Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Tóc gió thôi bay

Tóc gió thôi bay

Nhưng.. tất cả đã thuộc về quá khứ  và chỉ có giá trị trong quá khứ..

Phạm Diễm Hương

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

 
 
Bà Khuê

Cũng đến hai năm chưa gặp bà, nhưng tôi biết bà vẫn mạnh giỏi, vẫn làm những công việc bà ưa thích. Đôi lúc nhìn hình của bà chụp chung với cácbạn, tôi muốn điện thoại hoặc viết email cho bà, nhưng khi định nhấc điện thoại,hay bắt đầu gõ email, tôi lại thôi.

Chúng ta là bạn hàng xóm từ lúc nhỏ, lại cùng trường, cùng lớp suốt bậc Trung Học, sự cảm mến cũng lớn dần theo thời gian. Nhưng tất cả đã thuộc về quá khứ và chỉ có giá trị trong quá khứ.

Hiện tại, chúng ta đã có gia đình, tình nghĩa, đạo đức vợ chồng, con cái, cháu chắt ràng buộc, chúng ta đã được đặt vào một khuôn phép của nhân cách. Những gì lương tâm mách bảo có thể làm tổn hại nhân cách đó, chúng ta phải lắng nghe và ngừng lại. Tôi đã vẫn nghe và tuân thủ từ nhiều năm qua.
 
Vì điều tôi muốn viết cho bà không phải là lời khuyên giữ gìn sức khoẻ, để tránh bệnh tật của tuổi già, hay khoe bà một chậu hoa đẹp, hoặc tặng bà chậu ớt Mễ cay xè, mời bà đến lấy!. Điều tôi muốn bày tỏ thuộc lãnh vực nghệ thuật, được phủ bằng tấm voan mỏng tinh khiết của ân tình thuở thanh xuân. Ân tình cũ đó cứ nhấp nhổm chân trước chân sau, giữa lằn ranh quá khứ và hiện tại. 

Lần này, cũng có những đắn đo như bao lần trước. Tôi cũng tự vấn lương tâm, tự soi rọi tâm tư của mình,và trong khoảnh khắc bình an nhất, trong suốt và tinh anh nhất của lý trí, tôi viết nhanh thư này, sẽ bấm “send” và không cần đọc lại.

Bà Khuê ạ , bà phải đồng ý với tôi là chúng ta đã có một thời thanh xuân đẹp đẽ và vô cùng quý báu, đúng không? Tôi nhớ lúc xem bảng niêm yết tên thí sinh thi đậu vào Đệ Thất trường Trung Học Công Lập Phan Chu Trinh Đà Nẵng, thấy tên mình ở gần đầu bảng, tôi không vui bằng thấy tên bà kế tiếp tên tôi, vì tên của hai chúng ta cùng vần K. Tôi len khỏi đám đông định chạy về baó tin cho bà, thì thấy bà nắm tay ông cụ hớt hải đi vào sân trường, tôi giơ hai tay quơ quơ trong không khí làm dấu cho bà và la toáng lên: “Hai đứa mình đậu rồi!” Bà mở to mắt bẽn lẽn nhìn tôi, còn ông cụ xoa đầu tôi tươi cười: “Chaú cũng đậu hở? Thế thì mỗi sáng cháu sang đi học chung với Khuê nhé!” Tôi sướng rơn, trái tim của chú bé 11 tuổi đầu, bỗng đập sang nhịp của người lớn. Tôi không ngại đạp xe đạp đến trường, ngay cả đi bộ cũng vậy, vì mấy năm tiểu học, tôi đã từng xách chiếc ghế con, theo gánh đậu hũ nước đường của mẹ ngang dọc xóm trên, xóm dưới, thì đi bộ một đỗi ngắn để đến ngôi trường cao quý, chẳng nhằm nhò gì cả. Thế nhưng được đi học chung với bà, quả là nguồn hạnh phúc vô biên.
COVER〗少女レイ/Shoujo Rei - MikitoP【Starla Adiratna - AOI ID】 - Bilibili

Tôi nhớ hôm trường mình khai giảng, tôi được mẹ dắt sang nhà ông bà cụ của bà, hai bên nói gì tôi không rõ, chỉ biết từ đó, suốt năm Đệ Thất chúng ta đi học chung, về chung, làm bài tập chung. Hai đưá mình thay phiên nhau đứng nhất nhì trong lớp.
Bà biết tôi nhớ gì nhất trong thời gian này không? Tôi nhớ tôi với bà ngồi ở băng ghế sau chiếc xe Traction đen cùng ôn lại bài. Xe chạy, gió thổi tung mái tóc “cum bê” của bà, thỉnh thoảng vài sợi tóc ngắn tung tăng trước mắt tôi, tôi cứ để vậy vì ngửi được mùi xà phòng thơm.
Sang đến Đệ Lục tôi bị đổi sang lớp toàn nam sinh. Thế là chúngta học khác lớp, khác giờ. Nhưng vì vậy mà tình cảm tôi dành cho bà mỗi năm càng thêm háo hức và nồng ấm.

Sau khi đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp, lên Đệ Tam tôi chọn ban B, bà chọn ban A. Tôi có dịp giúp bà giải mấy bài toán khó. Ngồi cạnh bà, tôi giảng thật lâu, từng chút một, bà vừa nghe, vừa mân mê mấy sợi tóc, lúc này đã dài đến lưng. Thỉnh thoảng bà vắt tóc qua vai trái, rồi vai phải, những lần như thế, hương tóc thơm lại đậu ở mũi tôi thật lâu.
 
3 công thức chăm sóc tóc hiệu quả trong mùa đông-Làm đẹp
Năm tụi mình học Đệ Nhị Cấp, xảy ra biến cố Tết Mậu Thân, bọn nam sinh tụi tôi qua một đêm, đã trưởng thành rất nhiều. Riêng tôi, cảm nhận được ý nghĩa thực sự của môn công dân giáo dục dạy về lòng yêu nước, về trách nhiệm của người dân đối với quốc gia.
Nhưng âm ỉ và song hành với tình cảm thiêng liêng đó, là một hạnh phúc lãng mạn, ngoài tầm tay. Tôi không thề quên hình ảnh của bà mong manh trong buổi trưa đứng chờ xe tại sân bay Phú Bài, khi chúng ta làm xong công tác xã hội sau biến cố Mậu Thân. Tóc bà dài, bị gió cuộn rối mù, bà đứng bên tôi vừa vuốt tóc, vừa than thở: “Không biết cái kẹp ba lá tui bỏ đâu tìm không ra!” Tôi chẳng biết nói gì, tóc bà theo chiều gió vừa phủ vừa mơn man vào mặt tôi. Tôi đã ước, gió cứ thổi theo chiều này mãi.

Đệ Nhị, Đệ Nhất là hai năm khó chịu nhất trong đời học sinh của tôi. Hình như lúc đó bọn nam sinh cùng khoá và mấy ông trên lớp, mới nhận ra sự hiện hữu của bà. Bọn họ như lên cơn sốt, mỗi buổi sáng trước khi vào lớp, hay giờ ra chơi, thậm chí giờ tan học, các ông tướng ấy chen lấn nhau để có chỗ tốt nhất, có thể chiêm ngưỡng bà. Tôi cố nghe xem các ông ấy bình luận gì về bà. Tim tôi đập thình thịch, chỉ sợ họ nhận ra mái tóc, mà ở một nghĩa nào đó, tôi đã tự nhận là của riêng mình, từ thuở tóc còn rất xanh, thời “cum bê” đung đưa khờ dại.

Đến hè năm Đệ Nhất, đang học thi túi bụi, một hôm Long, tên bạn thân hỏi: “Khang, hồi Đệ Thất mi đi học chung với bà Khuê hả? mi có thân với Khuê không?” Tôi ấm ứ: “Ờ, cũng thân!”; “Mi giới thiệu cho tao được không?” Tôi chưa biết trả lời thế nào, thì nó xuống nước: “Mi làm ơn giới thiệu tao với Khuê nghe. Bữa trước, Khuê đứng dưới nắng, trời gió, tóc bay tứ tung, Khuê cuống quýt đưa hai tay…bắt tóc. Đẹp quá!” Tôi trợn mắt: “Ê, không phải một mình mi thấy đẹp nghe, cả trường đều thấy, trong đó có tao!” Long tâm sự: “Tao để ý Khuê từ lâu rồi, Khuê là con nhà giàu, học giỏi, nhưng đơn giản, hiền lành. Nhiều khi tao nghĩ, chắc gì Khuê chịu mình, chắc gì đến phiên mình nhưng mê thì vẫn mê, phải không?”Tôi cười bảo nó: “Đúng rồi, mi xếp hàng sau tao rồi. Thôi học đi cha, ráng thi cho đậu, chứ rớt là khoác chiến y đó.” Long trả lời thật bất ngờ: “Đậu rớt gìtao cũng nhập ngũ!” 

Tôi chưng hửng nhìn thằng bạn thân. Hồi nào tới giờ, nó ít nói, chăm chỉ, cần cù, đã có không ít lần Long thổ lộ nó sẽ cố học đế xin học bổng đi du học. Bây giờ nó thay đổi ý kiến, tôi ngạc nhiên hỏi: “Tại sao mi có quyết định này!”; Long thản nhiên:“Gia đình dì tao bị chôn sống hồi Mậu Thân. Họ chết tức tưởi lắm! Tao chịu không nổi!” Tôi bàng hoàng, học cũng không vô. Hôm đó, tôi dắt Long sang thăm bà, nhớ không?
Tôi biết tình cảm của bà đối với bạn bè thật đẹp, thật bình đẳng và nhẹ nhàng. Bà không nhận nhưng không ngăn cản những tình cảm đặc biệt bọn nam sinh chúng tôi dành cho bà. Cái đó mới chết những thằng yêu thầm trộm nhớ nhưng đắm đuối như tôi và Long.

toc-bay | Cuờng Để Nữ Trung Học 68-75
 
Tất cả chúng ta đều đậu Tú Tài phần Hai. Bà ra Huế học Sư Phạm, tôi có học bổng qua Đức, Long cũng có học bổng của Đức, nhưng nó từ chối và quyết định nhập ngũ. Trước khi chia tay để vào quân trường, Long có nhắc đến bà, hắn nói diễu: “Chắctao không có duyên nợ với Khuê rồi. Nhưng hễ mi có thành gia thất với Khuê, mi nhớ cho tao mượn cái đuôi tóc nghe!” Tôi nhớ tôi đã nhảy như đụng ổ kiến lửa: “Êmày, nhè bửu bối của tao mà đòi chia hả?” Nhưng Long không buông tha: “Tao nói thiệt đó, nếu Khuê là vợ mi, nhớ xin bả cho tao cái đuôi tóc!”.
Chuyện thời trẻ vừa vui, vừa liều mạng và cũng đáng yêu phải không bà?

Một thời gian sau, tôi qua Đức, và không nghe tin gì về Long cùng các bạn nữa. Ngay cả tin tức về bà, tui cũng mù tịt luôn.
Sống ở đâu thì quen đó. Nhưng đời sống ở xứ người, ngoài việc học ngôn ngữ mới, phải làm quen với phong tục tập quán lạ lẫm, còn có khoản thiếu thốn tình cảm quê hương. Hai năm đầu tôi vất vả lắm, có lúc định bỏ về nước, quỳ xuống xin cưới bà làm vợ rồi ra sao thì ra. Nhưng cũng may, những khoảnh khắc yếu đuối ấy đã qua rất nhanh, và tôi bình tĩnh trở lại. Gánh đậu hũ nước đường của mẹ tôi, tiếng kĩu kịt của đôi quang gánh oằn trên đôi vai gầy, hình ảnh thằng em út xách ghế theo mẹ… đã thúc đẩy tôi vừa học vừa kiếm thêm tiền, phụ với khoản tiền dư của học bổng, gửi về giúp mẹ lo cho các em. Trong hoàn cảnh hẩm hiu này, tôi gặp được vợ tôi. Người phụ nữ Đức có tâm hồn Việt Nam, rất dịu dàng và đạo hạnh. Nàng cũng có mái tóc dài như bà. Tôi tìm thấy ở nàng quãng đời thanh xuân của mình. Tôi bình an trong đó và mạnh dạn đi tới.

Năm 75, miền Nam thất thủ, tôi và một số bạn hữu du học ở các nước tìm cách liên lạc về nhà, nhưng Việt Nam lúc đó bị phủ kín bởi tấm màn đen kịt. Chúng tôi mất ăn mất ngủ, dõi mắt hướng về quê nhà. Tin tức về những chuyến tàu từ Việt Nam bất chấp sóng gió đang tràn ra biển tìm Tự Do lan rộng. Chúng tôi hộc tốc đi tìm bạn bè thân nhân.
Kể sao cho xiết nỗi niềm thương nhớ lo âu của tôi khi nghĩ đến Khuê và Long cùng các bạn đồng khóa, đồng môn!.

Sau hơn 20 năm xa cách, chúng ta tìm được nhau, ôn chuyện xưa, kiểm điểm bạn còn, bạn mất. Tôi còn Khuê, nhưng chưa tìm được Long. Ngày tìm được bà tôi đã khóc vì vui, nhưng nhìn ảnh bà với mái tóc dài xưa cũ, tim tôi thực sự thổn thức vì hạnh phúc. Tôi nhớ ngay mái tóc được cột phía sau, hay được vắt qua một bên, như lả lơi chờ cơn gió tinh nghịch hất tung lên, và bà sẽ cuống quýt quơ quào gom tóc lại giữa những ngón tay... 

Nhớ mái tóc của bà, tôi lại thương Long, không biết số phận nó thế nào. Tôi liên lạc được gia đình Long, nhưng họ cũng bặt tin nó từ mấy chục năm nay. Tôi không có cơ duyên để giữ đuôi tóc của bà cho nó, như nó đã dặn, nhưng lại cứ hy vọng bà vẫn giữ mái tóc, để mỗi lần nắng lên, gió lên, tôi sẽ nghĩ đến bà, và chúng ta sẽ đứng giữa trời, tóc bà theo chiều gió sẽ tung lên rối mù và mơn man trên mặt tôi, và cả Long nữa. Tôi muốn khẩn cầu bà điều này, nhưng không dám.

Tuần trước, xem ảnh của bà, mái tóc đã được cắt ngắn. Khuê ơi, bà vẫn là Khuê ngày trước, vẫn tươi cười trong nắng, nhưng tóc đã thôi bay!. Không còn đuôi tóc quấn giữ Long, Long bị vuột trôi sâu vào quá khứ. Và ân tình cũ của tôi cam phận với vị trí của nó.
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi. 
Bạn bà.
Khang. 
 
(PDH 09/13) 
Chiều mưa
có một người con gái nhớ quê xa
vời vợi
Dòng sông
giấc mơ xưa một thời thiếu nữ
buồn trôi
Tuổi thơ xưa đã qua,
người xưa xa cách xa
Còn đâu bóng quê nhà trong chiều xa vắng
Thuyền xưa xuôi dòng
người xưa đã có chồng
Buồn vui những tháng
năm bên người yêu dấu
Tóc gió thôi bay những ngày thơ
Tình em
đóa hoa hồng lặng lẽ thơ ngây bên vườn
Tình em như khúc sông quê nhà
khao khát mãi con thuyền trôi
Tình em như gió gào, tình em như sóng xô
Dạt trôi đến bên bờ có người mong nhớ
Hạnh phúc đợi chờ, tình yêu dẫu chia lìa
Dù xa nhau đóa hoa xưa
vẫn cài trên mái tóc
Tóc gió thôi bay
những chiều mưa
Tình em
đóa hoa hồng lặng lẽ thơ ngây bên vườn
Tình em như khúc sông quê nhà
khao khát mãi con thuyền trôi
Tình em như gió gào
tình em như sóng xô
Dạt trôi đến bên bờ có người mong nhớ
Hạnh phúc đợi chờ
tình yêu dẫu chia lìa
Dù xa nhau đóa hoa xưa
vẫn cài trên mái tóc
Tóc gió thôi bay
những chiều mưa
-------
Tóc Gió Thôi Bay
 
Posted by Kim Phượng
 
*
Nhạc sĩ Trần Tiến
Xem thêm...

Hạt Cát Bên Đời... Thiên Thu

Hạt Cát Bên Đời...
Thiên Thu

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃ ▂

 
Tình yêu như nắm cát trong tay - Tâm sự - Việt Giải Trí
 
Chỉ còn mấy ngày nữa là hết một năm. Tôi xin nghỉ thêm một ngày trước cuối tuần để có đủ thời gian sắp xếp lại đồ đạc trong nhà cho gọn ghẽ. Tôi bắt tay vào công việc “trọng đại này sau khi em gái tôi đe dọa: Nếu chị không chịu bỏ giờ ra thu dọn cái núi đồ đạc chị mua về vẫn còn nằm nguyên trong túi và quăng tùm lum trong góc nhà, rủi chị chết bất tử thì em không biết phải làm sao với cái nhà của chị đây.”
 
Tuy chẳng vừa ý với điều em tôi nói chút nào xong tôi cũng không muốn nghe nó lải nhải mỗi khi ghé nhà nên đành phải làm theo ý nó thôi. Vì thế, ngay từ sáng sớm của ngày nghỉ hôm nay, tôi đã thu tất cả túi lớn, túi nhỏ dồn vào một góc... Bỗng nhiên tay tôi dừng lại, tôi giật mình, và tự hỏi: Tại sao cái thùng giấy này lại nằm ở đây? Dưới đống quần áo “on sales” mua từ đời kiếp nào không rõ nhưng vẫn chưa đem ra mặc từ mấy năm nay. Thế là tôi khệ nệ khênh cái thùng giấy ra khỏi cửa phòng ngủ rồi kéo lê nó ra phòng khách vì ở đây rộng và sáng hơn để sắp xếp lại cho gọn gàng.
 
Mỗi lần tay tôi cầm lấy một xấp bao thơ được chằng bằng những sợi dây thung đã cũ và đứt ra khi đụng tới, tôi lại thấy lòng mình chùng xuống. Đây là tất cả chứng tích của nhiều ước vọng mùa Xuân của tôi... Nng rất tiếc, nó mãi mãi chỉ là ước vọng và đã được giữ lại trong những xấp thư này. Tất cả chỉ còn là những kỷ niệm đẹp trong đời...
 
Cuối cùng thì tay tôi chạm vào cái hộp nhỏ bằng nhựa nằm yên trong góc thùng giấy. Tự nhiên tim tôi ngừng đập vài giây. Tôi nín thở và nhẹ tay mở nắp hộp... Những hạt cát, không nhiều, lay động và xô về một phía nghiêng theo chiều nắp hộp được mở ra. Cả một quãng đời thuộc về quá khứ như một cuốn phim ngắn lại quay về...
 
Đây là những hạt cát tôi đem theo về đây từ một nơi tôi đã đi qua...
Những hạt cát nhỏ này đã được tôi lấy từ bãi biển ở trại tị nạn Pulau Tangah, trước khi tôi lên tàu đi đến thủ đô của Mã Lai nhiều năm về trước. Chúng gợi tôi nhớ lại lần nói chuyện duy nhất với một người tôi gặp ở trại chuyển tiếp ở Kuala Lumpur. Thật tình cờ, người ấy là bà con với một người tôi biết ở đại học nhưng đã mất liên lạc từ lâu. Chỉ một chút tin tức, tuy không rõ ràng về người tôi quen, đang sống ở Bắc Mỹ, qua lời kể, đã cho tôi hy vọng là tôi sẽ tìm được anh khi tôi đến quốc gia thứ ba.
 
tha hương: MƯA ĐÊM ĐẤT KHÁCH 
 
Nụ hoa xuân trong lòng tôi hé nở. Tôi thấy yêu đời hơn. Tôi quên bẵng cái nóng như lửa đốt dưới mái tôn của dãy nhà tạm trú dù lúc đó mồ hôi đã ướt đẫm mái tóc dài và lưng áo vải nâu của tôi. Tôi thấy trước mắt mình hiện ra một khoảng trời thật đẹp với cây lá xanh tươi và anh đưa hai tay ra đón tôi, người anh thương mến năm xưa...
 
Nhưng thời gian cứ lặng lẽ qua đi sau khi tôi đến quốc gia thứ ba. Cuộc sống và trách nhiệm ràng buộc với gia đình còn lại bên quê nhà đã khiến tôi chẳng còn giây phút rảnh rỗi nào để nghĩ đến việc dọ tìm tin tức của anh.
Dù thật sự trong lòng tôi chưa hề quên những kỷ niệm thật nhẹ nhàng và kín đáo mà anh, không biết là vô tình hay cố ý, đã cho tôi.
 
Gần bốn mươi năm sau tôi mới biết được tin tức của anh qua một người bạn. Tôi suy nghĩ mãi, không biết có nên liên lạc với anh hay không và liên lạc để làm gì. Cuối cùng, lý trí đã thắng... chỉ để thăm hỏi một người quen biết ngày xưa. Đúng thế, lý do chính chỉ là để thăm hỏi mà thôi. Và tôi đã thật sự quên nghĩ đến những gì chung quanh lý do thăm hỏi. Tôi đã quên mất một chi tiết trong câu chuyện với người bạn mới ở trại chuyển tiếp. Tôi đã quên mất trên đời này, không có ai sống trong chờ đợi vô vọng với một khoảng thời gian dài như vậy. Vì thế, tôi vẫn giữ những lời người bà con của anh kể cho tôi nghe về anh không khác những gì tôi biết anh khi còn học chung trường.
 
Status hay Tình yêu muốn bền đừng giữ quá chặt, cũng giống như cát, càng  bóp chặt, càng dễ trôi tuột mất - STTHAY
 
Ngày tôi gặp lại anh, vài tháng sau lần nói chuyện đầu tiên qua điện thoại, tôi được biết anh đã có gia đình và đang sống rất hạnh phúc. Tôi thấy vui nhưng cũng thấy buồn. Vui vì người tôi biết năm xưa đang là một ngườichồng tốt, một người cha tốt, và đang sống vui vẻ dưới mái gia đình ba người. Nhưng bên cạnh niềm vui tự nhiên theo bản năng ấy, tôi cũng thấy buồn vô hạn...chồng tốt, một người cha tốt, và đang sống vui vẻ dưới mái gia đình ba người. Nhưng bên cạnh niềm vui tự nhiên theo bản năng ấy, tôi cũng thấy buồn vô hạn...
 
Hôm nay, nhìn thấy những hạt cát này, tôi lại nghĩ đến anh. Tôi lấy ngón tay trỏ đặt vào những hạt cát nằm dồn về một góc hộp nhựa và xoay ngón tay theo hình xoắn ốc. Những hạt cát tẽ ra và xô đẩy nhautheo ngón tay xoay nhẹ của tôi. Một dải cát mỏng chen nhau nằm theo vòng xoáy... i lặng nhìn những hạt cát vàng vô tri vô giác đã mang theo bao nhiêu hy vọng và kỷ niệm của tôi khi còn trẻ. Tôi nhớ lại những ngày còn ở đại học và tự trách mình. Bây giờ thì tôi có thể khẳng định là nhút nhát chưa hẳn là một tính tốt trong tình yêu. Nếu biết người ta thích mình nhưng vì nhút nhát nên lặng lẽ ngó lơ để chờ người ấy nói trước là điều không nên. Tại sao tôi không có thể thông minh hơn một chút để nghĩ rộng, nghĩ xa hơn là người ấy cũng nhút nhát không kém tôi. Hơn thế nữa, nếu người ta không nhìn thấy mộ dấu hiệu gì ở tôi thì làm sao người ta dám mở lời ở cái thời đại mà đa số con gái đều phải đi theo con đường:
Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.”
 
Nói cho cùng thì tất cả là do lỗi của tôi. Cái lỗi lớn nhất là quá dè dặt và tự đặt cho mình một quy luật thiếu sự thông cảm cho hoàn cảnh của người khác. Bên cạnh đó, cái tội lớn nhất là chậm tiêu nên tôi đã quên bỏ yếu tố thời gian vào đời sống thực tế. Và cuối cùng, điều ngu xuẩn lớn nhất của tôi là mang theo những hạt cát này...
 
Mối tình đầu như dấu chân trên cát – Theoyeucau
 
Nhìn những hạt cát bị tôi giam giữ trong chiếc hộp nhỏ từ bao nhiêu năm nay, tôi thấy tội nghiệp chúng quá đi thôi. Tôi thấy mình đã làm một điều không đúng chút nào cả vì cá không thể ở đây. Cát thì phải ở lại bãi biển để nghe tiếng sóng vỗ, để đùa với nước biển xanh. Sóng biển luôn năng động và biến hóa như tình yêu, như tình người, như nguồn sống, như anh của ngày xưa ở đại học. Nước biển, sóng biển, và cát biển sẽ phải ở gần với nhau như một gia đình có cha, có mẹ, có các con, và nhiều kỷ niệm. Sóng không thể ra khỏi bãi biển xanh kia. Sóng không thể sống thiếu bờ biển và những bãi cát dài. Những hạt cát tôi giữ ở đây chẳng qua chỉ là những kỷ niệm nhỏ nhoi của tuổi xuân thì tràn đầy mộng ước đã qua đi, mà trong đời người, hỏi ai mà không có. Vì thế, có đáng gì để mà mang theo suốt đời, để mà tưới bằng ước vọng mỗi độ Xuân sang để rồi buồn chán hay nuối tiếc...
 
Nghĩ đến đây, tôi đứng lên, đậy nắp hộp lại. Tôi vịn tay vào cạnh tường để leo qua cái núi chất bằng những túi quần áo chưa mở ra giặt để mặc theo mùa, theo thời tiết. Ba chữ “thật phí phạm” thoáng qua đầu. Tôi bước mau qua nhà bếp và mở cửa sau đi ra bên ngoài. Một luồng khí lạnh ập vào người. Bây giờ, ở đây đang là mùa Đông... Tôi lội qua bãi tuyết trắng ở sân sau bên hông nhà. Tôi nhắm vào khu đất trong mảnh vườn nhỏ để bước đến gần. Tôi mở nắp hộp nhựa và nghiêng cạnh hộp thật chậm. Những hạt cát từ từ lăn ra khỏi hộp,rơi nhẹ xuống lớp tuyết trắng phau phủ dầy mặt đất. Cát để lại những lỗ nhỏ xíu và dần dần mất dấu. Thoáng qua trong đầu, tôi thì thầm: Xin lỗi cát nhe, ta không thể đem cát trả về bãi biển như ngươi mong muốn đâu, nhưng ít nhất cát không bị ta tiếp tục giam cầm trong chiếc hộp nhựa này nữa”.
 
Tôi trở vào nhà, đi thẳng vào phòng của mình, lại leo qua núi túi nylon đựng quần áo mới mà tôi sẽ phải thu dọn cho xong trước ngày mai khi em tôi qua chơi. Nhưng hình như tôi không còn đủ sức để tiếp tục công việc dọn dẹp quan trọng này nữa. Tôi lần theo bờ tường và ngồi xuống cạnh giường. Hai dòng nước mắt tuôn nhanh. Tôi đưa hai tay ôm lấy gương mặt gầy gò nhạt nhòa nước mắt của mình. Tim tôi nhói đau...
 
Stream Khi Người Yêu Tôi Khóc by dhpsc2 | Listen online for free on  SoundCloud
 
Bên tai tôi văng vẳng tiếng hát thật trầm buồn và nhiều ray rứt của Lệ Thu trong nhạc phẩm Mắt Lệ Cho Người” của Từ Công Phụng...
 
Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
.....................................................................
Xin em hãy cho tôi tạ tình, khi em đã đi qua khoảng đời tôi

Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn

Và lệ em rớt trên môi nhạt

Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn

Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời.
Click để nghe tác giả Từ Công Phụng hát Mắt Lệ Cho Người

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
 
Click để nghe tác giả Từ Công Phụng hát Mắt Lệ Cho Người

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Click để nghe tác giả Từ Công Phụng hát Mắt Lệ Cho Người

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và nỗi buồn vô vọng trong “Mắt Lệ Cho Người”

Vâng, lại sắp có thêm một mùa Xuân sẽ đến và sẽ qua đi...
Và mùa Xuân cũng sẽ chẳng còn lại gì để ước vọng thêm nữa...

Những hạt cát tôi mang theo đến đây đã được trả lại với thiên nhiên...

Nhưng cát mãi mãi không thể nào trở về với bãi biển năm xưa của nó...
 
 
Thiên-Thu
Kim Phượng sưu tầm

 

 Hạt Cát

Xem thêm...

Một Thuở Học Trò - Yên Sơn

Một Thuở Học Trò 

Yên Sơn

 

Buổi sáng, khi mặt trời chưa thức dậy, hắn đã ở ngoài vườn, tỉa cành tưới nước, vuốt ve những cụm hoa đang khoe sắc. Mấy chậu hoa sứ nở ngào ngạt hương. Hương hoa sứ thơm dịu dàng như hương thiếu nữ trang đài đứng trên lầu mộng. Hắn lượm mấy nụ hoa mới rụng dưới cội đưa lên mũi hít thở nhẹ nhàng. Mùi thơm dịu ngọt cho hắn một cảm giác thật dễ chịu và lấy làm tiếc là nó không giữ được lâu như những loại hoa khác. Hắn bỗng mỉm cười nghĩ tới câu “hồng nhan bạc mệnh”! Hoa sứ đẹp thanh khiết nhưng mong manh giống như một người con gái đẹp đài các. 

Hôm nay đã là ngày Thứ Sáu trong tuần! Hắn có cảm tưởng như hắn chỉ vừa chào ai đó trong ngày Thứ Sáu tuần qua chỉ mới một hai hôm trước! Thứ Sáu đâu mà rộn rịp thế nhỉ? Thứ Sáu đại diện cho một tuần lễ sắp hết mà càng lúc thấy nó tới nhanh hơn mình tưởng! Tâm lý con người cũng vẫn quanh quẩn như vòng trầm luân của đời sống, như bánh xe nước ở mấy chặng sông Trà, sông Vệ năm xưa… Con nít vô tư, hồn nhiên mong chóng lớn, người lớn sợ thời gian, người già thích trở lại cái thuở hồn nhiên vô tư lự! Nghĩ tới cái thời “vô tư lự” lòng hắn bồi hồi chạnh nhớ những kỷ niệm xưa dù có nhiều vết tích cũng đã lờ mờ sương khói. 

Nhà hắn bên bờ xe nước sông Vệ, nơi hắn thường bơi lội với lũ bạn sau những buổi tan trường. Học mới lớp một, lớp hai mà hắn đã “bơi lội như rái” – theo lời kể của Mẹ hắn mỗi lần cùng Mẹ ôn lại chuyện xưa.  

Dưới chân bờ xe nước thường có nhiều tôm càng, cua xanh và cá bống mú. Cá bống sông Trà, sông Vệ mà kho rim tiêu, ăn với cơm nóng thì tuyệt cú mèo. Dòng sông này đã cho hắn khá nhiều kỷ niệm thuở thiếu thời. Một lần vô ý bị cua kẹp dưới đáy nước, hắn hét tướng lên làm nước tràn vô miệng, uống cành hông; từ dưới đáy ngoi được lên mặt nước tưởng như thời gian ngưng lại, may mà không bị chết đuối!  

Cũng dòng sông này đã cướp mất của hắn một người cô yêu quý! Đó là dịp kỵ giỗ hàng năm của đại gia đình bên Nội. Cô hắn cũng còn rất trẻ, thích bơi lội, biết anh em hắn bơi giỏi nên mỗi lần về là rủ đi tắm sông. Sự tin tưởng của cô đã bị phản bội khi cô bị dòng nước nhận chìm lúc chân cô bị vọp bẻ. Trong lúc thảng thốt, cô đã túm chặt lấy anh em hắn làm cho cả ba người đuối sức… Trong lúc hoảng hốt ai cũng cố tìm đường sống… Anh em hắn thoát được nhưng bà cô đã phải giã từ cõi đời bi luỵ!  

Cũng dòng sông này, anh em hắn đã từng nhặt những trứng vịt rơi rải rác, nằm sâu dưới dòng nước hoặc trên mặt cát mỗi buổi sáng khi những đàn vịt nuôi, hàng ngàn con được lùa qua; hay những đêm trăng thanh gió mát mang chiếu ra trải trên bãi cát trắng phau, nghe người lớn hò đối đáp rồi cùng ngủ qua đêm với các anh chị hàng xóm. 

Cầu Sông Vệ - QL 1A Quảng Ngãi-Mapio.net

Hắn cũng nhớ Mùa Vu Lan năm nào đó rất xa trong ký ức, giọng ca cao vút của một chị huynh trưởng trong gia đình Phật tử, hát trong đêm văn nghệ trên khán đài lộ thiên nằm trên bờ cát trắng bên dòng sông Vệ. Hắn nhớ hoài giọng hát và gương mặt đó với bài hát Mục Kiền Liên… "Đìu hiu gió bóng chiều rơi theo lá thu, có đàn chim bay vẩn vơ, chuông chùa xa đưa huyền mơ! Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần lan, nhớ Mẹ xót xa tâm hồn, bóng Mẹ biết bây giờ đâu…" Không biết là vì vóc dáng của chị đoàn trưởng, hay là vì ánh sáng huyền hoặc của đêm trăng rằm hôm đó mà từng lời ca, từng dáng điệu in hằn lên tâm khảm hắn như một tỳ vết dễ yêu mỗi khi nghĩ đến, nhớ về!  

Dòng sông này cũng còn một kỷ niệm nguyên xi những lần Ba hắn hướng dẫn gia đình chạy núp máy bay oanh kích của giặc Pháp, hoặc các trận đụng độ giữa Việt Minh và Pháp trước ngày đất nước chia đôi, trong các hầm cát bên bờ sông gần nhà hắn mà phía trên của hầm cát là những cụm xương rồng và cây lưỡng long tua tủa gai nhọn. Những hầm cát này đã được lũ trẻ con hàng xóm, bạn bè của anh em hắn cùng đào móc chơi đùa với nhau sau những giờ tan học, hoặc để tránh những cơn nắng hạ khắc nghiệt một thời. Dòng sông này cũng là nguồn thực phẩm nuôi sống cho anh em hắn và biết bao nhiêu gia đình ở hai bên ven sông… 

Khi Ba Mẹ hắn quyết định đưa đàn con đi tìm vùng đất hứa ở miền Nam trong chiến dịch khẩn hoang lập ấp của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, anh em hắn đã bỏ ra mấy ngày, ngồi hàng giờ nơi chốn ấy để thì thầm những lời ly biệt, để gửi lại những tiếc nuối khôn nguôi! Cái quyết định rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, xa lìa gốc gác, mồ mả tổ tiên đã bao đời gầy dựng để xuôi Nam “vì tương lai con cháu” của Ba Mẹ hắn là một biến cố trọng đại cho gia đình và dòng họ. Cái quyết định đã gây sững sờ không những cho dòng họ mà còn cho cả xóm làng. Ba hắn đã thuyết phục một số bà con và những bạn bè thân cận cùng “đi lập nghiệp” ở một nơi chốn chỉ biết qua giấy tờ và lời thuyết phục từ các cấp chính quyền. Người ta xầm xì, bàn qua tán… cho là “đi về chốn rừng thiêng nước độc” khiến một số gia đình thay đổi ý định, kẻ ở người đi!  

Cho tới lúc này, ngồi đây viết những dòng này, hắn cũng cảm nhận cái quyết định của Ba hắn thời đó là một quyết định “dữ dội”, là một sự can đảm phi thường, là một sự liều lĩnh có tính toán! Hắn chợt nhớ nghĩ đến người cha thân yêu, hắn càng cảm phục sự nhìn xa thấy rộng của Người, cái quyết tâm dũng cảm của Người, và càng biết ơn Người mỗi khi nhớ lại!   

Nói đến thời kỳ khẩn hoang lập ấp, hắn nhớ ngay đến hai dãy nhà tiền chế nằm dọc hai bên con lộ duy nhất, đất đỏ mù trời, được ủi vội để chào đón những gia đình mới tới! Lúc đoàn xe vận tải nối đuôi đổ người xuống, sau mấy ngày di chuyển vô cùng vất vả trên đoạn đường dài từ miền Trung mịt mù xa lơ xa lắc. Hắn không biết là khoảng thời khắc nào, chỉ nhớ mặt trời đã nằm sâu dưới những tàn cây đầy kỳ bí mà chung quanh là núi rừng dày đặc hoang vu! Có tiếng khóc bất an của một vài người đàn bà và em nhỏ hòa cùng tiếng côn trùng và chim muông kêu rả rích, tạo nên những khúc nhạc thê lương ảm đạm! Những gốc cây trơ trụi còn sót lại chỏi lên khắp nơi, những đống cây khô khổng lồ được xe ủi gom vào từng hàng dài càng làm cho cảnh vật thêm phần u tịch! Hắn nhớ như in vẻ mặt chịu đựng của Mẹ hắn, giấu vội đi những giọt nước mắt lăn dài khi vừa đẩy cửa bước vào một trong hai căn nhà dành cho gia đình hắn. Căn nhà khá rộng nhưng mái lợp bằng tranh, vách ngăn bằng lá. Mẹ nghẹn ngào nói với đàn con, “Các con rán chịu khổ một thời gian, chắc chắn mình sẽ được chính phủ giúp đỡ để tạo dựng một đời sống ổn định hơn cho tương lai của các con!”  

Hắn nhớ quá thời gian tân khổ nơi này… Những cánh đồng hoang vu mênh mông mầu mỡ; những khu rừng bát ngát vô tận; những rừng mai bạt ngàn mỗi khi xuân về tết đến. Những hồ ao, đồng lầy đầy ắp cua cá; con sông La Ngà lặng lờ chứa đựng dư thừa thủy sản… Rồi đến những ruộng lúa mênh mông, những rẫy bắp, nương đậu xanh mướt một màu, rộng bao la cũng theo thời gian cùng với sức người hiện hữu khắp nơi.  

Rừng rậm và thú dữ càng ngày càng bị đẩy xa, xa tận tầm nhìn. Đặc biệt mỗi khi lên mùa… nào đậu, nào bắp, nào lúa tràn ngập khắp nhà từ trước tới sau, từ trong ra ngoài, vun tràn từng đống lớn. Thế mới thấy cái quyết định của Ba hắn là đúng đắn chứ không như những ngày đầu đầy ân hận! Tuy nhiên, hắn vẫn thấy khổ ơi là khổ cho những nhà nông! Trong thâm tâm hắn đã có ý nghĩ “một ngày nào đó mình nhất định sẽ lìa xa”. Nhớ ơi là nhớ Cánh đồng lớn, khu rừng Mai, con sông La Ngà, ngọn Đồi Bảo Đại với những hàng cây vú sữa rợp bóng dọc theo con đường trôn ốc từ dưới lên tận đồi cao nhưng nay đã không còn chủ…   

Hắn chợt nhớ ngày đầu tiên khai trương khu trường Trung Học Công Lập đệ nhất cấp Võ Đắt. Anh em hắn là một thành phần trong loạt học sinh Trung học đầu tiên vào học trường này. Ngày cắt băng khánh thành, anh em hắn được mặc đồng phục toàn trắng, trông rất oai nghiêm, đứng hàng giờ dưới trời nắng chang chang để chờ sự xuất hiện của Cụ Ngô Tổng Thống cắt băng khánh thành! Mặc bộ đồ đặc biệt này lòng hắn sung sướng xiết bao; hắn thấy như mình lớn hẳn ra, đi đứng trang nghiêm, nói năng chững chạc. Ở nhà, hắn đã phải đứng xoay qua xoay lại “…Cho Mẹ nhìn ngắm thanh niên của Mẹ một lúc.” Hắn chợt nhớ quá những khuôn mặt thân thương cùng hắn chia sẻ những nỗi vui niềm buồn của một đời học sinh trên cái xứ đất đỏ buồn tênh xa cách thị thành! Nào Tươi, nào Thành, nào Hiền, nào Tư, nào Ánh, nào Thu, nào Hạnh… nay kẻ còn người mất… người phương này kẻ tận mờ xa! 

Hình bóng Tươi bỗng nhiên xuất hiện. Tươi là thằng bạn thân nhất từ những ngày khốn khó đầu tiên. Hai đứa cứ quấn quýt nhau từ trường về nhà, từ ruộng qua rẫy, cũng cưỡi trâu lêu lổng từ ruộng đến rừng. Đi đâu, làm gì cũng có hai đứa. Rất lâu năm, hai đứa thường chụm đầu đánh cờ tướng mà bao giờ hắn cũng thua, có may mắn lắm cũng chỉ thí quân theo kiểu lưỡng bại câu thương để thủ huề. Tươi nói, “Làm sao mầy đánh lại tao được, tao nghĩ trước được tới bảy nước cờ.” Hắn nói với Tươi, “Mầy cũng có đánh lại tao đâu, tướng thư sinh của mầy chỉ cần ba mươi giây là tao cho chỏng vó lên trời!” Mỗi lần nghe hắn nói vậy Tươi chỉ cười! Tươi không thích tập võ mặc dầu Ba hắn sẵn sàng dạy võ cho nó. Ba hắn chỉ dạy võ cho mấy anh em trai trong nhà mà thôi, dứt khoát không nhận dạy người ngoài, mà Tươi là trường hợp ngoại lệ, thế mà nó không chịu học mới tức chứ! Cũng vì cái tài đánh cờ của nó mà hắn cũng được hưởng lây khi đi đấu với các người lớn tuổi ở nhiều chỗ khác nhau trong thôn xóm hoặc các làng lân cận. Chiến thắng là những phần quà bánh tình cờ. Vâng, chỉ là những bánh kẹo tầm thường nhưng thời đó, nơi chốn đó đã là một ưu đãi! Bù lại thì hắn cũng giúp bảo vệ cho Tươi những lần gặp những người thua cờ nổi nóng. Mà cái vụ bị nổi nóng, đập bàn cờ, hoàn đi hoàn lại, cãi tới cãi lui luôn là chuyện thường tình!   

Sau khi học xong lớp Đệ Tứ, Tươi với hắn tạm chia xa, vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt nên Tươi không cùng lên tỉnh thành với hắn và một số bạn học cùng lớp, mặc dù Tươi học rất khá. Tươi ở lại với ruộng vườn cho đến năm 17 tuổi thì tình nguyện gia nhập Địa Phương Quân. Hắn không nhớ rõ Tươi làm chức vụ gì nhưng lâu lâu lại đưa lính đi huấn luyện ở tỉnh lỵ Bình Tuy. Có một lần, trong dịp nghỉ hè, hắn về thăm gia đình thì gặp lúc Tươi phải đưa lính đi. Tươi chạy chọt cách nào không biết mà hắn được cùng Tươi đi máy bay về tỉnh cùng với mấy chục người lính mới.  

Phải nói đó là lần đi phi cơ đầu tiên trong đời nên hắn rất vui và hồi hộp lẫn hãnh diện. Sau khi làm xong công vụ, hai đứa tới ở trọ nhà anh Cát, một người bạn vong niên trong lính của Tươi. Buổi tối hôm đó là một đêm trăng tỏ, anh Cát rủ hai đứa mang đầy đủ mùng mền chiếu gối, lò nướng, cần câu… đi câu và ngủ trên biển! Hắn nghe hấp dẫn quá chịu liền. Thế là ba anh em tất bật chuẩn bị cho chuyến đi chơi đêm trên thuyền và trên biển. Anh Cát không quên ghé một tiệm tạp hoá mua theo mấy lít rượu trắng. Đêm hôm đó là một đêm nhớ đời. Câu được con nào nướng con đó trên lò than hồng, gió mát trăng thanh, chén anh chén chú cụng suốt, xỉn hồi nào không hay. Khi thức dậy vào buổi sáng vẫn thấy con thuyền lênh đênh, loanh quanh trong vùng vịnh cách bờ khá xa mà Tươi và anh Cát vẫn đang ngủ ngáy tưng bừng! Ở Bình Tuy có một vùng biển rất đặc biệt. Từ bờ ngó ra Hòn Bà xa xa là một vùng rộng lớn nhưng rất an toàn vì dòng nước chỉ chảy vòng vòng bên trong vịnh, quanh năm sóng yên gió lặng. Phải nói chuyến đi này là một kỷ niệm khó quên. Lòng hắn vẫn luôn bồi hồi xao xuyến mỗi khi nghĩ về!  

 

Hình minh họa- internet

Hắn lại nhớ Thanh, đứa con gái 15 tuổi như nụ hoa quỳnh vừa chớm nở, hương sắc dịu dàng. Hắn quen Thanh trong những sinh hoạt của gia đình phật tử tại địa phương. Tuổi thiếu niên thuở ấy rất hồn nhiên, trong sáng. Mà người lớn dường như không ai để tâm phân biệt nữ nam như bây giờ. Có một lần cắm trại tại khuôn viên chùa, cả nam lẫn nữ cùng cho ngủ chung trong một “căn lều cộng đồng”, nằm như xếp cá mòi. Cả nam lẫn nữ theo lệnh Thầy được nằm chung với nhau, chỉ cần quay đầu ngược lại nhau. Hắn và Thanh nằm ở giữa. Lúc chưa ngủ hai bên vẫn nghịch ngợm đạp chân nhau, nói cười vô tư lự đi vào giấc ngủ. Lúc gần sáng, khi tiếng chuông mõ khai kinh làm hắn giật mình tỉnh giấc, hắn mới phát giác ra cô bé đang ôm hắn ngủ ngon lành! Đứa con gái 15 tuổi đã trổ mã dậy thì như một đóa hoa xuân phơi phới đang gác tay gác chân lên người hắn! Tự nhiên cả người nổi gai lạnh với cảm giác nhột nhạt khắp châu thân. Hắn cảm thấy nhịp tim loạn xạ, thở hít khó khăn vì hương tóc nồng nàn quyện với mùi thịt da con gái làm hắn ngất ngây ngây ngất, nửa muốn gỡ ra, nửa muốn ôm chầm. Đầu óc phấn đấu kịch liệt cố nghĩ tới những điều trong sáng.

Hắn tự nói cho hắn biết là mình đang ở chùa, là một phật tử thuần thành, là phải tôn nghiêm giới luật! Hắn lẩm nhẩm lặp đi lặp lại năm điều tâm nguyện của người thanh thiếu niên Phật tử, “Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện; Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống; Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật; Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm; Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo!” Hắn băn khoăn tự hỏi không biết Thanh vô tình hay cố ý, và càng lúc càng run hơn! Có lẽ sự run rẩy của hắn và tiếng chuông mõ công phu cũng đã làm cho Thanh thức giấc! Hắn thấy Thanh tự động buông ra và xoay người về hướng khác! Hắn thở phào như trút được gánh nặng dù sự nuối tiếc vẫn lâng lâng. Hắn nhanh lẹ ngồi bật dậy, ra ngoài sân chạy một vòng chùa để cố quên và giấu đi sự bẽn lẽn và mặc cảm tội lỗi! 

Mặc dù sau đó cố tránh mặt nhau một thời gian – có thể là tại vì đã có tình ý, và cũng muốn tránh cho nhau những cảm giác ngượng ngùng – nhưng tình cảm của hai người ngày càng thân thiết hơn. Tới một ngày kia, trong buổi sinh hoạt tuần lễ cuối cùng, hắn thông báo với đoàn là sắp đi học xa, Thanh mới tìm cách nói cho hắn biết là chiều hôm sau sẽ để phong thư trên đầu cây chuối thứ tư trên con đường chạy xe đạp nối liền hai xóm nhà.  

Sáng hôm sau hắn kín đáo leo lên cành mít cao, lén viết thư tình rồi nôn nao chờ đợi buổi chiều để trao đổi. Buổi chiều đang ngồi trước sân ngó mong ra ngõ, hắn thấy Thanh chạy xe đạp ngang qua mà không hề ngó vào như mọi lần. Chờ cho Thanh đi khuất một lúc sau, hắn lấy xe đạp chạy qua con đường nhỏ. Hắn tới cây chuối thứ tư, ngó trước ngó sau mới dò tìm phong thư ẩn giấu. Phần thì hồi hộp, phần lo có người đi qua, tim hắn đánh như trống làng mà tìm mãi vẫn không thấy thư đâu cả. Hắn trở lại đầu đường và đếm số lại, nhưng vẫn không tìm thấy thư của Thanh. Đang ngẩn ngơ, bối rối hắn mới kịp nghĩ hay là cây chuối thứ tư đếm từ bên kia sang? Quả đúng như thế, phong thư được gói ghém rất cẩn thận để phía trong bẹ chuối khuất tầm nhìn. Hắn để thư hắn vào thế chỗ rồi đạp xe ngang nhà Thanh. Thấy Thanh đứng trước hiên nhà, hắn nhẹ gật đầu và quay mặt về phía sau ý nói có thư chỗ đó. Thế là nguyên tuần lễ còn lại, ngày nào cũng lặp đi lặp lại bài bản cũ cho đến ngày hắn khăn gói lên xe đò đi về Long Khánh trọ học. Lúc xe lăn bánh hắn mới thấy bàn tay Thanh kín đáo vẫy chào! 

Ôi những kỷ niệm vẫn bám theo hắn cả đời, thật gần nhưng cũng thật xa, xa tít mù trong tiềm thức! Có phải không, khi nhìn bóng chiều rơi người ta thường nhớ về những bình minh có muôn sắc muôn màu, tiếc những giọt sương long lanh trên đầu cánh lá?! Câu tiếng Pháp trong bài Triết học hồi còn lớp 11 làm cho hắn nhớ hoài, “Chúng ta không bao giờ có được tâm hồn của buổi chiều hôm nay!” (Nous n'aurons plus jamais notre âme de ce soir); có thể rất đúng nhưng sao mỗi khi chạnh nhớ về những ngày thơ ấu lòng hắn cũng bâng khuâng rung động, cũng xao xuyến bồi hồi! Tai vẫn như nghe tiếng kẽo kẹt của bờ xe nước, mắt vẫn mơ màng thấy lũ con nít đứng trên bờ cao nhảy tùm xuống dòng sông tuổi nhỏ, mũi vẫn thoang thoảng mùi hương thơm của lúa chín, mùi rạ nặc nồng cuối mùa gặt…  

 

Viết ở Rừng Vua trong một ngày mùa hạ 

 

Yên Sơn

-----

Hình minh họa internet

Kim Quy Moderator 

 

 

Xem thêm...

Còn sống tìm nhau - Đàm Hà Phú

 

Còn sống tìm nhau

Đàm Hà Phú

 

Có anh này, kêu bằng anh Tài. Anh Tài chạy taxi hãng. Quê anh Tài ở tuốt miệt Hậu Giang xa xôi. Anh Tài trước làm ruộng, có vợ có con đường hoàng nhưng mà cuộc đời không suôn sẻ nên chị vợ anh chẳng may mất sớm, lúc con gái anh mới chừng ba tuổi. Anh Tài nuôi con một mình mà ở nhà nhớ vợ quá không đành nên lúc đứa nhỏ được sáu tuổi anh Tài đưa con lên thành phố, theo bạn bè học lái xe rồi chạy taxi từ đó tới giờ.

Hai cha con anh Tài ở một phòng trọ nhỏ, trong dãy nhà trọ gần Quốc lộ 50, Bình Chánh. Anh Tài vui vẻ dễ thương, chạy xe khách nào cũng mến, ai cũng cho thêm tiền, có người đi chợ về còn cho mớ rau, miếng thịt, có người dư áo dư quần đều để dành cho anh, nên anh sống cũng khoẻ. Con gái anh Tài, ta gọi bằng con Gái, nó cũng đi học nay tới lớp 6 rồi, tự chạy xe đạp đi học, tự cơm nước chợ búa được luôn, cha con nương nhau mà sống, nhà trọ nhỏ mà mỗi ngày đều cơm nóng canh ngọt, đầy ắp tiếng cười.

Có người thấy anh Tài gà trống nuôi con bèn mai mối người này người kia đặng giúp anh Tài đi bước nữa mà anh đều cười từ chối, anh nói anh nói bị hồi xưa coi cái tuồng Phạm Công – Cúc Hoa quá sợ cảnh mẹ ghẻ con chồng nên anh không dám lấy thêm vợ, anh cười hề hề, hai cha con vui rồi, cần gì nữa.

Blog Cuộc Sống - Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, bởi... | Facebook

Tháng Bảy là Sài Gòn bùng dịch. Đúng ngày 9 Tháng Bảy anh chạy cuốc xe cuối cùng, chở một cô gái từ ngoài Bắc vô thăm em. Đó là cuốc xe anh nhớ rõ vì lúc đó là gần nửa đêm, anh đón cô gái về Bình Chánh. Anh nói với người khách, tiện quá tôi chạy cuốc này về cất xe nghỉ luôn. Đó là một cô gái không đẹp không xấu, mà lúc nửa đêm thì có biết xấu đẹp gì, cô cao ráo, mang một cái túi hai quai căng tròn, loại túi dân thể thao hay xách, cô tầm ba mươi và có giọng nói như hát. Cô gái đó vô ở cái nhà ngay đầu hẻm, mà tình cờ, cuối hẻm là nhà trọ nơi anh ở luôn.

Cô gái đó không có đi thăm em như cô nói, cô vào làm giúp việc cho căn nhà đó, họ vừa có người mới sanh nên cần người phụ việc, họ cũng người ngoài Bắc nên gọi về quê tìm đồng hương vào làm cho tiện. Sau này ra vô gặp nhau rồi nói chuyện mới biết, cô có một con trai nhỏ, mới 5 tuổi, hiện đang gửi bà ngoại ở quê, vợ chồng cô đã ly dị, chồng cô lấy vợ mới ở mãi trên Cao Bằng, anh Tài nghe gật gật chớ có biết Cao Bằng ở đâu. Cô gái, ta tạm gọi là cô Xoan, có mái tóc đẹp, có giọng nói nhẹ nhàng và làm việc luôn tay. Hai người, anh Tài và cô Xoan lưu số, tối về nhắn tin qua lại.

Tới đây chắc mọi người đoán ra rồi ha, mà thiệt ra không có gì để đoán đâu, đơn giản thôi. Cô Xoan dương tính đầu tiên, cô được xe cấp cứu đưa đi, rồi sau đó mọi người trong căn nhà cô ở cũng lần lượt đưa đi cách ly chữa trị hết. Anh Tài vẫn nhắn tin cho cô miết, cũng nghe người ta dặn cô nhớ tập thở, phơi nắng, lạc quan lên… Anh Tài ở nhà khó chịu quá, khi hãng taxi kêu gọi tài xế đăng ký chạy trong dịch, anh Tài đăng ký liền. Cuốc xe đầu tiên ngày quay lại chạy, anh Tài đón cô Xoan từ bệnh viện về.

Cô Xoan về nhà vẫn mệt hung, nhà không có ai chỉ còn một ông chú già, không hiểu vì lý do gì, vẫn chưa nhiễm bệnh. Lúc này mọi người ở khu nhà trọ anh Tài đều bỏ về quê, ở Sài Gòn nguy hiểm mà còn bị phong tỏa thiếu ăn khổ quá. Anh Tài tính đưa con Gái về mà nó không chịu nên thôi hai cha con ở lại cầm cự tiếp. Rồi tới lượt anh Tài, sáng ra đi xét nghiệm trước khi lấy xe là dính luôn, có xe chở thẳng vô viện. Anh Tài chỉ kịp nhắn cho bé Gái ở nhà ngoan chờ ba, hai tuần ba về thôi. Rồi anh nhắn cô Xoan coi có qua lại để ý con bé giùm anh.

Hãy trân trọng những người bạn yêu thương khi bạn còn có thể - Học Trường  Đời

Anh Tài không về nhà như cái hẹn hai tuần ban đầu, anh bị nặng hung, một phần do mấy ngày liền chạy xe ngày mười mấy tiếng, ăn uống không đủ, nên cơ thể anh kiệt sức, một phần vì anh lại mắc thêm một chứng bệnh nguy hiểm: Tiểu đường. Cái hẹn hai tuần thành kéo dài hết tuần này qua tuần khác. Cô Xoan qua ở hẳn nhà anh Tài, chăm sóc cho con Gái, sợ nó buồn quá, mà nó buồn thiệt, nó bỏ ăn bỏ uống, đeo cái khẩu tranh xanh ra ngồi ở cửa hóng ba Tài nó về.

Các y bác sĩ chật vật dữ lắm để cứu anh Tài, lúc anh chỉ còn thoi thóp như một cái xác khô, có một nhân viên y tế ngày nào cũng đến với một hộp sữa bắt anh uống và xạc pin điện thoại giúp anh để nhắn tin. Rồi sau anh nhắn tin hết nổi, bệnh viện thu điện thoại để bên ngoài phòng. Cô nhân viên y tế vẫn đưa lon sữa cho anh, anh nói cô làm ơn cho tui nhắn tin cho con Gái, nó mà không còn thấy tin nhắn tui là nó buồn lắm. Cô nhân viên y tế nhân hậu nói, thôi anh nói nội dung đi, rồi tui nhắn tin giùm anh.

Vậy là cô nhân viên y tế trong một bệnh viện dã chiến kiêm luôn người nhắn tin giùm, tất nhiên cô chỉ nhắn vào giờ nghỉ, nhắn tin qua lại với con bé Gái, trong loạt tin nhắn cô nhận được, ngoài con gái anh Tài, thì còn có cô Xoan.

Cô Xoan được gia đình cô đang ở thu xếp một vé máy bay hồi hương, trước khi về cô cũng kịp đăng ký đưa được bé Gái về Hậu Giang bằng xe hồi hương của Phương Trang. Cô Xoan nhắn anh Tài mau khoẻ để về với bé Gái, nó chờ anh miết.

Ngày người ta chuyển anh Tài qua khu thở máy thì anh hôn mê rồi, lành ít dữ nhiều, cô nhân viên y tế vẫn xạc cái điện thoại của anh Tài, cô vẫn nhắn tin động viên bé Gái, và khi thấy quá nhiều tin của cô Xoan chưa được hồi đáp, cô nhân viên y tế bèn đánh liều trả lời loạt tin nhắn của cô Xoan, chủ yếu để cô Xoan đừng nhắn nữa. “Nếu còn sống anh tìm em”.

Vậy mà không biết nhờ con bé Gái cầu nguyện, hay nhờ cô nhân viên y tế hết lòng, anh Tài sống lại một cách kỳ diệu. Anh Tài xuất viện sau 70 ngày cầm cự, hai tuần thành 10 tuần, tới ngày ra viện anh cũng không biết tên tuổi và gương mặt cô nhân viên y tế đã giúp mình. Sau này đọc lại loạt tin nhắn cũ, thấy cái tin “nếu còn sống anh tìm em”, anh Tài đi tìm cô Xoan thiệt. Mùng Hai Tết vừa rồi, anh Tài và con bé Gái xuất hiện trước cửa nhà cô Xoan, ở Thanh Hoá, nghe nói hai người định sẽ làm đám cưới cuối năm nay, ở Sài Gòn.

Tài nói với tôi trong lúc chở tôi đi nhậu, xóm em chết bảy, mà hết ba người là tài xế như em. Lúc sắp chết em sợ lắm, giờ em thấy thương ai được thì thương đi, sống chết mong manh lắm anh Hai. Tài cười lớn, có vụ này vui nè anh, em tìm được chị bác sĩ nhắn tin giùm em rồi anh Hai, người gì mà tốt như thần tiên luôn vậy đó, đám cưới tụi em là bả làm chủ hôn luôn nha anh Hai.

 

Đàm Hà Phú

 

Nam Mai sưu tầm

 

Hãy trân trọng những người thân yêu đi vì không biết lúc nào chúng ta sẽ  mất họ đâu…

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này