19 năm sau sự kiện 11-9-2001 11-9-2020

    Hoa Kỳ tưởng niệm sự kiện 11 tháng 9 giữa dịch Covid   

Ngày 11/9/2001, nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp đôi, nằm trong khối 7 tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York. Mỗi chiếc đâm vào một tòa nhà, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng, cả hai tòa tháp cao 110 tầng bị sụp đổ.
WeiLing và NNQuang khi hai tòa tháp đôi vẫn còn phía sau. Một kỷ niệm khó quên.
Xin cầu nguyện cho những linh hồn đã mất trong ngày 11 tháng 9 năm 2001.

 
 
 
Người dân Mỹ kỷ niệm biến cố 11/9/2001 với các buổi lễ được điều chỉnh vì các biện pháp ngừa Covid-19, dẫn tới hai lễ tưởng niệm khác nhau trong cùng ngày thứ Sáu 11/9/2020, đài CNBC và CNN tường trình.
Tại New York, nơi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra cách đây 19 năm về trước, một cuộc tranh cãi về các biện pháp an toàn chống dịch Covid-19 dẫn tới hai lễ tưởng niệm khác nhau, một tại quảng trường 11 tháng 9 ở Trung tâm Thương mai Thế giới, và một buổi lễ song song tại một góc phố gần đó.
 
 
Quốc kỳ Mỹ được giăng tại Ngũ Giác Đài, trước các buổi lễ tưởng niệm tại Đài tưởng niệm 9/11 ở Ngũ Giác Đài để vinh danh 184 nạn nhân bị giết trong cuộc tấn công khủng bố năm 2001 ở Washington, Ảnh chụp ngày 11/92020. (AP Photo/J. Scott.

Tại thủ đô Washington, lễ tưởng niệm tại Ngũ Giác Đài bị hạn chế tới mức ngay cả gia đình của các nạn nhân cũng không đươc dự, mặc dù nhiều nhóm nhỏ có thể tới thăm đài tưởng niệm đặt tại đó trễ hơn trong ngày.
Cả Tổng thống Trump lẫn đối thủ chính trị của ông, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden, đều tới thăm Đài tưởng niệm Chuyến bay 93 gần Shanksville, bang Pennsylvania, trong ngày 11/9, nhưng vào thời điểm khác nhau.
Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump sẽ phát biểu tại lễ kỷ niệm vào buổi sáng 11/9, trong khi ông Biden sẽ tới nghiêng mình trước những người đã hy sinh trên chuyến bay 93 vào buổi chiều, sau khi ông đến dự lễ vinh danh các nạn nhân tại Đài tưởng niệm 9/11 ở New York.
Theo đài CNBC, kỷ niệm ngày 11/9 trở nên vô cùng phức tạp trong một năm mà Hoa Kỳ phải cùng lúc ứng phó với dịch Covid-19, tự vấn lương tâm về nạn kỳ thị sắc tộc trong nước, và chuẩn bị chọn một nhà lãnh đạo có thể vạch ra con đường tiến tới phía trước.
 
Khách tới viếng Đài tưởng nhiệm Chuyến Bay 93 ở Shanksville, Pa., tưởng nhớ các anh hùng trên chuyến bay 93trước buổi lễ chính thức. Ảnh chụp ngày 10/9/2020, trước thểm kỷ niệm 19 năm biến cố 11/9/2001. (AP Photo/Gene J

Bất chấp những thử thách đó, các gia đình chịu nỗi đau 11 tháng 9 nói điều quan trọng là đất nước phải dừng lại vài giây để tưởng niệm gần 3000 nạn nhân đã bị sát hại tại trung tâm thương mại thế giới, cũng như tại Ngũ Giác Đài và gần Shankville vào ngày 11/9/2001, biến cố đã thay đổi chính sách của Mỹ, thay đổi nhận thức về sự an toàn và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt tại những nơi từ phi trường tới các tòa nhà dùng làm văn phòng làm việc.
 
Thứ Sáu 11/9/2020 đánh dấu lần thứ nhì Tổng thống Trump dự lễ kỷ niệm biến cố 11/9 tại Đài Tưởng niệm Chuyến bay 93, nơi ông đọc diễn văn vào năm 2018. Ứng cử viên Tổng thống Biden đã phát biểu tại lễ khánh thành Đài Tưởng niệm này vào năm 2011, thời ông còn là Phó Tổng thống.
 
Mặc dù cả Tổng thống Trump và ứng viên Tổng thống Joe Biden đều tập trung vào lễ tưởng niệm, ý nghĩa chính trị của chuyến thăm Shanksville được nêu bật vì cả hai đối thủ chính trị đều tranh thủ sự ủng hộ tại bang Pennsylvania, một trong các bang chiến lược.
 
Năm 2016, ông Trump chiến thắng sít sao tại bang Pennsylvania với tỷ lệ phiếu chênh lệch chưa tới 1%.
Qua năm tháng, lễ kỷ niệm biến cố 11/9 đã trở thành một ngày dành cho việc thiện nguyện, nhưng năm nay vì dịch Covid-19, tổ chức Ngày Tình nguyện Quốc gia 11/9 khuyến khích dân chúng hãy đóng góp tài chính hoặc tình nguyện làm những việc có thể làm được tại nhà.

  Nước Mỹ kỷ niệm sự kiện 11/9 giữa một thảm họa khác  

Năm 2020 chứng kiến đại dịch Covid-19 định hình lại vô số hoạt động truyền thống của người Mỹ, ngay cả việc tưởng niệm sự kiện 11/9 cũng không phải ngoại lệ.
Theo AP, tại New York, những hoạt động kỷ niệm 19 năm vụ khủng bố ngày 11/9/2001 sẽ được tổ chức song song ở quảng trường tưởng niệm 11/9 và tại một góc gần Trung tâm Thương Mại Thế giới.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ có mặt ở cả hai lễ tưởng niệm tại New York trong khi ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden sẽ tham dự lễ duyệt binh ở quảng trường tưởng niệm sự kiện 11/9.
Cả Tổng thống Donald Trump lẫn ông Joe Biden đều dự định đến thăm Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở bang Pennsylvania, nhưng vào những thời điểm khác nhau. Ông Trump sẽ phát biểu vào buổi sáng 11/9 trong khi ông Biden dự kiến phát biểu vào buổi chiều.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 1
Cảnh tượng tháp đôi New York bị đánh sập ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.

    Những buổi lễ vắng người    

Ở New York, những hoạt động tưởng niệm hầu như đã bị hủy bỏ hoàn toàn để tránh nguy cơ lây lan virus corona. Sở Cứu hỏa New York cố gắng thuyết phục đám đông từ bỏ ý định tổ chức các lễ kỷ niệm truyền thống. Tuy nhiên, một đám đông đã xuống đường kêu gọi khôi phục các hoạt động này.
 
Các sự kiện tưởng niệm còn lại dự kiến diễn ra tại New York, Lầu Năm Góc và một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 2
Các nhà lãnh đạo quân sự sẽ tiến hành lễ tưởng niệm tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của người thân nạn nhân trong thảm họa 11/9. Ảnh: AP.

Ông Katherine Cordek, người phát ngôn Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở Pennsylvania, cho biết tên của các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa gần hai thập niên trước sẽ được xướng lên, nhưng sẽ chỉ có một cá nhân làm việc này thay vì nhiều thành viên trong gia đình.
 
Giới lãnh đạo quân sự có kế hoạch tiến hành buổi lễ tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của thành viên gia đình các nạn nhân. Tên của những người thiệt mạng 19 năm trước cũng được phát qua băng ghi âm thay vì đọc trực tiếp. Gia đình nạn nhân có thể đi thành từng nhóm nhỏ đến đài tưởng niệm của Lầu Năm Góc vào cuối ngày 11/9.
Lãnh đạo của Bảo tàng và Đài tưởng niệm Quốc gia 11/9 tại New York cho biết sẽ tổ chức một buổi lễ kỷ niệm mà không xướng tên các nạn nhân, đồng thời tuân thủ nghiêm quy định an toàn.

    Lo ngại thảm họa đi vào quên lãng    

Nhiều người thân của các nạn nhân trong số 3.000 người thiệt mạng trong vụ khủng bố 19 năm trước hiểu rằng việc gác lại hoạt động tưởng niệm là bất khả kháng, tương tự nhiều truyền thống khác của người Mỹ cũng bị hủy bỏ trong năm 2020 vì đại dịch.
 
Nhưng cũng có người lo rằng đây sẽ là khởi đầu của sự lãng quên. Nhiều nguời tự hỏi các hoạt động này có còn được chú ý và tổ chức một cách thiêng liêng vào những năm tới hay không.
“Đây không khác gì cú tát vào mặt đối với tôi cả”, ông Jim Riches, cha của một lính cứu hỏa thiệt mạng 19 năm trước, chia sẻ.
Năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên trong gần hai thập niên qua ông Riches ở nhà vào ngày 11/9 thay vì có mặt tại đài tưởng niệm. Ông cũng cho rằng những người có nguyện vọng thì nên được phép đến quảng trường và nghe đọc trực tiếp tên người thân đã khuất của mình, thay vì nghe từ một đoạn băng ghi âm.
 
Trái lại, bà Anthoula Katsimatides cho rằng sự thay đổi trong khâu tổ chức của các hoạt động tưởng niệm giúp người thân của các nạn nhân “có thể tri ân những người thân yêu theo một cách thiêng liêng và an toàn”.
Bà Katsimatides cũng tin rằng nguyên nhân duy nhất khiến các hoạt động tưởng niệm phải thay đổi là đại dịch Covid-19, chứ không phải để đẩy sự kiện 11/9 chìm vào quá khứ như lo ngại của ông Riches.
“Đại dịch Covid-19 bùng phát một cách bất ngờ, không ai lường trước được, hệt như sự kiện 11/9 vậy”, bà nói.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 4
Một số thành viên gia đình nạn nhân vụ 11/9 hiểu rằng tình hình đại dịch khiến các hoạt động tưởng niệm không được tổ chức như họ mong đợi. Ảnh: AP.

Bà Katsimatides cũng cho rằng những buổi lễ tưởng niệm sẽ lại được tổ chức một cách bình thường vào năm sau, khi đại dịch đã qua đi.
Debra Epps, em gái của một kế toán viên tên Christopher thiệt mạng trong thảm họa 11/9, cho rằng việc cơ quan tổ chức sự kiện tinh giản các hoạt động tưởng niệm là đúng đắn. Tình hình dịch bệnh khiến cô lo ngại đến mức không dám tham gia.
“Quyết định không đến buổi lễ tưởng niệm thực sự rất khó khăn với tôi, nhưng tôi hiểu rằng nước Mỹ đang mắc kẹt trong đại dịch. Dù gì đi nữa, tôi vẫn sẽ nhớ đến anh trai mình”, cô chia sẻ.

     The National September 11 Memorial     

Cầu nguyện cho hàng nghìn người đã thiệt mạng vào ngày 11/09/2001 tại địa điểm nhuốm đầy sự bi thương và u ám với cả người dân địa phương và du khách.
Đài tưởng niệm và viện bảo tàng 11/9 là nơi tưởng nhớ đến các nạn nhân của vụ tấn công ngày 11/09 và phủ lên khu Lower Manhattan (Hạ Manhattan) nhộn nhịp một vẻ u buồn.
Sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/09/2001, Ground Zero (Điểm không) ngập chìm trong không khí bi ai khi những người còn sống sót, gia đình của các nạn nhân đã thiệt mạng và chính phủ đã cố gắng tìm cách tốt nhất để tưởng nhớ đến những người không thể trở về từ Trung tâm thương mại quốc tế. Giờ đây, ngoài ý nghĩa là nơi tưởng niệm trang nghiêm, Ground Zero (Điểm không) còn được xây dựng như một ốc đảo để người lao động trong thành phố, du khách và khách tham quan trong nước có thể tận hưởng cuộc sống tại một trung tâm có phong cảnh đẹp.
 
Tại nơi từng là Tòa tháp đôi, hai hồ nước có thác được xây dựng để tượng trưng cho những sinh mạng đã mất và đánh dấu địa điểm phải hứng chịu vụ tấn công. 2.977 nạn nhân đã thiệt mạng được khắc tên trên bờ của từng hồ nước. Đài tưởng niệm này và khu Memorial Plaza rộng 6 mẫu Anh bao quanh, có trồng 400 cây, được khánh thành vào lần kỷ niệm thứ 10 ngày diễn ra vụ khủng bố. Ngay gần đó là Cây sinh tồn, một cây lê được tìm thấy trong tình trạng cháy trơ trụi dưới đống đổ nát của Tòa tháp đôi. Dù vậy, giống như một phép màu, cây này vẫn sống sót và giờ lại vươn cao, một biểu tượng rực rỡ cho niềm hy vọng.
Bên trong Memorial Plaza là Viện bảo tàng 11/9, khu triển lãm dưới lòng đất được mở cửa vào cuối năm 2011. Thiết kế ngoại thất của bảo tàng mô phỏng một phần của một trong hai Tòa tháp đôi đã từng tồn tại ở chính địa điểm đó và nơi này trưng bày những tạo vật thu thập được ngay sau khi vụ tấn công xảy ra.
 
Đã hơn một thập kỷ sau khi vụ tấn công tại Trung tâm thương mại thế giới diễn ra, nhưng khu vực này vẫn còn là một công trường ngổn ngang. Trung tâm thương mại một thế giới - hay Tòa tháp tự do - một trong bảy công trình dự kiến tại đây sẽ trở thành tòa nhà cao thứ ba thế giới, với độ cao 1.776 foot, khi hoàn thành vào năm 2013.
Đài tưởng niệm và viện bảo tàng 11/9 tọa lạc tại khu Lower Manhattan (Hạ Manhattan), du khách có thể tới đây bằng xe buýt hoặc tàu điện ngầm.

  19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng  

Khói lửa bao trùm tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới. (Ảnh: Reuters)

Cách đây19 năm, ngày 11-9-2001, thế giới rúng động bởi loạt vụ khủng bố nhằm vào hai biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ là Trung tâm Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc. Sự kiện kinh hoàng này đã cướp đi tính mạng của khoảng 3.000 người, làm hơn 6.000 người khác bị thương và khiến nước Mỹ tổn thất hàng nghìn tỷ USD. 

   Những mốc thời gian quan trọng kể từ sự kiện 11-9  

Ngày 11-9-2001:
- 8 giờ 46 phút: Chuyến bay 11 của Hãng hàng không American Airlines (có lịch trình bay từ Boston tới Los Angeles) đâm vào tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới tại TP New York. 
- 9 giờ 3 phút: Chuyến bay 175 của Hãng hàng không United Airlines (có lịch trình bay từ Boston tới Los Angeles) đâm vào tòa tháp Nam của Trung tâm Thương mại thế giới tại TP New York.
- 9 giờ 37 phút: Chuyến bay 77 của Hãng hàng không American Airlines (có lịch trình bay từ Dulles, Virginia, tới Los Angeles) đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington.
- 9 giờ 59 phút: Tòa tháp Nam của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ trong khoảng 10 giây.
- 10 giờ 3 phút: Chuyến bay 93 của Hãng hàng không United Airlines (có lịch trình bay từ Newark, New Jersey, tới San Francisco) rơi xuống cánh đồng gần TP Shanksville, bang Pennsylvania.
- 10 giờ 28 phút: Tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ. Thời gian tính từ khi xảy ra vụ tấn công đầu tiên đến lúc cả hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ là 102 phút. 
- 21 giờ: Từ Nhà trắng, Tổng thống Mỹ George Walker Bush tuyên bố: “Các cuộc tấn công khủng bố có thể làm rung chuyển nền móng của các tòa nhà lớn nhất của chúng ta, nhưng chúng không thể chạm vào nền tảng của nước Mỹ. Những hành động này bẻ gãy thép, nhưng chúng không thể làm hao mòn chất thép trong quyết tâm của người Mỹ”.
 
19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng -0
Vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới, ngày 11-9-2001. (Ảnh: AP)
 
Ngày 7-10-2001: Tổng thống Bush thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự tại Afghanistan.
Ngày 13-12-2001: Chính phủ Mỹ công bố một đoạn băng, trong đó Osama bin Laden nhận trách nhiệm về loạt vụ tấn công nêu trên.
Ngày 18-12-2001: Quốc hội Mỹ cho phép Tổng thống chọn ngày 11-9 hằng năm là Ngày Yêu nước.
Tháng 12-2001 đến ngày 15-6-2004: Quỹ Bồi thường cho các nạn nhân xử lý yêu cầu từ phía gia đình và người thân của các nạn nhân trong sự kiện 11-9. Quỹ này được nối lại vào năm 2011. 
Ngày 30-5-2002: Chính thức hoàn tất công tác dọn dẹp tại Khu vực số 0 ở New York, nơi từng là vị trí tọa lạc của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới. Để dọn 1,8 triệu tấn mảnh vỡ cần đến 3,1 triệu giờ lao động, với chi phí lên tới 750 triệu USD.
Ngày 25-11-2002: Bộ An ninh Nội địa Mỹ được thành lập nhằm bảo vệ đất nước trước những mối đe dọa.
Ngày 19-3-2003: Tổng thống Bush tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh tại Iraq.
Ngày 24-5-2007: Tiến sĩ Charles Hirsch, bác sĩ trưởng về giám định y khoa của TP New York, kết luận cái chết của cô Felicia Dunn-Jones vào năm 2002 do tiếp xúc với bụi có liên quan trực tiếp đến loạt vụ tấn công ngày 11-9, do đó đây là một vụ giết người.
Ngày 19-7-2007: Còn 1.133 nạn nhân, chiếm 41% tổng số nạn nhân của loạt vụ khủng bố, chưa rõ danh tính. 
Tháng 1-2009: Văn phòng Giám định y khoa New York thông báo, ông Leon Heyward, người qua đời một năm trước đó do ung thư hạch và bệnh phổi, là nạn nhân của hành vi giết người. Ông Leon Heyward đã bị cuốn vào lớp khói bụi độc hại sau khi hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ.
Ngày 2-1-2011: Tổng thống Mỹ Barack Obama ký đạo luật cho phép nối lại và mở rộng quy mô của Quỹ Bồi thường cho các nạn nhân. 
Ngày 2-5-2011: Trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt.
Ngày 15-12-2011: Tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt chiến tranh Iraq.
Ngày 10-5-2014: Hài cốt của các nạn nhân không rõ danh tính được đưa về khu vực Trung tâm Thương mại thế giới.
Tháng 10-2019: Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh khét tiếng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi trong một cuộc đột kích tại Syria.
Ngày 29-2-2020: Tại thủ đô Doha của Qatar, Mỹ và Taliban ký một thỏa thuận hòa bình, mở đường cho tiến trình rút binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan. 
 
19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng -0
Người thân của các nạn nhân trong lễ tưởng niệm tại Trung tâm Thương mại thế giới, ngày 11-9-2015. Do tác động của đại dịch Covid-19, lễ tưởng niệm nạn nhân của sự kiện 11-9 năm nay sẽ được điều chỉnh để bảo đảm yêu cầu về giãn cách xã hội. (Ảnh: AP) 
 
        Các nạn nhân        
2.753 người thiệt mạng khi hai máy bay lao vào hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới. Nạn nhân trong độ tuổi từ 2 đến 85. Tính đến tháng 10-2019, 1.645 nạn nhân (60%) được xác định rõ danh tính. 
184 người thiệt mạng khi máy bay lao vào Lầu Năm Góc.
40 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên Chuyến bay 93 của United Airlines thiệt mạng khi máy bay rơi xuống gần TP Shanksville, bang Pennsylvania.
 
   Tác động về kinh tế   
500 nghìn USD - chi phí ước tính để lên kế hoạch và thực hiện loạt vụ tấn công ngày 11-9.
40 tỷ USD - gói chống khủng bố khẩn cấp do Quốc hội Mỹ thông qua ngày 14-9-2001.
123 tỷ USD - thiệt hại kinh tế ước tính trong 2-4 tuần đầu sau khi tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới đổ sập cũng như thiệt hại kinh tế do hoạt động hàng không sụt giảm vài năm sau đó.
15 tỷ USD - gói hỗ trợ các hãng hàng không được Quốc hội Mỹ thông qua.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án Chi phí chiến tranh của Trường đại học Brown (Mỹ) công bố cuối năm 2019, sau sự kiện 11-9, Mỹ đã chi hơn 6.000 tỷ USD cho cuộc chiến chống khủng bố.
 
    Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang    

Ảnh minh họa

db43c148c6ox4y5hrxvc7lqb668gc6ox4y5hrxvc7lqb668g
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %12 %458 %2020 %06:%09
back to top