Sống một đời vui - Để có hạnh phúc

Đến độ tuổi nào đó, sau khi công thành danh toại tự nhiên con người chúng ta không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Mặc kệ là đời sống vật chất, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc nhất.

    DỪNG LẠI VÀ BUÔNG    

 

Thử một lần buông bỏ để biết điều gì thực sự xứng đáng ở lại! - Yoga Lovers

Bạn cũng sẽ khám phá ra rằng đem niềm vui đến cho người khác là một nguồn vui lớn nhất, là một thành công vượt bậc. Bạn sẽ sống thỏa mãn hơn, sẽ cảm thấy thảnh thơi, hạnh phúc khi đem niềm vui tới cho người và giúp người bớt khổ.

Đỉnh cao của sự buông bỏ - Phật Tử Tại Gia
 
 

                VÔ THƯỜNG               

 

Ở đất nước bình yên nhất thế giới, cuộc sống đơn giản, hạnh phúc là quan trọng:

Sống thì "không lo lắng, đừng vội vàng"

Đôi khi dừng lại là bước đi khôn ngoan

Sống với nội tâm bình thản

Đến độ tuổi nào đó, sau khi công thành danh toại tự nhiên con người chúng ta không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Mặc kệ là đời sống vật chất, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc nht.
 
1.Hối lỗi và thứ tha
Làm người, biết hối hận những lầm lỡ mình đã tạo gây chính là người sống có lương tri, tỉnh thức. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngược thời gian trở về quá khứ để bôi xóa đi lầm lỡ. Hãy nhìn vào lỗi lầm, rút ra bài học cho tương lai. Biết tha thứ lầm lỗi của người để con tim mở rộng nhưng cũng nên biết thứ tha lỗi lầm của mình để..'' trời quang mây tạnh'' tâm hồn..
 
2.Giữ cho tâm tình đơn giản
Càng suy nghĩ quá nhiều, càng làm cuộc sống thêm phức tạp, tâm tình "đơn giản" thật ra chính là một ân phước do chính mình ban bố cho bản thân. Dừng lại những suy nghĩ lăng xăng, là biết cách làm mới tâm hồn mình với những niềm vui đơn giản.
 
3. Sống với nội tâm bình thản
Đến độ tuổi nào đó, tự nhiên con người chúng ta không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc.
 
Dừng lại những suy nghĩ lăng xăng, là biết cách làm mới tâm hồn mình với những niềm vui đơn giản.
 
Dừng lại những suy nghĩ lăng xăng, là biết cách làm mới tâm hồn mình với những niềm vui đơn giản.
 
4. Nhận biết chính mình
Bất đồng ý kiến với bạn bè, đồng nghiệp, nói chuyện mâu thuẫn với mọi người, tranh cãi với người yêu. Những điều này xét cho cùng cũng chẳng sao, vì mâu thuẩn vốn là bản chất của đời sống. Điều quan trọng là nhận biết cá tính ưa '' ăn thua đủ '' trong chính mình mà có lúc cần buông xuống, đừng nghĩ cúi người xuống nói lời xin lỗi là chấp nhận mình thua thiệt, bởi vì ngay lúc ''thua thiệt'' đó mình đã thắng được chính mình, mà thắng được chính mình mới là người có nội lực thực thụ.
 
5. Học hỏi chung quanh
Quan sát cuộc sống để thấy trường đời là một bài học lớn, người tốt dạy ta đã đành, mà người xấu cũng dạy mình sống sao đừng giống họ. Biết học từ sự quan sát sẽ mang lại niềm vui ở hiện tại và mang lại cuộc sống hạnh phúc, thanh thản ở tương lai.
 
6. Cần Biết hờ hững ...
Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững, điều gì không làm rõ được thì không cần làm rõ, người nào cần lướt qua thì cứ lướt qua. Nếu như chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính toán mà không biết cho qua, chỉ biết khôn khéo mà lại không biết vụng về… sẽ chỉ làm cuộc sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.
 
7. Dành những khoảng trống, buông xả bản thân
Có câu thơ của vị một thiền sư:
''Chẳng biết rong chơi miền Tịnh Độ
Làm người một kiếp cũng như không''

Ai cũng biết cuộc đời rất ngắn mà vẫn lu bu với những tham vọng rất dài, người sống như thế thường nghĩ mình thông mình nhưng kì thực là không phải. Đôi khi, ngồi nhìn mây nươc, hư không , không làm chi cả mà.. sống được rất nhiều. Sống không bó buộc trong không gian và thời gian, chính là Người Biết Sống.
 
8. Chúc phúc cho tha nhân
Khi soi gương nếu ta cười, ta khóc thì hình ảnh phản chiếu trong gương như vậy. Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như thế. Thời điểm bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn được nhân đôi niềm vui.
 
Niềm vui chia sẻ cho người
Nghe chừng hạnh phúc lên ngôi giữa lòng
Nổi buồn, nếu được cảm thông
Nguôi ngoai hết cả bão giông tâm hồn...

 

Suy nghĩ đơn giản để cuộc sống nhẹ nhàng hơn

 
Người sống một đời: Tinh thần nên tích cực, khuôn mặt cần tươi tỉnh. Suy nghĩ đơn giản thì cuộc sống nhẹ nhàng, mở lòng nhìn xa thì không có gì là vấn đề lớn.
 
Trong cuộc sống, có 4 mẫu người nghe qua ngỡ là tốt, nhưng nếu không khéo léo cân bằng, sẽ sống cuộc đời rất vất vả. Bạn có thuộc loại nào dưới đây:
 
1. Người quá tài giỏi
Càng có năng lực, bạn càng phải gánh vác nhiều trách nhiệm nặng nề, áp lực sẽ càng lớn. Khi đó, việc trong ngoài gia đình thường không thể chu toàn, chuyện người lớn nhỏ đều không thể săn sóc, vấn đề cá nhân càng không có thời gian. Cứ mải miết với công việc, các mối quan hệ cũng chỉ xoay quanh mỗi công việc.
 
Ảnh minh họa
 
Vì hiểu chuyện, nên thường nghĩ thay cho người khác; vì hiểu chuyện, nên thường mỉm cười rồi bỏ qua; cũng vì hiểu chuyện nên lúc nào cũng bao dung nhường nhịn. Lâu ngày thành quen, sẽ chẳng ai quan tâm xem bạn vui hay buồn, chẳng ai đồng cảm những khó khăn bạn đang phải đối mặt, càng hiếm người nào hiểu hết những thiệt thòi mà bạn phải gánh chịu…
 
3. Người suy nghĩ quá nhiều
Lời nói của người khác, bạn để mãi trong lòng; những tình cảm vụn vặt, bạn cứ ôm ấp mãi, rồi dằn vặt bản thân. Tục ngữ có câu: Bụng ăn nhiều thì không tiêu hóa kịp, lòng chất chứa nhiều thì tâm linh không thể nào an định.
 
4. Người quá nặng tình cảm
Người sống quá để tâm đến mọi chuyện, khó lòng không phiền muộn. Nếu chỉ biết nghe lời, rất dễ bị cô phụ. Bằng như quá cố chấp, sẽ bị người xa lánh. Có một số việc và một số người, nếu mình xem quá nặng, để ý quá kĩ dễ rơi vào bế tắc. Làm người, nghiêm khắc đến mệt mỏi chỉ khiến bản thân thêm thiệt thòi, khó lòng thanh thản được.
 
Ở đất nước bình yên nhất thế giới, cuộc sống đơn giản, hạnh phúc là quan trọng: Sống thì "không lo lắng, đừng vội vàng"

Ở Bhutan, người ta đề cao việc thời gian dành cho gia đình. Người dân sống một cuộc sống đơn giản không căng thẳng, luôn cầu nguyện và suy ngẫm về cuộc sống hàng ngày.

“Không lo lắng, đừng vội vàng” là câu slogan mọi người thường thấy trong các băng rôn, áp phích ở Bhutan. Hoàn toàn vắng bóng Apple, Coke hay McDonalds, thông điệp này xuất hiện ở ở nơi trên đất nước này. Thậm chí, không có biển quảng cáo hay đèn giao thông ở trên các giao lộ. Tốc độ giới hạn của mọi con đường là khoảng 50km/h - đủ chậm để người lái xe có thể thể đọc hết các biển hiệu với nội dung như:
 
"Nếu một bông hoa không phát triển, bạn cần thay đổi môi trường chứ không phải bông hoa."
"Hãy có trách nhiệm. Đừng làm tổn thương động vật. Bạn sẽ được đền đáp."
Có lẽ đây là lý do tại sao Bhutan là quốc gia hạnh phúc nhất trên trái đất.
 
Khi khách du lịch muốn đến đây thì thị thực là cái bắt buộc cần có và chính phủ cần chi một khoản tối thiểu để giúp duy trì và bảo vệ ngành du lịch. Chỉ số quan trọng của Bhutan là chỉ số hạnh phúc quốc gia dựa trên bốn yếu tố chính, đó là: Phát triển kinh tế xã hội bền vững và công bằng; Quản trị tốt; Bảo tồn và phát huy văn hóa; Bảo tồn môi trường. (Bhutan là quốc gia đầu tiên có chỉ số carbon âm trên thế giới.)
 
Điều này thật đáng ngưỡng mộ, nhưng những giá trị này có phản ánh cuộc sống thực tế không? Có phải Bhutan là một nơi hạnh phúc? Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, con người sống vội vã và tập trung rất nhiều vào công việc. Nhưng ở Bhutan, người ta sẽ đề cao việc thời gian dành cho gia đình. Người dân sống một cuộc sống đơn giản không căng thẳng. Cầu nguyện và suy ngẫm là điều cần thiết đối với người Bhutan.
Rõ ràng, có rất nhiều thứ chúng ta có thể học hỏi từ người Bhutan và lối sống chậm rãi, chánh niệm của họ:
 
1. Triết lý "Không lo lắng, đừng vội vàng"
Bạn có thể nhìn thấy khẩu hiệu "Không lo lắng, đừng vội vàng" ở mọi nơi. Dường như điều này đã thấm vào người dân Bhutan. Những phương tiện giao thông luôn di chuyển với tốc độ tối đa 50km/h, điều này tạo một cảm giác mọi người trên đường phố rất bình tĩnh, chậm rãi. Người đi xe đạp và người đi bộ cũng di chuyển với tốc độ chậm hơn. Mọi người thực sự có thời gian để dừng lại và hít hà mùi hoa cỏ được trồng ven đường, đến thăm đền chùa và cầu nguyện.
 
Ở đất nước bình yên nhất thế giới, cuộc sống đơn giản, hạnh phúc là quan trọng: Sống thì không lo lắng, đừng vội vàng - Ảnh 1.
 
Môn thể thao quốc gia của Bhutan là bắn cung - một trò chơi thường được chơi trong hai ngày với tốc độ nhàn nhã. Không cần phải vội vã khi chơi môn thể thao này. Mỗi khi ghi điểm, mọi người sẽ cùng hát một bài. Đó là trò chơi đem đến cho mọi người cảm giác hạnh phúc.
 
2. Bảo vệ môi trường quan trọng hơn cả
Bảo vệ môi trường - một thông điệp rõ ràng nhưng thật buồn khi một phần còn lại của thế giới đang thất bại trong việc thực hiện thông điệp. Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới có chỉ số carbon âm. Họ tập trung vào việc "giảm dấu chân của con người". Tất cả mọi thứ được quản lý cẩn thận để đánh giá tác động đến môi trường.
 
Số lượng khách du lịch được quản lý khá chặt chẽ. Họ có một khoản chi tiêu bắt buộc để chính phủ có thể tái đầu tư tiền vào cơ sở hạ tầng. Lễ kỷ niệm được tổ chức bằng cách trồng cây. Các hoạt động du lịch khám phá những ngọn núi cao đều bị cấm từ năm 2003. Lệnh cấm này sẽ khiến hoạt động du lịch bị hạn chế tuy nhiên với họ môi trường quan trọng hơn.
 
3. Nghỉ hưu sớm để tận hưởng cuộc sống
Ở đất nước bình yên nhất thế giới, cuộc sống đơn giản, hạnh phúc là quan trọng: Sống thì không lo lắng, đừng vội vàng - Ảnh 2.
 
Ở Bhutan, hầu hết mọi người nghỉ hưu ở tuổi sáu mươi. Nhà vua đã nghỉ hưu sớm để truyền lại ngai vàng cho con trai mình. Đa số dân số nghỉ hưu sớm để họ có thể dành thời gian với bạn bè, cầu nguyện và chiêm niệm.
Họ nói không với cuộc đua cạnh tranh, không tập trung vào của cải vật chất và mọi người có thể tập trung vào những gì quan trọng đối với họ đó chính là gia đình và tôn giáo.
 
Phong cảnh của người Bhutan được bao phủ trong những lá cờ cầu nguyện rực rỡ sắc màu tung bay trong gió. Các lá cờ bao gồm năm màu khác nhau như xanh dương, đỏ, xanh lá cây, trắng và vàng. Mỗi màu sắc đại diện cho năm trí tuệ của Phật giáo và năm yếu tố thiết yếu: bầu trời, lửa, đất, nước và không khí. Những người theo đạo Phật tin rằng giữ cho năm yếu tố này hòa hợp với nhau là tốt cho cơ thể và tâm trí.
 
Bất kỳ du khách nào từng tới đất nước này đều có thể cảm nhận được sự hài hòa được toát ra khắp nơi. Bhutan là một ví dụ tuyệt vời cho phần còn lại của thế giới noi theo.

-
Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt
 

Để có hạnh phúc

Thư giãn là hạnh phúc có mặt
 
Trong đời sống, rất nhiều người không có sự thư giãn. Chúng ta cần phải học cho được cách thư giãn. Ví dụ, tập đi thiền hành là cơ hội để tập thư giãn. Sự căng thẳng và thư giãn đi đôi với nhau, chúng có mặt cùng một lúc. Vấn đề là cái nào nhiều, cái nào ít mà thôi. Trong chúng ta có sự căng thẳng, nhưng cũng có sự thư giãn. Tùy cách sống của mình mà ta có nhiều sự căng thẳng hay nhiều sự thư giãn.
Phát triển sự thư giãn, buông bỏ những lo lắng, sợ hãi và bạo động là hạnh phúc đang có mặt. Mỗi người đều có khả năng chế tác ra sự thư giãn với tư cách cá nhân và năng lượng đó sẽ ảnh hưởng tới tập thể. Thí dụ một người giáo viên nếu có ý thức nuôi dưỡng sự thư giãn trong mình và chế tác sự thư giãn đó cho học sinh thì việc dạy và học sẽ thành công hơn. Giữa giáo viên và học sinh có sự nhẹ nhàng mà không phải căng thẳng mệt mỏi.
 
 
Đạo đế là con đường mà trong đó có những phương pháp đưa tới sự thư giãn. Yếu tố đầu tiên của hạnh phúc là biết thư giãn để chấm dứt lo lắng, sợ hãi. Đứng về phương diện sinh học thì chính sự căng thẳng tạo ra lo lắng, sợ hãi, bạo động và bệnh tật. Trong não của ta có tuyến yên. Khi cảm thấy có tình trạng nguy hiểm thì tự nhiên tuyến yên sẽ tiết ra một chất hoá học trong máu. Nội trong mấy giây sau chất hoá học đó đụng tới tuyến thượng thận và nhả ra chất adrenalin, chất này vào trong máu thì sẽ khiến trái tim đập mạnh hơn để dồn máu tới hai chân, hai tay và đôi mắt để sẵn sàng đối phó với tình trạng nguy hiểm. Đó là phản ứng hoặc chống cự, hoặc là bỏ chạy. Muốn chống cự hay bỏ chạy đều cần dùng tới rất nhiều năng lượng và vì vậy các cơ năng khác phải dừng lại hết. Chất đó cũng khóa bộ máy tiêu hoá lại và không cho làm việc nữa. Lúc này cơ thể tạo ra sự căng thẳng. Nếu sự căng thẳng kéo dài thì nó sẽ làm hỏng bao tử và bộ phận tiêu hóa. Cho nên những người nào hay lo sợ rất có hại cho bao tử. Một thí dụ khác là trong lúc chạy đua thi đấu, trước khi người phát lệnh thổi còi cho bắt đầu cuộc thi chính là giây phút trong cơ thể các vận động viên tiết ra chất adrenalin. Nếu giây phút đó kéo dài quá lâu thì đương sự có thể sẽ chết.
 
Đôi khi trong đời sống hằng ngày khi nghe tiếng điện thoại reo ta cũng lo. Có khi nhìn những tờ báo ta cũng thấy lo vì không biết cổ phần đang lên hay đang xuống. Tuy không có những lo lắng lớn hay nguy hiểm lớn xảy ra nhưng những lo lắng nhỏ trong đời sống hằng ngày cũng làm cho chất adrenalin tiếp tục được tiết ra và nó cũng khoá bộ máy tiêu hoá lại khiến ta bị căng thẳng. Những căng thẳng ấy dồn chứa mỗi ngày sẽ sinh ra đủ thứ bệnh. Mỗi khi căng thẳng thì hành động trở nên thô tháo và lời nói cộc cằn sẽ làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình, làm hư hoại tổ chức, bè bạn của ta. Do đó phải nắm cho được phương pháp thư giãn để giải tỏa những căng thẳng.
 
Những lúc ngồi thiền, thiền hành hay buông thư thì chất adrenalin không tiết ra. Buông thư toàn thân và nương vào hơi thở có ý thức thì trong ta bắt đầu có sự thư giãn. Thở vào tôi ý thức đây là hơi thở vào, thở vào tôi sung sướng được thở vào. Thở ra tôi ý thức về thân thể tôi, thở ra tôi làm cho thân thể tôi thư giãn. Là một người thực tập, chúng ta phải biết nuôi dưỡng sự thư giãn trong mỗi giây phút.
Khi làm việc với máy vi tính cũng có thư giãn mà đọc sách cũng thư giãn, lúc nào cũng thư giãn hết. Khi đi, phải đi sao cho có bình an mà không vội vàng như bị ma đuổi; khi ngồi thì phải ngồi như đang ngồi trên một đóa sen. Trong lúc thư giãn thì nhịp đập của trái tim sẽ chậm lại và hệ miễn dịch được tăng cường. Thư giãn không phải chỉ là vấn đề thể chất và hình hài. Nếu trong tâm đang có điều bất an thì sự thư giãn rất khó thực hiện được. Do đó phải tổ chức lại đời sống hàng ngày để đừng bị áp lực quá nhiều đừng để lo lắng, buồn khổ. Muốn vậy thì phải quán chiếu cho sâu sắc.
 
Khi có bạo động tức là trong thân thể không có sự buông thư. Khi ấy phải tập thở, tập đi để nhận diện và ôm ấp những bạo động, giận hờn, bực bội trong mình. Nếu những tâm hành đó được ôm ấp thì tự nhiên nó sẽ lắng dịu. Nền văn minh mới của chúng ta tạo ra rất nhiều căng thẳng, cho nên sự thực tập của mình là làm lắng dịu thân tâm. Mà muốn thư giãn thì phải thực hành những pháp môn cụ thể như buông thư, thiền hành, ngồi thiền,… Cho nên nền đạo đức học hiện đại phải là đạo đức ứng dụng chứ không phải là đạo đức lý thuyết. Phải biết rõ rằng muốn có thư giãn thì ta không nên làm gì và nên làm gì. Đạo đế được diễn đạt qua con đường Bát chánh, trong đó có chánh kiến. Các vị tổ sư giải thích chánh kiến là một cái thấy sâu sắc về Bốn sự thật. Nhưng trí óc con người thường hay đi kiếm tìm sự thật của chân lý vạn hữu. Ta thường có ý muốn đi vào siêu hình học, thực thể học. Khuynh hướng hay phóng tâm ra vũ trụ và đặt những câu hỏi như: Vũ trụ này từ đâu mà có? Những nguyên lý cai quản vũ trụ là những nguyên lý nào? Bởi có những câu hỏi này mà ta có siêu hình học và bản thể luận.
 
Đức Thế Tôn rất thực tế, Ngài nói đừng phóng tâm ra vũ trụ bên ngoài mà hãy đưa tâm về với tình trạng đích thực trong đó ta đang sống. Phải nhận diện nỗi khổ đang có mặt, tìm ra nguồn gốc của khổ và phải tìm ra con đường thoát khổ. Rất là thực tế. Hai chân chấm đất. Chánh kiến đức Thế Tôn nói ở đây không phải là kiến thức về vũ trụ vạn hữu mà là về Bốn sự thật. Mình phải có cái thấy khá vững chãi về Bốn sự thật. Khi mới học về Tứ diệu đế, mới nghe nói về Bốn sự thật, ta nói nó quá dễ, nhưng thật sự thì ta chưa hiểu rõ về nó. Cách đây một năm có người hỏi tôi: “Thầy có hiểu hết về Tứ diệu đế chưa?” Tôi trả lời: “Chưa, tôi chưa hiểu hết, tôi vẫn đang trên con đường tìm hiểu”.
 
Muốn có được cái thấy sâu sắc đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra rất nhiều công phu tu tập. Phần lớn chúng ta chỉ nắm được ý niệm về Bốn sự thật chứ chưa nắm được Bốn sự thật. Chúng ta không nắm được bản chất của Bốn sự thật. Bốn sự thật tương tức với nhau, Sự thật này nằm trong Sự thật kia. Không hiểu được khổ đế thì không hiểu được diệt đế, ngược lại nếu không thấy được diệt đế thì không hiểu được khổ đế. Chánh kiến trước hết là cái thấy sâu sắc về Bốn sự thật. Bốn sự thật tương tức với nhau, chúng không thể có mặt độc lập, chúng liên hệ với nhau chặt chẽ cho đến nỗi không thấy được cái này thì không thấy được cái kia.
 
 
Trong lĩnh vực trao truyền, khi không thấy được ta thì sẽ không thấy được cha ta. Chưa thấy được cha ta là ai thì sẽ không thấy được ta là ai. Khi thấy được sự tương tức của bốn sự thật thì tự nhiên ta cũng sẽ thấy được sự tương tức của các pháp. Tương tức nghĩa là cái này chính là cái kia, cái này nằm trong cái kia, không có cái này thì không có cái kia. Không có sự thật nào có mặt riêng rẽ. Cái này cũng gọi là không. Thí dụ như bông hoa: bông hoa do mặt trời, ánh nắng, đám mây, đất, phân bón, người làm vườn… tạo nên. Cho nên bông hoa không có mặt riêng biệt, bông hoa đầy hết tất cả vũ trụ. Bông hoa là vũ trụ, nó không thể có mặt riêng biệt được. Bốn sự thật không thể có mặt một mình được. Nếu không có bùn thì sẽ không có sen. Nếu như nhận Bốn sự thật là riêng biệt thì ta rất sai lầm.
Trong Kinh Bát Nhã nói “không khổ, không tập, không diệt, không đạo”, Bốn sự thật là không. Bản chất của sự thật này là bản chất của  sự thật kia. Sự thật thứ nhất được làm bằng sự thật thứ hai, thứ ba, và thứ tư. Lấy sự thật thứ hai, thứ ba, thứ tư ra thì không có sự thật thứ nhất. Đó là tính tương tức của sự thật thứ nhất. Nếu thấy được Bốn sự thật có liên hệ với nhau thì chúng mới đích thực là Bốn sự thật.
 
Dừng lại và buông thư
Pháp môn căn bản của Làng Mai là phương pháp thở chánh niệm và phương pháp đi chánh niệm. Các vị giáo thọ của Làng có nhiệm vụ nắm vững tình trạng tu tập của xóm mình và phải trao truyền những thực tập căn bản này đến mọi thành viên trong xóm từ người xuất gia cho tới tại gia. Nếu họ chưa biết thở, chưa biết đi trong chánh niệm, đồng nghĩa với việc họ còn bị đói. Ai bỏ đói họ? Các vị giáo thọ dự phần lớn vào việc bỏ đói các sư em và các thiền sinh tới với mình. Do vậy, các vị giáo thọ cần nắm thật vững phương pháp thở, phương pháp đi. Ta không cần nói những bài pháp hùng hồn. Sự thực tập vững chãi của ta chính là bài pháp sống động nhất. Nếu ta có khả năng buông thư được, hạnh phúc được trong mỗi bước chân, mỗi hơi thở thì ta sẽ là người đầu tiên được trị liệu và nuôi dưỡng.
 
Thiền, Dhyana, nghĩa là dừng lại và làm cho buông thư. Sự dừng lại và buông thư được gọi là thiền chỉ. Trong sự thực tập, nếu chưa có khả năng dừng lại và buông thư thì hành giả sẽ không thể đi xa hơn được. Bởi vì nếu không thành công được trong thiền chỉ thì khó có thể nhìn sâu (thiền quán) để thấy rõ bản chất của các hiện tượng.
 
Mỗi người đều sẵn có hạt giống rong ruổi, tìm kiếm. Chúng ta không thể ở yên lâu được. Hạt giống này chúng ta được tiếp nhận từ tổ tiên. Sở dĩ ta không dừng lại được bởi vì ta thiếu khả năng buông thư. Những căng thẳng trong cơ thể bị dồn nén khiến cho yếu tố trầm tĩnh của đời sống mất đi. Nếu thực tập vững vàng phương pháp thở và đi trong chánh niệm thì ta sẽ dừng được sự chạy đua. Lúc ấy, sự buông thư và niềm an lạc sẽ lập tức có mặt.
 
Ngồi thiền là cơ hội để thực tập dừng lại hoàn toàn. Trong khi ngồi, chúng ta sử dụng hơi thở có ý thức để hỗ trợ cho việc dừng lại ấy. Dừng lại được là bắt đầu có chủ quyền đối với thân và tâm của chính mình. Ngồi thiền trước hết là dừng lại và buông thư. Nếu trong khi ngồi mà phải đấu tranh, phải gồng mình và xem việc ngồi thiền như một lao tác mệt nhọc thì đó chưa phải là cách ngồi thiền đúng. Khi ngồi, tư thế phải thật thoải mái, lưng thẳng nhưng buông thư. Và sau đó mới bắt đầu theo dõi hơi thở. Thở vào, tôi ý thức về toàn thân của tôi; thở ra, tôi buông thư toàn thân. Ta phải đem cái tâm đi vào cái thân.  Cái tâm của ta chỗ nào cũng có cái thân hết, tức là tâm đầy trong thân. Giống như việc ta ngâm đậu xanh với nước ấm vậy, đậu xanh được ngâm trong nước ấm một hồi, nước sẽ thấm vào trong hạt đậu, hạt đậu sẽ nở ra gấp hai lần ban đầu. Sở dĩ cái thân khô héo là bởi vì cái tâm không thấm được vào trong thân. Nếu muốn cái thân được tươi mát, được thấm nhuận thì cần phải để cho tâm đi vào trong thân. Lúc ấy, thân của ta sẽ trở thành một thực thể linh động chứ không còn là một xác chết nữa vì tâm đã được thấm vào trong từng tế bào. Tức là cái thân đầy cả cái tâm. Trong khi ngồi thiền, thiền hành, phải làm như thế nào để thân của ta đầy tâm mà tâm cũng đầy thân. Khi thân và tâm hợp nhất, là khi ta có được những giây phút sống sâu sắc.
 
 
Thiền là một phương pháp thực tập, và nếu thực tập đúng thì hạnh phúc sẽ có liền tức khắc. Hạnh phúc này bắt đầu từ sự dừng lại và buông thư. Không có sự dừng lại và buông thư, thì không thể nào có hạnh phúc được. Hạnh phúc này được gọi là thiền duyệt. Thiền duyệt tức là niềm vui do sự thực tập thiền đem lại. Và người tu phải lấy niềm an lạc mà thiền tập đem lại làm thực phẩm hàng ngày (Thiền duyệt vi thực). Trong nghi thức cúng ngọ có câu: “Nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”. (Khi ăn cơm, con nguyện cho chúng sinh nếm được niềm vui mà thiền tập đem lại, hạnh phúc luôn tràn đầy). Mỗi lần ăn cơm, cúng ngọ, lúc nào ta cũng nguyện cho tất cả chúng sanh đều hưởng được niềm vui của thiền tập nhưng chính ta đã làm được chưa? Có khi ta đã để cho chính ta bị đói và để cho những người bạn đến với ta cũng bị đói. Những người bạn tin tưởng vào ta, trông cậy vào ta, nhất là khi ta là một vị giáo thọ, nhưng ta quên mất vai trò của chính mình. Đôi khi ta bỏ đói đại chúng, bỏ đói các bạn đến với ta. Nếu ta bắt đầu dừng lại và buông thư được, tức khắc ta sẽ có được hỷ lạc. Khi có được hỷ lạc, ta mới bắt đầu quán chiếu vào lòng sự vật để thấy được bản chất của sự vật.
 
Chúng ta có thể thực tập theo những hướng dẫn của đức Thế Tôn để dừng lại. Thở vào, con ý thức về hình hài của con. Thở ra, con ý thức về toàn thể hình hài con. Lúc đó, cái tâm đi vào cái thân và cái thân đi vào cái tâm. Tiếp tục thực tập như vậy, ta để cho tâm thấm dần vào trong thân. Ta có thân đầy trong tâm và tâm cũng đầy trong thân. Kế tiếp, nương vào hơi thở chánh niệm ta buông thư cả thân và tâm. Thở vào, con buông thư thân thể con, tâm hồn con. Thở ra, con tiếp tục để cho tâm hồn con, thân thể con được buông thư. Hãy cho ra ngoài hết tất cả những dồn nén, những căng thẳng. Sự buông thư này sẽ mang lại sự trị liệu. Do vậy, khi đề cập đến khổ hay gọi tên những nỗi khổ, ta đừng quên đề cập đến những căng thẳng trong thân thể và tâm hồn. Bởi nó đích thực là một nỗi khổ và rất cần được chúng ta quan tâm đến.
 
Chánh niệm là phép tu căn bản
Khi thực tập thiền hành, phải thực tập như thế nào để dừng lại được trong khi đi. Đi như là đi chơi trong Tịnh Độ mà không đi như bị ma đuổi. Buông thư được trên từng bước chân. Đường dài, em bước như dạo chơi. Đường càng dài càng hay, vì ta có thể dạo chơi càng nhiều.  Mặc dù chưa là giáo thọ nhưng ta cũng không được bỏ đói các bạn thiền sinh đến với ta, ta có bổn phận phải giúp họ. Vì mỗi ngày ta được hưởng thức ăn của thiền tập nên khi có ai đến, phải hỏi: Các anh, các chị có đói không? Thực phẩm đây! Tức là phương pháp giúp họ biết thở, biết đi, biết cười. Do vậy, khi ngồi thiền, cho dù nửa giờ hay bốn mươi lăm phút, cũng phải biết tận dụng khoảng thời gian ấy để nắm lấy chủ quyền, phải để cho thân tâm được buông thư, nghỉ ngơi. Nếu không làm được như vậy thì ta đã phung phí một cách oan uổng nguồn thời gian quý báu của chính mình.

“Chiến Thắng Bản Thân Là Chiến Thắng Hiển Hách Nhất”

Trong cuộc sống, chúng ta đã từng chiến thắng nhiều lần: Một người chiến thắng cơn buồn ngủ, chiến thắng sự lười biếng, chiến thắng các đam mê… Vậy, đâu là cuộc chiến thắng vinh dự và vinh quang nhất? Câu nói của Platon sẽ giúp chúng ta hiểu và có được câu trả lời, đó là: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” (Platon).
 
chien-thang-ban-than-la-chien-thang-hien-hach-nhat
 
Nghe xong câu nói trên, có gì đó sai sai. Bình thường những cuộc chiến thắng nổi tiếng, ai cũng nghĩ ngay về một học sinh đoạt giải Olympic quốc tế môn này, môn kia hay một cầu thủ bóng đá trong trận World Cup đã mang bàn thắng về nước nhà mà tại sao Platon lại nói như vậy? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng đi tìm hiểu “chiến thắng” là gì? Chiến thắng là đạt được mục đích sau một thời gian đấu tranh để khắc phục được những khó khăn, thử thách. “Chiến thắng bản thân” là tự đấu tranh với chính mình. Câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” muốn gửi cho con người bài học, cần phải thoát khỏi lớp vỏ yếu kém của bản thân để dũng cảm đối mặt với trăm chiều thử thách trong cuộc sống.
 
Ngay từ khi sự sống bắt đầu (mới là thai nhi được hình thành trong lòng mẹ) con người đã phải đối diện với vô vàn hiểm họa để được sinh ra; lớn lên trải qua: lão - bệnh - tử, chưa kể những hậu quả do khách quan gây ra. Nếu bạn chán nản, buông xuôi hay tự cho rằng mình không có đủ khả năng chiến thắng mà bỏ ngay từ đầu thì sự sống của bạn cũng chỉ đến thế thôi, cho dù bạn đang sống thì cũng chỉ là sự tồn tại mà thôi.
 
Thế hệ trẻ bây giờ thường nhìn vào những thần tượng – Idol để bắt chước. Thế nên điều gì ngăn cản con đường không cho dẫn đến thành công, dù áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Đó chính là con người bạn, bởi vì theo Platon chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Bạn biết không, những tiền nhân thành công là vì họ không bao giờ chịu từ bỏ dù gặp nỗi buồn hay thất bại, họ vẫn cố gắng đứng lên và tiếp tục giống như câu nói của một nhà hiền triết kia “Bạn có thể thất vọng nếu thất bại, nhưng bạn sẽ héo tàn nếu không bao giờ cố gắng”. Những người thành công họ luôn luôn coi thất bại là điểm tựa, là “lò xo” để nâng mình lên và ngày càng tiến về phía trước; nói đúng hơn, họ coi “thất bại là mẹ thành công”. Còn chúng ta? Chúng ta chỉ nghĩ đến giây phút hiện tại, thiếu sự kiên trì mà quên rằng muốn làm được điều gì đó cần có thời gian, tập trung cao độ, không bỏ cuộc như Thomas Edison, ông đã mất khoảng 10.000 lần để chế tạo ra bóng đèn.
 
Thật ra, nếu bạn muốn trở thành người được ngưỡng mộ như câu nói “Trước một bộ óc vĩ đại thì người ta cúi đầu, còn trước một trái tim vĩ đại thì người ta quỳ gối”. Theo tôi cần có rất nhiều yếu tố, bên cạnh yếu tố thiên bẩm bạn cần phải có khả năng vượt qua chính mình, vì đó là thử thách lớn nhất, đối tượng nằm sâu bên trong không dễ gì nhận ra, nhưng hãy nhớ rằng không có gì là không thể. Thật vậy, điều quan trọng là bạn có kiên trì theo đuổi để đạt được điều đó hay không. Giả sử, nếu bạn là một học sinh, liệu có thường xuyên giữ đúng thời khóa biểu hay một người chồng có dám dậy lúc bốn giờ để chuẩn bị cho gia đình bữa sáng không? Trong vài ngày, vài tuần cao hứng thì có thể, nhưng có chắc chắn duy trì trong một năm hay nhiều năm. Đó, bạn thấy không, chỉ những việc nhỏ bé như vậy thôi mà cũng không phải ai cũng có thể chiến thắng nổi bản thân mình.
 
Nói đến đây, tôi còn nhớ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thời tiểu học. Thầy giáo đọc chính tả cho cả lớp. Khi viết xong đưa cho thầy chấm điểm. Sau khi trả bài, duy nhất cuốn vở của tôi không có điểm mà có dòng chữ đỏ “Kẻ thù lớn nhất của đời người là gì?” Tôi cũng không dám hỏi thầy mấy chữ đó có nghĩa gì. Về nhà đặt cuốn vở đó trước bàn học suy nghĩ một tuần quay lại hỏi thầy, thầy mới nói “nét chữ là nét người” nhìn chữ biết là em lười tập viết”. Từ lúc đó, tôi mới ngộ nhận ra phải chiến thắng chính mình bằng cách ngày đêm luyện chữ, cuối cùng chữ viết của tôi cũng có thể sánh với “rồng bay phượng múa”.
 
Bạn đã từng đọc cuốn sách “Đời thay đổi khi ta thay đổi” chưa? Đây quả thật là một vấn đề quan trọng. Qua đó, tác giả muốn cho ta thông điệp: Không tỉnh táo để chế ngự mình thì sẽ vấp ngã, không nỗ lực khẳng định mình thì sẽ khó thành công. Thật vậy, nhìn vào đời sống thực tế đã có nhiều tấm gương sáng về cuộc đấu tranh với chính mình như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, một người thầy khi sinh ra đã bị số phận nghiệt ngã nên luôn bị bạn bè trêu đùa. Nhưng khi còn nhỏ, ông đã chuyên chăm luyện viết chữ bằng chân, học hành giỏi giang, thi đỗ trường Đại học Tổng hợp và đã trở thành thầy giáo được thế hệ trẻ ngưỡng mộ noi theo. Bên cạnh đó, Socrate có thể tạm gọi là một trong số những người nói ngọng nhất thế giới. Nhưng ông đã chiến thắng phần khiếm khuyết của bản thân bằng cách, ngậm hòn sỏi gào thét trước sóng biển để sau này trở thành nhà hùng biện. Tiếp theo, anh thiếu cả bốn chi đó là Nick Vujicic, người mà đã truyền bá Phúc Âm và là nhà diễn thuyết nổi tiếng truyền động lực cho cả thế giới. Họ đều không sợ thất bại, không ngại khó khăn, nói cách khác họ là những người “tàn nhưng không phế” vì thành công rất công minh, nó chỉ đến với những người biết cố gắng.
 
Ngược lại, có rất nhiều người may mắn được sinh ra trong gia đình khá giả, bố mẹ đã có nhà lầu, xe hơi và đầy đủ mọi tiện nghi khác. Hơn thế nữa, con cái được bao bọc, chở che từ khi còn nhỏ vì thế lớn lên ra xã hội gặp chút sóng gió đã vội vã đầu hàng, những người như thế thật là hèn. Tôi thiết tưởng, dù bạn sinh ra trong hoàn cảnh nào thì hãy ý thức được sự tồn tại của mình, hãy kiểm soát, rèn luyện, học tập và phấn đấu để đối mặt với khó khăn thử thách như câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
 
Tóm lại, câu nói của Platon đã rất lâu rồi nhưng đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, một bài học vô giá. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn thành công, trước giờ đi ngủ hãy xét xem mình đã chiến thắng bản thân chưa? Nếu câu trả lời là chưa, hãy ngủ một giấc thật sâu và chuẩn bị hành trang vào ngày mới với tất cả quyết tâm thì chắc chắn thành công sẽ đến với bạn vào một ngày không xa.
 

         MỚI HÔM QUA THÔI          

- Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Đỗ Hồng Ngọc

 
 
 
 

   Sưu tầm by Nguyễn Ngọc Quang    

Ảnh minh họa

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %05 %885 %2022 %15:%12
back to top