ĐỜI NGƯỜI NGẮN NGỦI THẬT !

Một đời người ta rốt cuộc được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.

25+ Suy ngẫm những stt hay nhất khi bạn cảm thấy BUỒN ĐỜI
 
Qua một ngày, mất một ngày,
Qua một ngày, vui một ngày,
Vui một ngày, lãi một ngày
.


     ĐỜI NGƯỜI NGẮN NGỦI THẬT !    
 
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sống là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền đừng làm tôi tớ cho nó.

"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú".
Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Thân con là bụi đất - YouTube
 
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn !
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhìn một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi !
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ !
Nhà cha mẹ là nhà con, nhà con không phải nhà cha mẹ !



Khác nhau là thế, người hiểu đời coi viêc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong chờ báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sảng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta cũng yếu, có khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý, cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát triển thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
 
Nếu Yêu Là Nghĩa Sống – Thích Tánh Tuệ | Banmaihong's Blog
 
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghỉ cả rồi, ai cũng thế cuối cùng trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian chẳng còn lại bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm, thích làm, thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.

Sống trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già. Tuổi không già mà tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động, nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu. Mọi thứ đều nên "vừa phải ".

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống...)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh... đều là muộn.

Kiếp người ngắn ngủi vạn vật vô thường biến ảo.Nghe để giác ngộ ...
 
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hưởng lợi là bất cứ việc gì đều xem xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy có lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương có vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niêm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn khỏe mạnh.

"Hoàn toàn khỏe mạnh", đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp. Đạo đức khỏe mạnh và có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, ngừơi chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội (có bản ghi: con người tồn tại trong xã hội), không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cách sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên, nhiều màu sắc. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có một nhóm bạn già. Tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc...
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ lại chuyện xa xưa) ? Đến những năm cuối đời, ngừời ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân yêu, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại niềm vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thể thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh, lão, bệnh, tử, là qui luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng mà không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Đời người sống kiếp vô thường Sống nay, mai chết ai lường được đâu ...
 
Ðời người không đáng là bao, và tất cả những gì có cùng có hạn đều chẳng đáng là bao. Sẽ đến lúc mà một người xem ra rất lớn lao đối với ta sẽ không còn nữa, lúc mà người ấy sẽ như một em bé chưa được sinh ra, lúc mà người ấy không còn nữa. Người ta có sống trên đời này lâu dài bao nhiêu, cho đi một nghìn năm, thì rồi cũng đến ngày hết hạn. Chỉ có thời gian tôi sống mới làm cho tôi khác với những gì chưa xuất hiện bao giờ, nhưng cái khác biết này cũng quá nhỏ nhoi, vì cuối cùng tôi cũng sẽ hòa tan vào cái gì không có, và rồi sẽ đến ngày chẳng những hình như tôi đã có, và tôi có sống được bao lâu đi nữa thì cũng chẳng đáng kể là bao, vì tôi sẽ không còn nữa. Tôi bước vào cuộc đời với định luật là phải ra khỏi đời này, tôi đến đóng vai trò của tôi, tôi đến để trình diễn như mọi người: rồi sau đó, tôi phải biến đi. Tôi đã thấy nhiều người đi qua trước tôi, rồi những người khác sẽ thấy tôi đi qua; rồi chính những người này cũng hiến cho những người đến sau họ một cảnh tượng tương tự; và cuối cùng tất cả mọi người đều sẽ đến hoà mình trong cái hư vô.

Cuộc đời tôi sống được tám mươi tuổi là cùng; cho được một trăm tuổi đi nữa, đã có một lúc tôi chưa có! Và đến một lúc tôi sẽ không còn nữa! và thời gian tôi sống, tôi chiếm một chỗ quá ít ỏi trong vực thẳm vĩ đại của thời gian! tôi chẳng là gì cả; cái khoảng thời gian ngắn ngủi đó không thể làm cho tôi khác biệt nhiều với cái hư vô mà tôi phải đi đến. Tôi đã đến trong cuộc đời để cho thêm một con số, mà rồi người ta cũng chẳng biết làm gì với tôi; và vở hài kịch sẽ được diễn xuất chẳng kém hơn, một khi tôi sẽ trở vào hậu trường sân khấu. Vai trò tôi phải diễn xuất thì quá nhỏ nhoi trên đời này, và quá ít quan trọng đến nỗi, khi tôi nhìn kỹ, tôi có cảm tưởng là một giấc mộng đã thấy tôi có ở đây, và tất cả những gì tôi thấy cũng chỉ là điều hão huyền: “Praeterit figura hujus mundi,” “Bộ mặt thế gian này đang biến đi.” (1 Cor 7, 9).

Ðường đời tôi đi chỉ được tám mươi năm là cùng, và để đi đến đó, tôi phải vượt qua biết bao nhiêu hiểm nguy, biết bao nhiêu bệnh tật, v...v? Vì đâu mà cuộc hành trình ấy đã không ngừng ở mỗi giây phút? Tôi đã không nhận ra bao nhiêu lần tôi phải ngừng sao? Tôi đã thoát chết ở cuộc gặp gỡ này ở cuộc găp gỡ nọ: nói tôi thoát chết là nói sai; tôi tránh được hiểm nguy này, nhưng không phải tránh được cái chết: cái chết đang giăng nhiều cạm bẫy đủ loại trước mặt chúng ta; nếu tránh được cạm bẫy này, chúng ta lại rơi vào cạm bẫy khác; cuối cùng chúng ta phải rơi vào hai cánh tay của thần chết. Giống như tôi trông thấy một cây to bị gió đánh nghiêng ngả, có nhiều lá rụng xuống từng lúc; có những lá cầm cự được lâu hơn, có những lá khác chịu đựng được ít hơn: mà nếu có những lá cầm cự qua được cơn giông tố, thì luôn luôn mùa đông sẽ đến làm cho chúng héo đi và rụng xuống đất, hoặc như trong một cơn bão lớn những người này bất thần bị ngạt thở, những người khác nằm trôi trên mảnh ván chịu buông xuôi theo làn sóng; và lúc mà họ tưởng đã thoát khỏi mọi hiểm nguy, sau khi đã cầm cự được khá lâu, thì một ngọn sóng đẩy họ đập vào một tảng đá ngầm, thế là tan xác. Cũng vậy, một số đông người chạy cùng một con đường đời, chỉ có vài người mới chạy được đến cùng; nhưng sau khi đã tránh được những cuộc tấn công khác nhau của thần chết, đã đến được cuối cuộc hành trình mà họ đã vươn tới giữa biêt bao nhiêu nguy hiểm, họ lại gặp ngay thần chết và rút cục ngã quỵ ở cuối hành trình: đời họ vụt tắt như cây nến đã tiêu hao hết chất đốt của nó.

Cuộc đời tôi sống được tám mươi năm là cùng; và trong tám mươi năm ấy, có bao nhiêu năm được goị là đáng kể trong cuộc sống của tôi? Giấc ngủ thật giống như cái chết; thời thơ ấu là cuộc sống của một con vật. Bao nhiêu thời gian của thời thanh xuân, tôi muốn xoá đi? Và khi tôi có tuổi, tôi còn muốn xoá đi bao nhiêu nữa! Thử tính xem tất cả thời gian ấy thu lại còn được cái gì? Vậy tôi sẽ đếm được những gì? Vì tất cả những thứ ấy sẽ không còn nữa. Thời gian mà tôi cảm thấy thoả thích, thời gian mà tôi có được vài danh vọng chăng ? Nhưng thời gian ấy đã quá thưa thớt trong cuộc sống của tôi biết bao! Nó tựa như những cái đinh được đóng vào một bức tường dài, trong một khoảng tường nào đó: có lẽ bạn nói là những cái đinh đó chiếm nhiều chỗ quá, thu nhặt lại thì chúng chẳng chiếm được cả lòng bàn tay. Nếu tôi loại đi khỏi đời tôi giấc ngủ, các bệnh tật, các nỗi lo âu và bây giờ tôi thử tính tất cả thời gian mà tôi có được vài thoải thích hoặc vài danh vọng, thì cái thời gian đó đưa tới được cái gì? Nhưng các thoả thích ấy, tôi có được cùng một lúc không? Tôi được nó có khác gì hơn là những thoả thích vụn vặt? Nhưng tôi có được những thoả thích ấy mà không vướng một lo âu nào, và nếu có lo âu, tôi sẽ đặt những thoả thích ấy vào thời gian mà tôi quý trọng hay vào thời gian mà tôi không kể đến? Và khi đã không có được thời gian ấy cùng một lúc thì ít ra tôi có được thời gian thoả thích ấy tức khắc không? Chẳng phải nỗi lo âu luôn luôn chia tách hai lần thoả thích ra sao? Chẳng phải nỗi lo âu luôn luôn gieo trở ngại để ngăn cản các lần thỏa thích không nối liền với nhau sao? Nhưng các thoả thích ấy còn để lại gì cho tôi? Những thú vui chính đáng thì chỉ là một kỷ niệm vô ích; những thú vui bất chính thì lại là một mối ân hận, là một sự ràng buộc dẫn tới hỏa ngục hoặc là phải sám hối, v .và v..

A! Ta rất có lý mà nói rằng ta sống cho qua thời giờ! Thật vậy, ta sống cho qua thời giờ và ta qua đi với nó! Tất cả con người tôi thu gọn trong một giây lát; và đó là điều phân cách tôi khỏi cái hư vô; giây lát ấy trôi qua, tôi bắt lấy giây lát khác; giây lát này trôi qua sau giây lát khác, tôi nối kết giây lát này với giây lát kia, cố gắng làm cho mình an tâm, mà tôi không nhận thấy rằng những giây lát ấy đang từ từ lôi cuốn tôi đi với chúng, và tôi sẽ thiếu thời gian, chứ không phải thời gian thiếu tôi. Cuộc đời tôi là thế đó; và điều đáng ghê sợ là nó trôi qua đi đối với tôi, chứ trước mặt Chúa, nó vẫn tồn tại. Nhưng sự việc này liên quan đến tôi. Cái gì thuộc về tôi, nhưng cái tôi có tùy thuộc vào thời gian,vì chính bản thân tôi cũng tuỳ thuộcvào thời gian; nhưng cái tôi có thì thuộc về Chúa, trước khi tôi xuất hiện; nó tùy thuộc Thiên Chúa trước khi tùy thuộc thời gian; thời gian không thể lôi nó ra từ thế giới của mình, vì thế giới ấy ở trên thời gian; đối với Chúa, những cái đó vẫn tồn tại và được kể vào kho tàng của Người. Ðiều gì tôi sẽ đặt vào trong kho tàng ấy, tôi sẽ tìm thấy lại, điều gì tôi làm trong thời gian, sẽ từ thời gian mà đi vào vĩnh hằng; vì lẽ rằng thời gian nằm trong cái vĩnh hằng và dưới cái vĩnh hằng, cũng dẫn đến vĩnh hằng. Tôi chỉ được hưởng những giây lát của cuộc sống này trong lúc nó trôi qua; khi chúng trôi qua rồi, tôi phải chịu trách nhiệm như thể chúng vẫn còn tồn tại.
 
Nói như vậy chưa đủ các giây lát ấy đã qua, tôi không còn nghĩ đến nữa. Chúng đã trôi qua, quả thế, đối với tôi, nhưng không phải thế, đối với Thiên Chúa; và Người sẽ đòi tôi phải trả lẽ. Vậy, hỡi linh hồn tôi, cuộc đời này có phải là cái gì đáng kể lắm không? Và nếu cuộc đời này chẳng đáng kể là bao, vì nó sẽ qua đi, thì những thú vui không kéo dài cả đời sống và sẽ qua đi trong chốc lát có nghĩa lý gì? Nó có đáng để ta bị đoạ đày không? Nó có đáng để ta bỏ ra bao nhiêu công lao vất vả, để ta tỏ bày bao sự khoe khoang không? Lạy Chúa, con hết lòng quyết tâm suy nghĩ về cái chết, mỗi ngày, trước mặt Chúa, ít nữa trước khi đi ngủ và lúc mới thức dậy. Với suy tưởng này: “Tôi có ít thời gian, nhưng lại có nhiều điều phải làm, có thể tôi còn có ít thời gian hơn tôi tưởng,” tôi sẽ ngợi ca Chúa đã lôi kéo tôi ra nơi đây để nghĩ đến việc ăn năn thống hối, và tôi sẽ thu xếp công việc của tôi, để nghĩ đến việc xưng tội, đến những việc đạo đức cách nghiêm chỉnh, với nhiều can đảm và cần mẫn; suy nghĩ không phải đến những gì qua đi, mà đến những gì còn tồn tại

           PHÔI PHA         
(Trịnh Công Sơn)



Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ
ôi phù du từng tuổi xuân đã già
một ngày kia đến bờ đời người như gió qua

Không còn ai đường về ôi quá dài những đêm xa người
chén rượu cay một đời tôi uống hoài
trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi

Về ngồi trong những ngày nhìn từng hôm nắng ngời
nhìn từng khi mưa bay có những ai xa đời quay về lại
làm mây trôi

Thôi về đi đường trần đâu có gì tóc xanh mấy mùa
có nhiều khi từ vườn khuya bước về
bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa


Hoàng Thư (giaidieuxanh)

Có khi nào ta bỗng bồi hồi nhớ lại những ngày xuân xanh trôi xa từ lâu lắm. Cuộc sống là những chuỗi ngày dài, niềm vui thì ít, nỗi buồn thì nhiều. Hư hao, trống trải. Những cuộc tình qua đi, những ngọt ngào qua đi, chỉ cô đơn ở lại làm bạn cùng ta đêm này. Bất chợt lắng nghe giai điệu Phôi pha – một ca khúc rất xưa của Trịnh, lại thấy lòng hiển hữu những cảm xúc ngổn ngang.
Ca khúc là lời tâm tình về quá khứ, về một người tình đã mờ nhạt trong trí ức, cũng như những chiêm nghiệm về thân phận con người trước sự hữu hạn của một kiếp sống.
Những ý tưởng ngổn ngang về kiếp người được Trịnh khéo léo đưa vào để làm tăng thêm sức quyến rũ của giai điệu – khắc khoải, cô đơn nhưng không khiến người ta gục ngã. Bài nhạc được viết ở âm giai đoản hoà điệu - một thang âm được sử dụng nhiều trong cấu tứ nhạc Trịnh Công Sơn. Và có lẽ do vậy, nó đã tạo nên cái mênh mang rất riêng của nhạc sĩ tài hoa này.
 
Trịnh Công Sơn - Phôi pha
 
“Ôm lòng đêm
Nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua."

Khi giọng ca đầy trữ tình của Khánh Ly cất lên, tôi thấy mình như trôi lênh đênh trên một con sông, cũng lại thấy mình đang hòa trong bóng tối của một túp lều giữa cánh đồng mênh mông. Đơn giản chỉ là mình nhỏ bé trong một không gian rợn ngợp và quá rộng cho vừa nỗi buồn, ưu tư.
Hết một đời người mới ngẫm ra gió sương, mới thấy thời gian trôi qua nhanh như một cơn gió vô hình. Phù du, cát bụi, sương khói cuối cùng rồi cũng ngủ vùi bình yên trong một đêm tĩnh lặng.
Thế mới biết mỗi kiếp người thật quá nhỏ nhoi. Đường trần cũng chỉ là những chuỗi ngày dài rong ruổi. Và rồi cát bụi sẽ lại trở về với cát bụi. Chỉ có cát bụi là vĩnh hằng, còn cuộc đời cứ mãi phôi pha. Một ngày nào đó, sẽ thấy lòng mình nhẹ tênh như một cơn gió thổi bụi cát xa bay…

Kí ức như cuốn phim quay chậm, hiện về những gương mặt thân thương: “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Có những niềm vui nho nhỏ, có những nụ cười, có những cuộc tình dài rộng… Nhưng sao nay chỉ còn lại mình ta?
Tôi đã được nghe nhiều ca sĩ thể hiện bài Phôi pha. Mỗi ca sĩ có một phong cách riêng nhưng chưa thấy ai diễn tả một cách chân thật sâu sắc tâm trạng nhân vật chính trong ca khúc như Khánh Ly.
Giọng ca của Khánh Ly hòa làm một với ca từ, với giai điệu của Trịnh, như hai dòng suối đơn độc hòa với nhau, đồng điệu đến lạ kì:

“Không còn ai
Đường về ôi quá dài những đêm xa người
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi”

Con đường đêm nay vắng người sao quá rộng dài, sao quá cô đơn. Từng bước chân nặng nề trên con phố cũ, từng chén rượu cay nâng lên lại hạ xuống, cả một đời uống hoài sao chẳng hết?
Mình ta lại ngồi đây, nhấm nháp men cay đã vĩnh hằng từ muôn thuở, để trả lại cho nhân gian những giọt vui tựa gam màu sáng điểm xuyết trong bức tranh u tối của cuộc đời.

“Về ngồi trong những ngày
Nhìn từng hôm nắng ngời nhìn từng khi mưa bay
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời làm mây trôi”

Thì ra vẫn chỉ là hướng về quá khứ, hướng về những ngày nắng, những ngày mưa của quá vãng. Thì ra vẫn chỉ là một mối tình cũ chẳng thể nguôi vơi.
Và sau hồi tưởng là những chiêm nghiệm rất thật về đời, về người. Đi hết cuộc đời, mỏi chân chùn bước sẽ về với cát bụi, về làm mây bay nơi cuối trời. Cuối cùng thì đời cũng chỉ là phù du, là chốn nương thân cho những kẻ cô đơn chẳng tìm được lối về.

“Thôi về đi
Đường trần đâu có gì tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa”

Quả thật không sai khi có người nhận xét nhiều ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh mang màu sắc Phật giáo và triết lí phương Đông. Phôi pha cũng là một trong số đó. Trần gian chỉ là cuộc dạo chơi một kiếp sống để cuối cùng mới trở về cõi vĩnh hằng hư vô, mới hóa thành cát bụi vĩnh hằng. Cái chết cũng chỉ là một trạng thái – nhẹ tựa mây trôi. Ông thốt lên: "Thôi về đi đường trần đâu có gì".
Lời thúc giục nghe đầy vội vã: Thôi về đi! Trần gian với nắng mưa chẳng đủ làm nên một chốn dung thân. Chỉ sau một giấc ngủ cũng đủ cho mấy mùa tóc xanh thành “bạc trắng như vôi”, chỉ sau một cái chớp mắt cũng đủ đi qua một kiếp người.
Trong ca khúc từ “về” xuất hiện tới 7 lần: đường về, bước về, về lại, về đi… Có một cái gì đó khắc khoải như lời hoài niệm về quá khứ, về những tháng ngày đã xa, về những kỉ niệm, những dư âm mênh mang của một mối tình đã chìm sâu vào dĩ vãng. Lại cũng có cái gì đó tài tử, lãng du cứ bồng bềnh phiêu du trôi qua những tháng ngày vô định để tìm cho mình một chốn riêng.

Trịnh đã dùng một giai kết thật lơ lửng nhưng liền mạch và rất phù hợp với ca từ "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa” để gợi nhắc những điều khác, không có mặt trong ca từ.
Biết đi về đâu? Về nhà – chẳng có. Về quá khứ - thời gian trôi qua đâu có trở lại. Có chăng chỉ là về với trời, với cát bụi, với cái chung của vĩnh hằng. Và để lắng nghe một hơi thở, một bước chân thật khẽ - tựa hồn những năm xưa.

Ấy là Trịnh, ấy là phôi pha, ấy là xót xa cho một kiếp con người. Một người nọ mỗi khi cầm tờ báo là mở xem những trang cáo phó chia buồn trước nhất. Anh ta chăm chú đọc từng dòng trên trang cáo phó dù không hề quen biết với người đã mất. Có người bạn thấy thế bèn hỏi nguyên do. Anh ta trả lời:
- À. Tôi chỉ gửi lời cám ơn đến những người này đó thôi.
Người bạn của anh ta trợn mắt ngạc nhiên nói:
- Anh nói điều gì mà tôi chẳng hiểu gì cả. Anh cảm ơn những người đã chết mà toàn là người anh chưa hề quen biết! Cái đầu của anh có vấn đề gì không vậy?
Người nọ thong thả trả lời:
- Đúng vậy. Tôi trân trọng cảm ơn họ. Vì sự ra đi của họ đã nhắc nhở cho tôi đừng quên rằng kiếp người vốn là vô thường. Cái chết đến bất chợt nào ai hề hay biết. Lúc còn sống những người này cũng có những ước mơ toan tính, những tranh giành hơn thua, những vui buồn ganh ghét. Để rồi bỗng dưng trở thành những cái xác vô tri chờ đem hỏa táng hoặc vùi sâu trong lòng đất lạnh. Họ đã đem chính sinh mạng của mình để nhắc nhở cho tôi bài học lớn trong cuộc đời như vậy chẳng lẽ không xứng đáng được nhận một lời cảm ơn hay sao anh bạn ?

 ( Châu Vĩnh Tài )
 
|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|
 
Tuyển tập những câu nói hay về tiền tài và danh vọng đáng suy ngẫm ...

Một đời người ta rốt cuộc được bao lâu, không ai có thể đoán trước được.
Thời gian mấy chục năm, chúng ta chỉ có thể mặc cho số phận không ngừng đi về phía trước, bất cứ ai đều không cũng không thể đo ni đóng giày cho bản thân mình, duy chỉ có thể thuận theo tự nhiên mà thôi.
Không thể không nói rằng, con người ta sau khi đến một độ tuổi nhất định, tâm thái cũng sẽ thuận theo sự tăng trưởng của tuổi tác mà có những đổi thay.
 
Từ cái tuổi ấu niên trẻ người non dạ, thiếu niên cuồng vọng không chịu bị trói buộc, thanh niên theo đuổi ước mơ, đến tuổi trung niên bước vào ngưỡng cửa không bị mê hoặc. Cả một đời người đều không ngừng đổi thay, thân bất do kỷ.
Có lẽ, là môi trường sống đã ảnh hưởng đến tâm thái, dần dần không còn nóng nảy như trước nữa, con người ta dường như thuận theo năm tháng trôi đi mà dần dần điềm tĩnh lại. Dường như rất nhiều sự vật đang phát sinh ngay bên cạnh, vốn không liên quan với bản thân, nhịp điệu cuộc sống cũng bắt đầu chậm lại.
 
Trước đây, một lời khen của người khác có thể khiến ta vui sướng rất lâu. Trong những bó hoa tươi và những tràng pháo tay mà quên mất bản thân mình, cứ mãi sống trong giấc mộng hư vô, không chịu tỉnh lại.
Trước đây, một khi có những lời không hợp ý, bản thân ngay lập tức sẽ tức giận vô cùng, tranh luận đến đỏ mặt tía tai, không phân cao thấp thì không chịu thôi.
Dần dà, thuận theo sự chuyển dịch của thời gian, đến một lúc, bản thân bất chợt nhận thấy mình thích cất những bước chân chậm rãi, thân tâm cũng đã điềm tĩnh hơn trước rất nhiều.
Dần dần cái tâm theo đuổi danh lợi cũng đã không còn mạnh mẽ như trước nữa. Bản thân cũng không còn quá hứng thú với những tràng pháo tay, những lời khen tặng, chỉ muốn được ở một mình, tận hưởng không gian yên tĩnh.
 
Những chuyện vặt vãnh ngày thường kia, nếu là trước đây, hễ nói chuyện không hợp nhau, liền tức giận đứng dậy bỏ đi. Còn giờ đây, những cuộc cãi vã vô nghĩa, cũng ngày càng ít đi.
Có nữ nhà văn từng cảm thán rằng: “Tôi không tranh cãi, và cũng không cần phải tranh giành với ai”.
Đúng vậy, con người ta khi đã đến một độ tuổi nhất định rồi, thì không còn cái tâm phân biệt, tâm đố kỵ, ngày tháng cũng ung dung lướt qua đầu ngón tay, không kinh không sợ, buông xuống hết thảy mọi trói buộc về tình cảm, bình tĩnh chậm rãi, điềm tĩnh như nước.
Tĩnh mà không loạn, tĩnh mà không tranh giành, bởi không tranh giành nên ít đi phiền não, có nhiều thêm ôn hòa nhã nhặn.
Đời người ngắn ngủi, thử hỏi có gì đáng để ta tranh giành?
Vì danh lợi mà tranh giành, dục vọng sẽ càng bành trướng.
Tranh giành với số mệnh, bằng như tăng thêm gánh nặng.
Tranh giành với người thân, ắt sẽ xa lánh, cái được chẳng bù cho cái mất.
Tranh giành với vợ hoặc chồng, chỉ có thể khiến cho cuộc sống tăng thêm mâu thuẫn, thiếu mất sự yên bình.
Ganh đua với bạn bè, chỉ có thể khiến cho tình cảm ngày càng thêm nhạt, dần dần trở nên xa lạ.
 
 
 
Hãy tin vào chính mình
 
 
 
Khi mà cái tâm lắng dịu xuống, không muốn dày vò nữa. Khi đó hãy an tĩnh xuống, hãy là chính bản thân mình!
Trầm tĩnh ngồi lại, đọc một cuốn sách hay, nhâm nhi một tách trà, dành lại thời gian cho bản thân, quãng đời còn lại vốn chẳng dài lâu.
Thiện đãi bản thân mới là điều quan trọng nhất. Muốn làm cây cổ thụ, thì chớ so đo với bụi cỏ, đó là sự tu hành của bậc đại trí.
Cây cổ thụ cao ngất trời, không phải một sớm một chiều lớn thành như vậy được.
Cỏ xanh mơn mởn, cũng không hẳn là kẻ yếu.
 
Bốn mùa luân chuyển, đời đời không ngừng, tồn tại của mỗi một sinh mệnh cũng không phải là tuần tự tiến dần, vậy nên hãy làm bản thân như lúc mới đầu.
Trở về với bản thân, tìm kiếm trạng thái nguyên thủy nhất, đó chính là “tĩnh”.
 
Nếu muốn nhìn lên trời xanh, trước tiên hãy thanh tịnh nội tâm mình; thăng hoa tâm hồn, chớ để lạc mất bản thân.
Ngày tháng còn lại trong đời còn được bao lâu, ai cũng đều không đoán trước được.
Sống ở hiện tại, xem nhẹ những được mất của đời người, không phải là quá tốt hay sao!
 
Trong đường hầm thời gian vội vàng này, một bên là kẻ lữ hành nơi đất khách, một bên là khách qua đường, vậy nên gặp được nhau, thì phải biết trân quý.
Quãng đời còn lại, còn có thể sánh vai nhau đi được bao lâu, ai có thể biết được?
 
Khi bước vào tuổi hoàng hôn bóng xế, tôi mới thấm thía: Di sản lớn ...
Bài thơ “Lạc tịnh thi” của Chu Chiêm Cơ, càng tô vẽ thêm một phần ung dung này:
 
Mộ sắc động tiền hiên, trọng thành dục bế môn
Tàn hà thu xích khí, tân nguyệt phá hoàng hôn
Dĩ giác càn khôn tịnh, đô vô thị tỉnh huyên
Âm dương hữu hằng lý, tư dữ đạt nhân luận

Tạm dịch nghĩa là:

Phía trước cửa sổ trông thấy cảnh hoàng hôn lặn dần đi, cảnh cổng thành nặng nề muốn đóng lại.
Ráng mây thu lại khí sắc màu đỏ cuối cùng, mặt trăng phá tan cảnh hoàng hôn.
Giờ đây cảm thấy trời đất tĩnh lặng, không còn không khí ồn ào náo nhiệt của phố chợ.
Âm dương (ngày đêm) vốn là đạo lý xưa nay, những người phóng khoáng lạc quan biết rõ điều này.
 
Bốn câu thơ cuối cùng này, trời đất bình yên tĩnh lặng, không có cảnh ồn ào nơi phố chợ, âm dương tự nhiên là cái lý vĩnh hằng bất biến từ xưa đến nay, vốn không cần phải tranh luận không thôi.
Thiết nghĩ, con người đến tuổi trung niên rồi, năm tháng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
 
Vậy nên, hãy thiện đãi cuộc sống, thiện đãi người khác, thiện đãi bản thân, thiện đãi hết thảy mọi thứ xung quanh. Tẩy tịnh hết những tạp niệm, gột rửa bụi bẩn của tâm hồn.
Sau tuổi trung niên, quãng đời còn lại bình thản mà không tranh giành, thiết nghĩ cũng là một loại cảnh giới của bậc đại trí vậy.

(Thuận An biên dịch)

     Nguyễn Ngọc Quang sưu tầm và tổng hợp     
 
Ảnh minh họa

 
Những câu nói tiếng Anh về quá khứ hay nhất
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %16 %667 %2020 %11:%05
back to top