nhưng có mấy ai trong cuộc đời thích sống như những mạch nước ngầm.

(minh họa: Komarov Egor/Unsplash)

Những giọt nước mưa khiến tôi liên tướng đến những giọt nước mắt. Trời mưa tức là trời khóc! Có thể là khóc vì vui mừng, khóc vì thương xót, khóc vì buồn tủi, khóc vì đau khổ… Trí tưởng tượng khiến tôi mỗi lúc nhìn mưa rơi, thường tự hỏi Trời đang nghĩ gì về tôi, đang buồn hay đang vui vì tôi mà khóc?

Riêng những giọt nước mắt của con người, tôi cho đó là ngôn ngữ âm thầm nhất mà cũng mãnh liệt nhất, hiển hiện nhất mà cũng sâu kín nhất, con người dùng để bày tỏ tình cảm của mình. Phạm Duy khi viết tâm ca ”Giọt Mưa Trên Lá” đã nhắc đến ”nước mắt mẹ già lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá,” “nước mắt mặn mà thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về.”

Phạm Duy còn nhắc tới nhiều giọt nước mắt khác, những giọt nước mắt biểu lộ niềm vui và nỗi buồn, khổ đau và hạnh phúc của kiếp người. Riêng tôi, nhiều khi tôi cũng khóc. Mỗi khi xúc động vì tình cảm người nào đó dành cho tôi, tôi khóc. Mỗi khi cảm thấy thương một người nhiều quá, không biết diễn tả thế nào bằng lời cho đủ, tôi khóc.

Dự đám tang, tôi cũng dễ khóc, khóc vì nhớ người đã khuất với những kỷ niệm người đó đã ghi lại trong trái tim tôi, khóc vì thương những người còn sống. Tôi cho rằng giọt nước mắt là những hạt ngọc quý giá, khi mình thương ai thì lấy ra tặng cho họ.

Nhưng thực ra không phải bao giờ nước mắt cũng là những hạt ngọc. Đó là khi nước mắt đổ ra vì nỗi tủi hờn của một kiếp người cực nhục, bị đè nén, khinh khi, bóc lột. Đó là khi nước mắt đổ ra vì những thất bại ê chề, đắng cay, chua xót. Đó là lúc nước mắt đổ ra vì quá đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình cảm. Những lúc đó, nước mắt quả thực là những giọt lệ mặn chát vị khổ đau. Thật đáng trách cho những aì làm cho đồng loại phải đổ những giọt nước mắt đắng cay như thế.

Những giọt nước còn khiến tôi nghĩ đến những giọt mồ hôi cần lao con người đã đổ ra để kiến tạo và làm thăng tiến bộ mặt trái đất. Những giọt mồ hôi đổ xuống luống cày. Những giọt mồ hôi rịn ra trên thân thể người công nhân trong xưởng máy. Những giọt mồ hôi đầm đìa trên trán người cha lao nhọc, đổi sức lao động lấy tiền nuôi vợ nuôi con. Những giọt mồ hôi đọng trên má người mẹ tảo tần khuya sớm… Những giọt mồ hôi tạo nên của cải vật chất và hạnh phúc tinh thần.

Những giọt nước…

Tôi nghĩ đến những giọt máu Chúa Kitô đã đổ ra để cứu tôi khỏi chết đời đời. Tôi nghĩ đến dòng nước tuôn đổ ra từ vết thương nơi cạnh sườn Ngài như một dòng suối Tình Yêu. Dòng suối ấy chảy mãi không ngừng, từ thế hệ này sang thế hệ khác, để cho Tình Yêu Cứu Chuộc tràn trề khắp mặt đất, đem lại nguồn ơn cứu thoát cho những thế hệ con người nối tiếp nhau.

Những giọt nước…

Tôi nghĩ đến dòng nước Rửa Tội vị linh mục đổ trên đấu em bé sơ sinh và những người tái sinh trong nguồn ơn Cứu chuộc. Mỗi khi chứng kiến hình ảnh cảm động ấy, tôi thường có ý nghĩ nước đó chính là Thiên Chúa. Ngài lấy chính Ngài để xoá sạch tội lỗi con người.

Mưa vẫn lặng lẽ rơi, và tôi chìm trong suy tư về những giọt nước.

(Trích trong Nhìn Xuống Cuộc Đời, xuất bản năm 1995)

 

Quyên Di.

Kim Phượng sưu tầm

Nền Giọt Nước Màu Xanh Với Mô Hình Bong Bóng Kết Cấu Trừu Tượng Của Những  Giọt Mưa ướt Trên Kính Giống Như | Nền JPG Tải xuống miễn phí - Pikbest

 

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này