Dân nước Việt Nam qua bao nhiêu năm giành độc lập, lại chuẩn bị tiếp đón một mùa xuân thanh bình. Mùa Xuân đến và để lại cho người ta biết bao niềm vui và những cung bậc cảm xúc về mùa xuân không thể thốt nên lời. Những đứa trẻ nhỏ mong mùa xuân với những bao lì xì đỏ thắm, những người lớn với những rung cảm mùa xuân như tình đầu chớm nở, còn với người tha hương thì xuân sang tết đến lại cнíɴн là dịp để người người hội ngộ, gia đình sum họp đoàn viên. Mỗi mùa xuân đối với mỗi lứa tuổi sẽ có những niềm nhớ riêng, nỗi nhớ sẽ được chất đầy và theo con người ta đến suốt cuộc đời. Khi chúng ta đôi mươi, những niềm nhớ về một buổi chiều xuân thiết tha và nhung nhớ, lại có đôi chút đáng yêu của tuổi cập kê, ngồi một mình nơi góc nhỏ, nhìn lại để nhớ những ký ức đã trôi qua…..Đó cũng cнíɴн là câu chuyện được nhắc đến trong bài hát “NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN” của nhạc sĩ Nguyễn Văи Đông.
Nhạc sĩ Nguyễn Văи Đông
Không còn câu từ nào hay hơn và đẹp hơn để diễn tả về người nghệ sĩ – nhạc sĩ Nguyễn Văи Đông, bởi ông không chỉ là một nhạc sĩ đa tài, mà còn là một nhà nghệ thuật âm nhạc và một Đại tá cấp cao trong Bộ binh cao cấp. Vừa là người chỉ huy xuất sắc, vừa là người truyền cảm hứng âm nhạc tài năиg, Nguyễn Văи Đông khiến nhiều người ngưỡng mộ và xem ông là một tấm gương điển hình để noi theo. Năm 14 tuổi đã theo học trường Thiếu sinh quân, vừa học binh vừa học thêm âm nhạc cùng các giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp. Có lẽ do năиg khiếu từ bé, nên chỉ trong một thời gian ngắn học tập, ông đã trở thành thành viên của ban nhạc thiếu sinh quân, cùng với việc học cách sử dụng của nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có được những tác phẩm đầu tay mang tên “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”,….Nguyễn Văи Đông là một nhạc sĩ xuất sắc trong những dòng nhạc thuộc thể loại nhạc vàng, tình khúc 1954 – 1975,…rất nhiều tác phẩm của ông được viết về chủ đề người lính lính miền Nam thời đó. Có thể là do bản thân cũng là một người lính nên ông thấu hiểu sâu sắc những cảm xúc của họ, đồng cảm với họ và thay lời họ để cho ra nhiều sáng tác đi sâu vào lòng người đến vậy. Ngoài ra còn có nhạc về chủ đề tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất mẹ, những ca khúc nhạc xuân,…..và điển hình là “NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN”.
“NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN” bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Văи Đông và đã được nhiều danh ca, ca sĩ trình bày như Hà Thanh, Thanh Tuyền,….Bài hát được sáng tác vào khoảng cuối năm 1957 khi Nguyễn Văи Đông được cử đi ᴅu học tại Hoa Kỳ trong khóa học Chỉ huy Tham mưu sơ cấp, nơi ông đã gặp được nàng thơ ngoại quốc làm ông say đắm. Tiếng đàn của chàng Trung úy Việt Nam cũng lấy đi trái tim thiếu nữ của nàng – Một vị tiểu thư bản xứ. Chàng đã vì nàng mà nguyện đánh đàn, cất lên từng tiếng ca của bài hát mà nàng yêu thích,….nhưng chỉ dừng ở đó, kết thúc hoàn toàn sau khóa tu nghiệp của Nguyễn Văи Đông. Cũng rất khó để hai con người không cùng chung dòng мáυ dân tộc, người trời đông, kẻ trời tây, làm sao được chấp thuận, huống нồ thời điểm ấy nước ta còn đang kịch liệt chống ԍιặc ngoại xâm. Dù trước khi chia tay, để bản thân có thể quay về Việt Nam hoàn thành sứ mệnh dân tộc, nhưng cнιếɴ sự lại chẳng cho phép, nên chàng chỉ đành lỡ hẹn mà thôi. Và rồi một buổi chiều xuân, khi người người còn đang náo nức chờ đợi một cái Tết sắp đến thì nhạc sĩ lại một mình nhớ lại những kỷ niệm xưa cùng nàng ngoại quốc, cũng là sự tiếc nuối của tác giả khi nghĩ về nàng…..
“Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi . . . bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi . . . em ơi !…..”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hà Thanh trình bày.
Tình yêu và mùa xuân thường được ghép đôi cùng nhau, cũng có thể là do mùa xuân là mùa đơm hoa kết trái, cũng như người ta khi yêu lúc nào cũng mật ngọt như cảnh sắc ngày xuân. Người ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mùa xuân đi qua và tình yêu vẫn còn ở lại đồng hành cùng ta qua năm tháng. Nhưng cũng khổ sở thế nào khi tình yêu được chắp cánh bay xa và không tuần hoàn như mùa xuân của mẹ thiên nhiên.
Tại sao lại là hoa cười? Tại sao không sử dụng hình ảnh khác để thay thế? Bởi hoa làm sao có thể cười tươi như người được, phải chăиg đây là hình ảnh của người xưa, còn tác giả chỉ đang nhìn vật nhớ người mà thôi. Chiều hôm ngày xuân, Nguyễn Văи Đông đã chìm trong нồi ức của bản thân khi nhìn hình ảnh của “hoa cười” lại nhớ đến người thiếu nữ xιɴh đẹp nơi phương trời tây ấy. Lòng khơi lên bao nhớ nhung, nhìn mãi về nơi chân trời của nửa vòng trái đất mà chỉ biết ngậm ngùi thốt lên câu hát “Người nơi xa xăm phương trời ấy, người có còn buồn còn thương còn nhớ…”. Những cảm xúc mạnh mẽ nhưng lại được Nguyễn Văи Đông đưa vào bài hát một cách nhẹ nhàng và hợp lý đến lạ.
“…..Chiều Xuân có một người ngơ ngác đi tìm
Một tình thương nơi . . . phương trời cũ
Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều tàn dần phai trên ngàn ʟá
Tìm đâu bóng . . . hình ai?….”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hùng Cường trình bày.
Khi sống trong нồi ức và kỷ niệm, trái tim và những cảm xúc như hòa làm một, những hương hoa hay cảm giác yêu đương của khung cảnh xưa như hiện về ngay trước mắt. Và Nguyễn Văи Đông đã tìm thấy tình yêu ở một nơi vào buổi chiều Xuân hôm ấy, những chiếc ʟá rơi rụng khỏi cành, những cánh hoa Xuân từ đâu bay về mà ngập cả bầu trời. Có lẽ, nhạc sĩ đã tìm kiếm mãi trong miền ký ức một bóng hình người xưa, cả khung cảnh cũng làm ông nhớ đến….nhưng ông đã tìm mãi tìm mãi….và rồi chẳng tìm thấy bóng dáng của người xưa….
“….Người về còn nhớ . . . khúc hát
Người yêu dấu bên bờ thành Vienne
Lòng này còn quyến . . . luyến mãi
Đêm Xuân dài mà đâu có hay…..”
Khi yêu, đôi ta đã từng dạo bước qua nhiều nơi, mỗi nơi đi qua đều để lại những ký ức dù đẹp dù buồn. Nắm tay nhau bước đi trên từng con phố, dạo trên từng khúc sông của bờ sông Vienne, chàng đã cất lên tiếng hát với cây đàn, ngân lên từng giai điệu mà nàng say sưa,….Nhưng nay còn đâu, mỗi người mỗi ngã, chỉ còn lại trong tâm mỗi người sự quyến luyến khôn nguôi. Đã từng đón nắng đón gió, từng ԍιᴀɴԍ tay đón những cánh hoa, từng trao nhau những ánh mắt không rời,…đánh rơi luôn cả trái tim nơi rất xa bên bờ đại dương ấy. Nguyễn Văи Đông đã chìm vào ký ức, góp nhặt từng chút kỷ niệm, mải mê đến иổi mà đã đến đêm cũng chẳng hay biết….
“…..Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô . . . màu nhớ
Dừng chân trông hoa Xuân нồng thắm
Buồn tìm về tình ai đằm thắm
Giờ vun vút trời mây . . .”
Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Ngọc Minh trình bày.
Tình yêu tưởng chừng đã đến và nở ra những nụ hoa xιɴh đẹp, nhưng bất ngờ nụ hoa ấy lại vỡ tan mà chẳng hề ai hay biết, chúng bị cuốn trôi theo từng cơn gió mạnh, hòa vào không khí trong thời cнιếɴ loạn. Niềm vui và nỗi nhớ nhung người tình bé nhỏ cứ đan xen mãi trong lòng của nhạc sĩ như lời ông đã viết “Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời”. Từng ca từ và giai điệu như hòa nguyện vào nhau, đã mang đến cho người nghe bài xúc cảm dạt dào. Chúng ta cứ tưởng rằng cứ mỗi mùa xuân về hoa đua nở cнíɴн là hình ảnh người xưa quay về
Ngoài kia Xuân đang đến trên đầu nhành ʟá rồi, muôn hoa đang rủ nhau mà khoe sắc hương ngập trời, từng nụ hoa cũng đang thẹn thùng mà nhoẻn môi cười tươi thắm. Ở nơi góc nhỏ nào đó trên quê hương Việt Nam, người nhạc sĩ già ấy có còn mơ màng nghĩ về người xưa hay không? Có đang trầm tư bên khung cửa sổ mà tưởng tượng đến cảnh bắt gặp lại người tình cũ khi nắng xuân đang về không? Và liệu người thiếu nữ khi xưa có còn nhớ về người Trung úy oai phong đã từng cầm đàn và ngâm nga từng câu hát cùng nàng? Hay giờ đây người ta đã là bà ngoại hay bà nội và chẳng còn chút hoài niệm gì về hình ảnh bờ biển chiều hôm ấy….
Có lẽ, đến thời điểm hiện tại, sâu thẳm trong trái tim của người nhạc sĩ già vẫn còn dành một góc cho người tình ngoại quốc. Nỗi nhớ ngọt ngào được tác giả mang vào từng giai điệu bài hát “NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN”, nghe có chút yên bình của một mối tình không kết quả, nhưng vẫn rất tình cảm và rung động hàng triệu con tim của người hâm mộ trong suốt nhiều thập niên qua.
Trích lời bài hát Nhớ Một Chiều Xuân của tác giả Nguyễn Văи Đông:
Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi . . . bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi . . . em ơi !
Chiều Xuân có một người ngơ ngác đi tìm
Một tình thương nơi . . . phương trời cũ
Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều tàn dần phai trên ngàn ʟá
Tìm đâu bóng . . . hình ai ?
DK:
Người vê còn nhớ . . . khúc hát
Người yêu dấu bên bờ thành Vienne
Lòng này còn quyến . . . luyến mãi
Đêm Xuân dài mà đâu có hay
Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô . . . màu nhớ
Dừng chân trông hoa Xuân нồng thắm
Buồn tìm về tình ai đằm thắm
Giờ vun vút trời mây . . .
Thời Xưa
Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsens
Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Lê Hữu: Lệ Thanh, còn “nhớ một chiều xuân”
Chiều nay thấy hoa cười chợt... nhớ một người
Câu hát ấy từ lâu nay cứ theo tôi, theo tôi mãi.
Tại sao lại câu hát ấy mà không phải là câu hát nào khác? “Hoa cười”, có lẽ vì hai tiếng ấy gợi nhớ câu thơ cũ, “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Chàng trai trẻ trong câu chuyện tình xa xưa ấy cũng “thấy hoa cười” mà thẫn thờ “nhớ một người”.
Có ai trong đời mình lại chẳng có những phút như thế, những phút ngắm nhìn những cánh hoa rung rinh lay động trong nắng sớm, trong gió chiều mà lòng bâng khuâng... “nhớ một người”.
Câu hát làm cho người ta phải bâng khuâng ấy ở trong bài hát “Nhớ một chiều xuân”.
Thuở ban đầu của những khúc nhạc xuân
Theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả “Nhớ một chiều xuân” (1962), Lệ Thanh là ca sĩ đầu tiên hát bài ấy.
“Nhớ một chiều xuân” là một trong hai bài nhạc xuân quen thuộc và rất được yêu chuộng của Nguyễn Văn Đông (bài kia là “Phiên gác đêm xuân”) ở miền Nam trước năm 1975.
Bài nhạc xuân này có vẻ hơi “lạ” so với những bài xuân ca khác. Lạ, vì “chiều xuân” trong bài hát ấy không phải là xuân chốn quê nhà mà là xuân nơi quê người. Lạ, vì nỗi nhớ nhung trong bài hát ấy không phải là nỗi buồn nhớ quê hương (như là “Xuân tha hương”, một bài nhạc xuân của Phạm Đình Chương) mà là những niềm thương nỗi nhớ của người ở phương này gửi về người ở phương kia.
Người nơi xa xăm phương trời ấyngười còn buồn, còn thương, còn nhớNắng phai rồi em ơi!...
“Nắng phai rồi, em ơi!” thì không phải là nhạc xuân vui tươi rồi, nhưng cũng không hẳn là buồn bã, nếu có buồn chỉ là cái buồn phơn phớt, nhè nhẹ như làn mưa phùn ngày xuân. Bài hát kể về một chuyện tình; nói đúng hơn, một chuyện “tình viễn xứ”.
Người về còn nhớ khúc hátngười yêu dấu bên bờ thành Vienne...
“Khúc hát” ấy là bản đàn “A beautiful Vienna” mà chàng nghệ sĩ tài hoa đã dạo lên trên bờ biển vắng Hạ Uy Di bằng thanh âm réo rắt, du dương từ chiếc đàn Hạ uy cầm yêu quý của chàng một chiều xuân nào, làm xao xuyến trái tim cô gái bản xứ xinh tươi mang dòng máu Franco-Indo. Chuyến du học kết thúc, chàng trở về nước mang theo câu chuyện tình thơ mộng như những hàng dừa thơ mộng nằm nghiêng bóng bên bờ biển xanh cát trắng để viết nên khúc nhạc tình gửi về “người nơi xa xăm phương trời ấy”.
“Khúc nhạc tình” ấy, bài nhạc xuân ấy, được cất lên lần đầu tiên qua tiếng hát Lệ Thanh, một trong những giọng hát rất quen thuộc vào đầu thập niên 1960’s, là một giọng khá đặc biệt:
Thứ nhất, giọng ấy nghe nghèn nghẹn, rưng rưng mà nhiều người vẫn quen gọi là “giọng mũi”, nghe tựa giọng người bị... cảm (khiến nhiều người phải “cảm” lây). Giọng mũi tự nhiên và nhiều nữ tính ấy vừa mềm mại dịu dàng vừa có một vẻ gì hờn trách, nũng nịu.
Thứ hai, giọng ấy có lối luyến láy “ngẫu hứng” thật ngọt ngào, và khá lạ vào thời ấy.
Chiều nay thấy hoa cười... chợt nhơ... ớ... một người
Những nốt láy ở chữ “nhớ” ấy vẽ lên một nét nhạc đẹp, nghe như một nỗi nhớ da diết.
Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhơ... ớ...
Lại một nét láy khác, rơi vào chữ “nhớ” khác. Bài hát có đến... năm chữ “nhớ”, bao nhiêu “nhớ” là bấy nhiêu... nét láy. Cái khéo là người hát chọn “láy” vào những chữ nào, nốt nhạc nào làm gợn lên những cảm xúc dạt dào.
Người nơi xa xăm phương trời â... ấ... y...
Nét láy lượn ở cuối những câu hát gợi một cảm giác mênh mang, vời vợi.
Chiều nay hoa xuân bay nhiều qu... a... á...!
Nghe chuỗi láy ấy tưởng thấy được bao nhiêu là cánh hoa tản mác bay trong gió chiều. “Hoa xuân bay nhiều quá”... cho lòng nhớ nhung, cho tình vấn vương. Nhìn cánh hoa bay xuân này, nhớ mùa xuân nào viễn xứ.
Người yêu dâ... ấu… bên bờ thành Vienne
Nét uốn lượn mềm mại ở “yêu dấu” ấy làm dậy lên một tình cảm... dấu yêu.
Chiều xuân có một người ngơ ng… ác đi tìm
Cái nhấn giọng ở “ngơ ngác” ấy nghe sao mà... ngơ ngác, mà thẫn thờ.
Lối nhấn nhá một nốt nhạc ấy cũng tô đậm thêm tình cảm trong câu hát.
Giọng mũi “trời cho” ấy, lối nhấn nhá và láy lượn những nốt nhạc ấy đã làm nên tiếng hát Lệ Thanh, và cũng là cái duyên trong giọng hát chị mà dẫu ai có muốn bắt chước cũng không dễ chút nào. Khi người ta cố ý làm duyên thì… không còn là “duyên” nữa.
“Chị là một trong những ca sĩ đầu tiên đã hát với giọng luyến láy ‘gây mê’ ấy,” tôi nói với chị Lệ Thanh, “để cho các ca sĩ về sau này cũng... luyến láy theo.”
Tôi không rõ là tác giả các bài nhạc có nhăn mặt, nhíu mày khi nghe cô ca sĩ luyến láy những nốt nhạc không phải là những… nốt láy trong bài? Hỏi nhạc sĩ Tuấn Khanh (tác giả nhiều ca khúc từng được thể hiện qua tiếng hát Lệ Thanh như “Dưới giàn hoa cũ”, “Hoa soan bên thềm cũ”, “Đồi sim”, “Chiều biên khu”, “Đêm này nghỉ đỡ chân”…), ông nói, “Tiếng hát Lệ Thanh rất ‘ăn khách’ vào thời ấy với giọng thật lạ và cách luyến láy cũng lạ nữa. Những nốt láy lượn kết thành một chuỗi âm thanh rập rờn mà óng ả chứ không ‘lơi lả’ như là các kiểu láy về sau này. Tôi không thấy nhạc sĩ nào tỏ dấu phiền hà về lối luyến láy ấy, hơn thế nữa cứ giọng hát nào chinh phục được trái tim người nghe là giọng hát ấy được cả thính giả lẫn tác giả bài hát yêu thích.”
Thường thì người nhạc sĩ sáng tác sẽ chọn giọng hát nào đó phù hợp để “gửi gấm” một sáng tác mới của mình với sự tin tưởng rằng giọng hát ấy thể hiện được tình cảm của bài nhạc, và người nghe sẽ yêu thích bài hát qua giọng hát ấy. Tại sao lại Lệ Thanh mà không phải là ca sĩ nào khác cho “Nhớ một chiều xuân”?
Hỏi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ông nói, “Cấu trúc bài nhạc ‘Nhớ một chiều xuân’ bắt nguồn từ kỹ thuật ‘đánh chập dây Arpèze’ của đàn Hạ uy cầm, khi thì chận tiếng, lúc thì vuốt dây lả lướt, tựa như từng đợt sóng nhỏ vỗ vào bờ cát trắng Waikiki của quần đảo Hawaii, nơi tôi từng hòa nhạc cùng các nhạc sĩ đường phố Honolulu năm nào (1957). Những nốt nhạc Hạ uy cầm láy lượn trong ‘Nhớ một chiều xuân’ rất phù hợp với giọng luyến láy đặc biệt của Lệ Thanh, ca sĩ đầu tiên hát bài này trong ban nhạc Tiếng Thời Gian của Đài phát thanh Saigon, như một sự trao gửi có chọn lọc của tôi dành cho cô ca sĩ này. Dòng suối nhạc mênh mang từ miền địa đàng trần thế Hawaii quyện trong tiếng đàn Hạ uy cầm du dương hòa cùng giọng hát gợi cảm của Lệ Thanh và lời chào lạ lùng ‘Aloha! Aloha!’ vọng lên từ xứ sở thần tiên rì rào tiếng sóng. Tất cả, hợp thành một tấu khúc mùa xuân tuyệt diệu.”
Dòng hồi ức và mạch cảm xúc tràn bờ của tác giả “Nhớ một chiều xuân” cho thấy giọng luyến láy của cô ca sĩ được xem là cách thể hiện mang tính thẩm mỹ tình cảm của bài nhạc.
Bao nhiêu mùa xuân đã đi qua kể từ khi khúc nhạc xuân kia được cất lên từ giọng hát ấy. Bao nhiêu ca sĩ trong nước, ngoài nước đã hát về câu chuyện tình viễn xứ làm xao xuyến những trái tim ấy. Đã có ít nhất hai thế hệ ca sĩ hát “Nhớ một chiều xuân”.
Không chỉ “Nhớ một chiều xuân” thôi, nhiều bài nhạc xuân khác của các nhạc sĩ khác cũng được gửi đến người yêu nhạc lần đầu tiên qua tiếng hát Lệ Thanh.
“Anh cho em mùa xuân” (Nguyễn Hiền & Kim Tuấn) chẳng hạn, được thu âm vào dĩa nhạc của hãng dĩa Việt Nam (1962) với tiếng hát Lệ Thanh và hòa âm của Ban nhạc Nghiêm Phú Phi cũng vào “thuở ban đầu” của bài nhạc ấy.
Xuân của “Anh cho em mùa xuân” là xuân của đất trời phút giao mùa, là xuân mới của “lộc non vừa trẩy lá”, của “nhạc, thơ tràn muôn lối”. Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang.
Người ta yêu bài nhạc ấy không chỉ ở giai điệu và lời nhạc đẹp tựa lời thơ mà còn ở giọng hát và nét láy mềm mại ở trong những câu hát, như những nét duyên dáng của mùa xuân.
Anh cho em mùa xuân / Nụ hoa vàng mới nở / Chiều đông nào nhung nhơ... ớ...
Nét láy mỏng ở chữ “nhớ” ấy nghe như một nỗi vấn vương.
Ngoài đê diều căng gió / thoảng câu hò đôi lứa...Trăng sáng soi liếp dừa / Con sông dài mấy nhánh / Cát trắng bờ quê xưa
Nghe tiếng hát Lệ Thanh, người ta “nghe” được tình yêu đôi lứa quyện lấy tình yêu quê hương, đất nước.
“Ai lên xứ hoa đào” (Hoàng Nguyên) chẳng hạn, bài hát vẫn được xem là “gắn liền” với tiếng hát Lệ Thanh. Cứ nghe đến tên bài hát ấy là người ta lại nhớ đến giọng hát ấy. Bài hát mang một khí hậu rất Đà Lạt.
Thông reo bên suối vắng / lời dìu dặt như tiếng tơXuân đi trong mắt biếc / lòng dạt dào nên ý thơ…
Người ta yêu bài nhạc ấy không chỉ ở giai điệu “dìu dặt như tiếng tơ” hay ở lời nhạc thi vị và trữ tình mà còn ở giọng hát chan chứa những thương yêu ngọt ngào về “thành phố hoa đào” ấy.
Ôi, mầu hoa đào / mầu hoa đào chiều xuân nàoÔi, mầu hoa đào / như môi hồng người mình yêu
Cũng một “chiều xuân nào”, cũng nhìn cánh hoa xuân mà chạnh “nhớ một người”. Đà Lạt như cô gái xuân thì xinh tươi và mơ mộng, e ấp gọi mời. Và tiếng hát Lệ Thanh, dào dạt mà lâng lâng, mênh mang mà sâu lắng, như quyện lấy chân người “lữ khách lắng hồn thơ” đang chầm chậm “bước lần theo đường hoa”.
Hoa bay đến bên người / ngại ngần / rồi hoa theo chân ai…
Nghe tiếng hát Lệ Thanh, người ta nghe mùa xuân về dưới những cành đào. Đà Lạt mùa xuân đẹp như bức tranh thủy mạc.
Đường trần nhìn hoa bướm / rồi lòng trần mơ bướm hoaLâng lâng trong sương khói / rồi bàng hoàng theo khói sương
Tôi nhớ, trong lần tiếp xúc với tác giả “Ai lên xứ hoa đào” ở… “xứ hoa đào” năm 1971 (ông tham dự khóa học trung cấp tại trường Đại học Chiến tranh Chính trị Đà Lạt), ai đó nhắc đến bài “Ai lên xứ hoa đào” và nói rằng thành phố Đà Lạt đẹp hơn, đáng yêu hơn nhờ bài hát ấy. “Không hẳn là vậy”, nhạc sĩ Hoàng Nguyên nói. “Đúng ra là nhờ giọng hát ấy, giọng hát Lệ Thanh.”
Không chỉ những bài nhạc xuân vừa kể, người ta còn nghe được Lệ Thanh qua những “Hoa xuân” (Phạm Duy), “Cánh hoa xuân” (Nguyễn Hữu Thiết), “Gái xuân” (Từ Vũ & Nguyễn Bính), “Phiên gác đêm xuân” (Nguyễn Văn Đông), “Bài thơ hoa đào” (Hoàng Nguyên”), “Cánh thiệp đầu xuân”, “Hạnh phúc đầu xuân” (Minh Kỳ & Lê Dinh),... Tiếng hát ấy đủ mang về một mùa xuân.
“Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá!...”
Tạp chí Maclean’s (Canada), số đầu tháng 2/1976, đăng một bài tường thuật về cái Tết của cộng đồng người Việt ở Montreal vào mùa xuân tha hương đầu tiên của những người bỏ nước ra đi sau tháng Tư năm 1975. Trong chương trình ca nhạc sau đó, người ta giới thiệu một nữ ca sĩ tên tuổi ngày trước trình bày bài hát “Đêm đông” của Nguyễn Văn Thương. Giọng hát rưng rưng cảm xúc.
Đêm đông / xa trông cố hương buồn lòng chinh phu…Đêm đông / ta mơ giấc mơ… gia đình yêu thương…
Giọng hát như nghẹn lại. Tiếng hát đổi thành tiếng nấc… Cô ca sĩ không hát tiếp được, ngập ngừng nói lời xin lỗi khán giả, lau vội ngấn nước mắt, bước vội vào hậu trường. Bên dưới, mọi người cũng lặng đi một lúc vì cùng chung một nỗi đau, một nỗi mất mát, ngậm ngùi. Nhiều người hôm ấy nghe giọng hát quen thuộc nhận ra được cô ca sĩ ấy là ai. Đó là lần “trình diễn” đầu tiên của Lệ Thanh ở hải ngoại.
Nỗi thương quê nhớ nhà trào ra thành những giọt nước mắt. Lệ Thanh là vậy, là dạt dào tình cảm, là rưng rưng nỗi niềm, như giọng hát rưng rưng của chị.
Giọng hát ấy, tôi nhớ, cũng từng được đặt tên.
“Bây giờ chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu giọng ca trìu mến của Lệ Thanh trong một nhạc phẩm của Phạm Mạnh Cương, ‘Nỗi buồn ngày tháng cũ’.” Những lời ấy nghe được trong một băng nhạc Tú Quỳnh (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thực hiện) rất được yêu chuộng ngày trước. “Giọng ca trìu mến”, Như Hảo, người giới thiệu chương trình, đã gọi Lệ Thanh như thế. Tôi thích cách gọi ấy, và cũng khó mà tìm được tên gọi nào đúng hơn để nói về một giọng hát thật mềm mại, thật dịu dàng, và cũng thật... trìu mến.
Giọng “trìu mến” ấy có khi là giọng dào dạt, êm đềm trong “Lòng mẹ” (Y Vân) hay “Tiếng hát học trò” (Nguyễn Hiền & Minh Kỳ), có khi là giọng ngọt ngào, nũng nịu trong “Nếu vắng anh” (Anh Bằng) hay “Anh nhớ về thăm em” (Trần Thiện Thanh), có khi là giọng tha thiết, đắm say trong “Gợi giấc mơ xưa” (Lê Hoàng Long) hay “Tà áo xanh” (Đoàn Chuẩn-Từ Linh)…
Có vẻ những người yêu thích tiếng hát Lệ Thanh đều giữ riêng cho mình bài hát nào đó với giọng hát của chị. Đến nay nhiều người vẫn nhắc tới những bài “Tiễn em” của Phạm Duy & Cung Trầm Tưởng, “Người em nhỏ” của Nguyễn Hiền & Thiệu Giang, “Chiều bên giáo đường” của Lê Trọng Nguyễn, “Bài thơ hoa đào” của Hoàng Nguyên, “Hoa soan bên thềm cũ” của Tuấn Khanh, “Mấy dặm sơn khê” của Nguyễn Văn Đông, “Người đi chưa về” của Hoàng Trọng (Mộc Lan, Kim Tước, Mai Hương, Anh Ngọc hát phụ họa), “Đêm nay ai đưa em về” của Nhật Ngân (Hồng Phúc, Thanh Sơn hát phụ họa)... Có không ít bài hát được Lệ Thanh “ký tên” từ ngày ấy, và mãi đến nay vẫn chưa có giọng hát nào thay thế.
Thường thì người hát giọng mũi khó lên được những nốt cao, thế nhưng cái khó ấy không thấy ở giọng Lệ Thanh. “Tiễn em” (Phạm Duy & Cung Trầm Tưởng), bài hát có những nốt khá cao, nghe được qua những giọng khác nhau của ba cô ca sĩ cùng thời mà tên đều có chữ “Thanh” và đều là những tiếng hát rất được yêu chuộng. Mỗi giọng có cách thể hiện riêng. Giọng Thanh Thúy não nùng như tiếng nấc nghẹn của cuộc chia ly “một trăm ngày xa cách”, giọng Thái Thanh sướt mướt như nỗi giá băng của “tuyết rơi phủ con tầu”. Giọng Lệ Thanh ở giữa hai giọng ấy, không trầm đục như giọng Thanh Thúy, không lảnh lót như giọng Thái Thanh, chỉ rưng rưng một nỗi buồn sân ga tựa như “tuyết rơi mỏng manh buồn”.
Lên xe tiễn em đi / chưa bao giờ buồn thê… ế…Nơi em có trăng soi / anh một mình thương nhơ... ớ... Trời mùa đông Paris / suốt đời thèm trăng soi
Nét uốn lượn ở cuối những câu hát nghe như một nỗi nhớ mênh mang. Giọng hát vừa đủ chạm vào trái tim, vừa đủ “cho ấm mộng đêm nay”.
Bài hát ấy, giọng hát ấy cất lên từ một phòng trà nhỏ ấm cúng ở số 43 đường Bùi Viện, Saigon, vào những năm đầu thập niên 60’s. Quán Anh Vũ, tên gọi của “phòng trà ca vũ nhạc” ấy, là “nơi gặp gỡ của các văn nhân tài tử thủ đô” (cách gọi vào thuở ấy), và cũng là nơi đêm đêm người ta vẫn tìm đến để được nghe những bài hát thật hay và những giọng hát thật hay. Giọng hát ấy cũng cất lên đêm đêm ở các phòng trà ca nhạc khác, ở các sân khấu “đại nhạc hội”, trên các làn sóng Đài phát thanh Saigon và Quân Đội, và trong các dĩa nhạc (Sóng Nhạc, Việt Nam, Tân Thanh...) một thời nào.
Giọng Lệ Thanh không được kể là làn hơi phong phú, kỹ thuật ngân, rung... không được kể là điêu luyện. Những người yêu giọng hát chị có vẻ không trông đợi ở chị những cách “tạo dáng” ấy. Người ta nghe một bài hát là lắng nghe những cảm xúc đến từ một giọng hát hơn là nghe những phô diễn kỹ thuật. Một giọng hát hay là giọng hát “bắt” được và thể hiện được những tình ý của bài nhạc và truyền được những rung cảm đến người nghe. Một giọng hát hay, trong một nghĩa nào đó, còn là giọng hát tạo được mối dây tình cảm gần gũi giữa người hát và người nghe.
Giọng Lệ Thanh là giọng hát như thế. Tôi hiểu được vì sao nhiều người thích nghe chị, chính là vì cảm giác gần gũi và ấm áp chị mang đến cho người nghe, chính là vì những tình cảm trìu mến chị gửi theo tiếng hát. Điều này cũng khiến người ta không chỉ yêu giọng hát chị mà còn yêu cả bài hát được chị thể hiện. Nghe Lệ Thanh, người ta có cảm tưởng chị hát thật dễ dàng, thật tự nhiên mà óng chuốt, mà sang cả, như một vẻ đẹp thầm lặng mà quyến rũ, mà mê hoặc, như một nỗi hẹn hò lửng lơ mà làm dậy lên những khát khao mơ hồ.
Tiếp xúc, chuyện trò với chị Lệ Thanh dễ có cảm giác tương tự, một cảm giác thật dễ chịu. Chị có giọng nói êm dịu và từ giọng nói, tiếng cười chị toát lên một vẻ tự nhiên và giản dị như tính cách bình dị, đơn sơ của chị.
Thời của Lệ Thanh là thời của những giọng hát thực sự là giọng hát, là thời người ta “nghe” hát hơn là “xem” hát, và người ta yêu thích một giọng hát mà có khi chỉ biết tên, chưa hề biết mặt.
Không chỉ đặc biệt ở giọng hát thôi, còn phải kể thêm một cái “đặc biệt” nữa ở Lệ Thanh: đang lúc giọng hát của chị rất là “ăn khách”, đang lúc sự nghiệp ca hát của chị lên đến “tột đỉnh danh vọng” (theo cách nói thuở ấy), chị bất ngờ... biến mất, bất ngờ quay lưng với “ánh đèn màu” lung linh để đổi lấy hạnh phúc êm đềm dưới một mái ấm gia đình, như câu hát quen thuộc người ta từng nghe chị hát.
Từ khi sánh vai lên đôi bạn hiềnđêm về nghe con khóc vui triền miên... (“Ngày hạnh phúc”, Lam Phương)
* * *
Lệ Thanh, chị đã bỏ đi lặng lẽ. Chị đã bỏ lại sau lưng chiếc bóng im lìm của ánh đèn spotlight hắt lên sân khấu, hắt lên chỗ chị vẫn đứng đó hằng đêm, vẫn cất tiếng hát hằng đêm, và ở bên dưới, khách mộ điệu vẫn cứ mong đợi hằng đêm, hằng đêm người ca sĩ không bao giờ trở lại.
Lệ Thanh, chị xem chuyện “đời ca hát ngày tháng” ấy chỉ như cuộc vui chơi ngắn ngủi. Chị đã sớm “bỏ cuộc chơi” không chút vấn vương, luyến tiếc, nhưng đã để lại bao nỗi luyến tiếc, vấn vương cho bao người yêu tiếng hát chị.
Với những ai từng có một thời yêu thích giọng hát ấy, bất chợt nghe được tiếng hát Lệ Thanh cất lên từ một dĩa nhạc cũ kỹ nào còn giữ lại được, bất chợt gặp lại những thoáng xao xuyến, rung động của một mùa nào đã vắng xa. Giọng hát xa xăm mà gần gũi ấy, giọng hát dịu dàng mà tha thiết ấy như đánh thức bao kỷ niệm ấm áp về những ngày vui mơ hồ của một thời để yêu, để nhớ, và của những giấc mơ ngọt ngào không bao giờ tắt hẳn.
Từ khi chọn cho mình cuộc sống khép kín, bình lặng, giọng hát ấy hầu như cũng lặng tiếng, im hơi, thảng hoặc còn nghe cất lên đâu đó trong những cuộc họp mặt bằng hữu thân tình. Giọng hát vẫn nghe trìu mến, vẫn như mùa xuân chẳng bao giờ già.
“Hát đi chị Lệ Thanh!” tôi nói. “Mùa xuân đang đến, hát cho vui một bài nhạc xuân hay bài nào vui vui, một vài câu cũng được. Nhiều người đang muốn nghe chị hát.”
“Giọng ca trìu mến” nở nụ cười thật hiền, cất tiếng hát, khe khẽ.
Chiều nay hoa xuân bay nhiều qu... a... á....!...
Lê Hữu
Kim Phượng sưu tầm
Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsens
Bạn đang sao chép nội dung của page fb.com/1xuaxua. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn chuyenxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsensev