Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến – Tác giả của những nhạc phẩm giá trị “Hoài Cảm”, “Hương xưa”,…

“Hương Xưa” và những nỗi niềm một chiều thu

trong thời chiến của nhạc sĩ Cung Tiến.

♡□♡□♡

“Hương Xưa” và những nỗi niềm một chiều thu trong thời chiến của nhạc sĩ Cung Tiến.

Nhạc sĩ Cung Tiến sinh năm 1938, tên thật là Cung Thúc Tiến. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Và là một trong số những nhạc sĩ Việt Nam иổi tiếng theo dòng nhạc tiền cнιếɴ. Ông được xem là nhạc sĩ trẻ tuổi nhất có sáng tác được phổ biến rộng với ca khúc “Hoài Cảm” khi chỉ mới 14 tuổi. Thật không thể tưởng tượng иổi dù chỉ mới 14, 15 tuổi mà ông lại có một nỗi khắc khoải như thế, về nỗi nhớ, về cố nhân. Dù chỉ xem âm nhạc như một thú vui để giải tỏa muộn phiền trong cuộc sống nhưng ông lại gặt hái được rất nhiều thành côɴԍ và đã để lại những tuyệt phẩm giá trị như “Hương xưa” hay “Hoài cảm”. Cả 2 tác phẩm đều được xếp vào những ca khúc bất hủ của Tân nhạc Việt Nam.

Ngoài sáng tác, nhạc sĩ Cung Tiến còn đóng góp rất nhiều khảo luận cũng như là những nhận định về nhạc dân gian Việt Nam và nhạc Hiện đại Tây Phương. Về Lĩnh vực văи học, Cung Tiến đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văи học hay như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng tạo, Quan điểm và Văи vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương. Hai trong số các truyện ngắn mà ông đã dịch và xuất bản ở Việt Nam đó là cuốn Hồi Ký viết dưới hầm của Dostoievsky và Một ngày trong đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục viết cho một số bào với bút danh Đăиg Hoàng.

Ca khúc “Hương xưa” của nhạc sĩ Tiến Cung cнíɴн là một bản hòa tấu dài miên man gợi nhiều hoài niệm với sự kết hợp hoàn hảo giữa giai điệu âm nhạc hưởng nhạc Phương Tây với ca từ thuần chất Việt Nam. 

Bấm vào hình để nghe ca khúc Hương Xưa của Duy Trác trình bày.

 

“Người ơi, một chiều nắng tơ vàng

hiền hòa  нồn có mơ xa?

Người ơi, đường xa lắm

con đường về làng dìu mấy thuyền đò…”

Ngay ở những giai điệu đầu tiên của ca khúc “Hương xưa”, nhạc sĩ Cung Tiến đã vẽ lên một bức тʀᴀɴн quá hoàn hảo, thật đẹp, thật thơ mộng trong một khung cảnh thanh bình của hai người đang yêu. 

Hay là những cảnh tượng đã từng xảy ra thật đẹp, thật nên thơ…

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Tuấn Ngọc trình bày.

 

“…Còn đó tiếng tre êm ru,

Còn đó bóng đa hẹn hò,

Còn đó những đêm sao mờ

 нồn ta mênh mông nghe sáo vi vu

Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào

thời nào vàng bướm bên ao

Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru

êm êm buồn trong ca dao

Còn đó tiếng khung quay tơ,

Còn đó con diều vật vờ

Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu

đến kiếp nào cho vừa…”

Ca từ trong bài hát đẹp như thơ, rất bay bổng, nhẹ nhàng, tha thiết mang những hình ảnh dân dã vô cũng chân thật với người dân quê. Như là “vàng bướm bên ao”, “tiếng ru câu ca dao”, “khung quay tơ”, “con diều vật vờ”… Là những hình ảnh trìu mến của quê hương, như là tình yêu thương ngân dài mãi mãi biết đến khi nào mới đủ. 

Ôi, những đêm dài

 нồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi

Buồn sớm đưa chân cuộc đời

Lời Đường thi nghe vẫn rền trong sương mưa

Dù có bao giờ lắng men đợi chờ

“…Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa

Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô

Nên  нồn tôi vẫn nghe trong mơ

tiếng đàn đợi chờ mơ  нồ.

Vẫn thương muôn đời

nàng Quỳnh Như thuở đó…”

Đoạn này đã nhắc đến một nhân vật иổi tiếng đó là Quỳnh Như và mối tình lãng mạn đi kèm với nỗi bi thương giữa Phạm Thái và Quỳnh Như thời Lê Mạc – Nguyễn Sơ của Việt Nam. Phạm Thái và Quỳnh Như là những con người tài hoa và nhiều khát vọng. Họ đã cùng nhau trãi qua những tháng ngày thật hạnh phúc. Những không thể ngờ tài hoa và mộng ước ấy chỉ tạo nên những ԍнᴇɴ ghét của trời để rồi cuộc tình của hai người phải dang dở và cả hai đã phải lìa bỏ cuộc đời khi tuổi còn xanh. Cả bài hát mang một sự nuối tiếc về những ngày của quá khứ mãi không thể tìm về được, bởi đường về quê còn xa lắm nên niềm mong ước đó thật xa xỉ, mơ  нồ. Có lẽ đó chỉ là một giấc mơ mà thôi….

“…Ôi, những đêm dài

 нồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ

Dù đã quên lời hẹn hò

Thời Hoàng Kim xa quá chìm trong phôi pha

Chờ đến bao giờ tái sinh cho người…”

Những đêm dài triền miên, tác giả nằm nhớ lại thời hoàng kim, lúc đất nước hãy còn hòa bình, nhớ lại những cảnh tượng đẹp đẽ của đất nước. Phải đợi chờ đến bao giờ cảnh tưởng đó mới trở lại, chờ đến bao giờ tái sinh cho người…

“…Đời lập từ những đêm hoang sơ

Thanh bình như bóng trưa đơn sơ

Nay đời tan biến trong hư vô,

cнếт đầy từng mồ oán thù.

мáυ xương tơi bời nhiều mùa thu…”

“Đời lập từ những đêm hoang sơ” – Đời người đã được bắt nguồn từ những ngày ban sơ thanh bình như bóng trưa đơn sơ, thanh bình đến từ những điều vô cùng bình dị, nhưng thật lạ đời đã tan biến trong hư vô thay vào đó là khói binh chìm đắm, nhìn xung quanh toàn là mồ oán thù và xương мáυ khắp nơi chờ đợi một ngày “tái sinh” chưa biết bao giờ có được.

Sau khi đọc qua lời bài hát để hiểu được ý nghĩa hãy ngồi nghe lại bản “Hương xưa” thêm một lần nữa để thưởng thức được trọn vẹn từng câu từ, từng giai điệu đặc biệt là những điều thú vị về các điển tích của bản nhạc.

“…Người ơi, chiều nào có nắng vàng

hiền hòa sưởi ấm nơi nơi?

Người ơi, chiều nào có thu về

cho tôi nhặt ʟá thu rơi?

Tình có ghi lên đôi môi

Sầu có phai nhòa cuộc đời

Người vẫn thương yêu loài người

và yên vui cuộc sống vui.

Đời êm như tiếng hát của lứa đôi,

Đời êm như tiếng hát của lứa đôi…”

Thật đáng nể nhạc sĩ Cung Tiến dù chỉ ở tuổi 16 mà đã có một sáng tác cổ điển thật hay, thật lạ. “Người ơi, chiều nào có nắng vàng hiền hòa sưởi ấm nơi nơi?/Người ơi chiều nào có thu về cho tôi nhặt ʟá thu rơi?” Ca từ trong bài hát quả thật khiến người nghe thỏa mãn…

“…Đời êm như tiếng hát của lứa đôi,

Đời êm như tiếng hát của lứa đôi…”

Có lẽ đây là những chờ mong của tác giả về một ngày thanh bình sẽ trở lại, giông bão sẽ qua đi, ánh nắng chan hòa sẽ lại sưởi ấm lại trái tim lạnh giá, sưởi ấm cuộc đời. Sẽ không còn khói đạи hay “мáυ xương tơi bời nhiều mùa Thu” nữa, thay vào đó sẽ là một mùa Thu thanh bình, yên vui, người người sẽ lại thong thả cười đùa “nhặt ʟá thu rơi” như những ngày thanh bình cũ và rồi “người vẫn thương yêu loài người” cнíɴн là lời nhắn nhủ đơn sơ nhưng thiết tha chứa đựng nhiều cảm xúc của tác giả.

Ca khúc “Hương xưa” của nhạc sĩ Cung Tiến viết ra dành tặng riêng cho danh ca Duy Trác, bởi cнíɴн giọng hát truyền cảm của nam danh ca Duy Trác đã thể hiện bài hát cảm xúc và thành côɴԍ nhất. Ngoài ra bài hát Hương xưa cũng được rất nhiều giọng hát đình đám như danh ca Lệ Thu vào những năm 1960. 

Trích lời bài hát Hương Xưa do Cung Tiến sáng tác:

Không hiểu vì sao ta có buổi chiều nay
Gặp lại nhau và bỗng dưng em khóc
Giọt nước mắt anh làm sao ngăи được
Em bây giờ như xa một tầm tay
Em bây giờ như xa một tầm tay

Biết nói gì khi tình đã nhạt phai
Tháng mười hai trời còn mưa buồn
Anh bâng khuâng đứng lặng ở cuối đường
Chẳng có điều gì để trách cứ nhau.

Khi trái tim không cùng suy nghĩ
Đốt làm chi những tờ thư cũ
Xóa được không kỷ niệm mênh mông
Rồi mai này anh sẽ yêu ai.

Tình yêu ấy nghìn lần không đơn giản
Tình yêu ấy còn chút gì lãng mạn
Để gởi về người con gái yêu anh
Để gởi về người con gái yêu ai…

Mẫn Nhi

******

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến –

Tác giả của những nhạc phẩm giá trị “Hoài Cảm”, “Hương xưa”,…

  Lãng du ca - HƯƠNG XƯA (Cung Tiến) | Facebook

Cung Tiến là một nhạc sĩ иổi tiếng với những тìин ca тιêυ вιểυ của dòng nhạc miền Nam sau thập niên 1950. Những nhạc phẩm của ông đều viết sau năm 1953 thế nhưng nhạc ông thường được xếp vào dòng nhạc tiền cнιếɴ bởi phong cách trữ тìин lãng mạn cùng âm hưởng bán cổ điển, тʀᴀng trọng và cầu kỳ trong từng ca khúc của ông. Tuy số lượng sáng tác không nhiều nhưng nhạc sĩ Cung Tiến đã để lại nhiều nhạc phẩm rất giá trị như: Hoài Cảm, Thu Vàng, Hương Xưa,…

Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1938 tại Hà Nội. Cụ thân sinh của Cung Tiến là một nhà thơ, một nhà cách мạиɢ của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong gia đình Cung Tiến không có ai theo con đường âm nhạc cả, nhưng bản thân ông lại đam mê âm nhạc từ nhỏ. Cung Tiến bắt đầu sinh hoạt văи nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học, đi học hát trong nhà thờ, hát trong các ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường khi lên tới trung học.

 Nhạc sĩ Cung Tiến

Ngay từ thời niên thiếu, Cung Tiến đã được học nhạc tại trường trung học Nguyễn Trãi khi còn ở Hà Nội. Năm 1952, ông cùng gia đình di cư vào Sài Gòn và học các lớp ký âm, xướng âm do hai nhạc sư иổi tiếng Thẩm Oánh và Chung Quân hướng dẫn.

Năm 1953, Cung Tiến cho ra đời cho khúc đầu tay  мᴀɴg tên “Thu Vàng”, sau đó là “Hoài Cảm” sáng tác cùng năm. Cả hai ca khúc đều được ông sáng tác khi mới chỉ 14,15 tuổi thế nhưng những ca từ trong đó thể hiện sự chín chắn, trưởng thành trong sáng tác của cнíɴн tác giả. Riêng ca khúc “Hoài Cảm” được Cung Tiến cho biết lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó. Với những ca từ sâu lắng, lãng mạn và dễ đi vào lòng người, hai nhạc phẩm đầu tay của Cung Tiến nhanh chóng được mọi người yêu thích và cũng kể từ đó Cung Tiến được mệnh danh là thần đồng âm nhạc khi tuổi còn trẻ mà đã sáng tác ra những ca khúc rất có giá trị cho nền nhạc Việt Nam  Nhạc sĩ Cung Tiến và VợĐến năm 1957, Cung Tiến tiếp tục cho ra đời thêm một ca khúc để đời khác  мᴀɴg tên “Hương Xưa”, đề tặng người bạn thân của ông là Khuất Duy Trác (danh ca Duy Trác), Duy Trác cũng là người trình bày thành công nhất ca khúc này.

“Hồi đó tôi học đệ nhất, bắt đầu mê nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hòa bình, nhớ lại cảnh hòa bình xưa của Việt Nam đẹp như thế nào, so với cảnh cнιếɴ тʀᴀɴн, lúc đó vào khoảng năm 1957-1958, so sánh hai trường hợp cảnh chιến тʀᴀɴн hiện đại và cảnh thanh bình hồi xưa của Việt Nam mà thành lời ca của bản Hương Xưa”.

 Sau những nhạc phẩm như Thu Vàng, Hoài Cảm, Hương Xưa là Nguyệt Cầm, Lệ Đá Xanh và Mắc Biết, tất cả những ca khúc ấy đều tương đối “kén” người nghe nên không phải ai cũng dễ dàng thưởng thức những ca từ ấy, nhưng một khi đã thưởng thức thì khó mà dứt ra được.
Sau khi học xong trung học, năm 1956, Cung Tiến nhận được học bổng sang Úc học về kinh tế. Nên khoảng giai đoạn từ năm 1957 đến 1963, ông đi du học ở Úc. Ngoài học ngành kinh tế, trong thời gian rảnh, Cung Tiến đi học thêm âm nhạc như hoà âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm,… ở Nhạc Viện Sydney. Lúc ấy, ông mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc. Từ đó trở đi, Cung Tiến rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ. Ông cho rằng “vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, “art song”, tức là lấy một văи bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một cái đàn ghita hoặc một ban nhạc.”
Cho nên ngoại trừ một vài ca khúc như “Hoài Cảm”, “Thu Vàng”, “Hương Xưa”, còn lại hầu hết các nhạc phẩm của Cung Tiến đều phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Trần Dạ Từ, hay ý thơ của Xuân Diệu…
Năm 1965, Cung Tiến kết hôn cùng với một người con gái Việt xuất thân từ trường nữ Marie Curie ở Sài Gòn, hai người quen biết nhau khi ông còn đi du học ở Úc.

Từ năm 1970 đến 1973, Cung Tiến được học bổng cao học của Hội đồng Anh (Bristish Council) để nghiên cứu về kinh tế phát triển tại trường đại học Cambridge. Trong thời gian đó, ông тʀᴀu dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học và nhạc lý hiện đại. Cũng kể từ đó, phong cách sáng tác của Cung Tiến cũng thay đổi hẳn.

Hai người có một người con тʀᴀi tên Cung Thúc Đăиg Quang

Sau 1975, khi đang ở hải ngoại, Cung Tiến cho ra đời nhạc tấu khúc “Chinh Phụ Ngâm” vào năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, được trình diễn lần đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 1988 tại San Jose, California với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã đạt được giải thưởng Văи Học nghệ thuật quốc khánh 1988.

Năm 1992, Cung Tiến hoàn thành tập “Ta Về”, thơ Tô Thuỳ Yên cho giọng hát, dẫn đọc, ngâm thơ và một đội nhạc cụ thính phòng

 Năm 1993, Cung Tiến đã soạn “Tổ Khúc Bắc Ninh” cho dàn nhạc giao hưởng với sự tài trợ của The Saint Paul Companies để nghiên cứu nhạc quan họ Bắc Ninh và các thể loại dân ca Việt Nam khác.

Năm 1997, với sự chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm trong âm nhạc của mình Cung Tiến đã được ca đoàn Dale Warland Singers đặt một bản hợp ca nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập ca đoàn иổi tiếng quốc tế này.

Năm 2003, Cung Tiến ra mắt sáng tác nhạc đương đại “Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mành” dựa trên một điệu dân ca Quan họ. Đồng thời ông cũng là hội viên của hội nhạc sĩ sáng tác ở Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ.

 

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Hoài Cảm do Sĩ Phú trình bày.

Ngoài sáng tác âm nhạc, Cung Tiến còn đóng góp nhiều khảo luận và nhận định về nhạc dân gian Việt Nam cũng như nhạc Hiện đại Tây phương. Trong lĩnh vực văи học, Cung Tiến cũng đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văи học, cũng như dịch thuật cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm và Văи với bút hiệu là Thạch Chương. Trong đó có “Hồi ký viết dưới hầm” của Dostoievsky và cuốn “Một ngày trong đời Ivan Denisovitch” của Solzhenitsyn là hai trong số các truyện ngắn mà ông dịch và xuất bản ở Việt Nam. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông viết cho một số báo với bút danh Đăиg Hoàng.

  

Khi tuổi đã xế chiều, Cung Tiến về hưu và sống cùng vợ ở Minnesota, con тʀᴀi ông sống ở tiểu bang khác. Hàng ngày ông sống yên bình cạnh vợ, thú vui hằng ngày của ông là chơi cùng với thú cưng, đọc sách và viết nhạc.

 

Thời Xưa biên soạn

 

Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian –

“Thu Vàng”, “Hương Xưa”, “Hoài Cảm”

Nhạc sĩ Cung Tiến (sinh 27 tháng 11 năm 1938) là một nhạc sĩ nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có sáng tác được phổ biến rộng với bài “Hoài Cảm” năm 14 tuổi. Mặc dù NS Cung Tiến chỉ xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng ông đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị trong kho tàng âm nhạc Việt Nam như “Thu Vàng”, “Hương Xưa”, “Hoài Cảm”.

Ông tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, NS Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng NS Chung Quân và NS Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, NS Cung Tiến du học ở Úc ngành kinh tế và ông có theo tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại Âm Nhạc Viện Sydney.

Nhạc sĩ Cung Tiến.Nhạc sĩ Cung Tiến.

cungtien_Hoài Cảm

Trong những năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.

Về ca khúc, NS Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều sau 1954, trừ bài “Thu Vàng”, “Hoài Cảm” được ông viết năm 1953 khi mới 14-15 tuổi, nhưng chúng thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi cùng phong cách trữ tình lãng mạn. Tự nhận mình là một người nghiệp dư trong âm nhạc, viết nhạc như một thú tiêu khiển, NS Cung Tiến không chú ý tác quyền và lăng xê tên tuổi mình trong lĩnh vực âm nhạc. Các nhạc phẩm “Hoài Cảm”, “Hương Xưa” của ông được xếp vào những ca khúc bất hủ của Tân Nhạc Việt Nam.

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2015/09/cungtien_hc6b0c6a1ng-xc6b0a1.jpg

cungtien_Hương Xưa2

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2015/09/cungtien_hc6b0c6a1ng-xc6b0a3.jpg

 

 Ra hải ngoại NS Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, được trình diễn lần đầu vào ngày 27 tháng 3, 1988 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh 1988.

Năm 1992, NS Cung Tiến hoàn thành tập Ta Về, thơ Tô Thùy Yên, cho giọng hát, dẫn đọc, ngâm thơ và một đội nhạc cụ thính phòng. Năm 1993, với tài trợ của The Saint Paul Companies để nghiên cứu nhạc Quan Họ Bắc Ninh và các thể loại dân ca Việt Nam khác, ông đã soạn Tổ Khúc Bắc Ninh cho dàn nhạc giao hưởng. Năm 1997, ca đoàn Dale Warland Singers, đã đặt ông một bản hợp ca nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập ca đoàn nổi tiếng quốc tế này. Năm 2003, NS Cung Tiến đã trình làng một sáng tác nhạc đương đại “Lơ Thơ Tơ liễu Buông Mành” dựa trên một điệu dân ca Quan Họ. Ông là hội viên của Hội Nhạc Sĩ Sáng Tác ở Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ.

cungtien_Thu Vàng1cungtien_Thu Vàng1

cungtien_Thu Vàng2

cungtien_Thu Vàng3

Ngoài sáng tác, NS Cung Tiến còn đóng góp nhiều khảo luận và nhận định về nhạc dân gian Việt Nam cũng như nhạc Hiện đại Tây phương. Trong lãnh vực văn học, những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, NS Cung Tiến cũng đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan Điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký viết dưới hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông có viết cho một số báo với bút danh Đăng Hoàng.

Dưới đây mình có các bài:

– Phỏng vấn tác giả “Hoài Cảm”: “Âm giai ngũ cung là một kho tàng”
– Nhạc sĩ Cung Tiến, người viết nhạc cho tương lai

Cùng với 10 clips tổng hợp “Thu Vàng”, “Hương Xưa”, “Hoài Cảm”, do các ca sĩ xưa và nay diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

cungtien_Nhạc sĩ Cung Tiến

Phỏng vấn tác giả ‘Hoài Cảm’: ‘Âm giai ngũ cung là một kho tàng’

(Phóng viên Ngọc Lan/Người Việt)

Ngày 10 tháng 7, 2010 sắp tới, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ (VAALA) sẽ thực hiện chương trình nhạc Cung Tiến với chủ đề “Vết Chim Bay.” Nhân dịp này, Người Việt nói chuyện với người nhạc sĩ tài hoa, cũng là một nhà kinh tế, về nhiều vấn đề; về những bản nhạc xưa, và cả câu hỏi: có hay không, một mối liên hệ giữa âm nhạc và… luật cung cầu. Bài phỏng vấn do phóng viên Ngọc Lan thực hiện.

Ngọc Lan (NV): Nhắc đến nhạc sĩ Cung Tiến, không thể không nhắc đến “Hoài Cảm.” Thật khó để hình dung ra ở tuổi 14, 15 lại có một nỗi khắc khoải như vậy, về nỗi nhớ, về cố nhân. Nhạc sĩ có thể chia sẻ một chút gì về tác phẩm này?

Nhạc sĩ Cung Tiến: “Hoài Cảm” không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu.
Hoài Cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.

Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.

NV: Mặc dù nhạc sĩ nói là do trí tưởng tượng, nhưng sự tưởng tượng cũng phải xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó, chẳng hạn như có ý kiến cho rằng ở thời điểm đó, cái đẹp, cái hay thường gắn với nỗi buồn?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Hồi đó nghĩ gì mình đâu có biết, mấy chục năm rồi, đi học thì nghĩ lơ tơ mơ vậy. Tất nhiên bài đó không có một đối tượng nào cả – no object, hoàn toàn là trong tưởng tượng. Trong tưởng tượng, nhớ một người nọ, nhớ một người kia, nhớ một người yêu, nhớ một người bạn, hay là nhớ bất cứ ai. Nhớ là hồi đó tôi mới ở ngoài Bắc vào, năm 1952. Tôi đi sớm, tức là từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó.

NV: Nhạc sĩ có từng mơ mình sẽ trở thành một nhạc sĩ trước khi trở thành một chuyên gia kinh tế không?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Không. Chả bao giờ mơ làm nhạc sĩ. Có một chuyện này, hôm tôi mới vào Sài Gòn, trên đài phát thanh quốc gia có tổ chức tuyển lựa ca sĩ các thứ. Tôi cũng lên hát dự thi, nhưng tôi không nhớ hát bài gì. Khi về nhà, thấy ông bố của tôi vứt hết quần áo, sách vở của tôi ra trước cửa. Bởi vậy, mình đâu có mơ đâu, mặc dù mình có mơ cũng bị ám ảnh vì trong gia đình không muốn mình làm như vậy.

NV: Khi Cung Tiến nổi tiếng với những nhạc phẩm như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa,” nhạc sĩ thích người ta biết đến trong vai trò nào? Một nhạc sĩ hay một nhà kinh tế?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi nhiều sở thích lắm, như văn chương, tiểu thuyết, thơ, thích hội họa, toán học và kinh tế học. Kinh tế học là ngành hồi đó tôi được học bổng đi ra ngoại quốc học.
Tôi có rất nhiều sở thích nhưng âm nhạc vẫn là sở thích đầu tiên và cuối cùng trong đời của tôi.

NV: Ngoại trừ một vài ca khúc như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa,” còn lại hầu hết các tác phẩm của Cung Tiến đều phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Trần Dạ Từ, hay ý thơ của Xuân Diệu… Nhạc sĩ có thể chia sẻ gì về điều đó không?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Hồi nhỏ học trung học thì tôi chỉ biết âm nhạc tôi viết là “popular song,” tức là những ca khúc phổ biến, phổ thông. Trong âm nhạc có nhiều khía cạnh, nhiều thứ, nhiều những trật tự mình phải theo, như hòa âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm… mà hồi đó ở Việt Nam tôi chưa được học. Lúc học xong trung học, năm 1956, được học bổng sang Úc học về kinh tế. Trong thời giờ rảnh, tôi đi học thêm âm nhạc ở Nhạc Viện Sydney, từ đó tôi mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc.

Từ đó trở đi, tôi rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, “art song,” tức là lấy một văn bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một cái đàn ghita hoặc một ban nhạc.

NV: Nếu một người bắt đầu học kinh tế, nhạc sĩ có khuyên họ sẵn đó nên học nhạc luôn không?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Không. Với tôi, kinh tế là một sở thích bắt buộc vì tôi nhận được học bổng đi học cái đó. Nhưng học kinh tế rồi mới thấy nó cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật đoán trước người tiêu thụ muốn gì và đoán để người sản xuất làm ra cái đó, phải có sự quân bình giữa cung và cầu. Giản dị như vậy thôi. Ðó là vấn đề nghệ thuật chứ khoa học thì lại khác, hoặc là vật lý học hoặc gì khác thì nó chính xác hơn. Cái này không chính xác cho nên có những rủi ro, vì thế nó là một nghệ thuật. Thế nhưng, áp dụng nghệ thuật kinh tế vào âm nhạc thì không thể được.

NV: Xin nhạc sĩ giải thích sự giống nhau và khác nhau giữa những ca khúc sau này của nhạc sĩ so với những bài hát xưa, như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa…”

Nhạc sĩ Cung Tiến: Ngày xưa tôi không biết xài chất liệu âm thanh của Á Ðông, như âm giai ngũ cung chẳng hạn. Nhưng về sau, khi được học nhiều về nhạc, tôi mới ý thức thêm là mình có cái kho tàng về giai điệu, làn điệu Việt Nam chưa khai thác được là âm giai ngũ cung.

Vì thế, một trong những tác phẩm của tôi khác ngày xưa là bản “Hoàng Hạc Lâu,” thơ của thi sĩ Thôi Hiệu đời Ðường, được Vũ Hoàng Chương dịch sang tiếng Việt. Ðó là bản đầu tiên tôi có ý thức dùng chất liệu quý báu của âm nhạc dân tộc ta khi phổ nhạc.

NV: Trong những sáng tác không nhiều của mình, bài hát nào để lại cho nhạc sĩ nhiều kỷ niệm, nhiều cảm xúc nhất, cho đến bây giờ?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Khó nói lắm. Như thể mình có 10 đứa con mà phải nói xem mình thương đứa nào nhất vậy.
Có những bài ca như những đứa con lạc đi đâu mất. Ví dụ như bản Mùa Hoa Nở, tôi viết năm 1956. Khi rời Việt Nam, tôi không mang theo bất cứ một thứ gì. Tất cả tài liệu, sách vở để lại Sài Gòn hết.

Tình cờ một hôm, ca sĩ Mai Hương gửi cho tôi một bản “Mùa Hoa Nở.” Tôi ngạc nhiên: “Ủa, đứa con này bị thất lạc đi đâu mà mặt mũi lem luốt quá!” Về nhà tôi mới thương nó, mới sửa lại thành ra hợp xướng khúc.
Nói tóm lại, không bản nào tôi hoàn toàn coi là thương hơn bản khác, bởi mỗi một thời kỳ tôi sáng tác có một kỷ niệm riêng của thời kỳ đó. Thời nhỏ đi khỏi Hà Nội là nhớ Hà Nội. Rồi từ hồi di cư vào Nam, nhớ những đoàn người từ ngoài Bắc xuống miền Nam bỏ chế độ Cộng Sản đi vào, gây cho tôi một cảm tưởng, một xúc động khác. Rồi đến khi là sinh viên, lại một xúc động khác.

Thế nhưng, có thể nói tác phẩm tôi trân quý nhất đến bây giờ là tập “Vang Vang Trời Vào Xuân.” Ca khúc đó của một người bạn thân là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và những bài thơ đó được sáng tác trong trại tù cải tạo mà ông ta nhớ, bằng cách nào ông đưa ra ngoài để in… Những điều đó làm tôi hết sức cảm động. Tôi viết thành 12 bản rồi sau rút lại còn 10 bản. Ðó là những gì suốt đời tôi trân quý nhất về tình người, tình bằng hữu và tình cảnh đất nước chúng ta hồi đó.

NV: Xin nhạc sĩ chia sẻ với độc giả chúng tôi về cuộc sống hiện tại của ông.

Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi về hưu hơn hai năm nay rồi. Hiện tôi ở Minnesota cùng vợ. Con trai tôi sống ở tiểu bang khác. Tôi có hai con chó, hàng ngày nuôi chúng, đi chơi với chúng, viết nhạc và đọc sách.

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2015/09/cungtien_nhe1baa1c-sc4a9-cung-tie1babfn2.jpg

 

Nhạc sĩ Cung Tiến, người viết nhạc cho tương lai

(Bách Lam – Viễn Đông)

Cuối tuần tới, nhạc sĩ Cung Tiến từ Minnesota sẽ đến hội ngộ với những người yêu nhạc tại Little Saigon qua hai buổi sinh hoạt.

Tối thứ Sáu, ngày 9-7-2010, tại phòng sinh hoạt Việt Báo, nhạc sĩ Cung Tiến sẽ ra mắt hai tuyển tập Hoàng Hạc Lâu và Vang Vang Trời Vào Xuân, tổng hợp hầu hết các ca khúc ông sáng tác trải dài gần sáu thập niên, kể từ ca khúc Thu Vàng viết năm 1953. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cũng sẽ thực hiện một chương trình nhạc Cung Tiến với chủ đề Vết Chim Bay vào lúc 7 giờ tối thứ Bảy, 10-7-2010, tại La Mirada Theater, thành phố La Mirada. Chương trình quy tụ hơn 80 ca nhạc sĩ với giàn nhạc giao hưởng Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ.

Chiều ngày 22-6-2010, nhạc sĩ Cung Tiến đã dành cho nhật báo Viễn Đông một buổi phỏng vấn, nội dung xoay quanh những suy nghĩ của ông về âm nhạc.

Viễn Đông: Thưa ông, đâu là ranh giới giữa ca khúc phổ thông và ca khúc nghệ thuật?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Như tôi đã viết trên nhiều tài liệu, ca khúc phổ thông (popular music) thường thường người ta viết giai điệu chứ không có hòa âm. Như hồi nhỏ, tôi viết một giai điệu có lời, nhưng mà không có hòa âm; người trình diễn đệm đàn theo lối nào cũng được, tùy tiện. Ca khúc nghệ thuật là ca khúc dùng bản văn một bài thơ có phẩm chất cao để viết nên phần giai điệu, xong rồi phải có phần hòa âm để làm bối cảnh cho ca khúc đó. Ca khúc cũng như một bức tranh, đằng trước là hình ảnh, là tiền cảnh, còn đằng sau là bối cảnh, như mây, nước, hoặc cảnh nọ, cảnh kia; cái đó chính là hòa âm hay là phối khí trong âm nhạc. Sau một thời gian sáng tác ca khúc phổ thông, tôi được trau giồi về âm nhạc, và bắt đầu phổ nhạc vào những bài thơ mà tôi thích.

Viễn Đông: Trong hai tập nhạc mà ông vừa cho xuất bản, tất cả là do ông viết hòa âm, trừ một vài bài có ghi chú?

Ns. Cung Tiến: Vâng, tất nhiên, tất cả là do tôi viết hòa âm. Chỉ có một vài bài, như “Đôi Bờ”, chẳng hạn, có một người nhạc sĩ người Thụy Sĩ, chơi lục huyền cầm cổ điển, từng đệm guitar cho một cô ca sĩ tên là Camille Huyền rất là giỏi, người Huế, sau đó viết luôn phần đệm guitar cổ điển, rồi gửi phần hòa âm đó cho tôi. Còn phần lớn, 99 phần trăm là tôi viết hòa âm hết, và viết cho giàn nhạc nữa.

Viễn Đông: Xin ông cho biết định nghĩa của ông về một nhạc sĩ? Và có nên chăng có danh từ “nhạc sĩ chuyên nghiệp”?

Ns. Cung Tiến: Theo tôi hiểu, “nhạc sĩ chuyên nghiệp” là người sống bằng nghề nhạc. Như ông Phạm Duy, chẳng hạn, ông là một nhạc sĩ chuyên nghiệp vì ông sống bằng nghề đó, và nhiều người khác nữa. Còn tôi là một người tài tử, “tài tử” theo định nghĩa lấy từ chữ Latin “amatore”, tức là “người yêu”, người yêu nhạc hay người yêu nghệ thuật. Tôi là loại người đó. Tôi không phải sống về nghề âm nhạc. Trong đời tôi có rất nhiều sở thích, nhưng mà âm nhạc là sở thích lớn nhất và vẫn ở với tôi cho đến nay. Suốt đời tôi.

Viễn Đông: Thưa ông, khi đặt bút viết nhạc, cái đầu hay trái tim dẫn dắt dòng nhạc của ông?

Ns. Cung Tiến: Riêng đối với tôi, những ca khúc nghệ thuật, nhất là những bài thơ mà tôi phổ nhạc của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, Xuân Diệu, Phạm Thiên Thư, Trần Dạ Từ, v.v., đó là những bài thơ tôi đọc và tôi thích. Tự nhiên, mình mường tượng ra phong cảnh âm thanh (soundscape). Một thí dụ rõ ràng nhất trong tập nhạc là bản “Khói Hồ Bay” (trong Tuyển Tập Ca Khúc “Hoàng Hạc Lâu”), thơ của ông Nguyễn Tường Giang, người bạn tôi rất thân. Bài thơ đó có tựa ban đầu là “Thu ở Vermont”. Tôi đọc bài thơ, tôi khoái ngay. Vừa mường tượng ra cái cảnh đi mùa thu ở Vermont, đi trên đường gập ghềnh, nhìn thấy lá rơi, rồi tất cả, cả một chân trời màu vàng hết. Thế rồi, sực nhớ đến một người tình hồi xưa… Trong đầu tôi tưởng tượng ra tất cả những cảnh đó. Tôi dùng bài thơ đó để tôi lồng vào một giai điệu. Thế nhưng, cái đó chỉ là một phần nhỏ. Phần lớn là phần piano dùng làm bối cảnh, để tả lại hình ảnh chập chùng đồi núi, mà nhà thơ đã đi lên Vermont, trong mùa thu, để ngắm lá thu, nhớ đến tình nhân.

Viễn Đông: Trong bài “Khói Hồ Bay”, ông đưa từ nhịp 3/4 qua 2/4, rồi có 6/8 nữa, xong lại trở về 3/4 hoặc là 9/8.

Ns. Cung Tiến: Vâng, nhịp tiết còn tùy khung cảnh, tùy lời thơ. Còn nếu từ đầu đến cuối chỉ một nhịp như vậy, như bài “Thu Vàng” của tôi ngày xưa, chẳng hạn, thì nó có tính cách phổ thông, dễ nghe, nhưng không có nghệ thuật mấy. Nhịp tiết trong bài “Khói Hồ Bay” thay đổi tùy theo tình cảm của người làm thơ, cũng như cảnh vật bên ngoài. Nếu đọc lời thơ đó và nhìn phần piano, thì quý vị sẽ thấy nó trùng hợp như thế nào. Thí dụ như đoạn cuối cùng, khi nhắc đến khói hồ bay, cần đến kỹ thuật viết nhạc như thế nào để làm cho người nghe có cảm tưởng là khói hồ đang bay thật. Đó là một kỹ thuật thôi, nhưng mà cũng phải phù hợp với lời thơ.

Viễn Đông: Ông có cảm thấy những ảnh hưởng của trường phái Cổ Điển (Classical) và Lãng Mạn (Romantic) ở Tây phương trong những ca khúc hay phần hòa âm của mình?

Ns. Cung Tiến: Vâng, tất nhiên. Nhất là hồi nhỏ, độ mười mấy tuổi, tôi nghe nhạc cổ điển của Haydn, Mozart, Beethoven, Schubert chẳng hạn. Như bài “Hương Xưa”, tôi viết bản đó sau khi tôi lần đầu tiên được nghe giàn nhạc giao hưởng đầu tiên của Việt Nam trình diễn “sống” trong một dịp kỷ niệm 200 năm sinh của nhạc sĩ Mozart. Tôi mê đến bỏ học, để đến nghe giàn nhạc tập dợt. Rồi Beethoven, tôi cũng có ảnh hưởng chứ. Tôi nghe một giai điệu của Beethoven, rồi nó cứ ở mãi trong đầu tôi. Và tôi cũng lấy đó ra làm một ý tưởng, để viết nên giai điệu. Về sau này, khi trau giồi thêm về âm nhạc, tôi cũng có ảnh hưởng khá nhiều trường phái Lãng Mạn, Ấn Tượng (Impressionist) của Tây phương như là Gabriel Fauré, Debussy, Ravel, và những người viết ca khúc nghệ thuật của Pháp mà tôi rất thích.

Viễn Đông: Theo ông, tại sao trường phái Lãng Mạn lại kéo dài tuổi thọ được đến ngày nay?

Ns. Cung Tiến: Nhạc Lãng Mạn nói riêng, hay nhạc cổ điển (classical music) nói chung, không bao giờ cũ cả. Nhạc xưa nhưng nghe không bao giờ cũ cả, lúc nào cũng khám phá ra những cái mới.

Viễn Đông: Thưa ông, nhưng nếu các nhạc sĩ cứ theo đường lối sáng tác của trường phái Lãng Mạn, hay nhạc cổ điển, thì có thể gọi là “sáng tạo” không? Thí dụ như bài “Khói Hồ Bay” viết theo kiểu “program music” (âm nhạc miêu tả, có chương trình, một hình thức có từ thời Lãng Mạn thế kỷ 19 trong âm nhạc Tây phương).

Ns. Cung Tiến: Vẫn là sáng tạo chứ. Ở chỗ rằng là, trong không khí đó, mình vẫn sáng tạo theo lối của mình. Vì âm nhạc là cả một vũ trụ âm nhạc, mặc dù người ta đặt tên là trường phái Lãng Mạn hay là trường phái Ấn Tượng hay Biểu Tượng (Expressionist), đó chỉ là việc đặt tên. Debussy là một nhạc sĩ mà người ta gọi là thuộc trường phái Ấn Tượng, nhưng những người thầy của ông thuộc trường phái Lãng Mạn. Thế rồi ông muốn đi khỏi những khuôn khổ đó; ông viết nhạc để tạo ra ấn tượng âm thanh, về màu sắc âm thanh, chứ không về một chủ đề nào cả.

Viễn Đông: Những nhạc sĩ đi ra ngoại quốc thường có cái nhìn có thể nói là khoan dung hơn, hoặc là khám phá trở lại, đối với âm nhạc dân tộc Việt Nam. Có phải đó là một trong những lý do khiến ông tìm cách khám phá lại cái vốn âm thanh cổ truyền?

Ns. Cung Tiến: Đối với nhạc sĩ Việt Nam bị di tản đi ra ngoại quốc, rồi những người nào muốn tiếp tục viết âm nhạc, thì phải tìm ra một cái gì mới lạ cho lỗ tai của những thính giả ở ngoại quốc. Khởi thủy, nền văn hóa nào cũng có dân ca. Không biết ai sáng tác, hoàn toàn vô danh. Dân ca có những làn điệu rất là đẹp, rất quyến rũ. Lối trình bày xưa bao giờ cũng là qua giọng hát. Đó là một trong những phong cách để mình viết nhạc cho mình để khác với người khác. Thí dụ, tôi vẫn có thể viết theo lối Biểu Tượng (Expressionist), nhưng nó không phải của mình nữa, nó không mới lạ nữa. Nhiều người viết lối đó lắm rồi, từ Schoenberg cho tới Webern, chẳng hạn, và còn khám phá ra nhiều điều trước mình rất nhiều. Nếu đi vào hướng đó thì có thể không bằng người ta, vì người ta khám phá hết rồi. Vì thế, tôi thấy là một số nhạc sĩ Việt Nam muốn quay lại, dùng cái danh từ nôm na là “trở về nguồn”, cũng do đó mà ra. Họ muốn tìm một cái gì mới, đối với xã hội họ đang sống. Nhạc ngũ âm, chẳng hạn. Nhạc ngũ cung, chẳng hạn. Ngũ cung mà nhiều loại lắm, không riêng gì ngũ cung Việt Nam, như ngũ cung Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Nhật… Tất cả những cái đó là màu sắc âm thanh của Đông Á. Mình dùng những cái đó như chất liệu để viết nhạc của mình. Cũng là một phương pháp để khai thác những gì mình có sẵn của dân tộc mình, chứ không phải dùng những chất liệu của Tây phương mà mình đã học ở trường nữa. Vì thế, khi sang đây, tôi đã viết một số nhạc sử dụng chất liệu dân tộc Việt Nam, như điệu sa mạc, quan họ, chèo cổ… để tôi viết nên mấy tập, thí dụ như tập Chinh Phụ Ngâm. Mới đây tôi viết Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mành, lấy từ chèo cổ, tôi viết cho giọng ca, đàn harp (thụ cầm), với lại giàn dây, dùng nhạc cụ Tây phương.

Viễn Đông: Tức là ông phải có hòa âm cho bản nhạc này? Mà hòa âm Tây phương thường đi theo cột dọc, khác với Á Đông đi theo hàng ngang. Như vậy, làm sao ông giải quyết vấn đề hòa âm này cho một giàn nhạc cụ dây?

Ns. Cung Tiến: Phải có hòa âm, mà hòa âm theo lối Á Đông. Cô phải nghe mới biết nó khác Tây phương ra làm sao. Hòa âm hàng dọc của Á Đông là do tình cờ mà gặp nhau thôi, chứ không phải cột dọc, đúng như cô nói. Trong bản Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mành, có những lúc các nhạc cụ tình cờ gặp nhau để tạo ra hợp âm, có khi tôi cũng dùng một hợp âm mới, ngũ cung, tứ cung, chẳng hạn, có khi mấy dòng giai điệu đi với nhau theo kỹ thuật đối điểm (counterpoint).

Viễn Đông: Thưa ông, trong buổi trình diễn sắp tới, khán thính giả có được nghe những bản nhạc mới sau này của ông không ạ?

Ns. Cung Tiến: Vâng, sẽ có trích đoạn trong tổ khúc Chinh Phụ Ngâm và Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mành nữa. Giàn nhạc bên đó kiếm được người chơi rất là tốt, nhất là người đánh đàn harp. Cô sẽ ngạc nhiên khi thấy có nhiều người chơi đàn rất giỏi, như là Bằng Lăng, chẳng hạn. Ở Nam Cali, chúng ta có nhiều nhân tài rất trẻ, và họ hiểu nhạc.

Viễn Đông: Thưa ông, các nhạc cụ truyền thống Việt Nam khi hòa đàn thì tuân thủ theo một số quy luật chung, nhưng cũng tương đối thoải mái, để nhiều không gian cho việc ứng tấu (improvisation), không có sự khắt khe về tiết nhịp (dưới quyền điều khiển của một nhạc trưởng) như âm nhạc Tây phương. Vậy thì làm sao ông tái tạo lại không gian ứng tấu đó cho một giàn nhạc Tây phương?

Ns. Cung Tiến: Tất nhiên, như tôi đã nói nhiều lần, tôi dùng dân ca Việt Nam như một chất liệu, chứ không phải tôi tạo lại hoàn toàn thứ âm nhạc đó. Giai điệu Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mành có thể hát một mình cũng được, không kèn không trống, nhưng nếu có phần hòa âm đệm theo thì lại thành ra một lối thể hiện khác. Như tổ khúc Chinh Phụ Ngâm, tôi có viết cho một số nhạc cụ Việt Nam như đàn bầu, đàn tranh, đàn cò, nhưng không kiếm ra người chơi được. Nên tôi phải dùng violon, để chơi phần giáo đầu, để “ngâm” mấy câu thơ. Đáng lẽ tôi viết cho giọng người ngâm điệu sa mạc mấy câu thơ đó, nhưng hồi đó, tôi không có ai hát cả; có người hát được điệu sa mạc, nhưng không nhìn được nốt nhạc Tây phương. Thành thử tôi phải viết cho violon độc tấu với giàn nhạc phụ họa. Đó chỉ là vấn đề kỹ thuật thôi. Nhưng mà nói là như vậy không phải là dân ca nữa thì cũng không đúng. Nếu cô nghe nhạc của Nga trong thế kỷ 19, của Rimsky-Korsakov, chẳng hạn, hoàn toàn lấy dân ca, hay là Dvorak ở xứ Tiệp, cũng lấy dân ca làm chất liệu nhưng dùng giàn nhạc Tây phương để thể hiện. Thành ra không có gì mới lạ đâu. Không có gì khó khăn, vì người ta đã giải quyết 200 năm nay rồi.

Viễn Đông: Thưa ông, thế nhưng vẫn còn một khúc mắc. Có lẽ dân ca các nước phương Tây gần gũi với giàn nhạc Tây phương hơn là dân ca Á Đông? Và khoảng cách đó làm sao người viết nhạc dùng chất liệu dân ca Á Đông có thể thu ngắn lại được? Một câu hỏi nữa là có nên thu ngắn hay không?

Ns. Cung Tiến: Tất nhiên là muốn chơi nhạc phẩm dùng chất liệu dân ca đúng theo lối chơi, thì phải chơi đúng theo những gì tôi viết ra. Thí dụ, tôi mường tượng đàn bầu chơi thế này, đàn tranh chơi thế này, và tôi viết ra, thì người chơi đàn harp phải biết dùng kỹ thuật nào để chơi ra những âm thanh như tôi đã viết, để nghe tiếng giống như đàn tranh, tức là nó bắt chước được chứ.

Còn làm thế nào để rút ngắn lại hay kéo dài ra khoảng cách (giữa Đông và Tây)? Nghệ thuật thì phải biến hóa, chứ không thể cứng đơ một chỗ.

Đối với một người viết nhạc hay một người vẽ tranh, chẳng lẽ lúc nào cũng vẽ tranh con gà hay con lợn thì mới là tranh dân tộc hay sao? Âm nhạc cũng vậy, người nghệ sĩ phải hoàn toàn có tự do sử dụng chất liệu âm thanh ở Tây phương, ở các nền văn hóa khác, ở dân tộc mình… tất cả là những chất liệu sẵn có trong trời đất, trong văn hóa của loài người. Người nghệ sĩ có tự do hoàn toàn trong việc dùng những chất liệu đó để tạo nên tác phẩm của mình. Chứ không phải lúc nào cũng phải hát quan họ mới gọi là dân tộc.

Hiện giờ trên thế giới, chắc cô cũng biết, có một số nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng trên thế giới: ông Tôn Thất Tiết, ông Nguyễn Thiện Đạo ở bên Pháp, ông P.Q. Phan ở bên Mỹ. Đó là những người dùng rất tự do mọi chất liệu, kể cả chất liệu Việt Nam, nhưng kỹ thuật là kỹ thuật của Tây phương, có thể có một số kỹ thuật Đông phương như là những nốt uốn, 1/4, 1/6 tông. Cây đàn Tây phương có thể bắt chước được.

Tất nhiên, những nhà phê bình họ có ý kiến của họ. Họ có tự do để phê bình. Họ thích hay không thích. Thế nhưng mà, nhạc của người ta viết ra vẫn đi trước. Có một câu nói (về các ngành nghệ thuật sáng tạo), “Ai không sáng tác được thì làm thầy. Ai không dạy học được thì đi phê bình”. Đó là một câu tôi học từ hồi nhỏ. Lời ong tiếng ve, chả ai cần để ý tới.

Viễn Đông: Thưa ông, nhưng cũng có những lý luận phê bình trở thành chất xúc tác cho các nhà sáng tác chứ ạ? Vì trong một nền kinh tế âm nhạc thì cũng cần có người sáng tác, người tiêu thụ, và những nhà phê bình?

Ns. Cung Tiến: Rất đúng, trong âm nhạc cũng như các ngành nghệ thuật khác đều có vòng tròn kinh tế. Người sáng tác phải có người trình diễn, người tiêu thụ, người sản xuất, dưới nhiều nghĩa. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là người sáng tác.

Viễn Đông: Thưa ông, chắc chắn ông nói điều đó không phải vì ông là một nhà sáng tác?

Ns. Cung Tiến: Tại sao vậy?! Có người chỉ muốn viết nhạc để bán thôi, bài nào cũng giống bài nào, thì lại là chuyện khác.

Viễn Đông: Nhưng nếu mở tập nhạc của ông thì có thể thấy được là không phải chỉ để bán tại vì…

Ns. Cung Tiến: Chả ai mua!

Viễn Đông: … E rằng ít có người mua! Thật sự mà nói, có lẽ cũng ít có người hát được. Ông có cảm thấy mình cô đơn khi sáng tác những nhạc phẩm như vậy không?

Ns. Cung Tiến: Không, tôi chẳng thấy cô đơn. Việc tôi làm thì vẫn phải làm. Tôi làm cho tương lai thôi. Bằng chứng là ngày xưa có những tác phẩm của tôi, chẳng ai buồn nhìn tới, rồi từ khi nghe một, hai lần, họ truyền nhau, bảo là cái này có gì mới lạ. Thế rồi, sau này lớp trẻ ở Việt Nam, bên Pháp, ở bên Mỹ, ở bên Anh, họ đi học nhạc và mới biết giá trị của những người sáng tác Việt Nam, và họ hát được. Đến hôm thứ Bảy tuần tới, cô đến dự buổi hòa nhạc của chúng tôi, cô sẽ thấy những giọng ca rất trẻ, rất vững, có học đàng hoàng, có trình độ thưởng thức những gì mới lạ, những gì khác những loại nhạc thương mại. Và đó là điều rất mừng.

Viễn Đông: Xin cám ơn nhạc sĩ Cung Tiến.

oOo

 

Thu Vàng – Ca sĩ Hồng Nhung:
 

Hoài Cảm – Ca sĩ Sĩ Phú:

Hoài Cảm – Ca sĩ Duy Trác:

 

Hoài Cảm – Ca sĩ Bằng Kiều:

 

    Kim Phương sưu tầm & tổng hp    

 

<@> Tuổi già cũng có cái sướng là không vội, không lo, muốn ăn giờ nào, ăn gì tùy thích. Và trên tất cả là muốn làm gì thì làm không ai cấm cản. Đúng là tự do tuyệt đối ! Vì thế, tôi có thể tìm nghe lại những bài hát xưa, bù đắp cho ngày còn ít tuổi không có thời giờ... và mới vỡ lẽ là có nhiều điều tôi hoàn toàn không biết! Chẳng phải lỗi của Bố Mẹ mà chỉ vì tôi lười hay nói cho chính xác là tôi ghét đọc sách báo...!!! Thật ngưỡng mộ khi biết nhạc sĩ viết bài hát lúc mới 16 tuổi và tôi phải bỏ nửa ngày tìm đọc mới hiểu nổi 2 câu gồm 14 chữ trong bài. Chưa hết, người hát cũng làm tôi nghĩ ngợi vì đã đỗ Tú Tài II lúc chưa đầy 16 tuổi. Quả thật, quanh tôi có nhiều người xuất chúng ! K/T mời cùng xem và chia sẻ...
(Thiên Thu )

Hương Xưa” và những nỗi niềm một chiều thu trong thời chiến của nhạc sĩ Cung  Tiến.

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %05 %075 %2022 %20:%06
back to top