Nghệ sĩ Lữ Liên và "gia đình âm nhạc" nổi tiếng
Photo by Nguyễn Ngọc Quang
Tiểu Sử Nghệ Sĩ Lữ Liên – Cha Đẻ Của Gia Đình Âm Nhạc Nổi Tiếng Lữ Liên (1920 – 2012) là một nghệ sĩ âm nhạc người Việt Nam. Ông là thành viên của hai ban nhạc nổi tiếng là Ban hợp ca Thăng Long và Ban kích động nhạc AVT. Ông cũng là người viết lời Việt cho một số bản nhạc ngoại quốc được yêu thích như Dĩ vãng nhạt nhòa, Lạc mất mùa xuân, Niềm đau chôn giấu, Tan tác.. Lữ Liên tên thật là Lã Văn Liên, sinh năm 1920 ở Hải Phòng. Cha của ông dù là nhân viên bưu điện nhưng lại đam mê nghệ thuật, từng lập một ban cổ nhạc ở Hải Phòng. Thời tiền chiến, một thời gian ngắn, Lữ Liên từng là thành viên của ban hợp ca Thăng Long, cùng với Thái Thanh, Hoài Bắc và Hoài Trung trình diễn những ca khúc mang âm hưởng dân ca ba miền và nhạc trữ tình.
Thay lời tựa:
Không biết tại sao AVT lại gọi mình là “kích động”? Thời 1960′ với một cái trống caisse claire, một contre bass và một đờn cò ta thì cũng chưa gọi là “kích động nhạc” được! Có lẽ vì những chủ đề họ nêu ra thường gây kích động dư luận, hoặc những chủ đề đó đã từng kích động lòng người.
Saigon, Dấu Xưa tìm về:
- Sinh hoạt văn nghệ tại Saigon trước 1975, hầu như không ai không biết đến ban kích động nhạc AVT. Ban AVT rất được ưa thích và không thể thiếu được trong các chương trình Đại nhạc hội. Được xem như một màn trình tấu đặc biệt mang tính Hài, thực chất các bài hát AVT đều được sáng tác với những chủ đề rất thực tế, gắn liền với xã hội và đời thường, ….tiêu biểu như:
- 3 bà Mẹ chồng (nói lên những xung đột và bất cập giữa Me chồng&con Dâu)
- Mãnh bằng (nói lên thực tế và nổi đoạn trường của đời học sinh&sinh viên)
- Đêm Saigon (nói lên về chuyện ăn chơi của Saigon về đêm)
- Tiên Hạ Giới (nói lên thực tế của mãnh lực đồng tiền trong cuộc sống)
- Mái tóc Huyền (nói về hiện tượng các kiểu tóc du nhập sau thời Pháp thuộc
- Tam nghiệp (trào phúng, mỉa mai ví von về 3 nghề: thầy bói, thợ nhuộm, thợ sửa chìa khóa)
- Em tập Vespa(lời thanh ý tục, nói về hình ảnh của chuyện Nam, Nữ thường tình)
- Ông nội trợ (..hát ví von về những ông chồng lười…bám vợ )
- Thân tôi 2 Vợ (hát ví von về tệ nạn 2 Vợ )
- Trấn thủ lưu đồn (ví von về thời thuộc địa Pháp, trai tráng phai đi lính khố xanh)
- Đánh cờ người (Thanh giảng Tục)
- Tuổi đôi mươi dậy thì (ví von về tuổi dậy thì, dựa theo bài “hồng hồng tuyết tuyết)
- Du xuân qua đèo ba dội (Thanh giảng Tục)
- Lơ thơ tơ liễu (Thanh giảng Tục)
- Trai gái thời đại ( ví von về duyên nợ vợ chồng, về thân phận làm vợ )
- Chúc Xuân (nói lên nổi lo khi Tết đến)
- Ai lên xe Buýt (nói lên nổi khổ về giao thông hằng ngày)
- Huynh đệ chi binh (nói về tình lính chiến vơi nhau)
Ban AVT được thành lập năm 1958, gồm các ca nhạc sĩ Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng. Họ là nhân viên dân chính và Hạ sĩ Quan thuộc Đại đội Văn Nghệ (Ban Ca) Tiểu đoàn Văn Nghệ – Nha Chiến tranh Tâm Lý. Vì lúc đó Thiết Quân Luật nên ban Tam Ca ban đêm phải trốn ra hát thường trực tại Phòng Trà Anh Vũ đường Bùi Viện Sài Gòn, từ 9 giờ tối tới 2 giờ sáng.
Khi Anh Linh tức Trung Sĩ Trần đình Kế theo học Khóa 3 Sĩ quan đặc biệt vào tháng 6 năm 1962, nhạc sĩ Hoàng Hải phải đổi tên là Anh Hải để hát thế vào chữ A. 1966 thì Lữ Liên vào thế cho Anh Hải.
TỔNG HỢP CÁC BÀI AVT
Nhạc hài của AVT (hầu hết do Lữ Liên và Duy Nhượng sáng tác) phát triển trên nền âm nhạc dân tộc (đặc biệt là chèo, dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ) nên nghe rất gần gũi mà cũng rất vui nhộn.
Ra sân khấu, AVT diện khăn đóng, áo gấm thụng ba màu khác nhau. Mỗi người sử dụng một nhạc cụ dân tộc: đàn sến (Tuấn Đăng), đàn cò (Lữ Liên) và trống (Vân Sơn). Khi có những câu thoại thì mỗi người nói rặt giọng của mỗi miền Trung, Nam, Bắc.
Sau ngày Việt Nam thống nhất, Lữ Liên sang Hoa Kỳ lập một ban AVT khác gồm 3 người khác, trong khi Anh Linh là sĩ quan bị tù cải tạo tại Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Sau 1975, Vân Sơn bị tai nạn chết ở cầu Thị Nghè,
Nhạc sĩ Lữ Liên (cha ruột của các ca sĩ Tuấn Ngọc, Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà và Lưu Bích) mất ngày 8.7.2012 tại Mỹ. Nhưng, Ban AVT hải ngoại không thể đem lại được nét dí dỏm và tính thời sự được như thời trước 75.
Ban nhạc AVT, được Ns. Lũ liên lập lại năm 1994 với 2 thành viên mới tại Hoa Kỳ:
Về Tuấn Đăng còn ở lại đánh đàn tại Tiếng Dương Cầm khu cư xá Sĩ Quan Chí Hoà đường Lê văn Duyệt cũ. Theo tin vào năm 2016, trước đây khi Tuấn Đăng còn khỏe, thu nhập chính của ông là kéo violon cho ca đoàn Nhà thờ Hầm Đá – quận 11, TP. Sài Gòn và biểu diễn violon ở một vài tụ điểm để có tiền mua gạo mỗi ngày.
Nghệ sĩ Tuấn Đăng tên thật là Trần Minh Tuyên, sinh năm 1938. Được biết, trước khi qua đời, ông lâm vào hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, dù tuổi cao sức yếu vẫn phải đi kéo đàn violon ở nhiều tụ điểm để nuôi thân và vợ bị tâm thần. Họ sống trong căn nhà chật hẹp chỉ 12 m2. Sau một thời gian chống chọi với căn bện Ung thư, Tuấn Đăng, thành viên cuối cùng của ban nhạc AVT cũng vừa qua đời lúc 4 giờ sáng 6.4 tại tư gia (số 32/36/17 Ông Ích Khiêm, P.14, Q.11, TP. Sài Gòn) bởi căn bệnh ung thư vòm họng.
Ngoài ban AVT còn ban nhạc của Ns. Tùng Lâm, ban nhạc HÀI có tên là Ban Só Dzách
và quái kiệt Trần Văn Trạch
- Sưu tầm Nguồn tư liệu & tài liệu – Biên soạn: Hoài Niệm