Sức khỏe & sắc đẹp

Sức khỏe & sắc đẹp (94)

SOMEONE LIKE YOU - by Robert Hoàng Phan

 
7 Kiểu hấp dẫn lý giải cách mà bạn thích một người
Tình yêu thời đi học có vượt qua được những áp lực cuộc sống?
Khi nhìn vào một người, bạn cảm thấy bị hấp dẫn bởi điều gì ở họ?

SOMEONE LIKE YOU


       Trong tâm lý học, định nghĩa của “hấp dẫn” là sự quan tâm và yêu thích của một cá nhân này tới một cá nhân khác, hoặc sự quan tâm và yêu thích lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều cá nhân. Thông thường khi nói đến sự hấp dẫn, chúng ta hay liên tưởng đến hấp dẫn về ngoại hình, tình cảm lãng mạn hay tình dục. Nhưng trên thực tế, sự hấp dẫn cũng có nhiều phiên bản khác nhau mà bạn có thể đã trải qua nhưng chưa gọi tên.
3 Physical Signs Your First Date Is Going Well: Subtle Body Language
       Sau đây là tên gọi và tính chất của 7 kiểu hấp dẫn trong cuộc sống của bạn. Biết được kiểu hấp dẫn của mình, bạn có thể dễ dàng phân loại mối quan hệ để lựa chọn hành động chăm sóc phù hợp.
Phép Hô Biến" Để Trở Thành Người Phụ Nữ Hạnh Phúc
       1. Hấp dẫn tình cảm lãng mạn (romantic attraction)
         Hấp dẫn tình cảm lãng mạn là mong muốn được ở trong mối quan hệ lãng mạn với người bạn yêu. Tình cảm lãng mạn trong kiểu hấp dẫn này sẽ thúc đẩy hai bạn hướng tới mối quan hệ có tính cam kết cao hơn như hẹn hò, kết hôn, xây dựng gia đình và con cái,
Couple Wallpaper 4K, Romantic kiss, Love, #1699
        Bạn cần lưu ý, kiểu hấp dẫn này hoàn toàn đơn thuần là tình cảm lãng mạn và không nhất thiết phải kèm theo sự hấp dẫn tình dục. Ví dụ khi bạn thích một người nổi tiếng, bạn có thể cảm nhận được hấp dẫn ngoại hình của họ nhưng không hề muốn lập gia đình vì đơn giản bạn không có hấp dẫn tình cảm lãng mạn với người đó.

       Nếu bạn không cảm thấy mình có kiểu hấp dẫn này với bất cứ ai, đừng quá lo lắng vì bạn có thể là một người vô ái (aromantic). Người vô ái vẫn có nhu cầu kết nối xã hội thông thường qua những mối quan hệ tình bạn, gia đình. Họ chỉ đơn giản không có nhu cầu hẹn hò hay kết hôn và vẫn có cuộc sống tinh thần khỏe mạnh như tất cả các xu hướng tính dục khác.
Vợ chồng phải cực kì yêu thương nhau mới có 8 hành động này
       2. Hấp dẫn ngoại hình (aesthetic attraction)
      Có thể nói, sự hấp dẫn ngoại hình là loại hấp dẫn phổ biến nhất vì nó trực tiếp thu hút thị giác của chúng ta. Ngoại hình thu hút thường được liên hệ với những ưu điểm về mặt xã hội như thông minh, khỏe mạnh, đáng tin cậy và hòa đồng.
Trong một mối quan hệ, phụ nữ thông minh cần tuân thủ nguyên tắc "3 không"
       Thực tế, bản chất cốt lõi của hấp dẫn ngoại hình chỉ gồm yếu tố thẩm mỹ. Khi bạn khen một người đẹp, không nhất thiết là bạn muốn tiếp xúc vật lý hay tình cảm với họ. Bạn thấy họ hấp dẫn đơn thuần vì bạn cảm thấy ngoại hình người đó hợp với cảm quan thẩm mỹ của mình – giống với việc bạn thưởng thức một bức tranh đẹp.
6 lý do nhất định phải lấy con gái tuổi Ngọ làm vợ
       Tuy nhiên, hấp dẫn ngoại hình lại là một chất hóa học (chemistry) xúc tác cho khá nhiều hấp dẫn khác như tiếp xúc vật lý, cảm xúc, tình cảm lãng mạn, tình dục. Vì khi tiếp xúc với người có ngoại hình hấp dẫn (cụ thể như một gương mặt đẹp) não bộ sẽ kích thích cơ chế trao thưởng bằng dopamine – chính là loại hormone tạo ra sự hưng phấn của tình yêu trong não bộ.
Những nhân tố nhỏ khiến 'chuyện ấy” thăng hoa mỗi đêm
       3. Hấp dẫn tình dục (sexual attraction)
       Hấp dẫn tình dục là cảm giác hoặc mong muốn về tình dục với một đối tượng, thường là với đối tác tình dục hoặc người yêu. Cụ thể hơn, hấp dẫn tình dục là sự thôi thúc được kết nối thể xác và tâm hồn với một người thông qua hoạt động quan hệ tình dục.
Ông chồng "gây bão" với quan điểm ngược đời: "Để 1 gia đình hạnh phúc thì  đàn ông luôn đúng
      Tuy nhiên, sự khao khát này của bạn sẽ khác biệt giữa những đối tượng, hoàn cảnh trong những thời kỳ khác nhau. Vì qua thời gian, nhận thức của mỗi người đều sẽ phải thay đổi. Từ đó, tiêu chuẩn tạo nên sự hấp dẫn tình dục của bạn cũng sẽ biến động theo trong quá trình bạn trưởng thành.
Sexual attraction - Wikipedia
      Sự tán tỉnh, tranh của Eugene de Blaas.

       Ví dụ, sự hấp dẫn tình dục của bạn năm 20 tuổi có thể đến từ ngoại hình, cách nói chuyện “thả thính” hài hước, trẻ trung. Nhưng khi đã qua 30, những đặc điểm này với bạn có thể sẽ không còn quá hấp dẫn nữa mà thay vào đó sẽ là sự tinh tế hay kinh nghiệm từng trải của bạn tình.

       Những người không cảm thấy hấp dẫn tình dục với người khác được gọi là người vô tính (asexual). Cũng tương tự như người vô ái, những người vô tính vẫn có thể cảm nhận các kiểu hấp dẫn khác bình thường.
9 đặc điểm của nữ giới 'hớp hồn' đàn ông - VnExpress Đời sống

       4. Hấp dẫn tiếp xúc vật lý (physical attraction)
       Hấp dẫn tiếp xúc vật lý còn gọi là hấp dẫn gợi cảm là trạng thái được chăm sóc, quan tâm đối xử bằng hành động mang đầy tình cảm yêu thương. Sự hấp dẫn này có mặt ở cả các mối quan hệ có và không có yếu tố lãng mạn (bạn bè, gia đình và cả thú cưng).
5 sự khác biệt rất lớn giữa phụ nữ và đàn ông về tình dục
        Thuở bé, chúng ta nhận được rất nhiều sự hấp dẫn này từ bố mẹ khi được họ chăm sóc. Khi lớn lên, chúng ta trao nhau những cái ôm động viên giữa bạn bè, đồng nghiệp. Đi làm về, bạn về nhà vuốt ve bé thú cưng của mình để giải tỏa âu lo. Tất cả điều đó đều là những biểu hiện của sự hấp dẫn tiếp xúc vật lý trong thực tế.

       Một điều bạn cần đặc biệt lưu tâm trước khi tiếp xúc vật lý với bất cứ đối tượng nào là đảm bảo họ đã đồng thuận với bạn. Hãy lịch sự đặt câu hỏi xin phép trước khi chạm vào họ, nếu không bạn sẽ gây hiểu lầm mình đang xâm phạm đến quyền riêng tư thân thể của người khác.
 Phụ nữ cũng có quyền chủ động trong "chuyện ấy" 

      5. Hấp dẫn tình bạn (platonic attraction)
        Hấp dẫn tình bạn là loại hấp dẫn bạn dành cho một người không vì bản năng tình cảm hay tình dục mà chỉ đơn thuần bạn yêu mến bản chất con người họ. Đây cũng là kiểu hấp dẫn cơ bản nhất giữa con người với nhau. Tình bạn, trong quan niệm của người Hy Lạp còn được coi là một loại tình yêu với tên gọi Philia.
Platonic Relationship VS Romantic Relationship: 7 Key Differences - Happier  Human
       Để có cho mình những tình bạn chất lượng, hãy dành cho nhau sự sẵn sàng thấu hiểu khi cần thiết. Vì đừng quên tình bạn chính là một yếu tố quan trọng trong vòng tròn mối quan hệ hỗ trợ cho bạn trước muôn vàn thử thách từ cuộc sống.
Emotional Connection With a Man Versus Physical Attraction
    6. Hấp dẫn cảm xúc (emotional attraction)
       Hấp dẫn cảm xúc là mong muốn được thể hiện cảm xúc với người còn lại, thường qua hành động tâm sự, trải lòng.
Inspiring Life Quotes on Twitter: "Physical attraction is common but mental  connection is rare. https://t.co/pVwDpFAkra" / Twitter 
      Mấu chốt cho một mối quan hệ tạo ra nhiều hấp dẫn cảm xúc chính là niềm tin. Vì thế, hãy luôn chân thành trong bất cứ mối quan hệ nào có sự hấp dẫn cảm xúc. Ngoài ra, bạn nên xây dựng hệ thống mối quan hệ mà bạn được thoải mái thể hiện cảm xúc chân thật nhất như gia đình, bạn thân, người yêu,... Hệ thống đó chính là nền tảng cho một đời sống tinh thần khỏe mạnh về lâu dài của bạn.

     7. Hấp dẫn trí tuệ (intellectual attraction)
      Kiểu hấp dẫn này có phần “khác hệ” với các kiểu hấp dẫn trên vì nó yêu cầu điều kiện tinh thần ở mức độ cao là trí thông minh của người đó.
Are you a Sapiosexual?. Disclaimer: This article is NOT what… | by Nupur  Jena | The Coffeelicious | Medium
       Để bạn dễ hình dung hơn, khái niệm “sapiosexual” là một biểu hiện của kiểu hấp dẫn này. Thay vì mong muốn thân mật, người thuộc kiểu hấp dẫn này lại thích trò chuyện về những chủ đề "khó nhằn" như điện ảnh, triết học, chính trị,... Họ thưởng thức việc hiểu biết và tư duy của mình được thách thức.

How to help your man open up emotionally - Do This!

                                                                                                                                                        

    Sưu tầm by Robert Hoàng Phan
 


 
 
Xem thêm...

Sức hấp dẫn của môn Bơi lội

    
   Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: những người nhiều năm bơi lội thường xuyên có cơ thể trẻ hơn thậm chí hơn đến 20 tuổi so với tuổi khai sinh. Áp huyết, nồng độ cholesterol, chức năng tim và hệ thần kinh trung ương của họ có thể so sánh với đồng loại trẻ hơn nhiều. Bơi là môn có mức va chạm thấp, có nghĩa là bạn có thể tập bơi đến khi bạn 100 tuổi (theo đúng nghĩa của nó)! Ngoài ra, do nước nâng đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể của người bơi nên bơi cũng không quá “kén chọn” người tập. Dù bạn là ai, mập hay ốm, cao hay thấp, nam hay nữ, mạnh hay yếu … bơi lội cũng là môn bạn có thể tham gia tập luyện được.

 
    Không hoạt động thể thao nào có thể đạt những hiệu ứng có thể so sánh với bơi lội. Nỗ lực vẫy vùng trong môi trường nước cùng lúc đốt cháy năng lượng, thúc đẩy trao đổi chất và làm săn chắc tất cả các bộ phận cơ thể, không gây tác hại các khớp xương cũng như không tạo áp lực quá lớn. Bạn sẽ dễ dàng có được sự khẳng định những lợi ích rõ ràng, mà bơi lội mang lại ngay khi ngắm qua hình ảnh các vận động viên bơi lội; cặp mông và đùi thon, nhưng săn chắc; bụng phẳng, cánh tay chuẩn mực.
 
    1. Lợi ích dành cho mọi người
    Để thụ hưởng những lợi ích từ bơi lội, hoàn toàn không cần giành danh hiệu vô địch quốc gia. Những nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện với những người bơi lội như hình thức thể dục và những đối tượng thường xuyên tham gia các chương trình tập luyện cơ bắp khác chứng minh điều đó.
 
    Kết quả những quan sát của họ có nội dung: Những người thường xuyên bơi lội có ít mô mỡ hơn, cơ bắp có trọng lượng lớn hơn so với đồng loại thường xuyên tham gia các bộ môn thể thao khác.
    Bơi lội có thế mạnh quan trọng khác. Quần bơi, mũ và kính (không bắt buộc) là thiết bị duy nhất cần có, để bắt đầu bơi lội và chăm sóc phong độ, hình dáng của mình.
 
    2. Môi trường tuyệt vời!
     Bơi lội đòi hỏi hoạt động cùng lúc của nhiều cơ bắp, hệ quả dẫn đến tốc độ đốt cháy năng lượng cao và củng cố các bộ phận hoạt động của cơ thể. Tất cả các kiểu bơi được thực hiện với mức độ vừa phải cho phép cơ thể tiêu hao khoảng 500 kcal/giờ. Bơi với nhịp độ mạnh mẽ hơn mỗi giờ đã phải chi 700 kcal!
 
    Sở dĩ có chuyện như vậy, bởi môi trường dưới nước đậm đặc gấp 800 lần không khí, vậy nên mỗi động tác sử dụng chân hoặc tay đều đòi hỏi nỗ lực tốt hơn nhiều so với mọi hoạt động trên mặt đất. Bơi lội  dạng vận động với sức ép buộc chúng ta phải huy động cơ bắp toàn thân: cổ, mông, cánh tay, bả vai, bắp đùi…
 
    Mệt mỏi vì nỗ lực chiến thắng lực cản của nước, cơ bắp tự củng cố bằng tăng cường tốc độ quá trình trao đổi chất của cơ thể - không chỉ trong thời gian tập luyện, mà cả thời gian dài sau đó. Khi bơi, cơ bắp hoạt động vất vả hơn, nhưng đồng thời các khớp xương được thư giãn khác hẳn so với hoạt động trên bộ. Sức cản của nước triệt tiêu phần lớn lực trọng trường, vì thế khi bơi bạn cảm thấy người nhẹ hơn và không bị đau khớp gối cũng như cột sống.
 
    Thậm chí bơi thường xuyên hàng ngày cũng không bao giờ bị chấn thương khớp – hiệu ứng không thể loại trừ, thí dụ hàng ngày chạy bộ trên đường nhựa. Chính vì thế bơi lội là môn thể thao lý tưởng có thể thực hiện suốt đời và theo các nhà khoa học – có tác dụng trẻ hóa cơ thể.
 
    Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: những người nhiều năm bơi lội thường xuyên có cơ thể trẻ hơn thậm chí đến 20 hơn tuổi so với tuổi khai sinh. Áp huyết, nồng độ cholesterol, chức năng tim và hệ thần kinh  trung ương của họ có thể so sánh với đồng loại trẻ hơn nhiều.
 
   3. Bơi đúng cách
     Sự khởi đầu tập bơi không thể là động tác nhảy bổ đầu xuống bể bơi. Những bước đầu tiên cần phải thận trọng và hết sức bình tĩnh. Đa số người xuống nước thường mang sẵn kịch bản bơi hộc tốc, một mạch 30 – 45 phút. Vài phút sau đó, thay vì bơi tiếp tục, họ bám vào thành bể và thở dốc, tâm trạng thoải mái biến mất sau mỗi lần nghỉ cấp tập như thế.
    Tại sao có chuyện như vậy? Bởi bơi lội liên tục trong thời gian dài đòi hỏi chức năng tuyệt vời của hệ tim – mạch và hình thức hoạt động cơ bắp hơi khác so với hoạt động thể lực trên mặt đất. Hai buồng phổi phải thích nghi với nhịp hô hấp gần với kiểu bơi cụ thể. Rào cản cộng thêm thực tế: gần như tất cả cơ bắp toàn thân đều phải tham gia nỗ lực duy trì cơ thể nổi trên mặt nước, vậy nên nỗ lực đối với toàn bộ cơ thể thực sự lớn.

    Chìa khóa quyết định duy trì cơ thể quen với bơi lội thành công chính là lựa chọn chiến thuật tập luyện hợp lý. Tốt nhất nên chia buổi tập thành nhiều khúc, thay đổi tốc độ bơi và nghỉ ngơi cùng với việc áp dụng những kiểu bơi khác nhau. Đó không chỉ là phương thức tạo phong cách bơi có hiệu quả, mà còn là ý tưởng tuyệt vời để tránh cảm giác đơn điệu trong tập luyện. Vì thế cần thiết tạo những quãng nghỉ ngắn để lấy lại sức.

    Để bơm lượng ô-xy cần thiết cho cơ bắp, tim người bơi không bắt buột phải làm việc quá vất vả. Bởi lẽ: khi ngừng dạo bộ, tim nhanh chóng giảm nhịp đập, trong khi sau khi vượt qua vài lần độ dài bể bơi, tối thiểu trong 30 giây tim vẫn chưa giảm nhịp, nó vẫn làm việc chăm chỉ.
 
     4. Bí quyết thành công đơn giản
    Nên bắt đầu cuộc phiêu lưu với bơi lội thường xuyên thế nào? – Rất đơn giản: hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn, và kết thúc buổi tập mệt mỏi, song chắc chắn bạn có thừa năng lượng cần thiết cho buổi tập tiếp theo. Cụ thể:

    a. Hãy vượt qua 4 lần chiều dài bể bơi với tốc độ vừa phải.
    b. Nghỉ 30 giây (dưới nước).
    c. Toàn bộ nhắc lại 5 – 10 lần.
    d. Duy trì kịch bản này với chế độ 2 – 3 lần/tuần trong hai tuần đầu tiên, sau đó thực hiện mỗi tuần 4 – 5 lần. (lý tưởng nhất: hàng ngày).

101 lời khuyên cần thiết để trở thành vận động viên bơi lội xuất sắc

  1. Tập đều
  2. Luôn luôn mang theo một bình nước
  3. Nếu tập luyện vào buổi sáng, chuẩn bị túi đồ bơi của mình vào buổi tối hôm trước
  4. Ăn ít mỡ hơn
  5. Ăn nhiều trái cây tươi hơn
  6. Tập dẽo hằng ngày, cả trong những ngày được nghỉ
  7. Luyện tập động tác đập chân
  8. Cám ơn huấn luyện viên của mình sau mỗi buổi tập
  9. Kết bạn với một vận động viên bơi nhỏ tuổi hơn trong câu lạc bộ, các vận động viên trẻ luôn kính trọng vận động viên đàn anh của mình.
  10. Bơi bướm 2 hoặc 3 tay thở một lần trong tập luyện thay vì mỗi động tác đều thở
  11. Chạm tường bằng cả 2 tay cùng lúc ở mỗi đầu hồ khi bơi bướm và bơi ếch
  12. Không thở khi đã bơi qua dây cờ 5m
  13. Không uống nước ngọt nhiều
  14. Mang những phụ tùng thay thế cho mắt kiếng bơi của mình
  15. Mang một mắt kiếng bơi dự phòng
  16. Mang giầy và vớ khi đến tập luyện và từ chổ tập luyện trở về 
  17. Tự để đồng hồ báo thức nếu đi tập vào buổi sáng
  18. Tự phơi khô các đồ tập ướt của mình
  19. Đến buổi tập sớm và bắt đầu tự tập dẽo
  20. Ngủ nhiều hơn
  21. Xem tivi ít hơn
  22. Thuôn dòng khi bơi qua dây cờ ở tất cả các kiểu bơi
  23. Học một kỹ năng mới mỗi tuần
  24. Xin huấn luyện viên lời khuyên mỗi ngày
  25. Làm bài tập nhà trước buổi tập chiều
  26. Cám ơn cha mẹ đã đưa đón mình đi tập
  27. Không kéo dây phao khi bơi
  28. Không đưa chân xuống đáy hồ để đi bộ khi HLV không theo dõi
  29. Viết tên của mình lên tất cả các dụng cụ tập luyện
  30. Giúp thu dọn dụng cụ tập luyện của câu lạc bộ và của đội mình
  31. Tham gia các buổi bồi dưỡng kỹ thuật buổi tối ở CLB một cách nghiêm túc
  32. Giúp CLB của mình gây quỹ hoạt động
  33. Chiến thắng trong mỗi giáo án
  34. Đếm số quạt tay của mình mà không cần ai nhắc nhở
  35. Tắm lại sau mỗi buổi tập và dùng dầu xả cho tóc. 
  36. Lộn ngược nón bơi của mình sau khi dùng và rắc phấn trẻ em lên nón bơi để giữ chúng lâu hư
  37. Nếu có thể, nên đi bộ hoặc đạp xe đến nơi tập luyện
  38. Có một quyển sổ tập luyện
  39. Xuống nước ngay LẦN ĐẦU TIÊN huấn luyện viên yêu cầu
  40. Xin phép huấn luyện viên bơi dẫn đầu đường bơi ít nhất 3 lần trong tuần
  41. Không dùng bình nước chung
  42. Mang theo thứ gì đó để ăn nhẹ ngay sau buổi tập là lúc cơ thể thật sự cần đến nó
  43. Tự tập bụng và hít đất ở nhà mỗi ngày. Khởi đầu 5 lần, sau đó cứ hai ngày tăng thêm một lần
  44. Học 5 câu châm ngôn có tính cổ vũ thúc đẩy để giúp mình vượt qua những thời điểm khó khăn
  45. Chỉ yêu cầu HLV cho tập nặng hơn, chứ không phải tập nhẹ hơn
  46. Đừng hỏi HLV xem mình có thể mang chân vịt để bơi bướm không
  47. Không kết thúc cự ly trước khi đến tường – không có huy chương vàng nào cho cự ly bơi 48 mét
  48. Nếu có thần tượng ở đội tuyển bơi lội quốc gia, hãy viết thư và trò chuyện với họ về cách thức tập luyện
  49. Đặt ra các mục tiêu để thực hiện
  50. Luôn kiểm nghiệm lại mục tiêu
  51. Đặt nhiều mục tiêu hơn
  52. Không bao giờ rời bỏ mục tiêu
  53. Biết rút kinh nghiệm khi thất bại
  54. Theo dõi những vận động viên cấp cao khởi động lúc thi đấu để học tập
  55. Cổ vũ cho đồng đội của mình lúc thi đấu
  56. Tự tin vào bản thân
  57. Thực hiện động tác quạt tay dài và đúng luật dưới mặt nước ở mỗi vòng hồ khi bơi ếch trong tập luyện
  58. Ăn nhiều rau cải tươi hơn
  59. Chào hỏi và mỉm cười với các trọng tài. Nếu không có họ, các cuộc thi đấu bơi lội có thể không được tổ chức và thường họ phải bỏ thời gian để bạn có thể thi đấu
  60. Luôn theo dõi để có những thông tin mới nhất về những thay đổi kỷ lục quốc gia và thế giới
  61. Kiểm tra tỉ mỉ các biên bản đăng ký cự ly thi đấu
  62. Mặc đồng phục của đội trong mỗi cuộc thi đấu
  63. Kiểm tra kỹ các toa thuốc của bác sĩ để chắc chắn rằng chúng không chứa các chất bị cấm
  64. Nếu phải di chuyển xa để thi đấu, hãy mang theo hai bữa ăn đầu tiên để bạn ít phải dùng tới những món ăn vặt
  65. Thuôn dòng khi bơi
  66. Tận dụng mọi cơ hội để bơi ở giữa đường hơn là bơi theo vòng tròn
  67. Học cách bơi nửa đoạn sau của cự ly nhanh hơn nửa đoạn đầu
  68. Tự tin
  69. Không thèm để ý 90% những điều mà VĐV khác nói với mình trong khu vực tập trung trước khi ra xuất phát thi đấu (có thể bị ảnh hưởng tâm lý)
  70. Chúc mừng những người bơi thắng mình
  71. Đem theo đồ ăn của riêng mình khi đến nơi thi đấu
  72. Không hút thuốc
  73. Có một thú vui khác ngoài chuyện bơi lội
  74. Vào buổi sáng, đánh thức cha hoặc mẹ và nhờ cha mẹ, nếu có thể, đưa mình đến nơi tập luyện. Không đợi cha mẹ đánh thức mình
  75. Không bao giờ chống lại huấn luyện viên của mình trước những người còn lại trong đội (đặc biệt trước những vận động viên nhỏ). Nếu bạn không đồng ý về một điều gì đó, hãy lễ phép đến gần huấn luyện viên của mình sau buổi tập và cùng thảo luận một cách hợp lý. Chống lại huấn luyện viên trước đội chỉ có thể đưa đến một kết cục duy nhất: bạn sẽ thất bại!
  76. Ủng hộ đội trưởng của mình
  77. Đừng bơi theo sau quá gần với vận động viên bơi phía trước mình trong tập luyện. Cho phép ít nhất một khoảng cách 5 giây
  78. Thoa kem chống nắng khi tập ngoài trời
  79. Không đòi hỏi cha mẹ những món ăn vặt hay quà cáp mỗi lần bạn làm được điều gì tốt nhất so với bản thân. Hãy thực hiện những điều tốt hơn chỉ vì do bạn muốn như vậy
  80. Giữ đầu cố định khi bơi ngửa
  81. Thực hiện các tổ đập chân với một mục tiêu. Ví dụ: đập chân 50m chỉ cách thành tích bơi tốt nhất 10 giây, hay đập chân 40m bằng với thành tích bơi 50m tốt nhất
  82. Học cách vui thích với những lần bơi dài. Hoạt động sức bền đặt nền tảng cho tốc độ cao và làm tăng khả năng hồi phục
  83. Bơi cự ly hỗn hợp ở các cuộc thi đấu
  84. Nhớ ngày sinh nhật của huấn luyện viên của mình!
  85. Cải thiện động tác quay vòng của mình
  86. Cải thiện động tác xuất phát của mình
  87. Cải thiện động tác về đích của mình
  88. Không trông chờ vào những cách đi tắt, đốt cháy giai đoạn
  89. Học cách bơi chậm
  90. Luôn luôn khởi động
  91. Luôn luôn bơi thả lỏng
  92. Tập cạn cũng nghiêm túc như khi tập bơi
  93. Học cách đập chân mạnh cả trong lúc đập lên và đập xuống trong bơi bướm
  94. Thực hiện một số lần bơi ngửa đường dài. Nó dạy cách tỳ nước sớm và xoay thân tốt
  95. Chú trọng giải quyết những điểm yếu, còn những điểm mạnh tự nó sẽ phát huy tác dụng
  96. Tập trung vào những cự ly khó bơi (nữ: hỗn hợp, sải cự ly trung bình, dài, ngửa, 200m bơi các kiểu ngoài sải; nam: hỗn hợp, ngửa, 200m bơi các kiểu ngoài sải). Cơ hội thành công của bạn sẽ lớn hơn
  97. Cắt giảm bớt kẹo, sôcôla và bánh ngọt
  98. Chọn lọc các băng nhạc với những bản nhạc ưa thích nhất để nghe trước lúc thi đấu
  99. Dạy dỗ một vận động viên nhỏ tuổi hơn mình trong câu lạc bộ làm một chuyện gì đó để chúng bơi tốt hơn
  100. Lau sạch túi đồ bơi và thay thế bất cứ vật dụng nào đã cũ, mốc meo hay nặng mùi
  101. Kết thúc động tác đạp chân ếch với hai bàn chân sát gần nhau.
 
    Nguồn: "101 tips for Super Swimmers"
    Australian Swimming Clubs
  Sức hấp dẫn của môn Bơi lội

     Hiện nay có rất nhiều bài viết về lợi ích của môn bơi lội, đa số là các bài dịch từ nguồn nước ngoài. Đọc các bài viết này, đối chiếu với các thông tin trong nước, cộng với trải nghiệm cá nhân của bản thân, tôi có 2 nhận xét:
  • Tại Việt Nam, khi đề cập đến lợi ích của bơi lội, dường như báo chí đang quá nhấn mạnh đến yếu tố "chống chết đuối" của kỹ năng bơi nên đôi khi gây hiệu ứng ngược là phụ huynh sợ cho con em đi học bơi, học sinh sợ xuống nước. Theo tôi, kỹ năng bơi là một kỹ năng sống cần phải có nhưng chúng ta phải tuyên truyền thêm về cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn của việc đi bơi, đặc biệt là những ưu thế của tập bơi so với tập những môn trên cạn khác, chứ không phải nhấn mạnh cho các em nhận thức về sự "nguy hiểm của nước".
  •  Trong thời kỳ đô thị hóa hiện nay, cư dân chúng ta nhìn đâu cũng thấy nhà lầu, bê tông và rất ít thấy sông, hồ, ao biển. Vì vậy, tuyên truyền theo lối cũ “có phúc đẻ con biết lội” là xưa rồi. Phụ huynh hiện đại không thấy được việc có con biết lội là có phúc như ngày xưa. Đây là sự thật hiển nhiên vì không gian thay đổi, nhận thức của con người cũng thay đổi theo. Vì vậy, muốn mọi người đến với môn bơi lội, hãy làm cho họ thấy được sức hấp dẫn của môn bơi lội. Cảm xúc đẹp, ấn tượng đẹp sẽ dẫn dắt họ đến … hồ bơi!
 
     Muốn thấy được sức hấp dẫn của môn bơi lội, cách hay nhất là không nêu những tác động chung chung mà phải xem xét những điểm khác biệt, những ưu thế của môn Bơi so với những môn trên cạn khác. Điểm khác biệt này, ưu thế này xuất phát từ một yếu tố đặc biệt mà những môn thể thao trên cạn khác không có, đó chính là người bơi phải vận động trong môi trường NƯỚC, phải thở trong NƯỚC. Nói cách khác, chính NƯỚC tạo ra nhiều điểm hấp dẫn cho môn BƠI.

    Tôi xin nêu ra đây 8 điểm hấp dẫn của môn bơi như sau:

    1. Tác động tổng hợp:

 
     Nếu nói bơi lội giúp cải thiện hệ thống tim mạch thì chạy bộ, đạp xe, … cũng có tác động tương tự. Nếu nói bơi lội là môn tác động đến toàn thân thì các môn thể dục, thể hình, yoga, võ thuật … cũng không hề “kém cạnh”. Nếu nói bơi lội giúp giảm cân hiệu quả thì nhiều môn khác cũng “làm” được việc đó. Điều bơi lội khác với các môn khác là nó có tác động tổng hợp.   Những môn cải thiện hệ thống tim mạch thì thường không có tác động toàn thân (ví dụ khi chạy và đạp xe, bạn sử dụng phần lớn là phần thân dưới), còn những môn tác động toàn thân thì lại không “ưu thế” lắm về việc cải thiện tim mạch! Chỉ có bơi lội là vừa cải thiện tim mạch vừa tác động toàn thân. Quá hay!

    2. Tạo cảm giác lơ lửng:

 
     Cảm giác không trọng lượng trong nước là tuyệt vời. Mọi người cảm thấy vui hơn khi ở trong nước. Nó giải phóng nhiều hơn. Đi bơi là được tập thể dục trong một môi trường không trọng lượng. Đó là điều thú vị nhất sau những lơ lửng trong không gian bên ngoài con tàu vũ trụ!

    3. Giúp thư giãn sâu:


     Nước massage lên bề mặt da khi bơi nên có tác dụng giúp người bơi thư giãn; nước tạo áp lực đè lên thành ngực giúp người bơi thở ra sâu hơn; nước giúp người bơi trong lúc vận động có thể để đầu óc trống rỗng, không suy nghĩ như cách tập thiền định; nước giúp người bơi chú ý nhiều vào “hơi thở” cũng tương tự như tập thiền. Năm 1992, một công trình nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã công bố rằng tác động thay đổi tâm trạng của bơi lội và yoga là tương tự nhau. Chính vì vậy, người ta cho rằng hồ bơi là nơi tuyệt vời để bạn có thể xả stress và “ngắt kết nối” với phần thế giới còn lại để thư giãn. Bạn không phải lo nghĩ gì khi đang bơi, chỉ còn “ta với nước”, tâm tĩnh lặng, hồn thư thái, trí nghỉ ngơi (dĩ nhiên là khi bạn đã có trình độ bơi nhất định và bơi ở một hồ không quá đông)

    4. Dễ chịu, thoải mái ngay trong lúc tập:

 
     Khác với các môn trên cạn khác, khi bơi, bạn không cần quá căng thẳng, không cần phải “nghiến răng, nghiến lợi” thực hiện động tác, không cần “lên gân, lên cốt” để khắc phục lực cản, không cần “nhăn mày, nhíu mặt” để thể hiện sự nỗ lực trong việc hạ gục đối thủ. Ngoài ra, bơi lội còn là một hình thức tập luyện không có mồ hôi, hay nói đúng hơn là cơ thể vẫn tiết ra mồ hôi nhưng người bơi sẽ không cảm thấy khó chịu vì nước đã làm mát cho cơ thể bạn.

    5. Ít gây chấn thương cho người tập:

 
      Nước nâng đỡ đến 90% trọng lượng cơ thể nên bơi lội là một hình thức tập luyện không đặt thêm tải trọng lên các khớp, vì vậy nó ít gây chấn thương cho người tập. Chính vì tác dụng này nên bơi còn là môn thể thao giúp cho VĐV các môn trên cạn khác duy trì sự vận động cần thiết trong lúc đang chữa trị chấn thương.

     6. Không có rào cản về tuổi tác hoặc năng lực

 
     Như đã nói ở trên, bơi là môn có mức va chạm thấp, có nghĩa là bạn có thể tập bơi đến khi bạn 100 tuổi (theo đúng nghĩa của nó)! Ngoài ra, do nước nâng đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể của người bơi nên bơi cũng không quá “kén chọn” người tập. Dù bạn là ai, mập hay ốm, cao hay thấp, nam hay nữ, mạnh hay yếu … bơi lội cũng là môn bạn có thể tham gia tập luyện được.

     7. Có nhiều trang bị tập luyện (chân vịt dài, chân vịt ngắn, bàn quạt, vòi hơi, ván kẹp chân, ván cầm tay, …) hỗ trợ để tăng hiệu quả tập luyện của bạn:

 
     Các phụ kiện tập luyện rất đa dạng này giúp cho việc tập bơi trở nên thú vị và không nhàm chán.

    8. Có tác dụng chữa một số bệnh:

 
     Mặc dù có rất nhiều bài báo nêu lên tác dụng chữa bệnh của bơi lội nhưng tôi khá thận trọng khi nói về vấn đề này. Điều dễ nhận thấy là do được nước nâng đỡ, cơ thể nằm ngang khi vận động và động tác thở trong nước nên bơi lội rất hiệu quả trong việc chữa trị đối với các bệnh xương khớp; hô hấp và chứng đau lưng. Ngoài ra, nước còn giúp người bơi dễ thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, ít bị chứng cảm mạo thông thường.

     Tóm lại:

     Bơi không chỉ giúp về mặt thể lực chung, mà còn bao gồm nhiều lợi ích khác như làm căng cơ, kiểm soát hơi thở và có phẩm chất thiền định. Đó là bộ môn có tác dụng lên toàn bộ cơ thể với nhiều lợi ích hấp dẫn về mặt tinh thần và thể chất so với nhiều môn thể thao trên cạn khác. Mặc dù vậy, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng bơi lội không có tính giải trí hấp dẫn mang tính tranh đua như các môn thể thao đối kháng, đặc biệt là các môn bóng. Tuy nhiên, dù không có tính giải trí cao khi tập luyện và thi đấu nhưng khi bạn biết bơi, bạn sẽ có một lợi thế không nhỏ so với những người không biết bơi là bạn sẽ an toàn hơn ở những nơi là môi trường nước, vui chơi thoải mái hơn ở các công viên nước, vẫy vùng thỏa thích hơn khi đi du lịch đến những vùng biển. Đó chính là “những tiện ích cộng thêm” đáng giá của môn Bơi lội!
 

     Nhiều nhân vật cao cấp ở chính trường, thương trường và đặc biệt là giới văn nghệ sĩ – rất yêu thích môn bơi lội. Tổng thống Indonesia - ông Habibie - là một ví dụ điển hình. Ông là người rất thích bơi. Hầu như buổi sáng nào ông cũng bơi một tiếng đồng hồ. “Nếu tôi không bơi tôi sẽ chìm – nghĩa là tôi không làm việc nổi trong ngày”, ông nói, “mà không làm việc được thì khác gì chết”.

     Để tập luyện thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chúng ta phải lựa chọn môn thể thao nào đó phù hợp với khả năng tài chính, thời gian, sở thích của mình. Bơi lội–một môn có nhiều đặc điểm hấp dẫn, lại không quá tốn kém để đầu tư cho tập luyện – cũng là môn thể thao mà bạn có thể lựa chọn đấy!

Tác dụng hồi phục diệu kì của bơi lội

    Hồi phục là một khía cạnh quan trọng của tập luyện đối với bất kỳ môn thể thao nào. Có thể nói, không có hồi phục thì không có tập luyện; hồi phục không tốt thì tập luyện cũng không thể tốt. Trở lại với phong độ đầy đủ, sau khi chấn thương hoặc sau khi tập luyện mệt mỏi, có thể là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. 

    Hồi phục từ các hoạt động

    Bạn đã đẩy mình đến giới hạn với mệt mỏi cực độ và quần áo ướt đẫm mồ hôi. Bạn cạn kiệt năng lượng. Bạn như một chiếc xe hết xăng. Giờ thì sao? Làm gì để bạn có thể hồi phục kịp thời cho buổi tập tiếp theo? 
    Một bài học sinh lý sơ đẳng là khi cơ thể con người hoạt động với cường độ cao, nó sẽ tạo ra một hợp chất pha trộn giữa axit lactic và các chất chuyển hóa khác tích lũy trong cơ bắp dẫn đến sự đau nhức và mệt mỏi. Các sản phẩm phụ này được tiêu hủy khỏi hệ thống càng nhanh, bạn càng có thể quay lại làm việc nhanh hơn. Nhưng bằng cách nào?
    Các vận động viên có ba tùy chọn chính để hồi phục – chủ động, thụ động và mát xa. Hồi phục thụ động (nằm yên một chổ, không vận động), nhìn thì có vẻ hấp dẫn, nhưng lại là phương pháp ít có lợi nhất. Mát xa có thể rất hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang ngày càng cho thấy hồi phục tích cực là tốt nhất để giảm đau và giảm thời gian sút giảm tổng thể. Và trong số nhiều lựa chọn hoạt động, không có gì vượt qua được bơi cả.
    Các phát hiện chỉ ra rằng bơi lội không chỉ giúp loại bỏ tạp chất nhanh hơn và làm giảm các dấu hiệu viêm, mà còn giúp cải thiện thành tích trong các buổi tập tiếp theo liên quan đến gắng sức ưa khí. Nói cách khác, bạn trở lại là bạn một lần nữa ... nhưng nhanh hơn.
    Vì sao bơi lội là bài tập hồi phục hiệu quả sau vận động? Tất cả là do đặc tính của NƯỚC. Nước làm cho bơi lội kết nối rất tốt với việc phục hồi chức năng.  Nước giúp giữ cho cơ thể của bạn nổi, nhẹ nhàng nâng đỡ cơ thể của bạn, đặc biệt là các khu vực bị thương tổn, nhưng nước cũng cung cấp lực cản để bạn có cơ hội củng cố cơ bắp và dây chằng, cải thiện sức khỏe tim mạch. Là dạng bài tập không trọng lượng, bơi lội ít tạo áp lực lên cơ thể. Là dạng bài tập tác động thấp, bơi lội ít tạo áp lực lên các khớp. Do đó, bơi lội là hoạt động hết sức hiệu quả để chúng ta đối phó với đau cơ và đau nhức sau khi tập luyện nặng trên cạn và là một cách tuyệt vời để thả lỏng.
    Như vậy, bơi có thể là một phương pháp hồi phục tích cực của các môn thể thao trên cạn, đặc biệt là môn chạy bộ, do có tác dụng làm giảm viêm mô khi gắng sức. Cộng thêm các động tác kéo giãn (stretching) mà bạn có thể thực hiện trong khu vực nước sâu ngang ngực, không có gì là “nói quá” khi cho rằng bơi có thể làm cho bạn trở thành một VĐV chạy tốt hơn. Bác sĩ Leesa Galatz, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và chủ tịch của Khoa Chỉnh hình trong Hệ thống Y tế Mount Sinai giải thích: "Người chạy bộ được hưởng lợi từ bơi lội vì đây là một bài tập tim mạch hiệu quả không mang trọng lượng. Các vận động viên chạy bộ liên tục đặt tải trọng lên các khớp và cột sống ở phần thấp hơn, và bơi lội cung cấp khả năng duy trì mức độ thể lực trong một môi trường nơi các khớp tương đối không chịu tải, cho phép các khớp được nghỉ ngơi". 
    Ngoài ra, sau khi tập luyện nóng nực hoặc ra mồ hôi nhiều trên cạn, việc xuống nước có tác dụng làm mát nhiệt độ cơ thể. Trên thực tế, sau khoảng 5 phút trong nước hồ bơi mát mẻ, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sảng khoái và hồi phục lại. Có người còn gọi đó là “cơn gió thứ hai” cho nguồn năng lượng mới này sau khi bạn xuống bể bơi. Bạn có thể thấy các đội bóng lớn trên thế giới, kể cả đội tuyển bóng đá Việt Nam, cũng thường tìm đến bể bơi để hồi phục sau những trận đấu căng thẳng. 

    Hồi phục từ chấn thương

    Bất kể tuổi tác, môn thể thao hoặc trình độ tập luyện của bạn, chấn thương là điều khó tránh khỏi trong hoạt động tập luyện hoặc thi đấu với lượng vận động cao.  Tuy nhiên, bạn không nên có một thời gian hồi phục kéo dài và không hiệu quả. Và gần như mọi chế độ phục hồi, bất kể mức độ nhỏ hay nghiêm trọng, đều có thể có lợi khi đưa vào một số thời gian ở bể bơi.
    Hầu hết các vận động viên phản ứng hồi phục rất tốt với bơi lội. Bơi vài vòng trong một hồ bơi sẽ không chỉ cải thiện sức bền, mà còn xây dựng cơ bắp vì nước cung cấp một hình thức tập luyện kháng lực nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ tập luyện, chẳng hạn như pullbuoy (ván kẹp chân) hoặc kickboard (ván đập chân), để giúp bạn đạt được nhiều lợi ích hơn từ thời gian bơi mà không làm nặng thêm chấn thương của bạn. Pullbuoy cho phép bạn bơi mà không cần đập chân, điều này có thể có lợi nếu bạn bị chấn thương ở chân hoặc phần thân dưới, hoặc thấy khó chịu khi đập chân. Tương tự như vậy, một kickboard sẽ loại bỏ yếu tố quạt tay khi bơi của bạn và thay vào đó nhấn mạnh vào chân và phần thân dưới, điều này rất hữu ích cho chấn thương phần thân trên. 
    Bơi lội cũng là phương pháp phục hồi chức năng phổ biến sau phẫu thuật hoặc cho các chấn thương như đau lưng, rách dây chằng. Các kiểu bơi khác nhau có thể làm giảm đau theo những cách khác nhau; đặc biệt, bơi ngửa là lựa chọn tốt nhất cho đau lưng. Tất cả các kiểu bơi là một hình thức hoạt động của kéo giãn tích cực. Chấn thương có thể khiến các cơ bị cứng, do đó, bơi chậm với các kiểu bơi xen kẽ sẽ giữ cho cơ của bạn lỏng và mềm dẽo.
    Dù đang chấn thương, khi có thể, hãy tiếp tục vận động để ngăn ngừa tăng cân, tránh suy giảm phạm vi cử động của khớp và suy thoái cơ bắp do thiếu vận động, và thậm chí giúp tránh trầm cảm, thường gặp khi một thói quen thể chất thông thường bị đảo lộn. Về vấn đề này, bơi lội không có địch thủ. Nó là cầu nối vận động lý tưởng trong quá trình phục hồi mà không bị tác động bởi các mối nguy tiềm ẩn của hầu hết các bài tập trên cạn. 
    Điều cần lưu ý là mặc dù bơi lội là một môn thể thao tác động thấp, bạn phải bắt đầu chậm sau khi bị chấn thương. Tự thúc đẩy mình quá mạnh có thể làm nặng thêm vết thương của bạn hoặc làm cho nó tồi tệ hơn.
  Tóm lại:
    Hồi phục sau vận động và hồi phục sau chấn thương có nhiều phương pháp, từ đơn giản như ngủ nghỉ, uống nước, đến phức tạp hơn như xoa bóp, kéo giãn (stretching), ngâm nước đá, vận động nhẹ và … dùng thuốc. Tuy nhiên, điều mọi người ít nhiều cảm nhận nhưng chưa mạnh dạn thử nghiệm, đó là dùng bơi lội như một kỹ thuật hồi phục hiệu quả. Bơi lội có thể vừa là thuốc an thần, vừa là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm mà mọi người chưa dùng thử.

 
      Legend: Caeleb Dressel's wife Meghan / Caeleb won five gold medals in Tokyo, bringing his career total to seven, and he also broke his own world record
 
 ❖▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬❖

    <@> Anh Nguyễn Ngọc Quang đam mê bơi lội lúc 8 tuổi ở Đà Nẵng, cho đến bây giờ, bơi mỗi ngày khi điều kiện có thể trên 1 tiếng đồng hồ buổi sáng dù trời nóng hay lạnh mùa đông nên thân thể không có tí mỡ nào. Tê Hát nhớ 1 lần anh trốn học khi còn học ở Trung học Sao Mai với các anh Hoàng Anh Dũng, Nguyễn Văn Công, Bá Kiên, Gia Huy đố nhau bơi từ bờ trên đường Bạch Đằng này qua kia bờ sông Hàn, cuối cùng chỉ có mình anh Ngoc Quang bơi đến đích, còn tất cả bạn bơi được nửa sông phải bơi quay về.
    Bị Bố của ảnh bắt gặp được khi anh bởi trở lại, về đến nhà Bố dùng roi mây quất cho đến không còn ngồi được cho mấy tuần luôn. Đó là kỷ niệm 1 thời thơ ấu rất gan dạ không biết sự nguy hiểm sẽ xảy ra như thế nào.
 
Anh Ngọc Quang 53 tuổi
 
Hangzhou, China December 2022
 

Anh Ngọc Quang - December, 2022
 
Vợ chồng anh Ngọc Quang và WeiLing
 
 
Ai có thể workout như thế này
(Left to Righ)
                                                                                                                                  1st: 74 tuổi 
2nd: 67 tuổi
3rd: 68
tuổi
doing pull up bar.

Copy below Link:
https://youtube.com/shorts/4fZsQtDbtBo?feature=share

    Tê Hát (Thái Hằng) sưu tầm và tổng hợp
    Modérateur forum
    (Hình Minh Họa)
 
 

     Top 45 SMALL SWIMMING POOL DESIGNS IDEAS |2023



   TOP! 100+ MODERN SMALL BACKYARD POOL DESIGNS

CUSTOM SWIMMING  POOLS IDEAS FOR SMALL SPACE BACKYARD


Xem thêm...

Nhật Bản – Quốc Gia ‘Siêu Già’ Và Những Vấn Đề Về Người Già

Nhật Bản – Quốc Gia ‘Siêu Già’

Và Những Vấn Đề Về Người Già

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

Người cao tuổi tập thể dục với tạ gỗ trong sự kiện nâng cao sức khỏe nhân ‘Ngày tôn trọng người cao tuổi’ của Nhật Bản tại quận Sugamo, Tokyo vào ngày 19 Tháng Chín, 2016 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Yuya Shino / Getty Images)

Tại Nhật Bản hiện nay, số người sống thọ trên 100 tuổi là hơn 90,000 – một con số kỷ lục, nhưng quốc gia này đang gặp những vấn đề về người già.

Quốc gia của những vị ‘bách niên giai lão’

Theo Japan Times, Bộ Nội vụ Nhật Bản vừa thông báo số công dân trên 65 tuổi tại quốc gia này lên mức kỷ lục 36.27 triệu người, chiếm 29.1% tổng dân số. Số người trên 75 tuổi là 19.37 triệu, chiếm hơn 15% dân số. Và đặc biệt, đạt kỷ lục là số người ở độ tuổi “bách niên giai lão” là 90.526 người. Có nghĩa, cứ 100,000 người Nhật Bản, có 72 người trên 100 tuổi.

 Một linh mục lớn tuổi được trợ giúp khi ông chuẩn bị vào Tokyo Dome để tham dự Thánh lễ của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 25 Tháng Mười Một, 2019 tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Carl Court / Getty Images)

Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có dân số từ 100,000 trở lên trên thế giới, Nhật Bản là nước có tỷ trọng dân số cao tuổi lớn nhất, được gọi là quốc gia “siêu già” với hơn 29.1% dân số trên 65 tuổi. Italy xếp thứ hai với 24.1%, Phần Lan đứng thứ ba: 23.3%.  Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dân số và An sinh Xã hội Nhật Bản (IPSS), sau mấy chục năm, kể từ 1950, tỷ lệ người trên 65 tuổi luôn tăng đều đều, thì dự báo nhóm người này sẽ tăng tới 35.3% vào năm 2040.

Tỷ lệ sinh đẻ ở Nhật Bản liên tục giảm, dấy lên mối lo ngại về dân số già gia tăng và lực lượng lao động ngày càng ít đi. Nhưng không phải bây giờ, Nhật Bản đã phải chật vật đối phó với khủng hoảng nhân khẩu học này, kéo dài nhiều năm qua.

Tổng dân số Nhật Bản đạt đỉnh vào năm 2010 với 127 triệu người và bắt đầu giảm dần. Đến năm 2065, con số này dự kiến giảm xuống còn khoảng 88 triệu.

Năm 2020, toàn Nhật Bản chỉ có 525,490 cặp kết hôn, giảm 12.3%, và là con số thấp kỷ lục thời hậu chiến. Tỷ lệ sinh là 1.35, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Theo các nhà quan sát, bạo lực với nhóm người dễ bị tổn thương ngày càng trở nên phổ biến do sự thất vọng và lo sợ dịch bệnh. Tình trạng lạm dụng trẻ em, bạo hành gia đình cũng tăng đột biến.

 Tỷ lệ sinh đẻ ở Nhật Bản liên tục giảm, dấy lên mối lo ngại về dân số già gia tăng và lực lượng lao động ngày càng ít đi. Người cao tuổi tập thể dục với tạ gỗ trong sự kiện nâng cao sức khỏe nhân ‘Ngày tôn trọng người cao tuổi’ của Nhật Bản tại quận Sugamo, Tokyo vào ngày 19 Tháng Chín, 2016 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Yuya Shino / Getty Images)

Chỉ mới hơn 10 năm trước, dân số ở Nhật Bản đạt ngưỡng cao nhất là 127.32 triệu người, nhưng từ đó bắt đầu giảm dần cho dến bây giờ, và còn giảm nữa. Người ta ước tính đến năm 2100, khoảng 40% dân số nước này là những ông cụ bà lão trên 65 tuổi.

 

Bí quyết sống thọ tại hòn đảo nhiều người sống thọ nhất thế giới: Độc đáo  nhưng dễ áp dụng

Thay đổi người trẻ để chịu ‘nết’ người già

Tương tự ở các quốc gia Á châu như Trung Quốc, Singapore, Đại Hàn,… tình trạng già hóa và ngược đãi người cao tuổi ở Nhật Bản ngày càng gia tăng.

Những năm đại dịch COVID-19 càng làm gia tăng tình trạng tồi tệ này. “Mọi người quá căng thẳng, kiệt sức và bị cô lập trong hai năm dịch bệnh. Xu hướng rất đáng lo ngại của tình trạng lạm dụng bạo lực với người già, trẻ em gia tăng. Chúng tôi thấy rõ điều đó,” Vickie Skorji, Giám đốc dịch vụ tư vấn Tell ở Tokyo, nói.

Dịch bệnh khiến con người không thể làm những việc bình thường như gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc đơn giản là nói chuyện với đồng nghiệp tại văn phòng. Chính vì thế, rất nhiều người bị mất đi tính thân thiện và lòng khoan dung.

 Những năm đại dịch COVID-19 càng làm gia tăng tình trạng già hóa và ngược đãi người cao tuổi gia tăng. Trong hình: Những người đi làm, nhiều người đeo khẩu trang, đi bộ qua ga tàu Shinagawa vào ngày 8 Tháng Tư, 2020 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Carl Court / Getty Images)

Makoto Watanabe, giáo sư truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo nhận định bạo lực gia tăng với người yếu thế và dễ bị tổn thương tại Nhật Bản, là dấu hiệu cho thấy những thay đổi tiêu cực trong những năm gần đây. “Trước đây người già là cốt lõi của cộng đồng, đặc biệt là vùng nông thôn do những hiểu biết về mùa màng và khu vực sinh sống. Nhưng giá trị của người già với cộng đồng bị giảm sút, khi bây giờ không hiểu gì, mọi người đều có thể hỏi ‘anh Google’ là ra hết, mà không cần hỏi kinh nghiệm của người già,” Watanabe nói.

Bên cạnh đó, đại dịch càng làm mọi vấn đề trở nên tồi tệ. Nhiều người căng thẳng do mất việc làm, không đủ tiền chi trả các hoá đơn và nhiễm bệnh. Thậm chí nhu cầu giải toả lo âu với bạn bè cũng không được đáp ứng.

 Study: The Japanese Have The Longest Lifespan

Theo giáo sư, sự thất vọng còn nằm ở sự sứt mẻ giá trị văn hóa, truyền thống về lòng hiếu thảo với cha mẹ hay tôn trọng người lớn tuổi đã ăn sâu vào các nền văn hoá Đông Á như Nhật Bản. “Tôi sợ rằng khi xã hội Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu từ công nghệ, con người sẽ dần mất đi sự đồng cảm của chính mình,” ông Watanabe nói.

Để đối phó với thực trạng này, dịch vụ tư vấn Tell đang chuyển trọng tâm hỗ trợ xây dựng khả năng phục hồi và quản lý mức độ căng thẳng tăng cao ở những người phải sống chung với người cao niên. Người già thì vẫn cứ già và khó lòng thay đổi được tính khí của họ.

(theo Japan Times, SCMP)

Đơn Dương

Theo SGN News ngày 20 tháng 9, 2022

 

Tuổi già đáng ngưỡng mộ ở Nhật Bản
 
Vì sao ngày càng nhiều người Nhật thọ trên 100 tuổi? - VnExpress Sức khỏe

Các xã hội già hóa đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. Theo dữ liệu được thu thập bởi Báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới của Liên hợp quốc: Bản sửa đổi năm 2019, vào năm 2050, số người từ 80 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp ba lần, từ 143 triệu lên 426 triệu.

Nhân khẩu học về độ tuổi của Nhật Bản đã thay đổi trong nhiều thập kỷ và giờ đây nước này đã bước vào một xã hội “siêu già”, với những người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 28% dân số. Cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Masaaki Shirakawa đã kết luận tại một cuộc họp báo năm 2018 về “Nhật Bản hóa”, rằng các biện pháp tăng giá hàng hóa hoặc GDP của đất nước không nên đến từ các biện pháp kinh tế mà từ các cấu trúc xã hội mới có tỷ lệ sinh thấp và dân số già vào xem xét.

Với nhiều quốc gia ở châu Âu đã trải qua một xã hội già hóa, và Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore đang theo sát phía sau, mối quan tâm sẽ hướng về Nhật Bản để quan sát các chính sách thích ứng với già hoá. Những thay đổi mới về xã hội, chính trị và luật pháp là cần thiết để giải quyết sự suy giảm năng suất kinh tế, do lực lượng lao động già đi, và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và lương hưu. Quan trọng nhất, nhưng thường bị bỏ qua, các quốc gia sẽ phải suy nghĩ lại về cách bảo vệ hạnh phúc tinh thần của những công dân cao tuôi của mình.

Dân số Nhật Bản và nỗi buồn của những người già

Nhật Bản là đất nước duy nhất giáo dục cho công dân của mình một tâm lý cao niên siêu phí – nỗi sợ hãi trở thành gánh nặng cho xã hội và gia đình là điều phổ biến trong văn hóa. Ý tưởng về meiwaku, hay “là một sự phiền toái”, đã được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ, và xã hội hoạt động dựa trên triết lý này. Lời đề nghị giúp đỡ của một người bạn thường bị từ chối vì người ta cho rằng sẽ gây phiền toái. Chỉ khi lời đề nghị được đưa ra một lần nữa, người ta mới lịch sự chấp nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp người cao tuổi, “già yếu” là một tình trạng không thể tránh khỏi. Sau đó, thái độ sợ phiền toái trở thành một ám ảnh khiến mỗi công dân Nhật duy trì sự độc lập, cả về tài chính và tinh thần.

Nỗi sợ hãi này thể hiện như một động lực mạnh mẽ để tiếp tục làm việc như một trong guồng máy xã hội càng lâu càng tốt. Theo Báo cáo thường niên của Văn phòng Nội các về Xã hội Người cao tuổi, đáng kinh ngạc 70% người từ 60-69 tuổi và khoảng 50% người từ 70 tuổi trở lên đang làm việc hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng và sở thích. Lý do cho sự thay đổi nà là 70% công ty đã kéo dài tuổi nghỉ hưu, ảnh hưởng đến tỷ lệ việc làm cao hơn đối với người cao niên trong suốt thập kỷ qua.

Có một cuộc sống xã hội không dựa vào các thành viên trẻ trong gia đình là yếu tố chính để bắt đầu sở thích. Ngoài các môn thể thao năng động như bơi lội (một môn thể thao rất phổ biến với cộng đồng người cao tuổi do lợi ích phục hồi của nó), người lớn tuổi còn tham gia vào các hoạt động khác nhau từ thư pháp truyền thống, cắm hoa, may vá, chơi nhạc cụ và khiêu vũ.

Báo cáo tương tự cũng cho thấy khả năng nhận thức cao hơn ở người cao tuổi Nhật Bản so với phần còn lại của thế giới. Theo Yuko Oguma, phó giáo sư về Nghiên cứu Quản lý Y tế tại Trung tâm Nghiên cứu Y học Thể thao Keio, khả năng thể thao có liên quan đến khả năng nhận thức cao hơn.

Nhật Bản: Tuổi thọ người dân ở mức cao nhất mọi thời đại

Tập thể dục nhẹ, cho dù là kéo giãn, đi bộ hàng ngày, rèn luyện sức khỏe tại trung tâm cộng đồng địa phương, đều có hiệu quả. Không chỉ đối với chức năng nhận thức mà từ khía cạnh xã hội. So với 10 năm trước, người cao tuổi Nhật Bản đã khỏe mạnh hơn, chất lượng cuộc sống cao hơn. Đây được cho là sự kết hợp giữa hỗ trợ y tế và hiểu biết về cơ thể của chúng ta tốt hơn. Gần đây, đã có bằng chứng cho thấy cơ bắp có thể tiếp tục tăng cường, ngay cả khi về già, điều này trái ngược với những gì chúng ta vẫn tưởng là đến tuổi già thì cơ bắp sẽ suy thoái. Chúng ta tin rằng cơ bắp bị suy giảm theo tuổi tác, nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không những chúng ta còn có thể rèn luyện và tăng cường cơ bắp của mình ở lứa tuổi khá cao. Bên cạnh đó, có nhiều bạn bè đồng trang lứa trong xã hội là một yếu tố làm giảm gánh nặng tuổi tác một cách đáng ngưỡng mộ. Thường thì chính các công dân cao tuổi đã cùng nhau đưa ra các chương trình trong cộng đồng. Họ làm việc với nhau để cung cấp các hoạt động, để phù hợp hơn hoặc được tham gia vào xã hội. Chính sự chủ động này đã tiếp thêm sức mạnh cho họ .

Bí quyết sống thọ của người Nhật Bản | tsunagu Japan

Một điển hình là Kimiko Nishimoto, “Insta-gran” 90 tuổi, người tự hào có hơn 220.000 người theo dõi trên Instagram. Nếu những vận động viên đáng kinh ngạc kể trên là minh chứng cho tinh thần và thể chất, thì cô ấy là của trái tim và tinh thần. Nishimoto bắt đầu tham gia các lớp học nhiếp ảnh ở trường do con trai cô hướng dẫn, sau đó yêu thích âm thanh cửa trập của máy ảnh. Những khung hình và trang phục kỳ quặc của cô ấy thể hiện khiếu hài hước đáng ngạc nhiên của cô ấy. Cô ấy chơi đùa với các chuẩn mực xã hội bằng cách chế nhạo “sự già dặn” của mình: một khung hình châm biếm cô ấy bị tai nạn ô tô, hình ảnh cô ấy lái xe tay ga với tốc độ cao, một bức chân dung tự chụp trong túi rác. Khi bà, giống như nhiều người cao tuổi khác, sống một mình, con trai bà đã mua cho bà con robot “Pepper” như một người bạn. Bà nói đùa rằng bà mắng anh ta vì quá to nhưng cũng mặc cho anh ta những dải ruy băng để tạo dáng trước ống kính.

Chế độ ăn đặc biệt giúp người dân hòn đảo này ở Nhật Bản có tuổi thọ cao  nhất thế giới

Nhật Bản có một số siêu sao trong số “những người siêu già”, những người đang giúp xóa bỏ sự kỳ thị về tuổi tác. Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách, công ty và cộng đồng Nhật Bản đang ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Đó là những thành tựu, sự kiên trì và triển vọng chung của họ mà chúng ta nên nhìn vào để lấy cảm hứng.

Có lẽ, chìa khóa để già đi mà vẫn được ngưỡng mộ chỉ đơn giản là chấp nhận tâm lý không có meiwaku … Trong khi chế độ ăn uống của người Nhật chắc chắn đã được ca ngợi là giữ cho dân số khỏe mạnh, thì còn phải kể đến nhiều bí mật của những người cao niên này. Khi bà Nishimoto được hỏi về chế độ ăn uống của mình, bà thừa nhận đã uống rượu bourbon và hút thuốc lá hàng ngày. Vì vậy, sống theo một chế độ ăn uống lành mạnh không phải là chìa khóa duy nhất để trở thành người già khoẻ  mạnh.

Có lẽ câu trả lời đã ở ngay đó, trong niềm vui mà bà chia sẻ trên nguồn cấp dữ liệu Instagram của mình.

(HHC – lược dịch)

 

Nam Mai sưu tầm

 Aging Consumers Reshaping Japanese Market | Nippon.com

Xem thêm...

Chữa bệnh và phục hồi sức khỏe bằng ‘liệu pháp âm nhạc’

Chữa bệnh và phục hồi sức khỏe bằng ‘liệu pháp âm nhạc’

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃ ▂

Liệu pháp âm nhạc ngày càng được sử dụng rộng rãi để giúp bệnh nhân đối phó với căng thẳng. (minh họa: Jefferson Santos/Unsplash)

Liệu pháp âm nhạc ngày càng được sử dụng rộng rãi để giúp bệnh nhân đối phó với căng thẳng và giúp quá trình chữa bệnh đạt được hiệu quả cao.

Âm nhạc – Liệu pháp

Liệu pháp âm nhạc giúp bệnh nhân quên đi nỗi đau. (minh họa: Jefferson Santos/Unsplash)

“Hãy tập trung vào âm thanh của nhạc cụ,” Andrew Rossetti, một nhà nghiên cứu và trị liệu âm nhạc được cấp phép cho biết khi anh gảy các hợp âm trên một cây đàn guitar Tây Ban Nha cổ điển . “Nhắm mắt lại. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái,” Rossetti nói.

Liệu pháp âm nhạc là điều cuối cùng mà Julia Justo mong đợi khi cô đến Phòng khám Mount Sinai Beth Israel Union Square để điều trị bệnh ung thư vào năm 2016. Justo là nghệ sĩ đồ họa người Argentina nhập cư đến New York. Âm nhạc nhanh chóng xoa dịu nỗi sợ hãi của cô về việc xạ trị mà cô ấy cần phải trải qua, điều khiến Justo hết sức lo lắng. “Tôi cảm thấy sự khác biệt ngay lập tức, tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều,” cô nói. Theo The New York Times.

 Tâm Lý] Liệu Pháp Âm Nhạc Là Gì? - YBOX

Thật kỳ diệu, Justo khỏi bệnh ung thư đã được hơn bốn năm, vẫn đến bệnh viện hàng tuần trước khi đại dịch bùng phát để gặp ông Rossetti, người có những đoạn guitar nhẹ nhàng và các bài tập giúp cô đối phó với những thử thách đang diễn ra, như giúp ngủ ngon. Thời đại dịch, họ vẫn giữ liên lạc, chủ yếu qua email.

Khả năng chữa bệnh của âm nhạc – được các triết gia từ Aristotle, Pythagoras đến Pete Seeger ca ngợi – hiện đang được chứng thực bởi các nghiên cứu y học. Nó được sử dụng trong các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu tới các bệnh như hen suyễn, tự kỷ, trầm cảm. Và hơn thế nữa, bao gồm cả các chứng rối loạn não như bệnh Parkinson, Alzheimer, động kinh và đột quỵ.

Tác Dụng Của Âm Nhạc Trong Điều Trị Bệnh Trầm Cảm

Đem âm nhạc vào bệnh viện

Phòng chờ khoa ung thư có nhạc sống, để giúp bệnh nhân bình tâm trong khi chờ xạ trị và hóa trị. Nhạc sống còn có mặt tại khoa sản phụ trong một số đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và an ủi những đứa trẻ bất hạnh khó qua nổi trong nhà tế bần.

Trước đây các liệu pháp âm nhạc hiếm khi được sử dụng như phương pháp điều trị độc lập, ngày nay càng được sử dụng nhiều hơn để bổ trợ cho các hình thức điều trị sức khỏe. Âm nhạc giúp mọi người đối phó với căng thẳng và tạo khả năng tự chữa bệnh của cơ thể.

Ông Rossetti giải thích: “Với liệu pháp âm nhạc, chúng tôi đang cung cấp cho họ những nguồn lực mà họ có thể sử dụng để tự điều chỉnh, cảm thấy vững tâm và bình tĩnh hơn. Chúng tôi đang tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào việc chăm sóc bản thân mình.”

Ngay cả trong đại dịch COVID-19, ông Rossetti vẫn tiếp tục biểu diễn nhạc sống cho các bệnh nhân. Ông nói rằng bản thân ông thấy rõ sự gia tăng lo lắng kể từ khi đại dịch bắt đầu, khiến sự can thiệp của âm nhạc, nếu có, sẽ tác động hơn so với thời gian trước khi xảy ra cơn khủng hoảng bệnh tật này.

Mount Sinai gần đây cũng mở rộng chương trình trị liệu âm nhạc, không chỉ cho bệnh nhân mà cả nhân viên y tế, những người phải làm việc căng thẳng để đối phó với COVID-19 từ ngày này qua tháng nọ. Vào giờ ăn trưa, các nhân viên y tế trong bệnh viện được nghe nhạc sống.

Âm nhạc trị liệu: Liệu pháp âm nhạc có tác dụng như thế nào đối với sức  khỏe - Trung Tâm Âm Nhạc Việt Thương

Âm nhạc không chỉ là một “chất” gia tăng sự lạc quan. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy âm nhạc được chơi trong môi trường trị liệu có những lợi ích về sức khỏe có thể đo lường được. Tiến sĩ Jerry T. Liu, trợ lý giáo sư về ung thư bức xạ tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, cho biết: “Những người trải qua liệu pháp này dường như ít cần thuốc điều trị lo âu hơn. Đôi khi, nhiều bệnh nhân còn không cần dùng đến thuốc hỗ trợ.

Một đánh giá về 400 bài báo nghiên cứu được Daniel J. Levitin tại Đại học McGill thực hiện vào năm 2013, kết luận rằng: Nghe nhạc hiệu quả hơn uống thuốc trong việc giảm lo lắng trước khi phẫu thuật. “Âm nhạc đưa bệnh nhân đến một ngôi nhà thân thuộc trong chính họ,” Tiến sĩ Manjeet Chadha, Giám đốc khoa ung thư bức xạ tại Mount Sinai Downtown ở New York, cho biết. “Âm nhạc là ‘liều thuốc’ giúp họ thư giãn mà không có bất cứ tác dụng phụ gì.”

Âm nhạc có mặt trong một số đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và an ủi những đứa trẻ bất hạnh khó qua nổi bàn tay tử thần. (minh họa: National Cancer Institute- Unsplash)

Âm nhạc cũng có thể giúp mọi người đối phó với chứng ám ảnh lâu dài. Ông Rossetti nhớ lại một bệnh nhân bị đống bê tông đổ nát đè bẹp tại Ground Zero vào ngày 11-9. Người phụ nữ ấy, người nhiều năm sau đó được điều trị ung thư vú, cô vô cùng sợ hãi trước thiết bị bằng nhựa nhiệt dẻo đặt trên ngực trong quá trình xạ trị. Thiết bị này “đánh thức” cảm giác bị khối bê tông đè năm nào. Ông Rossetti nhớ lại: “Chính liệu pháp âm nhạc giúp cô ấy vượt qua chấn thương và nỗi sợ hãi mà cô phải đối mặt hàng ngày.”

Tại Mount Sinai Beth Israel, âm nhạc thường được biểu diễn trực tiếp bằng nhiều loại nhạc cụ bao gồm trống, piano và sáo, với những người biểu diễn phải cẩn thận để duy trì khoảng cách xã hội phù hợp.

Âm nhạc giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật

Joanne Loewy, Giám đốc sáng lập của Trung tâm Âm nhạc & Y khoa Louis Armstrong của bệnh viện cho biết: “Chúng tôi sửa đổi nội dung chơi theo nhịp thở và nhịp tim của bệnh nhân. Mục tiêu của chúng tôi là giữ cho tâm trí của bệnh nhân kết nối với cơ thể, khi họ trải qua những đợt điều trị đầy thử thách này.”

Âm nhạc trị liệu: Liệu pháp âm nhạc có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe  - Trung Tâm Âm Nhạc Việt Thương

Tiến sĩ Dave Bosanquet, bác sĩ phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện Royal Gwent ở Newport, Wales, nói rằng âm nhạc trở nên phổ biến hơn nhiều trong các phòng mổ ở Anh trong những năm gần đây qua bluetooth. Ông nói, nhạc giao hưởng và cổ điển thu sẵn không chỉ giúp bệnh nhân phẫu thuật thư giãn mà còn giúp các bác sĩ phẫu thuật tập trung vào nhiệm vụ của họ. Theo Tiến sĩ Bosanquet, âm nhạc cổ điển không có ca từ gây mất tập trung. Nhưng ông lưu ý rằng nó “chỉ nên chơi trong tình huống căng thẳng thấp hoặc trung bình” chứ không phải trong các hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự tập trung cao.

Âm nhạc cũng có thể giúp mọi người đối phó với chứng ám ảnh lâu dài. Hình minh họa. Credit: Pascal Bernardon – Unsplash.

Âm nhạc cũng đã được sử dụng thành công để hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet vào năm 2015 báo cáo rằng âm nhạc làm giảm đau và lo lắng sau phẫu thuật và giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống lo âu. Thật kỳ lạ, họ cũng phát hiện ra rằng âm nhạc có hiệu quả ngay cả khi bệnh nhân được gây mê toàn thân.

Điều này không gây ngạc nhiên, Edie Elkan, nghệ sĩ hạc cầm 75 tuổi, người lập luận rằng có rất ít nơi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe không được hưởng lợi từ việc bổ sung âm nhạc. Lần đầu tiên bà chơi nhạc trong bệnh viện là cho chồng bà, khi ông ấy vừa trải qua một cuộc đại phẫu thuật và đang nằm trong phòng hồi sức. “Bệnh viện nói rằng tôi không thể vào phòng với đàn hạc của mình, nhưng tôi nhất quyết không chịu,” bà nói. Khi tiếng đàn hạc của bà vang lên, các dấu hiệu quan trọng của ông đang ở thấp đến mức nguy hiểm, đã trở lại bình thường.

Ted Taylor, người phụ trách chăm sóc mục vụ tại bệnh viện, cho biết đàn hạc của bà Elkan có thể làm được nhiều việc hơn là xoa dịu cảm xúc. Âm nhạc có thể mang lại sự an ủi tinh thần cho những người đang ở một thời điểm dễ bị tổn thương nhất trong cuộc đời của họ.

 

Nam Mai sưu tầm

Tác Dụng Của Âm Nhạc Trong Điều Trị Bệnh Trầm Cảm

Xem thêm...
Theo dõi RSS này