JERUSALEM - MIỀN ĐẤT THÁNH THUỘC VỀ AI?

JERUSALEM - MIỀN ĐẤT THÁNH THUỘC VỀ AI?

♡□♡□♡□♡

 image

 Jerusalem – miền đất thiêng, một thánh địa nơi ba tôn giáo lớn đã gặp nhau: đạo Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Tại đó Chúa Yahweh đã hiện lên để giao ước với dân tộc Do Thái; Chúa Kitô đã bị đóng đinh trên Thánh giá; và cũng tại đó Giáo chủ Muhammad đạo Hồi đã hành hương.

Trải qua bao thế kỷ, tín đồ của ba tôn giáo cùng một gốc mà thù nghịch nhau để giành Thánh địa về mình. Đằng sau những cuộc xung đột nảy lửa vùng Trung Đông là một thiên sử thi bi tráng về lịch sử, tôn giáo, chính trị gai lửa và máu lệ của người Israel.

 image

 Do Thái giáo được xem là một trong những tôn giáo độc thần cổ đại nhất thế giới với chiều dài lịch sử hơn 3000 năm. Từ dân tộc Do Thái đã ra đời ba tôn giáo lớn nhất và ảnh hưởng nhất trên thế giới, khởi đầu là Do Thái giáo vào khoảng năm 1500 TCN, tiếp theo là Cơ đốc giáo được Chúa Jesus sáng lập vào giữa thế kỷ I như một nhánh ly khai từ Do Thái giáo, và sau đó là Hồi giáo được nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào thế kỷ XI. 

 image

Chúa Jesus là người Do Thái vùng Galilee. Chúa Jesus và các tông đồ của Ngài là những người thực hành Do Thái giáo. Cơ đốc giáo giữ lại hầu hết các kinh điển cũ của Do Thái giáo trở thành ‘Cựu ước’, đồng thời biên soạn những khái niệm của Chúa Jesus thành ‘Tân Ước’. ‘Cựu Ước’ và ‘Tân Ước’ tạo thành ‘Kinh Thánh’.

Vì người Do Thái từ chối chấp nhận Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời. Cơ đốc giáo tin rằng Người Do Thái đã phản bội Chúa, từ đó phản đối và ghét bỏ người Do Thái, đây cũng là nguồn gốc của chủ nghĩa bài Do Thái.

Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo hay Cơ đốc giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối hoàn hảo và thay thế cho hai tôn giáo nói trên. 

 image

 Jerusalem là thủ đô của vương quốc Israel cổ đại từ thế kỷ thứ 10 TCN khi vua David dựng đô, hơn 1,600 năm trước khi người Ả Rập chiếm được thành phố này. Mặc dù người Hồi giáo tin rằng Jerusalem là nơi mà nhà tiên tri Muhammad đã bắt đầu hành trình lên Thiên giới, thế nhưng hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh rằng Muhammad đã từng đặt chân tới thành phố này, và người Ả Rập cũng chỉ chiếm được nó vào thời điểm 5 năm sau khi Muhammad qua đời. Thành phố Jerusalem thậm chí còn không được đề cập đến trong kinh Koran của đạo Hồi, ngược lại Kinh Cựu Ước của Do Thái giáo đã nhắc đến Jerusalem tổng cộng hơn 600 lần.

Muốn hiểu tại sao dân tộc Do Thái sau hai ngàn năm vong quốc, phiêu bạt khắp thế giới mà vẫn hướng về Jerusalem, hễ gặp nhau là chúc nhau “sang năm về Jerusalem”; muốn hiểu tại sao dân tộc ấy lại gắn kết với nhau, chống lại khối Ả Rập, và đế quốc Anh để tái lập quốc gia của họ trên một dải đất nhỏ hẹp giáp với biển và 3 mặt đương đầu Ả Rập; thì phải hiểu qua lịch sử của dân tộc Do Thái và những nỗi đau khổ, tủi nhục mà họ phải chịu hơn hai ngàn năm qua.

Thủy tổ người Israel

 image

 Xứ Israel, xưa tên là Canaan, có một vị trí rất quan trọng từ hồi thượng cổ. Nằm giữa Á Châu và Phi Châu, quay mặt ra Địa Trung Hải và quay lưng vào sa mạc; lại vào khoảng giữa hai trung tâm của hai nền văn minh sớm nhất của nhân loại Ai Cập và Mésopotamie.

image

Bản đồ Canaan năm 1692, của Philip Lea.

Người Israel (thường gọi là người Do Thái) có nguồn gốc từ người Hebrew cổ đại xuất hiện tại Trung Đông vào 4,000 năm trước. Lịch sử xa xưa của dân tộc Israel đã được ghi chép đầy đủ và rành mạch trong Thánh Kinh – Cựu Ước từ khi trời đất được tạo lập. Người Do Thái con cháu dòng dõi Abraham. Abraham là người đầu tiên đã được lệnh của Thượng đế, lập ra một quốc gia gồm toàn những con cháu của những gia đình còn tôn thờ Yahweh, tức là Đức Chúa Trời.

 image

Một ngày kia, Yahweh phán bảo Abram rằng: “Hãy rời bỏ xứ sở ngươi, gia đình ngươi và nhà của cha ngươi, đi đến một nơi mà ta sẽ chỉ định. Ta sẽ chúc lành cho ngươi và từ ngươi, ta sẽ tạo nên một dân tộc lớn” (Sáng Thế Ký chương 12 câu 1 và 2).

Đó là vào khoảng năm 2.000 TCN. Theo Sách Xuất Hành trong Kinh Thánh, Abraham cùng gia đình rời bỏ quê hương ở Ur đi đến Harran. Tại đó, Abraham đã nhìn thấy Thượng Đế trong giấc mơ và được Người chỉ đường tới vùng đất Canaan.

Thượng Đế lập Giao ước với Abraham rằng: “Ta là Thiên Chúa toàn năng, và Ta lập Giao ước với ngươi. Ngươi sẽ là tổ phụ của nhiều dân tộc, và để đánh dấu Giao ước này, ngươi sẽ đổi tên thành Abraham (có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”). Ta sẽ giữ lời hứa, và xứ Canaan sẽ thuộc về ngươi và dòng dõi của ngươi đời đời; và Ta sẽ là Thiên Chúa của họ.”

Xứ Canaan về sau được gọi là Đất Hứa (Promised Land) là vì vậy. Abraham chấp nhận Giao Ước, và nguyện sẽ tôn thờ Thượng Đế – Đức Jehovah – là Thiên Chúa duy nhất.

 image

 Gia đình Abraham định cư ở Canaan và Abraham thành thủy tổ dân tộc Do Thái, đồng thời thành người sáng lập ra Do Thái giáo, một tôn giáo độc thần, gốc của đạo Kitô và đạo Hồi sau này.

Theo mô tả trong Kinh Thánh, xứ Canaan tương ứng với vùng Levant. Ngày nay là Liban, Israel, Palestine, phần phía Tây Jordan và Tây Nam Syria. Nó còn được hiểu là Ngã tư Tây Á.

 image

Bản đồ Cận Đông của Robert de Vaugondy (1762), chỉ ra “Canaan” giới hạn ở Vùng đất thánh, loại trừ Liban và Syria.

Sau khi Abraham chết, trách nhiệm lãnh đạo được truyền lại cho con trai của ông là Isaac, và rồi đến con trai của Isaac là Jacob. Đến đời Jacob, Thượng đế đã chúc phúc và đặt tên cho ông là Israel, có nghĩa là “Kẻ chiến đấu với Thượng đế”. Và kể từ Jacob, người Hebrew được gọi là dân Israel. Kể từ đó, người Hebrew được gọi là ‘Son of Israel’ (Những người con của Israel)

image

Lịch sử của dân tộc Do Thái bắt đầu với câu chuyện của gia đình Abraham như vậy. Họ trở thành một thị tộc, rồi phát triển lớn hơn thành một bộ tộc, và cuối cùng cắm rễ để trở thành một dân tộc – dân tộc Do Thái.

image

Moses – nhà tiên tri sáng lập Do Thái giáo

Tại Canaan, một trăm năm sau Abraham, vào thời đại của Jacob, một nạn đói hoành hành khắp Canaan. Toàn thể gia tộc của Jacob khoảng 70 người phải di cư sang Ai Cập. Chuyến đi tị nạn tưởng chỉ để qua nạn đói năm đó, không ngờ kéo dài tới 400 năm.

“Người Ai Cập cưỡng bách con cái Israel lao động cực nhọc, làm cho đời sống của họ ra cay đắng” – Sách Xuất Hành chép lại các Pharaoh bóc lột họ như nô lệ, ép họ phải đi lao dịch nặng nhọc và độc ác nhất là ra lệnh dìm chết tất cả những bé trai Do Thái mới lọt lòng nhằm dần dần tiêu diệt dân Do Thái.

Giữa hoàn cảnh nô lệ đầy khổ cực của người Do Thái, Moses xuất hiện, như một phép màu của Thượng Đế để giải cứu dân Do Thái khỏi ách nô lệ. Đó là vào khoảng thế kỷ 15-14 TCN.

 image

Theo lời kể trong Kinh Thánh, Moses được sinh ra ở Ai Cập, mẹ là người Do Thái. Một lần trong khi Moses dẫn cừu đi sâu vào vùng núi thiêng Sinai (thuộc bán đảo Sinai của Ai Cập ngày nay), bỗng Thiên Chúa hiện ra ở giữa một bụi gai đang bốc cháy. Rồi Moses nghe tiếng Chúa phán với ông: “Tiếng kêu van của con cái Israel đã thấu đến Ta; Ta đã thấy họ bị người Ai-cập hà hiếp khổ cực. Bây giờ ngươi hãy lại đây, và Ta sai ngươi đến Pharaon, để ngươi dẫn đưa dân Ta là con cái Israel ra khỏi khỏi đất nước tàn bạo đó, và ban cho một mảnh đất khác tốt lành, đượm sữa và mật.”. (Sách Xuất Hành Xh 3, 1-6. 9-12)

Moses cầm theo cây gậy linh thiêng của Thiên Chúa ban cho, dẫn họ thoái khỏi Ai Cập để đi vào sa mạc. Từ đó họ cố gắng giành lại miền đất hứa – vùng đất Canaan mà Thượng Đế đã hứa cho họ từ thời Abraham.

Trong hành trình gian truân về Miền Đất Hứa, khi người Do Thái dừng chân tại vùng núi thiêng Sinai. Từ ngọn núi này, Thiên Chúa đã truyền ban Mười Điều Răn cho dân Do Thái thông qua Moses. Mười Điều Răn tuyệt đối này là lề luật căn bản cho đời sống Do Thái giáo về sau.

 image

Khi người Do Thái dừng chân tại vùng núi thiêng Sinai. Từ ngọn núi này, Thiên Chúa đã truyền ban Mười Điều Răn cho dân Do Thái thông qua Moses.

Cho tới năm 1251 TCN, người Do Thái mới trở về Canaan, lúc này đã bị người Philistine chiếm. Vua David lên nối ngôi, đánh thắng người Philistine, chiếm được toàn cõi Canaan dựng đô ở Jerusalem. Tới đời con David là Salomon, quốc gia Israel thịnh nhất. Ông cho cất một ngôi đền đẹp đẽ, đền Jerusalem, nghĩa là đền Bình trị.

 image

586 TCN Vua Nebuchadrezzar II của Babylon phá hủy Ngôi Đền của Solomon và bắt dân Do Thái về Babylon làm nô lệ. Năm 538 TCN  Đại đế Cyrus của Ba Tư tiêu diệt Đế quốc Babylon và cho phép người Do Thái trở về Jerusalem.

Tới năm 63 TCN, La Mã chiếm xứ Judea. Chính trong thời Hérode làm vua ở Judea mà đức Kitô ra đời ở gần Bethléem và thời kỳ Tân ước bắt đầu cho những người Kitô giáo. 

 image

 Sự cai trị của La Mã mỗi ngày một tàn khốc. Năm 70 CN, quân đoàn La Mã dưới thời Hoàng đế Titus phá hủy đền thờ Jerusalem lần nữa. Người La Mã cấm họ xây lại đền ở nền cũ, lại đổi tên Jerusalem ra tên Aelia Capitolina, đổi tên Israel ra Palestine, theo cách gọi của họ như một cách để xoá bỏ gốc gác của người dân Israel, khiến họ quên đi nguồn gốc của mình.

Về bản chất Israel/Palestine đều nói đến vùng đất Canaan (hay Levant – Đất Thánh) trong Kinh Thánh tức là phần lãnh thổ Israel/Palestine ngày nay.

Từ khi người Do Thái mất quốc gia và phiêu bạt khắp thế giới. Đến lúc đế quốc La Mã sụp đổ, Palestine dần dần nội thuộc Byzance, Damas và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong Thánh kinh có lời tiên tri rằng: “Khi mà dân tộc “Israel” bị trục xuất ra khỏi xứ thì xứ sẽ bị hoang phế, không có dân cư”. Quả vậy, từ khi dân tộc Do Thái thành “một dân tộc không có đất đai” thì xứ Israel cũng thành “một đất đai không có dân tộc”, nghĩa là bao nhiêu dân tộc tiếp tục nhau lại sống tại đó, không một dân tộc nào lập nghiệp một cách vĩnh viễn, tạo nên nổi một quốc gia.

 image

Miền đất hứa

Khảo cứu nguồn gốc của người Do Thái cho thấy: Vùng đất Palestine, Jerusalem được dân Do Thái coi là xứ sở mà Thiên Chúa đã ban cho họ để sinh sống đời đời, không ai có quyền cướp được.

Sở dĩ dân Do Thái đã đấu tranh suốt mấy ngàn năm bất chấp mọi sự vùi dập, tàn sát để chiếm lại những vùng đất tại Trung Đông, bao gồm cả vùng Sinai, một phần Ai Cập, Syria, Liban… là căn cứ vào lời phán truyền và lập thệ của Yahweh, Đức Chúa đã sáng tạo ra trời đất và muôn vật với Abraham, cho quyền con cháu Abraham và Isaac (tức là dân Israel) được làm chủ những vùng đất tại Trung Cận Đông hiện giờ.

 image

 Những điều ghi chép trong Cựu Ước, liên quan đến việc lập thệ giữa Yahweh và Abraham-Issac có một giá trị tuyệt đối về đức tin, tín đồ Do thái giáo hay Công giáo cũng như Tin Lành đều biết rõ việc Thiên chúa ban đất cho tổ phụ của người Do Thái là một sự thật, đó là nguồn cơn của việc người Israel chiếm lại miền đất mà Thiên Chúa ban cho họ.

“Sang năm về Jerusalem!”

Vì mất tổ quốc, phải lang thang, phiêu bạt khắp nơi mà không ở đâu được yên ổn, tới đâu cũng bị kỳ thị, hắt hủi, trục xuất, hành hung, chém giết, giữa những thời kỳ gai lửa và máu lệ, người Israel không khi nào nguôi tha thiết trở về Jerusalem – kinh đô Israel trong Thánh Kinh và luôn tin rằng số phận sẽ dẫn họ trở về khi Đấng Cứu Thế xuất hiện.

Mỗi ngày ba lần, người dân Do Thái nào cũng đọc kinh cầu nguyện xin Thiên chúa sớm phục hồi lại xứ Israel cho dân tộc của Ngài. 

 image

Mỗi ngày ba lần, người dân Do Thái nào cũng đọc kinh cầu nguyện xin Thiên chúa sớm phục hồi lại xứ Israel cho dân tộc của Ngài.

Dù gặp nhau ở chân trời góc bể nào, khi chia tay họ cũng chúc nhau: “Sang năm về Jerusalem”.

Israel thành một xứ trong mộng, một Thiên đường trong tâm trí họ: “Kẻ nào chỉ mới đặt chân lên Israel thì chết cũng được lên Thiên đường”.

Trong 2500 lưu vong, chịu bao đọa đày ô nhục, nỗi niềm tư hương của họ ai oán bi thương. Tháng giêng ở Âu Châu, giữa cảnh tuyết rơi băng đóng mà họ ăn lễ Tân Niên ở Israel, ăn những trái cây khô mọc bên bờ sông Jourdain. Họ cầu mưa không phải là cầu cho nơi họ ở, mà cho Đất Thánh của họ; ở Nam bán cầu, các mùa đều ngược với Bắc bán cầu, mà họ vẫn cầu nóng lạnh, mưa nắng cho Israel ở Bắc bán cầu. 

 image

 Có những người không bao giờ được thấy Israel, chỉ nghe tổ tiên nói, chứ càng không biết nó nằm ở đâu trên bản đồ thế giới nữa, mà tới mùa gặt ở Israel, cũng làm lễ, rồi cầu nguyện, nhảy múa, ca hát, chúc nhau “Sang năm về Jerusalem!”.

Thiên đường đẫm lệ

 image

 Theo Thánh kinh, ngày Sabbath tức ngày thứ bảy, cấm không được buôn bán, nhưng nếu mua nhà cửa, đất cát ở Palestine thì vẫn được. Người nào không được sống ở Đất Thánh thì cũng mong chết ở đó, và nếu không được chết ở đó thì lại mong xác mình sẽ được “lăn dưới đất tới thung lũng Cédron” gần Jerusalem, hoặc gối đầu lên một túi nhỏ đựng một nắm đất ở Palestine.

Trong mọi mùa từ khắp nơi trên thế giới, từng đoàn người Do Thái dắt nhau hành trang ở Jerusalem, quỳ xuống khóc nức nở ở di tích còn lại của đền Salomon sau cuộc chiến tranh với người La Mã năm 70 – nơi bức tường phía Tây còn sót lại, vì thế bức tường đó có tên là bức tường than khóc (The Wailing Wall)

 image

Trên bờ sông Babylone

Chúng tôi ngồi khóc than

và nhớ Sion!

 

 image

Bức tường than khóc (The Wailing Wall).

(* Sion: chỉ Núi Đền, di tích thiêng của người Israel ở Jerusalem)

 image

 

Đan Thư

 ********

 

Theo tên tiếng Semite thành phố Jerusalem khởi thuỷ được gọi là Yerushalem tức Thành Phố của Shalem. Shalem có nghĩa là hoà bình. Jerusalem có nghĩa là thành phố hoà bình.

Hoà bình chỉ là một ước vọng. Thành phố Jerusalem là một trong những thành phố cổ xưa nhất thế giới. Thành phố xuất hiện vào năm 4000 trước Tây Lịch. Cựu Ước Kinh và Tân Ước Kinh luôn luôn nhắc đến thành phố này.

Jerusalem nằm giữa Địa Trung Hải và Tử Hải (Dead Sea). Thành phố rộng lối 125 km2, nằm cách Địa Trung Hải 32 km. Cổ Thành rộng lối 1 km2 là nơi được xem như đất Thánh của đạo Do Thái Giáo (Judaism), Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo với những ngôi đền cổ, mộ của vua David, chúa Jesus.

Jerusalem là thành phố hoà bình. Trên thực tế đây là thành phố chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử từ thời Cựu Ước Kinh với các vương triều:

- Ai Cập
- Assyria
- Ba Tư
- Alexander Đại Đế
- Đế quốc La Mã
- Thánh Chiến thời Trung Cổ giữa các nước Thiên Chúa Giáo Âu Châu và tín đồ Hồi Giáo trên đất Thánh
- Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ)
- Thời cai trị của Anh trên đất Palestine sau đệ nhất thế chiến.

Năm 1003 trước Tây Lịch vua David chọn Jerusalem làm kinh đô của Do Thái.
Năm 950 trước Tây Lịch vua Solomon, con của vua David, ra lịnh xây ngôi đền đầu tiên ở Jerusalem.
Năm 691 sau Tây Lịch người Hồi Giáo xây Đền Đá (Dome of the Rock) ở Jerusalem trên nền ngôi Đền Núi (Temple Mount) của Do Thái bị phá huỷ.
Năm 705 sau Tây Lịch đền Al Aqsa được xây lên. Đó là ngôi đền thiêng thứ ba được xây lên, theo Thánh Kinh Quran Hồi Giáo, ngay nơi đức giáo chủ Mohammed thăng thiên.
Năm 1948, sau khi chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Độc Lập, Do Thái chỉ giữ được Tây Jerusalem. Đông Jerusalem đặt dưới sự kiểm soát của vương quốc Jordan. Đông Jerusalem rộng lối 50 km2 là nơi tập trung các Đền Do Thái Giáo (đã bị người Hồi Giáo đập phá), Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall- Western Wall), Đền Đá (Dome of the Rock), Thánh Lăng Giáo Đường (Church of the Holy Sepulcher- Thiên Chúa Giáo), Đền Đá (Hồi Giáo - xây trên Đền Núi của Do Thái Giáo trong thời kỳ vong quốc Do Thái, Đền Al Aqsa (Hồi Giáo). Trong thời gian 1948 - 1967 Đông Jerusalem đặt dưới sự kiểm soát của Jordan, người Do Thái không được đến Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall) và di tích của Đền Núi (Temple Mount). Khu người Do Thái bị phá huỷ. Tương truyền rằng tổ phụ người Do Thái là Abraham vâng lời Thượng Đế hy sinh con mình trên vùng đất xây nền sau này. Nhưng Thiên Thần can thiệp nên sự hy sinh con không xảy ra.

Jerusalem: Thành Phố Thánh Thăng Trầm | Nghiên Cứu Lịch Sử

Đông Jerusalem có mộ của David, con đường Chúa Jesus vác Thánh Giá đi ngang qua để đến đồi Gogotha để chịu sự đóng đinh. Thánh Lăng Giáo Đường (Church of the Holy Sepulcher) xây dựng nơi Chúa Jesus được chôn cất và phục sinh. Giáo đường này được xây vào thế kỷ IV sau Tây Lịch và bị đốt phá nhiều lần. Giáo đường hiện thấy được tái thiết vào thế kỷ XII. Đó là là nơi hành hương của tín đồ Chính Thống Giáo Hy Lạp, Thiên Chúa Giáo La Mã, người Armenians, tín đồ đạo Coptis Ai Cập và những tín đồ đạo Christ.

Năm 1967 Ai Cập, Jordan và Syria liên minh tấn công Do Thái ở ba mặt: bắc (Syria), đông (Jordan), và nam (Ai Cập). Do Thái chiến thắng liên minh ba nước Ả Rập này trong cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967.

- Ai Cập mất bán đảo Sinai.
- Syria mất đồi Golan
- Jordan mất Đông Jerusalem.

The Siege of Jerusalem ( Tranh của David Robert 1850)

Do Thái có chánh sách chiếm đất đai các nước Hồi Giáo Ả Rập để đổi lấy hoà bình vì các nước Hồi Giáo Ả Rập không nhìn nhận sự hiện hữu của quốc gia Do Thái ở Trung Đông. Ai Cập là quốc gia Ả Rập đông dân từng lãnh đạo Syria chống Do Thái dưới thời đại tá Nasser. Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967 là một vết thương rỉ máu đối với người hùng Nasser. Sau khi ông chết tướng Sadat tiếp nối chánh sách chống Do Thái của ông với hy vọng thu hồi lại bán đảo Sinai bằng chiến thắng quân sự. Năm 1973 Ai Cập và Syria bất ngờ tấn công Do Thái và gây thiệt hại to tát cho nước này trong những ngày đầu cuộc chiến. Do Thái củng cố lực lượng và bẻ gãy các đợt tấn công của Ai Cập và Syria. Từ đó tổng thống Sadat của Ai Cập bắt đầu chấm dứt chánh sách thù nghịch với Do Thái. Sự công nhận Do Thái của Ai Cập được bù đắp bằng sự hoàn trả bán đảo Sinai cho Ai Cập. Vấn đề Golan cũng có thể được giải quyết tương tự nếu Syria thay đổi đường lối như Ai Cập. Nhưng cho đến bây giờ Do Thái vẫn còn chiếm đóng đồi Golan. Riêng đối với Đông Jerusalem thì khác. Do Thái muốn thống nhất Đông và Tây Jerusalem để thành phố cổ này trở thành thủ đô của họ.

Jerusalem là linh hồn của người Do Thái. Đó là thành phố lịch sử cổ xưa nhất của người Do Thái thời Cựu Ước.
Người Do Thái vừa ca vừa vũ khúc ca Lach Yerushalayim (Vì Jerusalem) trước Bức Tường Than Khóc:

Vì Người, Jerusalem, bao quanh bởi tường thành cao ngất
Vì Người, Jerusalem, ánh sáng mới bừng lên chói lọi
Trong tim ta hiện hữu một bài ca.
Vì Người, Jerusalem, giữa sa mạc và biển cả.

Ngày mai ở Jerusalem. Đó là lời chúc tụng, lời cầu nguyện, niềm tin và hy vọng của người Do Thái suốt hai ngàn năm sống lạc loài trên xứ lạ quê người khắp năm châu. Bài quốc ca của Do Thái mang tựa đề Hatikva có nghĩa là Hy Vọng:

Niềm hy vọng chúng ta chưa mất,
Hy vọng hai ngàn năm
Để trở thành một dân tộc tự do trên cổ thổ,
Đất nước của đồi Zion và Jerusalem...

Dân tộc Do Thái luôn luôn nuôi hy vọng tuy rằng lúc nào sự lo lắng cũng canh cánh bên lòng như tựa của bài ca Yediot Ahronot (Hy Vọng và Lo Lắng) của Shemer:

Vì mật, dấu ong chích, vị đắng và ngọt
Tất cả quyện vào nhau để cuộc sống chúng ta được đủ đầy.
Vì tương lai con cháu chúng ta nên khấn nguyện không ngừng,
Vì hy vọng ngày mai thế giới hoà bình sẽ đến.

Jerusalem trở thành vấn đề sinh tử đối với người Do Thái. Họ chua xót khi ngôi Đền Đá Hồi Giáo xây dựng trên ngôi đền lịch sử của Do Thái Giáo. Một số người Do Thái quá khích chủ trương đập phá Đền Đá Hồi Giáo để thiết lập ngôi Đền thứ ba cho dân tộc Do Thái. Một tu sĩ Do Thái Giáo vận động một nơi tế tự tại ngôi Đền cổ của Do Thái tức là Đền Đá Hồi Giáo hiện nay và bị ám sát chết (2014). Hành động quá khích tôn giáo ở Jerusalem dễ dẫn đến chiến tranh tôn giáo giữa các nước Hồi Giáo với Do Thái Giáo.

Khi chiếm Đông Jerusalem năm 1967 Do Thái kiểm tra dân số để loại bớt những người không có mặt ở Đông Jerusalem. Những người vắng mặt trong thời gian kiểm tra dân số không được xem là công dân Jerusalem. Lúc ấy người Do Thái xem Đông và Tây Jerusalem là thành phố thống nhất và Jerusalem là thủ đô của nước Do Thái mặc dù trên thực tế thủ đô hành chánh và chánh trị của Do Thái vẫn còn là Tel Aviv. Người Ả Rập ở Đông Jerusalem được cấp thẻ xanh để được xem là thường trú nhân Jerusalem. Họ phải xin nhập tịch Do Thái mới có quyền bỏ phiếu bầu đại diện và hội đồng thành phố. Số người Palestine Hồi Giáo được nhập tịch Do Thái rất ít. Việc kiểm tra lý lịch khá chặt chẽ vì có thể có nhiều người Palestine trong nhóm Fatah quá khích chống Do Thái hoạt động trên lãnh thổ Jordan trước năm 1970 (Nhóm Tháng Chín Đen). Năm 2011 có 31% người Palestine được nhập tịch Do Thái. Một sự kiện đáng lưu ý là có 40% người Palestine cho biết họ sẽ rời Đông Jerusalem nếu vùng này đặt dưới sự cai trị của Palestine. Vì Do Thái tôn trọng dân chủ và dân quyền hơn Palestine? - Có thể.

Việc Do Thái sáp nhập Đông Jerusalem vào Tây Jerusalem và xây cất nhiều nhà cửa ở Đông Jerusalem và West Bank làm cho Palestine càng chống đối họ quyết liệt. Từ thập niên 1990 nhóm Fatah của Arafat giảm bớt tính quá khích để thương thuyết với Do Thái qua trung gian của Hoa Kỳ và Na Uy. Nhóm Hamas ra đời năm 1987 trở thành nhóm cực đoan chống Do Thái. Nhóm này tập trung ở dải Gaza. Năm 2006 nhóm này đánh bại nhóm Fatah trong cuộc bầu cử. Năm 2007 họ đánh đuổi nhóm Fatah ra khỏi dải Gaza. Từ năm 2005 Do Thái đập phá nhà cửa của họ dọc theo duyên hải dải Gaza và rời khỏi vùng này.

 

Palestine có hai chánh phủ: một ở dải Gaza và một ở West Bank. Chánh phủ ở West Bank do Abbas đứng đầu tương đối ôn hoà nên được thế giới dành cho nhiều cảm tình. Ngay cả Hoa Kỳ và Liên Âu cũng có thiện cảm với chánh phủ West Bank trong khi xem nhóm Hamas ở dải Gaza là nhóm khủng bố. Chánh phủ Palestine ở West Bank có tiếng nói ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Sự hình thành quốc gia Palestine có nhiều triển vọng thực hiện. Nếu nước Palestine ra đời họ sẽ chọn Đông Jerusalem làm thủ đô.

Vấn đề Jerusalem trở thành một vấn đề gay go khó giải quyết.

Cộng đồng thế giới sợ mất lòng các quốc gia Hồi Giáo Ả Rập nên xem việc Do Thái định cư và xây cất nhà cửa ở Đông Jerusalem và West Bank trên đường ranh trước Chiến Tranh Sáu Ngày là bất hợp pháp. Cộng đồng thế giới cho rằng Đông Jerusalem là của người Palestine, viện dẫn tổng thống đầu tiên của Do Thái là Cham Weizmann xác nhận Cổ Thành không thuộc phạm vi kiểm soát của Do Thái. Nhưng đó là tình trạng sau chiến tranh Độc Lập của Do Thái năm 1948. Do Thái chiếm luôn Đông Jerusalem trong tay của Jordan trong một cuộc chiến tranh tự vệ chống lại sự tấn công của Jordan liên kết với Ai Cập và Syria năm 1967.

Đất thánh Jerusalem giữ bí mật chấn động về Chúa Jesus? - Doanh Nghiệp Việt  Nam

Chuyện gì xảy ra nếu Do Thái bị thua?

Không quốc gia nào trên thế giới đặt câu hỏi này ngoại trừ nữ Ngoại trưởng Julie Bishop của Úc Đại Lợi vào đầu năm 2014 khi bà nói: Tôi muốn thấy luật quốc tế nào tuyên quyết sự định cư (trên đường ranh trước năm 1967) đó là bất hợp pháp. Năm 2013 Úc Đại Lợi giúp cho Palestine 50 triệu Mỹ Kim nhưng Úc không tán đồng sự thống nhất giữa Fatah (West Bank) và Hamas (Gaza) vào đầu năm 2014.

Hoa Kỳ, quốc gia ủng hộ Do Thái tích cực từ ngày mới lập quốc, vẫn tỏ ra dè dặt trước quyết định thống nhất Jerusalem và chọn thành phố này làm thủ đô của Do Thái. Các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ thường tỏ lập trường thân Do Thái trong cuộc vận động bầu cử. Ông Bill Clinton đội cái mũ đen nhỏ chụp trên đầu như người Do Thái khi ra tranh cử. Nhưng khi đắc cử Tổng thống ông cũng không mạnh dạn đưa tòa Đại sứ Hoa Kỳ ra khỏi Tel Aviv để đổi về Jerusalem. Phó tổng thống Al Gore lại mạnh dạn công nhận sự thống nhất thành phố Jerusalem để trở thành thủ đô của Do Thái. Nghị sĩ Bob Dole thành công trong việc đưa ra Luật Sứ Quán Jerusalem (Jerusalem Embassy Act) được Quốc Hội thông qua ngày 24 - 10 - 1995 thời Tổng thống Clinton. Hoa Kỳ dự trù đổi sứ quán về Jerusalem vào năm 1999. Nhưng cho đến nay tòa Đại sứ Hoa Kỳ vẫn còn ở Tel Aviv. Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân Chủ năm 1988 là Dukakis ủng hộ Jerusalem là thủ đô của Do Thái nhưng ông thất cử. Ứng cử viên Cộng Hoà Bob Dole năm 1996 và Mitt Romney năm 2012 đều chủ trương tương tự nhưng đều thất cử nên Jerusalem Embassy Act được Quốc Hội thông qua nhưng chưa được thực thi.

Do Thái dùng mọi bằng chứng lịch sử để chứng minh Jerusalem là thành phố của Do Thái. Họ cho rằng Thánh Kinh đề cập đến Jerusalem trên 600 lần trong khi Thánh Kinh Quaran của Hồi Giáo không có nói gì đến Jerusalem cả. Gần hơn, vào năm 1880 số người Do Thái ở Jerusalem chiếm 52% dân số thành phố thánh và lịch sử này. Năm 1948 có 100,000 Do Thái sống ở Jerusalem trong khi người Ả Rập chỉ có 60,000 người. Năm 1961 67.7% dân số Jerusalem là người Do Thái.

Người Ả Rập tố cáo người Do Thái đoạt quyền cư trú của họ. Trong cuộc bầu cử năm 2008 không có thùng phiếu ở Đông Jerusalem. Họ cho rằng người Do Thái lấn dần đất ở Jerusalem bằng cách xây cất thêm nhà cửa và đưa hàng trăm ngàn người đến cư trú trong thành phố này từ năm 1967 đến nay.

Đầu năm 2014 hai chánh quyền Palestine ở West Bank của nhóm Fatah và chánh quyền ở dải Gaza của nhóm Hamas thống nhất. Hamas muốn dùng tàn dư của Abbas để có tiếng nói quốc tế và sự ủng hộ quốc tế nhất là sự ủng hộ của các dân tộc Hồi Giáo trên thế giới hầu phá vỡ sự cô lập của họ sau khi chánh quyền Huynh Đệ Hồi Giáo Ai Cập do Tổng thống Morsi đại diện bị Tướng Sissi lật đổ vào tháng 07 năm 2013. Họ cũng dùng sự thống nhất của hai nhóm Fatah và Hamas để bí mật đưa người hoạt động chống Do Thái ở West Bank. Do Thái nắm cơ hội này để không thương thuyết với chánh quyền Palestine ở West Bank do Tổng thống Abbas đại diện viện lẽ Hamas là một tổ chức khủng bố không công nhận sự hiện hữu của quốc gia Do Thái ở Trung Đông. Việc Hamas bắt cóc và giết ba thanh niên Do Thái năm 2014 đưa đến cuộc tấn công kinh hồn của Do Thái nhắm vào dải Gaza vào tháng 07 và tháng 08 năm 2014. Đến tháng 10 và 11 năm 2014 xảy ra vụ tai nạn xe cộ cố ý do người Palestine gây ra ở Jerusalem và vụ ám sát một tu sĩ Do Thái vận động có nơi tế tự ở Cổ Thành nơi có Đền Đá Hồi Giáo! An ninh Do Thái được điều động đến Cổ Thành để ngăn chặn không cho người Palestine vào cầu nguyện tại đền Al Aqsa. Mặt khác Do Thái dội bom vào nhà các lãnh tụ Fatah ở dải Gaza!

Người Palestine tìm mọi cách để khai sinh quốc gia Palestine với Đông Jerusalem là thủ đô.

Người Do Thái cũng tìm mọi cách thống nhất Jerusalem và xem đó là thủ đô của họ mặc dù họ chưa đưa các cơ quan chánh phủ về đó.

Vấn đề Jerusalem gây nhức đầu không ít cho Hoa Kỳ. Tổng thống Obama có nhiều điểm tương đồng với cựu Tổng thống Jimmy Carter cùng đảng Dân Chủ về vấn đề Do Thái- Palestine. Nhưng Tổng thống Carter không đụng chạm mạnh với chánh phủ Tel Aviv như Tổng thống Obama với Thủ tướng Netayahu của Do Thái.

 

Cho đến bây giờ, Do Thái vẫn nắm nhiều ưu thế trong việc tranh chấp chủ quyền Jerusalem dù dựa vào Lý hay Lực. Về ngoại giao quốc tế và hướng dẫn dư luận quốc tế họ cũng được nhiều thuận lợi hơn Palestine. Do Thái là một nước nhỏ, ít dân. Sau hai ngàn năm vong quốc và sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới người Do Thái không đông như sao trời cát biển như Thánh Kinh đã nói nhưng họ thành công trên nhiều lãnh vực hoạt động của loài người nên họ có những đóng góp quan trọng trong văn minh nhân loại. Họ được sự cảm phục lẫn ganh ghét, suy bì từ những dân tộc khác nghĩa là họ không được nhiều cảm tình của nhiều dân tộc trên thế giới. Hiện nay trên thế giới chỉ có 15 triệu người Do Thái. Trong số này có 7 triệu người sống ở Hoa Kỳ. Riêng nước Do Thái có 07 triệu dân. Dân số gia tăng phần lớn do sự nhập cư của người Do Thái cũ từ các nước khác về. Họ bị bao quanh bởi những dân tộc thù ghét họ từ thuở khai thiên lập địa. Đối với họ thắng trăm trận chỉ được sinh tồn. Thua một trận là mất tất cả. Họ phải làm thế nào để thắng. Đó là một mệnh lệnh sinh tồn đối với họ vậy.

Không thể có sự hiện hữu của nước Do Thái trên bản đồ thế giới mà thiếu thành phố Jerusalem và đồi Zion. Tâm trạng này không thể thiếu trong tâm não của mọi người Do Thái.

Đối với người Palestine có nước Palestine mà không có Jerusalem với đền Al Aqsa ở Cổ Thành Đông Jerusalem thì sự ra đời của quốc gia Palestine trở nên vô nghĩa.

Sự tranh giành chủ quyền Jerusalem giữa Do Thái và Palestine khó giải quyết bằng thương nghị hoà bình song phương. Luật mạnh được yếu thua vẫn còn giá trị trong những cuộc tranh chấp không thể giải quyết bằng luật pháp quốc tế hay thương thuyết hoà bình.


Phạm Đình Lân, F.A.B.I.

 Kim Phương sưu tầm & tổng hợp

 

back to top