Con người chúng ta lớn lên bởi những giấc mơ, có người mơ giấc mơ nhỏ bé, con người lại mơ giấc mơ lớn. Vậy nên, David McCullough cho rằng " Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại". Đúng vậy, chúng ta nên mơ, nên khao khát làm được những việc lớn lao. Những ước mơ đó sẽ trở thành động lực để cho con người chúng ta lớn lên và trưởng thành. Nếu không biết con đường phía trước phải đi như thế nào? Thì chính những ước mơ ngày bé sẽ giúp bạn vững bước. Nhưng hãy nhớ rằng, giấc mơ quá sức hay thiếu thực tế, sẽ rơi vào hoàn cảnh gặp thất bại, gây thất vọng cho bản thân. Cần trân trọng những ước mơ tuy nhỏ bé nhưng có nghĩa lớn lao. Có thể là một đứa bé sống trong hoàn cảnh khó khăn, đứa bé đó có ước mơ thoát khỏi cảnh nghèo khó đó. Nên sau này cố gắng học hành, đỗ đạt để rồi có cuộc sống tốt hơn, phụ dưỡng cha mẹ, giúp đỡ anh chị em. Đó chính là một ước mơ vĩ đại. Tuy nhiên cũng phải phê phán những con người không biết ước mơ.
Một người có những ước mơ BIG
Một tay mơ với nhiều ước mơ...
I'M A PERFECT VIETNAMESE
TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM HOÀN HẢO
Đừng sống với cái tôi quá lớn
Cái tôi thì ai mà không có? Mỗi con người từ khi sinh ra đã là một thế giới và ai cũng muốn mình là trung tâm hơn tất cả mọi người. Lẽ thường ai cũng bị tổn thương khi thấy người khác hơn mình và sẽ có cảm giác dễ chịu khi chỉ trích để dìm người khác xuống và nâng mình lên. Người Việt nghĩ nhỏ nên tư duy cục bộ, địa phương, bè phái - lo vun vén cho bản thân, gia đình.Làm ăn buôn bán thì chụp giựt. Hám một chút lợi không đáng mà mất chữ Tín với khách hàng. Đã không giữ khách lâu dài thì chớ mà còn đuổi khách một đi không trở lại.
Đồng ý ganh tỵ là một cảm giác rất con người nhưng nếu nghĩ lớn hơn thì sẽ thấy ai thành tựu đều là nhờ khả năng và công sức của họ. Ghen ghét với họ tức là đã cho là mình không bằng họ và năng lượng để ghen ghét đó nên dành để phấn đấu được như họ. Suy cho cùng họ làm được cũng là đóng góp cho xã hội mà mình cũng có lợi ích trong đó. Rất buồn thay...
Nhận ra cuộc sống này quá ngắn ngủi, bạn không thể nào biết được ngày mai sẽ ra sao, liệu ta còn bao nhiêu thời gian nữa trước khi kết thúc.
Người Việt tùy tiện số hai thì không ai số một!
Người Việt Nam rất linh hoạt, từ xưa đến giờ là vậy. Tại sao chúng ta lại linh hoạt? Nguyên nhân có liên quan đến cái gốc của chúng ta – nền văn hóa gốc nông nghiệp. Việt Nam là một nước thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình, nếu phân chia sâu hơn thì có thể xem chúng ta thuộc nền văn hóa lúa nước.
Chính cái gốc này đã hình thành nên lối tư duy của người Việt, tổng hợp và biện chứng. Một người làm nông cần phải quan sát rất nhiều thứ cho công việc trồng lúa. Họ quan sát đất hôm nay thế nào, có đủ tốt để cây phát triển ổn định. Họ quan sát mây mưa ra sao, mùa lũ chừng nào tới để củng cố cũng như đắp thêm đê điều chống lũ. Nhờ vào việc quan sát tất cả mọi thứ như vậy nên chúng ta hình thành tính cách tổng hợp.
Văn hóa lúa nước là nguồn gốc tạo nên rất nhiều tính cách của người Việt.
Còn biện chứng là gì? Biện chứng là vì chúng ta quan tâm tới mối quan hệ giữa các yếu tố. Chúng ta quan tâm tới mối quan hệ giữa trời và đất, giữa người và thiên nhiên, giữa động vật và thực vật,… Cứ đọc những câu ca dao tục ngữ là sẽ thấy ngay.
Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
Làm nông rất quan tâm tới thời tiết. Vì vậy, ông bà ta đã phát hiện một hiện tượng thú vị báo hiệu khi nào trời mưa, nhờ vào những chú chuồn chuồn và cách mà chúng bay lượn. Nếu chúng bay thấp thì khả năng trời sẽ mưa to, còn bay cao trên bầu trời thì chắc là trời nắng đẹp. Đây chính là mối quan hệ mà họ cần để phục vụ cho việc trồng trọt.
Vậy còn trọng tình từ đâu mà ra? Cũng do văn hóa gốc nông nghiệp mà ra. Do làm nông chúng ta sống định cư thành những ngôi làng. Người dân trong làng xây nhà san sát nhau và họ tự động trở thành hàng xóm. Họ không chỉ là hàng xóm mà còn là đồng nghiệp nữa. Hằng ngày, mặt trời lên thì cùng nhau ra đồng làm việc, tối đến thì cùng nhau về nhà. Gặp nhau nhiều ắt phải thân thiết với nhau thôi. Câu nói “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” cũng từ đây mà ra. Gặp khó khăn hoạn nạn chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau ngay lập tức, như người nhà vậy.
Sống gần nhau, đi làm cùng nhau nên trọng tình là phải thôi!
Tựu lại thì lối tư duy tổng hợp biện chứng và nguyên tắc sống trọng tình đã hình thành nên lối sống linh hoạt của người Việt. Chúng ta linh hoạt trong mọi thứ, từ cách ăn mặc cho đến việc ăn uống, đi lại và làm việc.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Đi với bụt mặc áo cà sa
Đi với ma mặc áo giấy
Kéo là một vật thông dụng với người dân Việt Nam. Ta dùng kéo để cắt bỏ bao bì thực phẩm và cũng dùng kéo để cắt nhỏ thức ăn. Người phương Tây không làm vậy, đối với họ thì kéo chỉ có một công dụng là để cắt, có thể là cắt bao bì, cắt vật dụng khác nhưng cắt thức ăn thì không bao giờ. Cắt thức ăn thì họ chỉ dùng dao. Không tin thì bạn cứ tìm thử mấy video dạy nấu ăn trên Youtube. Video nào mà người nấu ăn dùng kéo cắt nhỏ thì xác định bị khủng bố bình luận, kiểu như là “Tại sao lại dùng kéo để cắt thức ăn?”, “Dùng dao đi!”,…
Không ngờ có ngày chúng ta lại đi cãi nhau vì những cây kéo.
Người Việt hay người phương Đông nói chung không bị bó hẹp trong tư tưởng như vậy. Đã nói là chúng ta rất linh hoạt phải không? Chúng ta tổng hợp những chức năng mà một cây kéo có thể làm được và linh hoạt sử dụng chúng tùy mục đích.
Nhưng mà linh hoạt một cách thái quá có thể gây phản tác dụng. Mà người Việt ta thì lại dính vào cái này mới đau. Linh hoạt quá đà dẫn đến hậu quả là người Việt rất tùy tiện. Giống như lối sống linh hoạt trong mọi thứ thì thói tùy tiện cũng tương tự, chúng ta tùy tiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Có rất nhiều biểu hiện của thói tùy tiện. Tiêu biểu chúng ta có thói quen giờ cao su và sự thiếu ý thức trong việc tôn trọng pháp luật. Giờ giấc linh hoạt là một điều tốt, nhưng bị lạm dụng quá đà thì biến thành tệ xấu, đặc biệt trong doanh nghiệp. Không tôn trọng giờ giấc của nhau thì chứng tỏ công ty đó không chuyên nghiệp và không biết quý trọng thời gian. Từ đó, bạn cũng biết được công ty không có ban quản lý tận tâm vì họ không sắp xếp thời gian hiệu quả và quản lý nhân lực lỏng lẻo.
Vấn nạn giờ cao su là một điểm trừ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
8h tới chưa chắc nhân viên đã làm việc, vì họ phải ăn sáng trước đã!
Bạn nào hay đúng giờ giống mình chắc đôi lúc cũng phải ức chế vì tính giờ cao su của những người khác nhỉ? Bạn hẹn đi uống cà phê lúc 7h mà gần 8h mấy đứa bạn mới vác mặt tới. Thật sự nhiều lúc mình muốn chửi một tràng thật dài rồi đứng lên đi về luôn mà không hiểu sao vẫn nhịn được tới giờ.
Thế còn sự thiếu tôn trọng pháp luật thì sao? Chẳng cần đi đâu xa, bạn ra ngoài đường là thấy rồi. Luật giao thông đường bộ có bao giờ được người dân thực thi đúng đâu. Lạng lách, đánh võng như cơm bữa. Vạch phân làn như được kẻ bằng phấn vậy. Xe máy, xe đạp, xe hơi, xe tải, xe khách, xe ba bánh,… cùng nhau chạy trên một làn là bình thường ở Việt Nam.
Kẹt xe ở Việt Nam là sự tổng hợp của tất cả các loại phương tiện có trên đường phố. Chỗ nào trống thì họ sẽ nhào tới, làn đường giờ chỉ là một vạch kẻ vô nghĩa, tất cả chỉ vì sự tiện lợi cho bản thân.
Vỉa hè thì bị lấn chiếm triệt để. Nhà nào có mặt tiền là đảm bảo họ coi vỉa hè trước mặt là tài sản của họ. Người đi bộ đôi lúc phải đi xuống đường vì làm gì còn vỉa hè cho họ đi. Tất cả đã bị lấn chiếm để buôn bán, không buôn bán thì cũng bày đủ thứ ra trước như là bàn ghế đá, cây cảnh và xe máy. Cùng một lúc mà vỉa hè đóng rất nhiều vai trò. Đây là nơi để buôn bán, để giữ xe, để đi bộ, để trồng cây cảnh, để ngồi hóng gió,…
Mình nghĩ một phần lý do là vì người dân đem lối sống ở nông thôn lên thành thị. Ở nông thôn, họ muốn đi kiểu gì chả được. Đi lên, đi xuống, đi ngang, chạy nhảy tùy ý. Thích buôn bán gì thì cứ đem ra trước cửa nhà là có người mua. Họ đem những thói quen đó lên trên thành phố – nơi đại diện cho sự phát triển của một quốc gia và có lối sống khác hẳn thôn quê.
Hình ảnh này đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam và chúng ta xem chúng như là một điều hiển nhiên.
Thực ra sự tùy tiện này không hẳn chỉ đem lại điều tiêu cực. Một nét văn hóa ra đời nhờ vào sự tùy tiện của người dân Việt Nam. Đó chính là văn hóa cà phê bệt tại Sài Gòn và văn hóa trà đá vỉa hè ỏ Hà Nội. Ở Sài Gòn thì đặc biệt có một công viên rất nổi tiếng với loại hình uống cà phê này, tọa lạc ngay tại trung tâm của quận 1, đó chính là công viên 30/4.
Việc gọi món cũng đơn giản thôi. Ở đó có rất nhiều người buôn bán hàng rong, bạn chỉ cần đợi họ đi tới chào hàng rồi gọi nước là xong. Ngoài nước uống thì họ cũng bán nhiều món ăn vặt phù hợp túi tiền học sinh sinh viên. Đúng như tên gọi cà phê bệt, bạn trải một tờ giấy và ngồi bệt xuống đất, sau đó thì thưởng thức cà phê mát lạnh giữa cái nóng đặc trưng của Sài Gòn, ngắm nhìn dòng xe qua lại và trò chuyện cùng bạn bè trong không gian thoáng mát của công viên.
Có nhiều tranh luận về nét văn hóa này. Người thì cho rằng đây là một nét đẹp cần lưu giữ, người lại nghĩ đây là một hành động tùy tiện, làm mất đi vẻ đẹp của công viên. Tranh cãi rất nhiều nhưng giải pháp thì vẫn chưa đi tới đâu cả, thiệt thòi nhất vẫn là người đi bộ.
Khi nào thì chúng ta mới được đi bộ thoải mái như vầy nhỉ?
Hy vọng là không quá lâu!
Những tính cách trì níu dân tộc Việt
Giáo sư Nguyễn Chung Tú
Chúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
Câu hỏi ấy đang là câu hỏi thôi thúc hôm nay. Cứ lấy bạn bè và cuộc sống xung quanh cùng bao câu chuyện kể truyền miệng làm ví dụ. Và thử đặt ra vài câu hỏi thô sơ mà hỏi nhiều người. Trang trải nỗi niềm của riêng mình và không chỉ của riêng mình, mà của cả một lớp trẻ còn có một chặng đường dài ở phía trước để đi lên, nên rất mong nhận lại một sự bày tỏ đầy thiện ý, dù là nghiêm khắc hay khắt khe.
Nhược điểm thứ nhất: sự thiếu hụt đạo đức.
Người Việt Nam thừa trí tuệ.
Người Việt Nam cũng rất khéo tay.
Nhưng nhiều người Việt Nam ngày nay không coi đạo đức là điều kiện tiên quyết của cuộc sống.
Chúng ta có nhiều ví dụ nhỏ về việc này... Nên tôi chỉ lo rằng nếu thiếu đạo đức, người nào cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi vật chất trước mắt của mình, không nghĩ tới người khác, không nghĩ tới gia đình, không nghĩ tới xã hội, không hiểu nổi rằng ở đời có những giá trị cao hơn tiền bạc và quyền lợi của mình nằm trong quyền lợi xã hội. Tham nhũng bắt nguồn từ đó, và kẻ tham nhũng không hiểu nổi rằng: "mình không thể hạnh phúc khi, trừ mình, mọi người đều khổ sở" (Jean Paul Satre).
Nhược điểm thứ hai: trong kinh doanh người Việt Nam hay bắt chước nhưng thiếu sáng tạo. Thấy người khác bán phở thành công ta cũng mở hàng phở ngay bên cạnh, từ đó hình thành một phố "phở" cạnh tranh lẫn nhau rồi làm suy yếu lẫn nhau.
Ở nhiều khu vực kinh doanh ăn uống của người Hoa, bên cạnh xe hủ tiếu là xe mì, rồi bột chiên, cháo gà, rồi sâm bổ lượng. Người Nhật đã từng bắt chước công nghệ nước ngoài, nhưng không sao chép máy móc. Nắm được bí quyết, họ liền sáng tạo, thêm tính năng, tác dụng, tiện nghi; cải tiến không ngừng để biến cái cũ thành cái mới, biến công nghệ nước ngoài thành công nghệ Nhật.
Nhược điểm thứ ba: người Việt Nam thiếu sự trì chí trong sự nghiệp làm giàu. Ta từng nghe những nhà tư sản người Hoa khi mới sang Việt Nam chỉ có chiếc quần "xà lỏn" và gánh ve chai. Vậy mà ba chục năm sau, nhờ trì chí và cần kiệm, họ lập nên cơ nghiệp lớn.
Ta khó tìm thấy tấm gương tương tự ở Việt Nam. Trái lại, có những điền chủ giàu "nứt đố đổ vách" nhưng chỉ biết tiêu xài phung phí từ đời cha đến đời con, dẫn đến tiêu tan sản nghiệp. Hoặc có những kẻ muốn làm giàu thật nhanh bằng phương cánh bất chính, để rồi "bạo quát, bạo tàn". Họ không biết rằng gây dựng một sản nghiệp cũng giống như trồng một vườn cây lâu năm, không thể "ăn xổi ở thì".
Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang
-=- Ảnh minh họa
<> Kính Chúc Quý Thầy Cô, Thân Hữu, Anh Chị Em cùng Bạn Bè luôn luôn AN LÀNH, MAY MẮN VÀ HẠNH PHÚC!
From: Hàng Châu ( 杭州 ) Saturday - November 05, 2022