Nguồn gốc thú vị của những tục lệ truyền thống trong lễ Giáng sinh

Nguồn gốc thú vị của những tục lệ

Truyền thống trong lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc của cây trang trí Giáng Sinh

Bắt nguồn từ một số tôn giáo, tín ngưỡng tồn tại trước khi đạo Thiên Chúa ra đời, lễ Giáng Sinh có mối liên hệ mật thiết với hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đông chí vào 21 hoặc 22/12, theo Ancient Origin. Đây là thời điểm ban đêm dài nhất trong năm, nên thời khắc "ánh sáng đang đến" được ca tụng và tôn kính. Sau điểm Đông chí, ánh sáng ban ngày sẽ nhiều hơn, như một lời hứa hẹn cho mùa xuân đang tới.

Ngày lễ Giáng sinh truyền thống của phương Tây có nguồn gốc từ nền văn hóa của người Celt và Saxon cổ đại. Họ tổ chức lễ hội "Yula" hay "bánh xe của năm" vào ngày Đông chí. Lễ hội này liên quan đến việc đốt một khúc gỗ mới đốn và đốt cháy nó trong 12 giờ trước điểm Đông chí. Việc làm này tượng trưng cho sự may mắn và năm mới thịnh vượng.

Sau đó, người ta thay việc đốt cháy khúc gỗ bằng cách sử dụng cây xanh gắn thêm những chiếc đèn có dạng cây nến nhỏ, và do đó cây Giáng sinh ra đời. Thông thường cây Giáng sinh là một cây thường xanh, ví dụ cây thông, được trang trí thêm bằng cây nhựa ruồi (holly) và cây tầm gửi, hai loài cây tượng trưng cho sự sinh sôi.

Việc sử dụng cây Giáng sinh diễn ra phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16, khi những người theo đạo Cơ Đốc bắt đầu dùng chúng để trang trí trong nhà và trang hoàng thêm cho cây bằng nến. Sau đó, truyền thống này lan rộng sang các khu vực khác của châu Âu.

Năm 1841, cây Giáng sinh bắt đầu xuất hiện tại lâu đài Windsor, Anh, được bao phủ bởi những ngọn nến, hoa quả và bánh gừng. Từ thập niên 1850, vật phẩm trang trí cây Giáng sinh còn có thêm các món đồ chơi nhỏ, trang sức, hình nàng tiên, búp bê, còi và chuông.

Truyền thống treo tất được phổ biến bởi một bài thơ Giáng Sinh

Theo tạp chí Smithsonian, truyền thống treo tất trên lò sưởi bắt nguồn từ câu chuyện về một người đàn ông góa vợ luôn lo lắng rằng mình không thể chu cấp đầy đủ cho ba cô con gái.

Thánh Nicholas biết được hoàn cảnh của gia đình ông nên đã giúp đỡ bằng cách thả một túi tiền vàng vào ống khói. Thế nhưng, túi vàng lại rơi trúng vào những chiếc tất đang được hong khô cạnh lò sưởi. Sau đó, việc treo tất gần lò sưởi đã trở thành tục lệ quen thuộc trong đêm Giáng sinh.

10 nguồn gốc thú vị của những tục lệ truyền thống trong lễ Giáng sinh: Hôn nhau dưới cây tầm gửi, treo tất cạnh lò sưởi, giấu dưa chuột muối trong cây thông… - Ảnh 1.

Tuy nhiên, theo một số thông tin khác thì sự phổ biến của truyền thống treo tất lại bắt nguồn từ bài thơ "Chuyến thăm của Thánh Nicholas" của Clement Clarke Moore năm 1823. Bài thơ có đoạn: "Thánh Nicholas đổ đầy những chiếc tất, sau đó quay lại và đặt ngón tay lên một bên mũi, Và ông gật đầu, thả vào ống khói".

Kể từ đó, trẻ em thường treo tất cạnh bếp lò trong đêm Giáng sinh với hi vọng ông già tuyết sẽ thả những món quà vào đó.

Truyền thống gửi thiệp Giáng sinh đến từ nước Anh

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng từng ít nhất một lần gửi thiệp Giáng sinh cho gia đình và bạn bè.

Tạp chí Smithsonian cho biết trong mùa Giáng sinh ở Anh năm 1843, ngài Henry Cole muốn tìm cách gửi thiệp cho bạn bè mà không cần viết từng lá thư cho mỗi người. Chính vì vậy, ông đã in 1.000 tấm thiệp với dòng chữ "Chúc bạn Giáng sinh và năm mới vui vẻ" cùng chỗ trống để viết thêm lời nhắn nhủ. Đây chính là khởi đầu của thiệp Giáng sinh.

Truyền thống trang trí cây thông Noel bắt nguồn từ nước Đức và Anh

Cây thông thường được dùng làm cây trang trí Giáng sinh và từ lâu loài cây này được coi là biểu tượng của sự may mắn bởi chúng vẫn xanh tươi trong suốt mùa đông lạnh giá.

Theo tạp chí TIME, ý tưởng trang trí cây thông bắt nguồn từ người sáng lập đạo Tin Lành vào thế kỷ 17 và đến những năm 1820, truyền thống này lan sang Mỹ nhờ những người nhập cư.

Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử Đức, Albert đã giúp phổ biến rộng rãi truyền thống trên khi bức họa vẽ hình gia đình họ ngồi cạnh cây thông Noel được trang trí đẹp mắt xuất hiện trên tờ Illustrated London News năm 1846.

Truyền thống hôn nhau dưới cây tầm gửi có nguồn gốc từ truyền thuyết Celtic

Theo truyền thuyết của người Celtic, cây tầm gửi có thể đem lại sự may mắn và nếu đôi lứa hôn nhau dưới loại cây này, họ sẽ tiến tới hôn nhân trong tương lai gần. Truyền thống này bắt đầu từ thời nữ hoàng Victoria.

Ăn bánh trái cây trong mùa Giáng Sinh bắt đầu từ thế kỷ 18

Theo tờ New York Times, bánh trái cây được làm từ một loại thực phẩm của người La Mã cổ đại có tên là satura -  hỗn hợp gồm lúa mạch, hạt lựu, nho khô và mật ong. Nhiều người cho rằng món ăn này được phát minh như cách để bảo quản trái cây.

10 nguồn gốc thú vị của những tục lệ truyền thống trong lễ Giáng sinh: Hôn nhau dưới cây tầm gửi, treo tất cạnh lò sưởi, giấu dưa chuột muối trong cây thông… - Ảnh 3.

Tạp chí Smithsonian cho biết bánh trái cây đã trở nên phổ biến trong những dịp đặc biệt vào thế kỷ 18 và 19 khi thành phần để làm món này khó mua và đắt tiền hơn trước. Ngày nay, tuy không còn nhiều người thích bánh trái cây nhưng nó vẫn là một món ăn cổ điển không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh.

Đoản khúc Giáng sinh bắt nguồn từ thời Trung Cổ

Tụ tập và hát những bài hát Giáng sinh nổi tiếng từ lâu đã trở thành một truyền thống trong mùa lễ cuối năm ở nhiều nơi. Không ít bài hát có nguồn gốc từ tời Trung cổ, khi mọi người đi đến nhà nhau để chúc sức khỏe nhân dịp năm mới.

Giấu dưa chuột muối trong cây thông Noel bắt nguồn từ nước Đức

Tuy truyền thống này khá phổ biến tại Mỹ nhưng theo một số thông tin, nó lại bắt nguồn ở Đức vào cuối những năm 1900. Theo đó, cha mẹ thường giấu những đồ vật ngụy trang hình quả dưa chuột màu xanh lá cây trong cây thông và đứa trẻ đầu tiên tìm thấy vào buổi sáng hôm sau sẽ gặp may mắn trong suốt năm mới.

10 nguồn gốc thú vị của những tục lệ truyền thống trong lễ Giáng sinh: Hôn nhau dưới cây tầm gửi, treo tất cạnh lò sưởi, giấu dưa chuột muối trong cây thông… - Ảnh 4.

Trang trí bánh quy Giáng sinh là truyền thống kỷ niệm tiết đông chí thời cổ đại

Trang trí bánh cookies chủ đề Giáng sinh và đặt chúng gần lò sưởi là hành động nhằm bày tỏ sự biến ơn đến ông già Noel.

Trước các loại bánh quy như ngày nay, người cổ đại dùng các món tráng miệng để kỷ niệm tiết đông chí. Đến thời Trung cổ, người châu Âu đã dùng bánh tráng miệng làm từ quế, hạt nhục đậu khấu và hoa quả sấy khô.

Một trong những loại bánh Giáng sinh cổ điển nhất chính là bánh quy gừng được tạo ra bởi Nữ hoàng Elizabeth I của nước Anh. Bà đã dùng khuôn để tạo hình cho những chiếc bánh vị gừng truyền thống.

Lịch Mùa Vọng dựa trên truyền thống Cơ Đốc Giáo

Đây là loại lịch được sử dụng để đếm ngược từ ngày đầu tiên của tháng 12 đến lễ Giáng sinh. Theo tạp chí TIME, chúng bắt nguồn từ truyền thống Cơ Đốc giáo có niên đại hơn 1.600 năm về trước.

10 nguồn gốc thú vị của những tục lệ truyền thống trong lễ Giáng sinh: Hôn nhau dưới cây tầm gửi, treo tất cạnh lò sưởi, giấu dưa chuột muối trong cây thông… - Ảnh 5.

Truyền thống đợi ông già Noel phân phát quà trên khắp thế giới

Ông già Noel được gọi bằng những cái tên khác nhau như Santa Clause ở Mỹ, Père Noel ở Pháp hay ông già tuyết ở Nga. Có rất nhiều giải thích về nhân vật đặc biệt này trên khắp các quốc gia.

Theo truyền thuyết lâu đời nhất, ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicholas ở thành Mila, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là một người hào phóng thường xuyên tặng quà cho những người nghèo khổ. Cứ mỗi dịp cuối năm, trẻ em trên thế giới lại háo hức chờ đợi ông già Noel để nhận được những món quà Giáng sinh mà mình mong ước.

Nguồn gốc và ý nghĩa của vòng nguyệt quế

Kể từ thời cổ đại, vòng hoa đã được sử dụng như là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh. Ở Rome và Hy Lạp, các vị vua và hoàng đế thường đeo vòng hoa như vương miện bởi vì họ thường kết nối vòng nguyệt quế với thần Mặt trời Apollo và coi vương miện như vật tượng trưng cho quyền lực. 

Chiếc vòng đội đầu chuyển thành vòng treo cửa như thế nào, đến nay vẫn chưa biết chính xác. Tuy nhiên người ta tin rằng, có một vận động viên đã cài vòng nguyệt quế của mình lên cửa như một vật kỷ niệm chiến thắng.

Từ thời cổ đại, vòng hoa đã được sử dụng như là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh.

Truyền thuyết thế kỷ XIII kể rằng, thánh St. Boniface người Đức đã đốn một cây sồi - biểu tượng của ngoại giáo - và từ chỗ đó mọc lên một cây thường xuân. Thánh tuyên bố thường xuân là biểu tượng hân hoan của người Công giáo về cuộc sống đời đời vì loài cây này xanh tươi quanh năm.

Còn theo một thông tin khác thì nhiều nhà lịch sử học tin rằng những chiếc vòng nguyệt quế đầu tiên xuất hiện vào thời Đế chế Ba Tư, khi mà hoàng gia và những người thuộc tầng lớp quý tộc đeo những chiếc vòng nguyệt quế hay vòng đầu được trang trí thêm trang sức để biểu trương quyền lực và sự cao quý. Những nền văn hóa khác sau đó tiếp thu điều này và biến đổi để phù hợp với họ.

Vào khoảng 800 năm trước ngày sinh của Chúa, người Hy Lạp bắt đầu trao những chiếc vòng được làm từ nhành cây nguyệt quế cho người thắng cuộc.

Trong suốt thời đại La Mã, những người lãnh đạo chính trị và quân đội như là Julius Caesar, cũng đeo những chiếc vòng nguyệt quế trên đầu. Việc những chiếc vòng nguyệt quế ngày nay trở thành vật trang trí treo trên tường được xem là xuất phát từ việc khi những người này trở về nhà, họ treo những chiếc vòng nguyệt quế lên tường hay cửa như là chiến lợi phẩm.

Trong thần thoại Hy Lạp, thần Apollo được thể hiện là đội vòng nguyệt quế trên đầu, và thời Hy Lạp cổ đại thì các vòng nguyệt quế được dùng để tặng thưởng cho những người chiến thắng, cả trong những cuộc thi đấu thể thao, bao gồm cả Olympic cổ đại cũng như các cuộc thi thơ dưới sự bảo trợ của vị thần này.

Một số vị hoàng đế cũng đội vòng nguyệt quế. Trong khi các vòng nguyệt quế cổ đại thường được mô tả là có hình móng ngựa thì các vòng nguyệt quế ngày nay lại thường có dạng hình tròn. Từ để chỉ người được giải thưởng trong một số ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh  là laureate (từ  tiếng La tinh lаureatus) đều có nghĩa là đội vòng nguyệt quế

Trong thành ngữ thông dụng ngày nay, vòng nguyệt quế dùng để chỉ chiến thắng. Thành ngữ "Ngủ trên vòng nguyệt quế của mình" dùng để chỉ những người dựa vào những thành công trong quá khứ để che đậy những điều kém cỏi của họ trong thời hiện tại.

Vòng nguyệt quế Giáng sinh.
Vòng nguyệt quế Giáng Sinh.

Sau khi Chúa sinh ra đời, chiếc vòng nguyệt quế Giáng sinh làm từ nhánh cây trường xuân trở thành biểu tượng cho chiến thắng của sự sống qua suốt những tháng mùa đông. Vòng nguyệt quế không chỉ có công dụng là làm vật trang trí trên tường, nó còn được dùng để đếm thời gian khi còn 4 tuần nữa là đến Giáng sinh.

Mục đích sử dụng vòng Nguyệt quế

Vòng nguyệt quế, hay còn gọi là vòng ô rô, được biết đến với mục đích phổ biến nhất là trang trí nhà cửa, đặc biệt vào dịp Giáng sinh. Song, ít người biết rằng vòng nguyệt quế còn là một biểu tượng trong nghi thức chào đón Giáng sinh tại các nhà thờ và gia đình theo đạo.


Vòng nguyệt quế còn là một biểu tượng trong nghi thức

chào đón Giáng sinh tại các nhà thờ và gia đình theo đạo.

 

Nghi thức này có nguồn gốc từ Đức. Theo đó, vòng nguyệt quế được đặt nằm với 4 cây nến trắng dựng bên trên. Vào mỗi Chủ nhật kể từ tuần thứ 4 trước Giáng sinh, người ta sẽ thắp một cây nến trên vòng nguyệt quế.

Ngọn nến đầu tiên tượng trưng cho hy vọng. Ngọn nến thứ hai là tình yêu. Ngọn nến thứ ba tượng trưng cho niềm vui và ngọn nến thứ tư tượng trưng cho hòa bình.

Ngoài ra, có người còn thắp thêm một cây nến thứ năm màu trắng, đặt ở chính giữa vòng nguyệt quế vào đêm trước ngày Giáng Sinh. Ngọn nến này tượng trưng cho ngày Chúa sinh ra đời.

Nghi thức này không chỉ là cách người ta chờ đòn Giáng Sinh mà còn tượng trưng cho hy vọng về một tương lai tươi sáng, một mùa xuân ấm áp giữa hiện tại tăm tối, lạnh lẽo của mùa đông.

Chất liệu và hình dáng của vòng Nguyệt quế

Những chiếc vòng nguyệt quế ở thời cổ đại được miêu tả với hình dáng móng ngựa.
Những chiếc vòng nguyệt quế ở thời cổ đại được miêu tả với hình dáng móng ngựa.

Vòng nguyệt quế nguyên thủy thường được làm từ nhánh cây thường xuân hoặc nguyệt quế, quả ô rô và những phụ kiện trang trí khác.

Những chiếc vòng nguyệt quế ở thời cổ đại được miêu tả với hình dáng móng ngựa. Tuy nhiên, những vòng nguyệt quế mà chúng ta thấy ngày nay đều có hình vòng tròn khép kín.

Càng về sau, vòng nguyêt quế càng được sáng tạo với nhiều chất liệu, màu sắc, kiểu dáng mới lạ và độc đáo hơn.

Vòng nguyệt quế trong thần thoại Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp, hình tượng thần Apollo luôn đội vòng nguyệt quế trên đầu. Ở thời Hy Lạp cổ đại, chiếc vòng nguyệt quế tượng trưng cho sức mạnh, sự chiến thắng.

Vòng nguyệt quế sẽ được trao cho những người chiến thắng trong những cuộc thi đấu thể thao và thi ca.

Ceasar đội vòng nguyệt quế vì bị hói

Hình ảnh Julius Caesar gắn liền với chiếc vòng nguyệt quế trên đầu.
Hình ảnh Julius Caesar gắn liền với chiếc vòng nguyệt quế trên đầu.

Vào thời đế chế La Mã, vòng nguyệt quế được những nhà lãnh đạo chính trị và quân đội mang trên đầu như một chiếc vương miện thể hiện quyền lực, địa vị xã hội cao quý của mình. Do đó, chúng ta vẫn thường hay thấy hình ảnh Julius Caesar gắn liền với chiếc vòng nguyệt quế trên đầu.

Cũng có nhiều nguồn thông tin hài hước cho rằng sở dĩ Caesar đội vòng nguyệt quế là để che giấu chiếc đầu bị hói của mình.

~~~~ Kim Quy sưu tập ~~~~

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %24 %912 %2019 %15:%12
back to top