Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

NHỮNG NGÀY HẠNH PHÚC NGẮN NGỦI

 

NHỮNG NGÀY HẠNH PHÚC NGẮN NGỦI

Yên Sơn

ngày 13.05.11

Chiều thứ Sáu nào lớp võ cũng đông nghẹt học trò! Cái phòng rộng gần hai ngàn năm trăm square feet, bỏ ra một khoảng trống cho phụ huynh ngồi, một văn phòng nhỏ phía trước; hai phòng thay quần áo, hai phòng vệ sinh, một nhà bếp trải hết chiều ngang phía sau, sâu 5 feet; còn lại là khoảng trống không làm sân tập với đầy đủ dụng cụ cần thiết có thể di dời được, vậy mà chỉ còn đủ chỗ cho võ sinh quơ tay múa chân trong sự chật hẹp hữu hạn. Lớp thứ Sáu nào cũng đông vì ngày thứ Sáu là ngày tập đấu! Thời nào cũng vậy, nơi chốn nào cũng thế, dân mình hay dân ngoại quốc cũng chẳng khác gì… Đấu là lãnh vực hào hứng nhất trong tiến trình học võ. Thế mà hai đứa con huấn luyện viên lại xin phép cho nó “đi đưa quà sinh nhật cho đứa bạn thân”!

– Ngày mai, giờ khác có được không?

– Dạ tụi con đi khoảng nửa tiếng về ngay! Tụi con muốn “surprise”… đứa bạn thân muh! Please Ba! Về ngay Ba nha!

– Tại sao phải đi hai đứa?

– Dạ bạn chung của tụi con mà!

– Nó là ai mà quan trọng dữ vậy?

– Con không nói bây giờ nhưng Ba gặp nó rồi!

– Mấy con không thấy học trò quá đông Ba rất cần giúp sao?

– Có mấy huyền đai phụ Ba kìa!

Thấy tụi nhỏ lầu bầu sắp đâm bực mình mà học trò thì nhốn nháo, phụ huynh ngồi chật phòng, hắn đành gắt nhỏ:

– Thôi đi ngay đi rồi về liền nha, đúng là lộn xộn!

**********

Đang lu bu với tụi nhỏ, hắn nghe tiếng cửa mở và tiếng đứa con gái la lên:

– Daddy, we’re back (tụi con về rồi đây, Ba)

– Còn ở đó mà la, vào giúp học trò ngay đi!

Hắn chỉ trả lời con bé mà không quay nhìn.

Tiếng con bé lại kêu lên:

– Ba ơi bạn con chào Ba nè!

Sắp nổi quạu mà cũng quay nhìn. Oh là là… thằng lính!!!

Tự nhiên thấy nó như một người Mỹ to con, oai nghiêm trong bộ quân phục tác chiến rằn ri quen thuộc! Hắn bước như chạy về phía cửa… tất cả mọi người dường như đang chăm chú nhìn cha con hắn, hắn phải chậm lại, giấu tất cả nỗi vui mừng trong tim và từ tốn ôm choàng thằng lính trong vòng tay rất chặt. Nỗi mừng vui làm nghẹn ngào, hắn cố nói một câu nghe đứt quãng:

– Welcome back my son!

Hắn cảm thấy như muốn nghẹt thở vì vòng tay mạnh bạo của thằng lính! Một tràng pháo tay thật dài của Phụ huynh và học trò nói lời chào đón.

Thằng lính đã ở lại trường chờ hắn đến cuối giờ dạy. Chúng nó lại kêu gọi sự gia nhập của hắn trong kịch bản chào mừng mẹ chúng nó. Hắn vào nhà như thường lệ bằng cửa sau, ngồi tại bàn ăn để nhìn vợ hắn đang lui cui sửa soạn bữa ăn tối cho bố con hắn và chờ màn kịch vui sắp diễn. Thằng lính vào nhà cửa trước, âm thầm đến sau lưng mẹ nó, dường như để tránh cho mẹ nó bị đứng tim nên con bé kêu lên

– Mẹ ơi mẹ xem cái này nè!

Mẹ nó quay lại và đánh rơi những gì đang cầm trên tay, mắt mở to, đứng bất động ngỡ ngàng! Phải đến cả chục giây đồng hồ mới kêu thét lên mừng rỡ, “con”, rồi mẹ con ôm chầm nhau trong nghẹn ngào, vui sướng!

Gia đình hắn đang sống trong hồi hộp và chờ đợi từng ngày thằng lính trở về. Cuộc sống vẫn ngày lại ngày qua với những tất bật cơm áo. Bỗng nhiên thằng lính trở về! Dù chỉ là hai tuần nghỉ phép ngắn ngủi cũng đã làm xáo trộn tất cả những bình lặng trong đời sống hằng ngày của gia đình hắn. Sự có mặt của nó đã mang lại một sinh khí mới, một niềm hạnh phúc tuyệt vời, chưa từng có cho cả gia đình! Những tiệc tùng, hội họp, vui chơi không kể giờ giấc của anh em chúng nó và bè bạn đã làm cho vợ chồng hắn theo hụt hơi trong niềm vui và hãnh diện. Ngoại trừ những lần thăm Nội và gia đình các cô chú, hai tuần lễ nó chỉ loanh quanh ở nhà hoặc tụ họp chơi game, xi-nê, ăn uống với mấy người bạn thời Trung học cùng với hai anh em con dì đồng lứa tuổi về từ California ngày hôm sau. Té ra sự xuất hiện đột ngột của thằng lính chỉ là sự đột ngột cho riêng vợ chồng hắn! Rõ ràng mấy anh em chúng nó đã “ăn rơ” với nhau cho Ba Mẹ một sự đả kích ngoạn mục!

Trong bữa ăn tối, mẹ nó hỏi:

– Con muốn ăn món gì ngày mai mẹ làm.

– Dạ món gì mẹ nấu cũng ngon. Suốt lộ trình vận chuyển trong hai ngày liên tục, từ Bagdad qua Kuwait, tới Scotland, về Dallas và ngay cả lúc hạ cánh xuống Houston… con mong ước sớm tới nhà để được ăn cơm nóng.

Dường như có tiếng rên khẽ của me nó vì xúc động! Trong lúc ăn nó kể chuyện có gặp cặp vợ chồng người Mỹ xa lạ, ở phi trường Dallas, xin được mời nó bữa ăn sáng vì họ nói họ rất cảm kích những người đang chiến đấu trong hiểm nguy ở một đất nước xa lạ nhằm bảo vệ sự bình yên, thịnh vượng cho họ cũng như nhân dân Hoa Kỳ! Nó nói lần đầu tiên mới nghe được có người với cái nhìn rất thật tế đúng với quan điểm của nó từ khi cuộc chiến Iraq bắt đầu. Nghe câu nói này, hắn giơ bàn tay “hi five” biểu đồng tình với thằng lính vì hắn đã và đang nhìn cuộc chiến như là một thế võ tự vệ sau thảm cảnh 9/11. “Nếu bị địch tấn công ta phải đỡ từ xa, nếu để sát người quá có khi vô dụng”; hoặc là “cách phòng thủ tốt nhất vẫn là cách tấn công như vũ bão để địch thủ không đủ thì giờ trả đòn”. Có lẽ cách diễn dịch này đã cho hắn sự đồng tình với hai ngài Tổng Thống Bush.

Dù vậy, khi nghĩ về trận chiến năm xưa, hắn không khỏi cay đắng và bi phẫn! Gốc rễ sự sa lầy và thua trận của quân đội Hoa Kỳ ở chiến trường Việt Nam là do những sách lược tồi tệ của đám chính trị “da” rỗng ruột, gây nên lòng phẫn nộ của dân chúng Hoa Kỳ, đưa tới một hậu quả tàn khốc cho toàn dân Việt Nam! Sự hy sinh sinh mạng của năm mươi tám ngàn quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh cùng hàng triệu người Việt hai miền Nam Bắc cho cuộc chiến, vì vậy, trở nên oan uổng! Sự bỏ rơi miền Nam Việt Nam năm xưa là một sự ác độc, vô lương tâm, thiếu trách nhiệm của những người ngồi nhà mát ăn bát vàng, của những cơ quan truyền thông thiếu trung thực! Là một vết nhơ lịch sử, là một nỗi nhục khó quên! Hắn cầu mong bài học đau thương đó không lặp lại để người dân Mỹ ngẩng cao đầu trong niềm hãnh diện là con dân của một nước siêu cường; để nước Mỹ luôn xứng đáng là quốc gia lãnh đạo trong trận chiến bảo vệ tự do và nhân quyền cho thế giới. Tuy nhiên, cuộc chiến Iraq càng ngày càng có những chỉ dấu tồi tệ, đáng lo! Người ta bắt đầu xôn xao bàn tán về kết quả đau thương của cuộc chiến Việt Nam có thể tái diễn.

Thật sự là hắn có biết thằng lính sẽ được đi phép trong tháng Sáu như trong một mẫu tin ngắn nó nhắn lại sau khi được hỏi bao giờ con về phép: “Ba ơi con nghĩ chắc là trong tháng Sáu trừ phi cấp trên quyết định gây khó dễ cho con, haha!”… Trong thâm tâm hắn nghĩ giá mà nó về phép trong tuần lễ sinh nhật của nó thì hay biết mấy! Thế mà đã gần nửa tháng Sáu, và ngày mai đã là sinh nhật của nó rồi, nó biệt tăm! Những tin tức chiến trận ở Iraq vẫn nhan nhản trên báo hàng ngày, hắn chỉ lo sợ thằng lính có thể bị cúp phép bất cứ lúc nào! Hắn có dọ hỏi hai đứa em nó cũng chỉ ậm ừ! Nói chuyện về chiến trường với thằng lính kể như zero! Cái gì nó cũng bảo không thể nói được! Hắn cũng thông cảm vì ngành nghề của nó nên lâu ngày trở thành thói quen! Lo lắng cứ lo lắng, bận tâm tiếp tục bận tâm mà không thể dò hỏi chi tiết gì được!

Một lần cả gia đình đang chuyền nhau điện thoại hỏi thăm nó, bất thình lình nghe tiếng còi hụ inh ỏi và tiếng nói gấp gáp của nó qua phone “Ba, Ba! I gotta go! Xin lỗi Ba, it’s an emergency!”… đã làm cho cả gia đình thắt ruột và hắn nghĩ chắc là đơn vị vừa bị bọn du kích tấn công bất ngờ! Sau này có dịp hắn hỏi thăm thì nó lại nói đó không phải là điều bất thường! Chuyện đối mặt kẻ thù vẫn xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ giờ phút nào vẫn như cơm bữa!

Gia đình rất lấy làm an ủi vì thằng lính vẫn thường xuyên liên lạc về gia đình bằng mọi phương tiện có thể được – internet, Instant Messenger, điện thoại. Nếu trong vòng hai tuần lễ không nghe thấy tin tức của nó là cả nhà cứ trông ngóng, quýnh quáng lên! Có một dạo thằng con bặt tin rất lâu, gia đình xôn xao, lo lắng, thay nhau viết thư và tin nhắn. Một hôm, trong giờ nghỉ ở lớp học, hắn mở hộp thư và nhận được thư của nó. Hắn vui mừng chi xiếc, đọc ngấu nghiến từng chữ từng câu.

“Ba thương mến, con vô cùng sung sướng để nhận được thư Ba và gia đình. Thư từ của gia đình, cũng như những gói quà thân thương đối với đám lính xa nhà của tụi con bao giờ cũng là món quà vô cùng quý báu. Nhất là những lúc tinh thần và thể chất kiệt quệ! Con nghĩ chắc Ba đã có thừa kinh nghiệm rồi! Con xin lỗi là phương tiện liên lạc ở đây rất khó khăn và thực tế con không có đủ thì giờ! Con luôn luôn nhớ nghĩ đến Ba Mẹ và gia đình kể cả trong giấc ngủ hiếm hoi! Hôm nay con ‘ăn gian giờ’ để viết thư này cho Ba Mẹ và gia đình.

Đời sống và sinh hoạt hàng ngày ở đây, Iraq, thật tình con không biết bắt đầu từ đâu và dĩ nhiên không thể đi vào chi tiết để bảo toàn bí mật quân sự. Mặc dù mỗi ngày có những việc nhất định của một quân nhân chiến đấu phải làm, nhưng cũng rất nhiều công việc cá biệt rất bề bộn và căng thẳng, khó có thể diễn đạt bằng lời nói. Dĩ nhiên thời gian ở đây dường như không đủ để làm tất cả những công việc cần thiết. Mỗi ngày đều làm việc cật lực từ 16 đến 20 tiếng đồng hồ; nào là canh phòng cẩn mật, nào là hành quân, thu lượm và phân tích tin tức tình báo, viết tường trình cho sở, lau chùi vũ khí, tắm rửa, giặt giũ, ăn uống gấp gáp… nếu ngày nào con ngủ được 5 tiếng đồng hồ, dù với những cơn ác mộng, thì đó là niềm hạnh phúc vô biên! Mọi người phải tìm cách làm việc và làm việc để tránh áp lực và căng thẳng.

Cuộc sống không hào nhóang, không nổi bật như mọi người tưởng đâu, nếu không nói có nhiều lúc cảm thấy trống trải, mệt mỏi lẫn bi quan! Dù vậy, Ba đừng hiểu lầm con. Con bao giờ cũng muốn chu toàn trách nhiệm và nỗ lực phấn đấu để làm việc cần làm và giữ vững tinh thần để tin rằng binh sĩ và quân đội Hoa Kỳ đang tận lực giúp nhân dân Iraq có được tự do, no ấm; giúp đất nước Iraq vãn hồi hòa bình trong an ninh trật tự và thịnh vượng! Mặc dù trong thực tế, đôi khi rất khó để lạc quan vì trong dân chúng không rõ bạn thù và một số người trong chúng con cũng có những hành động cẩu thả vô trách nhiệm!

Trong mọi tình huống, điều con có thể nói một cách an toàn là những kinh nghiệm trải qua đã làm cho con cay đắng và một chút ngờ vực (all in all, I can safely say that the whole experience has made me bitter and a bit of a cynic). Con hứa sẽ tìm cách gọi điện thoại cho Ba Me. Con rất vui mừng sửng sốt, mà con chắc Ba Mẹ cũng vậy (!), vì con mới được biết là tất cả quân nhân đang phục vụ trên chiến trường Iraq bị triển hạn thêm ba tháng!

Vậy mà trước lúc lên đường thượng cấp còn dõng dạc hứa hẹn ‘chúng tôi bảo đảm thời gian phục vụ chiến trường của các bạn không quá một năm’. Bây giờ con đã biết là không nên tin tưởng những gì người ta hứa hẹn, chỉ có thể biết chắc khi việc đó đã xảy ra rồi! Nhưng Ba ơi! Ba cũng biết rồi ‘người ta không sợ thua trận chiến quân sự ở đây mà chỉ sợ thua trận chiến bên nhà!’ Hay nói khác hơn, quân đội Hoa Kỳ không thể nào thua trên chiến trường mà chỉ sợ thua từ trong hậu tuyến! Truyền thông báo chí chỉ thổi phồng những điều bất lợi trong khi có quá nhiều thành quả tốt đẹp thì không thấy nhắc đến!

Ba ơi con rất nhớ Ba Mẹ và các em mỗi ngày. Con hy vọng sẽ được về phép thăm gia đình sớm. Ba Mẹ đừng quá lo cho con vì ở đây tụi con phải ngủ với đôi mắt mở rộng và không khi nào ra khỏi cổng nếu không cùng đi với đơn vị có trang bị hỏa lực hùng hậu cả!

Thằng lính.”

Con ơi! Con có biết những điều con viết trong thư của con là những thực tế oan nghiệt, phũ phàng cho đất nước của Ba hơn ba mươi hai năm về trước không!?

Nhớ mùa lễ Tạ Ơn năm trước, gia đình hắn nhận được một đoạn phim ngắn của thằng lính qua video. Không nói thì ai cũng biết là gia đình cảm kích biết bao khi thấy được đứa con thân yêu qua video webcam. Không biết vì bản tính hề của nó hay hoàn cảnh không cho phép nên nó chỉ nói chuyện bằng cách viết từng hàng chữ trên giấy cứng. Mỗi bản nó chiếu đủ giờ cho đọc rồi thay ngay bản khác. Từng bản lần lượt: “Con chào Ba Mẹ và gia đình”, “Con vẫn khỏe”, “happy thanksgiving Ba Mẹ và các em”, “con biết nhà mình sắp ăn gà tây”, “Con chỉ nhớ món ăn của Mẹ nấu”, “con nhớ cơm nóng dẽo của người Việt”, “bây giờ là 2g sáng, mọi người đang ngủ”, “chỉ có lúc này con mới có giờ”, “thời tiết ở đây rất nóng”, “nghe nói mùa hè có thể hơn 120◦F”, “quân phục và thiết bị nặng phải mang suốt ngày”, “con chỉ mới vừa thay quần áo”, “con phải đi ngủ ngay bây giờ”, “con chào Ba Mẹ và các em”, “chúc mọi người bình an”, “thằng lính”. Xong nó nhe răng cười, làm mấy cử chỉ hề rồi biến mất! Cả gia đình ngồi lặng đi một lúc lâu khá lâu vì vẫn còn xúc động về những câu viết của thằng lính. Và đó là lần duy nhất gia đình nhìn được mặt nó kể từ ngày ra đi! Trông nó gầy rạc, mặt rám nắng nhưng dáng vẻ khỏe mạnh cũng yên lòng.

**********

Ngày vui bao giờ cũng qua mau! Quay qua quay lại đã hết một tuần! Thật sự những ngày qua thời gian đi như bay! Những tiếng nói cười rộn rã của lũ trẻ, sự lui tới tấp nập của bạn bè thằng lính cho hắn sống lại những cảm giác năm xưa những lần về phép! Hắn mỉm cười và có chút ân hận là “năm xưa” hắn đã tệ quá so với thằng lính bây giờ! Những lần hắn đi phép thường là đàn đúm với bạn bè, sáng say chiều xỉn đã làm buồn lòng không ít cho cha mẹ, anh em! Hắn hay so sánh hai môi trường, hai hoàn cảnh, hai thế hệ để tự an ủi phần nào.

Cuối tuần lễ đầu tiên là đám cưới của Jason White, bạn thân của thằng lính và cũng là võ sinh cũ của hắn. Tụi nó đã quen nhau từ thời trung học đệ nhất cấp. Jason đang là giảng sư đại học Rice và cô vợ sắp cưới lại là con của một người Việt Nam gốc Trung Hoa, là một bác sĩ trong tương lai rất gần. Cô dâu không nói được tiếng Việt trong khi Ba Mẹ cô ấy nói rất sành sỏi! Mãi sau ngày cưới hắn mới biết là chúng đã ước hẹn với nhau, thằng lính sẽ làm phụ rễ chính và đám cưới sẽ xảy ra khi thằng lính về phép. Vì là chỗ thân tình nên gia đình hắn cùng với thằng con tất bật với đám cưới như một phần tử của gia đình. Bạn bè của chúng, một số lại là võ sinh cũ hơn mười năm qua, hoặc là những đứa đã nhiều lần lui tới nhà hắn, nên buổi tiệc cưới của Jason cho hắn cái cảm nhận thân tình trong không khí tưng bừng và vui nhộn. Đã lâu lắm hắn không uống được nhiều rượu như buổi tối hôm đó, hắn cụng ly liên tục với đám trẻ. Có lẽ chúng nó rất ngạc nhiên để thấy được phía bên kia của một võ sư nghiêm khắc! Trong lúc mọi người chúc tụng Jason, hắn tới bên thằng lính định hỏi bao giờ tới phiên con; thằng lính dường như đã cảm nhận nên cười nói:

– Ba, I know what you’re gonna tell me but don’t even think about it! (con biết Ba sắp nói với con điều gì nhưng chớ có nghĩ đến điều đó Ba ơi!)

Những ngày kế tiếp lũ chúng nó kéo nhau đi biển sớm, đi café khuya, đi ăn chỗ này, đi tiệc tùng chỗ khác. Vợ chồng hắn không tham dự vào những cuộc vui bên ngoài vì muốn chúng nó có dịp chơi đùa với nhau thoải mái. Những lúc nó ở nhà trò chuyện với hắn, hắn đều muốn hỏi những sinh hoạt hàng ngày của nó ra sao nhưng đều bị từ chối một cách khéo léo. Sau vài ba lần như vậy, thằng lính nói:

– Ba ơi con muốn có hai tuần nghỉ phép thật an bình với gia đình và bè bạn; chuyện chiến trường con đã dứt khoát bỏ lại sau lưng một khi con ngồi được trên phi cơ đi phép. Có điều này con muốn nói cho Ba biết trước để Ba chuẩn bị tinh thần, và chỉ nói cho Ba thôi! Theo lịch trình đơn vị của con sẽ trở về Mỹ vào tháng giêng 2008; và sẽ phải lên đường đi chiến trường Afghanistan, sau khi nghỉ ngơi sáu tháng! Mỗi lần đi như vậy ít nhất là một năm! Kỳ hạn giải ngủ của con vào tháng 11, 2008! Như vậy, ít nhất con còn phải ở trong quân đội cho đến khi hoàn thành đợt chuyển quân thứ hai!

Rồi thằng lính bật cười nói tiếp:

– Quân đội đã tốn khá nhiều tiền và công sức huấn luyện cho ngành nghề của con thì làm sao con được giải ngủ dễ dàng vậy Ba há! Con đã dự định vào tháng 11 năm sau, khi ra khỏi quân đội, con sẽ tiếp tục việc học cùng với Bảo-Quốc; hai anh em cùng học với nhau, con chắc sẽ có kết quả tốt sớm hơn dự định… nhưng bây giờ mọi toan tính chắc phải hoãn lại thêm một thời gian nữa, nếu không có gì thay đổi khá hơn!

**********

Hắn giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng động và tiếng nói cười của lũ con và bạn bè của chúng. Đêm qua hắn đi ngủ rất muộn mà chúng nó vẫn còn thức chơi games với nhau. Wow! 3 đứa con và 6 đứa bạn thi nhau thức đêm! Thỉnh thoảng những trận cười bất chợt trong đêm làm hắn choàng tỉnh giấc để sung sướng biết rằng thằng lính của hắn vẫn đang an toàn trong tình thương yêu của gia đình và bè bạn. Cũng giống như hai anh chị em con dì không muốn rời tay vào buổi chiều hôm qua khi phải lên phi cơ trở về.

Lũ nhỏ như cố bám víu vào những phút giây cuối cùng của hai tuần lễ nghỉ phép của thằng lính. Cũng như lũ nhỏ, hai tuần qua là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của hắn và gia đình. Đêm nào hắn ngủ cũng rất ngon giấc, bữa ăn nào cũng rất ngon miệng trong tiếng nói cười rôm rả của mọi người! Hai tuần lễ vụt qua như giấc mơ và sáng nay thằng lính phải lên đường sớm để trở lại đơn vị ở chiến trường Iraq mù xa!

Sương buổi sáng phủ mờ cả rừng thông Kingwood. Vạn vật vẫn còn chìm đắm trong giấc ngủ uể oải đầu hạ, kể cả mấy cành hoa điệp ngậm đầy sương, nhô ra dửng dưng trên lối đậu xe bên hông nhà! Ba chiếc xe rời chỗ đậu lầm lũi đi về hướng phi trường. Hắn lại liên tưởng đến “những chuyến đi về” năm xưa mà nhớ thương vô vàn về người cha yêu quý giờ không còn nữa! Lòng buồn bã rưng rưng nhưng hắn cũng thấy an ủi vì nghĩ đến Mẹ hắn vẫn còn khỏe mạnh đang sống chung với chú em út chỉ cách gần một giờ lái xe. Trong thâm tâm hắn gọi thầm “Mẹ ơi con thương Mẹ lắm”! Phải, trong ca dao tục ngữ Việt Nam có câu, “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Câu nói này đâu xa lạ gì với hắn, nếu không nói hắn đã thuộc nằm lòng, nhất là kể từ lúc thằng lính, đứa con trai lớn, chào đời, vậy mà ngay lúc này nghe thấm thía vô cùng! Thiếu gì chuyện con người ta đã biết, đã được dạy nhưng chỉ như con vẹt thuộc lòng câu nói đầu môi, đợi đến khi chính bản thân trải nghiệm mới thấy ra thì nhiều thứ cũng đã muộn màng! Thế mới biết kinh nghiệm bản thân bao giờ cũng là vốn liếng quý báu mà học lực khó có thể thay thế được.

Sau khi gửi xe, tất cả mọi người lục tục theo chân thằng lính vào phòng soát vé. Nhìn lũ nhỏ dã dượi, mắt đỏ ngầu như có những hạt sương làm nặng đầu cánh lá, hắn không nghĩ là lũ nhỏ xúc động vì cảnh kẻ ở người đi mà có lẽ vì thiếu ngủ đêm qua, hay là sự tương lân với hai đứa em của thằng lính thỉnh thoảng quay đi để giấu những giọt chia ly lăn dài trên má! Những đứa này là bạn thân của thằng lính và em gái của nó từ thời trung học cho đến giờ, cả nam lẫn nữ. Nhóm trẻ tuổi trước mắt, trừ thằng con trai út của hắn vừa xong trung học, có đứa đã thành đạt với công việc và địa vị vững vàng trong xã hội; đã là giáo sư đại học nổi tiếng, là những kỹ sư giỏi của các hãng xưởng trong vùng… còn thằng lính thì chọn xông pha lửa đạn… thế mà chúng vẫn có nhau, vẫn rất thân thích với nhau. Nhớ trong dịp sau Tết vừa qua, chúng nó đã cùng nhau mang đến tặng cho vợ chồng hắn chậu hoa lan tươi đẹp kèm theo tấm card viết, “We all thankful and appreciate you both and your family for giving us love and care as your own children ever since” (chúng cháu rất biết ơn và trân quý hai bác cũng như gia đình vì lúc nào cũng thương yêu và đối xử tốt với chúng cháu như con cháu trong nhà).

Hắn nhìn chừng mẹ thằng lính… ô kìa! Đêm qua thấy nàng ngủ say mà sao mắt cũng đỏ hoe! À thì ra nàng vẫn chỉ là một trong những bà mẹ đoan hậu với tấm lòng thương con bao la như biển thái bình! Wow thằng con yêu lại sắp phải xông vào sương gió hiểm nguy, nơi mà bậc làm cha mẹ không thể đặt chân tới, hỏi ai không buồn, không thương, không lo lắng, không bất an! Hắn chợt rùng mình rồi tự nguyền rủa vì một ý nghĩ đen tối thoáng hiện trong cái đầu óc trở trăn “biết đâu… biết đâu… trời ơi suy nghĩ gì mà dại dột hết sức, ngu dại hết biết!” Hắn chợt quay qua nhìn con, mở rộng vòng tay ôm chặt thằng lính vào lòng. Hắn thuộc vào dạng người cao ráo mà khi đứng với thằng lính chỉ mới khỏi đầu vai! Ai bảo là dân Việt Nam bé nhỏ! Có lẽ cuộc sống kham khổ quá, thiếu thốn quá nên con người không thể phát triển nổi, thế thôi! Hắn cố gắng nói cười tự nhiên để không vẽ thêm chi tiết vào bức tranh chia ly buồn não nuột.

Thằng lính cố ngồi lại với mọi người cho tới giây phút cuối mới vội vã chạy vào cổng an ninh. Mọi người nhìn theo cho tới khi bóng nó mất hút bên trong trạm kiểm soát. Hắn chờ đợi bàn tay vẫy của thằng lính trước khi không còn nhìn thấy; nhưng không, nó đã không một lần quay nhìn lại! Ai mà không ghét cảnh chia ly! Hắn đứng yên, hụt hẫng trong khoảng trống mất mát to lớn! Vừa quay lại đã bắt gặp vòng tay của mẹ nó với đôi mắt mọng nước và câu nói mỏng manh nghe thảng thốt, “Con đã đi rồi hả anh”!

**********

Trên đường về buồn tênh! Hai đứa em ngồi băng sau lặng yên không một tiếng nói cười như những ngày qua. Hắn biết mọi người đang buồn lắm như tâm sự của hắn lúc bấy giờ! Hắn cũng nghĩ thằng lính chắc đang cảm thấy cô độc dữ lắm như tâm trạng của hắn trong những ngày tháng năm xưa khi phải trở về đơn vị sau những ngày nghỉ phép ngắn ngủi. Lòng hắn dào dạt niềm thương yêu vô bờ. Thương nhớ mẹ cha, thương cho hắn ở một thời bão nổi, thương cho thằng lính xông pha nơi chiến trường xa lạ!

Về tới nhà thấy nhà trống trải quá! Đứa con trai út rút vào phòng ngủ; vợ hắn và đứa con gái loay hoay một lát lại muốn đi làm. Có lẽ họ không muốn nhìn căn nhà trống vắng chỉ tạo buồn lòng thêm. Trước khi rời nhà vợ hắn còn nói, “Anh ở nhà an ủi con trai nhỏ nha anh”.

Hắn pha ly cà phê phin, để nó rơi từng giọt thánh thót trên chiếc bàn sân sau, dưới chiếc dù che nắng, ngồi lặng ngắm cỏ cây với muôn ngàn hình ảnh những ngày qua để luyến tiếc và xót thương thằng lính! Lòng lại dạt dào tưởng nhớ người cha! Cha ơi! Năm xưa… làm sao cha đã có thể “handled” được sự vắng mặt của ba đứa con trai đầu cùng một lúc trên ba chiến trưởng hung hiểm khác nhau!? Hắn thật sự ước ao phải chi Ba còn sống, ở bên hắn ngay lúc này, chắc chắn hắn sẽ sà vào lòng Người như bé thơ để cảm nhận tấm lòng trời biển!

2008

The Happy Days

Translated by Mai Tran

The martial class is packed every Friday afternoon! The 2500 square feet room has a seating area for parents, a small office in the front, two change rooms and lockers, two toilets, a kitchen spreading the entire width and 5 feet in depth in the back. The remaining area, reserved for the classroom and well equipped with removable tools, is barely enough for the students to jump and dance around. Every Friday afternoon class is crowded since it’s the fight training session! Isn’t it the same in any community, any time period, that fighting is the most exciting part in the martial art practice?

But, look, the two assistant instructors, his own children, approached him with a shy smile, and asked for permission to leave. They wanted to personally deliver a birthday gift to a close friend.

– Can you guys go tomorrow, another time?

– It would be for just half hour, we’ll right back. We want to surprise our dear friend. Please, Dad! We’ll be back in no time!

– Why both of you have to go?

– It’s our common friend.

– Is he that important? Who is he?

– Can’t tell you right now, but you do know him.

– Don’t you two see how packed the class is? I really need your
help here.

– But, Dad, those black belt students can assist you!

His kids became impatient. The students were running around. Parents packed in the seating area. He gave in:

– OK, go now and come right back. What a trouble!

With kids buzzing around, he heard the door open, then the shout of his daughter:

– Daddy, we re back!

– Don’t just stand there and scream, come and help now!

He answered the girl but didn’t turn around to look. His daughter shouted again:

– Daddy, my friend is saying hi to you!
Irritated, he turned to the door. Oh la la… it’s “the soldier!” It’s his soldier, as tall as a tall American, solemn and handsome in that familiar military fighting uniform at the entrance door. He rushed to the door, then realizing that everybody in the room was staring at him, he slowed down his steps and swallowed his excitement and his tears of happiness. The two men, one young and one old, just stumbled on each other.

– Welcome back my son!
He felt breathless and almost suffocated by the tight hug of his strong son’s embrace. The loud and long applause of parents and students greeted the new comer.

The soldier stayed and waited for him till the martial art class was over. Then all his kids cooked up a surprise for home, this time with his participation. He drove home, came in as usual by the back door, sat down at the kitchen table and watched his wife prepare dinner for the family and waited nervously for the surprise act to begin. The soldier came in by the front door, tiptoed towards behind his mother. As though for fear of an imminent fainting of an emotional mother, the girl cried out:

– Hey mom, look at this!

Mom turned towards the voice and dropped everything in her hands to the floor, eyes wide opened and stunned. Perhaps tens of seconds past before she screamed with euphoria: “My son”! Mother and son embraced each other with smiles and tears!

His family has been living in anxiety and counting days for the soldier’s return. Life goes on with work-for-a-living, stress and worries. Then the soldier was suddenly home! His two short week vacation turned upside down the daily routine of the entire family. His presence has brought a new life, an unexplainable euphoria never before experienced into the home. Overnight parties, endless get- togethers, playful excursions with his brother and sister and friends, simply pulled his parents along in a state of pride and joy and out- of-breath racing to keep up.

A few trips to visit Grandma and uncles’ and aunties’ families, most of his two week vacation was spent at home with games, movies, eat out with his siblings, high school friends, and the two cousins who came from California the next day of his return. It turned out that the sudden return home of the soldier was only sudden to his parents. Clearly, he had complotting with his siblings to give dad and mom a nice theatrical act!

At dinner one day, his mom asked:

– What do you want for dinner tomorrow? I’ll cook.

– Anything you cook is good, mom. During the two day flying journey, from Baghdad through Kuwait, to Scotland, to Dallas, and even during landing time in Houston, I keep thinking and dreaming of a hot home-cooked meal.

Was it a soft sigh and murmur of emotion from mom? He then told the family about an encounter with an unknown American couple at Dallas airport, who asked for the privilege to invite him for breakfast, as they said they were very appreciative of the troops that were facing danger every day in a foreign land fighting for their, as well as the American people’s security and well being! He said how happy he felt as it was the first time somebody shared his point of view about the war in Iraq.

At this saying, dad stood up and gave a “hi 5” of contentment to his soldier son. Since the 9/11 attack, a former soldier himself, he has looked at the Iraq war as a defensive martial art position. “Being attacked, we should defend ourselves from afar and not wait until the enemy comes too close”, or “the best defense is to strongly attack so the enemy will not have enough time to counter attack”. No wonder he was a supporter of the two Presidents Bush war policies.

Nevertheless, he couldn’t help but felt bitter and angry about the war in his own home land a few decades back. The root cause of the American military defeat in the Vietnam War was no doubt from the mediocre policy of those “shallow-and-empty-minded” politicians, resulting in the anger of the American people, leading to the horrible loss of the entire Vietnamese nation! The sacrifice of 58,000 American and Allies lives along with more than a million North and South Vietnamese deaths in the battle became an unjustifiable horrific waste! He was praying that the painful lesson from the Vietnam War would not be repeated, so the American people could look up and be proud of being citizens of a super power. America always deserves to be the leading nation in the fight for freedom and human rights of the world. But the war in Iraq showed more and more bad, worrisome signs! Rumors spread those painful consequences of the Vietnam War might happen again.

He did know that the soldier would come home for vacation in June by a text message he got: “Daddy, I think I’ll be home for vacation in June, unless I get into trouble, hahaha…” Deep down in his heart, he wished his son would come home during the week of his son’s birthday! It was already mid-June and tomorrow would be the day and still no sign of his son! Daily news about the war were all over the media, he became more anxious and worried about his son’s not able to be home. His younger children didn’t know any better. Trying to get any war news from the soldier was like pulling teeth. “Can’t tell you, dad!” was the familiar response. Used to that saying by now, but worried and anxious, he constantly was. One time everybody in his family was in the middle of a phone conversation with the soldier, then suddenly he heard the siren in the background, and his son shouted, “Dad, dad, I gotta go! Sorry, it’s an emergency!” He felt a spasm in his stomach and thought of an attack to his son’s unit. He later asked his son about the incident, and the guy said it’s just a common and regular thing. Attack by the enemy anytime, anywhere was a fact of the soldier’s daily life!

It was a great consolation that the soldier kept his family abreast of his life by any possible means – internet, Instant Messenger, phone.

Without news from him for two weeks, the family was like on the hot seat. The guy must have been flooded with text messages, voice mails and letters from the family. One day, during break time in martial art class, he checked mail and got a letter from his son. He was elated, swallowed every word and paused at every sentence.

“Dear Daddy,

I am so happy getting letters from you and the family. Any mail, any gift from the family is such a treasure to us, soldiers far away from home. Even more precious when we are exhausted, physically and spiritually as well. You’ve been through that, daddy! I’m sorry that I couldn’t have more time nor better means of communication with you all. But do know that I always think of you, and mom, and the family, even in my short sleep. Today, I steal some time to write to you and mom and the family.

My life and my activities here, in Iraq, well I don’t know where to begin and, of course, can’t write you in details to maintain confidentiality. Though there are daily duties for a fighting soldier to accomplish, we are all overwhelmed by many specific tasks that can’t be described in words. It seems that there is never enough time to do things that need to be done. We work tirelessly from 16 to 20 hours per day, from security to operation, gathering and analyzing intelligence, writing reports, caring for guns and ammunitions, and personal things like bathing, laundry, eating in a hurry … If I could manage to have 5 hours of sleep, even with nightmares, I would be extremely happy! All of us here have to find ways to work and work to minimize pressure and tension.

Life here is neither glamorous nor eccentric as people might think, but rather tiring, full of negative feelings or emptiness at times! However, please don’t take me wrong. I’ve always wanted to fulfill my responsibilities and tried hard to get my work done and keep my head up and believe that the American military as well as my unit would do anything possible to help the Iraqi people gain freedom and happiness, and help restore peace, order, and prosperity to Iraq. Though, in reality, it’s hard to be positive, since it’s not easy at all to recognize the enemy among the people and also, some of us soldiers are careless and irresponsible! All in all, I can safely say that the whole experience has made me bitter and a bit cynical. I promise that I’ll find ways to call you and mom.

I was very surprised, and I’m sure you and mom would be too (!) as I was just informed that all military men would be serving three more months in Iraq! Think about the guarantee before we left home that our time here will surely not be longer than a year! I’ve now learnt not to count on any promise and to take things as they happen! But dear Daddy, as you know so well, the fear is not losing the battle here but rather losing the battle at home! In other words, the American army can not and will not be defeated on the front line but the worry of being defeated from the “rear line” is hanging in the air! The media dramatizes and makes a big deal of any disadvantage of our troops while many great achievements are ignored!

Daddy, I miss you and mom and my kid sister and brother very much every single day. I hope to have permission to go home and visit the family soon. Don’t worry too much about me, as, in here, we all sleep with our eyes open and we won’t leave our camp without our armed-to-teeth unit!

Yours,

The Soldier.”

Oh, my dear son! Do you know what you wrote in your letter revive the disastrous reality of my own experience as well as the horrible fate of Vietnam more than thirty years ago?!

Last Thanksgiving, the family received a short film of “the soldier” on YouTube. The family was elated seeing the cherished child on video webcam. Not sure if that was his humor or else, but “the soldier” communicated with his family by writing what he wanted to say on the cardboard and flashing it on video. “Hello dad, mom, and family!”, “I’m dong well”, “Happy Thanksgiving to dad, mom, and you kids”, “I know the family is going to have turkey”, “I miss your home-cooked food”, “I miss the Vietnamese soft, steamed rice”, “It’s 2 AM here now, everybody is sound asleep”, “It’s the only time that I have some time”, “It’s very hot here, it could be up to 120 degrees F”, “we have to be in uniform and carry our own weapon all day”, “I just changed clothes”, “I have to go to sleep now”, “Good bye dad, mom, and you’ll”, “take good care, yours, the soldier.”

The boy had a big grin and smile, then disappeared from the screen. The whole family was speechless and stunned with emotion! That was the only time the family had seen his face since he left. He was so skinny, his face so tanned, but he seemed in good health. Everybody felt relieved.

The joyful days always seem short and passed quickly! Just turning around and a week has gone! Time really flies! The laughters of the kids, the frequent visits from the soldier’s friends, brought him back to his younger years as a soldier himself, coming home to visit his parents and his family in the central Vietnam. He smiled and felt some remorse as he remembered the “old days” when he came home on breaks. He was out all days, got together with friends, got drunk, and worried his parents and his siblings. His son now behaves better than he did in his old days. Two different countries, two different environments, two generations, he tried to console himself!

The first weekend was the wedding of Jason White, the soldier’s close friend in high school and also his former martial art student. Jason is teaching at Rice University and the bride to be is the daughter of a Vietnamese couple with Chinese background. She is a medical doctor in the very near future and cannot speak any Vietnamese though her parents are quite fluent. These young people have planned together and the soldier will be the best man and the wedding will happen when the soldier comes home on break. Both families are in close knit and involved together in the preparations of the wedding. Many of the young guests were his former martial art students and frequently visited his house for the last ten years. He felt so at ease with them and shared more than a drink with all of them. They were perhaps surprised to discover the other side of the usually serious martial art teacher. While everybody was busy proposing a toast to Jason and the bride, he came to the soldier and was about to ask, “when is your turn”. The soldier, sensed his question, just laughed:

– Dad, I know what you’re gonna tell me but I don’t even think about it!

The following days, they went to the beach early in the morning, to coffee late at night, to eat out here, to party there. He and his wife did not participate in any of those excursions so the kids could have joyful time together. When the soldier was at home, he wanted to bring up those burning questions about his son’s everyday activities, but the youngster just veered him off to other subjects. A few attempts later, then the soldier told him:

– Dad, I just want to have two weeks break peacefully with family and friends. War stuff was definitely left behind when I boarded the plane heading home. But I do have something I want to tell you so you won’t be surprised, and I only tell you. As scheduled, my unit will return to the U.S. in January 2008; after six months break, we’ll then head out to Afghanistan. Each round of duty will be at least for one year. My release from the army was initially in November 2008. It’s now pushed to at least one year later.

The soldier laughed and went on:

– The army has spent a lot of money and effort to train me. How can I be released so easy and so fast, Dad? I’ve planned that November next year, after I’m released from the army, I’ll go back to school. Studying with BQ, my young brother, I sure will get better results sooner. But now, my plan has to be postponed to a later time.

The noise, the laughter of the kids downstairs woke him up. He went to bed late but his children and their friends were still playing games. His three children and six of their friends were defying the long night. Once in awhile the sudden laughters startled him and he opened his eyes in a strange feeling of happiness knowing that the soldier was safe in the love of his family and friends. The soldier’s two cousins were hesitant to leave the evening before when they had to board the plane to go back to California. The kids seem to grasp every last minute of the two week break of the soldier. The past two weeks were the happiest time of him and his family. He ate well with great appetite at every meal surrounded with loud laughters. He slept well every night with sweet dreams. Two weeks were now over. Tomorrow the soldier will return to his unit in the battlefield of Iraq! So far away, so full of uncertainties!

The pine forest of Kingwood was covered with thick fog. The whole town was still asleep in this early summer morning, so were those heavy wisteria branches full of tiny buds with dew in their petals, extended in stillness over the driveway on the side of his house. Three cars headed off to the airport. While driving he couldn’t help but think of the “comings and goings” of his younger years being a military man himself. He felt so moved and missed his old father who was no longer around, and tried to appease himself that his mother is still strong and lives with his younger brother about an hour drive away. From deep down his heart, he whispered, “Mom, I love you. I love you so much!” In Vietnam, there is a saying, “Raising your own child makes you understand the love and care from your parents”. How is it true with him, when the soldier, his first child, was born, and now it even has a deeper meaning. Many things that we know, that we’ve learnt, are simply like a breeze touching our ears. Only when we have our own experience that they make sense, sometimes too late! Personal experience is a real life savings that no wealth can replace. He smiles at himself, at his own two-cent wisdom.

After parking, everybody followed the soldier to the registration desk. The kids look tired; their eyes were red and full of tears. He suddenly thought of the wisteria buds full of dew on the branch hanging over the driveway this morning. Were the kids emotional because of the imminent separation with the soldier or was this just the sign of lack of sleep? He looked at his two younger children who turned their face away to hide the tears falling down their cheeks! These kids who came along to say goodbye were the soldier’s and his daughter’s close friends since high school years. Except his youngest son who just finished high school, these young people were all graduated from college, had steady jobs and held good social positions. They were professor at university, engineer at large companies… And the soldier chose to risk his life in the “field of arrow and bullet.” But they are all still close friends, still love each other dearly. Recently, during Lunar New Year, they came to visit him and his wife and brought a huge vase of orchids with a card: “We are all thankful and appreciate you both and your family for giving us love and care as your own children ever since.”

He furtively looked at his wife. He thought she had slept well last night. But her eyes were puffy-red and wet! She is just like any mother who loves her son dearly. “A mother’s love is immense and has no limits like the Pacific Ocean.” (Lyrics from a famous Vietnamese Song.) The beloved son was about to face danger,how could a parent not be sad and worried? A crazy thought just flashed in his mind, “what if… what if… “ He felt goose bumps all over his body. Oh God! What a stupid thinking!

He turned to the soldier and put his arms tightly around the tall body of his beloved son. He was a tall man but only reached the soldier’s shoulder. Who says that Vietnamese people are petite! He tried to talk and smile so not to add more details to the sad painting of the farewell.

The soldier stayed and hung around everybody until the very last minute then rushed through the security gate. His eyes followed the soldier with hope to see a waving hand. But no, the soldier has not turned his face to look back nor waved his hand. He stood still, suddenly felt a large empty space around him, then sighed and turned to his wife to find two soft arms embracing him tightly and a voice full of tears, “Our son’s gone, hasn’t he?”

Everybody was silent on the way home! His two younger children, sitting in the back seat, didn’t say a word. His wife looked away! He knew how sad everybody was at that moment. He pictured the soldier, on the plane, lonely, like him thirty some years ago going back to his fighting unit after a few short day break: missing his parents, his family, going to a strange place, facing the enemy, the danger, an unknown future!

How empty the house looked when he got home! His youngest son went to the bedroom. After fidgeting with the newspaper, his wife and his daughter wanted to go to work. They, perhaps, didn’t want to be in the house now seemed so empty. Before leaving, his wife told him, “you stay home and keep the young boy company, honey”.

He prepared himself a cup of filtered coffee. Sitting at the table in the backyard, under the large umbrella, watching the coffee dripping in droplets in the glass cup, mixed feelings and far-and- close pictures were intertwined and dancing in his mind. He missed the soldier, just a couple of hours ago still next to him, now in the plane to a different world. He missed his father, his poor old father. “Dear Dad, all those years, how were you able to handle the absence of your three oldest sons, in three different battlefields in Vietnam, at the same time?” He felt like crying and wished his dad was still around, was right here, right now, so he could throw himself in the old man’s arms, so he could bathe himself in the old man’s love./-

 

 

 

 

 

Xem thêm...

SUỐI YẾN - ĐỀN TRÌNH - CHÙA THIÊN TRÙ - Nguyễn Giụ Hùng

 

 

Đi chơi Chùa Hương 

SUỐI YẾN - ĐỀN TRÌNH - CHÙA THIÊN TRÙ

NGUYỄN GIỤ HÙNG

 

 

 Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà.

     Uyên trong chiếc áo dài tơ mầu mỡ gà, khoác ngoài chiếc áo len mầu nâu nhạt. Còn Thi vẫn trong chiếc áo dài trắng học trò hàng ngày, khoác ngoài chiếc áo len mỏng mầu tím Huế. Đi leo núi mà hai cô ăn mặc thế kia thì không tiện lắm. Nhưng thôi cũng được, đi lễ chùa mà, ta cũng nên mặc áo dài cho nó trang trọng, thành kính.
      Dựa vào những tài liệu tôi có, quần thể Hương Sơn thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (trước kia là huyện Hoài An), tỉnh Hà Đông, cách Hà nội khoảng 60 cây số về huớng tây-nam. Lộ trình đi thăm quần thể Hương Sơn, thông thường người ta có thể chia ra làm 3 tuyến đường chính mà du khách và khách hành hương đến đất Phật thường lui tới:
      -  Tuyến đường chính đưa tới chùa Hương Tích.
      -  Tuyến đường thứ hai đưa tới chùa Hinh Bồng.
      -  Tuyến đường thứ ba đưa tới chùa Tuyết Sơn.
      Trong đó, tuyến đường chính để vào động hay chùa Hương Tích là “trung tâm điểm” thu hút du khách và khách hành hương nhiều nhất.
      Với ba tuyến trên, ta không thể đi hết trong vòng một ngày, nhanh lắm cũng phải mất hai ngày, thong thả phải mất ba ngày mới tạm nói là ta đã đi gần hết những điểm chính của quần thể ấy.
 
 
 
 Tôi phác họa ngay lộ trình vào thăm chùa Hương Tích để không bị bỡ ngỡ vì đây là lần đầu chúng tôi đặt chân đến vùng “Đệ nhất Nam thiên ấy cảnh này”.
      Kề ngay bến xe Hồng Quang, thuộc Hương Sơn, là bến Đục. Từ bến Đục, ta đi bộ tới bến đò Yến. Ta xuống thuyền tại bến đò Yến. Thuyền bơi dọc theo suối Yến để ghé qua đền Trình, rồi từ đây thuyền lại tiếp tục chèo đến bến đò Trò, hay bến đò Thiên Trù, nơi đây có chùa Thiên Trù, còn gọi là “chùa Ngoài”. Từ chùa Thiên Trù ta đi bộ, lần theo đường núi để đến chùa Tiên ngay gần đó, rồi qua chùa Giải Oan có động Tuyết Quỳnh hay Tuyết Kình, rồi đến đền Chấn Song hay còn gọi là đền Cửa Võng. Rồi tiếp tục đi theo triền núi tới động Hương Tích hay còn gọi là “chùa Trong”. Sau đó chúng tôi sẽ quay trở về bến Yến, nơi xuất phát.
 
***

Từ bến xe khách Hà Nội, xe chuyển bánh vào khoảng 6 giờ sáng. Chúng tôi đến bến xe Hồng Quang vào đúng 8 giờ sáng. Các xe khách từ các nơi cũng đổ về đây làm quang cảnh bến xe có phần đông đúc nhộn nhịp hẳn lên. Các cửa hàng đã mở cửa tự bao giờ. Bên cạnh bến xe là bến Đục thuộc làng Đục Khê. Bến Đục là một bến đò trên dòng sông Đáy. Từ đây coi như ta đã bước chân vào vùng đất Phật Hương Sơn hay đúng ra là khởi đầu cho một quần thể núi, sông, chùa chiền, hang động của thắng cảnh mang tên Hương Sơn.
    Từ bến Đục, chúng tôi qua cây cầu gạch, đi bộ hơn một cây số thì tới bến đò Yến thuộc suối Yến của làng Yến Vĩ (đuôi chim Yến). Người dân làng Yến Vĩ ví làng mình mang hình dáng con chim yến (hay chim én), một loại chim của mùa xuân. Vào những ngày hội, con đường này rất đông vui.

giuhung 2
Bến đò Yến.
 
Tại bến đò Yến, chúng tôi thuê một chiếc đò “tam bản” đan bằng tre. Ở đây có cái lạ là người ta thuê thuyền theo ngày chứ không theo chuyến. Du khách muốn xuống chỗ nào thì thuyền neo đợi. Khi khách trở ra, thuyền sẵn sàng đưa khách đi tiếp. Cô lái đò của chúng tôi còn trẻ, vui tính, rất thân thiện và phải nói thêm là duyên dáng nữa.
      Cô lái đò giúp chúng tôi ngồi an vị trên thuyền. Uyên và Thi có lẽ đây là lần đầu tiên đi thuyền trên sông, suối nên hai cô tỏ ra hơi sợ mỗi khi thuyền chòng chành. Nhưng chẳng mấy chốc chúng tôi cũng đã làm quen được với chiếc thuyền nan này.
      Thuyền từ từ lướt nhẹ theo dòng suối Yến. Nước vỗ vào mạn thuyền nghe thật vui tai. Cảnh vật ở đây, đúng là cảnh thiên thai, đẹp như một bức tranh sơn thủy. Trước là núi, hai bên là núi, trên cao là trời xanh, ở giữa là dòng suối lững lờ trôi một cách êm đềm, bình thản.
      Núi có cái đẹp của núi. Núi không cao nhưng trùng trùng điệp điệp, lớp trước lớp sau, lớp tỏ lớp mờ, lớp ẩn lớp hiện. Mầu sắc của núi biến đổi luôn luôn theo ánh sáng mặt trời đang lên.       Nước có cái đẹp của nước. Suối Yến không sâu nhưng mở rộng ra như thể không bờ. Nếu có bờ, cũng chỉ là bờ của những thửa ruộng đồng ngập nước. Từ lòng suối ngoi lên những mảng “cỏ xanh”. Thêm vào đó, những đám rong rêu lay động, lập lờ trong lòng suối như tóc tiên buông xõa cuốn nhẹ lấy mái chèo.
 
      Trong làn nước nhẹ mọc rêu xanh,
      Như gấm mơ hồ dưới thủy tinh.
     Chèo khỏa, chèo lên, chèo lại khỏa,
     Thuyền đi trên vạn sắc màu xinh.
 
      (Trích bài “Thăm Cảnh Chùa Hương” của Xuân Diệu)
 
Hình bóng phản chiếu trên nước của núi và mây như quyện lại với nhau một cách hài hòa và cùng trôi chẩy theo chiếc thuyền nan. Qua mỗi khúc ngoặt hay quanh co của suối, cảnh vật lại đột ngột thay đổi. Quang cảnh thật hùng vĩ nhưng vẫn dung dị êm đềm như thơ, vẫn mang cái tinh khiết thoát tục của nơi đất Phật. Ai đặt chân đến đây cũng thấy lòng mình thanh thản, xa hẳn cõi bụi trần. Người ta đến đây, với cảnh trí này, không phải chỉ để ngắm cái cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn tự muốn bỏ đi những vướng mắc, trần trượt của bản thân mình trong đời sống hàng ngày.
      Cả ba chúng tôi đều yên lặng để được tận hưởng, chìm đắm trong cái lâng lâng, buông thả và bay bổng của tâm hồn. Thỉnh thoảng cả Uyên và Thi lại “ồ” lên mấy tiếng trước những cảnh đẹp hiện ra bất ngờ. Như khi thấy những mỏm núi chìa hẳn ra ngoài suối với hình thù ngộ nghĩnh. Hay ngay trên đỉnh của ngọn núi nhỏ nằm sát bên bờ suối có một chiếc miếu nhỏ nằm chênh vênh trên đó nhưng lại tuyệt đẹp, thanh thoát, in bóng vươn lên trên nền trời cao. Hay bất chợt, cùng bắt gặp những hang động hiện ra với những mảng dây leo buông tỏa xuống như mành. 
      Khung cảnh nên thơ này không phải chỉ là cái đẹp của núi, của suối và của mây không thôi, mà nó còn được tô điểm bởi những rặng cây thẳng tắp mọc trên triền núi cùng với cái dáng vươn cao của những cây gạo. Người ta nói, những cây gạo này, hoa sẽ đỏ rực như những đốm lửa đỏ in trên nền trời xanh vào mùa hè.
 
      Vài con trâu hững hờ ăn cỏ trên đồng, cùng hình ảnh vài ngư phủ đang bì bõm đánh dậm trên cánh đồng chiêm, hay hình ảnh của người tiều phu đang lom khom vác củi rừng trên triền núi, tất cả đều là những nét chấm phá khá đặc biệt của vùng Hương Sơn. Những nét chấm phá ấy còn hòa trong tiếng chuông trầm buồn ngân lên từ những ngôi cổ tự hay những tiếng ríu rít của đàn chim sáo trên cành cây cổ thụ.
  
giuhung 3Hương Sơn đã làm rung động tâm hồn của biết bao bậc thi nhân từ cổ chí kim và đã đóng góp không ít cho nền văn học, thi ca nước nhà.
      Cô lái đò lên tiếng làm quen:
      - Ba anh chị mới tới Hương Sơn lần đầu?
      - Đúng thế cô ạ! Chúng tôi chỉ biết chùa Hương qua sách vở hay nghe kể lại thôi. Hôm nay chúng tôi mới có dịp đến đây để coi tận mắt cảnh đẹp nổi tiếng của quê hương mình.
      Bây giờ tôi mới ngửng lên nhìn kỹ cô lái đò. Cô trạc tuổi Uyên có nước da hơi sạm nâu, khuôn mặt dễ thương, có đôi môi dày tình tứ, lại có má lúm đồng tiền mỗi khi cô cười. Với thân hình khỏe mạnh của một cô gái đồng quê, chứng tỏ cô đã quen thuộc với công việc nặng nhọc đồng áng hay đưa đò này.
      Cô cho biết, những cô gái ở vùng này, ngoài công việc thường ngày làm ruộng hay trồng dâu, nuôi tằm, dệt tơ. Nhưng vào mùa xuân, các cô làm thêm nghề lái đò đưa đón khách hành hương trên suối Yến.
      - Em ghé vào đền Trình để ba anh chị vào lễ Thánh nhé.
      Tôi vui vẻ trả lời:
      - Cám ơn cô!
      - Em đậu thuyền ở đây chờ. Khi nào các anh chị ra, em sẽ đón để đưa các anh chị đi tiếp.
      Cô lái đò từ từ tắp thuyền vào bến đền Trình. Bên bờ suối, vài cô gái đang giặt quần áo và chiếu. Mấy cô dừng tay nhìn chúng tôi vẫy tay cười chào. Chúng tôi vẫy tay chào lại.
      Tôi xuống thuyền trước đỡ cho Uyên. Thi cứ đứng trên thuyền không chịu xuống. Tôi đưa tay ra đỡ nhưng nàng nhất định từ chối.
      Thi cười với cô lái đò:
      - Em muốn nhẩy lên bờ, được không chị?
      Cô lái đò nhìn Thi chỉ mỉm cười không nói. Tôi vội ngăn lại:
      - Em đừng nhẩy! Ngã đấy!
      Tôi chưa kịp ngăn lại, Thi đã nhẩy ào lên bờ. Vừa đặt chân tới đất, Thi đã vỗ tay tự khoe:
      - Em giỏi chưa!
      Chưa đứng vững, Thi bỗng bổ nhào lao vào người tôi làm tôi loạng choạng tý nữa ngã theo. Với phản ứng tự nhiên tôi ôm chầm lấy Thi đề nàng khỏi ngã sấp xuống đất. Khi hoàn hồn, tôi thấy tình thế trông thật bất tiện, Thi đang nằm gọn trong vòng tay tôi. Tôi vội buông vòng tay ra khi Thi vừa lấy lại được thăng bằng. Mặt Thi đỏ ứng, ấp úng xin lỗi:
      - Em xin lỗi! Em xin lỗi!
      Uyên chạy lại chỗ Thi hỏi đùa:
      - Hai “cô cậu” làm gì mà tý nữa ngã bổ chổng ra với nhau vậy?
      - Em vấp phải hòn đá cuội to nên mất thăng bằng. Em xin lỗi! Thi cười gượng nói.
      Để đánh trống lảng cho Thi đỡ ngượng, tôi nhìn cô lái đò nheo mắt nói to:
      - Không phải lỗi tại em đâu! Lỗi tại cô lái đò kia kìa!
      Với cái nheo mắt của tôi, biết là tôi chỉ nói đùa nên cô lái đò cũng cười vui vẻ lên tiếng:
      - Phải rồi! Lỗi tại em! Lỗi tại em! Thôi, các anh chị vào đền lễ Thánh đi. Em đợi!
      Cả ba chúng tôi đi về hướng đền Trình, lên mấy bậc thang gạch rồi vào sân đền. Uyên đi trước, cách chúng tôi đủ xa, Thi lại nói:
      - Em xin lỗi anh!
      Tôi nhìn Thi rồi ghé vào tai nàng nói nhỏ:
      - Em thấy chị Uyên em lên mặt “bà chị” với anh rồi đấy. Chị em dám hỏi hai “cô cậu” làm gì vậy. Em có nghe thấy không? Tôi hỏi đùa Thi.
      Thi không nói gì mà chỉ ngửng lên nhìn tôi mỉm cười. Vừa đi, Thi vừa tìm bàn tay tôi bóp nhẹ mấy cái thật nhanh như biểu lộ sự đồng tình, rồi nàng buông tay tôi ra ngay. Thi chạy lại với Uyên phụ chị mua vàng nhang và hoa quả để lên chiếc khay đem vào đền lễ Thánh.
      Đền Trình, tên tự là “Ngũ Nhạc linh từ”, có kiến trúc bề thế như một ngôi đình làng. Trong sân, trước cửa đền có con voi đá đóng yên cương và ghế kiệu trên lưng. Một lư lớn bằng xi măng cũng được đặt ngay giữa sân để đốt vàng hương. Tuy chúng tôi đi chùa Hương sớm trước ngày mở Hội nhưng thấy du khách đã đổ về đây không phải là ít. Trong đền thờ, khói nhang nghi ngút đến nghẹt thở, có con ngựa gỗ to sơn son và trên bệ thờ có tượng tướng quân thời vua Hùng. Chung quanh chùa, vài cây si lâu đời mọc rễ chằng chịt với những hình thể uốn lượn rất đẹp, đẹp không thua gì những cây si ở phủ Tây Hồ của thành phố Hà Nội. Ngay sau đền là tòa nhà hai tầng có tháp vươn lên khỏi hàng cây cao trông rất đẹp.
      Khách hành hương thường đều đến đền Trình như một sự “trình diện” hay “cáo kiến” với các vị thánh, thần ở đây trước khi vào chùa Hương để mong khi vào chùa cầu xin, họ tin rằng những điều cầu khẩn những điều tốt lành sẽ được có kết quả hơn.
 
giuhung 4
Đền Trình                  Cầu Hội
 
Bên đền Trình có năm ngọn núi gọi là núi Ngũ Nhạc, cho nên đền này còn được gọi là đền Trình-Ngũ Nhạc. Gọi như thế cũng để phân biệt với đền Trình-Phú Yên nằm trên tuyến đường suối Tuyết. Suối Tuyết sẽ đưa du khách đi thăm khu vực quần thể động Tuyết Sơn và chùa Bảo Đài (trên tuyến đường thứ ba đến chùa Tuyết Sơn).
      Sau khi Uyên và Thi vào đền thắp hương trở ra, cả ba chúng tôi lại cùng lên thuyền để tiếp tục cuộc hành trình.
      Thuyền càng vào sâu, cảnh vật càng đẹp và nên thơ. Có những áng mây trắng vương trên đỉnh núi. Bóng núi và mây in trên mặt nước, đôi khi làm ta cứ lầm tưởng như trên mặt suối đương phủ một lớp sương mù bay bay. Tiếng nước vỗ mạn thuyền nghe thật êm ả làm sao. Thi ngồi bên tôi, đưa bàn tay xuống suối cho dòng nước cuốn lên cổ tay. Nàng vốc nước lên rồi đổ lại xuống suối, những hạt nước lóng lánh như thủy tinh. Uyên cứ mải mê với cảnh vật xung quanh, thỉnh thoảng lại thảng thốt kêu lên: “Ô kìa! Cảnh đẹp quá! Đẹp quá!”.  
      Chẳng mấy chốc chúng tôi thấy một chiếc cầu bắc ngang qua suối Yến. Cô lái đò chỉ cho chúng tôi:
      - Đó là cầu Hội.
Cầu Hội có dáng “hình thang” thật đơn giản, cao và thông thoáng. Chỉ là chiếc cầu gỗ mảnh khảnh nên nó lại phù hợp, hài hòa với sự êm đềm lắng đọng của cảnh vật chung quanh. Vì cầu Hội cao và thông thoáng nên thuyền qua lại ngược xuôi dưới gầm cầu được dễ dàng. Dưới gầm cầu, bóng núi và mây vẫn lung linh, trôi chảy theo dòng suối mà không bị vướng mắt, hay bị cắt ngang hoặc che lấp.

          Mây luồn đáy nước qua cầu
          Thuyền đi tưởng núi quay đầu trông theo.
 
          (Trích bài “Trên Đò Suối” của Hằng Phương)

      Khu cầu Hội có những cây gạo rất to và đẹp. Chim chóc từng đàn bay về ríu rít trên cành những cây hoa gạo này.
      Tại khu vực cầu Hội, cô lái đò cho biết thêm:
      Từ phía chân cầu bên trái của cầu Hội có con đường dẫn đến chùa Thanh Sơn.
      Từ phía chân cầu bên phải của cầu Hội có hang Sơn Thủy Hữu Tình và còn có con đường đi vào làng Hội Xá.
      Tôi nhớ làng Hội Xá là quê vợ của thi sĩ Tản Đà. Nói đến nhà thơ Tản Đà với chùa Hương, tôi không thể không nhắc tới bài thơ của cụ:

          Chùa Hương trời điểm lại trời tô
          Một bức tranh tình trải mấy Thu
          Xuân lại xuân đi không dấu vết
          Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
 
          Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
          Đá hỏm hang đen tối tối mò.
          Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
          Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.
 
         (Trích bài “Chùa Hương” của Tản Đà)

      Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã vừa đi qua gầm cầu Hội.
      Khi cô lái đò vừa dứt nói, tôi liền hỏi:
      - Hàng ngày cô lái thuyền trên suối, với cảnh đẹp như thế này chắc cô thích lắm nhỉ?
      - Vâng, có những hôm mây xuống thật thấp, mây trắng là là trên sườn núi. Trên mặt suối cũng có mây. Những hôm như thế thì đẹp lắm. Em cứ tưởng như em đang ở trên trời hay trên tiên cảnh. Có hôm sương mù, mọi cảnh vật như ẩn như hiện. Tuy lúc đó trời đất âm u, ảm đạm nhưng lòng mình cứ lâng lâng thanh tịnh thoát tục. Có những hôm trăng sáng, nước và ánh trăng như quyện vào nhau. Cảnh đêm yên tĩnh, em chỉ còn nghe thấy tiếng mái chèo khua nước, thỉnh thoảng lại nghe tiếng chuông chùa thánh thót vang ra. Nhìn lên trời thì sao sáng đầy trời. Em chỉ tiếc là em không được đi học nhiều nên không biết làm thơ như các anh các chị ở tỉnh thành.
      - Cô đang làm thơ đấy! Tôi nói với cô lái đò.
      Rồi tôi hỏi tiếp:
      - Thế cô chèo đò trên suối có thường gặp những chuyện vui buồn gì không?
      - Chuyện buồn thì ít thôi. Em chỉ chèo thuyền cho khách hành hương thưởng ngoạn cảnh đẹp của Hương Sơn. Với lòng người lúc đó mở rộng theo đức Phật nên cũng chẳng ai muốn làm buồn lòng ai. Chỉ có những hôm nào, em không được khoẻ người thì chèo thuyền cũng thấy uể oải lắm.
      Cô yên lặng một lúc rồi nói tiếp:
      - Chúng em chỉ được làm công việc chèo thuyền nhàn hạ này trong mấy tháng mùa xuân thôi. Khi hội chùa Hương chấm dứt, số đông chúng em lại trở về nghề làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm hay lên rừng kiếm củi, hái mơ. Cũng vất vả lắm. Chiều tối, có khi em phải làm thuê, nhận “kén” về, luộc, rồi “đánh kén” thành “chỉ tơ” (chỉ tơ dệt vải) tới khuya mới được đi ngủ.
      Cô chợt mỉm cười, mặt tươi vui hẳn lên:
      - Chuyện vui thì có nhiều, vui nhất là những hôm có mấy anh ở Hà Nội về chùa Hương, ngồi trên thuyền nhìn em, cứ khen em đẹp. Có anh còn làm thơ tặng em nữa. Những hôm như thế, đêm về em nằm cứ trằn trọc mãi không làm sao ngủ được vì vui.
      Thấy cô lái đò thật thà, cả ba chúng tôi cứ tủm tỉm cười một cách kín đáo. Tôi chỉ vào Uyên và Thi giới thiệu cho cô lái đò:
      - Để tôi giới thiệu với cô, đây là hai người em gái của tôi. Cô này tên Uyên, còn cô này tên Thi. Uyên là chị của Thi.
      - Em biết tên hai chị rồi vì em thấy anh gọi tên hai chị ấy. Nhưng hai chị đây không phải là em gái của anh. Chắc hai chị đây phải là những người bạn rất thân của anh.
      Chúng tôi trợn tròn mắt nhìn cô. Tôi hỏi ngay:
      - Sao cô biết?
      - Em biết vì em thấy anh chăm sóc chu đáo cho hai chị. Nếu hai chị là em gái của anh, thì ngược lại, hai chị đã phải săn sóc cho anh rồi.
      Nghe xong câu nói đó của cô lái đò, cả ba chúng tôi đều cười.
      - Cô nói đúng rồi! Chúng tôi là bạn thân của nhau, lại cùng ở một làng với nhau ở Sơn Tây. Thân nhau từ nhỏ.
      - Em cũng xin cố tin lời anh như vậy! Cô mỉm cười hóm hỉnh.
       Cô lái đò lấy chiếc nón lá xuống, quạt quạt vài cái cho mát rồi lại đội vào ngay. Tôi chợt bắt gặp đôi mắt hơi xếch thật đẹp và đa tình của cô mỗi khi cô cười.
       Uyên chợt hỏi cô lái đò:
       - Thế chị tên gì?
       - Em tên Hương, thằng em trai em tên Sơn. Cả hai chị em chúng em không được sinh ra ở Hương Sơn này, nhưng khi chuyển về đây ở, bố mẹ em đổi tên cho chúng em như thế. Năm nay em 18 tuổi, thằng em 14. Ở nhà mọi người quen gọi em là Mơ vì em hay vào rừng hái mơ về làm rượu mơ hay mang ra chợ bán. Trong xóm em, mọi người chỉ còn biết gọi tên em là Mơ thôi. Mấy anh trai làng cứ trêu em đẹp như quả mơ chín, (cô chép miệng tủm tỉm cười, nói tiếp) mà quả mơ chín quá thì da nó nhăn nheo, xấu lắm.
      Uyên hỏi tiếp:
      - Chị bằng tuổi em. Chị muốn chúng em gọi chị là Hương hay Mơ?
      - Các anh chị cứ gọi em là Mơ cho thân.
      Uyên nhìn Mơ tủm tỉm cười. Uyên nói tiếp:
      - Em đọc tặng chị bài thơ này nhé.
      Mắt Mơ sáng hắn lên, ngừng tay chèo hỏi Uyên rối rít:
      - Thật không chị? Chị đọc cho em nghe đi!
      Uyên đọc:

          Thăm thẳm đường chiều một khách thơ  
          Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
          Khí trời lạnh lẽo và trong trẻo
          Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.
 
          Hỡi cô con gái hái mơ già!
          Cô chửa về ư? Đường còn xa
          Mà ánh trời hôm dần một tắt
          Hay cô ở lại về cùng ta?
 
          Nhà ta ở dưới gốc cây dương
          Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
          Có suối nước trong tuôn róc rách
          Có hoa bên suối ngát đưa hương. . .
 
          Cô hái mơ ơi!
          Chẳng trả lời nhau đến một lời
          Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng
          Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.
 
          (bài “Cô Hái Mơ” của Nguyễn Bính)
     
      Uyên vừa đọc xong, Mơ vỗ tay khen:
      - Chị làm thơ hay quá! Chị chép cho em nhé!
      Uyên vội khua tay:
      - Bài thơ này không phải của em làm. Em đoán là của ông hàng xóm nhà chị đấy vì ông ấy ở cách Hương Sơn có nửa dặm đường và lại có suối nước trong nữa.
      - Không phải đâu! Trong xóm nhà em chỉ có mỗi một mình em biết chữ. Thế, tên ông ấy là gì hả chị?
      - Nhà thơ Nguyễn Bính.
      - Nguyễn Bính! Ồ, em biết rồi!
      - Chị quen với ông ta hả? Uyên giật mình hỏi.
      - Không! Hôm trước có một anh khách đi đò chép tặng em bài thơ “Cô lái đò”, nói là bài thơ ấy của nhà thơ Nguyễn Bính. Anh ấy, trước khi lên bờ còn cười dặn em là em đừng đi lấy chồng vì nếu em đi lấy chồng sẽ làm buồn cho những khách sang sông, rồi còn đọc đoạn thơ này cho em nghe và em đã học thuộc:

          Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng trong
          Cô lái đò kia đi lấy chồng.
          Vắng bóng cô em từ dạo ấy
          Để buồn cho những khách sang sông.
 
          (Trích bài “Cô Lái Đò” của Nguyễn Bính)

      Uyên phì cười:
      - Chị Mơ đừng tin lời nói của những ông thi sĩ nhé. Ông Nguyễn Bính không những yêu cô hái mơ, cô lái đò, cô nuôi tằm dệt tơ, cô hàng xóm, mà yêu luôn cả cô Mán trên rừng nữa đấy.
 
      Mơ đứng nhìn trời không nói gì, cứ tiếp tục chèo thuyền.
      Chúng tôi đi thuyền trên suối Yến, vừa được ngắm cảnh đẹp vừa được ngồi bên nhau lại vừa được trò truyện với cô lái đò dễ mến một cách chân tình đến thích thú. Một kỷ niệm thật khó quên.
      Chẳng bao lâu, bến đò Trò đã hiện ra với chỉ lẻ tẻ dăm ba chiếc thuyền chở khách, cái đi vào cái trở ra. Được biết, vào ngày hội chùa Hương nơi bến đò này đông nghẹt những thuyền và người vào ra tấp nập. Hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới cuối tháng Ba âm lịch.

          Thuyền ghé khua bờ đá
          Chim mừng, rừng véo von
          Suối đến đây dừng lại
          Tiễn khách trèo lên non.
 
          (Trích bài “Đi Chùa Hương” của Phạm Hổ)

      Cô lái đò tắp vào bến, tìm nơi tốt để chúng tôi có thể dễ xuống thuyền. Thi nhìn chúng tôi, lên tiếng hỏi nhỏ:
      - Hay chúng ta mời chị Mơ cùng đi chơi chung cho vui?
      Chúng tôi đồng ý ngay. Khi chúng tôi ngỏ lời đề nghị ấy với Mơ, cô vui vẻ nhận lời.
      - Các anh chị cứ lên chùa đợi em. Em đi cột thuyền.
      Bến đò Trò hay còn gọi là bến đò Thiên Trù. Dẫy thuyền nằm san sát im lìm chờ khách ngay dưới chân núi Mâm Xôi, có cây cổ thụ. Không xa đó, vài ba quán ăn và quán bán đèn nhang, với vài ba hàng bán quà kỷ niệm cho khách thập phương đi lễ chùa.
      Từ bến đò, chúng tôi từ từ leo lên giốc một quãng rồi đứng đợi Mơ để cùng đi. Chẳng mấy chốc chúng tôi thấy cô Mơ, đầu đội nón lá, lúp xúp chạy từ bến đò chạy lên. Bây giờ tôi mới nhận ra Mơ mặc váy vải xồi, loại vải đen rẻ tiền với chiếc áo cánh mầu nâu khoác ngoài, chỉ cài có hai cái nút áo nơi bụng. Áo cùng mầu với chiếc yếm trước ngực, đuôi yếm thả lỏng che xuống tới quá bụng. Chân cô đi đất nên bước chạy của cô cứ thoăn thoắt. Chiếc váy kêu xoàn xoạt theo những bước chân vội vã của cô.
 
 
 
Cổng chùa Thiên Trù
“Nam Thiên Môn”
 
      Cả bốn chúng tôi cùng song bước lên chùa Thiên Trù, tức “chùa Ngoài” gần ngay đó. Đi hết thêm một dốc nhỏ, chúng tôi tới cổng ngoài của chùa. Cổng chùa là một kiến trúc cổ thuần túy Việt Nam, rất đẹp. Cổng được xây theo kiểu năm cửa, vòm cửa uốn cong hình bán nguyệt. Cổng hai tầng và có nhiều mái. Phía trên cửa giữa có hàng đại tự “Nam Thiên Môn” (Cửa Trời Nam).
       Từ ngoài xa nhìn vào chùa, ta thấy chùa được xây trên một khoảng đất rộng, phẳng, có núi vây chung quanh. Trước mặt là núi, hai bên là núi, phía sau cũng là núi. Những quả núi gần chùa không cao lắm, lại cao đều nhau, không xa nhau, cũng không chen nhau nên trông rất hài hoà. Chùa có kiến trúc thông thoáng không bị gò bó bởi hình ảnh nặng nề của núi.
      Tôi hỏi Mơ:
      - Cô có biết tên những quả núi quanh chùa này không?
      - Hai quả núi có tên là Phụ Mã ở hai bên trái và phải của chùa, núi Sau Chùa ở phía sau của chùa. Ba quả núi này được ví như ba ông “đầu rau” của bếp Thiên Trù. Nhìn rộng ra xa thêm, những núi đứng sau hai quả núi Phụ Mã, bên phải mang tên Tiên Sơn, bên trái mang tên Thung Mang. Bên cạnh núi Sau Chùa là núi Ông Chây. Nếu ta nhìn về chùa Hinh Bồng (cô vừa nói vừa chỉ tay về phía núi Hinh Bồng xa xa) là núi Lão. Sau núi Lão là núi Cỏ Bồng.

          Núi bắc “đầu rau” mấy vạn niên
          Mà màn biếc thẫm đẹp thiên nhiên?
          Thiên Trù một khoảng êm phơi phới,
          Núi ngắm nhau xanh một sắc hiền.
 
          (Trích bài “Thăm Cảnh Chùa Hương” của Xuân Diệu)

      Cô giải thích thêm:      
      - Em nghe các cụ gọi chùa Thiên Trù này là “Bếp Trời” vì các cụ tin rằng khu đất chùa này, theo phong thủy, tương ứng với chùm sao Thiên Trù ở trên trời. Chùm sao Thiên Trù lại tượng trưng cho cái bếp, cho sự ăn uống. Bếp thì có ba ông “đầu rau” để kê nồi.
      Chùa có nhiều cây hoa gạo cổ thụ và có hai hàng cây hoa đại (cây bông sứ) trước cổng vào. Uyên say sưa nhìn ngắm những cây hoa gạo vươn cao.
      Mơ tiến lại gần Uyên:
      - Nếu chị đến thăm chùa vào giữa tháng hai ta, tức giữa hội chùa Hương thì chị sẽ thấy hoa gạo đỏ rực treo lơ lửng trên cành, có người ví nó trông giống như những đốm lửa nhỏ hiện trên trời xanh. Đẹp lắm! Vào cuối tháng ba, hoa gạo rụng thì tới lượt hoa đại nở rộ.  Hoa đại nở vừa đẹp lại vừa thơm.
      Chúng tôi vừa đi qua cổng là vào tới sân cấp thứ nhất của chùa. Một không gian thoáng rộng được mở ra. Chùa được xây trên mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài rất sâu theo kiểu “ngũ môn, tam cấp” (năm cửa, ba tầng bậc). Hai bên sân chùa là những gian nhà bán hàng cơm hay hàng bán quà kỷ niệm.

hung 1
     Tháp chuông (cổ)             Ngôi nhà tam bảo                  Khu bảo tháp
     
Qua sân thứ nhất là tới bậc thềm thứ nhất, có độ hơn chục bậc bước lên cao, tới sân cấp thứ hai. Hai bên sân cấp thứ hai cũng là hai dẫy nhà hàng ăn. Giữa sân có một tháp chuông, kiến trúc ba tầng, mái rất lớn và tuyệt đẹp lại uy nghi. Các người bán quà kỷ niệm rong cứ theo chân chúng tôi mời mua những xâu tràng hạt, mầu nâu có, mầu đen có hay chỉ được làm bằng những hạt cây tròn mộc mạc.
     Qua sân thứ hai, chúng tôi lại tới bậc thềm thứ hai, cũng khoảng hơn mươi bậc bước, đưa lên một sân cấp thứ ba cao hơn. Đây là sân của ngôi nhà Tam Bảo, cũng là sân chính của chùa Thiên Trù.  
      Chính giữa sân đứng sừng sững một đỉnh đồng cao ba thước và một đỉnh hương đúc bằng xi măng, khói nhang nghi ngút suốt ngày. Hai con sư tử được sơn vàng nằm chầu trước cửa ngôi nhà Tam Bảo.
      Ngôi nhà Tam Bảo là công trình kiến trúc chính của quần thể chùa Thiên Trù, một công trình kiến trúc quy mô lớn với phong cách truyền thống. Trên cột nhà Tam Bảo được treo nhiều câu đối sơn son thếp vàng. Bên trong có nhiều tượng Phật và các vị La Hán tạc bằng đá hay gỗ tuyệt đẹp, thể hiện một trình độ nghệ thuật và mỹ thuật rất cao.
      Quần thể chùa Thiên Trù liên kết với nhau theo nhiều nền tầng cấp, cao thấp khác nhau rất hài hoà tạo nên một hình dáng kiến trúc tuyệt mỹ, vừa tráng lệ lại vừa thoát tục. Đứng về góc cạnh nào cũng thấy cái vẻ đẹp dung dị mà lại sâu xa của triết lý nghệ thuật xưa và cũng sâu lắng trong sự tôn nghiêm của triết lý đạo Phật.
      Ngoài sân chùa có hồ bán nguyệt với hòn non bộ. Cây cối trong chùa xanh tươi mang vẻ đẹp thanh tao, gọn gàng bởi bàn tay con người. Cái đẹp của thiên nhiên hòa trong cái đẹp của nhân tạo làm tăng thêm vẻ siêu thoát của tín ngưỡng.  
      Một khu bảo tháp sau chùa được xây dựng để chứa hài cốt của những vị trụ trì chùa này. Ngôi bảo tháp lâu đời nhất là bảo tháp Hoà thượng Viên Quang, được xây vào thế kỷ thứ 17. Tháp được xây bằng gạch đỏ, trên nóc tháp có mái cong như mái chùa.  
      Trong chùa Thiên Trù còn có nhiều bảo vật cổ, trong đó phải kể đến quả chuông đúc vào thời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ hai (1793). Quả chuông trước đây được để trong động Hương Tích, sau mới đưa ra Thiên Trù.
      Quả thực ai đã đi chùa Hương, hay nói chung là Hương Sơn, ta không thể không đến chiêm ngưỡng cái đẹp, cái thanh thoát của chùa Thiên Trù.
 
          Thầy me đến điện thờ
          Trầm hương khói tỏa mờ
          Hương như là sao lạc,
          Lớp sóng người lô nhô
 
          Chen vào thật lắm công
          Thầy me em lễ xong
          Quay về nhà ngang bảo
          “Mai mới vào chùa Trong”
 
          Chàng hai má đỏ hồng
          Kêu với thằng tiểu đồng
          Mang túi thơ bầu rượu:
          “Mai ta vào chùa Trong”
 
          Đêm hôm ấy em mừng!
          Mùi trầm hương bay lừng
          Em nằm nghe tiếng mõ
          Rồi chim kêu trong rừng
           ...
          Em chưa tỉnh giấc nồng
          Mây núi đã pha hồng
          Thầy mẹ em sắp sửa
          Vàng hương vào chùa Trong.
          ...
 
          (Trích bài “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp)
              
          
        Ghi chú:
       (1)  Trong bài “Cảnh Chùa Hương” - Bà Huyện Thanh Quan
       (*)   Hình ảnh lấy từ cuốn “Du Lịch Chùa Hương”- Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội (2009)
 
 
 
 Nguyễn Giụ Hùng

 

 Mời nghe


Đi Chùa Hương

 


Giai thoại nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp

 


 
Cô hái mơ

 

Mời đọc tiếp Chương I / Phần 2

 
 

 

 

Xem thêm...

Đi chơi Chùa Hương – Chùa Hương Tích

 

ĐI CHƠI CHÙA HƯƠNG

Truyện của NGUYỄN GIỤ HÙNG

GIỚI THIỆU

CHÙA HƯƠNG TÍCH

 Lời mở đầu:

Nội dung câu chuyện được ghi lại theo ký ức của một người xa quê lâu năm nhớ về “những năm tháng ấy” tại quê nhà vào giai đoạn đầu thập niên 1950, trước hiệp định Geneve 1954, ở miền Bắc nước ta.

        Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”
          Em tuy mới mười lăm
          Mà đã lắm người thăm
          Nhờ mối mai đưa tới
          Khen tươi như trăng rằm.
      Tôi đứng nhìn Thi mà chợt bật cười nhẹ. Uyên ngửng lên hỏi:
      -  Có chuyện gì mà anh cười vậy?
      -  Không! Tôi vội trả lời ngay.
      -  À, Uyên có nhớ bài thơ “Chùa Hương” của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp không nhỉ?
      -  Em nhớ! Sao anh?
      Tôi mỉm cười, vừa đưa mắt về phía Thi đang lúi húi đi đôi săng-đan da, vừa đọc một đoạn thơ:
          Khăn nhỏ đuôi gà cao
          Em đeo dải yếm đào
          Quần lĩnh áo the mới
          Tay cầm nón quai thao
          Me cười:Thầy nó trông!
          Chân đi đôi dép cong,
          Con tôi xinh xinh quá
          Bao giờ cô lấy chồng?”
      Uyên chỉ mỉm cười, không nói. Thi vẫn được bình yên vì nàng không biết những câu thơ tôi vừa đọc là để dành riêng trêu nàng. Hay nàng biết mình bị trêu nhưng tảng lờ.
 
chua h 2Tháp chuông chùa Hương-Hà Tĩnh.
 
    Để bớt căng thẳng trong công việc, vừa làm tôi vừa kể cho Uyên và Thi nghe một vài câu chuyện vãn về chùa Hương, một thắng cảnh chúng tôi sắp tới.
    Tôi hỏi Uyên và Thi:
    - Anh đố hai cô ở Việt Nam ta có mấy chùa Hương nào?
    Hai người nhìn nhau như hỏi ý. Uyên lên tiếng trước:
    - Em không biết!
    Thi vui vẻ tiếp theo lời chị:
    - Em biết! Hai phải không?
    - Giỏi! Sao em biết? Nói cho anh nghe!
    - Em chỉ đoán thôi! Thấy anh hỏi có mấy chùa Hương thì em đoán ngay là phải có nhiều hơn một.
   Em chọn số hai.
      Tôi và Uyên cùng phá lên cười. Uyên nói:
    - Cô em của chị hơn hẳn chị rồi!
   Dựa theo tài liệu tôi đã đọc, nước ta có hai chùa Hương, một ở tỉnh Hà Tĩnh và một ở tỉnh Hà Đông. Tôi giải thích để Uyên và Thi hiểu thêm về hai ngôi chùa này. Ngôi chùa Hương-Hà Tĩnh cũng được gọi tắt là chùa Hương, nằm trên dẫy núi Hồng Lĩnh, có 99 ngọn núi cao vút, thuộc huyện Can Lộc. Chùa được xây trên núi cao nên thường có mây phủ.
      Để đến chùa Hương-Hà Tĩnh, khách hành hương cũng phải đi thuyền từ hồ Đường rộng lớn, dọc theo suối Hương Tuyền, rồi lên bờ theo đường núi dốc chừng bốn cây số thì tới chùa. Ngày lễ hội được mở vào mùa Xuân, rơi vào ngày 18 tháng Giêng đầu năm. Khách hành hương cũng đông đảo từ các nơi đổ về đây trẩy hội. Ngôi chùa Hương này được xây từ đời nhà Trần, có lẽ vào cùng thời gian vua Trần Nhân Tông vào tu ở chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử. Chùa bị tàn phá dưới thời nhà Minh và thời Pháp thuộc. Sau đó, chùa được xây lại theo kiến trúc cổ nguyên thủy.
      Tại sao lại có chùa Hương thứ hai ở Hà Đông? Cứ dựa theo những tài liệu xưa để lại cho ta biết, vào thời vua Lê-chúa Trịnh, các vua chúa thường có quê ở trong Thanh Hoá nên các cung tần, mỹ nữ cũng thường được tuyển từ miền Thanh-Nghệ ra. Hàng năm các mỹ nhân này từ kinh đô Thăng Long về dự hội chùa Hương ở Hà Tĩnh nơi gần quê nhà nên rất bất tiện vì đường xá xa xôi. Chúa Trịnh liền giao cho một đại sư Phật giáo nghiên cứu dự án và thực hiện việc xây dựng một chùa Hương thứ hai tương tự ở vùng thắng cảnh non bồng của Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Đông để các mỹ nhân này có thể bái vọng về mà không phải đi xa.
 
      Với lý do đó, theo cuốn “Hương Sơn Thiên Trù Thiên Phả”, chùa Hương-Hà Đông mà chúng tôi sắp tới thăm, riêng tháp chuông ở nơi đó là một “phiên bản”, tức xây dựng đúng theo khuôn mẫu kiến trúc của chùa Hương ở Hà Tĩnh, được xây dựng vào đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680-1704). (Có những tài liệu ghi thời điểm xây dựng chùa Hương ở động Hương Tích khác nhau). Vì chùa nằm trong động Hương Tích nên còn được gọi là chùa Hương Tích.
      Uyên chen vào câu chuyện:
      - Thế là hai chùa được xây dựng cách nhau tới mấy trăm năm. Chùa Hương đầu tiên ở Hà Tĩnh được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 13, chùa Hương ở Hà Đông được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 17.
      Tôi gật đầu:
      - Ừ, cũng vào khoảng đó.
      Tôi biết chùa Hương-Hà Đông là khu vực có sông Đáy chảy qua. Tôi hỏi Thi:
      - Nào, cô học trò giỏi của anh! Cô cho anh biết, sông Đáy còn gọi là sông gì? Và trong lịch sử của ta đã xẩy ra những chuyện gì trên con sông ấy?
      Uyên nhìn Thi cười cười chờ đợi câu trả lời của cô em. Thi nhanh nhẩu và hí hửng trả lời tôi như một cô học trò “đọc bài” (trả bài) cho thầy:
      - Thưa anh, sông Đáy là một phụ lưu của sông Hồng, còn gọi là sông Hát. Đúng không ạ? Hai Bà Trưng đã nhẩy xuống sông Hát tuẫn tiết để không bị lọt vào tay của quân Mã Viện.
     Uyên nhìn Thi thở phào, vỗ tay nhẹ mấy cái để thay cho lời khen thưởng.
      Tôi giảng thêm cho Thi:
      - Ngay tại cửa sông Hát (Hát môn), thuộc huyện Phúc Thọ ngày nay, nơi đây có đền thờ Hai Bà với hai con voi phục bằng đá và những câu đối kể công lao của Hai Bà trong việc đứng lên khởi nghĩa chống lại giặc Hán, giải phóng đất nước. Cứ dựa theo di tích như những chiến lũy, dấu vết còn để lại tại những nơi không xa địa phận Hương Sơn là mấy, ta có thể kết luận là khu Hương Sơn cũng đã từng là trận địa dưới thời Hai Bà. Giữa huyện Lương Sơn và Mỹ Đức có núi Vua Bà, mà theo dân gian kể lại thì đó là một trận địa quan trọng. Trên những núi của Hương Sơn có loại sâm mang tên “sâm Mã Viện”.
      Ngày xưa, có con đường chiến lược gọi là Thượng Đạo, từ phía Nam đi lên phía Bắc phải đi qua gần vùng này. Nhờ vào địa thế núi rừng hiểm trở, hẳn Hương Sơn đã từng là nơi dừng chân hay đóng quân tạm thời của những đại quân Lê Lợi ra Bắc đánh quân Minh và đại quân Nguyễn Huệ ra Thăng Long đánh quân Thanh. Cũng có thể, xa xưa hơn nữa, quân của Đinh Bộ Lĩnh cũng đã dùng con đường Thượng Đạo này, đã từng qua đây để tiến đánh Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Thanh Oai thuộc tỉnh Sơn Tây (1)
    Thấy mọi người đã sẵn sàng, tôi lên tiếng như ra lệnh:
    - Chúng ta đi thôi!
    Uyên và Thi cùng đáp:
    - Vâng ạ!
    Tôi bỏ thức ăn, trái cây và nước vào ba-lô. Tôi hỏi Thi:
    - Ba-lô em có nặng lắm không? Chia sang ba-lô của anh để anh mang đỡ cho. Hôm nay đi bộ xa lắm đó, lại leo núi nữa.
    - Không nặng anh ạ! 
    Vừa nói Thi vừa nhẩy lên mấy cái như để chứng minh với tôi về lời nói của nàng.
    - Thôi được! Khi nào em mệt, anh sẽ mang đỡ cho.
    - Vâng ạ!
    Thi trả lời tôi với khuôn mặt thật rạng rỡ, cái rạng rỡ vui mừng của “đứa trẻ” sắp sửa được đi chơi xa.
    Chúng tôi dời khỏi nhà, sẵn sàng cho chuyến đi chơi xa đôi ngày mà chúng tôi đã mong đợi và háo hức từ lâu.
 
 
– Nguyễn Giụ Hùng
 
 
Ghi chú:
 
(1) Tài liệu được lược trích từ cuốn “Thắng Cảnh Hương Sơn” của tác giả Trần Lê Văn.
 
 

Mời đọc tiếp Chương I / Phần 1

 

 

Xem thêm...

ra giêng anh cưới em…

ra giêng anh cưới em…

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃ ▂

Tranh Ann Phong - Nắng Ấm.

Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
  
Ở cái trường Chuồng bò mái tranh vách đất nhìn y như cái chuồng bò của người dân tộc trên cao nguyên, nhưng an ủi phần nào khi học sinh ở Sài gòn như tôi cũng khá đứa bị tống cổ về quê làm trò cười cho bạn bè dưới quê. Chúng tôi là những đứa trẻ lõ mắt nhìn con trâu đen xì, đi chung đường làng với nó nên không dám rời mắt khỏi hai cái sừng cong cong và nhọn, không rời mắt để sẵn sàng chạy khi nó tấn công. Con bò thuộc loài nhai lại nhưng chỉ là học trong sách giáo khoa thôi. Bây giờ mới tận mắt thấy con bò nằm nhai lại mớ cỏ nó đã ăn vào bụng từ trước đó… Thấy chiếc xuồng dưới sông như chiếc lá trên dòng sóng dữ lúc trời mưa giông, nhưng hú tim hú vía cho người chèo xuồng thì nó vẫn không chìm dù vừa chèo vừa phải tát nước mưa từ trời trút xuống, tát nước sông do sóng ập vô chiếc xuồng con…
  
Nhưng rồi sớm quen thôi vì tuổi nhỏ dễ thích nghi hơn người lớn, theo bạn bè đi mò cua bắt ốc riết cũng quen; tới mò trong vũng bùn mà bắt được con cá thì móng chân đã vàng phèn, hai bàn chân trắng như bột mì vì mang giày bata suốt khi còn ở Sài gòn đã thành quá khứ.
 
Tôi còn nhớ từ đó về sau, khi bạn bè muốn qua Sài gòn là rủ tôi theo vì hang cùng ngõ hẻm nào tôi cũng biết, Sài gòn Chợ lớn đã đời lưu manh như thơ Bùi Giáng là tôi, kẹt xe đường lớn thì đi đường hẻm cũng tới đích muốn đến, có tôi đi cùng thì không sợ lạc đường nên bạn bè chừa cho tôi chút hỉnh mũi - con chuột nhắt của Sài gòn.
  
Nên tết tới năm học lớp mười, bạn bè rủ nhau đi chơi tết bên Sài gòn cho biết. Tôi vui như trở về nhà, niềm vui đền đáp được cho bạn bè dạy tôi đi chân không trên bờ ruộng lúc trời mưa thì nghéo ngón chân làm sao, bấu ngón chân xuống đất trơn trợt làm sao cho không bị chụp ếch; bạn bè dạy tôi trèo cây dừa khác trèo cây me, dạy chèo ghe, giăng lưới, quăng chài... Tôi vui cơ hội được dẫn đường cho bạn bè bên Sài gòn đèn xanh đèn đỏ để trả ơn họ dạy tôi đã nhiều. Nhưng đám bạn do mê sơn đông mãi võ bán thuốc lang băm, không theo kịp tôi làm hoa tiêu dẫn đường. Nhìn lại còn mỗi tôi với Thùy, tôi dắt cái xe đạp len lỏi trên đường Lê Lợi, Thùy không nói một lời, cứ nhìn xuống đất, không nhìn ai vì sợ, cứ chốc chốc lại nắm cánh tôi ghị lại chứ cũng không nói, “đi chậm lại, chờ tôi với…”
  
Đường Lê Lợi thì tôi lạ gì vì đã từng làm học trò không sách vở cầm tay trước ’75 nhiều rồi, nhưng với Thùy thì tất cả lạ lẫm nên tuy sợ chỗ đông người nhưng vẫn muốn xem kỹ mọi thứ. Tôi biết rồi nên chậm lại cho Thùy mãn nhãn lần đầu du xuân Lê Lợi, cũng đổng thời đợi bạn bè phía sau vì chúng cũng như Thùy, thích xem kỹ hết mọi thứ mới thấy lần đầu.
  
Đến gian hàng của người vẽ tranh bằng bút điện trên gỗ thông thì Thùy mê mẩn nên tôi kiên nhẫn chờ. Cuối cùng Thùy chọn miếng gỗ thông cắt vạt như lát bánh mì, sơn bóng dầu thông vàng vàng, trên ấy người ta vẽ hình ngôi nhà lá rất quê, sau nhà là bụi tre lúc chiều tà, bước ra ngõ trước có cây mai vàng nở rộ, cái cầu ván nhỏ xuống sông, để xuống chiếc ghe đang neo đậu… những nét vẽ đơn sơ, tượng trưng thôi nhưng rất có hồn. Thùy thích vì nó hệt cảnh nhà thật của Thùy đang sống cùng gia đình, thích câu thư pháp như phượng múa rồng bay, “Chiều Xuân quê ngoại…”
  
Thùy nhờ tôi hỏi mua xem bao nhiêu? Tôi không còn nhớ giá bán chính xác, nhưng vẫn nhớ giá tiền chừng hai ly nước mía lúc bấy giờ. Thùy không mua vì mắc quá! Nhưng tôi người Sài gòn mà, liền đẩy đưa với người bán. Nghe chú nói giọng Huế, người chú cao gầy, da hơi ngăm, tóc dài dợn sóng, đội cái kết nỉ rất lãng tử như người Đà lạt. Tôi nói, “chú rất giống nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…” tôi khen chú trước để lấy lòng nên chú cười hiền. Còn gì nữa mà không tấn công luôn, tôi nói tiếp, “Chú rất giống Trịnh Công Sơn khi cười…” thấy chú tôi lên mây rồi nên tôi gút giá nhanh lúc người ta lâng lâng, “… Nhưng tụi con là học sinh, chú bán cho tụi con nửa giá thôi chú. Tụi con đâu có nhiều tiền…” Chú ấy gật gù, dí ngón tay lên trán tôi trách yêu, “lanh quá đi…” Tôi móc tiền túi ra trả và tặng luôn cho Thùy, nhất định không lấy tiền Thùy gởi lại cho tôi.
  
Đám bạn mê sơn đông mãi võ ở phía sau đã lên đến, chúng tôi nhập bọn và đi chơi tiếp. Đi chơi tết mà, không ít thì nhiều, các bạn gái cũng mua được vài món quà theo túi tiền có được. Bọn con trai nghèo từ thời Adam cua bà Eva đã hết vốn nên chả mua gì, chỉ giỡn phá lung tung… Hồi quay về Phở Hoàng Diệu theo kế hoạch mà tôi đã tính toán trước vì phở ở đó ngon mà lại rẻ. Ăn xong uống nước trà không tính tiền rồi về cầu Tân Thuận uống nước mía cho ngon và cũng rẻ, có gió sông mát rượi…
  
Bạn bè vừa uống nước mía vừa khoe nhau những gì mua được. Mọi người hỏi đến Thùy thì Thùy trả lời là không mua gì, nên ai cũng thắc mắc là không mua sao có quà trong túi xách tay? Thùy không trả lời ai hết, và cái uy của Thùy trong lớp cũng đủ để mọi người không hỏi nữa. Nhưng học trò là nhóm đứng thứ ba sau qủy với ma nên chúng nháy mắt nhau ra chiêu…
  
Thế là thằng Đạo chích của lớp ra tay, nó trộm từ trong túi xách của Thùy được gói quà gói bằng giấy báo. Nó lén mở ra xem nhưng khi mở ra thì nó la làng, nó trình làng luôn… “Bà con ơi… Bà con ơi! Ra Giêng Anh Cưới Em… Ra Giêng Anh Cưới Em… Ra giêng, chúng ta được ăn đám cưới rồi… vui quá… vui quá…”
  
Đàn ong vỡ tổ bên bờ sông Sài gòn, tranh nhau xem, tranh nhau nói, tranh nhau cười, tranh nhau hỏi không biết bao nhiêu câu hỏi, hỏi không cho người được hỏi nói câu trả lời. Tôi chỉ thấy mặt Thùy nghiêm lại, không đanh, chỉ nghiêm lạ thôi. Cách nghiêm mặt của Thùy trong lớp thì tôi quen rồi vì Thùy hiền lành, tốt bụng với bạn bè, học giỏi, được cô chủ nhiệm lớp chọn làm phó lớp học tập là quyết định đúng đắn nhất và duy nhất của cô giáo ngoài bắc vào vì làm cô giáo nhưng không lo dạy học, chỉ lo trồng rau muống dưới sông và nuôi heo trên bờ. Cô chủ nhiệm lớp giao cho Thùy nhiệm vụ giúp đỡ tôi từ việc học tới đạo đức nên tôi bị Thùy nghiêm mặt với tôi hoài. Lúc Thùy nghiêm mặt là lúc tôi thích nhìn thẳng vào mặt Thùy nhất vì rất đẹp, nhưng Thùy hiểu sai là tôi chống cự, đối kháng, không phục…Tôi tin có ngày Thùy hiểu ra thôi, tôi rất ngoan, và hơn thế nữa… Nhưng lần nghiêm mặt này lạ ngộ với hai dòng nước mắt thả xuống hư không… làm bạn bè im hết.
  
Đường về hết vui vì mỗi xe lặng lẽ đạp, cứ con trai thì chở con gái như hồi đi, những cô bạn nhỏ chòi chân lên đạp phụ đường về, là quê hương đem theo cho đời lưu lạc. Đám thứ ba sau qủy với ma hết nói chuyện chung, nhưng từng xe nói chuyện riêng với nhau không cần đoán cũng biết chủ đề. Thùy vẫn ngồi sau xe tôi là điều tôi nể phục tới giờ vì lẽ ra con gái khi mắc cỡ, khi giận thì đã sang xe người bạn khác để chở về, đâu thèm đi chung xe với tôi nữa. Nhưng Thùy, là câu hỏi lớn nhất đời tôi!
   …
  
Hết năm lớp mười, thêm hai năm lớp mười một với lớp mười hai, cả trường biết chuyện: ra giêng anh cưới em... Cứ hễ rảnh rỗi là bạn bè lại lôi ra chọc ghẹo tôi với Thùy, thậm chí thầy thể dục thể thao khi đi tập banh với đội banh của trường cũng ghẹo tôi là anh hùng vì chính thầy cũng không dám làm thế với bạn gái của thầy, trước mặt bạn bè, thanh thiên bạch nhật… Ông thầy vui tính hơn học trò của tôi.
  
 

Mùa hè năm lớp mười, một người bạn trong lớp tôi ghé nhà, cô ấy nói tôi đến nhà cô ấy, mẹ cô ấy có việc nhờ tôi. Tóm tắt là cha cô ấy đã đi ra nước ngoài từ ba mươi tháng tư nên bây giờ mới có tiền đô gởi về cho vợ con. Mẹ cô ấy muốn chia cho em chồng là cô ruột của bạn tôi vài trăm đô để sinh sống, làm ăn. Mẹ bạn tôi nhờ tôi chở bạn tôi lên chợ Hóc môn để giao tiền cho cô vì đường xa, mẹ bạn tôi sợ…
   
Tôi đồng ý vì bác gái là bạn của mẹ tôi, tôi cũng đồng ý luôn vì bác gái hào phóng quá, cho tôi tiền đi thay hai cái vỏ xe đạp mới, thay ruột xe luôn nha con cho an toàn… Chúng tôi lên đường từ sớm hôm sau để về trong ngày, nhờ lộ phí đường xa bác cho cũng nhiều, hai đứa ăn hủ tiếu tới bốn tô nên đạp sung. Tới chợ Hóc môn cô lại cho ăn cơm sườn bì chả no cành hông, cho tiền uống nước, ăn vặt thả ga nữa mới sướng…
   
Chúng tôi về tới Sài gòn trời chưa tối vì năng lượng tràn đầy. Tôi ghé lại chỗ hôm trước tết tôi với Thùy đã mua miếng gỗ thông viết chữ “Chiều Xuân quê ngoại” nhưng không hiểu sao mở ra lại là hàng chữ “Ra Giêng anh cưới em…” Tôi mua không cần gói giấy báo để chắc chắn bỏ nhờ vô giỏ xách của bạn đi cùng là hàng chữ “Chiều Xuân quê ngoại”. Tôi nói với bạn đường, “bà làm chứng cho tôi là tôi mua hôm nay nhưng tôi đợi tới khi nào chúng ta học hết lớp mười hai tôi mới gởi tặng cho Thùy. Tôi sẽ viết thơ giải thích kèm theo vì ra trường là khó có cơ hội gặp lại nhau…”
  
Người bạn hay chọc ghẹo tôi nhất đã tin tôi thành tâm tâm sự với cô ấy. Tôi không lường gạt Thùy, tôi không đủ gan để đùa giỡn chuyện người lớn, tôi mua tặng Thùy món quà Thùy rất thích lại vừa túi tiền tôi có cũng là một may mắn hiếm có trong đời tôi chẳng mấy khi có tiền. Tôi thật sự muốn trả ơn Thùy đã giúp tôi nhiều trong việc học, không phải tôi học dở nên cần giúp mà là tôi ham chơi nên lơ là việc học. Rồi Thùy bị cô chủ nhiệm lớp cằn nhằn hoài cũng vì tôi chứ bản thân Thùy là gương mẫu của cả lớp mình rồi… Còn việc gói hàng lộn, trao hàng lộn cho khách mua tôi chỉ nghĩ ra được sơ sài... Trước hết phải nói tới việc hàng bằng kích cỡ nhau thì đồng giá. Miếng gỗ có hàng chữ Chiều Xuân quê ngoại với miếng Ra Giêng anh cưới em cùng kích thước, bằng giá, vậy người bán gạt tôi làm gì? Hơn nữa có đáng để lừa gạt không, bà cũng đã gặp chú nghệ nhân ban nãy rồi đó, chú không phải loại người lường gạt, nhất là lường gạt trẻ nhỏ như bọn mình. Vậy sự nhầm lẫn là vô tình của người bán chứ không phải tôi. Bà có tin tôi không là tôi không cố ý vì tôi hoàn toàn không cố ý, ngay ý không có trong tôi thì làm sao cố…
  
Bạn tôi là con gái, mà con gái bằng tuổi con trai thì con gái khôn hơn nên bạn tôi nghĩ… Chợ tết có mấy ngày, ai cũng mua những miếng gỗ có chủ đề tết như: Chiều Xuân quê ngoại, Xuân đã về, Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa, Xuân kỷ niệm, Xuân này con không về… Chú nghệ nhân làm sao vẽ kịp để bán, trong khi những miếng gỗ mang chủ đề mùa hè, mùa thu thì ai mua? Nên tôi nghĩ là gói nhầm cố ý cho khách hàng lơ là. Ông được miếng gỗ Ra Giêng anh cưới em là may rồi và cũng có hơi hướm tết chứ bộ, chỉ là tụi mình còn nhỏ quá nên chuyện trở thành mắc cười, thành chuyện cười…
   …
  
Tôi làm đúng điều tôi đã nói với bạn tôi. Cuối năm lớp mười hai, tôi viết gần hết cuốn tập mới năm mươi trang để giải thích với Thùy. Bỏ trong phong bì lớn chung với miếng gỗ thông “Chiều Xuân quê ngoại” Tôi đến nhà Thùy tối hôm trước thì sáng hôm sau chúng tôi có bữa tiệc nhỏ chia tay trong lớp. Tôi chọn thời điểm trao quà theo suy nghĩ riêng, không giải thích với cô bạn đồng minh nên trong bữa tiệc chia tay, ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu… lại là tôi.
  
Cho tới hai năm sau, tôi tình cờ gặp lại Thùy đang tung tăng với bạn học ở khu trường Trung học Sư phạm Sài gòn. Tôi mời Thùy và mấy người bạn đi uống nước, họ rất dễ thương và tế nhị vì khi uống nước xong, họ liền cáo từ về trường, nói Thùy ở lại trò chuyện với tôi vì bạn cũ đã mấy năm không gặp, phần buổi học chiều đó cũng không quan trọng. Nhưng Thùy là người có biết trốn học bao giờ nên cô ấy tạm biệt tôi chứ không chia tay bạn học.
  
Tôi muốn gặp người bạn đồng minh hết sức, nhưng cô ấy đã đi bảo lãnh sang Mỹ, không còn ở Việt nam. Nhiều năm sau, tôi được ngồi ở patio nhà cô bạn đồng minh bên Cali, nhắc chuyện xưa như mới hôm nào khi đã có tóc bạc. Tôi đã nghĩ là bạn tôi đúng khi nghĩ về những người bán quà vặt trên đường Lê Lợi, họ vì miếng cơm manh áo mấy ngày giáp tết nên phù phép gói nhầm cho khác mua lơ là như tôi. Bạn tôi cũng tin tôi không đùa giỡn nên chúng tôi nhớ lại, tìm hiểu thái độ của Thùy ngay hôm đi chơi tết với nhau, thái độ từ đó tới hết lớp mười hai ra trường, thái độ hôm gặp lại tôi cũng là lần cuối…
  
Tôi lấy hết cam đảm để nói thật lòng mình với người bạn mà tôi tin tưởng từ nhỏ. Thật lòng tôi cũng có rất nhiều tình cảm với Thùy, nhưng hoàn cảnh tôi lúc bấy giờ không có từ bạn gái trong tự điển vì tay trắng mộng đầy, tương lai mù mịt… Ngay khi còn trong trung học đã có cảm tình, và tình cảm ấy không phai lợt sau mấy năm không gặp, tình cảm đậm đà hơn sau lần gặp lại nhưng tôi vẫn dặn lòng là không ghé nhà Thùy vì tương lai vô định trước mắt tôi quan trọng hơn, chuyện cần giải quyết nhất, nếu không thì tôi phải đi Campuchia đánh Pôn Pốt. Tôi không muốn.
   …
Tết rồi bạn Cali của tôi về Việt nam, về thăm bạn bè chơi thôi vì đại gia đình của cô ấy đã sinh sống ở nước ngoài hết rồi. Có bạn bè ở nước ngoài về thì nhóm bạn cũ còn trong nước, cón bao nhiêu cũng mở tiệc chung vui. Tôi trò chuyện với Thùy mà cứ ngỡ gặp lại bà ngoại của Thùy khi còn đi học,
   “Thùy vẫn khoẻ chứ?”
   “Ơn ông. Tôi còn sống tới bây giờ là nhờ ông đi chứ ông còn ở Sài gòn thì chắc tôi chết lâu rồi…”
   “Thùy chết thì chung ngày đám giỗ với tôi là cùng vì bên đây hễ gặp khó, nhức đầu là tôi nghĩ đến Thùy, không cần bác sĩ, thuốc men cũng sẽ qua mọi chuyện. Thôi bây giờ mình nói chuyện bạn bè trông mong đã mấy chục năm rồi… Con giặc Cali nó về thăm bạn bè lần này, nó bắt tôi phải bắt điện thoại để ba mặt một lời…”
   “Tôi có gì để phải ba mặt một lời? Với ai? Chuyện gì?”
   “Thùy lên chức bí thư chưa? Tôi chỉ muốn gặp lại Thùy của lớp tôi năm xưa. Thùy của…”
   “Trời sinh ông ra vô duyên từ lọt lòng mẹ hay sao…?”
   “Ơn Thùy tôi mới sống tới hôm nay. Thần chết mẻ búa vì Phật bà không cho bửa…”
   “Muốn nói chuyện gì thì nói nhanh lên. Tôi lên tăng xông là cúp phôn đó.”
   “Thùy còn giữ miếng gỗ… Ra Giêng anh cưới em không?”
   “Nghe thôi đủ sôi máu. Tôi giữ mấy chục năm để phải trả lời liền câu hỏi của ông?”
   “Thùy ơi! Thùy không có tuổi…”
   “Đừng lầm. Thùy khờ hồi xưa chết rồi. Thùy đầu bạc đang hiện nguyên hỉnh trêm màn hình laptop của ông đó!”
   “Tôi kèm nhèm rồi nên thấy ngoại trên màn hình. Tôi thương ngoại tới chết không quên. Thắp dùm tôi nén hương trên mộ ngoại nha Thùy…”
   “Lẻo mép…”
   “Ngoại giận tôi thì ngoại cũng chừa cho tôi đường về vì ngoại hiểu tôi còn hơn tôi. Thùy nhớ hông, tôi được lòng ngoại nhất đó nha…”
   “Tui nói không lại. Hết đời này cũng nói không lại. Muốn biết còn không thì về đây mà xem…”
   …
   Bạn bè đồng ca… ra giêng anh cưới em… ra giêng anh cưới em…
   …
  
Ngoài kia mây trắng bay như tóc Thùy gặp lại trên màn hình, nhớ bài bolero gì hay nghe trên YouTube, ‘giờ hai người tóc bạc như nhau’ Tôi không đủ can đảm nhìn màn hình nữa vì Thùy lại khóc… Chứng minh cho cố vấn, đạo diễn, biên kịch nào cũng đã sai khi cho Thùy đối thoại với tôi bằng người thật nhưng không phải Thùy, người tới chết cũng không nói lời khó nghe với ai bao giờ…
 
Phan
 
Nguyên Thy st
 
 

 

 

 
 

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này