The Power Of Love - Sức mạnh của tình yêu

The Power Of Your Love. - ppt video online download
Tình yêu chân thành không bao giờ chết
Có những cuộc chia tay ngậm ngùi khi khoảng cách quá xa
... nhưng cũng có những tình yêu đẹp, lãng mạn như chuyện cổ tích giữa đời thường.
 
      Enjoy the videos below:      

 - The Power Of Love - 


I Give My Heart To You Pictures, Photos, and Images for Facebook, Tumblr,  Pinterest, and Twitter

    Sức mạnh của tình yêu    

 
Không có sức mạnh nào lớn hơn tình yêu!
Tình yêu có khả năng chữa lành cả thế giới.
Tình yêu là thuần khiết , hồn nhiên và chân thật.
 

Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Tình yêu thương của ta đưa người khác đến đỉnh cao của thành công và đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ.
 
Khi năng lượng của tình yêu chiếm lấy bạn, sự kháng cự là vô ích. Nó có khả năng chữa lành vết thương cũ và làm bạn vơi đi mọi tiêu cực trong con người bạn.

Người ta nói : "Ba điều sẽ tồn tại mãi mãi - niềm tin  , hy vọng và tình yêu - và điều tuyệt vời nhất trong số đó chính là tình yêu".
 
Tình yêu có thể có nhiều hình thức. Chúng ta có tình yêu  dành cho gia đình, một đứa trẻ hay một người bạn, cũng như tình yêu mà chúng ta dành cho thú cưng của mình.
Handmade Live love laugh String Art - Stoned Santa
Ngoài ra còn có tình yêu được gọi là tình yêu bản thân, có nghĩa là tự yêu lấy bản thân mình. Tại sao rất khó để chúng ta tự yêu lấy bản thân mình? Tại sao chúng ta phải tìm kiếm sự xác nhận, sự chấp nhận, công nhận và thừa nhận từ người khác? Sự thật là chúng ta luôn tìm kiếm tình yêu. Chúng ta đang đặt những người bên ngoài mình phải chịu trách nhiệm cho việc chúng ta yêu thương chính mình.

Cái hay của việc này là khi chúng ta cho phép mình trở thành người yêu thương của chính mình, chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những người khác xung quanh chúng ta. Năng lượng của chúng ta tỏa ra thế giới và ảnh hưởng đến người khác cho dù chúng ta có biết hay không.
 
Chúng ta đang sống trong thời đại có rất nhiều nhu cầu về tình yêu, hơn bao giờ hết. Nó bắt đầu với mỗi chúng ta tiếp cận sâu bên trong và kết nối với bản chất thực sự của chúng ta, đó là tình yêu, và cung cấp bản thân sự yêu thương của chúng ta cho người khác, không phải vì chúng ta tìm kiếm bất cứ điều gì, mà là vì cốc của chúng ta đầy tình yêu và chúng ta không còn gì để làm hơn là chỉ chia sẻ nó với những người khác.
Most Beautiful & Romantic Music for the One You Love on Valentine's Day -  Envato Forums
Suy nghĩ tích cực cần thiết phải xuất hiện trong những hoàn cảnh khó khăn. Có những xung đột chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương vĩ đại. Bình an và hạnh phúc sẽ tự động đến với những người có tâm hồn trong sáng và tình yêu thương. Khi bên trong bạn có tình yêu thương, bạn sẽ lan tỏa tình yêu thương ra cho mọi người xung quanh. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương.
 
Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương giành cho đứa trẻ. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.

Khi cho đi tình yêu thương, chắc chắn ta sẽ nhận lại tình yêu thương. Tôi yêu thương các bạn nhiều.
 
Download Love Gif Download Hd | PNG & GIF BASE

    Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'   


Sau lần gặp mặt ở sân bay, anh Ngọc và Liisi không ngờ lại học cùng lớp bên Hong Kong (Trung Quốc) và nảy sinh tình cảm.
 
      Enjoy the videos below:      
 
 
     Cuộc gặp định mệnh     
 
8 năm trước, chuyến bay từ Việt Nam đưa chàng trai Trần Ngọc (SN 1987) sang Hong Kong (Trung Quốc) du học dưới dạng trao đổi sinh viên.
 
Giữa biển người, anh ấn tượng cô gái có phong cách cá tính với mái tóc nhuộm đỏ và cạo sát một bên thái dương.
Hai người lướt qua mà không biết rằng, từ đây định mệnh đã gắn kết họ với nhau.
Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'
Vợ chồng Trần Ngọc và Liisi nên duyên khi sang Trung Quốc du học.
Cô gái đó là Liisi Mari (SN 1990), người Estonia. Họ không ngờ lại là bạn cùng lớp nhưng cả hai chỉ dừng lại ở màn giới thiệu tên tuổi. Một lần, trường có chuyến thăm quan bằng xe buýt. Trần Ngọc và Liisi vô tình ngồi cạnh nhau.
 
Cuộc nói chuyện đầy bỡ ngỡ chuyển sang thân thiết. Kết thúc chuyến đi, Liisi để quên áo khoác trên xe. Trần Ngọc thấy được nên cất giúp.
“Buổi tối hẹn hò đầu tiên, tôi đưa cô ấy chiếc áo khoác cũng là lúc tôi xác định sẽ yêu và lấy Liisi”, Trần Ngọc nhớ lại.
 
Anh Ngọc chia sẻ, Liisi được sinh ra trong gia đình nghệ thuật, 3 đời đều theo nghề họa sĩ. Bản thân cô cũng là họa sĩ tài năng.
 
Mặc dù sinh ra ở nền văn hóa Bắc Âu nhưng Liisi có tính cách khá giống với phụ nữ Á Đông. Anh Ngọc kể, cô khá kín đáo, hay e thẹn và tôn trọng giá trị gia đình.
Liisi đặc biệt bị thu hút bởi văn hóa truyền thống và tài áo dài Việt Nam. Cô nhiều lần tự vẽ những họa tiết trang trí trên giấy, hi vọng một ngày có thể đưa những họa tiết đó vào tà áo dài.
Hai tháng nhận lời yêu Ngọc, Liisi cùng bạn trai ra mắt bố mẹ anh. Tình cảm nồng hậu và sự gần gũi của bố mẹ Ngọc đã giúp cô xóa tan mọi khoảng cách. Những e dè ban đầu do khác biệt về văn hóa dần qua đi.
 
“Bà nấu cho tôi nhiều món ăn Việt Nam. Chúng rất ngon. Bà còn may tặng tôi bộ áo dài. Tôi nâng niu, giữ gìn món quà đến bây giờ”, Liisi nói.
Liisi dành nhiều thời gian để nghiên cứu văn hóa, con người và các phong tục, tập quán Việt Nam như một đam mê.
 
Ngay sau lần ra mắt gia đình bạn trai, cô cũng đưa Ngọc về quê nhà giới thiệu. Bà nội và bố mẹ cô tỏ ra yêu mến con rể tương lai. “Dù không biết tiếng nhưng tôi cảm thấy mình được chào đón”, Ngọc vui vẻ cho biết.
Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'
Liisi sinh ra và lớn lên ở Estonia nhưng có tình yêu đặc biệt với văn hóa Việt.
Kết thúc thời gian học tập ở Hong Kong, cặp đôi ngậm ngùi tạm chia tay nhau. Khoảng cách địa lý xa xôi không làm tình cảm của đôi trẻ nhạt bớt mà ngày càng đậm sâu.
“Chúng tôi trò chuyện qua mạng xã hội mỗi ngày, nhờ vậy khoảng cách địa lý không còn là trở ngại”, Ngọc nói tiếp.
 
Năm 2014, Liisi sang Việt Nam thăm bạn trai. Lần này, Ngọc lên hế hoạch cầu hôn, để giữ cô mãi bên mình.
“Tôi bí mật chuẩn bị lễ cầu hôn thật lãng mạn và bất ngờ cho Liisi”, chàng trai sinh năm 1987 kể.
Tối đó, anh đưa Liisi đến nhà bạn chơi, nói là ăn tiệc. Thực chất, anh và người bạn đã trang trí bối cảnh xong xuôi.
 
Trong không gian lãng mạn, anh hát tặng Liisi một bài hát nước ngoài. Giữa những ngọn nến được xếp hình trái tim, anh thổ lộ tâm tư của mình và cầu hôn cô ấy.
Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'
Liisi yêu tà áo dài Việt Nam. Bất cứ dịp nào quan trọng, cô đều diện trang phục này một cách tự hào.
Cuộc sống làm dâu của cô gái ngoại quốc
Mặc dù đã kết hôn nhưng vì nhiều lý do nên Trần Ngọc và Liisi chưa tổ chức đám cưới. Vợ chồng Ngọc sinh sống chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm Ngọc đưa vợ về Estonia nghỉ ngơi vài tháng.
"Thành phố Hồ Chí Minh giao thông khác xa với Estonia. Liisi cần thời gian để thích nghi", anh Ngọc bộc bạch. 
Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'
Hai vợ chồng đã kết hôn nhưng chưa tổ chức đám cưới.
Ngoài căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, họ cũng xây được căn nhà gỗ xinh xắn ở quê hương của Liisi.
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, Ngọc nói: “Liisi không phải “chuyên gia” làm vợ nhưng cô ấy luôn hướng về gia đình. Khi có sự kiện, Liisi thường tổ chức ăn mừng. Vợ tôi cũng khéo léo xây dựng mối quan hệ với hai bên gia đình thật hài hòa. Tôi thấy vợ khá già dặn so với tuổi”, Ngọc nói tiếp.
 
Theo lời Ngọc, vợ chồng anh cũng có nhiều khác biệt về văn hóa, đôi khi có những mâu thuẫn nho nhỏ nhưng họ đã cố gắng bỏ qua cái tôi để xây dựng tổ ấm: “Gia đình Liisi làm về nghệ thuật nên họ yêu cái đẹp, thích màu mè.
Đồ vật gì, dù nhỏ nhất cũng phải mang tính thẩm mỹ. Gia đình tôi lại trái ngược hoàn toàn, càng đơn giản càng tốt. Chúng tôi chấp nhận mọi khác biệt đó và cùng thích ứng với nửa kia”.
Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'
Vợ chồng Ngọc đang cùng xây dựng sự nghiệp và đạt được nhiều thành công.
Tám năm bên nhau, tình cảm của vợ chồng Trần Ngọc Liisi ngày thêm khăng khít, cùng xây dựng sự nghiệp. Mỗi khi rảnh rỗi, họ đi du lịch, khám phá những vùng đất mới.
 
Đến nay, họ đã đặt chân qua 7 nước. Thời gian tới, hai vợ chồng có kế hoạch thăm Nhật Bản và Hy Lạp.
“Chuyện tình yêu của tôi và vợ giống như là duyên phận”, Ngọc nhấn mạnh.
Liisi thích các món ăn Việt như bún mọc, phở, hủ tiếu... Lúc nghỉ ngơi, Liisi rất thích viết thư tay cho chồng.
 
Beautiful Red Rose For Love - 900x675 Wallpaper - teahub.io
 
Đây là cách cô ghi nhớ và trân quý những khoảnh khắc đã qua trong cuộc sống.
 
Trong một lá thư, cô đã viết về những điều tuyệt vời trong cuộc sống hôn nhân:
 
“Điều thứ nhất: Chúng mình đã có mái ấm dễ thương ở Việt Nam.
Điều thứ hai: Chúng mình đã xây dựng được ngôi nhà ở quê hương em.
Điều thứ ba: Chúng mình xa nhau, sống ở hai đất nước trong một khoảng thời gian nhưng tình yêu vẫn vẹn nguyên.
Điều thứ tư: Chúng mình đã kết hôn những vẫn còn kế hoạch về một đám cưới trong tương lai...
Em biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và có một tình yêu thật đẹp với anh. Hãy nhớ rằng, tình yêu mãi ở trong tim hai chúng ta”.
Anh Ngọc tâm sự, ước nguyện lớn nhất của anh là tổ chức hôn lễ thật ấm áp cho vợ trong thời gian sắp tới ở Estonia. 
"Ngày cưới, tôi sẽ đưa bố mẹ ở Việt Nam sang. Vợ chồng tôi chưa có em bé, 5 năm nữa khi sự nghiệp ổn định, cả hai mới sinh con", Ngọc nói.

-********-

    Chuyện tình 'không ôm hôn' của chàng trai Việt với cô gái Palestine    

AustraliaBa năm yêu Sara Jubran, cô gái Palestine theo đạo Hồi, đến cái nắm tay Xuân Thọ cũng phải kìm nén. Tới ngày cưới, hai người mới trao nhau nụ hôn đầu tiên.

Những ngày này, Trịnh Xuân Thọ, 27 tuổi, quê Đồng Nai, đang tận hưởng niềm hạnh phúc mỗi sáng được chở vợ đi làm, cùng ăn trưa hay cùng tập gym mỗi chiều tan sở...

Xuân Thọ và Sara đang sinh sống và làm việc tại các trường đại học ở Sydney. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Xuân Thọ và Sara ở Sydney. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Năm 2011, Xuân Thọ sang Australia theo học tại một trường cao đẳng trước khi vào Đại học Kỹ thuật Sydney. Dù vừa học vừa làm, Thọ vẫn tranh thủ tham gia chương trình tình nguyện hỗ trợ tân sinh viên và cũng từ đây, anh quen với Sara Jubran - cô gái đồng môn khóa dưới người gốc Palestine có đôi mắt kiểu Trung Đông rất đẹp và cái sống mũi cao.

Sara theo đạo Hồi, luôn phải giữ khoảng cách với người khác giới nên ngoài chào hỏi, hiếm khi Thọ có cơ hội trò chuyện. Nhiều lần chứng kiến cô gái nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện, thiện cảm của chàng trai Việt cứ lớn dần. Có năm nhóm của Sara đi làm tình nguyện ở một vùng sâu của Indonesia, dù làm việc với toàn các đồng đội nam giới, cô gái vẫn chẳng ngại ngần tham gia đủ các công việc nặng nhọc như xây nhà, đào giếng nước sạch cho người dân.

Lần khác, cả nhóm vừa xuống xe lửa, gặp một người phụ nữ đứng tuổi vô gia cư, vạ vật cùng con gái trên sân ga, Sara quyết định ngồi lại, trò chuyện, hỏi han hoàn cảnh của hai mẹ con và gọi điện đến các trung tâm cứu trợ nhờ giúp đỡ. Khi có trung tâm nhận lời tiếp nhận, cô chờ tận đến khi có người tới, đưa họ về nơi ăn ở an toàn. "Hiếm có một ai dành hơn 2 tiếng vì một người xa lạ, chẳng màng đến công việc của mình như cô ấy", Thọ hồi tưởng.

Sara trong chuyến về Việt Nam làm đám cưới đầu năm 2020. Hơn 20 thành viên trong gia đình cô về, cùng nhau khám phá miền Tây Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sara trong chuyến về Việt Nam làm đám cưới đầu năm 2020. Hơn 20 thành viên trong gia đình Sara cũng đã sang nhà trai và cùng nhau khám phá miền Tây sông nước.

Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cô gái Palestine cũng có tình cảm đặc biệt với chàng trai Việt. "Đam mê, tham vọng và quyết tâm là ba phẩm chất đầu tiên thu hút tôi với Trevor (tên tiếng Anh của Thọ). Tôi tin người đàn ông như anh ấy sẽ mang đến cho người vợ và các con những điều tốt nhất", Sara chia sẻ.

Đầu năm 2018, trên một chuyến tàu về nhà sau giờ làm, Thọ và Sara vẫn ngồi cách nhau một khoảng như thường lệ. Bất ngờ, Thọ lần đầu tiên nhìn thẳng vào đôi mắt Sara thổ lộ lòng mình. Như mọi phụ nữ Islam, Sara hơi cúi mặt, tránh ánh mắt đang nhìn mình nhưng vẫn gật đầu, nhận lời yêu của chàng trai Việt.

Yêu nhau nhưng Thọ không ngờ những chuyện tưởng như bình thường của các cặp đôi như ngồi sát nhau, nắm tay hay ôm hôn... lại là "mơ ước xa xỉ" bởi đó đều là những chuyện cấm kỵ của đạo Hồi. Cứ hai tuần họ mới gặp nhau một lần và cũng chỉ ngồi cùng bàn ăn cơm trưa. Thi thoảng hẹn nhau về cùng chuyến tàu nhưng ở giữa ghế của đôi trai gái luôn luôn là khoảng cách "rộng mênh mông". Nhiều lần, Thọ buồn bực vì không thể gặp người yêu, dù chàng cách nàng có 5 phút chạy xe. Nhớ người yêu, anh mua trà sữa đặt ở gốc cây trước nhà để cô ra lấy, còn mình thì đứng nhìn từ xa.

Sara là cô gái cá tính mạnh và nhân hậu. Không theo nghiệp karate của gia đình, cô vẫn có đai đen. Trong đám cưới mình, cô kiên quyết tổ chức hai nghi thức. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sara là cô gái cá tính mạnh và nhân hậu. Không theo nghiệp Taekwondo của gia đình, cô vẫn là một võ sĩ đai đen. Cô kiên quyết đề nghị tổ chức đám cưới của mình theo phong tục của cả hai nước Việt Nam và Palestine. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ngoài không thể hẹn hò công khai, tình yêu của họ cũng gặp nhiều khó khăn do văn hóa khác nhau. Cô gái Trung Đông bộc bạch: "Khác biệt của hai nền văn hóa đã tạo ra xung đột cảm xúc giữa chúng tôi". Ví như việc Thọ vẫn mặc đồ ở nhà khi đến thăm gia đình chị gái bởi thói quen "người nhà nên xuề xòa" của người Việt. Trong khi đó, văn hóa của Sara là tới nhà ai phải mặc đàng hoàng. Hoặc người Việt chỉ lễ phép chào hỏi cha mẹ, người thân đã đủ, nhưng với Sara là phải ôm người thân, hôn lên trán.

Cả Sara và Thọ đều biết họ sẽ gặp khó khăn khi thuyết phục gia đình. Thọ là con trai một nên bố mẹ luôn mong anh về "tắm ao ta". Gia đình Sara sống ở Australia nhiều năm nhưng cha mẹ cô vẫn muốn các con lấy một người cùng đạo. Hai bạn trẻ quyết định lập kế hoạch từng bước tác động gia đình. Sara kể về Thọ với anh trai cả và đề nghị tổ chức một cuộc gặp mặt. Sau buổi gặp, người anh khen chàng trai Việt "lịch sự, đĩnh đạc". Từ hôm đó, anh cả thường đưa vợ con đi ăn với Thọ và Sara, vừa để hiểu nhau, vừa tạo điều kiện cho đôi trẻ gặp gỡ.

Trong văn hóa Palestine, đàn ông là trụ cột gia đình, có nghĩa vụ và trách nhiệm chu toàn cho vợ nhà cửa, ăn uống, trang phục... nên Thọ biết đây cũng sẽ là trách nhiệm nặng nề của anh. Khi mới ra trường, Thọ làm cho hệ cao đẳng của Đại học Kỹ thuật Sydney, thu nhập chỉ ở mức "vừa phải" nên anh quyết tâm tìm các cơ hội mới. Tháng 5/2018, chàng trai quê Đồng Nai được nhận vào vị trí Senior Officer ở bậc đại học với mức lương hàng năm trên 100.000 AUD.

Sự ổn định công việc và tài chính giúp Thọ tự tin hơn trong lần ra mắt nhà bạn gái. Đến nhà cô, ngoài chào hỏi lễ phép như người Việt, Thọ mang theo quà và luôn chú ý giữ khoảng cách với phụ nữ trong nhà. Anh "thở phào" khi thấy ai cũng niềm nở và tỏ thái độ sẵn sàng chào đón mình.

Cô gái người Palestine cũng chủ động học văn hóa Việt trước khi ra mắt gia đình bạn trai. Ngày về Đồng Nai, cô chào hỏi bằng tiếng Việt, làm quen nhanh với việc dùng đũa, ăn được cả mắm tôm, ốc. Cả nhà có mỗi ba Thọ ăn được hành muối, thế nhưng Sara lại thích món này nên cô càng "ghi điểm" trong mắt ba chồng tương lai.

Tháng 4/2019, đôi uyên ương tổ chức lễ đính hôn ở Sydney và lễ cưới vào đầu tháng 2/2020 ở Biên Hòa. Hôn lễ của họ được tổ chức theo nghi thức của cả hai nền văn hóa Việt Nam và Palestine. Cô dâu diện trang phục áo dài Việt và áo Thon của dân tộc mình. Ngoài các bài hát Việt, những bài hát Ả Rập, những điệu múa của đất nước Palestine cũng đã được trình diễn trong hôn lễ đặc biệt này.

"Tôi nhất quyết tổ chức đám cưới xen lẫn văn hóa để cả hai có thể tôn vinh sự khác biệt của mình, thông qua hai bên gia đình hiểu văn hóa của nhau và chấp nhận khác biệt", Sara chia sẻ.

Hôn lễ của Sara và Thọ được tổ chức tại Việt Nam theo cả nghi thức Việt và Palestine. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hôn lễ của Sara và Thọ được tổ chức tại Việt Nam theo cả nghi thức Việt và Palestine. 25 người thân và bạn bè của Sara, đến từ Australia, Jordan, Dubai về dự.

Ảnh: Nhân vật cung cấp.

 

Sau đám cưới, Covid-19 đã khiến chuyến du lịch tuần trăng mật của cặp vợ chồng trẻ chưa thể thực hiện được nhưng bù lại, họ được làm việc tại nhà nên có nhiều thời gian hiểu và dung hòa lối sống của nhau.

"Chúng ta, dù ở bất kỳ đâu trên thế giới này, đều có thể trở thành người một nhà, một khi cả hai tôn trọng sự khác biệt của nhau", cô dâu Việt nói.

      Enjoy the videos below:      

 

    Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang    

Ảnh minh họa

db43c148c6ox4y5hrxvc7lqb668gdb43c148
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %08 %789 %2021 %12:%01
back to top