Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Mùa Bí Đỏ

Mùa Bí Đỏ

Tôi quen biết Phương từ hồi còn ở Sài Gòn vào khoảng đầu năm 1972. Hai đứa xê xích nhau chừng một hai tuổi. Lúc ấy bạn mới vào học ở trường Luật, tôi sắp tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh (QGHC) sẽ đi xa nên có ý nhờ bạn giúp mua dùm sách vở tài liệu gởi cho tôi để tiếp tục học cho xong bằng cử nhân Luật. Tánh Phương hiền lành ít nói nhưng rất năng nổ trong sinh hoạt của trường, luôn luôn tình nguyện làm những công việc chung của tập thể nên Phương rất được lòng mọi người. 

Sau đó một thời gian, đến năm 1975 thì chính quyền VNCH tan rã. Cán bộ miền Bắc vào tiếp quản trường và đổi tên trường Luật thành trường Kinh tế Tài chánh. Tôi đi tù cải tạo nên bặt tin từ đó. Sau nầy nghe nói Phương vẫn tiếp tục học và ra trường đi làm bình thường, được vài năm thì vượt biên tới đảo tị nạn ở Indonesia. 

Thế rồi thế sự xoay vần, vận mệnh đổi thay, hơn hai mươi năm sau, tôi đi định cư ở Mỹ và gặp lại Phương đang sinh sống ở Texas, vẫn thâm trầm ít nói, cả hai vợ chồng đều là kỹ sư làm việc trong cơ quan NASA Hoa Kỳ. Khi nghe kể lại thì tôi mới biết vợ Phương là hoa khôi cùng lớp ở trường Luật Sài Gòn trước đây. Vợ chồng Phương mời tôi về nhà chơi ở trong khu dành riêng cho nhân viên của cơ quan. Từ sau đó, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn liên lạc qua điện thoại để hỏi thăm nhau. 

Calabaza Campo Agricultura - Foto gratis en Pixabay

Mãi cho đến lúc gần đây, khi có dịp sang Texas lần nữa, đi dự đám cưới con của một người bạn thân tôi mới có dịp gặp lại Phương. Lúc bấy giờ đứa con trai lớn của bạn đã là dược sĩ hiện đang đi làm ở CVS, đứa nhỏ đang theo học trường y khoa ở gần nhà. Gia đạo yên vui hạnh phúc, con cái thành đạt.

Sẵn dịp tôi còn ở lại Texas chơi một tuần lễ nên cả gia đình Phương hẹn ngày tổ chức một buổi đi chơi biển Galveston ở gần nhà, mất khoảng độ hơn hai tiếng lái xe. Sau khi dạo quanh các khu giải trí vui chơi cất dọc theo bờ kè trên bãi biển, mọi người rất vui vẻ và hào hứng cùng nhau lên phà ra công viên đảo (Island Park) gần bờ. Gió biển thổi phần phật dọc theo hành lang hai bên phà. Ráng chiều pha ánh màu loáng bạc trên những cánh chim đang bay lượn trên không. Cảnh quan trên đảo thật xinh tươi, màu xanh thiên nhiên bao phủ chạy dọc dài theo bờ biển đảo rất nên thơ. Tuyệt đẹp.

Autumn Pumpkin Wallpapers - Top Free Autumn Pumpkin Backgrounds -  WallpaperAccess

Đến chiều chạng vạng trên đường về, cả nhà ghé vào chợ hải sản của người Việt lựa mua hải sản còn tươi rói để chuẩn bị cho buổi tiệc tối đông đủ gia đình Phương. Ngồi trong xe do bạn lái, hai anh em tâm sự với nhau, hỏi han nhiều điều. Bất ngờ bạn cho biết là hiện nay, bên ngoài trông thấy vậy nhưng thật sự bên trong đang vướng rất nhiều bệnh, ngoài tiểu đường đáng lo nhất là thận của bạn hoạt động rất kém chỉ còn trên dưới 15%, do đó thời gian tới có thể sẽ phải nhập viện để chạy lọc thận vài ngày trong một tuần. Đang vui vẻ, nghe tới đó tôi bỗng dưng tưởng chừng như có động đất ở quanh đây.

– Thật vậy sao Phương?

– Bác sĩ xem hồ sơ thử nghiệm đã nói như vậy hồi tuần rồi.

– Bạn thử nghiệm mấy lần?

– Cả năm nay, mình đã thử nghiệm nhiều lần. Kết quả ngày càng tệ hơn.

Kể từ lúc đó cho đến suốt buổi tiệc đêm hôm sau cùng ở Texas tôi không tài nào vui nổi, nhất là khi nhìn thấy bạn vừa đứng luộc mực tươi, vừa đùa rằng khi nước sôi bùng lên thật mạnh, thả mực vào, nhanh chóng vớt ra ngay vì nếu để lâu mực sẽ dai không còn giòn. Dáng điệu bạn vẫn nhanh nhẹn, tháo vát như ngày nào.

Ngày chia tay, trước khi bước vào phòng cách ly tôi không biết phải nói gì với bạn. Tất cả đều là sáo ngữ, chỉ hơi rươm rướm nước mắt là điều thành thật nhất. Tôi xiết mạnh tay bạn rồi quay đi.

54,000+ Fall Pumpkin Pictures

Trên suốt chặng đường bay trở về Cali tôi thừ người nghĩ ngợi miên man.

Năm 1954 Phương theo gia đình từ Móng Cái, Quảng Ninh di cư vào Nam lúc mới lên hai tuổi. Ban đầu ở trại tạm cư Sông Mao, Phan Thiết, sau đó di dời đi nhiều nơi. Cuối cùng gia đình trụ lại ở Biên Hòa mở tiệm mua bán, làm ăn sinh sống cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Gia đình đông anh chị em nên cuộc sống rất nhiều thiếu thốn. Đi học ở Sài Gòn chỉ toàn là trú ngụ trong các ký túc xá dành cho sinh viên từ các tỉnh xa. Anh em đùm bọc nhau từ thuở ấy. Cho đến khi ra nước ngoài gia đình anh chị em cũng vẫn đoàn tụ hết về Texas. Tôi nhớ hoài câu nói sau cùng của bạn.

– Sau khi qua đời, tro cốt mình sẽ được đem chôn dưới chân mẹ mình.

Bạn kể lúc bà cụ qua đời được an táng trong một lô đất có hợp đồng là sau nầy khi con cái qua đời, nếu ai muốn đều được phép đem tro cốt về đây chôn quanh mộ bà cụ. Ra đi chuyến cuối cùng rồi mà cũng vẫn còn muốn đoàn tụ bên nhau.

Tôi về tới nhà độ chừng một tháng sau thì được tin bác sĩ chuyên khoa bắt đầu làm tiểu phẫu cho bạn để chuẩn bị tiến trình chạy máy lọc thận ba ngày một tuần. Không may, máu của bạn lại không được bình thường nên mỗi lần lọc là bạn bị mất máu nhiều nên rất mệt, do đó phải tiếp máu bổ sung sau mỗi lần lọc thận. Bác sĩ cho biết có thể không có khả năng để kéo dài. Giải pháp cuối cùng là phải thay ghép thận.

How To Make Pumpkins Last All Fall! Preserving Whole & Carved Pumpkin

Ban đầu, gia đình cũng có theo dõi và tìm hiểu nhiều người ở Mỹ cũng như ở Việt Nam đều gợi ý là nên đi Thái Lan hoặc về ngay Việt Nam để “lo liệu” bằng tiền hầu thực hiện ca ghép thận. Nhưng sau khi dò hỏi kỹ lưỡng thì mọi việc không dễ dàng như lời đồn đại và đôi khi còn mất tiền và mất luôn mạng sống vì không có khám nghiệm y khoa chính xác.

Tôi cũng có liên lạc với một người bạn đồng môn QGHC ở Nam Cali nhờ giúp đỡ. Trước đây, anh ấy có quen biết với những người ở Việt Nam chuyên tìm kiếm người hiến thận đem sang Mỹ giải phẫu ghép thận cho vợ anh và ca ghép thận đã thành công tốt đẹp. Sau khi nắm vững mọi thủ tục cần thiết về phương diện y khoa như xét nghiệm về loại máu, tuổi tác, nam hay nữ cũng như thiết lập hồ sơ chứng nhận cho cả hai bên của bệnh viện Mỹ và Việt Nam.

Kế đến, vấn đề khó khăn nhất là tìm người hiến thận, thử nghiệm xem có tương hợp (match) hay không. Sau đó mới đến thủ tục ngoại giao xin phép cho người hiến thận sang Mỹ. Thủ tục rườm rà và tiền bạc tương đối tốn kém. Anh cho biết hiện nay rất khó tìm người tương hợp và việc đi lại cũng không dễ dàng như trước. Tôi nói với anh bạn cứ tiến hành mọi việc cần thiết và anh đã đồng ý giúp.

Nhưng cuối cùng, Phương quyết định chính thức nộp đơn xin ghi danh sách chờ người hiến thận của bệnh viện. Trong khi chờ đợi, tất cả anh chị em trong gia đình đều xin đi thử nghiệm y khoa may ra xem có ai match hay không.  Rất tiếc, tất cả đều không đạt yêu cầu hiến thận cho Phương. Đành thôi.

Thế rồi vào một buổi sáng Tháng Mười, trời bắt đầu hơi se gió lạnh tôi ra chợ tìm mua một vài trái bí đỏ đem về trang trí cho ngày Halloween. Năm nay người đi sắm vắng hơn nhiều so với mấy năm trước. Chỉ làm cho có lệ vậy thôi, chứ hiện giờ ai cũng e ngại nạn dịch bệnh đang hoành hành. Không biết tình hình sẽ ra sao. Gần cả năm rồi. Mọi sinh hoạt bị đình trệ, khó khăn có thể thấy trước mắt nên sinh hoạt xã hội vẫn im lìm lìm. Còn đang loay quay chất bí đỏ lên xe thì tôi nhận được cú điện thoại từ bên Texas cho biết rằng Phương sắp sửa được giải phẩu ghép thận trong vòng tuần tới. Tôi suýt bật kêu lên thành tiếng. Phép lạ trong mùa bí đỏ chăng?

Tôi vội vàng lái xe về nhà, gọi ngay sang gia đình Phương để biết sự tình. Thật không ai ngờ. Gia đình đang trong hồi chờ đợi tuyệt vọng thì được bệnh viện cho biết Phương được lên lịch ghép thận trong thời gian tới vì đã có người hiến thận match với điều kiện của bạn.

May mắn đứa con nhỏ của Phương là sinh viên y khoa đang thực tập ở bệnh viện nên tìm hiểu được đầu đuôi câu chuyện như thế nầy, qua lời tường thuật của bác sĩ.

Có một bệnh nhân trẻ ở Texas bị suy thận nặng cũng đang trong tình trạng chờ đợi để được ghép thận thì người mẹ ruột ở Việt Nam xin làm thủ tục nhân đạo để sang Mỹ hiến thận cho con. Chờ đợi hơn hai tháng, cho đến khi bà đến nơi thì may mắn thay con bà đã gặp được người hiến thận “match” với điều kiện của nó và bệnh viện đã thực hiện ca giải phẩu thành công mỹ mãn. Thật là điều không ngờ và rồi bất ngờ hơn nữa khi bà mẹ lại quyết định hiến thận ngay cho bệnh viện dù không cần thiết vì con bà đã lành bệnh.

– Sao bà lại quyết định như vậy?

– Tôi chỉ muốn san sẻ sự may mắn nầy cho người khác. 

Thế là bác sĩ dò theo danh sách và Phương match với thận của người phụ nữ đáng quí nầy. Gia đình Phương không còn niềm vui nào hơn thế nữa trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.

Thời gian gần hai tuần chờ đợi nôn nóng rồi cũng chóng qua và ca giải phẫu ghép thận của Phương thành công tốt đẹp.

Chiều nay, khi gia đình tôi đang theo thông lệ của Ba lúc sinh thời là mỗi khi trong nhà có tiệc vui hay kỷ niệm gì thì trước khi ăn uống đều tề tựu ở nhà trên, trước bàn thờ đọc kinh, cầu nguyện và làm dấu. Vừa xong, tôi nhận được điện thoại của gia đình Phương cho biết bạn đã xuất viện về nhà sau khi vết mổ đã lành và các thử nghiệm đều có kết quả tốt, thận của bạn hoạt động bình thường tăng lên gần 50% bằng với mức hồi năm 2013.

Tôi có hỏi thăm về tình trạng của người phụ nữ hiến thận cũng như sự thù tiếp của gia đình bạn như thế nào. Phương cho biết bà ấy đã từ chối mọi sự đền ơn của gia đình, mặc dù bạn rất kín đáo và khéo léo, bà chỉ nhận quà cám ơn tượng trưng mà thôi và cho biết chỉ ở lại thăm con trong một thời gian ngắn rồi sẽ trở về Việt Nam sinh sống bình thường như trước đây. Bà nói:

– Mọi sự ở trên đời đều do Trời cao sắp đặt. Ơn nghĩa là do lòng thành của con người cũng không nên nghĩ đến sự cầu báo hay hơn thiệt. 

Chân thật đến thế là cùng. Thế gian còn có những tấm lòng nhân hậu khiến cho cuộc đời nầy thật sự là một nơi đáng sống.

Tôi dứt điện thoại mà lòng vô cùng xúc động, văng vẳng đâu đây bên nhà hàng xóm nhạc mùa Tạ Ơn nhè nhẹ lan xa…

 
Trần Bạch Thu (SGN)
 
Nam Mai sưu tầm
 
Fall Pumpkin Wallpapers - Top Free Fall Pumpkin Backgrounds -  WallpaperAccess
Xem thêm...

Truyện ngắn: Bức tranh vẽ dở

Bức tranh vẽ dở

Truyện ngắn Võ Đào PhươngTrâm

Tác giả trẻ Võ Đào Phương Trâm

Chiếc xe bus tấp vào bãi đậu giữa cái nắng như muốn đun chảy nhựa đường. Thuyên bước xuống xe, nắng tháng ba như thốc vào mặt làm hoa cả mắt. Cái bến xe này vắng vẻ là điều hiếm hoi giữa đường phố tấp nập đông người, Thuyên ngồi tạm xuống hàng ghế được che chắn xung quanh bằng mấy tấm bảng quảng cáo rồi bắt điện thoại ra dò đường. Theo như bản đồ thì chỉ còn cách chừng 300 mét là sẽ đến được cái phòng vẽ tranh của ông Huân, người hoạ sĩ vẽ tranh truyền thần nổi tiếng trong giới hội hoạ ở Sài thành.

Sau khi đi qua nhiều lối rẽ và gặp quán cafe có bảng hiệu tên Khói, điểm đánh dấu để biết được vị trí cần tìm giữa những ngả rẽ na ná như nhau. Thuyên quẹo vào bên trong con đường vắng vẻ, một cảm giác yên ắng mát mẻ nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể với những cây bàng lá nhỏ trồng lác đác hai bên vỉa hè, con hẻm tách biệt với sự xô bồ ồn ã, với cái nắng ngập ngụa bỏng rang ngoài giao lộ lớn.

Những dãy nhà với nhiều căn tách biệt, nằm sâu tận bên trong, cách một khoảng sân, đánh đố sự tìm kiếm của khách tìm đường. Thuyên chăm chú tìm đúng số nhà trong mảnh giấy nhỏ, sự thắc thỏm nhảy múa khi những số nhà cũ mới đan xen như thách thức người lạ lọt vào ma trận.

175/24 hiện lên phía trước mặt, bảng số nhà màu xanh ghi địa chỉ nhà bằng tấm thiếc mỏng đóng hờ hững, theo năm tháng, những chiếc đinh gỉ trở nên lỏng lẻo, tấm thiếc cong lên ở bốn góc vành như chực chờ rơi khỏi bức tường, những con số loang lổ phơi bày vết tích cũ kỹ của thời gian, nơi những ngôi nhà rêu xanh mép ngói.

Thuyên đi gần về phía cánh cửa sắt đóng kín, đưa tay gõ nhẹ. Sự lặng im đáp trả lại Thuyên khi cánh cửa ngôi nhà vẫn không có ai ra mở. Thuyên kiên nhẫn gõ lại hai lần rồi ba lần, tim cô bắt đầu đập từng nhịp mạnh vì loáng thoáng trong đầu, cô không biết mình có tìm được đúng địa chỉ hay không. Trước sự yên lặng lạnh lẽo toát ra từ bên trong ngôi nhà có cánh cửa sắt hoen gỉ, xung quanh lại chẳng có ai để mà hỏi han nhờ vả. Thuyên bắt đầu chột dạ. Cô nhón chân, cái dáng nhỏ xíu của con bé chỉ được 1m55 chạm vào khe hở bên trên cánh cửa, Thuyên dè dặt nhìn vào, lần đầu tiên đi đến nhà người khác mà cảm giác rình mò, dọ thám như đi ăn trộm.

Hình minh họa

Xuyên qua khe cửa hẹp, một ánh sáng mờ mờ, dìu dịu lọt vào mắt Thuyên, một thứ ánh sáng bao trùm thế giới của người hội hoạ, đậm đặc mù mờ tựa như không gian của người Thiền tập.

Khi đã nhận ra thứ ánh sáng ấy, Thuyên mạnh dạn gõ cửa mạnh hơn và kèm theo tiếng gọi:

– Chú hoạ sĩ ơi.

Sau vài giây, cánh cửa sắt mở ra chậm chạp, tiếng kéo lê ken két nặng nhọc nghe long cả vào thái dương, một cái đầu tóc bù xù nhoài ra, mớ tóc rũ rượi che khuất cả đôi mắt, gương mặt đậm nét của dân nghệ thuật khác người, lúc nào cũng phải tóc tai loà xoà, áo quần lem luốc. Nhìn cô gái lạ với đôi mắt dò xét, gã đàn ông cất giọng ồm ồm:

– Cô là ai vậy?

– Cháu là Thuyên ạ.

– Đến đây mua tranh hay vẽ tranh?

– Cháu đến để tham quan và xin một ít thông tin về chú đc không ạ?

Gã hoạ sĩ ném cái nhìn lạnh nhạt để đón cô gái trẻ, chẳng biết gã hài lòng hay đang khó chịu nhưng thấy gã quay lưng đi vào, cánh cửa vẫn để mở nên Thuyên lẽo đẽo đi sau lưng gã.

Thuyên với tay kéo cánh cửa sắt lại nhưng cô nhận ra mình bất lực khi nó quá nặng cộng bị rỉ sét càng tăng thêm độ ma sát trì rít xuống nền xi măng bám đầy bụi bặm lâu ngày. Tiếng rít ngắt quãng của cánh cửa nặng nề như con ngựa chứng không hoan hỷ khép lại từ cánh tay mảnh khảnh của cô gái nhỏ.

– Để đó đi.

Vẫn cái giọng khàn đặc mùi khói thuốc và lạnh tanh của gã hoạ sĩ ném vào tai người nghe một cách khó ở. Thuyên rón rén đi vào bên trong căn nhà đang thắp sáng bằng một ánh đèn vàng sánh đặc, không hiểu sao với cái ánh sáng này mà gã hoạ sĩ lại có thể vẽ được những bức ảnh truyền thần cần sự tỉ mỉ từng milimet.

– Ngồi đó đi.

Gã hoạ sĩ chỉ vào cái ghế dựa xem ra là chỗ ngồi chỉnh chu sang trọng nhất trong cái phòng không có gì đáng giá ngoài mớ màu mè nhoè nhoẹt và những bức ảnh đủ dung mạo. Thuyên ngồi xuống ghế, yên lặng chưa dám lên tiếng bởi không gian căn phòng có vẻ gì đó âm tịch, vắng lặng đến lạnh lẽo, mặc dù được thắp thứ ánh sáng vàng vọt nhưng cũng không đủ xua tan cường độ yên ắng nơi đây, có lẽ nó toát ra từ chính người chủ căn phòng này, từ bộ dạng luộm thuộm lẫn trong giọng nói như người cõi âm của gã thì chẳng có thứ gì đủ để xoá đi cảm giác rờn rợn, quai quái của căn phòng.

– Cô muốn hỏi gì?!

– Dạ, chú vẽ tranh truyền thần lâu chưa chú?

– Hơn 30 năm

Gã nói nhưng chẳng nhìn người đối diện, tay gã vẫn loay hoay với cái bảng pha màu, mắt vẫn dán vào bức tranh đang vẽ dở được nửa phần gương mặt. Mái tóc gã cứ loã xõa che hết đôi mắt, nhìn xa xa, cứ như một bộ đầu tóc rũ rượi loà xoà của con manacanh mà người ta chưng trong tủ.

– Tranh này là người ta đặt chú vẽ hay chú lấy cảm hứng từ ai đó rồi tự vẽ vậy ạ?

– Cả hai.

OSnat Tzadok- Canvas Print

Thuyên nhìn quanh một lượt những bức tranh trong căn phòng đặc quánh úa vàng, ánh sáng ma mị hằn những vệt sáng tối lên những đôi mắt, khuôn mặt mờ ảo như thể đang xoáy sâu vào trực giác người quan sát, những bức tranh đẹp mê hoặc không nghĩ rằng nó được vẽ nên từ đôi bàn tay gầy guộc, gân guốc, ngón tay dài loằng ngoằng của gã đàn ông luộm thuộm.

Bất chợt, mắt Thuyên chú ý đến một bức tranh phủ kín bằng mảnh vải trắng, chỉ lộ một phần đôi mắt như đang nhìn xoáy về phía cô đang ngồi. Theo quán tính và cảm giác bị thu hút từ cái nhìn nơi đôi mắt trong tranh, Thuyên đi gần đến phía góc cầu thang.

Mảnh vải rơi ra khi Thuyên cố tình kéo nhẹ nó, cô bàng hoàng lẫn kinh ngạc khi nhìn thấy vết sẹo nham nhở đầy đau đớn trên gương mặt chỉ mới vẽ được một nửa của người phụ nữ.

– Ai cho cô kéo tấm vải đó xuống?

Tiếng gã hoạ sĩ lồng lên đầy giận dữ, cái giọng khàn đặc gầm gừ của gã như bóp nghẹt thần kinh của một đứa con gái nhỏ nhắn, Thuyên run như cầy sấy, nói lạc cả giọng:

– Cháu…cháu…sơ ý đụng vào. Cháu xin lỗi.

Ánh mắt gã hoạ sĩ vẫn long lên sòng sọc một cách dữ tợn khác thường, dường như gã chẳng cần nghe lời giải thích của cô gái trẻ. Gã lao một cách vội vã đến nỗi xém chút bổ nhào giữa mớ đồ nghề đang ngổn ngang dưới đất, gã phóng về phía bức tranh rồi chụp mảnh vải trắng phủ nhanh lên trên khung gỗ.

Gã quay đi nhưng vẫn không quên ném vào mặt Thuyên cái nhìn lườm lườm đe doạ.

– Cô hãy giữ ý thức khi vào nhà người khác. Nếu cần gì, hãy để chủ nhà người ta hướng dẫn.

Gã hoạ sĩ gằn giọng.

– Nếu còn táy máy chân tay, tôi sẽ tống cô ra khỏi đây ngay lập tức.

Thuyên vừa hoảng sợ, vừa khó hiểu với hành động của gã hoạ sĩ, nó chẳng giống gì với sự cởi mở của những người hoạ sĩ khác, tim cô đập thình thịch tưởng như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực, nhưng chính sự khó hiểu này càng làm Thuyên tò mò về bí ẩn của bức tranh ở góc cầu thang.

Thuyên cố gắng giữ bình tĩnh, bước đến gần gã hoạ sĩ, cô dịu giọng:

– Chú này, sao bức tranh đó lại có vết sẹo vậy chú?!

– Cô đừng hỏi nhiều về bức tranh đó.

– Nhưng từ đầu, cháu đã xin chú vào đây để tìm hiểu về tranh, sao giờ chú lại không giúp cháu?

– Bất cứ bức tranh nào cô cũng có thể hỏi, trừ bức tranh đó.

Thuyên thở dài và nhìn gã hoạ sĩ bằng cái nhìn bất lực.

– Nhưng cháu muốn tìm hiểu về bức tranh đó.

– Cô còn trẻ, đừng học tính ngoan cố.

– Cháu không ngoan cố gì đâu ạ. Cháu chỉ muốn tìm hiểu thôi. Mà cháu nghĩ, chú cũng nên mở lòng để chia sẻ về những tác phẩm nghệ thuật của chú. Biết đâu, đó là kiệt tác. Một bức tranh quá ấn tượng tại sao chú lại không muốn ai xem?

– Và tôi phải chia sẻ kiệt tác đó với một đứa con nít như cô à?

Thuyên im lặng vài giây trước câu hỏi có phần mai mỉa lẫn trong nụ cười nhếch mép của gã hoạ sĩ thô kệch cộc cằn.

– Chú nghĩ cháu là gì cũng được nhưng cháu là người phù hợp nhất để chú nói về xuất xứ của bức tranh.

Gã hoạ sĩ vẫn chẳng buồn ngó đến Thuyên, mắt gã vẫn tập trung vào bức tranh đang vẽ dở dang trước mặt, bàn tay gã lả lướt điều khiển chiếc cọ nhảy múa những đường nét mềm mại uyển chuyển trên nền giấy canson. Thuyên im lặng vì không muốn cắt ngang dòng cảm hứng đang tuôn nhả đều đặn từ bàn tay và não bộ của một gã tài hoa nhưng kỳ lạ và khó hiểu này.

– Nếu hôm nay chú bận thì ngày mai cháu sẽ quay lại. Chú suy nghĩ kỹ đi ạ. Sẽ không ai phù hợp hơn cháu để nghe chú kể về bức tranh đâu ạ.

Thuyên vừa dứt câu thì cô với tay lấy chiếc túi đi ra cửa, rời khỏi căn phòng sóng sánh màu vàng. Ánh sáng thiên nhiên trong trẻo toả ngập vào mắt cô một sắc màu tươi sáng dễ chịu. Cô dụi mắt rồi quay trở lại bến xe buýt, chờ bắt được chiếc xe để trở về phòng trọ. Trong lòng Thuyên vẫn ngổn ngang cảm giác tò mò, ấm ức trộn lẫn vào nhau, tạo thành một dòng suy nghĩ đối lưu hỗn độn.

Artis Âme Sauvage

8 giờ sáng ngày hôm sau, Thuyên đã có mặt ngay trước cánh cổng sắt cũ kỹ của căn nhà số 175/24.

Cô lại gõ cửa nhà gã hoạ sĩ nhưng trong đầu trống rỗng, không biết rủi hay may vì cô không đoán được gã có đồng ý mở cửa cho cô vào nhà gã một lần nữa hay không. Gần 60 giây trôi qua nghe dài dằn dặt, không tiếng động nào ra hiệu có chút hy vọng. Nhưng Thuyên sẽ không bao giờ bỏ cuộc, cô ghé sát vào cánh cửa, nhón chân lên, nhìn vào khe cửa hẹp, vẫn là thứ ánh sáng âm ấm sóng sánh màu vàng hắt ra từ bên trong căn phòng bừa bộn của gã hoạ sĩ khác người.

Thuyên lấy hết can đảm, định cất tiếng gọi thì nghe tiếng ken két quen thuộc rít vào tận thái dương, và cái đầu bù xù tóc lại thò ra ngoài. Lần này, gã không hỏi Thuyên câu gì mà chỉ để cửa rồi lẳng lặng đi vào bên trong.

Thuyên thở phào nhẹ nhõm, vậy là gã không để bụng, gã vẫn chấp nhận cho cô vào nhà gã lần nữa. Thuyên lẽo đẽo đi sau lưng gã, hoá ra gã cũng không quá cố chấp như cô đã nghĩ.

– Ngồi đi.

Gã chỉ vào cái ghế dựa cũ hôm qua, chỗ duy nhất để khách đến ngồi. Rồi gã lại loay hoay với cái bảng màu và mấy cây cọ đặc trưng của dân hoạ sĩ.

– Cháu cho chú cái này.

Thuyên lấy trong giỏ xách một cái túi nhỏ, đem lại đưa cho gã, gã nhìn cái túi giấy đẹp đẽ từ đứa con gái lạ hoắc đưa cho mình, mắt gã vẫn hoài nghi, chưa hiện lên điều gì thiện cảm.

– Ai kêu cô mua vậy?

– Cháu tặng cho chú thì sao phải chờ chú kêu.

– Nó sẽ không là lý do để tôi nói về bức tranh đâu, cô thông cảm và đem nó về đi.

Gã hoạ sĩ vẫn cái giọng khàn đặc mùi khói thuốc, chậm rãi đầy bảo thủ.

– Dạ, nhưng cháu không tặng chú vì lý do đó nên chú cứ giữ.

Thuyên đặt chiếc túi giấy lên chiếc bàn gỗ. Rồi lặng lẽ ngồi xuống cạnh gã hoạ sĩ.

– Cô lên kia ngồi, đừng làm vướng tay tôi.

– Cảm phiền chú có thể ngưng tay một chút cho cháu hỏi không?!

– Cô hỏi đi.

– Cháu muốn hỏi chú một chút về bức tranh ở cạnh cầu thang. Bức tranh có vết sẹo.

– Tôi đã bảo cô đừng hỏi về bức tranh đó rồi mà. Cô không hiểu tôi nói gì à?

Gã hoạ sĩ cộc cằn quát lớn, từng lời nói phát ra trong cổ họng nghẽn đặc của hắn nghe như tiếng gầm gừ dồn nén từ tận cùng bức bách.

– Nhưng cháu muốn biết.

Thuyên bấu bàn tay nhỏ bé của cô vào cánh tay cứng cỏi của gã hoạ sĩ và nhìn gã bằng cái nhìn cương quyết, không nhượng bộ.

Gã đẩy tay Thuyên ra, mặt gã tỏ vẻ dửng dưng, rồi gã lại hí hoáy với chiếc cọ màu. Gã cũng chẳng thèm nhìn mặt Thuyên, thái độ gã như một kẻ bất cần, lạnh lùng và cố thủ đến vô phương.

Lần này Thuyên không chịu thua, cô dằn lấy tay gã làm gã đánh rơi chiếc cọ khỏi tay. Cô cất giọng đanh thép lẫn chút van lơn.

– Chú nhìn con đây, chú nhìn vào mắt con này.

Lúc này, gã dường như bị động và thất thủ trước sự mạnh mẽ đột ngột của cô gái, gã từ từ ngước mắt nhìn Thuyên, cặp mắt bị mớ tóc dài của gã che phủ, ánh mắt sòng sọc và ngờ vực đến đáng sợ.

– Chú Huân. Chú nhìn kỹ con đi. Con có giống bà Xoan, có giống người đàn bà trong bức tranh đó không?

Thuyên nhìn trừng trừng vào mặt người đàn ông, ánh mắt cô như muốn xoáy vào tận con ngươi đang căng lên từng tia máu trong lòng mắt của gã, và gã cũng vậy, đôi mắt gã không rời khỏi gương mặt của Thuyên, nhưng lần này không còn là ánh mắt lạnh lùng mỉa mai mà gương mặt gã trở nên méo mó, đuôi mắt gã co giật liên hồi, dường như thần kinh gã đang căng ra quá đỗi. Tay gã như mềm nhũn, nhão nhoét rồi bất chợt buông thõng vô hồn.

– Con là con của bà Xoan, nhà con cháy hết rồi, Mẹ con đã mất trong cơn hoả hoạn, không còn tấm ảnh nào để thờ…

Thuyên nói đến đó rồi bỏ lửng giữa tiếng nấc nghẹn, cô đổ sụp đầu xuống tay gã hoạ sĩ.

Gã ngồi bất động như kẻ vô hồn, chẳng biết trong bao lâu, chỉ đến khi giọt nước mắt nóng hổi từ mặt cô gái rớt xuống tay gã mới làm gã giật mình tỉnh lại. Bất chợt, như nhớ ra điều gì, gã vội vã kéo tay áo Thuyên lên cao, lúc này, mắt gã trợn tròn, mồm gã há hốc khi thấy cái bớt màu nâu bên dưới khủy tay Thuyên…

Gã lấy bàn tay gầy gò, lem luốc màu sơn vẽ nâng cằm cô gái lên, gã nhìn kỹ lại mặt cô lần nữa. Rồi miệng gã méo xệch. Cổ họng gã bật ra tiếng nấc khô khốc như những thanh gỗ mục bị bẻ đôi.

Gã ôm Thuyên vào lòng, gã khóc nhưng trong hốc mắt sâu hoắm, nước mắt gã đã khô cạn không còn rơi nổi. Tiếng khóc của gã lọt thỏm trong nỗi bất lực khổ sở như tiếng kêu rên đau đớn của con thú hoang mắc bẫy.

– Con ơi!…

Gã gục đầu vào vai Thuyên, cô ôm chặt lấy gã rồi bật khóc nức nở. Cô nắm lấy bàn tay dài ngoằn nghoèo, gầy guộc lấm lem màu mực của gã rồi vuốt gọn lại mái tóc rũ rượi luộm thuộm cho gã, trong nước mắt, tiếng nói Thuyên như đứt quãng.

– Con tìm Ba bao lâu rồi. Con chỉ sợ không tìm được Ba. Chỉ có Ba mới giúp con tìm thấy lại Mẹ mà thôi, Ba ơi!

Gã hoạ sĩ “thần kinh” run rẩy vuốt mái tóc đứa con gái nhỏ, mắt gã bỗng dưng mờ đục cay xè, đôi mắt gã thẩn thờ, khoé mắt gã vẫn co giật liên hồi và gương mặt gã vẫn chưa tan được cảm giác ngỡ ngàng, xúc động bởi cuộc gặp gỡ đột ngột này.

Artis Kal Som 

Ký ức của 16 năm về trước như một chiếc băng tua ngược trong tâm trí người họa sĩ già, ngày hai vợ chồng ông chọn cuộc sống đường ai nấy đi, khi đó Thuyên chỉ vừa tròn 2 tuổi, con bé còn nhỏ nên sống cùng với Mẹ. Cuộc sống của người đàn bà nghèo trôi qua trong những tháng ngày bình lặng cho đến một ngày, trong lần nhóm bếp, ngôi nhà mái tranh không may bị một thanh củi rơi xuống bó lá dừa mà Mẹ Thuyên đặt bên dưới bếp lò và bi kịch đã xảy đến trong căn nhà neo đơn khi lửa oan nghiệt bùng cháy dữ dội…

Đêm đó, ngôi nhà bà Xoan chìm trong cơn hoả hoạn, bà Xoan và người mẹ già không thoát được nên đã ra đi trong đám lửa ngùn ngụt khổng lồ. Khi đó, Thuyên đang ngồi chơi trên chiếc xe đẩy trước hiên nhà, được hàng xóm cứu kịp nên thoát khỏi biển lửa hung tợn bao trùm cả một vùng trong làn khói đen đặc. Gia đình Thuyên không còn ai, sau cơn đại nạn đó, mọi thứ trong nhà hoàn toàn bị thiêu rụi trong bão lửa, những tấm ảnh về người đã mất cũng hóa hư không. Thuyên lớn lên trong ký ức lờ mờ về hình ảnh người Mẹ quá cố của mình qua những lời mơ hồ kể lại.

Ngày nhận tin bà Xoan mất, ông Huân mù mờ nghe được những thông tin ít ỏi từ những người có mặt trong ngày định mệnh đó, họ kể với ông lúc cảnh sát cứu hỏa đến đem bà ra thì bà đã chết, lửa bén trên mặt bà một vết bỏng dài như lưỡi dao. Sau lần hỏa hoạn đó, Thuyên trở thành đứa trẻ không Cha không Mẹ, người hàng xóm cảm thương đã cưu mang nuôi nấng rồi sau đó không lâu, họ cũng chuyển nhà về nơi Tỉnh lẻ xa xôi, biền biệt không còn tin tức. Mọi thông tin giữa ông Huân và Thuyên dường như mất hẳn.

Trong nỗi đau đớn tột cùng, ông đã vẽ nên một bức tranh người phụ nữ với vết sẹo dài nhưng nỗi ám ảnh đã bao trùm trong ký ức ông một cách dai dẳng khủng khiếp, nỗi dằn vặt, hối hận vì không thể cứu được vợ con để rồi gia đình phải rơi vào cảnh ly hương biền biệt, nỗi ám ảnh đó đeo mang khiến nét vẽ của ông cũng trở nên khó khăn, ngón tay như đông cứng, thần kinh như tê dại, một bức ảnh chỉ có nửa gương mặt với vết sẹo dài được phủ một mảnh khăn tang chứa đựng những điều bí ẩn nằm sâu trong lòng người đàn ông kỳ lạ, diện mạo ông cũng từ đó trở nên tiều tụy hẳn, cuộc sống, tâm tính ông cũng dần dần đổi khác đến nỗi quanh đây, người ta vẫn gọi ông là ông hoạ sĩ thần kinh, ông hoạ sĩ bất thường bởi bao nhiêu năm qua, ông chẳng giao du, tiếp xúc với hàng xóm láng giềng, thế giới của ông chỉ cô đọng, đặc quánh với cọ màu và giấy vẽ.

Artist: Jinsheng You

Nhiều năm trôi qua, bức tranh người phụ nữ nửa mặt với vết sẹo dài, phủ khăn trắng được ông Huân che chắn cẩn thận và đặt ở nơi góc khuất, cuối cầu thang, ít người qua lại nên khách mua tranh không thể nhận ra mà cũng không ai để ý.

Ngần ấy thời gian với một đời người, không nhiều mà cũng chẳng ít, cuộc sống của người hoạ sĩ “thần kinh” chẳng khác nào cánh cửa bị khoá trái, những tưởng mọi ký ức sẽ mãi mãi là quá khứ chìm sâu dưới lòng huyệt lạnh, cho đến một ngày, Thuyên vào phòng tranh của ông Huân sau nhiều năm Trời cô đi khắp nơi để tìm những người hoạ sĩ vẽ tranh truyền thần khắp chốn sài thành, nhưng ngày gặp ông, lòng cô rối bời bởi cô cũng không dám chắc rằng người đàn ông có ngoại hình luộm thuộm kỳ dị này có phải là Cha ruột mình không và nếu ngày hôm đó, tấm vải trắng phủ trên bức tranh không bất ngờ rơi ra, để lộ đôi mắt nhìn về phía Thuyên một cách kỳ lạ như biết nói thì có lẽ, Thuyên cũng không thể nào dám tin rằng mình đã tìm lại được ông Huân, người Cha ruột của mình.

Thuyên lấy tay lau vội những giọt nước mắt ướt đẫm trên gương mặt, bện vào mớ tóc, cô khẽ xoay người, nhìn về phía góc cầu thang, sau vạt tóc loà xoà, mắt Thuyên nhoè đi khi thấy bức tranh bí ẩn hiện lên đẹp mơ hồ phía sau mảnh vải trắng đang bay nhè nhẹ trong căn phòng không có gió. Đôi mắt sâu thẳm như nhìn về phía Thuyên và người hoạ sĩ già đang ngồi bệt dưới nền gạch cũ. Đôi mắt như đang cười, huyễn hoặc lẫn trong làn ánh sáng đục ngầu của những bóng đèn màu khói…

 

VÕ ĐÀO PHƯƠNG TRÂM

Hình minh họa internet

Kim Quy sưu tầm

Xem thêm...

Chìm Vào Chân Mây

Chìm Vào Chân Mây 

ĐQV. C130/435

Ngày ấy cũng đã xa, hơn ba chục năm trời trôi qua, đời người ngắn lại. Những nghịch cảnh, những trớ trêu của cuộc đời nghĩ lại chỉ là phù du. Canh bạc nào chẳng có người thắng kẻ thua. Huống hồ một canh bạc chính trị lớn, thật bẩn thỉu.

Người ta đã đánh cá không bằng những đồng tiền thưởng, mà bằng tuổi trẻ của cả thế hệ đang lớn lên. "Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau". Câu hát ngày nào mà bây giờ hay bất cứ lúc nào hát lên cũng đúng. Cái mai sau ấy như một lời hứa hẹn của tương lai, chứ hiện tại thì khác hẳn.

Thế hệ anh đã hy sinh cho cuộc chiến. Các nhà lãnh đạo hồi đó đã không khéo tay để "nướng" trọn cả một thế hệ trẻ, như đã nướng chiếc bánh quá lâu, cháy khét. Bây giờ còn lại bao nhiêu đứa rải rác khắp các thành phố lớn nhỏ trên thế giới. Những ông cụ non chưa đủ tuổi để hưởng tiền già, ngồi tụ họp với nhau, nói chuyện "dĩ vãng" vàng son?. Những trận đánh ngoạn mục chỉ người cùng lớp tuổi mới cảm thông.

Nói chuyện chiến tranh trong xã hội hòa bình đang đua đòi chạy theo vật chất. Xa vời quá và cũng không phù hợp với lớp người vẫn cho mình là giới thức thời, họ đã tránh né phần đóng góp của mình cho cuộc chiến chung. Còn với lớp trẻ, chiến tranh là cái quái gì đối với những tân tiến của khoa học giả tưởng ngày nay. Với những anh hùng người máy như "Rambo," "Rocky"... lớp người trẻ họ thờ ơ cho rằng quá mất thì giờ để nghe chuyện xưa cũ. Những gì đã xảy ra trong rừng sâu nước độc ở một nơi nào đó trên mảnh đất có tên là Việt Nam.

Thật thế, nếu họ muốn thì chỉ bỏ vài "đôla" mua một vé ciné là có đầy đủ. Ngoài cảnh bom rơi đạn nổ còn có cả bóng dáng đàn bà trong chiến trận của màn ảnh màu đại vĩ tuyến. Ôi Việt Nam quê hương anh, thật bẽ bàng!. Chiến trận Việt Nam đã không được tô màu và thi vị hóa. Lớp cha, anh chỉ còn biết ngậm ngùi. Hình ảnh ngày xưa mình đã tham dự, đã hy sinh nay còn lại những gì? Chẳng còn gì thật, Lộc nghĩ như thế trong cơn say, và cũng biết chẳng còn ai có thì giờ đi bắt bẻ ý viết của một người đang "xỉn". Lộc đã loạng quạng mượn đôi chén để bắt đầu kể chuyện.

Gạt bỏ những trận đánh lớn, đánh nhỏ, những kế hoạch tham mưu chiến thuật phiền toái mà chỉ tạm là người ngoài phố, bàng quang nhìn thấy gì lúc cửa nát nhà tan. Lộc không nhìn với đôi mắt mất thần của kẻ tạm gọi là thua cuộc mà chỉ quan sát như một ống kính vô hồn thâu lại những hoạt cảnh mà người đời gọi là biến cố.

 Hình minh họa

Ngày ấy Lộc còn là một phi công chiến đấu, hàng ngày xách dù đi bay chung với đồng đội, đời thật vui. Nhiều phi vụ hiểm nguy nhưng với tuổi trẻ, đó là dịp được thử thách với đường bay can trường thật đẹp của tuổi mới lớn đi ướp mộng đời. Bầu trời bao la, soải cánh chim bằng, tự do và thoải mái. Trên trời cao xanh có những lúc anh đã giang rộng đôi cánh như muốn ôm cả vũ trụ vào đôi tay bé nhỏ. Ôm lấy cuộc đời mà mình đã ấp ủ từ lâu, nay mới được thỏa chí tang bồng. Sau những chuyến bay như thế, êm ái cũng có mà nhiều khi toát mồ hôi lạnh cũng có.

Lộc trở về với cuộc sống bình thản như trăm vạn thằng con trai mới lớn khác. Lộc hí hửng đi đón người yêu bé nhỏ của buổi tan trường, thâu nhận những dỗi hờn vu vơ hay vài chuỗi cười dí dỏm. Chàng đã tạm quên đi những hiểm nguy vừa qua của mấy giờ trước đó đã đùa giỡn trên không trung, đem mạng sống ra thách thức với thế trận. Đôi khi Lộc thấy trong anh hình như có hai trạng thái trái ngược hẳn nhau. Khi lâm trận, trên trời cao, hung hăng như con cọp xám, lúc xuống đất hiền lành như con cừu non vụng dại.

Lộc rất yêu đời nhưng cuộc sống chẳng dễ dàng như chàng nghĩ. Biến cố lớn đã tràn đến như bão táp dữ dội tàn phá tất cả. Con sóng đỏ được yểm trợ bởi ngoại bang tràn ngập biến thành cảnh mới, tan hoang. Nhà cửa sụp đổ với pháo đạn và người dân hốt hoảng chạy tìm kiếm chỗ dung thân. Một cuộc bạo động? Không đó là cuộc giải phóng thứ hai, sau lần giải phóng hụt năm Mậu Thân sáu tám để lại biết bao cảnh tang thương. Bảy năm sau một cảnh tượng hãi hùng hơn thế nữa, do người bạn thân tình ngoại quốc phản bội đã tiếp tay, đồng lõa. Như một gả bán công khai của đồng minh cho loài yêu xanh tinh quái Cộng Sản. Cô gái lỡ thời Việt Nam đành cúi mặt lên xe hoa đã được trang hoàng bằng những mắt dây kẽm gai, chịu đựng những sóng gió ba đào. Ngày bắt đầu với số phận ấy, Lộc đã nhìn thấy gì?

Phi trường Tân Sơn Nhất xưa

Một Tân Sơn Nhất yêu thương niềm nở, tiếp đón thường ngày những lần chạm bánh, nhẹ như những nụ hôn phớt qua trên má người yêu. Phi cơ đủ các loại trở về đây sau một ngày bay bổng mệt nhoài. Hôm nay đây khác hẳn, đã bẽ bàng đón nhận đau thương bằng những trái đạn pháo của con tàu bội phản. Bắt đầu từ chiều hai mươi chín tháng tư bảy mươi lăm; phi đạo đã bị trải bằng những vết đạn và một vài quả bom nhỏ của hai chiếc A.37 phản nghịch. Sáng ngày hôm sau, cảnh tượng hãi hùng hơn. Ngay từ nửa khuya về sáng, TSN vẫn còn trong hơi sương và những vết đạn lửa bắn chéo nhau vội vã không xé tan được làn sương mỏng quái ác ấy. Nhiều hoa tiêu từ những trại độc thân đang tìm cách trở vào phi đoàn. Họ trở lại đây, chỗ hội họp hằng ngày, nơi gắn bó với con tàu mà chúng đã vô tình như nối chặt cuộc sống tình cảm từ bao giờ. Những liên hệ mật thiết của phi công trẻ tuổi đầy nhiệt huyết với con tàu chung thủy thân yêu, chứa đầy kỷ niệm của những lần thao túng trên chiến trận.

Tới gần bảy giờ sáng, sương mới bắt đầu tan, Lộc thấy trên trời còn mờ mờ bóng chiếc phi cơ độc nhất AC 119K còn đang bận với vòng bay. Tiếng động cơ nổ như gọi mời những cánh chim còn say ngủ hãy thức dậy nhập đoàn. Số đạn trên tàu bây giờ chẳng còn bao nhiêu, bảy ngàn bộ trên cao, con tàu bồn chồn muốn nhập cuộc vào vòng bắn. Bay thêm một vòng nữa để nhận định tình hình rồi quyết định rời độ cao xuống thấp hơn. Ở năm ngàn bộ, những khẩu súng máy trên tàu bắt đầu làm việc. Trải làn đạn đầu tiên vào vùng Hạnh Thông Tây, khu có một cao điểm là nóc chuông nhà thờ, phía tây bắc vòng đai phi trường. Làm nao núng những dàn súng phòng không của địch, những khẩu súng cối và bọn điều chỉnh tác xạ đang chờ lệnh tấn công.

Vòng bay kế tiếp đã làm hoảng sợ những tên địch đang bị xiềng chân vào càng súng phòng không mà chúng phải sống chết ở lại giữ điểm then chốt chiến lược. Chiếc AC 119K sau khi làm được vài vòng phía bên trái mục tiêu vừa đổi hướng cho trục tiến, vô tình tránh được chiếc hoa tiễn SA-7 tầm nhiệt đầu tiên bay lên. Chiếc tàu vẫn anh dũng vào sát mục tiêu hơn trong vòng bay kế tiếp, mong muốn diệt được ổ súng phòng không lợi hại này. Không may ngay lúc đó một hỏa tiễn tầm nhiệt khác phóng lên, trúng ngay máy số hai, xé nát con tầu, cắt ngang chiếc cánh bên phải, xăng nhớt văng ra xa, nổ bùng trong bụm lửa đỏ ngầu.

Con tàu mất thăng bằng, với lực sẵn có đã xô nó vào vòng xoáy mãnh liệt. Sức ly tâm làm tung mấy khẩu súng 7.62 ly và đã đẩy người xạ thủ ra chơi vơi ngoài không trung. Chiếc tàu bốc lửa mang theo hình hài của phi hành đoàn cuộn tròn theo con lốc xoáy của khối sắt nặng nề đang vung vãi trên không. May thay có một cánh dù vừa bung nhưng chưa kịp nở tròn thì chân người xạ thủ đã chạm đất. Trọng lực của trái đất làm nẩy thân anh như một trái banh xẹp. Phi hành đoàn của đại úy "Thành Đen", chiếc tàu thứ hai sau chiếc C 130 trong vòng chưa đầy một tháng của sư đoàn V không quân, lâm nạn.

Máy bay C-130 Xưa tại VN

Trời vẫn còn mù sương, nhưng người ta có thể nhận diện nhau, những khuôn mặt quen thuộc hàng ngày. Bây giờ nhóm phi công từ các khu cư xá độc thân mới qua được trạm kiểm soát ngăn khu đậu máy bay để vào phi đoàn chờ lệnh. Nắng cũng bắt đầu lên cao tiếng súng nổ cũng bớt dần rồi ngưng.

Người ta cũng tưởng chỉ có thế thôi rồi một ngày mới lại bắt đầu với sinh hoạt bình thường như mọi ngày. Các quán cà phê sẽ đông người và ở đó người ta sẽ bàn tán sôi nổi về trận đánh đêm qua. Xôn sao hồi hộp như một trận túc cầu quốc tế được tường thuật trên đài phát thanh. Nhưng không, còn hơn thế nữa, nó như một trận đấu quyền anh chỉ nghỉ đôi phút để sửa soạn cho một hiệp đấu khác gây cấn hơn. Khoảng tám giờ sáng, loạt pháo thứ hai đã câu vào căn cứ Tân Sơn Nhất một cách thật chính xác.

Những đám cháy từ những chiếc phi cơ trúng đạn nơi bãi đậu đã chứng tỏ lần pháo này có sự điều chỉnh hữu hiệu của tiền sát viên pháo binh cộng sản. Dãy phi cơ khổng lồ C.130 _ sau chuyến bay đêm qua, ngoan ngoãn đậu trong ụ phía đối diện khu phi trường dân sự _ bây giờ chịu bó tay nằm đó để nhận những trái đạn pháo quái ác của cộng sản đỏ. Nằm bất động, thúc thủ chịu trận như con "kình ngư" bị kẹt trong vùng nước cạn. Chiếc máy bay đầu tiên trúng đạn đang bốc cháy, sức nóng bốc lên cao thật nhanh với ngọn lửa đỏ đậm quyện vào đám khói đen của nhiên liệu và dầu mỡ. Mùi khét lẹt của dây điện và vật liệu bằng chất nhựa cháy tỏa ra nhanh chóng.

Người ta tiên đoán và đang chờ đợi một tiếng nổ long trời lở đất khi mà ngọn lửa cháy xém tới bình xăng nơi cánh. Phi đoàn 435 vận tải tọa lạc gần đó với số nhân viên phi hành không đầy đủ đã bắt đầu thấy xôn xao. Họ lo sợ cho những con tàu khác bị cháy lây. Nhiều phi công vội vã không chờ lệnh, đã tự động chạy ra di chuyển con tàu thân yêu ra xa đám lửa, sang một vị trí khác an toàn hơn. Đây là một phản ứng tự nhiên, vì có dời con tàu đi chỗ khác chăng nữa thì chúng vẫn ở luẩn quẩn quanh đây trong tầm tác xạ hữu hiệu của địch quân. Đợt pháo kích này hơi lâu làm thiệt hại thêm một chiếc C. 130 nữa. Trong ánh nắng vàng tươi của buổi bình minh, trớ trêu thay bầu trời Tân Sơn Nhất bỗng chốc biến thành hỏa mù.

Máy bay vận tải C119 của Mỹ ở sân bay Tân Sơn Nhất bị đạn pháo hủy (1968)-Minh họa



Trên bãi đậu, một con tàu đang bốc cháy, biến thành bất khiển dụng vĩnh viễn, nằm trong ụ chịu đựng như những nấm mồ của định mệnh chờ sẵn. Con tàu ít ra trong những giây phút cuối cùng, nó vẫn tự hào rằng đêm qua còn về kịp nơi bến đậu cũ hằng ngày của phi trường mẹ, để rồi theo ngọn lửa sáng nay, bị cưỡng bức tức tưởi, ra đi như một nghiệp số.

Tới mười giờ sáng, trời vẫn nắng. Cái nắng ban mai của Saigon một ngày thật đẹp trời nhưng đau xót bẽ bàng để chứng kiến những biến động đổi đời của một dân tộc hiền hòa đang bị phản bội và bị bán đứng cho Cộng Sản. Phi đoàn 435 vận tải tuy đang xáo trộn vì tình thế, nhưng kỷ luật rất cao. Người ta vẫn kiên nhẫn chờ lệnh. Ngoài sân bay trước mặt, một chiếc trực thăng biệt phái đã bắt đầu quay máy rồi làm thủ tục cất cánh. Lác đác có vài nhân viên phi hành trực thăng khác đang chạy với theo để lên tầu quá giang trở về đơn vị gốc vùng IV chiến thuật.

Mười giờ ba mươi vị thiếu tá trực phi đoàn 435 gọi điện thoại tới phòng hành quân chiến cuộc. Không ai trả lời, hoặc giả không có ai dám trả lời. Trước tình trạng mịt mờ này, ông quay điện thoại qua Không đoàn 33 chiến thuật. Tình trạng vẫn không khá, dường như chẳng có ai rảnh rỗi để ngồi ôm điện thoại như thường ngày. Suy nghĩ vài phút, ông gọi lại phòng hành quân chiến cuộc bằng số điện thoại khác. Nhưng tình trạng vẫn tăm tối mịt mù. Trước tình cảnh ấy, đại úy H. trưởng phi cơ của phi hành đoàn túc trực hành quân trong ngày buộc miệng chửi thề. Thỏa cơn tức, ông quay sang vị Thiếu tá thúc giục:

- Thiếu tá đã đến lúc chúng ta phải tự lo. Gia đình chúng tôi còn kẹt lại ngoài Côn Sơn từ đêm qua.

Vị thiếu tá quay lại hỏi cộc lốc:

- Phi đoàn còn bao nhiêu trưởng phi cơ?

- Tôi không rõ, sáng nay chỉ thấy lác đác vài ông. Anh em vào phi đoàn không đầy đủ có lẽ vì kẹt đường.

Mẩu đối thoại chỉ có thế và rồi Lộc nghe có tiếng nổ thật gần, làm rung chuyển căn nhà gỗ hai từng lầu. Anh thấy vị thiếu tá nói nhỏ vài câu với mấy người trưởng phi cơ đứng quanh đó. Rồi họ chạy đi lấy túi bay, không kịp lãnh dù. Mấy người hoa tiêu phụ ngơ ngác đứng nhìn. Rồi khẩu lệnh ra, chia nhóm hoa tiêu phụ thành từng nhóm hai ba người một. Lời dặn dò không có tính cách như một lệnh.

- Các anh "co pilot" theo từng toán một ra lấy tàu. Ông nào nhiều kinh nghiệm sẽ bay ghế Co Pilot, ông nào bay yếu ngồi ghế... trưởng tàu. Tôi nói rõ, bay ghế trưởng tàu không có nghĩa là trưởng tàu mà trái lại các ông này phải nghe lệnh của... Co Pilot.

Một cái lệnh? Chao ôi! điên đảo thay lúc giao thời. Đó là một cái lệnh hay là lời dặn dò của buổi chợ chiều? Ôi chua xót làm sao! Cái giờ phút cuối của một Không Lực đứng vào hàng thứ tư trên thế giới đang tan rã. Rồi Lộc nghe:

- Các anh đi từng toán một, cách nhau năm phút. Xe "Pick Up" không đủ và dễ gây xáo trộn. Lên trời sang tần số "Guard" để liên lạc. Có hai nơi nên tới đó là phi trường Côn Sơn và phi trường Utapao Thailand.

Nói xong, họ trao nhau những mẩu giấy nhỏ có ghi tần số truyền tin của phi trường tới. Lộc chỉ nghe được có thế thôi rồi thì tản mác, phi đoàn bỏ hoang. Trong giây lát mọi người biến đi như một câu chuyện phù thủy biến hóa truyền kiếp. Tấm bản đồ trên tường với những tọa độ mật, vẫn được phủ bằng tấm màn vải dày vô tư. Ngăn tủ bản đồ phi hành, tài liệu huấn luyện, tiểu sử và chiến tích từng phi công, những kế hoạch, những dự định tương lai vẫn còn để nguyên .

 Hình chụp ngày 29 tháng 4, 1975 cho thấy máy bay trực thăng trên nóc Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thực hiện những đợt di tản cuối cùng những nhân viên và thường dân.


Chỉ thiếu những hình ảnh của chiến tranh đang tàn phá ngoài kia. Tất cả để lại thật ngăn nắp như một ngẫu nhiên phải có. Lộc rời phi đoàn mà chẳng dám nhìn lại lần chót. Biết mình đa cảm và Lộc vẫn sợ tình cảm rồi sẽ lội dòng nước mắt trong buổi phân ly. Khi đã xa chốn này, không hiểu anh có đủ can đảm để xóa tan những kỷ niệm vương vấn giăng mắc nơi đây. Phòng họp hành quân, nơi mà chiếc máy lạnh cũ vẫn đều đều rên rỉ tạo những âm thanh đều đều như cố ru ngủ trong những buổi trưa hè nóng như thiêu đốt của Saigon mùa nắng hạ.

Đó là chuyện cũ, còn bây giờ Lộc phải tự cứu lấy thân, phải nhảy vọt ra khỏi vùng nguy hiểm này. Chiếc xe Honda màu đậu xanh Lộc mới cho sơn lại tuần trước, thay dầu máy và thay đôi vỏ xe mới hiệu Michelin đàng hoàng như một liên đới chót đưa anh ra bến đậu phi cơ. Tội nghiệp, đến giờ phút này mà nhiều người như Lộc, vẫn tin tưởng vào tính hình đất nước, vẫn hy vọng vào một may mắn nhiệm mầu vào giờ chót. Chiếc xe mà Lộc đã cẩn thận trả giá từng đồng khi quyết định mua nó và đã săn sóc để nó được gần với anh, bây giờ tiễn đưa Lộc ra đây trên sân đậu ngổn ngang những đám cháy. Những vết đạn cày sâu của quân thù làm loang lỗ sân đậu.

Cảnh tượng ở đây có thể nói còn tàn bạo và nguy hiểm hơn cả với những cảnh do phim ảnh cố tạo nên. Lộc vội vã đi tìm phương tiện thoát thân. Anh đảo qua hết dãy này rồi sang dãy khác. Phi cơ nhiều quá, đủ loại nhưng thiếu người điều khiển. Trên sân người ta chạy dáo dác chưa biết về đâu, và anh cũng vậy đi tìm kiếm phi cơ. Lộc là phi công chiến đấu mới vừa được thuyên chuyển về phi đoàn vận tải, chưa được huấn luyện trên những chiếc tàu to lớn như thế này. Trời ơi tiếc quá! Giá mà Lộc điều khiển được nhỉ.

Có một chiếc C 130 đang Taxi thật chậm, ng oằn ngoèo tránh những mảnh sắt vụn vương vãi trên sân. Ngớ ngẩn như đứa bé tập lái xe đạp ba bánh chập chững lần đầu. Lộc thấy nơi cửa sổ phòng lái, người phi công chính giơ tay vẫn anh và chỉ về phía sau tàu. Gác vội chiếc xe Honda Dame, Lộc chạy vội vàng lại phía cửa hậu đã được mở sẵn. Gió cánh quạt thổi, đẩy anh đi như không muốn cho anh lại gần. Chiếc áo bay căng phồng, Lộc như người đang lội ngược dòng nước. Cuối cùng anh cũng bám được vào thành tàu. Người ta kéo anh lên.

Theo đà tay kéo, Lộc ngã chúi vào trong lòng tầu. Ngồi thu mình dưới sàn như một kẻ hèn nhát, chạy trốn. Lộc đang rời bỏ quê hương và gia đình. Hình ảnh bố mẹ, anh chị em quây quần bên nồi cơm đạm bạc đang chờ Lộc về. Những trái cà trắng phau phau, và bát canh mà mẹ anh vội vàng nấu chưa kịp ăn. Nhìn con, mẹ dặn về sớm. Bát canh rau ngót, Lộc biết mẹ để dành cho anh từ chiều hôm qua vẫn còn đó. Những miếng giò thịt heo trắng mịn màng mà bao giờ cũng vậy, bà múc cho anh nhiều nhất nhà. Nhưng bây giờ Lộc không trở lại được. Anh tưởng tượng đến những âu lo của người thân khi thấy anh biệt tích rồi hớt hãi đi kiếm tìm. Saigon ơi! Gia đình đó, thôi vĩnh biệt tất cả. Ra đi mà không biết ngày trở về. Kỷ niệm nào còn vướng chân anh buổi tan trường.

Hình minh họa


Thời gian nào còn quyện tuổi học trò. Tình yêu thủa mới lớn yêu đương một chiều. Thôi hết thật rồi những chiều Thứ Bảy dạo phố ngắm nhìn những tà áo mỏng đủ màu bay trong gió. Tuổi thanh niên của Lộc đó, hết rồi, nó đã quá ngắn ngủi và đau thương. Quanh đây trong bầu không khí ngột ngạt với những bộ mặt mất thần ưu tư. Lộc biết rằng mình mới ra khỏi vùng lửa đạn. Rồi con tàu đi về đâu? Anh chỉ biết lờ mờ rằng tàu đang rời khỏi địa phận Việt Nam. Nó vội vã bỏ lại tất cả, vùng đồng bằng ruộng thẳng cánh cò bay hay miền núi đồi cao nguyên mầu mỡ của đất nước thân yêu. Bây giờ lênh đênh trong lòng tàu, đành phó mặc tất cả cho bàn tay người phi công đưa đẩy chuyến tàu viễn xứ.

Hơn nửa giờ đồng hồ sau, tâm hồn Lộc mới bình được đôi chút, và cái tò mò đang nảy nở mãnh liệt, thôi thúc trong anh. Đứng dậy, Lộc nhìn qua cánh cửa sổ. Ngoài trời vẫn còn nắng, phản chiếu ánh sáng bảy màu long lanh của vòng quay nơi đầu cánh quạt động cơ. Dưới kia là biển cả với màu xanh biếc của vùng nước mặn. Ra đi với cuộc đời mới, Lộc chẳng còn gì ngoài chùm chìa khóa vẫn còn nguyên trong túi quần. Thấy cộm, Lộc lấy ra đặt nó trong lòng bàn tay. Lắc đầu chán nản anh nghĩ thầm, "rồi đây nó sẽ trở thành vật lưu niệm duy nhất, đánh dấu một thời đã qua." Lộc mất mát quá nhiều, kể cả tuổi trẻ. Những ngày tháng rong chơi rồi cũng sẽ mất và tiếp nối bằng những ngày dài biệt xứ tay trắng tay. Lộc chẳng muốn nghĩ thêm gì nữa, phải chăng định mệnh đã an bài.

Quá mệt, Lộc ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Một giấc ngủ thật bình yên đến khi nghe tiếng bánh xe chạm mặt phi đạo Lộc mới choàng dậy. Ngơ ngác nhìn chung quanh. Tàu vào bến đậu. Lộc giụi mắt ngạc nhiên vì vẫn có những người lính Không Quân Việt Nam ra tiếp đón như thường ngày. Tiếp đón một phi vụ không được báo trước. Theo dòng người, Lộc bước xuống phi cơ. Ngoài trời nắng vẫn còn chói chang và gió biển thổi mạnh. Cơn gió có mùi vị khác với gió của thành phố nơi anh ở.

Côn Sơn là đây, có người cho Lộc biết như thế. Một hòn đảo phía nam của dải đất hình chữ S. Và anh đã bàng hoàng xúc động. Lộc chưa ra khỏi đất nước anh. May quá Lộc còn có ngày trở về. Anh vươn vai, chưa biết đi về đâu và phải làm gì bây giờ. Nhìn trước mặt, bãi biển xa tắp tận chân mây, phía đằng sau là núi đồi xanh ngắt.

- Anh có thấy gì tại sân đậu TSN trước khi tàu cất cánh không?
Tiếng một người lạ đến làm quen. Lộc trả lời:
- Thấy chứ, ai mà chẳng thấy cảnh khói lửa hãi hùng ấy.

Người bạn mới quen nhìn thẳng vào mắt Lộc nói:
- Không, tôi muốn nói đến người phi công bị tàu cán, nằm sóng soải trên mặt đất.
Lộc ngạc nhiên hỏi vội:
- Hả, chuyện thật không?
Giọng trả lời quả quyết:
- Chính mắt tôi trông thấy mà.

Chuyện hi hữu thật, phi công mà bị máy bay cán chết ở dưới đất. Nếu quả đúng như vậy thì đây cũng không phải là lần đầu tiên Lộc nghe được cái tin như thế. Mấy năm trước đây khi nghe một chuyện thật trớ trêu, anh đã bùi ngùi thương tiếc. Tại phi trường Pleiku, chỉ sau vài phút rời tàu, một ông quan tư tàu bay đã bị cán chết. Quái ác thay lại bị chính con tàu B-57 mình vừa điều khiển vài phút trước đó. Bây giờ trong hoàn cảnh này Lộc lại nghe thêm một tin tương tự. Một ông quan năm phi công cũng bị cán chết bởi C.130, loại tàu mà chính ông ta đã từng bay nhiều giờ. Trong những trường hợp hi hữu như thế này, có thể gọi là sinh nghề tử nghiệp không, hay đó chỉ là số mạng.

 

Ở lại Côn Sơn qua một đêm, những chiếc tàu C 119 đáp vội chiều qua, vẫn còn nằm rải rác quanh đây, bây giờ không sử dụng được nữa vì thiếu nhân viên kỹ thuật. Nghe nói dường như mỗi sáng, nhân viên kỹ thật phải điều chỉnh hệ thống gì đó ở cánh quạt thì tàu mới quay máy được. Lộc không phải là dân kỹ thuật nên không được biết. Chỉ biết rõ có một điều duy nhất bây giờ là, với số gia đình của nhân viên phi đoàn C 130 nay lại cộng thêm với số người mà tàu C 119 chở ra đây, chắc chắn với hai chiếc C 130 còn lại, không thế nào chở hết được số người hiện có tại đảo. Người ta đang lo và tiên đoán sẽ có một sự lộn xộn tranh giành có thể đem tới sự ẩu đả sẽ xảy ra. Mới sáng sớm, người ta làm danh sách lên tàu. Ưu tiên dành cho nhân viên của phi đoàn C 130 trước nhất. Rồi tới các phi công của các loại tàu chiến đấu, đa số là F5, A 37. Còn dân trực thăng may mắn hơn vì có một số tàu từ phi trường Bình Thủy bay tới, ghé qua đây đổ tí xăng cho an toàn, rồi lên đường ra hạm đội.

Quang cảnh lấy xăng thật vui, mới đầu mấy ông C 130 chê xăng nhớt ở vùng tỉnh lẻ, sau đó tính toán lại thấy lượng xăng không đủ để bay qua ThaiLan. Lệnh cấm đổ xăng được ban ra khẩn cấp. Xăng để dành cho C 130 mà thôi. Thế là cảnh ta về ta tắm ao ta, mấy ông C 130 cởi trần để tát gầu sòng. Những chiếc nón sắt được chuyền cho nhau để múc từng nón đầy xăng JP4, kéo lên cao, đổ vào miệng bình xăng nhỏ xíu. Khi người Hoa Kỳ chế tạo những chiếc máy bay này chắc chắn họ không bao giờ ngờ được có ngày hôm nay.

Cái hình ảnh "hò dô ta" chỉ xảy ra một lần duy nhất như thế trong cảnh tượng thật đau lòng này. Ôi Không Quân danh tiếng muôn đời. Cả tiếng đồng hồ, những chiếc nón sắt đầy xăng được luân chuyển hầu như chẳng thấm vào đâu với cánh đại bàng C 130. Trong bối cảnh ấy, trên phi đạo, một chiếc Dakota C 47 đang vội cất cánh. Họ về lại Saigon cùng với những người đổi ý không muốn rời quê hương, trở về lại nơi sinh sống hàng ngày. Người phi công của chiếc tàu này có lẽ trong lúc hấp tấp đã bỏ quên gia đình. Lộc không biết họ về lại thật hay họ đã "xé lẻ" trước tình trạng nhận thấy số người ứ đọng đứng quanh đây.

Ông thiếu tá H. xuất thân từ trường võ bị Đàlạt gọi mời họp. Tất cả có bốn ông tá Không Quân trên hòn đảo thanh vắng này. Cả bốn ông đều là phi công nhưng lái các loại tàu khác nhau. C 130, C 119, F 5 và L19. Mặc dù Bộ tư lệnh Sư đoàn V Không Quân đã đề cử một ông tá khác ra đây từ chiều hôm trước để điều hành. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi ngay khi có lệnh tan hàng từ đài phát thanh. Ngay khi bắt đầu buổi họp khẩn cấp này, ông thiếu tá H. đã tỏ ra là người có bản lĩnh.

Ông nói thật rõ ràng. "Cấp bậc cao nhất ở đây là thiếu tá, tôi không kể thâm niên, vì là sĩ quan hiện dịch xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia. Tôi có bổn phận và trách nhiệm phải điều hành công việc này". Mới đầu thì có tiếng xù xì nhưng sau rồi cũng êm vì tất cả nhận thấy có lý. Mười lăm phút sau, một L19 đã nhận lệnh cất cánh đi tìm tàu Hải Quân Hoa Kỳ ngoài khơi để liên lạc. Sau đó chiếc L19 đã đáp lại Côn Sơn. Có tin đã liên lạc được với Hải Quân Hoa Kỳ và họ đang tìm cách để gọi một thương thuyền, ghé vào đảo để đón dân tị nạn.
 


Tưởng một điều cũng nên nói rõ ở đây, Côn Sơn là một trung tâm nhốt tù cộng sản lớn nhất của Việt nam. Bây giờ trong tình trạng hỗn quân hỗn quan, không ai coi trại tù cả. Mặc dù sau cuộc trao trả tù binh vừa qua nhưng một số tù nhân vẫn còn lại đủ để gây khó dễ cho nhóm gia đình quân nhân vừa tới đảo. Thể theo lời yêu cầu của thiếu tá H., tiểu khu Côn Sơn đã cho tăng cường một tiểu đội giữ an ninh phi trường. Tiểu đội này chia làm hai tổ, gác giữ hai đầu con đường dẫn tới phi đạo. Hai khẩu đại liên ba mươi hướng về phía trại tù. Nhưng độ vài giờ sau, dường như hai khẩu súng này đã đổi hướng. Thấy vậy thiếu tá H. giục anh em và gia đình lên tàu. Số dân còn lại đông quá, cũng may là họ rất kỷ luật và kiên nhẫn đợi chiếc thương thuyền đang cặp bến.

Trên đường bay nhỏ của đảo Côn Sơn, chiếc C130 chót cất cánh nặng trĩu, khó khăn với đường bay thật ngắn mà sức chở đã quá sức ấn định. Đã tới cuối phi đạo rồi mà tàu thì vẫn còn lưỡng lự chưa chịu lên. Gió quạt của bốn động cơ bán phản lực thổi bụi cát bay mù cuối sân. Người ta thấy nước biển tung tóe sát bánh xe và con tàu cứng đầu vẫn lầm lì không chịu cất cánh lên cao. Như một phản ứng tự nhiên, có vài người vội vã chạy dọc theo phi đạo tiến về hướng biển, tưởng rằng con tàu sẽ gặp khó dễ. Nhưng không, nó đã chuyển mình.

Trông xa như một tàu ngầm vừa trồi lên khỏi mặt nước. Tàu ở vị thế sà sà mặt biển rất lâu như gượng gạo né tránh làn nước mặn đang cố với tay xoa bụng tàu. Con tàu càng lúc càng xa bờ đất liền. Bao nhiêu con mắt vẫn hồi hộp ngó theo, cầu mong sao cho nó tai qua nạn khỏi. Chiếc C130, hiền từ nhẫn nại như một con diều hâu già uể oải, bay thật thấp ra mãi tận ngoài khơi rồi cuối cùng nó cũng gượng gạo lên được. Nó bắt đầu bay vòng lại chậm chạp với độ nghiêng cánh thật lơi. Vòng qua phi đạo lần chót, khoảng một ngàn bộ trên cao, nhẹ lắc cánh như còn lưu luyến, rồi ngập ngừng bay về hướng tây bắc, giã từ tất cả những cam go, hãi hùng để chấp nhận một tương lai rất gần mà chẳng ai biết sẽ ra sao.

Ôi Côn Sơn! Sóng biển vô tư đập vào bờ đá, bọt biển trắng xóa tung tóe dưới chân Lộc. Lệ ướt tràn mi liệu nước mắt có mặn bằng hơi bụi bọt biển, đang vương mí mắt. Vào phút chót, nhớ tới bà mẹ già, nhớ tới gia đình, anh em và bát canh rau ngót đượm vị ngọt mùi thịt heo và những trái cà pháo trắng đơn sơ, Lộc đã quyết định ở lại đây trên mảnh đất cằn cỗi này, đứng một mình bơ vơ, lạc lõng nhìn cánh chim trời. Lộc cúi đầu thầm nghĩ. Nó sẽ bay về đâu? Thôi hết rồi! Con chim đang lủi thủi lặng lẽ giã từ tất cả, rời xa phi đạo, con đường bay nho nhỏ, mẩu đất cuối cùng của quê mẹ thân yêu. Nó chao cánh, lưu luyến, nghiêng mình chào vĩnh biệt vùng trời hoang vắng.

Bóng dáng con tàu viễn xứ chìm vào chân mây, nhỏ xíu như cánh nhạn cô đơn. Bất giác Lộc giơ cao tay, vẫy chào lần chót, miệng lẩm bẩm "...thôi nhé bay đi, bay thật xa đi cánh chim nhỏ hiền hòa..."
 

ĐQV. C130/435

Cám ơn anh Yên Sơn đã chia sẻ bài viết của niên trưởng ĐQV với GNST

-----------

Hình minh họa- internet

KQ (Moderator)

 

F5 light fighter, Squadron 530 VNAF.

Xem thêm...

Cánh Chim Cuối Trời - Trần Quang Thiệu

Cánh Chim Cuối Trời 


Trần Quang Thiệu

Hình minh họa

Đức chúc mũi phi cơ nhắm mục tiêu, bấm nút thả trái bom cuối cùng. Ánh lửa loé sáng và đất cát cày lên bụi mù. Nhẹ nhàng nhấc bổng thân tàu, Đức quay mũi chiếc chiến đấu cơ ra biển, bỏ lại đàng sau đất nước Iraq đang mịt mù khói lửa.

Trời trong và xanh, chiếc hàng không mẫu hạm bên dưới nhỏ như chiếc lá im lìm trên mặt nước. Đức hạ dần cao độ, đổi hướng bay ngược với chiều gió, nhắm sàn tàu lao xuống. Khi chiếc hook sau lái phi cơ móc được sợi dây cable giăng ngang trên sàn tàu, và phi cơ rùng mình ngừng hẳn lại, Đức mới thở ra một hơi thật dài:
- Mission accomplished! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu rồi.

Ra khỏi phòng hành quân sau khi tường trình về phi vụ của mình, Đức húyt sáo nho nhỏ, lách mình qua những hành lang chật hẹp trở về phòng ngủ dành cho mình và một người bạn đồng ngũ. Henry vẫn còn đang nằm trên giường đọc sách, chắc là chờ tới phiên bay đêm. Đức mặc nguyên áo bay, ném mình xuống giường:
- Hi Henry. Mày khoẻ chứ?
Henry ngồi thẳng dậy:
- Hi Doug. Tao bình thường. Còn mày, mệt hả?
- Ừ. Bây giờ tao cần ngủ nguyên một ngày!
Henry nhoẻn miệng cười:
- OK. À, có một lá thư cho mày để trên bàn viết đó.
- Thư cho tao? Tao đâu có …
- Thực ra thì tên phát thư đưa cho tao lá thư của học trò một trường trung học viết gửi lính tráng đang ở ngoài mặt trận nhân dịp cuối năm. Tao thấy tên người gửi hình như là người Việt nên tao dành cho mày.
- Thế à? Thôi, cứ để đấy. Bây giờ tao ngủ đây.
Đức nhắm mắt, giấc ngủ tới dần, người Đức lâng lâng như đang cùng phi cơ bay bổng trên trời, nhưng bỗng dưng Đức giật mình ngồi bật dậy vì trong giấc mơ Đức thấy phi cơ do mình lái lao vào một đám cháy, và nổ tung. Đức ôm ngực hồi hộp. Chỉ là một giấc mơ thế nhưng trái tim vẫn còn như đập liên hồi. Đức đứng dậy thay quần áo, bước vào phòng tắm, bỏ hẳn ý định ngủ thêm một giấc miệt mài.
 

Nước lạnh làm Đức tỉnh táo hẳn. Ngồi xuống bàn viết, Đức với tay cầm lấy lá thư, nhủ thầm: Người gửi là Loan Nguyễn! Chắc chắn là Việt Nam rồi.
Đức mỉm cười, xé cạnh phong bì, lôi tờ giấy hình như từ một tập note book, đưa mắt đọc thoáng qua. Cũng không có gì đặc biệt, chỉ là những lời thăm hỏi bình thường của một học sinh năm cuối của một trường trung học tham dự phong trào viết ra tiền tuyến để cám ơn những người đang bảo vệ tự do cho đất nước, nhưng cuối thư cô gái ghi lại địa chỉ của mình, và một dòng tái bút:
“Cha tôi một thời cũng từng là quân nhân của Việt Nam Cộng Hoà. Sau cuộc chiến, chúng tôi được đất nước này đón nhận, và cho chúng tôi đã có một đời sống yên lành. Chúng tôi biết ơn Hoa Kỳ, và xin cám ơn những người lính như anh”

Những dòng chữ hình như viết với chân tình chứ không phải là khách sáo khiến Đức nghĩ ngợi vẩn vơ. Cha Đức cũng là cựu quân nhân của VNCH, năm 1975 theo đoàn người di tản qua đất này, nhưng lúc nào cũng mong một ngày về vinh quang, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Đức lớn lên tại nơi này, và ngày tốt nghiệp trung học, được nhận vào University Of California at San Diego và Naval Academy tại Annapolis, Đức đã băn khoăn không biết là nên theo học USD để được ở gần nhà hay chọn binh nghiệp theo bước chân của cha ngày xưa. Ông Nhân, cha Đức, không ép uổng con trở thành bác sĩ, nha sĩ hay luật sư như đa số các gia đình VN, nên để mặc cho con lựa chọn, tuy nhiên ông khuyên Đức là lúc nào cũng nên nhớ ơn đất nước đã cưu mang gia đình mình trong cơn hoạn nạn, và nếu phải hy sinh cho quốc gia này thì cũng nên. Đức chọn binh nghiệp vì những lời tâm tình của cha, và cũng vì muốn bay bổng ở những chân trời xa lạ, quyến rũ những người trẻ tuổi vừa mới bước chân vào đời.
Thư của Loan làm Đức nhớ tới cha và tâm huyết của một người suốt đời chỉ biết hy sinh. Đức cầm thư Loan đọc lại thêm một lần, thẫn thờ cầm bút viết thư trả lời để cám ơn một người lạ đã nghĩ tới những người lính xa nhà vào dịp cuối năm.

Hình minh họa

Bà Tâm thấy Loan dạo này hình như rất lạ. Con bé vui ra mặt, nhiều lúc liú lo như chim, nhưng cũng có những lúc thẫn thờ, đưa mắt nhìn ra ngoài khung cửa như thể là đang nhớ tới một người. Nhiều đứa con trai, mà Loan nói là bạn, thường ghé qua nhà thăm hỏi nhưng bà Tâm thấy hình như Loan chẳng chú ý tới ai. Bà cũng không mong gì hơn, chỉ muốn Loan chú tâm vào học hành vì ngày thi tốt nghiệp cũng gần kề. Con gái 18 tuổi, không còn bé bỏng nhưng bà vẫn chưa hết lo âu. Đêm hôm nhiều lúc bà tỉ tê với chồng, băn khoăn cho tương lai con cái nhưng ông Tâm hình như không mấy quan tâm:


- Chúng nó lớn cả rồi, mai mốt vào đại học xa nhà, tốt nghiệp, lấy chồng hoặc đi làm xa, tự chúng sẽ biết lo thân. Chúng nó khôn ngoan và giỏi giang hơn chúng mình nhiều, bà đừng lo.
Vẫn biết thế nhưng bà vẫn không yên tâm. Hôm nay thấy Loan nhận một lá thư, vui mừng ôm vào ngực chạy tuốt vào phòng, bà muốn chạy theo hỏi xem là thư của ai nhưng dằn lòng đợi cho tới lúc cả nhà quây quần trong bữa cơm tối bà mới làm như vô tình hỏi Loan:
- Chiều nay con nhận thư gì mà vui vậy? Được nhận vào đại học nào hả con?
Loan lắc đầu, nhoẻn miệng cười:
- Thư của bạn con.
- Bạn hả? Đứa nào vậy?
- Ở xa. Mẹ không biết đâu.
- Ờ, thì mẹ hỏi vậy cho biết mà.
Loan tần ngần nhìn ông Tâm:
- Bố! Ngày xưa lúc còn ở quân đội, bố có nhận được thư của người lạ bao giờ không?
Ông Tâm ngơ ngác, nghĩ ngợi rồi chợt hỏi:
- Con muốn nói là những lá thư thăm hỏi chiến sĩ vào những dịp đặc biệt như Tết?
- Dạ.
Ông Tâm mỉm cuời:
- Có một lần.
- Rồi sao bố?
- Sao là sao?
- Bố có trả lời, có liên lạc với người gửi thư sau đó không?
Ông Tâm buông đũa cười lớn:
- Không. Cô nữ sinh đó không để lại địa chỉ, chỉ ghi tên trường. Khi bố đóng ở Đông Hà có một phái đoàn nữ sinh ra thăm tiền đồn, ủy lạo chiến sĩ, nhưng chỉ thăm rồi thôi. Đâu có cô nào muốn kết thân với lính, nhất là lính mang cấp bậc Chuẩn Úy như bố thì đâu có ai thèm.
Loan lắc đầu, mỉm cười chỉ bà Tâm:
- Ớ ờ! Thế ai đây Bố?
Ông Tâm cười hì hì:
- Cái này là duyên số. Bố và mẹ là con nhà hàng xóm. Mà sao hôm nay con lại hỏi bố chuyện này?
Loan có vẻ ngập ngừng, cúi đầu ấp úng:
- Con quen một người trong trường hợp tương tự.
Bà Tâm hỏi dồn:
- Sao? Quen bao giờ? Có thân không?
- Cũng đến gần một năm rồi rồi mẹ… Bạn thôi, nhưng con quí anh ấy lắm.
- Anh ấy là ai?
- Người Mỹ gốc Việt mẹ à, lớn lên ở bên này cũng như con, qua đây mới vào trung học.
- Thế hả? Anh ta đóng ở đâu, và con đã gặp mặt bao giờ chưa?
Châu, em gái của Loan, chen vào câu chuyện:
- Trời ơi, mẹ tra vấn kỹ thế, cứ từ để chị con kể cho nghe đi mẹ.
Bà Tâm lườm con:
- Học không lo học. Quen biết vớ vẩn làm gì cho mất thì giờ.
Ông Tâm cười an ủi vợ con:
- Bà cứ lo xa. Các con đều ngoan và học giỏi cả. Bố nghĩ là các con đều biết suy nghĩ chín chắn. Thế anh gì đó bây giờ đóng ở đâu hả Loan?
Loan nhìn bố biết ơn:
- Dạ, anh ấy tên là Đức, cấp bậc đại úy, hiện phục vụ trên một hàng không mẫu hạm đang tham chiến tại vùng biển Iraq. Con chưa gặp mặt bao giờ, chỉ thư từ trao đổi, và nói chuyện qua điện thoại vài ba lần.
- Thế ra là Hải Quân.
- Dạ, anh Đức bay phi cơ chiến đấu đó bố.
Châu kêu lên:
- Ah! Pilot.
Loan cười lắc đầu:
- No. Aviator!
- Là sao?
Loan nhớ lại một lần nghe Đức hãnh diện giải thích sự khác biệt giữa hai danh từ này nên cười với Châu:
- Pilot lái máy bay đáp xuống phi trường, nhưng aviator, và chỉ có aviator, mới cất cánh và đáp xuống hàng không mẫu hạm. Khó hơn đáp xuống phi trường trên đất liền nhiều!
Châu gật đầu, vịn vai chị hỏi nhỏ:
- Đẹp trai không? Có hình đem cho cả nhà xem đi.


Loan chỉ cười, không trả lời. Bà Tâm nhè nhẹ thở dài, nghĩ thầm. Biết ngay mà. Vui buồn thất thường thế này thì “yêu” rồi chứ không chỉ “quí” thôi đâu! Bà nghĩ tới những ngày tháng cũ ở quê nhà, mỗi lần ông Tâm đi hành quân, bà ngồi đứng không yên, lo sợ là niềm bất hạnh có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bà không muốn các con bà phải rơi vào hoàn cảnh như bà năm xưa. Trời ơi, thiếu gì kỹ sư, bác sĩ ở cái xứ yên bình này. Yêu ai không yêu lại đi yêu người lính ngoài chiến trường! Tội nghiệp, con bé còn ngây thơ quá. Bà đưa mắt nhìn con, nhưng thấy nét mặt như đang reo vui của Loan, bà chỉ biết kín đáo giấu nỗi buồn.

Loan mở email, chăm chú đọc lại lá thư cuối cùng của Đức thêm một lần.
“Em yêu,
Từ ngày quen em tiếng Việt của anh tiến bộ nhiều lắm rồi đó, em thấy không? Và bây giờ em là “Em yêu” chứ không phải là “Honey” nữa, em bằng lòng chưa?
Anh sẽ về gặp em, sẽ đưa em đi dự senior prom như em muốn, và không chỉ như thế đâu, anh sẽ còn tới thăm em hàng ngày, để rồi khi phải trở về đơn vị anh sẽ không bao giờ quên những giây phút bên em.


Em, anh có những ước mơ đội đá vá trời, muốn bay bổng lên trời xanh và hoà mình vào vũ trụ, nhưng anh cũng có những ước vọng rất tầm thường như được vuốt mái tóc người con gái mình yêu thương. Anh đợi ngày về phép để được dắt tay em đi trên con đường ven biển, được ôm em trong vòng tay, đứng trên bờ đá nhìn sao đêm lấp lánh trên trời, và thủ thỉ với nhau về chuyện chúng mình.


Ừ, chúng mình còn trẻ như em nói. Em còn những tháng năm đại học, và anh cũng còn những tháng ngày lênh đênh nên lúc này chưa thể có nhau trong vòng tay, thế nhưng không ai cấm chúng mình ước mơ, vẽ cho nhau một trời hạnh phúc vì sẽ được sống với nhau đời đời.


Mỗi lần mở cell phone là anh nhìn thấy hình em, cô con gái VN tóc dài e ấp mỉm cười. Anh mang phone trong túi áo gần trái tim, kể cả khi phải mặc đồ bay, để luôn luôn cảm thấy có em bên mình, và anh đang đếm từng ngày, đợi đến mùa hè rực rỡ để gặp em.
Yêu và thương nhớ em.
Anh Đức.”

Tình yêu đến quá mau làm Loan nhiều lúc thấy ngỡ ngàng. Ban đầu thì chỉ là những lá thư/email thăm hỏi, và rồi từ thăm hỏi qua tâm tình. Niềm cô đơn của của những tháng ngày dài trên biển của người con trai phương xa đã làm Loan xúc động, và không chỉ có thế, Loan cũng như những người con gái mới lớn của thành phố nhỏ, không thể nào không mơ mộng về những bến bờ chưa một lần đặt chân. Đức cũng gửi về những tấm hình của những nơi Đức đã đi qua, và cả những tấm hình Đức mặc áo bay bên chiếc phi cơ trước giờ cất cánh, trông oai phong và lãng mạn làm rung động lòng người.

Lâu lâu Đức được phép gọi điện thoại từ biển khơi về cho Loan. Những lời ngập ngừng từ lúc ban đầu dần dần trở thành thiết tha, nhớ nhung, và cuối cùng là hẹn hò thương yêu, nhất là sau khi Đức nhận được những tấm hình của Loan. Tình yêu đến thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật thiết tha của những tâm hồn Việt Nam trên xứ lạ. Loan vui, và ngày nào Loan cũng đợi chờ.

Thế nhưng đã hơn một tháng nay không thấy Đức gọi điện thoại hay gửi email. Loan biết là có những lúc vì lý do an ninh mọi người phải im lặng tuyệt đối, nên dù Loan có gửi hàng chục cái emails cũng không có hồi âm, tuy thế chưa bao giờ Loan phải chờ đợi lâu như lúc này. Lá thư cuối cùng làm Loan náo nức bao nhiêu thì sự đợi chờ mong tin làm Loan bồn chồn bấy nhiêu, nhất là Loan không thể gọi điện thoại tới một con tàu lênh đênh ngoài khơi, chỉ có Đức mới có thể gọi về qua một hệ thống viễn liên đặc biệt mà thôi.

Tắt máy laptop, bỏ vào backpack, Loan thẫn thờ dời thư viện nhà trường. Loan muốn về nhà ngay xem có thư từ gửi qua bưu điện hay không, nhưng lại ngại ngùng sợ thất vọng và buồn thêm. Hay là anh ấy đã gặp một người con gái khác, và không còn yêu mình nữa? Loan lắc đầu không tin cái ý nghĩ vừa thoáng qua đầu. Anh ở đâu, anh có biết là Loan đang nhớ anh lắm không!


Đêm đã khuya lắm, cả nhà hình như đã ngủ yên, chỉ còn mình Loan ngồi thẫn thờ. Trang sách mở rộng nhưng Loan chẳng đọc thêm được chữ nào. Bỗng dưng màn hình PC chớp sáng và hàng chữ “You got mail” nhấp nháy báo tin. Loan mừng rỡ mở hộp thư, thế nhưng rồi thất vọng tràn trề. Không phải là thư của Đức mà của một người nào đó có cái tên “tonyl”!
Loan đã định nhấn nút “delete” xoá bỏ vì nghĩ chắc lại là một lá thư rác rưởi như hàng chục emails Loan vẫn nhận hàng ngày, thế nhưng hàng chữ tiêu đề ghi rất rõ là “Gửi chị Kim-Loan” nên Loan tò mò mở ra xem.

“Thưa chị,
Tên tôi là Tony Lê, một trong số ít người Mỹ gốc Việt phục vụ trên chiếc hàng không mẫu hạm với hàng ngàn nhân viên này. Tôi không phải là bạn của anh Đức, thế nhưng đã gặp nhau một vài lần trên boong tàu, nên có thể nói là quen biết nhau.


Tôi làm việc trong ngành I.T., đặc trách hệ thống email của chiến hạm, và là người “clean up” những hộp thư mỗi khi có người thuyên chuyển hay không còn ở với chúng tôi. Anh Đức không còn ở với chúng tôi, và đêm nay tôi đã ngập ngừng trước khi xóa bỏ account của anh. Tôi thấy trong hộp thư hơn 10 lá thư của chị, và tất cả đều được flagged là thư mới, chưa đọc lần nào.


Thưa chị, tôn trọng sự riêng tư nên dù có khả năng, tôi không bao giờ đọc thư người không gửi cho mình. Tuy nhiên hơn mười lá thư gửi cho người không còn trên chiến hạm nên tôi nghĩ là chị chưa được tin tức gì, và nghĩ tình người Việt với nhau, nên tôi xin được gửi tới chị thư này.


Anh Đức đã ra đi rồi chị! Anh không trở về trong chuyến bay cuối cùng. Phi cơ anh trúng hoả tiễn phòng không, nổ tung trên vòm trời Iraq, và dù đã cố gắng hết sức, toán cấp cứu cũng không tìm được một dấu vết gì trong sa mạc hoang vu. Anh ra đi là một sự mất mát lớn lao cho đơn vị, và bạn bè đồng ngũ trên chiến hạm này đều rất xót thương. Gia đình anh đã được thông báo, nhưng tôi nghĩ có lẽ chị là một người thân bị sót tên nên tôi …”

Loan oà lên khóc, và không thể nào đọc hết lá thư. Nước mắt nhạt nhòa lăn trên má, Loan ôm mặt nức nở, mặc cho niềm đau vỡ oà. Mẹ ơi, ngày xưa mẹ lo lắng mỗi lần bố đi hành quân. Bố trở về an toàn, mẹ khóc vì mừng vui trong lúc bạn của mẹ có chồng tử trận ôm quan tài khóc như đứt từng khúc ruột. Mẹ không muốn con chịu niềm đau chia lìa, có ngờ đâu…

Cơn bão trái mùa đã đi qua thành phố nhưng trời vẫn còn u ám. Bãi biển hẻo lánh chỉ lác đác vài bóng người. Trên cầu tàu người con gái mặc áo đen cầm bông hồng đứng cúi đầu trầm lặng. Gió lạnh thổi mái tóc tung bay, và thân hình người con gái rung lên từng cơn. Cô ta ném bông hoa xuống nước, đứng nhìn thật lâu cho đến khi đoá hồng nhung theo nước thủy triều trôi xa bờ. Người đàn bà đứng tuổi tới gần, ôm vai cô gái dỗ dành. Cô gái gục trên vai người đàn bà, chắc là mẹ, khóc nức nở. Người đàn bà thở dài, đưa mắt nhìn ra khơi. Bà mẹ thì thầm với con, và dìu nhau về hướng thành phố. Trên không mây đen vẫn trôi lững lờ, và một cánh chim hải âu lẻ loi bay về hướng cuối trời.



Trần Quang Thiệu -Septemb2er 13th, 202

 

Anh Văn Đình Hải sưu tầm

Xem thêm...
Theo dõi RSS này