Ghi nhớ lòng biết ơn

Ghi nhớ lòng biết ơn

Biết rằng thời gian là tài sản quý báu nhất của quý vị, tôi trân quý sự chú tâm của quý vị khi chúng ta thảo luận về “lòng biết ơn.” Lòng biết ơn là gì và tại sao lại quan trọng như vậy?

Hồi tháng trước, chúng ta phải chật vật với khái niệm rộng lớn về đức hạnh như một khuôn mẫu hành động, một kỷ luật sống cần được trau dồi. Đáng tiếc là, một trong những đức tính còn đang thiếu trong xã hội chúng ta ngày nay đó là lòng biết ơn. Tôi nghĩ đến người cha của mình, một cựu chiến binh trong Đệ nhị Thế chiến. Cũng giống như những người khác thuộc Thế Hệ Vĩ Đại Nhất, ông không bao giờ sử dụng những lời lẽ như “căng thẳng” hay “chán nản.” Đây là những cụm từ mới. Mặc dù tôi không hạ thấp những cảm xúc chính đáng hoặc những chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng, nhưng tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng ngày nay có quá nhiều người than vãn và phàn nàn.

 BM

Hãy nhìn xung quanh xem: Chúng ta được đào tạo bởi hoạt động tiếp thị và truyền thông xã hội để tập trung vào những gì chúng ta thiếu, ngay tại đây, và ngay lúc này, cho dù điều đó có tầm thường đến đâu đi nữa. Những suy nghĩ tủi thân có thể nhanh chóng biến thành thói quen. Kết quả cuối cùng là vết dơ tồi tệ về một thái độ bất mãn.

 

Tâm trí của chúng ta cũng giống như máy điện toán vậy nhập dữ liệu này vào, cho ra dữ liệu khác. Nếu quý vị suy nghĩ tiêu cực, quý vị sẽ trở nên tiêu cực. Nếu quý vị suy nghĩ tích cực, quý vị sẽ nhìn cuộc sống một cách tích cực. Như tác giả Stephen R. Covey nhắc nhở độc giả của mình rằng, “Gieo suy nghĩ, quý vị sẽ gặt hành động; gieo một hành động và quý vị sẽ gặt một thói quen; gieo thói quen, quý vị sẽ gặt tính cách; gieo tính cách, quý vị sẽ gặt số phận.”

 

BM

Câu nói vô danh này vô cùng phổ biến hồi cuối thế kỷ XIX. Nhà giáo dục người Anh Charlotte Mason cho rằng đó là câu nói của tiểu thuyết gia William Makepeace Thackeray; Người Mỹ thường cho câu nói đó là của giáo sĩ George Dana Boardman hoặc nhà tiểu luận Ralph Waldo Emerson. Trong hơn một thế kỷ qua, câu tục ngữ hiện đại này đã liên kết suy nghĩ của chúng ta với số phận của chúng ta, tuy nhiên vẫn chưa rõ ai là người đầu tiên nói những lời này. Điều rõ ràng là sự thông thái thực sự của câu nói ấy đã vượt thời gian: phổ biến lúc đó, phù hợp với thời nay, và luôn luôn thích hợp.

 

BMTại sao các nhà văn cổ đại và các truyền thống tín ngưỡng sau này lại nhấn mạnh sâu sắc đến khái niệm lòng biết ơn này? Rất đơn giản, là vì bản thân cuộc sống là một món quà. Chúng ta không bao giờ được quên điều này. Theo lời của Thánh Phaolô, chúng ta phải “biết ơn trong mọi hoàn cảnh.”

 

Nhưng làm thế nào để chúng ta giữ được thái độ đúng đắn trong những lúc khó khăn? Làm thế nào để chúng ta “biết ơn về những ân phước của mình” khi sự trưởng thành đòi hỏi phải có đau đớn, hoặc khi kế hoạch của Chúa cho phép điều đau buồn xảy ra? Cuộc sống trên thế giới này mang đến những tai nạn, thương tích, mất mát người thân và đôi khi còn tồi tệ hơn. Tôi có thể thành thật mà nói rằng, nhờ đức tin, tôi đã học được cách biết ơn. Ngay cả khi tôi không muốn bày tỏ lòng biết ơn, tôi vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của mình khi nhớ đến sự thành tín của Ngài.

 

BM

Lời kêu gọi ghi nhớ này là bài học lớn trong câu chuyện Xuất Hành trong Kinh Cựu Ước. Trong khi dân tộc của ông phải chịu đựng cảnh nô lệ, Mose nghe thấy tiếng Chúa kêu gọi đương đầu với Pharaoh Ai Cập tàn ác. “Rồi hãy nói với vị vua ấy rằng: ‘Chúa, Chúa của người Hebrew, đã sai tôi đến nói với nhà vua: Hãy để dân tôi đi để họ thờ phượng tôi trong đồng vắng. Nhưng cho đến bây giờ nhà vua vẫn không chịu lắng nghe. …

 

Bằng cách này các ngươi sẽ biết Ta là Chúa: Ta sẽ lấy cây gậy trong tay đập vào nước sông Nile và nước sẽ biến thành máu.” (Ê-díp-tô Ký 7:16-17) Thế là bắt đầu câu chuyện về Pharaoh lòng chai dạ đá và 10 tai vạ ở Ai Cập. Muỗi, ruồi, mụn nhọt, mưa đá, và cuối cùng là sự ra đi của những đứa con trai đầu lòng khiến Pharaoh cuối cùng phải mềm lòng. Sau đó, khi Pharaoh đổi ý, điều một đội quân đến bẫy những người tị nạn ở rìa Hắc Hải, Chúa vẫn thực hiện các phép lạ thay cho dân Israel. Ông rẽ biển và chôn những kẻ truy đuổi họ trong một ngôi mộ đầy nước. Những người mới được giải thoát tiến về phía vùng đất hứa thiêng liêng, vùng đất tràn đầy sữa và mật ong.

 

BM

Cho dù quý vị chấp nhận câu chuyện này là sự thật hay hư cấu, thì vấn đề đạo đức vẫn rõ rệt. Dân tộc Do Thái có mọi lý do để tưởng nhớ quá khứ và hướng tới tương lai với lòng biết ơn. Tuy nhiên, câu chuyện của họ thường là câu chuyện của chúng ta đầy rẫy những lời phàn nàn và càu nhàu. Khi nhìn thấy những cỗ xe ngựa, trong sa mạc khắc nghiệt bên kia đại dương, hay khi đối mặt với món ăn đơn điệu, họ cằn nhằn những người lãnh đạo của mình. Giữa lúc bất bình, họ quên mất những lời hứa của Chúa. Họ nhanh chóng viện cớ, tạo thần tượng, hoặc đơn giản là bỏ cuộc. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, Chúa của họ vẫn thể hiện quyền năng và sự thành tín của Ngài.

 

BMChúng ta có thể không lang thang trong sa mạc theo đúng nghĩa bề mặt như người dân Israel, nhưng mỗi người chúng ta đều trải qua những thử thách. Chúng ta rất hay lo lắng về vấn đề tài chính trong lúc đỉnh điểm. Tôi tin rằng chỉ có một trái tim biết ơn một trái tim luôn ghi nhớ mới có thể mang lại sự chân chính thực sự. Tôi nhìn lại những năm tháng tuổi trẻ của mình trước một trong những thị trường bất động sản tồi tệ nhất trong sự nghiệp của tôi. Giờ đây, tôi có thể thấy rõ sự an bài của Chúa đã đưa chúng tôi vượt qua những đỉnh núi cũng như thung lũng, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn.

 

Ngay cả khi không có gì xảy ra như chúng ta mong muốn, chúng ta vẫn có thể chọn tin tưởng và ghi nhớ. Như kinh Tân Ước dạy: “Chúng ta bị áp lực đủ mọi bề, nhưng không bị đè bẹp; bối rối, nhưng không tuyệt vọng; bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi; bị hạ gục nhưng không bị tiêu diệt. … Vì vậy chúng ta không đánh mất trái tim.” Trong sự tĩnh lặng của tâm trí và trái tim, nguyện chúng ta dừng lại mỗi ngày để biết ơn.

 

BM

 

Mike Morrell  _  Tịnh Nhi

 

Tình Người Biết Ơn _ Human Love for Gratitude

 
BM  
Mừng Lễ Chúa Sinh Ra Đời (Christmas) là một biến cố trọng đại nhất hàng năm và mang ý nghĩa thiêng liêng nhất, đối với tất cả những người quốc gia trên thế giới theo Kitô Giáo hay theo Đạo Tin Lành, đều tin vào cùng một Thiên Chúa (God), là Đấng Tối Cao tạo dựng ra loài người, loài vật, trời đất, cỏ cây và biển khơi.
 
Riêng tại Hoa Kỳ còn có thêm ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) Thiên Chúa, sau là tạ ơn Ông Bà, Cha Mẹ và những ân nhân đã giúp đỡ mình trong những năm qua. Ngoại trừ những người cộng sản vô thần chỉ tin vào Tổ Phụ của họ, là người lãnh tụ tối cao duy nhất và là người đầu tiên đã sáng lập ra đảng cộng sản vô thần của họ mà thôi.
   
Năm nay, vào ngày 28 tháng 11 vừa qua là ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) tại Hoa Kỳ, là một ngày Đại Lễ của quốc gia Hoa Kỳ hàng năm, cho mọi người được nghỉ ngơi ở nhà, không cần phải đến sở làm việc, để có dịp tụ họp gia đình lại với nhau, mở tiệc ăn mừng cảm tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho dân chúng Hoa Kỳ nói riêng, được hưởng một đời sống tự do, no ấm, hạnh phúc như ngày nay và cũng là dịp để mọi người được bầy tỏ tấm lòng biết ơn về sự giúp đỡ lẫn nhau, trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
 
Trong dịp ngày Lễ Tạ Ơn mỗi năm của người dân Hoa Kỳ, riêng những người quốc gia Tị nạn cộng sản thuộc 3 quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Miên, Lào, cũng cùng nhau hiệp ý áp dụng một truyền thống tập tục tràn đầy ý nghĩa tốt đẹp của người Hoa Kỳ, mà vừa mới được kể trên đây, tất cả chúng ta đều một lòng tỏ bầy sự biết ơn sâu xa đối với quốc gia Hoa Kỳ, đã mở rộng đôi bàn tay nhân ái, vui mừng đón nhận chúng ta vào sinh sống trên mảnh đất tự do, dân chủ, no ấm, hạnh phúc này gần 45 năm qua, đồng thời cũng là một dịp đặc biệt để chúng ta trực tiếp hay gián tiếp bầy tỏ lòng cám ơn những người đã bảo trợ chúng ta, qua Nhà Thờ, qua Cơ Quan Từ Thiện, qua các Đoàn Thể, Hội  Đoàn Công Tư Chức hay qua các cá nhân người Hoa Kỳ, để cho chúng ta được phép rời khỏi các trại tạm cư Tị nạn ở trong nước Hoa Kỳ hay ở các trại Tị nạn quốc ngoại như Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippine v.v… được phép hội nhập trực tiếp vào đời sống xã hội Hoa Kỳ và được quyền đi làm đủ mọi công việc bình thường trong các công tư sở tại địa phương, cho đến công việc lao động chân tay ngoài trời, như người dân Hoa Kỳ vậy.
 
BM
Để tiêu biểu cho lòng biết ơn sâu xa của người quốc gia Tị nạn công sản Việt Nam đối với người bảo trợ Hoa Kỳ, đã tận tình giúp đỡ chúng ta từ tinh thần đến vật chất, khi chúng ta mới ra khỏi trại Tị nạn với hai bàn tay trắng, mà tất cả những người Tị nạn cộng sản Việt Nam ở khắp mọi nơi trên thế giới, không thể nào quên được những câu nói mang ý nghĩa sâu đậm lòng biết ơn của chúng ta, đối với người bảo trợ chúng ta, đã giúp đỡ chúng ta khi bị hoạn nạn, mà các bậc tiền nhân của chúng ta đã nhắc nhở chúng ta rằng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ nguồn và một miếng khi đói bằng một gói khi no. Để tiêu biểu trung thực cho ý nghĩa của những câu nói này, chúng tôi xin tường thuật lại 2 câu chuyện xẩy ra trong dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving tại Hoa Kỳ như sau:
 
BM
  
Câu chuyện thứ nhất: Trước năm 1975, anh Thi là một quân nhân Địa Phương Quân, đồn trú tại một quận lỵ nhỏ, gần quê nhà của anh, Miền Nam Việt Nam, đã cùng vợ và 3 con còn nhỏ dại, đứa lớn nhất mới 10 tuổi, đứa thứ nhì 6 tuổi và đứa nhỏ nhất mới hơn 1 tuổi, sinh trong trại Tị nạn ở Thailand trước khi đến Hoa Kỳ. Cả gia đình anh đi vượt biên 2 lần đầu tiên trên con tầu nhỏ, chứa hơn 100 người trong năm 1975 đều thất bại và bị chính quyền cộng sản bắt giam một thời gian ngắn, cho mãi tới lần thứ ba cuộc vượt biên của gia đình anh mới thành công, đến được trại tạm cư Tị nạn Thailand và ở đây 1 năm thì được giới chức đại diện chính phủ Hoa Kỳ trong Cơ Quan Cao Ủy Tị Nạn Quốc Tế, cứu xét đơn xin Tị nạn của anh và cho phép anh Thi cùng vợ với 3 con vào Hoa Kỳ, theo diện Tị nạn cộng sản, tuy anh là quân nhân thuộc binh chủng Địa Phương Quân VNCH, nhưng trước kia anh đã từng hoạt động một thời gian dài cho Chiến Dịch Phượng Hoàng tại địa phương nơi anh ở, do Hoa Kỳ yểm trợ tài chánh, nên gia đình anh được giới chức Hoa Kỳ ưu tiên cứu xét, chấp thuận cho vào định cư tại Hoa Kỳ, vì có liên hệ ngành tình báo với chính phủ Hoa Kỳ và sau khi gia đình anh tới đảo Guam được 1 tuần lễ, thì anh cùng vợ 3 con được đưa vào trại Tị nạn tạm cư Fort Chaffee. Ở đây được gần 2 năm thì gia đình anh được một cặp vợ chồng người Mỹ giầu có không có con cái, bảo trợ cho gia đình anh ra khỏi trại tạm cư để đến định cư tại Oklahoma City.
 
BM
  
Thời gian hơn một năm đầu tiên ra khỏi trại Tị nạn, cả gia đình anh gồm 5 người cùng sống chung tại tư gia của vợ chồng người bảo trợ và chỉ có một mình anh đi làm, vợ anh không đi làm ở nhà trông con nhỏ, phụ bếp với bà bảo trợ nấu ăn và phụ giúp dọn dẹp nhà cửa với bà bảo trợ, trong khi ông chồng bà hàng ngày lái xe đưa 2 đứa con lớn của anh Thi đi học và chiều đến, ông lại đến trường đón chúng tan học trở về nhà. Rồi cứ mỗi tuần lễ vào ngày Thứ Bẩy cuối tuần, bà vợ ông lái xe chở vợ anh Thi đi chợ mua đồ về nấu cho cả 2 gia đình ăn, nhờ sự chỉ dẫn tận tình của bà bảo trợ về cách nấu các món ăn Mỹ nên chị Thi được ông bà bảo trợ khen ngợi chị là người nấu món ăn Mỹ rất giỏi và còn nấu ngon hơn người Mỹ nấu nữa. Cuộc sống chung trong cùng một nhà với ông bà bảo trợ thật là êm đềm hạnh phúc cho cả 2 gia đình, gia đình ông bà bảo trợ và gia đình anh Thi.
 
Ông bà bảo trợ không có con cái, chỉ có con mèo là bạn thân của bà và con chó là bạn thân của ông, nên nay có gia đình anh Thi về ở chung nhà với ông bà, ông bà rất vui mừng quí mến gia đình anh Thi, coi vợ chồng anh Thi như con ruột của ông bà và coi 3 đứa con của anh Thi như cháu ruột của ông bà. Cuộc sống êm đềm hạnh phúc như thế của gia đình anh Thi với ông bà bảo trợ kéo dài được hơn 1 năm, thì có một người bạn của anh Thi, quen nhau từ trong trại ty nạn ớ Thailand, nay gia đình anh ta được định cư tại California, anh này khuyên nhủ anh Thi nên về Cali sống, vì ở đây khí hậu quanh năm không lạnh và cũng không nóng bức như ở Oklahoma City, nhất là những gia đình nào có con nhỏ, đều được chính quyền tiểu bang trợ cấp tài chánh, nơi cư ngụ và y tế tối đa, không phải lo lắng gì hết. Nghe thấy thế, anh Thi mừng quá, cùng vợ quyết định đành phải từ giã ông bà bảo trợ đầy lòng bác ái thương người hoạn nạn, như trường hợp gia đình anh được ông bà bảo trợ ra khỏi trại tạm cư Fort Chaffee.
 
BM
 
Ngày ông bà bảo trợ tiễn chân gia đình anh Thi đi California, ông bà bảo trợ và vợ chồng anh Thi ôm nhau khóc sướt mướt như đưa đám tang. Hàng năm anh chị Thi vẫn thường xuyên điện thoại thăm hỏi sức khỏe ông bà bảo trợ và cách đây một năm, anh Thi cho ông bà biết là đứa con trai lớn nhất của vợ chồng anh, có bằng đại học MBA và nay đã là Giám Đốc của một hãng sản xuất đồ điện tử, đứa con gái thứ nhì nay là dược sĩ và đứa con trai út nay là kỹ sư điện toán. Ông bà bảo trợ nghe tin này rất mừng rỡ và hãnh diện, đi khoe với tất cả bạn hữu trong Nhà Thờ, là chúng tôi bảo trợ cho một gia đình Việt Nam có 3 người con còn nhỏ, nay con cái của họ đều trưởng thành và có bằng cấp đại học các ngành chuyên môn và có sự nghiệp vững chắc. Năm ngoái cũng vào dịp Lễ Tạ Ơn, vợ chồng anh Thi cùng 2 đứa con còn độc thân về thăm ông bà bảo trợ và gọi là một chút quà để đền đáp công ơn ông bà đã tận tình giúp đỡ gia đình anh Thi ra khỏi trại Tị nạn, về ở chung nhà với ông bà, nên trước khi anh Thi đưa vợ và 2 con đến thăm ông bà, anh Thi đã yêu cầu các con chung nhau đóng góp tiền, mua vé du thuyền cho ông bà đi nghỉ mát 1 tháng, tại vài hòn đảo thuộc 3 quốc gia Châu Mỹ La Tinh.
 
BM
  
Câu chuyện thứ hai: Ông bảo trợ độc thân này là chủ nhân một hãng bán xe hơi cũ (dealer of used cars), năm 1979 ông bảo trợ cho một cặp vợ chồng trẻ tuổi, chưa có con cái từ trại Tị nạn Indonesia tới Oklahoma. Ông giúp đỡ bỏ tiền mua một căn nhà cũ giá 20 ngàn đồng thời đó, bây giờ ít nhất phải là 80 ngàn đồng, cho hai vợ chồng anh chị này ở với nhau, để không phải trả tiền thuê nhà hàng tháng. Trước năm 1975, anh chồng là cựu sinh viên Trường Quân Y/VNCH, chỉ còn học thêm 2 năm nữa là anh ra trường trở thành bác sĩ quân y, nên anh ngỏ ý với ông bảo trợ là làm thế nào có thể giúp anh vào học trường y khoa ở đây hay ở bất cứ tiểu bang nào khác và cộng thêm lời yêu cầu tha thiết của vợ anh nữa. Nghe xong, ông bảo trợ tỏ ý sẵn lòng giúp đỡ ý nguyện này của anh, nhưng ông đề nghị là anh cần đi học Anh Ngữ full time từ 1 cho đến 2 năm, ông sẽ trả tiền học phí cho anh và ông sẽ trả lương hàng tháng cho vợ anh làm việc cho hãng bán xe hơi cũ của ông.
 
BM
  Thế rồi anh Thi đi học Anh Ngữ full time 2 năm liên tục theo như lời ông bảo trợ đề nghị và sau 2 năm anh học xong Anh Ngữ, ông có quen thân với ông Khoa Trưởng của một trường y khoa tại New York và qua sự giới thiệu của ông bảo trợ, anh Thi đã được chấp thuận cho nhập học trường y khoa này. Hiện nay anh đã là một bác sĩ nội khoa gia đình (family medical doctor), làm việc cho một chẩn y viện (clinic) ở một tỉnh nhỏ thuộc tiểu bang Texas và vợ anh đã sanh cho anh 2 đứa con, các cháu đã trưởng thành đi làm cả rồi. Cứ mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving, vợ chồng anh lại đến thăm ông và mỗi lần đến thăm ông đều mang theo một món quà đặc biệt, được đặt mua trước từ ngoại quốc, để tặng ông làm kỷ vật tỏ lòng biết ơn ông đã tận tình giúp đỡ vợ chồng anh từ vật chất lẫn tinh thần, từ ngày đầu tiên vợ chồng anh đươc phép ra khỏi trại Tị nạn đến với ông.
 
BM
  Nhờ vậy mà ước mơ thầm kín trong thâm tâm anh, là muốn trở thành bác sĩ y khoa tại Hoa Kỳ, thì nay ước mơ đó đã trở thành sự thực hiển nhiên. Trong lời nói nghẹn ngào đầy xúc động, anh bầy tỏ với ông rằng công ơn trời biển bao la này của ông, đã giúp đỡ vợ chồng anh từ khi mới ra khỏi trại Tị nạn với 2 bàn tay trắng và cho tới ngày anh ra trường y khoa, sẽ không bao giờ vợ chồng anh có thể đền đáp lại công ơn của ông hết được, chỉ còn biết nguyện xin Thượng Đế ban cho ông dồi dào sức khỏe và làm ăn phát đạt, để ông tiếp tục giúp đỡ tha nhân, như ông đã giúp đỡ vợ chồng anh. Ngày nay ông đã hưu trí và vì tuổi già sức yếu, nên đã 3 lần ông bị lâm trọng bệnh và phải vào nằm trong nhà thương chữa bệnh và mỗi lần phải vào nằm trong nhà thương một tuần lễ, thì là những dịp để vợ chồng anh được đền đáp lại một chút ơn nghĩa với ông, so với công lao to tát của ông đã giúp đỡ vợ chồng anh, nên vợ anh đã tình nguyện đến săn sóc ông như Bố ruột của mình, cho tới khi ông được bác sĩ điều trị cho phép trở về nhà dưỡng bệnh, thì chị mới tạm biệt ông để quay trở về nhà xum họp với chồng con.
 
BM 
Nói tóm lại, lòng biết ơn của con người đối với con người là một điều cao quí nhất trên đời này, vì nó còn nói lên lòng hiếu thảo của con cái đối với Ông Bà và Cha Mẹ và hơn thế nữa, nó còn là một triết lý truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam nói riêng, do các bậc tổ tiên truyền dạy lại cho con cháu, là hãy noi theo gương báo hiếu của các Ngài, tiếp tục từ đời này sang đời sau, qua câu thơ ca dao như “Công Cha như núi thái sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
 
Nhiều người Hoa Kỳ đã bảo trợ những người VN Tị nạn cộng sản ra khỏi các trại tạm cư ở quốc nội cũng như ở quốc ngoại cách đây đã mấy chục năm, thường bầy tỏ lòng ngưỡng mộ về sự biết ơn sâu xa của người Tị nạn Việt Nam nói riêng. Vì trang báo có giới hạn nên chúng tôi không thể nào kể hết ra đây, những trường hợp khác biệt nhau của người Tị nạn VN tỏ lòng biết ơn người bảo trợ (sponsors), từ năm 1975 cho đến 1980 sau khi họ đã ổn định cuộc sống.
 
BM
  Suốt trong thời gian 5 năm này, chúng tôi được đặc trách Chương Trình Tái Định Cư Người Tị Nạn Đông Nam Á (Southeast Asian Refugees Resettlement Program) cho Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo Hoa Kỳ (United States Catholic Conference) gọi tắt là USCC, mà chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ bảo trợ cho hơn 7 ngàn gia đình Tị nạn cộng sản đến định cư tại thành phố Oklahoma City và các vùng phụ cận, thuộc tiểu bang Oklahoma.
 
BM
PT. Nguyễn Mạnh San
 
 
BM
 
 
Hồng Anh sưu tầm

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %21 %879 %2023 %15:%11
back to top