Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, tòa kiến trúc đặc sắc gần 140 tuổi

    Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, tòa kiến trúc đặc sắc gần 140 tuổi   

Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Bộ ảnh dưới đây do độc giả Hoàng Hào gửi tặng BBC News Tiếng Việt nhân dịp Giáng Sinh 2019.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, và tên tiếng Pháp, Cathédrale Notre-Dame de Saïgon.
Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Sài Gòn, Nhà Thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thành phố.
Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Do Kiến trúc sư người Pháp Jules Bourard thiết kế và được xây dựng trong thời gian từ 1877 đến 1879, đến năm 1880 chính thức ra mắt, công trình này được coi là một phiên bản đặc biệt của Nhà Thờ Đức Bà Paris.
Tổng giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên vào tháng 10/1877, và lễ hoàn công được tổ chức vào tháng 4/1880. Hầu hết các nguyên vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang, trong đó có gạch từ Toulouse, khiến Nhà thờ có màu đỏ đặc trưng còn đến ngày nay.
Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Hai tháp chuông được bổ sung vào năm 1895, làm Nhà thờ có thiết kế trở nên khác với Notre-Dame de Paris, nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ cho tòa nhà. Với tháp chuông, Nhà thờ có độ cao 198 bộ.
Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Năm 1959, bức tượng Đức Bà Hòa Bình làm bằng đá granite lấy từ Rome được dựng bên ngoài Nhà thờ. Sau lễ khánh thành bức tượng, Nhà Thờ Sài Gòn được biết đến với tên gọi Nhà Thờ Đức Bà.
Năm 1960, nơi này chính thức được đặt tên là Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn. Hai năm sau, nơi này được Đức Giáo Hoàng John XXIII xức dầu thánh, được trao vị thế thánh đường, và mang tên gọi Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn kể từ đó tới nay.
Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Đây là một trong những địa điểm yêu thích của người dân Sài Gòn trong các dịp quan trọng. Từ đường sách Nguyễn Văn Bình, ta sẽ nhìn thấy phía hông Nhà thờ.
Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Kể từ đầu 2018, Nhà thờ được chính thức khởi công trùng tu, và hiện vẫn đang trong tình trạng được bao kín bởi giàn giáo xây dựng. Đây là Nhà thờ nhìn từ đường Alexandre de Rhodes trong một buổi sáng sớm trước khi bị che kín.
Hoang Hao (Facebooker HaoHo) Hoang Hao (Facebooker HaoHo)
Có một người đàn ông ngày nào cũng đến cho đàn chim bồ câu ăn thóc nơi tượng Đức Mẹ phía trước Nhà thờ.
Các hình ảnh trên đây được độc giả Hoàng Hào chụp.

  Nhà thờ Đức Bà: Tuyệt tác kiến trúc Pháp giữa lòng Sài Gòn  

 
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, phiên bản kiến trúc nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp) được đại trùng tu sau gần 140 năm. Nhà thờ Đức Bà (Quảng trường Công xã Paris, quận 1, TP.HCM) được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động từ cuối thế kỷ 19. Sau hơn 100 năm, đến đầu năm 2018, nhà thờ được khởi công đại trùng tu. 
Nhà thờ Đức Bà (Quảng trường Công xã Paris, quận 1, TP. Sài Gòn) được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động từ cuối thế kỷ 19. Sau hơn 100 năm, đến đầu năm 2018, nhà thờ được khởi công đại trùng tu.
Để thực hiện việc trùng tu, đơn vị thi công phải mất hơn 2 tháng dựng giàn giáo.
Để thực hiện việc trùng tu, đơn vị thi công phải mất hơn 2 tháng dựng giàn giáo. Hiện tại, nhiều chỗ trên mái nhà thờ đang được phủ bạt để thi công.
Hiện tại, nhiều chỗ trên mái nhà thờ đang được phủ bạt để thi công.
Việc trùng tu được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhiều vật tư, thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài. Các chuyên gia các nước Pháp, Bỉ, Đức... cũng đến hỗ trợ việc trùng tu nhà thờ.
Việc trùng tu được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhiều vật tư, thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài. Các chuyên gia các nước Pháp, Bỉ, Đức... cũng đến hỗ trợ việc trùng tu nhà thờ. Tường xây bằng gạch trần (không tô, phết) được đưa từ Marseille (Pháp) sang. Tường được thiết kế khá dày, khoảng 65cm, để cách âm và cách nhiệt cho không gian bên trong nhà thờ. Trải qua gần 140 năm, tường vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Tường xây bằng gạch trần (không tô, phết) được đưa từ Marseille (Pháp) sang. Tường được thiết kế khá dày, khoảng 65cm, để cách âm và cách nhiệt cho không gian bên trong nhà thờ. Trải qua gần 140 năm, tường vẫn còn màu sắc hồng tươi. Kiến trúc bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. 
Kiến trúc bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Ngoài hệ thống mái ngói, nhiều hạng mục khác của nhà thờ Đức Bà như tháp chuông, kính màu… cũng được trùng tu. Kinh phí sửa chữa do chủ đầu tư là Tòa tổng giám mục Sài Gòn vận động từ nguồn xã hội hóa. Dự kiến việc trùng tu nhà thờ sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023. 
Ngoài hệ thống mái ngói, nhiều hạng mục khác của nhà thờ Đức Bà như tháp chuông, kính màu… cũng được trùng tu. Kinh phí sửa chữa do chủ đầu tư là Tòa tổng giám mục Sài Gòn vận động từ nguồn xã hội hóa. Dự kiến việc trùng tu nhà thờ sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023. Được xây dựng từ năm 1877 và khánh thành năm 1880, đến nay Nhà thờ Đức Bà đã gần 140 năm tuổi. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được mang từ Pháp sang. 
Được xây dựng từ năm 1877 và khánh thành năm 1880, đến nay Nhà thờ Đức Bà đã gần 140 năm tuổi. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được mang từ Pháp sang. Theo tư liệu, ban đầu nhà thờ có 2 tháp mái bằng với chiều cao 37m và nếu nhìn từ phía trước, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trông gần giống như Nhà thờ Đức Bà tại Paris. Sau đó, nhà thờ xây thêm 2 gác chuông mái nhọn bên trên tháp bằng giống như hiện nay. Không như những nhà thờ khác tại TP.HCM, nhà thờ Đức Bà không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh.
Theo tư liệu, ban đầu nhà thờ có 2 tháp mái bằng với chiều cao 37m và nếu nhìn từ phía trước, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trông gần giống như Nhà thờ Đức Bà tại Paris. Sau đó, nhà thờ xây thêm 2 gác chuông mái nhọn bên trên tháp bằng giống như hiện nay. Không như những nhà thờ khác tại TP. Sài Gòn, nhà thờ Đức Bà không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh. Do nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP.HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Lễ Giáng sinh. Nhà thờ Đức Bà cũng là điểm tham quan của rất nhiều khách du lịch quốc tế khi đến du lịch tại TP.HCM. 
Do nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP.TP. Sài Gòn nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Lễ Giáng sinh. Nhà thờ Đức Bà cũng là điểm tham quan của rất nhiều khách du lịch quốc tế khi đến du lịch tại TP. Sài Gòn
 
    Lan Hoa - sưu tầm tổng hợp   
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %28 %485 %2019 %05:%12
back to top