Ánh sáng - Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh.

Ánh sáng - Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh.

Ánh sáng - Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh.

Ánh sáng - Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh.

 Ta đều biết rằng ánh sáng là nguồn gốc của nhiếp ảnh. Có ánh sáng thì có nhiếp ảnh, không có ánh sáng thì không có nhiếp ảnh. Ánh sáng mà chúng ta đề-cập tới có thể là ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu soi sáng khuôn mặt đầy nhọc nhằn, chịu đựng của người cô phụ... cũng có thể là ánh sáng âm u của một ngày mưa dầm gió bấc, làm ướt át từ đầu đến chân, đến cả cái gầm cầu tối tăm của kẻ không nhà... cũng có thể là ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại... mắt người không nhìn thấy, dùng trong việc do thám, chiến tranh...

Trong lãnh vực nhiếp ảnh, ánh sáng trình bày cho ta thấy cảnh vật. Có nhìn thấy cảnh vật ta mới thưởng thức được cái đẹp, cả nội dung lẫn hình thức, mới khơi động được tình cảm trong lòng, khiến ta có ý tưởng ghi lại hình ảnh đó.


                                                                                    Y Phương - Photo by Khôi Trần

Ánh sáng có ba công-dụng :

Công dụng thứ nhất là soi sáng cho ta thấy hình thể, khối lượng, vân thể và màu sắc của chủ đề. Có thấy hình thể ta mới thấy đường nét, có thấy khối lượng ta mới tạo được hình ảnh ba chiều, có thấy vân thể ta mới tạo được chi tiết cho ảnh, có thấy màu sắc ta mới ghi lại được màu sắc hay sắc-độ đen trắng...

https://lh3.googleusercontent.com/-HrrKOqas7oI/VqqLiYlz0oI/AAAAAAAABy0/s197H_jurpk/s576-Ic42/_DSC7022.jpg

                                       Hoa nắp ấm - Photo by Khôi Trần

Công dụng thứ hai là trình bày khoảng không gian lân cận với chủ đề. Thành phần lân cận với chủ đề là tiền cảnh hay hậu cảnh, gọi chung là bối cảnh. Ánh sáng tạo ra sự gần gũi hay cách biệt giữa chủ đề với bối cảnh, sự liên hệ đó có thể là liên hệ vật chất hay liên hệ nội dung. Sự liên hệ đó cũng tạo kích thước thứ ba, tạo hình thể "nổi". Và bối cảnh, dù là bối cảnh đồng loại, trung tính hay bối cảnh tương phản cũng giúp làm tăng ý nghĩa cho chủ-đề.


                                Vĩnh Biệt Đức Vua - Photo by Khôi Trần

Công dụng thứ ba và cũng là công dụng quan trọng, là ánh sáng tạo hồn cho tấm ảnh. Ánh sáng phải hợp với ý nghĩa của chủ đề. Ánh sáng chan hòa và nhẹ tạo ý tưởng dịu dàng, thơ mộng, yên lành... thích hợp với những loại chủ đề như chân-dung thiếu nữ, trẻ em..., với những loại đề-tài như mẹ ôm con, đôi nhân tình, cảnh trí miền quê, bờ hồ... Ánh sáng gắt tạo ý tưởng trang nghiêm, sát phạt, tàn nhẫn... như chân dung của những nhân vật có nét cá tính mạnh, những cảnh hay hoạt cảnh có tính cách xã hội, một số tĩnh vật...

https://lh3.googleusercontent.com/-kRnITksLZx0/VqqNHh1bywI/AAAAAAAABzY/uwQtqYOyivc/s800-Ic42/DSC_9750.jpg

Khi chụp hình , phim không ghi nhận chủ đề , mà chỉ ghi nhận ánh sáng phản chiếu từ chủ đề. Lần lượt chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố của ánh sáng liên hệ trực tiếp đến nhiếp ảnh.

 Nguồn Sáng

Cách khai thác hiệu quả nguồn sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh | Anh Đức  Digital

 Photo by Anh Đức

1. Thiên nhiên (mặt trời, mặt trăn , các ngôi sao): Chúng ta không thể điều khiển ánh sáng thiên nhiên nhưng có thể thay đổi ánh sáng bằng cách chọn những thời gian và không gian khác nhau (sáng, trưa, chiều, tối, dưới đám mây, trong sương mù, dưới tàng cây ...

https://lh3.googleusercontent.com/-j_FTZVnTOn0/VqqNyK5ebiI/AAAAAAAABzo/VHN2D13iVTM/s800-Ic42/DSCF1596.jpg

                                                                  Vầng sáng cuối ngày - Photo by Khôi Trần

2. Nhân Tạo (Đèn cày, đèn dầu, đèn bóng, đèn flash ...: Chúng ta có thể điều khiển và thay đổi ánh sáng nhân tạo một cách dễ dàng.

https://lh3.googleusercontent.com/-JzlbhszlYzg/VqqPsWAZ5RI/AAAAAAAAB0A/ylOidg6Xl1k/s720-Ic42/Ave%252520Maria.jpg

                                                                                 Ave Maria - Photo by Khôi Trần


Nhiếp ảnh gia có thể dùng 2 nguồn sáng cùng lúc. Ví dụ dùng đèn flash để phụ thêm ánh sáng thiên nhiên.



Phân Loại Ánh Sáng

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2007/11/01/light2.jpg

1. Ánh sáng thẳng (direct light): Đi thẳng từ nguồn sáng đến chủ thể, rất mạnh. Bóng đổ sắc cạnh.https://lh3.googleusercontent.com/-VUn_cA5ujyU/VqqnjKIjzcI/AAAAAAAAB4Y/9Pa794LvHmc/s576-Ic42/DSC_7528.jpg

2. Ánh sáng phân tán (diffuse light): Ánh sáng đi qua đám mây, màn sương, lớp vải …và phân tán đi nhiều hướng. Ánh sáng này dịu, bóng đổ không còn sắc nét.

                                                                               Mơ hay thật - Photo by Khôi Trần

3. Ánh sáng phản chiếu (bounce light): Ánh sáng chiếu vào mặt phẳng, rồi phản chiếu đến chủ đề. Tùy sự cấu tạo của mặt phẳng, ánh sáng có thể mạnh hay yếu hoặc ửng lên chủ đề những màu sắc từ mặt phản chiếu. Ví dụ: màu vàng kim loại của tấm phản chiếu (reflector) làm màu da mặt người mẫu ấm áp hơn.

https://lh3.googleusercontent.com/-_3vZd3KVUms/VqqXKiFaZbI/AAAAAAAAB1g/JavNVV3gXGU/s800-Ic42/DSC_2038.jpg

                                                                                    Bầy hồng hạc - Photo by Khôi Trần

Hướng đi của ánh sáng

1. Ánh sáng trực diện (front lighting): Ánh sáng đi từ sau lưng nhiếp ảnh gia, chiếu thẳng vào chủ đề. Ánh sáng này soi rõ các chi tiết, còn gọi là ánh sáng phẳng (flat) vì không có bóng đổ.

https://lh3.googleusercontent.com/-FQ9SjN0S2To/Vqqa_8jaDbI/AAAAAAAAB2E/HVk1zvX2EjQ/s800-Ic42/DSC_0304L.jpg

2. Ánh sáng tạt ngang (side lighting): Ánh sáng ngang tạo hình tranh tối tranh sáng, nhờ đó chúng ta có thể trông thấy độ sâu, hình thể, vân thể và bóng đổ. Nói tóm lại, ánh sáng tạo ra không gian ba chiều.

https://lh3.googleusercontent.com/-iSIACMphWJE/VqqcFW0iIiI/AAAAAAAAB2U/46_d9aYOos0/s800-Ic42/DSC_9787L.jpg

3. Ánh sáng ngược (back lighting): Ánh sáng chiếu từ sau lưng chủ đề đến ống kính. Lối xử dụng ánh sáng này cần nhiều kinh nghiệm về khẩu độ và tốc độ, hình chụp đúng cách thường rất đẹp, nếu chủ đề là chân dung thì ánh sáng trên mặt rất dịu, tóc có viền sáng, mắt không hấp him, mặt mày không nhăn nhó như lúc được chụp bằng ánh sáng phẳng. Lối chụp hình này rất được nhiều nhiếp ảnh gia lão thành xử dụng. Ánh sáng ngược còn được xử dụng để tạo nên những bóng đen mà hậu cảnh là bình minh hoặc hoàng hôn (silhouette).

https://lh3.googleusercontent.com/-4LcORJJnJzo/Vqqd1hUGAmI/AAAAAAAAB2o/U1rt5mIZZ4g/s800-Ic42/DSC_9627L.jpg

4. Ánh sáng chếch: Ánh sáng chiếu trên chủ đề với góc xiên 30-60 độ. Chụp ảnh chân dung ngoài trời hoặc trong studio , nguồn sáng thường được xếp đặt cỡ 45 độ.

https://lh3.googleusercontent.com/-ROzUetgvWnM/VqqfV2bd6dI/AAAAAAAAB20/xovzXXJh2-Q/s800-Ic42/DSC_0020L.jpg

5. Ánh sáng tổng hợp: Ta có thể phối hợp nhiều nguồn sáng khác nhau để sáng tạo những hình ảnh như ý muốn khi chụp ảnh chân dung ngoài trời hoặc trong studio.

Ngoài những ánh sáng căn bản trên, ta có thể dùng ánh sáng ngược từ dưới lên hoặc từ trên xuống để diễn đạt những sắc thái đặc biệt của chủ đề.



Sự tương phản của ánh sáng

Sự tương phản (contrast) là sự khác biệt giữa 2 phần sáng và tối của chủ đề.

1. Tương phản cao: Khi ánh sáng có cường độ mạnh, sức tương phản nhiều làm đường biên giữa sáng và tối rõ ràng, sắc nét.

2. Tương phản thấp: Khi ánh sáng có cường độ yếu, sức tương phản ít làm sự khác biệt giữa sáng và tối không xa cách nhiều, đường biên giữa tối và sáng không rõ ràng sắc nét.


Màu sắc của ánh sáng

Màu sắc ánh sáng thay đổi từng giờ trong ngày và thay đổi theo tháng hoặc theo mùa. Màu sắc của ánh sáng được đo bằng độ Kelvin.

https://lh3.googleusercontent.com/-Vhsf-76ZL3o/VqqhZq2VwMI/AAAAAAAAB3g/LX1Mg_QtHU8/s800-Ic42/DSCF1620A.jpg

                                                                                                   Đi về phía mặt trời - Photo by Khôi Trần

Lúc rạng đông hoặc hoàng hôn, ánh sáng có màu vàng, da cam, sắc độ từ 3000 đến 4000 độ Kelvin. Những hình chân dung chụp vào buổi sáng sớm hoặc xế trưa thường có màu vàng cam trên da mặt.

Vào ban trưa, ánh sáng thay đổi thành màu trắng (white light). Màu sắc trắng là một tổng hợp toàn hảo của các màu sắc trong cầu vòng (rainbow). Sắc độ từ 5000-6000 độ Kelvin.

Trong những ngày ánh sáng chói chang, sắc độ có thể lên đến 7000-8000 độ Kelvin.

Ta có thể thay đổi hoặc loại bỏ màu sắc bằng cách dùng kính lọc, loại phim đặc biệt hoặc kỹ thuật phòng tối.



Ý Nghĩa của ánh sáng

Nếu ta biét cách xử dụng ánh sáng và màu sắc một cách đúng mức ta sẽ truyền thông được nhiều tư tưởng qua tác phẩm nhiếp ảnh.

- Ánh sáng âm u, đen nhiều hơn trắng diễn tả được nỗi huyền bí của cảnh vật, sự bi ai trong tâm tư chủ đề, những bí mật sâu xa trong lòng người …

- Trắng nhiều hơn đen diễn tả được sự ngây thơ trong trắng như khuôn mặt đứa bé, tà áo học trò …

https://lh3.googleusercontent.com/-hKudTHr2ll0/VqqiR9BGc4I/AAAAAAAAB3w/U6K2zigF_Pw/s800-Ic42/DSC_1646B.jpg

                                                                                                                        Mắt bi - Photo by Khôi Trần

- Mây trắng, trời xanh, hoa đỏ vàng cho thấy sự sinh động của đời sống .

Ngoài ra những nguồn sáng tạo ra trong tác phẩm còn là một cách hướng dẫn khéo léo để đưa ánh mắt kẻ thưởng lảm tiến về một chủ đề quan trọng trong tác phẩm .

 

TĐ Khôi tổng hợp