Dòng Nhạc đậm tình Quê Hương và Tình Yêu của Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng

Dòng Nhạc đậm tình Quê Hương

và Tình Yêu của Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng

 * Lê Ngọc Châu phóng tác

 Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng & Những Dòng Chia Sẻ - Văn Nghệ - Việt Báo Văn Học  Nghệ Thuật

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1937 tại quận Đại Lộc tỉnh Quảng Nam và mất ngày 25 tháng 01 năm 2000 tại Anaheim, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 62 tuổi.

Nghề nghiệp: giáo viên và nhạc sĩ.

* Sự nghiệp âm nhạc: Ông soạn nhạc với bút hiệu Trầm Tử Thiêng và Anh Nam.

* Sáng tác: Tình Khúc 1954 - 1975, Nhạc Vàng và Nhạc Thiếu Nhi.

* Ông từng cộng tác với Ca-Nhạc Sĩ Duy Khánh, Tấn An, Nhật Ngân, Trúc Hồ.

* Những ca khúc nổi tiếng quen thuộc với người Việt Nam là Bài Hương Ca Vô tận. Đưa Em Vào Hạ, Trộm Nhìn Nhau.

 

* Cuộc đời và Sự Nghiệp:

Trầm Tử Thiêng là Nhạc Sĩ Nhạc Vàng tiêu biểu tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và cả sau này ở hải ngoại. Ông cũng viết Nhạc Thiếu Nhi với bút hiệu Anh Nam.

Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê Miền Nam Việt Nam từ 1945 đến 1949. Sau đó, ông lên Sài Gòn học trung học.

Năm 1958, Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp trường Sư phạm và bắt đầu dạy học.

Năm 1966, Trầm Tử Thiêng gia nhập Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong thời gian này ông viết các bản nhạc như: Quân Trường Vang Tiếng Gọi, Đêm Di Hành, Mưa Trên Poncho. Qua Biến Cố Tết Mậu Thân 1968 ông sáng tác nhạc phẩm Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẩy nói về Cầu Trường Tiền bị cộng sản giật sập mà dân Miền Nam Việt Nam, nhất là dân Huế ai cũng nghe biết thời đó. Chính người viết cũng đã nghe qua khi còn học bậc Trung Học.

Năm 1970, ông viết nhạc phẩm Tôn Nữ Còn Buồn sau trận bão tàn phá miền Nam VN. Người viết năm 2007 có tìm lời bài hát này trên Internet giúp cho cô em ca sĩ XT (vốn gốc Huế, định cư ở Cali) nên mới tình cờ biết đến. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào Phong Trào Du Ca Việt Nam.

Từ năm 1970, NS Trầm Tử Thiêng làm việc cho chương trình Phát Thanh Học Đường chung với các NS Lê Thương, Hùng Lân, Vĩnh Bảo, Tống Ngọc Hạp, Xuân Điềm, Bảo Tố, Đắc Đăng.

Lấy bút hiệu là Anh Nam, ông sáng tác Nhạc Thiếu Nhi, đề tài Lịch Sử, Xã Hội Văn Hóa để giáo dục cho học sinh tiểu học toàn quốc và chấm dứt sau biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 xảy ra.

Sau nhiều lần vượt biên không thành, ông bị "tù cải tạo" một thời gian.

Năm 1985, sau khi ra tù, theo internet thì ông được Nữ Danh Ca Thanh Thúy bảo lãnh sang định cư tại Little Sài Gòn, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Cho tôi được mở ngoặc ở đây chút xíu. Một người bình thường như tôi thật sự đến rất tình cờ với âm nhạc vào tuổi xế chiều trước khi nghỉ hưu non nên trước đó chỉ biết vài ca nhạc sĩ nổi tiếng qua truyền thông, truyền hình nhưng cũng tại "cái tội xí xọn không chừa của mình" nên tôi ngẫu hứng viết vội bài tạp ghi này giới thiệu tổng quát về Cố Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng. Nhưng cũng nhờ vậy tôi mới biết được tấm lòng tốt và việc làm đầy ý nghĩa của Nữ Danh Ca Thanh Thúy là đã bảo lãnh NS Trầm Tử Thiêng từ VN qua Hoa Kỳ, ngoài cái "Tình Nghệ Sĩ" với nhau khi còn ở Sài Gòn / VN. Theo tôi một việc làm không đơn giản đáng ngợi khen vì người bảo lãnh phải có điều kiện và đạt được tiêu chuẩn bảo lãnh USA đặt ra !. Vì vậy xin mạn phép được phổ biến hình của Cố NS Trầm Tử Thiêng và Nữ Danh Ca Thanh Thúy (Hình từ Internet mà tôi nghĩ là chụp ở California/USA). Người viết mong Ca Sĩ Thanh Thúy hoan hỷ cho.

blankÔng từng là Cố Vấn Ban Chấp Hành Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại 2 nhiệm kỳ, 1996 - 2000.

Cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng lập Thư viện Việt Nam tại Little Saigon/Cali.

Ở Hoa Kỳ, NS Trầm Tử Thiêng cộng tác với Trung Tâm Mây, Trung Tâm Asia. Đặc biệt, Trầm Tử Thiêng đã cùng với Trúc Hồ sáng tác nhiều ca khúc cho thể loại nhạc đồng ca như: Bước Chân Việt Nam, Việt Nam Niềm Nhớ, Một ngày Việt Nam, Cám Ơn Anh... à những Tình Khúc như Cơn Mưa Hạ, Đêm, Đã Qua Thời Mong Chờ, Tình Đầu Thời Áo Trắng... Một bài hát khác của ông là Đêm Nhớ Về Sài Gòn viết năm 1987 cũng được nhiều người Việt Nam biết đến.

Tháng 8 năm 1996, Trầm Tử Thiêng viết Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng nhân sự kiện một làng Việt Nam được xây dựng ở Phi Luật Tân dành cho người Việt Nam tị nạn lưu vong.

Ngày 25 tháng 01 năm 2000, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng qua đời tại trung tâm y tế Anaheim.

Năm 2007, Trung Tâm Asia thực hiện chương trình Asia 54 Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ "Bước Chân Việt Nam" để vinh danh Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng cùng nhạc sĩ Trúc Hồ.

* Album

  • Tuyển tập nhạc Trên Đỉnh Yêu Đương - 16 Bài Tình Ca (1969)
  • Tuyển tập nhạc Tình Ca Dọc Đường - 18 Bài Ca Yêu Thương Sầu Muộn (1970)

*Tác phẩm

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng có nhiều nhạc phẩm sáng tác trước 1975, người viết chỉ giới thiệu tiêu biểu vài bản nhạc nổi tiếng, điển hình như:

  • Ai biểu anh làm thinh (1974), Bài hương ca vô tận (1967), Bảy ngàn đêm góp lại (1967), Chuyện một chiếc cầu đã gãy (1968), Đưa em vào hạ (1968), Hòa bình ơi! Việt Nam ơi!, Mai kia hòa bình, Những con đường trắng (thơ Tô Kiều Ngân), Tôn Nữ còn buồn …
  • Vài sáng tác nổi tiếng chung với Trúc Hồ như Bên em đang có ta, Bước chân Việt Nam, Một ngày Việt Nam

* Sáng tác chung của Trầm Tử Thiêng với Tấn An

           Lời chúc đầu xuân (1965), Rồi hai mươi năm sau (Lời của mẹ) (1966)

Ngày xưa lên năm lên ba (1974)

* Sáng tác chung với NS Nhật Ngân: Quê nhà quê người, Ta đã gặp mùa xuân (1974), Thư xuân hải ngoại

Tại hải ngoại NS Trầm Tử Thiêng cũng đã sáng tác nhiều nhạc phẩm nổi tiếng, điển hình như

  • Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng (1996)
  • Đêm nhớ về Sài Gòn (1983)

Thưa Quý độc giả,

Viết lách chỉ là nghiệp dư của người viết. Tôi viết để giải trí và tùy hứng. Tuy cố gắng hết sức sử dụng tiếng Việt và lối hành văn đã học bậc Trung Học thời Việt Nam Cộng Hòa nhưng chắc chắn không tránh khỏi sơ sót mong quý vị thức giả hoan hỷ cho mọi sự. Xin nói thêm, tôi cũng đã viết giới thiệu dòng nhạc của NS Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Lam Phương nhưng bài tạp ghi viết giới thiệu dòng nhạc của cố NS Trầm Tử Thiêng khác một điều là tôi giới thiệu Links của vài bản nhạc nổi tiếng của NS Trầm Tử Thiêng với các giọng ca nam nữ ca sĩ hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa mà hầu hết người miền Nam chúng tôi ít nhiều từng nghe qua. Và tôi chỉ giới thiệu youtubes của một số nhạc phẩm quen thuộc nếu không bài viết sẽ quá dài, mong quý vị hoan hỷ. Đa tạ (LNC).

Bây giờ mời Quý dộc giả / thính gỉa nhấn vào đường Links màu xanh để thưởng thức một số nhạc phẩm của Cố Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng qua những giọng ca nổi tiếng của Miền Nam Việt Nam.

* Ai Biểu Anh Làm Thinh
- Nhạc: Trầm Tử Thiêng - Tiếng hát: Ngọc Lan
https://www.youtube.com/watch?v=IRnI0KAofxw 

 
* Bài Hương Ca Vô Tận (1967)
- Nhạc: Trầm Tử Thiêng / Tiếng hát: Duy Khánh
https://www.youtube.com/watch?v=l4-B69afoPk 

 
* Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy
- Nhạc: Trầm Tử Thiêng (sáng tác qua Biến Cố Tết Mậu Thân 1968)
- Hoàng Oanh ca
https://www.youtube.com/watch?v=SNIAvj40B8U 

 
* Đêm Nhớ Về Sài Gòn
- Trình bày: Thiên Kim
- Tác giả: Trầm Tử Thiêng
https://www.youtube.com/watch?v=n3Wo3SUasb4 

 
* Đưa Em Vào Hạ
- Trình bày: Ca Sĩ Duy Khánh
- Tác giả: Trầm Tử Thiêng
https://www.youtube.com/watch?v=r5UAtEHznas 

 
* Trộm Nhìn Nhau
- Nhạc: Trầm Tử Thiêng (Nhạc trước 1975)
- Ca Sĩ: Thanh Thúy
https://www.youtube.com/watch?v=OTWVMcVh3DM 

 
* Tôn Nữ Còn Buồn
- Tiếng hát: Duy Khánh
https://www.youtube.com/watch?v=0qfRfn47rTA 

 
* Những Con Đường Trắng
- Trầm Tử Thiêng - Tiếng hát: Hoàng Oanh
https://www.youtube.com/watch?v=c8NiQzsMBto 

 
* Quên Hay Nhớ
Nhạc: Trầm Tử Thiêng
Ca Sĩ: Thanh Thúy | Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng
https://www.youtube.com/watch?v=u38VNTyql-0 

 
* Con Quốc VIỆT NAM
- Trầm Tử Thiêng - Ca Sĩ: Hà Thanh (trước 1975)
https://www.youtube.com/watch?v=MHS1bX7pwRc 

 
* Hòa Bình ơi Việt Nam ơi
Sáng tác: Trầm Tử Thiêng
Trình bày: Trung Chỉnh, Phương Dung, Doanh Doanh
https://lambamblog.wordpress.com/2010/08/07/nghe-nh%E1%BA%A1c-hoa-binh-%C6%A1i-vi%E1%BB%87t-nam-%C6%A1i-st-ns-tr%E1%BA%A7m-t%E1%BB%AD-thieng/ 

 
* Ru Nắng
Nhạc: Trầm Tử Thiêng
Ca Sĩ: Nữ Danh Ca Thanh Thúy | Nhạc Vàng Bất Hủ (Thanh Thúy Productions)
https://www.youtube.com/watch?v=DJ9fkOvAVJI 


 * Từ Tiếng Hát Tiếp Nối
Nhạc: Trầm Tử Thiêng / Ca Sĩ: Nữ Danh Ca Thanh Thúy
https://www.youtube.com/watch?v=4Judc_dYApY

* © Lê Ngọc Châu (Munich / Ger., 14. February 2023)

          - Tạp ghi phóng tác, tài liệu tham khảo Theo wikipedia.org và Internet. Hình internet.

          - Vui lòng nhấn vào những Links màu xanh sẽ xem được youtube & nghe được nhạc.00

___________

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, một đời ‘Tưởng Niệm’

Cό một người nhᾳc sῖ mà gia tài âm nhᾳc ông để lᾳi rất đa dᾳng và phong phύ. Những sάng tάc cὐa ông là một mἀng ghе́p giữa cuộc đời, tὶnh yêu, và thân phận.

Chύng ta sẽ thấy một “Kinh Khổ” hoàn toàn không cό tưσng quan với “Mười Nᾰm Yêu Em”. Hay một “Đưa Em Vào Hᾳ” sẽ hoàn toàn khάc hẳn với “Một Đời Áo Mẹ Áo Em”. Đό là cố nhᾳc sῖ Trầm Tử Thiêng, tάc giἀ cὐa những ca khύc bất hὐ về tὶnh yêu và chiến tranh. Cuối đời mὶnh, ông đᾶ cὺng với nhᾳc sῖ Trύc Hồ viết lên những bἀn hợp ca oai hὺng nόi về tὶnh yêu quê hưσng, nhân loᾳi.

Trong cuốn bᾰng Khάnh Ly 50 Nᾰm Đời Vẫn Hάt được thực hiện cάch đây hσn 20 nᾰm, nhᾳc sῖ Trầm Tử Thiêng hάt chung với Khάnh Ly bài Mây Hᾳ, và ông thổ lộ về thời điểm sάng tάc bài này.

“Em đi chiều nay, đường nắng duỗi thân dài.
Chân chưa vội lay, lᾳi đau từng bước mọn.
Em ca bài ca, chiều nay buồn hσn khόc.
Nghe từng ngày mai thẫn thờ, một mὶnh đây…” (Mây Hᾳ)

Khάnh Ly hάt cὺng nhᾳc sῖ Trầm Tử Thiêng – Mây Hᾳ

Khάnh Ly nόi: “Hôm nay, anh trὶnh bày cὺng với Khάnh Ly bài ‘Mây Hᾳ.’ Xin anh cho biết bài hάt này anh viết từ nᾰm nào?”

Trầm Tử Thiêng: “Bài hάt này anh viết nᾰm 1967, lύc đό anh vào quân đội được một nᾰm rồi.”

“Khi một ca khύc, khi một tὶnh khύc được ra đời thὶ nό mang nhiều у́ nghῖa, và trong đό cῦng cό phἀng phất một tὶnh yêu cὐa mὶnh”.

Tiếng nόi, tiếng hάt trầm, ấm, chân tὶnh như chίnh bύt hiệu cὐa ông, Trầm Tử Thiêng. Một bύt hiệu mà khi gọi lên, gợi cho người nghe những suy tưởng về một cuộc đời cô độc và cό chύt gὶ… ai oάn.Thế nhưng, không.Người bᾳn vong niên từ thưở cὸn ở Sài Gὸn cho đến suốt những nᾰm sống ở quê người cὐa Trầm Tử Thiêng, là nhà thσ Du Tử Lê nόi rằng, bᾳn cὐa ông là một người cό “cuộc sống khе́p kίn” chứ không cô độc, không lẻ loi.

“Ông ấy ίt tâm sự với bằng hữu về đời sống tὶnh cἀm, chỉ một vài người biết thôi. Ông ấy là người đối xử với bằng hữu rất tử tế, như bάt nước đầy. Đό là một người đối với bằng hữu hay lắm, nhưng lᾳi là một người rất kίn đάo về đời sống riêng”, nhà thσ Du Tử Lê nόi.

Cố nhᾳc sῖ Trầm Tử Thiêng để lᾳi cho đời khoἀng 200 ca khύc về tὶnh yêu, thân phận, quê hưσng và chiến tranh. Hành trὶnh sάng tάc cῦng như tάc phẩm cὐa ông gắn liền với thời cuộc cὐa đất nước và cὐa chίnh cuộc đời ông. Từng giai đoᾳn, từng biến cố trên quê hưσng đều ἀnh hưởng rất lớn đến ca khύc cὐa nhᾳc sῖ họ Trầm.

Cuộc đời sάng tάc cὐa ông cό thể nhὶn ở ba giai đoᾳn quan trọng, trước 1975, sau nᾰm 1975 và thời gian ông lưu lᾳc ở quê người. Cἀ ba giai đoᾳn đều tồn tᾳi một Trầm Tử Thiêng đau nỗi đau quê hưσng và một Trầm Tử Thiêng tôn thờ tὶnh yêu thὐy chung.

Trong một lần trἀ lời cố nhà bάo Trường Kỳ, cố nhᾳc sῖ Trầm Tử Thiêng cό nόi rằng “mỗi giai đoᾳn trong tάc phẩm cὐa ông đều cό sự hiện diện cὐa tὶnh yêu, hoặc thân phận cὐa con người qua mọi biến chuyển cὐa cuộc sống. Dῖ nhiên, nό xen lẫn nỗi đau thưσng và niềm hᾳnh phύc” (trίch tuyển tập Nghệ Sῖ 3 xuất bἀn nᾰm 1998).

Trầm Tử Thiêng, người đau nỗi đau quê hưσng

Khi nόi về những sάng tάc cὐa nhᾳc sῖ Trầm Tử Thiêng lύc cὸn trong nước, tίnh đến 1975, nhà thσ Du Tử Lê nhắc đến ca khύc “Hưσng Ca Vô Tận”.

“Trong thời gian này, ông cό hai loᾳi nhᾳc. Loᾳi nhᾳc thứ nhất là nhᾳc tὶnh cἀm. Một bài nổi tiếng cὐa ông ấy mà tôi tin nhiều người biết đό là ‘Hưσng Ca Vô Tận’”.

Cuối thập niên 1950, rất khό, hay nόi đύng hσn là không cό một nhᾳc sῖ nào dὺng tên riêng cὐa một người con gάi để gửi vào nhᾳc phẩm cὐa mὶnh. “Hưσng Ca Vô Tận” đᾶ đάnh dấu một cάi nhὶn mới, rất phόng khoάng cὐa chàng thanh niên trẻ Trầm Tử Thiêng với việc ông đặt tên cho sάng tάc cὐa mὶnh.

Nhà thσ Du Tử Lê nhớ lᾳi: “Thời đό, tίnh đến cuối nᾰm 1975, thὶ cάc nhᾳc sῖ không muốn đem tên người vào trong nhan đề, cῦng như ca khύc, vὶ họ cho như vậy là cά nhân quά, tư riêng quά. Khi mà bà Thάi Thanh chọn hάt thὶ mὶnh cῦng hiểu là nό cό một giά trị nghệ thuật nào đό, và bà đᾶ rất thành công với bài ‘Hưσng Ca Vô Tận’”.

Nᾰm 1968, Trầm Tử Thiêng kể lᾳi câu chuyện cây cầu Trường Tiền bị giật sập trên sông Hưσng như thể ông đang chia sẻ nỗi đau với người dân xứ Huế, một nσi rất gần với Quἀng Nam, miền đất quê ông. Đây cῦng là ca khύc đầu tiên cὐa Trầm Tử Thiêng đάnh dấu việc ông chίnh thức dὺng âm nhᾳc để phἀn ἀnh biến cố lịch sử.

“Nόi về đặc thὺ cὐa nhᾳc Trầm Tử Thiêng tôi nghῖ chύng ta nên đề cập đến bài ‘Kinh Khổ’ là bài ông ấy rất tự hào, chỉ xây dựng trên ba nốt nhᾳc mà thôi. Tôi cho rằng trong dὸng tân nhᾳc Viêt Nam chưa cό người nhᾳc sῖ nào sάng tάc một ca khύc mà chỉ với ba nốt nhᾳc mà thôi.”

Từng đoàn người lῦ lượt kе́o nhau đi, rồi lῦ lượt kе́o nhau trở về trong tiếng cầu kinh. Đi đâu? Ai đi? Ai trở về? Trầm Tử Thiêng không hề nhắc đến. Chỉ thấy rằng trὺm phὐ trong ba nốt nhᾳc ấy là thân phận cὐa dân tộc Việt Nam, qua hὶnh ἀnh cὐa người mẹ đêm đêm vọng cầu lời kinh khổ.

Ba nốt nhᾳc vang lên đều đặn như tiếng gō mō cầu kinh, hiền lành nσi cửa từ bi nhưng tiếng vọng thὶ ai oάn xе́ nάt màn đêm.

Trầm Tử Thiêng yêu quê hưσng như chίnh thân phận mὶnh. Ông ngồi đấy, nghiêng tai, soi lᾳi đời mὶnh, cῦng chίnh là lύc ông nhὶn lᾳi hoàn cἀnh thân phận cὐa người Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam, ngậm nhắm những kỷ niệm dὺ là không đầm ấm.

Trầm Tử Thiêng, người tὶnh thὐy chung

Kỷ niệm là những gὶ đᾶ trôi qua tầm tay, thuộc về một sân ga cό tên là quά khứ. Mỗi một ngày là sân ga ấy lᾳi xa hσn so với con đường phίa trước. Thế nhưng, như định luật không thành vᾰn, mỗi khi tὶnh cờ nhὶn lᾳi một kỷ vật, hay đôi khi chỉ cần nghe một tiếng cười, đi qua một mὺi hưσng thoἀng quen nào đό, thὶ tất cἀ kу́ ức như ngọn lửa cuồn cuộn tràn về. Cό ai đᾶ từng một lần nhὶn vào tấm ἀnh ύa vàng cό in dấu những mἀng vụn vỡ cὐa Sài Gὸn ngày cῦ, rồi thẫn thờ nhớ về thάng ngày đᾶ qua, thấy mὶnh như đứa trẻ mồ côi lᾳc loài? Trầm Tử Thiêng đᾶ từng như thế.

“Khi ông ấy nhớ lᾳi một cuộc tὶnh, hσi bi thἀm, và tôi cho rằng vὶ cuộc tὶnh ấy mà gần như cἀ cuộc đời ông ấy không cό gia đὶnh. Cάi bài tiêu biểu cho cuộc tὶnh bi thἀm và thὐy chung cὐa nhᾳc sῖ Trầm Tử Thiêng, đό là ‘Đêm Nhớ Về Sài Gὸn’”, nhà thσ Du Tử Lê chia sẻ về cuộc đời người bᾳn cὐa mὶnh.

Với đất nước, ông chọn cho mὶnh là một người viết sử bằng âm nhᾳc. Với tὶnh yêu, ông chọn làm người tὶnh thuỷ chung, dὺ là mười nᾰm, hay mười lᾰm nᾰm, hay nhiều hσn nữa.

“Linh hồn cὐa hai bἀn nhᾳc ấy là một người thôi. Ông ấy viết ‘Mười Nᾰm Yêu Em’ là vὶ khi ông ấy qua đây là mười nᾰm, cῦng là thời điểm ông ấy viết ‘Đêm Nhớ Về Sài Gὸn.’ Như tôi hiểu, như tôi biết, sở dῖ ông ấy trân trọng như vậy là bởi vὶ người phụ nữ đό cho đến ngày ông ấy mất thὶ vẫn không cό lập gia đὶnh. Vὶ vậy ông ấy rất trân trọng mối tὶnh ấy.”

Cho đến những ngày cuối đời, cό thể gọi là giai đoᾳn thứ ba trong cuộc đời sάng tάc cὐa Trầm Tử Thiêng, là giai đoᾳn ông cὺng với nhᾳc sῖ Trύc Hồ ghi dấu ấn với những bἀn hợp ca hὺng trάng như “Bước Chân Việt Nam”, “Bên Em Đang Cό Ta”…

Trάi tim cὐa Trầm Tử Thiêng suốt một đời đập cὺng nhịp đập cὐa đất nước. Hσi thở cὐa ông đầy, vσi theo dὸng thὐy triều cὐa vận mệnh nước Việt. Bao nhiêu nᾰm sống lưu lᾳc xứ người, cho đến cuối đời mὶnh, ông vẫn đau đάu nghῖ về “Một Đời Áo Mẹ Áo Em”.

 

Dưới một tựa đề ấn tượng, ca khúc Tưởng Niệm ra mắt công chúng vào năm 1972, năm khủng khiếp của “mùa hè đỏ lửa”. Trầm Tử Thiêng khi ấy dường như đang trải qua một cơn thất vọng ghê gớm, có thể do tình hình đất nước, nhưng chắc chắn là trong đời sống cá nhân, ông đã gặp nhiều trắc trở. Người nghệ sĩ có lẽ bị suy sụp nặng, chìm trong lo lắng, bi quan. Tác phẩm như co rút lại, thu mình trong góc nội tâm, để chỉ chuyển tải duy nhất một thông điệp da diết u sầu.

Tưởng Niệm được viết theo âm giai Sol thứ, nhịp ¾, là một bài hát tương đối ngắn, nhưng mỗi khuông nhạc lắm khi có đến ba, bốn tầng lời khác nhau. Ngắn, nhưng chắc nịch tỉ trọng và âm vang khắc khoải ngay từ câu đầu:

Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời,
thì hãi hùng hoàng hôn trờ tới.

Vì sao phải nghe lại cuộc đời? Vì sao hoàng hôn gây hãi hùng khi bất ngờ tiến tới ?

Cuộn phim đời người, một lúc nào đó, sẽ quay đến cảnh chung cho hết thảy nhân loại : giờ phút điểm lại cuộc hành trình nhân sinh, sớm muộn gì rồi cũng đến.

Hoàng hôn là lúc ta đi đã gần xong phía triền xuống, trên đồi núi cuộc đời. Nhưng hoàng hôn rất có thể chỉ hiện diện trong tâm trí kẻ tuyệt vọng. Hoàng hôn bất chợt trờ tới – cái từ rất “mộc” của nhạc sĩ – là vì ta chưa bao giờ để ý đến sự can thiệp của bánh xe thời gian: nó lù lù có đó, chiễm chệ ở mỗi góc ngõ đời người, lạnh lùng lăn nghiến trên từng trang kỷ niệm, dữ dội đến độ mới đó mà đã cướp đi của ta màu xanh mái tóc thư sinh… Và cảm giác hãi hùng sẽ xâm chiếm tâm hồn kẻ đang bị hụt hẫng, mất hết mọi điểm tựa cho hiện hữu mỗi ngày.

Hoặc cũng có khả năng là niềm cay đắng trong lòng tác giả đã trỗi dậy đúng vào lúc mặt trời bên ngoài sụp bóng: sợ hoàng hôn vì sợ bị nhận chìm trong biển tối cô đơn.

 

Ta nghiêng vai soi lại tình người,
thì bóng chiều chìm xuống đôi môi.

Trong giờ phút ấy, “soi lại tình người” là hết sức tự nhiên. Bởi động cơ thúc đẩy “nghe lại cuộc đời” chính là mong muốn hình dung lại những mốc chính, những sớm hôm đáng nhớ có bạn bè, người thân – hay có thể kể thêm cả kẻ quen biết gần xa, đã cho ta đậm vị những đắng ngọt buồn vui trên quãng đường đã bước: giờ phút ấy, còn đếm được mấy ai để mà trông cậy, còn đâu những đợi chờ tri kỷ?

Chất thơ toát ra từ câu nhạc, bàng bạc giữa trời chiều, mời gọi vào thế giới riêng tư của tác giả dưới màu sắc lăng kính mỹ học Trầm Tử Thiêng.

“Ta nghiêng vai soi lại” trên dòng sông ký ức có thể là để mê say ngắm chính bóng mình, giống như gã thợ săn Narcisse trong thần thoại Hy Lạp chăng?

Không thể, khi ta đối chiếu với phong cách và tâm hồn người viết. Song, tư thế “nghiêng vai” soi nhìn thì hẳn là một. Mà ngay cả, nói cho cùng, sự cảm thương phận mình – dù đến từ Trầm Tử Thiêng hay bất cứ ai – cũng không phải là điều đáng ghét bỏ. Cũng như chẳng có gì là bất thường kỳ lạ, một khi động tác nhìn mình ấy không nhằm mục đích tự chiêm ngưỡng mà chỉ để phản tỉnh ngẫm lại những hành động đã qua.

Trên tấm gương hồi nội ấy, người chợt hấy “bóng chiều chìm xuống đôi môi”.

Môi là phần nhạy cảm thông minh bậc nhất trên người: chàng đã truyền đi tín hiệu xúc giác của một cuộc giáp mặt với lòng mình, với bóng dáng những gì đáng lưu luyến nhất.

Thâm Tâm có 2 câu thơ diễm tuyệt:

Bóng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong… 

Nhưng nếu Thâm Tâm đọc tâm tình người tiễn đưa trên ánh mắt, thì Trầm Tử Thiêng mấp máy với kỷ niệm qua làn môi. Môi của những lần tâm sự. Môi của quả cấm ngọt ngào.

Môi của tôi hay của em? Nào có quan trọng gì, khi sự hợp nhất đôi ta đã có lần lên tới tột đỉnh, khi cả không gian quay cuồng nhảy múa như chính vào giây phút này. Quả thực, người tựa hồ như đang trong trạng thái hôn mê:

Đang mân mê cho đời nở hoa
Chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối.

“Trăn trối” là một từ rất mạnh, chỉ dùng trước lúc lâm chung: chàng có vẻ như đã mất hết sự tỉnh táo, vì thực tế quá phũ phàng. Vì tất cả đều sụp đổ khi tình yêu tan biến:

Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy
Bỗng ngỡ ngàng vụt mất trong tay.

Chàng gào lên, qua phần điệp khúc đang chuyển nhịp dồn dập, để nói lên – một cách không chút rối loạn mà vô cùng chí lý – cái phi lý của cuộc đời:

Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ
Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ,

Cũng như những hoài mong vô vọng của người bình thường:

Bàn tay làm sao níu một đời vừa đi qua
Bàn tay làm sao giữ một thời yêu thiết tha.

Gào lên như vậy, chàng được vơi bớt nỗi đau. Thiêng bây giờ bình tĩnh hơn, để chững chạc thốt lên những lời châu báu:

Mang ơn em trao tình một lần
Là kỷ niệm dù không đầm ấm,

Cùng những xác tín bản thân, như được đóng đinh trên cây thập tự đời mình:

Mang ơn em đau khổ thật đầy
Là nắng vàng dù nhốt trong mây.

Lời đẹp, ý sâu, tâm đầy độ lượng. Ít khi ta được chứng kiến một tấm lòng bao la và một lối diễn tả tinh tế như vậy, trước một cuộc tình tan vỡ. Ẩn dụ “nắng nhốt trong mây” sang trọng, độc đáo. Ở đây, sự quảng đại tỷ lệ thuận với niềm riêng không che dấu, mở ra cùng lúc với những mỹ cảm mà hai câu ca ngắn ngủi đã gợi lên cho ta: một cảm giác lạ thường, như được truyền từ sự hóa thân siêu thoát của khổ đau thành ánh cầu vòng trên vòm tâm thức…

Tuyên bố mang ơn người yêu, mặc dù cuộc tình không mặn mà đầm ấm, mặc dù những vết thương còn đau xót trong lòng: một điều quả hiếm, có lẽ chỉ thấy ở riêng Trầm Tử Thiêng. Từ Công Phụng có viết bản nhạc Tạ Ơn Em từ thơ Du Tử Lê, nhưng là để vinh danh người bạn đời trăm năm tình nghĩa. Trịnh Công Sơn qua cả hai bài Tạ Ơn và Cho Đời Chút Ơn  đều cũng chỉ nói với đời nhiều hơn là với người yêu. Còn Phạm Duy, trong Nghìn Trùng Xa Cách, tuy có viết câu kết cao thượng sáng giá “Đường dài hạnh phúc cầu chúc cho người” – song cũng chỉ là lời gửi vói theo, ngày cô gái ông mê lên xe hoa về nhà chồng, đã không ngại lấy quyết định rũ bỏ ngay vào lúc ấy:

Trả hết cho người, cho người đi
Trả hết cho ai cả những chua cay.

Trầm Tử Thiêng không vậy. Chàng giữ hết cho mình những cay đắng khổ đau và một mực khẳng định lòng biết ơn đối với người tình cũ, cũng như đối với cuộc sống đầy cam go thử thách:

Mang ơn trên cho cuộc đời ta
Vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ

Thêm một cái lớn nữa của nhạc sĩ. Những cái lớn giúp chàng hiên ngang đối mặt với định mệnh – hay đúng hơn – với khoảng trống vô biên rình rập sau nấc thang cuối cùng của mọi quá trình hiện hữu:

Trong cơn đau một vừng nhang khói
Kéo ta về, về cõi hư vô.

Nguyễn Đình Toàn trong Tình Khúc Thứ Nhất cũng đã từng mường tượng ra hương khói. Nhưng sự tương tự dừng ở đó, bởi Nguyễn Đình Toàn gợi ra không khí cúng bái là để nhắm thâu lại cho mình những gì hằng mơ tưởng:

Trầm mình trong hương đốt hơi bay,
mong tìm ra phút sum vầy.

Còn rầm Tử Thiêng không thế: trong cơn nghiệt ngã, chàng vẫn sẵn sàng chấp nhận cái tín hiệu khi nó đến cho bước cuối để nhập cõi đi về, với hai bàn tay trắng. Trinh trắng, để dâng lên cao niềm tri ân về những gì đã nhận được từ người và đời…

Bài hát Tưởng niệm như một tự sự, nếu không là một di chúc tinh thần nằm giữa xác tín và tuyệt vọng, lúc ông mới 35 tuổi.

Khói lửa lan tràn đã cướp đi những gì tươi mát nhất của tuổi trẻ và để lại trên bài ca dấu ấn những ưu tư, bi phẫn của cả một thời đại. Của sự già nua trước tuổi. Của phôi pha cuộc đời.

Song, bằng ma lực của ca từ và âm nhạc, bài hát – đặc biệt qua hơi giọng ténor vút thẳm, hiếm có trong hàng ca sĩ Việt, của Tuấn Ngọc – vẫn đưa được người nghe vào chiều sâu hun hút của tác phẩm, cống hiến một trải nghiệm sống cộng sinh cùng nghịch cảnh, một cái nhìn vượt mọi giới hạn.

“Đang mân mê cho đời nở hoa
Chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối
Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy

 “Mang ơn em trao tình một lần
Là kỷ niệm dù không đầm ấm

Mang ơn em đau khổ thật đầy
Là nắng vàng dù nhốt trong mây”

Ngoài sự khám phá bi kịch cá nhân và tấm lòng người nghệ sĩ, nó còn cho ta cái cảm giác song song nắm bắt được những ẩn dụ của tác giả về một bi kịch khác: một giai đoạn lịch sử bội bạc, vô nhân, đã gây bao tang tóc đau thương, đã tước đoạt, đánh tráo, hoặc thủ tiêu mối tình thơ ngây trong sáng mà nhiều thế hệ Việt Nam đã dâng cho lý tưởng cao đẹp.

Cho nên, trái hẳn với sự độ lượng đáng quý mà Trầm Tử Thiêng đã gợi ra qua sự chọn lựa cá nhân và số phần riêng tư đời mình trong nhạc phẩm, về cõi hư vô – ở mức độ cộng đồng – sẽ là số phần tập thể tàn khốc đáng sợ nhất mà định mệnh cay nghiệt có thể dành cho tương lai, nếu trước sau vẫn tiếp tục dưới bầu trời quê hương cơn hội chứng đông miên dửng dưng bất động.

Nguồn: Tác giả Bùi Đức Hào – diendan.org

____________

 

"Trầm Tử Thiêng và những lần ‘nghiêng tai soi lại đời mình"

“Ông ấy hay lắm. Sống với ông ấy rất hạnh phúc. Ông không bao giờ gắt gỏng. Ông là một người rất chung thuỷ.”

Người phụ nữ không thể nào giấu được nỗi niềm tự hào xen lẫn hạnh phúc khi nhắc đến người đàn ông tài hoa của đời bà, ông Nguyễn Văn Lợi – Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Trong chương trình nhạc thính phòng, tưởng niệm nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng diễn ra ở Little Saigon vào Tháng Hai, 2020, bà cũng đã xuất hiện với vai trò là “một nửa” của ông. Bà chính là Đỗ Thái Tần – nguồn sáng tác vô tận của ông, người mà bạn bè ông hay gọi với cái tên thân mật: “chị Lợi”.  “Mười năm yêu em”, “Đêm nhớ về Sài Gòn”, “Gửi em hành lý”…và rất nhiều nhạc tình khác, ông đều viết lên bằng ngòi bút pha mực tình yêu to lớn ông dành cho bà, cho quê hương.

Trầm Tử Thiêng – Người tình thuỷ chung

Gia tài âm nhạc họ Trầm để lại rất đa dạng và phong phú. Nhạc phẩm của ông là mảng ghép giữa tình yêu, thân phận, quê hương và đời chinh chiến. Từng giai đoạn, từng biến cố của đất nước đều ảnh hưởng rất lớn đến ca khúc của họ Trầm. Cuộc đời sáng tác của Trầm Tử Thiêng có thể nhìn ở ba giai đoạn quan trọng, trước biến cố 30 Tháng Tư năm 1975, sau năm 1975 và những năm tháng ông lưu lạc ở quê người

Dù viết về quê hương, về phận người, về tình yêu đôi lứa, ca khúc nào cũng chỉ là một Trầm Tử Thiêng đau đáu với nước Việt điêu linh, khắc khoải tôn thờ mối tình “Nhất nhật phu thê bách nhật ân, bách nhật phu thê tự hải thâm” (Một ngày vợ chồng trăm ngày ân nghĩa, trăm ngày vợ chồng tựa biển sâu.)

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tại Trung Tâm Học Liệu. Ảnh: Đỗ Thái Tần cung cấp.

Cố thi sĩ Du Tử Lê – người bạn vong niên từ thuở còn ở Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng cho đến suốt những năm sống ở quê người từng nói rằng, bạn của ông là một người có cuộc sống khép kín chứ không cô độc, không lẻ loi.

“Ông ấy ít tâm sự với bằng hữu về đời sống tình cảm, chỉ một vài người biết thôi. Ông ấy là người đối xử với bằng hữu rất tử tế, như bát nước đầy. Đó là một người đối với bằng hữu hay lắm, nhưng lại là một người rất kín đáo về đời sống riêng.”

Có lẽ là một người có lối sống kín đáo, không quen thổ lộ lòng mình bằng lời nói nên Trầm Tử Thiêng đã im lặng nhìn người phụ nữ ông yêu bước lên thuyền hoa về nhà chồng.

“Suốt bao nhiêu năm chúng tôi thân thiết với nhau, tôi lúc nào cũng xem ông ấy như một người anh cả. Ông ấy thì yêu mà không dám nói. Mãi cho đến khi tôi đi lấy chồng, ông cũng không nói,” bà Thái Tần kể lại, vẫn là giọng nói ngời hạnh phúc.

Nhân chứng của mối tình “khắc cốt ghi tâm” ấy, là bà Minh Phú, người từng có thời gian dài làm việc chung với ông tại Trung Tâm Học Liệu (từ năm 1970 đến 1976). Bà Minh Phú kể lại, nguyên nhân mà nhạc sĩ họ Trầm ngại ngần không dám thổ lộ mối tình đơn phương của ông chính vì bốn chữ “môn đăng hộ đối.” Ngày đó, dù đã là một nhạc sĩ tài năng, ông vẫn là thầy giáo nghèo Nguyễn Văn Lợi. Bà Tần là tiểu thư con của chủ tiệm kim hoàn với những đồn điền cao su bạt ngàn, sống trong “lầu vàng gác tía.” Nhà của ông thì… không bằng cái garage nhà của cô tiểu thư ấy.

“Tiệm vàng lớn trên đường Tôn Thất Đạm và Hàm Nghi là của gia đình tôi. Nhà của tôi khi ấy nằm ở góc đường Hồng Thập Tự và Pasteur. Chị em của tôi đều được đi học ở ngoại quốc,” bà Tần nhắc lại thời niên thiếu.

Mãi cho đến năm 1970, khi Trầm Tử Thiêng biết bà chuẩn bị đi bước nữa, ông mới quyết định không giữ im lặng cuộc tình của mình. Cuộc tình của ông và bà mới được duyên giai ngẫu.

“Gia đình mai mối cho tôi nhiều người có điều kiện hơn ông nhưng tôi không chịu. Má của tôi khi đó nói nếu tôi lấy ông Lợi là sẽ từ tôi. Nhưng, tôi đã quyết thì không thay đổi. Tính tôi bướng bỉnh, thẳng thắn. Tôi nhớ sau này khi chúng tôi gặp lại nhau ở Mỹ, tôi khuyên ông đi lấy vợ đi. Ông giận, còn la tôi nữa. Ông nói ông không thể gặp một người thứ hai như tôi.”

Bà Đỗ Thái Tần nhận hoa từ Ban Tổ Chức đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (Chủ Nhật, 23 Tháng Hai, 2020). Ảnh: Minh Phú

Những ký ức vẫn nguyên vẹn như ngày nào, qua lời kể của bà Thái Tần: “Ông ấy tài hoa lắm. Cái gì cũng có thể khiến ông ấy viết thành nhạc. Ngày đó tôi là giáo viên. Có những ngày tôi về nhà kể với ông là ‘Anh ơi, tuần tới em có tiết dạy…’, thế là ông sáng tác một ca khúc có hình ảnh đó để tôi mang vào lớp dạy cho học trò”.

Bà kể thêm, ông còn nói rằng, nếu không có bà, ông sẽ không viết được nhạc, không thể sáng tác. Bà chính là nguồn cảm hứng vô tận của ông, khi viết về tình ca, lẫn tình quê hương.

Nhạc tình của Trầm Tử Thiêng chính là tiếng vọng của trái tim ông. Tiếng vọng đó khắc hoạ từ những chuỗi ngày nhìn bà bước sang ngang, rồi hạnh phúc khi có bà, rồi lại đau khổ nhìn bà rời quê hương. Vì một chút tự ái, ông đã để vuột mất bà lần thứ hai trong đời ngày 30 Tháng Tư, năm 1975.

Sĩ diện, tự ái, ông từ chối đề nghị của nhạc phụ muốn ghép tên ông vào hồ sơ di tản của gia đình vợ. Ông từ chối với lý do ông còn vướng bận người mẹ già và đứa em nhỏ. Bà Minh Phú nhắc lại lời tâm sự của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng nói với bà rằng: “Trong đời,  tôi chưa làm điều gì sai phải hối hận nhưng việc từ chối không đi Mỹ theo gia đình chị Tần là việc tôi làm rất sai.”

Trầm Tử Thiêng tiễn vợ và hai con, lặng lẽ “Gửi em hành lý” chấp nhận cuộc chia ly biền biệt, chấp nhận:

“Đời anh tan hoang giờ chỉ còn thế. 

Còn thế là quý. Gởi em mang đi…”

Ông biết người phụ nữ ông yêu rất yêu thích cải lương, nên ông đặt trong “hành lý” ông gửi bà mang theo rời quê hương những “bài Nam Ai, sang sư líu, hơi đàn bầu.”

“Gởi em mang đi vài câu Vọng Cổ 

Bài ca Nam Ai, nhạc sang sư líu 

Lời ca dao hơi đàn bầu 

Se thắt lòng sầu..”

Mười năm ở lại, là mười năm ông khắc khoải với nỗi ân hận đã để vuột mất bà lần thứ hai trong đời. Từng câu, từng chữ của “Mười năm yêu em” là một nỗi đau bất tận trong đời ông.

  

Trầm Tử Thiêng – Đứa trẻ ‘mồ côi quê hương’

Từ 1975 đến 1985 là mười năm tang tóc đối với một nghệ sĩ như họ Trầm. Không có bà, không còn tự do trên chính quê hương mình, sáng tác và tài năng của ông như đống tro tàn trên ngọn lửa chế độ. Sau nhiều lần vượt biển không thành, cuối cùng ông cũng đến được bến bờ tự do. Ông bà gặp lại nhau. Ông lại tiếp tục sáng tác. Những sáng tác của ông sau 1985 hầu hết là những bài khắc hoạ số phận lênh đênh của dân tộc Việt.

Có ai đã từng một lần nhìn vào tấm ảnh úa vàng có in dấu những mảng vụn vỡ của Sài Gòn ngày cũ, rồi thẫn thờ nhớ về  tháng ngày đã qua, thấy mình như đứa trẻ mồ côi lạc loài? Trầm Tử Thiêng đã từng như thế.

Tình yêu ông dành cho quê hương cũng sâu đậm như tình ông dành cho bà. Nếu như mười năm trước ông gửi bà mang đi rừng thiêng Việt Bắc, một câu vọng cổ, màu hoa phượng vỹ, thì khi đến xứ người, ông vẫn bị ám ảnh bởi những cuộc ra đi.

Từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đi, rồi lũ lượt kéo nhau trở về trong tiếng cầu kinh. Đi đâu? Ai đi? Ai trở về? Trầm Tử Thiêng không hề nhắc đến. Chỉ thấy rằng trùm phủ trong ba nốt nhạc ấy là thân phận của dân tộc Việt Nam, qua hình ảnh của người mẹ đêm đêm vọng cầu lời Kinh Khổ. Ba nốt nhạc vang lên đều đặn như tiếng gõ mõ cầu kinh, hiền lành nơi cửa từ bi nhưng tiếng vọng thì ai oán xé nát màn đêm.

Trái tim của Trầm Tử Thiêng suốt một đời đập cùng nhịp đập của đất nước. Ông yêu quê hương như chính thân phận mình. Hơi thở của ông đầy, vơi theo con nước thuỷ triều trong dòng sông vận mệnh của nước Việt. Bao nhiêu năm sống lưu lạc xứ người, cho đến cuối đời mình, ông vẫn nghĩ về “Một đời áo mẹ áo em.”

 Khi ông “nghiêng tai soi lại đời mình” cũng chính là lúc ông nhìn lại hoàn cảnh thân phận của người Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam, gậm nhấm những kỷ niệm “dù là không đầm ấm.”

Kỷ niệm, là những gì đã trôi qua tầm tay, thuộc về một sân ga có tên là quá khứ. Mỗi một ngày, sân ga ấy lại xa hơn trên con đường phía trước. Thế nhưng, như định luật bất thành văn, mỗi khi tình cờ nhìn lại một kỷ vật, hay đôi khi chỉ cần nghe một tiếng cười, đi qua một mùi hương thoảng quen nào đó, thì tất cả ký ức như ngọn lửa cuồn cuộn tràn về.

“Ông đưa tôi giữ tất cả những gì gọi là ‘tài sản’ của ông. Từ cái thể quân nhân, cái bằng lái xe, cho đến gia tài vô giá là những sáng tác của ông. Tôi giữ hết để đợi đến một ngày, tôi thực hiện tâm nguyện của ông, đó là giới thiệu và giải thích ý nghĩa, nguồn gốc của những ca khúc đó cho khán giả, người yêu nhạc của ông, bà Thái Tần nói.

Từng nốt từng chữ trong ca khúc của Trầm Tử Thiêng là nụ cười, là nước mắt, là hạnh phúc, là nỗi nhọc nhằn, là sự tả tơi của người trở về sau cuộc chiến, là những lần ông “nghiêng tai soi lại đời mình.” Một từ ông viết ra là một minh chứng, một câu chuyện của quá khứ, lịch sử. Do đó, theo bà, khi người hát đổi lời ca khúc, là đã thay đổi tất cả.

Bà nói, “Tôi thuộc tất cả ca khúc, nhớ hết các câu chữ, từ dấu chấm cho đến dấu phẩy. Tôi sẽ sớm hoàn thành ước nguyện của ông ấy, để tất cả tác phẩm của ông đến với thế nhân đúng như ông đã sáng tác.”

Trầm Tử Thiêng cùng Trần Đình Quân và Nguyễn Thị Nhuận trong Buổi Hát Cho Người Vượt Biển tại hội trường nhật báo Người Việt (1986).
 

Khi ông “nghiêng tai soi lại đời mình” cũng chính là lúc ông nhìn lại hoàn cảnh thân phận của người Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam, gậm nhấm những kỷ niệm “dù là không đầm ấm.”

Kỷ niệm, là những gì đã trôi qua tầm tay, thuộc về một sân ga có tên là quá khứ. Mỗi một ngày, sân ga ấy lại xa hơn trên con đường phía trước. Thế nhưng, như định luật bất thành văn, mỗi khi tình cờ nhìn lại một kỷ vật, hay đôi khi chỉ cần nghe một tiếng cười, đi qua một mùi hương thoảng quen nào đó, thì tất cả ký ức như ngọn lửa cuồn cuộn tràn về.

“Ông đưa tôi giữ tất cả những gì gọi là ‘tài sản’ của ông. Từ cái thể quân nhân, cái bằng lái xe, cho đến gia tài vô giá là những sáng tác của ông. Tôi giữ hết để đợi đến một ngày, tôi thực hiện tâm nguyện của ông, đó là giới thiệu và giải thích ý nghĩa, nguồn gốc của những ca khúc đó cho khán giả, người yêu nhạc của ông, bà Thái Tần nói.

Từng nốt từng chữ trong ca khúc của Trầm Tử Thiêng là nụ cười, là nước mắt, là hạnh phúc, là nỗi nhọc nhằn, là sự tả tơi của người trở về sau cuộc chiến, là những lần ông “nghiêng tai soi lại đời mình.” Một từ ông viết ra là một minh chứng, một câu chuyện của quá khứ, lịch sử. Do đó, theo bà, khi người hát đổi lời ca khúc, là đã thay đổi tất cả.

Bà nói, “Tôi thuộc tất cả ca khúc, nhớ hết các câu chữ, từ dấu chấm cho đến dấu phẩy. Tôi sẽ sớm hoàn thành ước nguyện của ông ấy, để tất cả tác phẩm của ông đến với thế nhân đúng như ông đã sáng tác.”

 Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp

 

Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng (1937-2000) - YouTube

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %25 %579 %2023 %07:%02
back to top