“Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” (Từ Công Phụng) Nếu có kiếp sau, chúng ta sẽ lại gặp và yêu nhau thêm một lần nữa

“Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” (Từ Công Phụng)

  Nếu có kiếp sau, chúng ta sẽ lại gặp và yêu nhau thêm một lần nữa

♡□♡♡□♡

Còn ai trong chúng ta nghe lại CD nhạc “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” của nhạc sĩ Từ Công Phụng qua giọng ca phong trần của ca sĩ Tuấn Ngọc không? Đã từng có một tuyển  тậᴘ gồm 10 bài hát иổi tiếng như thế, được trông chờ như thế! 10 bản nhạc nhưng hết 8, 9 bản là có “nước mắt”, “khóc”, “lệ”…Nó đúng với chủ đề của đĩa nhạc, mang đến cho người nghe một cung bậc đau buồn trong  тìɴн yêu. Từ bài “Mắt Lệ Cho Người” cho đến ca khúc “Lời Cuối” như mang ta trở lại một chiều cuối tuần thầm lặng, tạm thời rời xa chốn bon chen mà hòa vào thế giới âm nhạc tuy có chút buồn nhưng lại không hề ủy mị hay mang ý ɴԍнĩᴀ tiêu cực. Nó là một thứ buồn lơ đãng, nỗi buồn bất chợt dâng lên trong lòng, một nốt trầm trong những niềm vui của cuộc đời. Không phải dành cho người “Yêu nhau một thời xa nhau một đời”, mà là dành cho những người đã “yêu nhau một thời và bên nhau trọn đời”.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng

Trở lại với ca khúc chủ đề trong CD – “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” như một bức тʀᴀɴн tuyệt đẹp được vẽ nên bằng âm nhạc của người nghệ sĩ tài hoa Từ Công Phụng, nó mang một sức hút đầy quyến rũ đến người nghe từ giai điệu đến ca từ. Sự dìu dặt đằng sau giọng hát đầy phong sương, trữ  тìɴн của ca sĩ Tuấn Ngọc càng tăиg thêm nét mỹ miều của bài hát. Phần lời như một bài thơ trữ  тìɴн lãng mạn, giàu tính văи chương, dù đang kể về mối  тìɴн đổ vỡ vẫn ẩn chứa đựng nét nhân sinh quan đầy cam chịu và sự bao dung của tác giả – Đây cнíɴн là nhân sinh quan của Từ Công Phụng.

“Lối rêu xưa sẽ mờ dấu chân người

người buồn cho mai sau, cuộc tình ta tan mau

Thoáng như chiếc ʟá vàng bay

mùa thu qua, mùa thu qua hững hờ

Nhìn nhau cho thêm đαυ, nhìn nhau cho mưa mau

Mưa trên nụ cười mưa trên tình người

lệ nào em sẽ khóc ngàn sau…”

 
Anh tìm về nơi chốn cũ thân quen ngày xưa, nơi đôi ta từng hẹn ước một đời một kiếp. Tìm lại nơi cất giấu biết bao kỷ niệm vui buồn của đôi lứa khi còn kề cạnh bên nhau, để bản thân biết đã yêu em nhiều đến nhường nào. Nhưng…con đường xưa thì vẫn còn đó, chỉ là chẳng thấy hình bóng em nơi “lối rêu xưa”.

Con đường rêu trơn trượt có mấy người dám bước qua, nhưng đường  тìɴн thương đau thì lắm người đâm đầu vào. Để rồi ôm một kết cục thương đau “người buồn cho mai sau, cuộc  тìɴн ta tan mau”. Hôm nay vẫn còn mặn nồng, ân ái nhưng chợt chia xa mỗi người mỗi ngã, để lại dòng lệ đắng chát ẩn trong đôi mắt của kẻ si  тìɴн. Chuyện  тìɴн tan là điều chẳng ai biết trước và cũng chẳng đôi uyên ương nào mong đợi, nhưng duyên phận là điều chẳng  тнể tránh, trời muốn ta gặp nhau và yêu nhau, nhưng lại chẳng để ta bên nhau đến già.

Chiếc lá vàng trên nhánh cây mùa thu, khi thu đến thu đi chiếc lá vàng rơi rụng, nhành cây thay lá mới nhưng thu ấy vẫn hững hờ như chưa có chuyện gì xảy ra. Còn đôi lứa yêu nhau, đã từng có thời vàng son thắm тнιết, giờ gặp lại làm sao có  тнể hững hờ như thu kia. Tại sao trời lại mưa mau, tại sao  тìɴн yêu lại rón rén mà ra đi chẳng một câu từ giã, bỏ lại ánh mắt đôi môi này héo mòn theo năm tháng, chỉ còn “lệ nào em sẽ khóc ngàn sau”.

“…..Với đôi tay theo thời gian tôi còn

một trời mây lang thang, một mình tôi lang thang

Lá vẫn rơi bên thềm vắng

từng thu qua, từng thu qua võ vàng

Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau

Mưa trên cuộc đời mưa như nghẹn lời

lệ này em sẽ khóc ngàn sau…

 

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do danh ca Lệ Thu thâu thanh trước 75

Rảo bước trên cung đường quen thuộc nhưng lại xa lạ, bởi chẳng còn em bên đời, chẳng còn người tay trong tay mà sánh bước. Nhẹ nhàng theo mây trôi mà lang thang những bước đơn côi – “một trời mây lang thang, một mình tôi lang thang”. Mùa thu thì có mây ngàn bay mang theo những chiếc lá rơi bên thềm, mang theo ánh mắt và đôi môi của người anh thương. Em hãy nhìn đi, những giọt mưa ngoài kia, dường như muốn cuốn trôi hết muộn phiền của con người, nhưng lại chẳng  тнể mang hết nỗi sầu nơi anh khi vắng bóng em bên đời. Đã qua rồi một thời và đã hết rồi một đời – Một cuộc đời bơ vơ, một cuộc đời mang đầy bão иổi.

Nếu để ý thì ta sẽ phát hiện ra, âm nhạc của nhạc sĩ Từ Công Phụng luôn gắn với hình ảnh của mùa thu mây bay bạt gió và trong mùa thu đó có giọt nước mắt của ai đó đang âm thầm rơi rơi, mang cho người nghe những nỗi buồn chẳng biết đến từ thuở nào.

“…..Một mai khi xa nhau

người cho tôi tạ lỗi

dù kiếp sống đã rêu phong rồi

Giọt nước mắt xót xa

nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái….”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Ngọc trình bày.

Tình yêu sao lạ kỳ, đột ngột đến rồi lại đột ngột ra đi mà chẳng hề báo trước. Còn người nhạc sĩ như một nhà tiên tri có  тнể tiên đoán được số phận của một cuộc  тìɴн hay đây chỉ là lẽ hợp tan của trời đất mà vô  тìɴн lại đúng tâm trạng người nghệ sĩ. Vẫn còn đang tay trong tay hạnh phúc, vậy mà lại biết trước “một mai khi xa nhau” để rồi gửi đến người kia đôi lời “tạ lỗi”.

“Giọt nước mắt xót xa, nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái” – Giọt nước mắt ấy có lực ѕáт thương vô cùng lớn, như cồn nhỏ vào vết thương đang rỉ мáυ, xót vô cùng, đau vô cùng. Nhưng cồn thì giúp ta nhanh chóng chữa lành thương đau, nhưng giọt nước mắt xót xa chỉ làm hồn anh thêm tê tái, thêm hoài sự nhớ thương để lưu hoài những chua xót.

“……Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời

Một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau

Sống buông xuôi theo ngày tháng

từng thu qua vời trông theo đã mờ

Lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Khánh Hà trình bày

Tự gặm nhấm lấy nỗi đau, tự cảm nhận con tim đang nhỏ мáυ – “Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời, một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau” – Những âm thanh của cuộc sống, những cung bậc của cuộc đời này đối với anh chỉ là những sầu đau, cứ tấp nập hắt xuống đời anh. Cả bầu trời của anh không còn bóng hình em nên chứa đầy nỗi đau thương, ngập chìm trong đêm tối.

Cuộc đời này với anh chẳng còn bao nhiêu ý nghĩ, cứ để bản thân buông xuôi theo thời gian mà sống từng ngày, trải qua tuần hoàn của mùa thu hờ hững. Em có biết chăиg dòng lệ trên đôi bờ mi đã không chỉ nhỏ giọt trên đôi môi nữa, mà thấm vào từng thớ thịt, chảy dọc trong trái tim này. Yêu thương có  тнể giảm và phai dần theo thời gian ta xa cách, nhưng những kỷ niệm vẫn in dấu mãi nơi con tim ấm nóng, còn sống thì ký ức vẫn trường tồn.

“…..Yêu nhau một thời xa nhau một đời

Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi

Yêu nhau một thời xa nhau một đời

Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi…”

Vâng, đây cнíɴн là bài hát giọt lệ cho ngàn sau của nhạc sĩ Từ Công Phụng, một bản nhạc  тìɴн buồn của đôi trai gái vừa mới chia tay đầy xót xa. Niềm thương của đôi ta vẫn luôn ở đây, luôn ngự trị trong trái tim này nhưng người thương thì lại bỏ anh đi mất tự bao giờ, ra đi mãi mãi, chẳng bao giờ quay lại nhìn anh nữa. Một câu hát được lặp lại hai lần như nhấn mạnh nỗi đau cho cuộc  тìɴн tan vỡ, tại sao yêu nhau một thời, lại chẳng  тнể bên nhau trọn đời mà trời lại bắt xa nhau tận một đời một kiếp. Vậy liệu rằng kiếp sau, đôi ta có được bên nhau trọn kiếp để bù đắp những thương đau trong kiếp này?

Nỗi buồn trong âm nhạc của Từ Công Phụng dẫu là hát cho những mối  тìɴн tan vỡ, đầy ngang trái khiến cho tim nghẹn thắt nhưng lại chẳng hề có ý tứ trách móc hay giằng xé nhau, mà ngược lại, họ luôn dành cho nhau những  тìɴн cảm đẹp nhất. Tuyển  тậᴘ những  тìɴн khúc trong “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” như một cuộc gặp gỡ định mệnh đầy duyên phận của ca sĩ Tuấn Ngọc – Người kể câu chuyện  тìɴн và chàng nhạc sĩ Từ Công Phụng – Đại diện cho thế hệ vàng son của tân nhạc Việt Nam.

Trích lời bài hát Giọt Lệ Cho Ngàn Sau:

Lối rêu xưa sẽ mờ dấu chân người
người buồn cho mai sau, cuộc  тìɴн ta tan mau
Thoáng như chiếc là vàng bay
mùa thu qua, mùa thu qua hững hờ
Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau
Mưa trên nụ cười mưa trên  тìɴн người
lệ nào em sẽ khóc ngàn sau

Với đôi tay theo thời gian tôi còn
một trời mây lang thang, một mình tôi lang thang
Lá vẫn rơi bên thềm vắng
từng thu qua, từng thu qua võ vàng
Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau
Mưa trên cuộc đời mưa như nghẹn lời
lệ này em sẽ khóc ngàn sau …

Một mai khi xa nhau
người cho tôi tạ lỗi
dù kiếp sống đã rêu phong rồi
Giọt nước mắt xót xa
nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái

Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời
Một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau
Sống buông xuôi theo ngày tháng
từng thu qua vời trông theo đã mờ
Lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi
Yêu nhau một thời xa nhau một đời
Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi
Yêu nhau một thời xa nhau một đời
Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi…

*********

Tuấn Ngọc – Tình Khúc Từ Công Phụng – Giọt Lệ Cho Ngàn Sau

 
Giật mình thức dậy sau cái trở mình của cô công chúa nhỏ , nhìn sang cái đồng hồ oh thì ra là đã sáng rồi, như thói quen hàng ngày tôi đi pha một ly cafe thơm nồng và nghe một CD mà mình yêu thích.

 

Và thế là tôi chọn Giọt Lệ Cho Ngàn Sau của Từ Công Phụng qua tiếng hát để đời của Tuấn Ngọc. Từ chất giọng trầm ấm của Tuấn Ngọc đến lời nhạc gần gũi và sâu lắng của nhạc sĩ Từ Công Phụng, cùng lối hòa âm mềm mại nhưng không thiếu sự lôi cuốn của Duy Cường, tôi luôn như ở trong một khoảng không gian khác, bình yên tỉnh lặng và sảng khoái với âm nhạc , như chưa từng có những muộn phiền trong tôi.

Nếu ai hỏi ,bạn thích nghe nhạc khi nào ,thì tôi sẽ trả lời ngay là 12h đêm hoặc 5 giờ sáng , khoảng không gian yên bình nhất ,đó là lúc tôi lắng mình lại sau những lo toan bộn bề cho cuộc sống.

Trong không gian tỉnh lặng, tôi trải lòng mình cùng từng lời ca, nốt nhạc. “Giọt nước mắt xót xa / Nhỏ xuống trái tim khô/ Một đời tôi tê tái” tôi như cảm nhận được sự cô đơn, hiu quạnh của một người lang thang trong tiết thu lạnh lẽo. Giọng ca Tuấn Ngọc hay. Hay không chỉ ở chỗ anh có thể hát những nốt cao, mà cái hay của giọng ca này còn được tăng lên gấp bội khi anh điêu luyện nối tiếp qua câu kế bằng những nốt trầm trong tiếng đệm dương cầm êm dịu, “Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời”.

Quay lại với ca khúc mở đầu của CD “MắtLệ Cho Người” một bài hát mà có nhiều ca sĩ đã từng thể hiện,nhưng với Tuấn Ngọc với nét riêng của mình đã làm bài hát trở nên khác lạ hơn, nổi bật hơn.

Tuấn Ngọc khiến người nghe rung động bằng những nốt cao ngay ở đoạn đầu và khi anh hát “Em thấy không cuộc đời vô vọng” ta như cảm nhận được nỗi muộn phiền như tuyệt vọng của một cuộc tình dang dở.
Để rồi sau đó anh lằng dịu dần theo ” những cách chim khuất ngàn ” và “những dấu chân người đã bụi mờ”
Và thật sự thiếu sót nếu như tôi quên đi phần hòa âm phối khí quá tuyệt vời của nhạc sỹ Duy Cường.

……..

Nếu được hỏi ca khúc nào hay nhất trong album này ,tôi sẽ chọn “Mùa Xuân trên đỉnh bình yên ” ,dù phản phất nét buồn mang mác , nhưng giai điệu đẹp ,ca từ trau truốt với hình ảnh mây trời, nắng ấm ,chim muông , tưởng xa mà hóa gần.
Với chúc gai góc, giọng ca Tuấn Ngọc càng làm cho bài hát lôi cuốn hơn.

………..

Sang đến “Lời Cuối”, Tuấn Ngọc diễn tả trọn vẹn sự nuối tiếc, xót xa cho những kỷ niệm đã qua, “Kỷ niệm nào như muốn khóc…/ Nên tôi, xin một lần được trao hết cho nhau.” Anh thật sự khéo léo khi chọn bài hát này làm bài cuối cùng trong đĩa nhạc, như thể anh đang bùi ngùi gởi đến người nghe lời chia tay tạm biệt, “Đường vào ngày mai sỏi đá/ Thôi em về quên hết đi ngày xưa.”

Trong suốt mười ca khúc, từ lời ca, lối hòa âm cho đến cách thể hiện và diễn tả,mỗi ca khúc là một tác phẩm riêng đặc sắc không bị lập lại hay mờ nhạt. Với tôi đây là một đĩa nhạc hay vượt thời gian dù đo có là bản ghi âm năm 1994 hay là bản mới phát hành của Phương Nam Film và đó là những cảm nhận tôi muốn viết ra và cùng chia sẽ về CD này.

Còn chần chờ gì nữa down ngay CD này về làm phong phú thêm bộ sưu tập lossless của những tín đồ audiophile yêu thích âm nhạc.

CD “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” – Tuấn Ngọc với 10 tình khúc Từ Công Phụng –

Đỉnh cao của làng nhạc hải ngoại thập niên 1990

Sau một thời gian lan man nghe dòng nhạc Pháp và nhạc hòa tấu Raymond Lefèvre, tôi tìm về lại nhạc Việt, nói rõ hơn là nghe lại CD “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” với 10 tình khúc của nhạc sĩ Từ Công Phụng.

Có lẽ đến cả chục năm rồi tôi chưa nghe lại CD này. Lúc trước, khi tôi nghe thì nghiêng về cảm nhận nhạc hơn là phần lời. Lần này nghe kỹ cả chục lần, nhất là lời ca, thì cảm giác là buồn, man mác buồn. Tôi xem kỹ lại thì hết 8, 9 bài là có hoặc là chữ khóc, lệ, mắt, hay là nước mắt. Tôi bèn vào một trang web chuyên về “word cloud” rồi cắt dán cả mười bài vào, thì nó ra hình sau. Quả thật các chữ như buồn, lệ, mắt đều có tần số hiện diện nhiều hơn các chữ khác. Còn chữ vui thì nằm nhỏ xíu, khiêm nhường dưới góc phải dưới bức hình.

Tôi cũng thấy giai điệu của mười bài đều khác nhau, mặc dù nếu nói tựa bài lên có lẽ tôi cũng không nhớ ra ngay “air” nhạc của từng bài. Đây có lẽ là điểm son của CD, vì đã chọn được 10 bài như là mười dung nhan khác nhau, xoáy quanh cái sự “buồn” trong nhạc Từ Công Phụng. Ngay chính tựa CD “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” cũng nhấn mạnh điều đó, bằng cách “rào đón” với bạn là: bạn mua CD này thì sẽ được nghe nhắc đến nhiều giọt lệ đấy nhé! Đây cũng là cách làm khởi sự từ hai đĩa Pet Sounds của nhóm The Beach Boys và Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band của nhóm The Beatles giữa thập niên 60, khi các bài trong một đĩa nhạc xoay chung quanh một chủ đề mà thôi (concept album).

Ngay cả cách xắp xếp thứ tự các bài nhạc cũng đã cho thấy sự cân nhắc, tính toán. Này nhé, sau ba bài buồn là Mắt Lệ Cho Người, Trên Tháng Ngày Đã Qua, và Như Ngọn Buồn Rơi , ta thấy bài Tình Tự Mùa Xuân được chen vào để không khí bớt buồn. Sau đó là Đêm Không Cùng Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, rồi tới bài vui là Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên để rồi kết với Mùa Thu Mây Ngàn Lời Cuối.

Có lẽ cũng như nhiều người khác, tôi đến với nhạc Từ Công Phụng là vì giai điệu trong nhạc của ông rất ngọt ngào, nhuyễn, rất tự nhiên, như ta hít thở không khí. Thí dụ như bài đầu tiên của CD với tựa là Mắt Lệ Cho Người:

Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau.
Đời em đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng

Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn
Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu.


Nghe bài hát Mắt Lệ Cho Người

Ta có thể không hiểu nhiều về ý nghĩa rõ rệt của câu, thí dụ như mưa thì làm sao mà soi dấu chân được, nhưng ta thấy lời ca của bài nhạc rất ăn khớp với giai điệu, vì hát lên rất trơn tru, không khiên cưỡng. Nhạc sĩ cũng rất hay lặp lại lời nhạc, chẳng hạn như trong câu: Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn, nhấn mạnh ý tưởng chia lìa giữa hai nhân vật chính của bài nhạc.

Bản tiếp theo, Trên Tháng Ngày Đã Qua, cũng vậy. Sau vài câu đầu chậm rãi, nhạc chuyển sang chơi điệu rhumba, với một giai điệu thật duyên dáng.

Rung một cánh nhạc buồn
Biết có hay người khóc trên cung đàn lẻ loi
Rơi một ngấn lệ sầu

Có ai hay người khóc cho duyên tình bẽ bàng
Rung một cánh nhạc buồn, rơi một ngấn lệ sầu
Có ai hay người khóc trong tinh cầu lẻ loi


Nghe bài hát Trên Tháng Ngày Đã Qua

Nhưng không phải nhạc Từ Công Phụng lúc nào cũng dễ đoán, dễ theo. Điệp khúc bài này là một thí dụ. Nhạc sĩ đã dùng thuật chuyển cung và cách ngắt câu không cân xứng làm đoạn nhạc trở nên hơi phức tạp, nhưng giai điệu vẫn rất nhuyễn.

Ngoài kia mưa là những giòng lệ rơi
Theo cuộc tình khi cơn bão đi qua đời mình

Người ơi, người ơi, tìm đâu thấy nửa đời Xuân thắm
Với tình yêu chúng ta, như giọt sương sớm mai
Như giọt sương sớm mai,
long lanh, trên cánh hoa vàng

Bản thứ ba, Như Ngọn Buồn Rơi, là một kết hợp khắng khít giữa giai điệu và lời ca (âm tiết – prosody). Như tựa bài đã báo trước, trong bản này sẽ có buồn và sẽ có rơi. Ngay từ câu đầu tiên, ta đã thấy mùa thu trút lá vàng, rồi hình ảnh càng chập chùng, xa vời hơn với một thung lũng buồn, với em lệ nhòa trên tóc.

Như mùa thu trút lá vàng
ngậm ngùi em khóc cho tuổi thơ qua mau
hồn nhiên cũng rơi khỏi tầm tay với xa
trên từng thung lũng buồn
em lệ nhòa trên tóc…


Nghe bài hát Như Ngọn Buồn Rơi

Nhưng đoạn điệp khúc kế tiếp mới thật tuyệt diệu. Nhạc sĩ vẽ lên một thung lũng buồn trong nhạc, bằng cách viết ba nốt đi lên Mi (5) rồi một nốt xuống Sol (4), cứ thế thả dốc xuống một bát độ đến nốt Sol (3), rồi thong thả đi lên nốt Mi (4).

Trên từng thung lũng buồn
từng thung lũng buồn
mùa thu đã trở mình trên gót nhỏ
dìu em đến người
bằng vòng tay nâng niu hạnh phúc

Khi ta nghe lần điệp khúc thứ hai, khoảng 3:40, lời ca được nâng niu bảo bọc bởi tiếng vĩ cầm hòa điệu, tạo cho ta một cảm giác ấm cúng, an toàn dù đang thả dốc theo cơn lốc mếm, theo cơn lũ tình yêu …

Trên từng cơn lốc mềm
hồn em đã ngủ vùi trong tiếng thở
tình tôi cũng mù theo cơn lũ nào
là lần em đã khóc cho tình yêu

Mười bài hát trong CD đều như vậy, với những giai điệu rất đẹp, hòa hợp giữa lời và nhạc, đi cùng với những biến thể của nỗi buồn, của lệ rơi, của trái tim buồn, của đôi mắt em rất buồn. Ngay cả trong hạnh phúc mà giọt lệ vẫn cứ rơi:

Em, chút giọt lệ ấm, khóc mừng một ngày hạnh phúc miên man… (Tình Tự Mùa Xuân)

Nhưng, cái sự “buồn” trong nhạc Từ Công Phụng không phải là một nỗi buồn quỵ lụy, tiêu cực, yếm thế. Đó là một nỗi buồn sáng suốt. Ông chấp nhận thực tại và nhiều khi còn khuyên bảo người yêu:

Thôi đừng tìm đến nhau làm gì
Thôi đừng nhìn nhau nữa mà chi
Đường vào ngày mai sỏi đá
Thôi em về, quên hết đi ngày xưa! (Lời Cuối)


Nghe bài hát Lời Cuối

Nhạc sĩ như đứng hẳn ra khỏi cái tôi hiện hữu, từ ngoài nhìn vào để ráng mô tả tâm trạng của chính mình và đôi khi nói hộ tâm trạng của người nữ:

Đường về nhà em xa lắm
xin tình người đừng dối gian thêm buồn

hay:

Đêm nay bên thềm cầm tay, em khẽ nói
“Ngày mai anh đi rồi,
Anh có buồn gì không?” (Mùa Thu Mây Ngàn)

Ơ kìa, lạ nhỉ, em hỏi chi mà lạ vậy? Buồn lắm chứ! Cả mười bài hát chỉ toàn là mắt lệ, giọt buồn, thì dẫu xa em, tôi vẫn sẽ luôn nhớ và thương mắt em hay buồn:

“Buồn không hỡi người đã đi rồi?”
Tìm đâu những ngày vui êm ấm
Người đi theo năm tháng không cùng
Thương mắt em hay buồn
Nhìn mùa thu chết bên song…


Nghe bài hát Mùa Thu Mây Ngàn

Ngay cả khi bài nhạc là vui, thì chúng cũng chỉ vui trong chừng mực, không thái quá:

Tay này tay nắm tay
nhìn nhau đắm say
như chưa bao giờ

nghe chừng trong mắt nâu
hồn anh đã tan
thành mùa xuân ngọt ngào phủ ấm thiên đường đôi ta… (Tình Tự Mùa Xuân)


Nghe bài hát Tình Tự Mùa Xuân

hay là

Rồi mai, có một lần tôi đưa em,
về trên đỉnh yên bình, hiền hòa
Một mùa xuân lên cao,
hôn lên làn tóc xõa, theo mây trôi, bềnh bồng.

Rồi mai, có một lần tôi đưa em,
đưa em về miền nắng ấm.
Những con chim thôi ngủ sau mùa đông lạnh căm.
Hát lên gọi mùa xuân rạng rỡ,
Đem mặt trời tô mắt dại tuổi mơ (Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên)


Nghe bài hát Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên

Đĩa nhạc chào đời năm 1994 bởi Tuấn Ngọc Productions, với phần hòa âm do nhạc sĩ Duy Cường phụ trách. Tôi nghĩ có lẽ đĩa nhạc này là một trong những đĩa nhạc thành công nhất của làng nhạc Hải ngoại. Đĩa hát được tạo ra với đầy đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Mười tình khúc có thể coi như tiêu biểu nhất của nhạc sĩ đã thành danh Từ Công Phụng, được hát bởi một giọng ca nam tên tuổi nhất nhì hải ngoại và đang trong thời kỳ sung mãn nhất của sự nghiệp ca hát, cộng với một hòa âm sang cả, chừng mực, già dặn cùa Duy Cường. Anh cũng đang ở giai đoạn sung sức nhất của sự nghiệp khi ấy, với những đĩa nhạc anh hòa âm cho trung tâm Diễm Xưa và Phạm Duy Cường Productions.

Thời điểm đầu thập niên 90 cũng vậy, là một sự hội nhập vào xã hội mới với lớp trẻ HO, ODP mới định cư, chưa quên quê nhà và rành rẽ tiếng Việt. Họ háo hức tìm về những tác giả, những ca khúc đã sáng chói một thời trên quê hương, nhưng bị vùi dập tơi tả rồi biến mất sau cơn lũ đổi đời.

Có lẽ khi ở quê nhà họ có nghe đây đó vài bài nhạc xưa qua đài VOA, BBC, hay các tape nhạc Viễn Dương thâu lại qua ba bốn lần sang băng lậu, nhưng khi qua đây thì mới biết Tân Nhạc còn nhiều các bài nhạc đặc sắc mà họ chưa hề nghe biết.

Tôi còn nhớ ôi chao là nhiều những quán băng nhạc bày bán CD trong khu Phước Lộc Thọ ở Little Saigon, Nam Cali với các trung tâm sản xuất như Diễm Xưa, Làng Văn, Paris By Night, Tình Productions, Khánh Hà Productions, v.v và v.v. Hệt như những họa sĩ thời Lãng Mạn tụ về Paris cuối thế kỷ 19, những tinh hoa của lớp ca nhạc sĩ trước và sau 1975 như những cánh chim lưu vong tụ về Little Saigon. Một bầu không khí âm nhạc thật sung mãn, một tranh đua tài năng lành mạnh đã nảy sinh và phát triển.

Tôi xin thú nhận có hay đi shopping để tìm mua những CD nhạc Việt đã ra đời trước và trong khoảng thời gian mười lăm năm từ 1990 tới 2005. Xin cám ơn rất nhiều những ca nhạc sĩ ấy trong đó có Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Ý Lan, Vũ Khanh, Thái Hiền, Ngọc Minh, Quỳnh Giao, Julie, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Đăng Khánh, Ngô Thụy Miên, Đức Huy, Duy Cường, Vữ Tuấn Đức, Lê Văn Thiện,… và vì họ quả đã làm giàu đời sống tinh thần của vô số những kẻ tha hương, trong đó có tôi.


Nghe trọn 10 bài trong CD Giọt Lệ Cho Ngàn Sau – Tuấn Ngọc

Trở lại với đĩa nhạc “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau”, tôi còn muốn viết nhiều nữa về cách hát đơn sơ, lối nhả chữ đặc trưng của giọng nam trầm ấm Tuấn Ngọc, hay lối đệm đàn jazzy trong bài Trên Tháng Ngày Đã Qua, cũng như cách để hợp âm thật điệu nghệ hay những câu comping thật đúng lúc đúng chỗ, để phụ họa thêm hay điền đầy giai điệu, rất đặc trưng của anh Duy Cường. Nhưng rồi tôi lại thôi. Cảm nhận âm nhạc là một cái gì đó rất chủ quan, không thể thuyết phục được, chỉ có thể biết là mình thích hay không thích CD đó thôi. Vậy mong rằng bạn sẽ có dịp nghe hay nghe lại toàn bộ CD này, từ bài Mắt Lệ Cho Người liền tù tì tới Lời Cuối, để cảm nhận chúng, để thấy những bài này là những nốt lặng cần thiết của một weekend, tạm thời xa rời những bon chen của weekdays để đi vào một thế giới âm nhạc tuy buồn nhưng không ủy mị, tiêu cực. Đó là một thứ buồn lãng đãng, cần thiết để so sánh với những niềm vui trong đời, nhất là những ai không phải yêu nhau một thời xa nhau một đời, mà là yêu nhau một thời bên nhau trọn đời.

2/ 2018

Nguồn: Học Trò (hoctroviet.blogspot.com)

**********

 

"Ông hoàng nhạc tình" Từ Công Phụng:

Những cung bậc tình yêu nhân từ

Nhạc sĩ Từ Công Phụng là một trong số những người Chăm tài hoa ở nước ta. Với phong cách sang trọng có thêm phần thâm trầm bí ẩn, những tình khúc của Từ Công Phụng có sức ám ảnh lòng người. Ông là người tự học thành tài. Mới 18 tuổi, cái tên Từ Công Phụng đã nổi đình đám trong giới sinh viên với tình khúc đầu tiên: “Bây giờ tháng mấy” (1960). Ông học luật nhưng lại dựng nghiệp cho mình bằng âm nhạc.

Bí ẩn "bi kịch rực rỡ" của cặp đôi Từ Công Phụng - Từ Dung

Từ quê hương Ninh Thuận, chàng trai Từ Công Phụng lên Đà Lạt lập ban nhạc cùng với Lê Uyên Phương, chuyên biểu diễn tình ca. Tuy mày mò tự học nhưng Từ Công Phụng lại sớm định hình phong cách âm nhạc trữ tình. Khi về Sài Gòn học đại học, Từ Công Phụng được khán giả trẻ rất hâm mộ.

Những tình khúc mới của ông như “Mùa xuân trên đỉnh bình yên”, “Tuổi xa người”, “Mắt lệ cho người” hay “Trên ngọn tình sầu” và “Giữ đời cho nhau” đã làm day dứt tâm hồn của hàng ngàn khán giả yêu âm nhạc. Đó là nỗi buồn man mác trong giai điệu, sự bơ vơ trong nội tâm tạo nên nét khác lạ của âm nhạc Từ Công Phụng. Đặc biệt, với giọng hát trầm buồn, pha chút mơ màng của chính Từ Công Phụng luôn cuốn hút người nghe.

 

Nhưng sự gặp gỡ giữa nhạc sĩ và ca sĩ Từ Dung mới tạo nên dấu ấn đặc sắc trong giới âm nhạc. Đó là câu chuyện gây chấn động vào đầu năm 1966, cùng thời với những cặp đôi nổi danh khác như Trịnh Công Sơn - Khánh Ly và Lê Uyên - Phương. Dường như sáng tác của Từ Công Phụng chỉ dành cho giọng hát Từ Dung, hoặc có khi hai người song ca.

Ca sĩ Từ Dung xinh đẹp. Cô đã đoạt giải Á khôi trong cuộc thi Hoa hậu năm 1966. Từ Dung là con gái của nhà văn Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) nhưng lại say mê âm nhạc. Trong lớp luyện thanh hôm ấy, Từ Dung đã nghe Từ Công Phụng biểu diễn tình khúc của mình.

Một phong cách âm nhạc mới sang trọng, thuần khiết lãng mạn đã thuyết phục Từ Dung. Nàng nguyện theo chàng lập nghiệp. Hai người đã xuất hiện tại sân khấu CLB Đại học Văn khoa và cùng hát mở đầu tình khúc “Bây giờ tháng mấy”. Sức cuốn hút đến nỗi, hai người phải hát đi hát lại nhiều lần để cho sinh viên hát theo. Họ có sân khấu riêng và có những fan hâm mộ đông đảo mỗi đêm. Hai người đã làm lễ thành hôn năm 1969.

Có thể nói, tình yêu của hai người cũng là mạch nguồn cảm xúc sáng tác cho Từ Công Phụng. Nhạc của ông ngày càng nặng trĩu nỗi lòng và sự dằn vặt trong tâm hồn. Cùng với đó là những lời ca viết ra chan chứa niềm xót xa và u uẩn trong tình yêu.

Đó là những tuyển tập "Tình khúc Từ Công Phụng" (1968 - tái bản 1969); “Trên ngọn tình sầu” (1970); tập hợp khoảng 20 tình khúc. Hầu hết đó là những bi kịch của nội tâm người nghệ sĩ. Hình ảnh dịu dàng của mùa thu và nỗi cô đơn luôn ám ảnh lòng người. Nào là “Mùa thu bơ vơ đến bên trời” (Mùa thu mây ngàn), hay “mùa thu chết bên sông”, hay nhẹ nhàng hơn là “mùa thu trút lá vàng ngậm ngùi…”; hoặc mộng mị u ám: “nghìn thu đắng cay trên từng nỗi khốn cùng…” (Như ngọn buồn rơi). Chính những nỗi niềm chia xa, khắc khoải và nỗi buồn mua thu chợt đến đã làm nên nét dị biệt của Từ Công Phụng.

Mười năm sau những rực rỡ của âm nhạc và tình yêu, sự rạn nứt của cuộc hôn nhân nảy sinh. Những biến động xã hội cùng sự cam go trong mưu sinh đã chia rẽ hai người. Miền Nam được giải phóng. Hai người mở quán cà phê Từ Dung ở phố Trần Quang Khải (năm 1976) rồi cũng phải đóng cửa theo sự lần hồi của cuộc sống. Linh cảm của sự đổ vỡ được  nhạc sĩ thể hiện qua tình ca “Chiếc que diêm”.

Đó là sự cứu vớt bất khả thi. Bi kịch nội tâm được bày tỏ: “Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối… Thôi cũng đành như chiếc que diêm một lần lóe lên. Thắp đi em sáng lung linh, buồn một cõi riêng. Những đêm sâu, những canh thâu. Nghe nước mắt nặng giọt sầu”. Hai người chia tay. Năm 1980, Từ Công Phụng định cư ở Mỹ.

“Hóa kiếp” 

Nỗi buồn rụng rời trong cuộc chia tay với vợ con, nhạc sĩ Từ Công Phụng đến với xứ người, với những ca khúc “Mắt lệ cho người”, “Que diêm”, “Trên những ngày tháng đã qua” và “Đêm độc thoại”. Đến đâu, nhạc sĩ cũng chỉ hát những bài đó như một sự rời xa khiên cưỡng, không hiểu vì sao. Vẫn còn đó nỗi xót xa, cay đắng trong chia ly. Giọng hát Từ Công Phụng càng buồn hơn khi nhạc sĩ lui về ẩn dật tại một bang xa xôi lạnh lẽo. Tuyết trắng bạc phận.

Nhưng cuộc sống bao giờ cũng mở ra chân trời mới. Từ Công Phụng gặp được người đàn bà tốt nết đảm đang. Đó là chị Kim Ái, người cùng đồng hành với Từ Công Phụng trên con đường tha hương nơi đất khách quê người. Họ thành hôn và cùng sinh sống tại bang Oregan. Tình yêu và sự đùm bọc của người thân đã làm thay đổi cuộc đời và khuynh hướng sáng tác của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Dịu dàng. Ấm áp. Không còn nỗi muộn phiền cay đắng.

Cô đơn nhưng thoát khỏi sự bế tắc. Đó là sự giải thoát với sự mộng mơ: “Nghe gió ngàn hát ca. Nghe biển xanh thầm thì. Bản tình ca hạnh phúc. Trong cuộc tình đôi ta…” (Hóa kiếp). Người nghe đã yêu thêm Từ Công Phụng bởi những giai điệu cởi mở tươi mới. Trong sáng. Lãng mạn. Đó là sự phấn chấn cho một hạnh phúc chân thành.

Nhưng thật bất ngờ, một thử thách kinh khủng khác đến với Từ Công Phụng. Nhạc sĩ bị ung thư phổi trong mấy năm liền (2006-2010). Vậy mà âm nhạc của ông không bị dồn vào chân tường. Bởi nhạc sĩ được bao bọc bởi tình thương yêu của người vợ và những người con. Ít ai ngờ trong sức ép giữa sống và chết, những ca khúc của Từ Công Phụng lại càng ấm áp và nồng nàn hơn.

 

Giai điệu và lời ca trong ca khúc thể hiện một sức sống mãnh liệt. Nhạc sĩ viết: “Gọi tên em lòng náo nức đêm mơ. Anh mơ bên em cho đến tận cuộc đời. Nếu có điều gì vĩnh cửu được em ơi. Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta” (Mãi mãi bên em). Chính đó là tình yêu và cũng là động lực sáng tác của nhạc sĩ trong giai đoạn mới.

Một tâm hồn đa sầu, đa cảm mang chất Chăm trong con người ông tạo nên sự dị biệt. Mảnh đất đầy nắng và gió trên sa mạc nóng bỏng nhưng lại bay bổng tiếng kèn Saranai réo rắt. Những cánh hoa dịu êm thắm màu bừng lên trong khí hậu khô cằn. Nhạc ông là thế. Luôn trăn trở với nỗi đau và cả niềm vui khôn tả. Ông hát với “Xứ thâm trầm” xa vắng, trong nỗi cô đơn nhưng đã được ấp ủ chở che: “Một lần em có nói. Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này. Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên. Và hết nhân duyên. Tôi trở về kết đọng linh hồn. Làm mặt đá xây hồ lãng quên”.

Nhưng cuối cùng vẫn là lời ca về “Mùa xuân và tình yêu em” đã đem lại niềm vui sống trong chặng đường hạnh phúc còn lại: “Tình yêu trong tim ta em nghe chăng bừng nở. Như cánh hoa hồng thơm hương đời em…”.

Có một gương mặt cô đơn khác của Từ Công Phụng không u tối, mà được chiếu rọi qua ánh sáng hy vọng và được sưởi ấm bởi một tình yêu chân thành và mãnh liệt. Chuyến về nước biểu diễn của nhạc sĩ Từ Công Phụng (VTV9 - năm 2016), khán giả đã nhận ra điều đó. Tình ca của ông đẹp hơn, da diết và quyến rũ nhưng đã bứt thoát khỏi nỗi xót xa thuở nào. 

Những cung bậc tình yêu nhân từ dành để tạ ơn đời

Tại miền Nam, nhạc sĩ Từ Công Phụng được xếp vào “Ngũ hổ” âm nhạc thập niên 70 của thế kỷ trước cùng với các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên và Lê Uyên Phương. Ông có phong cách không thể trộn lẫn. Trầm buồn. Day dứt.

Lời bài hát tựa những thi phẩm hiện đại với ngôn ngữ mang dấu ấn siêu thực đầy biểu cảm. Nhiều ca sĩ trong nước và hải ngoại đều rất thích trình bày bài hát của ông. Ca sĩ Tuấn Ngọc có riêng một album, hát 10 bài tình ca Từ Công Phụng, với nhan đề “Giọt lệ cho ngàn sau”. Anh nhận xét: “Bằng ngôn ngữ âm nhạc có học thuật cao, nhưng Từ Công Phụng lại kể chuyện tình yêu hết sức gần gũi. Chan chứa sự nồng ấm thiết tha”.

Sau những ngày hoảng loạn tinh thần vì bệnh tật, nhạc sĩ đã tựa vào tình yêu đứng dậy. Ông đã tạ ơn cuộc đời. Tạ ơn hạnh phúc vượt qua những nhọc nhằn cay đắng. Giai điệu của ông đã mang nặng những suy tư, cứu rỗi: “Ơn em thơ dại từ trời. Theo ta đi xuống biển vớt đời ta trôi. Ơn em dáng mộng mưa vời. Theo ta lên núi, về đồi yêu thương. Tạ ơn em. Tạ ơn em…” (Tạ ơn em). Vậy đó, tâm hồn người nghệ sĩ nặng trĩu tình đời. Chính vì thế, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã được mệnh danh là “Ông Hoàng tình ca”. Âm nhạc của ông mãi mãi thuộc về tình yêu.

 Bội Kỳ

Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp

 

Giọt Lệ Cho Ngàn Sau - ( Từ Công Phụng ) - Lê Bảo - YouTube

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %03 %727 %2021 %11:%12
back to top