Nền tảng giáo dục gia đình: 4 chữ “nhất”

Nền tảng giáo dục gia đình: 4 chữ “nhất”

 ▬ *****▬

 

Gia giáo và môn phong là những hình ảnh thu nhỏ của văn hoá truyền thống. Đó cũng là tài phú quý giá của một gia đình. Từ cổ chí kim, ảnh hưởng của gia giáo và môn phong đối với những đứa trẻ là không thể xem thường.

Có người nói: Di sản của một gia đình giống như một món đồ cổ tốt nhất. Nó trải qua rất nhiều sự che chở cũng như đánh bóng của nhiều người, âm thầm tích luỹ trong một thời gian dài, dần dần di sản này cũng giống như một món đồ cổ, sẽ được gói bọc trong một lớp bột giấy tĩnh mịch và thuần thục, yên tĩnh nhẹ nhàng, toát ra một hơi thở cổ xưa.

Đồ cổ có hình dạng còn di sản là vô giá. Nó không thể nhìn thấy được, không thể sờ được, thấm sâu vào máu thịt của những thế hệ sau trong gia tộc, trở thành một mối liên kết tinh thần giữa các thành viên trong gia đình, và thậm chí trở thành một phần của tính cách và thậm chí là vận mệnh của họ.

 Hồng Ngọc Hospital: Giảm 20% Gói khám sức khỏe định kỳ | Vua ...

Lề lối là phong thủy tốt nhất

Cái gọi là lề lối chính là các yếu tố tinh thần của một người như tầm nhìn, tấm lòng, sự gan dạ hiểu biết…

Mạnh Tử từng viết: “Nghèo thì tất chỉ lo giữ thân mình đức tốt, phát đạt thì tất khiêm nhường thiên hạ.”

Có một câu chuyện như sau: Một gia đình nọ đưa con đến một nhà hàng ăn cơm, ở cửa nhà hàng họ gặp một người ăn xin.

Đại đa số những bậc phụ huynh khác sẽ nhân cơ hội này dạy dỗ con cái: Con phải học hành thật chăm chỉ, nếu không sau này sẽ giống như ông ấy, không có việc làm chỉ có thể sống dựa vào ăn xin.

Nhưng phụ huynh của gia đình này đã nói những lời rất thấm thía: Con nhất định phải học hành chăm chỉ, sau này có thể giúp những người như thế này có công việc, không cần phải sống lưu lạc đầu đường xó chợ nữa.

 

Dale Carnegie, nhà văn nổi tiếng người Mỹ từng nói: Những người có lề lối cấp độ 0 thì giống quần chúng, những người có lề lối cấp độ 1 chỉ nhìn thấy bản thân, người có lề lồi cấp độ 2 chỉ nhìn thấy thế giới, những người có lề lối cấp độ 3 có thể thay đổi thế giới.

Lề lối của đời người nhìn không thấy, sờ không được, nhưng nó có thể xác định thời gian một người đi con đường dài cuộc đời họ. Hành vi của đời người đều chịu ảnh hưởng từ lề lối.

nuôi dạy con

Độc lập là sự trưởng thành tốt nhất

Một người mẹ sống bằng nghề bán trái cây tươi, cô chưa từng đi học, vì thế cũng không dạy được con những đạo lý trên sách vở. Điều duy nhất mà cô có thể dạy cho con mình đó chính là những bài học của cuộc sống và thực tiễn.

Một ngày nọ khi tan học về nhà, con gái cô đứng trước rạp hoa quả của nhà mình, nhìn chúng bạn cầm trên tay que kem một cách ngưỡng mộ. Người mẹ chứng kiến rồi cúi thấp đầu nhìn những đồng tiền lẻ trong túi, cảm thấy vô cùng bất lực.

Tối hôm đó, cô đã làm kem dứa cho con gái và cô bé cảm thấy chiếc kem đấy ngon tuyệt, đưa ra ý kiến rằng mẹ nên bán loại kem này kiếm tiền. Người mẹ cũng làm kem cho con gái mang ra phố bán nhưng vì con gái cô không có kinh nghiệm nên một que kem cũng không bán được.

Gia đình tốt thì xã hội mới tốt - Hànộimới

 

Sau đó, người mẹ nói với con gái: “Con thử ra chợ rau xem người ta bán hàng như thế nào”. Con gái ra chợ và nhìn thấy những người bán rong chào hàng, đưa ra giá và trả giá, về nhà liền làm ra một bảng giá tiền, lên phố bán hàng rong. Cuối cùng cô bé cũng bán được hàng, hơn nữa bán hàng càng ngày càng tốt.

Để con cái tự lập, chứ không phải là yêu thương bao bọc, mới là giáo dục gia đình tốt nhất.

Trong gia đình từ nhỏ phải để con học cách sống độc lập, như thế mới có thể bồi dưỡng nên một đứa trẻ tốt. Sự độc lập giúp chúng bước vào xã hội mà không quá bỡ ngỡ và có thể thích nghi được.

Khoan dung là tu dưỡng lớn nhất

Người xưa có câu: “Đừng công kích người khác một cách quá đáng, phải nghĩ trước nghĩ sau; Dạy dỗ người khác phải lấy thiện làm trọng”.

Tương truyền thời cổ đại có một vị thiền sư già. Một buổi tối nọ, ông đi bộ trong thiền viện đột nhiên nhìn thấy một chiếc ghế dài trong góc tường, vừa nhìn là ông biết ngay chắc hẳn có một người xuất gia nào đó vi phạm nội quy của chùa trốn ra ngoài.

Lão thiền sư liền không lên tiếng, đi đến bên bức tường, lấy chiếc ghế đi và ngồi xổm ở dưới đất. Một lúc sau, quả thực có một tiểu hòa thượng đạp lên lưng lão hòa thượng trèo tường ra ngoài.

Khi chân anh ta chạm đất, anh ta mới phát hiện, vừa rồi mình dẫm lên không phải là chiếc ghế mà là sư phụ mình. Tiểu hòa thượng vô cùng hoang mang, không nói nổi nên lời.

Nhưng điều tiểu hòa thượng không thể ngờ tới là sư phụ không hề trách mắng, chỉ bình thản nói với anh ta: “Đêm khuya lạnh, nhanh đi mặc thêm một cái áo nữa.”

Chúng ta có thể tưởng tượng được sau khi nghe những lời của vị thiền sư, tâm trạng đồ đệ ông như thế nào. Sự giáo dục một cách khoan dung này khiến cho đồ đệ không bị trách phạt cũng tự cảm thấy tội lỗi.

Năng lượng của khoan dung khiến người ta cảm thấy rất kinh ngạc. Khoan dung là một dạng độ lượng, một dạng rộng rãi, một dạng thấu hiểu, một dạng tôn trọng, càng là một dạng tu dưỡng và khích lệ.

Đề xuất thêm ngày nghỉ hàng năm vào ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Đọc sách là thói quen tốt nhất

Năm 1937, khi quân đội Nhật xâm chiếm Trung Quốc, Lâm Huy trở thành người tị nạn chiến tranh và giữa trận hỏa lực pháo binh anh ta rời khỏi Bắc Bình. Lăn lộn nhiều vòng, anh bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài 9 năm.

Khi đó con gái anh ta 8 tuổi, còn con trai 5 tuổi. Trong cuộc sống trốn chạy với điều kiện sống vô cùng khó khăn, Lâm Huy vẫn không quên cho các con tập luyện văn học.

Cơm đều ăn không no, nhưng Lâm Huy vẫn kiên trì cho các con mỗi ngày đều đọc cổ văn. Khi không có sách đọc thì đọc lại thơ văn cũ trước đây mình đã từng đọc. Sau này, khi anh ta bị bệnh nằm liệt giường, vẫn yêu cầu các con đọc cho mình nghe “Mễ khai lạc kỳ mộng truyện”.

Các con đọc không hiểu, Lâm Huy nhịn xuống đau đớn của bệnh tật, đọc lại cho các con nghe và giải thích chi tiết cho các con.

Từ đó trở đi, các con của Lâm Huy từ nhỏ đã được bồi dưỡng thói quen đọc sách và yêu thích đọc sách. Chiến tranh cũng không thể trì hoãn việc giáo dục cho trẻ.

Những người thích đọc sách có thể tiếp nhận kiến thức vô hạn, tự mình giáo dục chính bản thân mình. Một ngày đọc sách là một ngày tiến bộ.

Đọc sách không chỉ là nấc thang tiến bộ của một người, mà còn là động lực vô tận để một gia đình phát triển.

 

Theo Secretchina
Ngọc Linh biên dịch


Giáo dục gia đình: Nền tảng cho sự thành công của người Đức

 

Hình ảnh có liên quan

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc vì sao Đức luôn là quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, có nhiều sản phẩm đạt mức độ tinh vi và chất lượng đỉnh cao, có nhiều danh nhân lỗi lạc nhất thế giới…? Xin hãy đọc bài viết này:

Hồi tôi còn nhỏ, ba sang Đức công tác và mang về cho tôi một chiếc hộp nhạc. Ngắm nhìn chiếc hộp trên tay, tôi đã kinh ngạc đến ngây người: Bên trong là các bánh răng cưa bé xíu, còn nhỏ hơn cả móng tay tôi, ấy vậy mà lại kết hợp với nhau thật hài hòa. Mỗi từng chi tiết đều hoàn hảo, giống như một cỗ máy tinh vi thu nhỏ vậy. Khi quay cái nút vặn, chiếc hộp phát ra điệu nhạc êm đềm như dòng suối, khiến tôi có cảm giác như đang được lắng nghe giai điệu của thiên nhiên.

Từ giây phút đó, ấn tượng về nước Đức thật mạnh mẽ và sâu đậm trong tôi. Đó cũng là lý do mà hơn mười năm sau, tôi đã lựa chọn thi vào khoa tiếng Đức của một trường đại học danh tiếng. Càng học tập và càng tìm hiểu văn hóa Đức, tôi lại càng thêm yêu vùng đất diệu kỳ này: là quê hương của các câu chuyện cổ nổi tiếng, là xứ sở của những tòa lâu đài đẹp như trong huyền thoại, là nơi sinh ra các triết gia và nhà khoa học lỗi lạc, là “chủ nhân” của hơn một trăm giải Nobel danh giá, và là nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất châu Âu….

Sau này khi sang Đức du học, tôi lại càng thêm ngưỡng mộ lối sống văn minh và cách hành xử lịch thiệp của người dân nơi đây. Và điều đáng nói là: Nước Đức bao giờ cũng vậy, dẫu là thời chiến hay thời bình, trong những năm khủng hoảng hay khi nền kinh tế khởi sắc… thì vẫn luôn chứng tỏ là một dân tộc văn minh, lịch lãm. Vì sao lại như vậy? Câu hỏi ấy cứ trở đi trở lại trong tôi suốt một thời gian dài.

Tới khi chuyển đến sống chung với môt gia đình bản địa, tôi mới tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình thời gian qua.

Chủ gia đình là một cặp vợ chồng cùng với cậu con trai chưa đầy một tuổi. Lúc đầu, tôi cho rằng việc chăm sóc con trẻ của họ thật là thiếu sót, sao lại bất cẩn để trẻ nhỏ bò đi đâu thì bò, muốn nghịch bẩn cứ việc mà nghịch bẩn, thậm chí là mặc kệ cho trẻ tùy tiện gặm bất kể thứ gì!

Mãi sau đó tôi mới biết, thì ra người Đức rất coi trọng rèn luyện tính độc lập, tự giác, và khả năng ‘tự khám phá thế giới’ của trẻ. Điều ấy trái ngược hẳn với cách giáo dục kiểu bao bọc, chở che, bảo vệ con của các bà mẹ Á châu mà tôi vẫn biết.

Và càng có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn, tôi lại càng nhận ra những đặc điểm nổi bật trong cách giáo dục của người Đức: Giáo dục trong gia đình luôn xếp trên giáo dục tại trường học; truyền thụ kỹ năng quan trọng hơn truyền thụ tri thức; bồi dưỡng năng lực giải quyết quan trọng hơn đáp án; và rèn luyện các thói quen lành mạnh quan trọng hơn cả việc sống trong môi trường vật chất tiện nghi.

Người Đức tin rằng: thành công của giáo dục bắt đầu từ gia đình. Cách giáo dục tốt sẽ bồi dưỡng thói quen tốt, mà thói quen tốt lại ảnh hưởng đến tính cách của trẻ suốt cuộc đời.

Văn hóa đọc đã tạo nên một dân tộc hùng mạnh

Nếu có dịp tới thăm nước Đức, bạn sẽ phát hiện một đặc điểm rất thú vị là: ở bất cứ nơi đâu, dù là sân bay hay ga tàu điện ngầm, thì mọi người đều say sưa đọc sách. Khác với thói quen lướt web và chơi điện tử trên di động của người Việt, người dân Đức từ trẻ nhỏ cho đến bậc lão niên thường có thói quen mang theo sách bên mình. Họ sẽ đọc bất cứ lúc nào: tại quán cafe, trong công viên, hay ở điểm chờ xe điện. Ở các khu vực công cộng, kể cả những nơi thường diễn ra sự kiện, luôn có một góc nhỏ yên tĩnh cùng với rất nhiều sách để bất cứ ai cũng có thể đến đọc.

Nước Đức không ủng hộ “giáo dục trước tuổi đi học”, nhưng lại khuyến khích các bậc phụ huynh đọc sách cho con nghe. Chủ nhà trọ của tôi kể rằng, khi con trai mới sinh ra ông đã đọc sách cho con, rồi sau đó ông còn mua sách tặng con như những món quà ý nghĩa. Ông nói: “Đọc sách là cách giáo dưỡng tốt nhất, trẻ nhỏ thích đọc sách sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn, buồn tẻ”.

Việc đọc sách đã trở thành một nét đẹp văn hóa: Từ gia đình cho đến trường học, thậm chí là toàn xã hội đều khuyến khích đọc. Và mặc dù Đức là quốc gia hiện đại, nhưng sách truyền thống lại được ưa chuộng hơn nhiều sách điện tử. Nếu như sách giấy dành cho người lớn vốn đã nhiều và đa dạng, thì sách dành cho thiếu nhi lại càng đa dạng và phong phú hơn.

Chỉ cần điểm qua một vài con số, bạn sẽ thấy người Đức “mọt sách” đến mức nào: Sách viết bằng tiếng Đức chiếm 12% tổng lượng sách trên toàn thế giới, trong khi người Đức chỉ chiếm 1,2% dân số toàn cầu. Đây cũng là quốc gia có mật độ thư viện cao nhất, chỉ tính riêng ở Berlin trung bình cứ 17 nghìn người thì có một thư viện, và trong bất cứ thư viện nào cũng thấy rất đông người đọc sách.

Quan tâm và làm bạn với con có giá trị hơn hết thảy mọi phương pháp giáo dục

Có thể bạn đã từng nghe trên báo đài rằng: người Đức không ủng hộ việc dạy học trước khi trẻ tới trường. Và đúng như vậy, họ có cách nhìn nhận rất riêng về sự “học” của trẻ ở lứa tuổi mầm non, và nội dung của việc “học” này cũng không giống với những gì chúng ta vẫn nghĩ.

Người Đức tin rằng, độ tuổi trước khi đến trường là để hoàn thiện về nhân cách, phát triển về kỹ năng. Do đó, việc giáo dục trong gia đình luôn được coi trọng hơn giáo dục tại trường lớp. Gia đình mới là nơi vun đắp và bồi dưỡng tâm hồn trẻ, còn trường học chỉ là nơi hoàn thiện các kỹ năng bên ngoài. Vì vậy mà các trường mầm non của Đức chỉ chú trọng rèn luyện kỹ năng cho trẻ hơn là tri thức. Giáo viên sẽ dạy trẻ làm thế nào để sử dụng các phương tiện công cộng, tuân thủ quy tắc giao thông như thế nào cho đúng, cần thực hiện phép tắc lịch sự ở nơi công cộng ra sao… thậm chí, trẻ được học cách phân loại rác thải và rất nhiều vấn đề xã hội khác.

Còn trong gia đình, mối quan hệ và tình cảm giữa cha mẹ với con cái là cơ sở để trẻ phát triển bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn, và hoàn thiện nhân cách. Thậm chí, mỗi gia đình đều có riêng một “ngày gia đình”. Trong ngày này, cha mẹ sẽ toàn tâm toàn ý dành thời gian cho con, làm bạn của con, chơi đùa với con, cùng con đi dạo, đạp xe, đi dã ngoại, hoặc cùng con sắp xếp lại căn phòng, làm việc nhà, sơn lại bức tường… Dưới sự dẫn dắt của cha mẹ, trẻ được quyền tự tay làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình. Điều ấy cũng giải thích vì sao trẻ em Đức từ 6 tuổi đã có khả năng tự lập rất lớn.

Hình ảnh có liên quan

Sức mạnh quốc gia bắt đầu từ sự giáo dưỡng của mỗi công dân

Có câu nói đại ý rằng: Mức độ phồn vinh của một quốc gia bắt nguồn từ sự giáo dưỡng của mỗi công dân, nghĩa là phụ thuộc vào nền giáo dục của quốc gia, cũng như tầm nhìn và phẩm đức của mỗi người dân. Đây mới là lợi ích thực sự, sức mạnh thực sự để đất nước phát triển bền vững.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc: Vì sao Đức luôn là quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, có nhiều sản phẩm đạt mức độ tinh vi và chất lượng đỉnh cao, có nhiều danh nhân lỗi lạc nhất thế giới…? Đó là bởi mỗi từng công dân Đức ngay từ nhỏ đã được bồi dưỡng về phẩm chất và hoàn thiện bản thân mình.

Cũng chính nhờ đề cao giáo dục gia đình, mà ngay từ nhỏ trẻ em Đức đã được gieo trồng vào trong sâu thẳm tâm hồn những hạt giống mỹ đức, khi lớn lên sẽ đem lại trái ngọt thiện lương và ưu tú cho quốc gia mình.

Theo Cmoney
Minh Phúc biên dịch



Lan Chi sưu tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %17 %802 %2020 %14:%06
back to top