Nhạc Vàng _ di sản trường tồn của Việt Nam Cộng Hòa

 Nhạc Vàng

di sản trường tồn của Việt Nam Cộng Hòa

Nhạc vàng là dòng nhạc Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade ...) và ca từ vừa bình dân, dung dị lại vừa đậm chất thơ.

Lịch sử



"Nhạc vàng" ở phía nam vĩ tuyến 17

Danh từ "nhạc vàng" xuất hiện tại Miền Nam ở vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát vào những năm 1960. Vào cuối thập niên đó nhạc sĩ Phó Quốc Lân cho ra mắt ban "Nhạc Vàng" thuộc đài truyền hình Sài Gòn để trình tấu định kỳ.

Ông tác giả những bản nhạc như “Xuân ly hương”, “Hương lúa miền Nam”, “Anh tôi” (nói về người lính Cộng Hòa), “Mong ngày anh về”, “Vui khúc tương phùng”. Những hãng phát hành băng và đĩa nhạc cũng cho ra nhiều sản phẩm với danh hiệu nhạc vàng như hãng Hương Giang, hãng Dạ Lan, và hãng Shotguns của Ngọc Chánh.

Nhạc vàng sau đó được hiểu là thể loại nhạc tình êm dịu có tình yêu quê hương nhưng cũng thể hiện tình yêu lứa đôi vì người lính chiến cũng có nỗi lòng riêng tư mặc dù còn nặng trách nhiệm với đại cuộc. Cho đến năm 1975, dòng nhạc này phổ biến ở Miền Nam. Những tác giả với tên tuổi gắn bó với nhạc vàng là Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Nguyễn Văn Đông.

Nguyễn Ánh 9 cùng thế hệ với các nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng, nhưng tự nhận không theo nhạc vàng. Cuộc trao đổi với tác giả 'Buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa'... cho thấy cái nhìn tương đối khách quan về nhạc vàng, nhạc sến.

 "Nhạc màu vàng" ở phía bắc vĩ tuyến 17

Ở Miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát thì từ thập niên 1950 đã du nhập khái niệm "nhạc màu vàng" từ Trung Hoa. Trong Hán ngữ nhạc màu vàng (huangse yinyue Hán Việt: hoàng sắc âm nhạc) được hiểu là nhạc tình thời thượng của thập niên 1930 phổ biến ở Thượng Hải.

"Nhạc màu vàng" theo đó bị coi "là thứ âm nhạc lãng mạn bi quan, hoặc khêu gợi tình dục và những khát vọng thấp kém của xác thịt". Phong trào bài trừ "nhạc màu vàng" ở Trung Hoa thời Mao Trạch Đông cũng lan theo sang miền Bắc Việt Nam như trong những bài báo dịch lại từ tiếng Hoa, chống nhạc "ủy mị" vì thiếu tinh thần đấu tranh cách mạng. Cũng vì vậy mà dòng nhạc tiền chiến thịnh hành trước năm 1954 cũng phải câm nín.


Nhạc vàng sau năm 1975

Sau năm 1975 danh từ "nhạc vàng" được dùng cho tất cả những tác phẩm âm nhạc của Miền Nam ra đời trong thời kỳ đất nước chia đôi và dòng nhạc này bị cấm[6] trên các phương tiện truyền thông.

Cũng như những đề mục văn hóa khác ở miền Nam, âm nhạc Miền Nam bị gán thêm cái nhãn hiệu chính trị là "nhạc phản động" hoặc "đồi trụy" vì "ru ngủ", không thể hiện được con người xã hội chủ nghĩa lý tưởng.

Kết quả là nhiều sản phẩm văn hóa trong đó có băng cassette, đĩa nhạc cùng những bài vở ghi chép nhạc vàng bị đốt. Cũng theo nghĩa đó thì đối lập với nhạc vàng là nhạc đỏ tức dòng nhạc nêu cao chủ nghĩa cộng sản, mục tiêu đấu tranh và lao động. Dù vậy nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc vì nói lên được tình cảm cá nhân không gò buộc vào tập thể.

"Nhạc vàng" do đó hàm ý vàng của quý kim mà người nghe phải lén lút để nghe vì nó cho người nghe cái tâm trạng "riêng" của con người trong khi xã hội chỉ cho phép cái ý thức hệ chung của tập thể.

Dù phải nghe trộm qua những buổi phát thanh của VOA hoặc BBC từ hải ngoại, người trong nước vẫn cố gắng tìm nghe bất chấp hình phạt của luật pháp. Có thể nói nhạc vàng át cả nhạc đỏ mặc dầu nhạc đỏ được chính quyền ưu đãi và cổ súy.

 

 

Một số ý kiến

Dịch giả Nhật Chiêu: "Tôi nghĩ nhạc sến là một bộ phận cơ bản trong đời sống âm nhạc dành cho đối tượng thưởng thức bình dân, không thể thiếu. Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước đều có loại hình giải trí dành riêng cho đối tượng đông đảo này. Trong rất nhiều "tình huống" cuộc sống, tình cờ "lạc vào" tôi lại thấy nhiều ca từ của nhạc sến rất có lý (!).

Sự thật là chưa có ai buồn nghe nhạc sến mà chết cả nhưng đã có nhiều trường hợp thưởng thức "văn hóa" cao cấp lại tự tử ví dụ như trường hợp tác phẩm Những nỗi đau của chàng Goet-thơ của Gớt. Nói vui, theo tôi, nghe nhạc sến cũng như mặc áo chim cò, không hại ai".


Họa sĩ Trịnh Cung: "Trong tranh vẫn có "sến" chứ! Ví dụ như tranh của họa sĩ Lê Trung trước đây. Ông thường vẽ phụ nữ ngực tròn, mặc áo bà ba đội khăn hoặc nón rất Sài Gòn. Nói chung là bình dân. Nhưng chân dung các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, bà Tùng Long... của ông thì vẫn đầy cá tính. Nhiều người nhớ! "Nhạc sến" thường tập trung vào điệu boléro.

Theo tôi, ngoài tính mòn, đơn điệu, boléro có ưu điểm là rất thích hợp với giọng nam của các ca sĩ Sài Gòn. Các nhạc sĩ như Lam Phương, Hồ Đình Phương, Thanh Sơn... là những cái tên được biết đến từ "nhạc sến". Nói không quá, "nhạc sến" rất đặc trưng cho đời sống thị dân".


Ca sĩ Hương Lan: "Âm nhạc có nhiều dòng khác nhau: nhạc dân ca, nhạc trữ tình..., nhưng không có dòng nhạc sến. Tôi không biết những người hay dùng từ sến để chê một bài nào đó, họ có hiểu "sến" là gì hay không; hay cái gì không thích thì đều cho là "sến".

Cũng như từ "cải lương" vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại, nếu không nói là vô văn hóa.

Nhưng đó là khán giả chê. Đáng buồn hơn, ngay cả người trong giới cũng nói như vậy. Các em dù có nổi tiếng đến đâu, hát nhạc sang thế nào thì cũng đừng nên coi thường các loại nhạc khác".


Ca sĩ Ngọc Sơn: "Đáng ngạc nhiên là nhạc trẻ, nhạc pop hiện đại đôi khi cũng bị người nghe "liệt" vào hàng "sến" (vì họ không thích). "Sến" là hình thức áp đặt, và những người nói từ này thường hiểu "sến" là nhà quê, là nghèo; chẳng lẽ nhà quê hay nghèo là có tội, là bị chê? Có "quê" thì mới phân biệt được với "tỉnh" chứ! M

à tôi cũng coi mình và âm nhạc của mình là sến đấy, hay nếu ai có nói tôi sến, tôi càng thích; vì tôi luôn đứng về phía người dân lao động nghèo - họ cũng thường bị gọi là sến khi hay nghe loại nhạc tình cảm ướt át, và tôi luôn bảo vệ loại nhạc đó".


Ca sĩ Thùy Trang: "Người ta hay dùng từ "sến" khi nói đến những ca khúc trữ tình ủy mị. Nhưng lời của nhiều bài nhạc trẻ bây giờ nghe còn... (nếu được nói) sến hơn dòng nhạc tôi đang hát. Nhiều người vẫn cho rằng nhạc trẻ mang tính thị trường, nhưng thực tế chỉ tồn tại một thời gian nào đó; còn nhạc quê hương, trữ tình, mà bị gọi là sến, thì vẫn sống mãi đó thôi. Âm nhạc như một món ăn tinh thần, mà 9 người 10 ý, làm sao chiều hết được! Cho đến giờ này, tôi vẫn rất tự tin khi hát loại nhạc mà tôi đã chọn".


Ca sĩ Quang Dũng: "Tôi không hề phân biệt sang - sến, quan trọng là ca sĩ hát như thế nào để lay động được cảm xúc của người nghe. Có những bài bị cho là sến nhưng tôi vẫn chọn để hát lại (như bài "Thành phố mưa bay" của ca sĩ Tuấn Vũ), theo cách của mình, và vẫn được đón nhận. Mà nhạc bị quy vào sến vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả suốt mấy chục năm nay. Chị Hương Lan là một thần tượng của tôi, và tôi thường nghe những bài nhạc quê hương trữ tình của chị".

 

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Theo ông, nhạc vàng là nhạc gì?

Người ta hay dùng nhạc vàng để nói về âm nhạc trữ tình hay lãng mạn. Theo tôi biết, màu vàng có lúc tượng trưng cho sự bệnh hoạn. Hồi xưa như tôi được biết, khi trên tàu thủy có bệnh dịch thì treo cờ vàng để báo hiệu.

 -Ông đánh giá thế nào về kỹ thuật thanh nhạc của ca sỹ ca nhạc vàng nổi bật như Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền, Giao Linh…?

 Duy Khánh và học trò là Chế Linh, Giao Linh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế - mỗi người một giọng riêng biệt, và không qua trường lớp nào. Họ có thể hát nhạc khác cũng được nhưng không hay và không được nhiều người ưa thích bằng bolero.

-Nghe những bản nhạc theo điệu bolero và các giọng hát thời kỳ đấy rất Việt Nam?

 Không hẳn. Đúng ra, có những câu mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Phần đông ca sĩ, nhạc sĩ là người miền Nam nên hát và viết bài hát mang chất dân ca bình dân của người Nam. Họ viết nhạc phần đông ở giọng thứ, khi hát với bolero, nó đúng cái nhịp của người miền Nam. Dân ca miền Nam rất hợp bolero. Bên tân cổ giao duyên, phần đông hát vọng cổ xong qua bolero liền. Hai cái đó dính liền, pha với nhau. Từ đó có âm hưởng bolero trong âm nhạc Việt Nam.

 -Có bao giờ ông sáng tác theo phong cách nhạc vàng?

 Tôi dân trường Tây, ảnh hưởng nhạc nước ngoài nhiều. Rồi làm việc ở vũ trường, xung quanh toàn nhạc mới. Nhưng khi phổ thơ bài Ngày xưa có mẹ, tôi áp dụng bolero để kể chuyện. Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm. Nam Mỹ, Tây Ban Nha lẹ hơn, gần như rhumba.

 -Vậy có thể đưa ra công thức: nhạc vàng chính là điệu bolero Việt Nam cộng với kỹ thuật hát mang âm hưởng dân ca?

 Đúng rồi. Nhạc vàng xưa chỉ có hai thể điệu bolero và slow rock. Slow rock của Việt Nam cũng chậm lắm.

 -Thời đó, hẳn nhạc sĩ, ca sĩ nhạc vàng được đón nhận nồng nhiệt hơn so với nhạc trẻ?

 Trời ơi, băng nhạc loại bolero bán chạy nhất! Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương. Trúc Phương có viết một loạt Nửa đêm ngoài phố, Hai chuyến tàu đêm, Tàu đêm năm cũ… cho Thanh Thúy hát rất phù hợp.

Thời thịnh của nhạc vàng cũng chỉ giới bình dân nghe là chính?

 Trí thức cũng nghe, nhưng theo kiểu vô thưởng vô phạt. Trí thức lúc đó thích nghe nhạc của Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Phạm Đình Chương, Hoàng Trọng hay Văn Phụng.

 -Nhạc sĩ thấy hai khái niệm nhạc sến và nhạc vàng có gì chung?

 Hồi xưa, mấy người giúp việc nhà, hay nhà nghèo đi ra phông-ten nước (vòi nước công cộng) để lấy nước về nhà xài, hay giặt đồ, người ta gọi cho nó “sang” là Mari Đờ La Phông-ten, giỡn chơi vui vậy. Đồng thời lúc đó nổi lên cô đào Maria Schell, dẫn đến họ có thêm biệt danh là Mari Sến. Mấy người đó, chủ nhật được chủ cho nghỉ, họ ở nhà mở radio nghe nhạc bolero, hoặc ra phố kiếm mấy chỗ bán nhạc đó để mua. Họ thích bolero vì nó hợp với trình độ của họ. Nhờ những người đó, nhạc sĩ bán bài hát mới chạy. Vô tình người ta gọi loại nhạc đó là nhạc sến.

 Không phải mình phân chia giai cấp, nhưng loại nhạc đó được giới bình dân nghe nhiều hơn. So với nhạc vàng, lời nhạc sến còn bình dân hơn: Ước gì nhà mình chung vách, anh khoét bức tường, anh qua thăm em. Chung quy cũng là nhạc trữ tình. Nhạc cho người có hiểu biết chút xíu gọi là nhạc vàng, còn cho người ít hiểu biết gọi là nhạc sến.

 -Theo ông, nhạc vàng nên được nhìn nhận như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?

Tôi nghĩ nhạc vàng có giá trị của nó, nhạc sến cũng có giá trị của nó. Phải có những giá trị nhỏ thì người ta mới biết giá trị lớn chứ. Không nên đánh giá cái nào thấp quá hoặc cao quá.

N.M.H

 

Nhạc Vàng - di sản trường tồn của Việt Nam Cộng Hòa 

¸¸♫·¯·♪¸¸♩·¯·♬¸¸

Nhạc Vàng mà sự thịnh hành của nó gắn liền với miền Nam Việt Nam trước 1975 giúp cho khán thính giả ngày nay sống lại thời Việt Nam Cộng hòa và có thể được xem là di sản có sức sống nhất của chế độ đã qua, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây ở tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Nhạc Vàng là tên thường gọi của thể loại nhạc được sáng tác và trình diễn dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Ngoài tên gọi này, một phần của nó còn được gọi là ‘nhạc sến’ hay ‘nhạc boléro’, dựa trên thể điệu và lời ca.

 

 U sầu hoài niệm

  “Nhạc Vàng là một trong những phương tiện giữ cho ký ức của nền Cộng hòa sống mãi,” ông Vinh Phạm, nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Văn học đối chiếu tại Đại học Cornell, nhận định tại hội thảo về nền Cộng hòa và các giá trị Cộng hòa Việt Nam tại Đại học Oregon, Eugene, hôm 15/10.

Điều này thấy rõ trong các chương trình ca nhạc và nhạc hội được tổ chức ở hải ngoại để người gốc Việt tôn vinh nền văn hóa của họ vốn thường trình diễn những bài hát có nội dung về Việt Nam Cộng hòa, ông nói.

 Ông Vinh đưa ra dẫn chứng là có giai thoại về ‘ba thứ không thể thiếu’ trong các gia đình người Việt ở Mỹ, trong đó có những đĩa nhạc của Paris by Night hay Asia, hai nhà sản xuất băng đĩa hàng đầu của người Việt ở hải ngoại, bên cạnh... chai nước mắm và tô phở.

“Những bài hát như thế này thường được xem là để gợi nhớ về thời kỳ trước năm 1975,” ông nói. Ông Vinh cho biết thể loại nhạc này thường bị các nhà phê bình ngày nay đóng khung là ‘âu sầu, áo não’ (melancholy).

 

Theo ông Vinh, sự u sầu này có nghĩa là ‘mất đi một thứ gì đó’ và ‘ít nhất trong phạm vi văn học và âm nhạc sự mất mát đó chính là mất mát thật sự nền Việt Nam Cộng hòa’. “Nói cách khác, vật bị mất (gây ra cảm giác u sầu) ở đây không nằm trong phạm vi vô thức mà trái lại được đóng khung và định danh rõ ràng là một đất nước.”

 Ông dẫn chứng là trong các chương trình ca nhạc của người Việt ở Mỹ, ngày 30/4 năm 1975 được gọi là ‘Ngày Mất nước’. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và những công dân của quốc gia này sống lưu vong thì âm nhạc của chế độ cũ giúp họ nhận thức rõ về sự mất mát này, ông nói. Trong khi đó, cách mô tả Nhạc Vàng là ‘hoài niệm’ (nostalgic) về thời xa xưa có ý nghĩa là ‘chấp nhận quá khứ là chuyện đã qua và chấp nhận thực tại’, ông nói.

 “Với những gì mà cộng đồng người Việt ở hải ngoại, vốn tích cực tham gia chính trị, đã phản đối (chính quyền trong nước) lâu nay và cái cách mà Nhạc Vàng được sử dụng để củng cố tinh thần quốc gia của họ thì không thể nói là có bất cứ dấu hiệu gì cho thấy họ chấp nhận quá khứ mà thay vào đó đó là sự phản đối Đảng Cộng sản,” ông nhận định. “Cách dùng những từ như hoài niệm, u sầu lâu nay để phê bình Nhạc Vàng đã bỏ qua mục đích thật sự của những bài nhạc này,” ông nói.

 Sau khi đất nước thống nhất, chính quyền trong nước có một thời kỳ cấm đoán gắt gao thể loại âm nhạc này vì cho rằng nó ‘quá diễm tình, yếu đuối và thể hiện nền văn hóa yếu ớt của miền Nam’. Thậm chí nó còn được miêu tả là ‘độc hại và phản động’.

 

Có hợp với giới trẻ?

 Trao đổi bên lề buổi hội thảo về lý do tại sao Nhạc Vàng có sự trở lại ngoạn mục ở trong nước hiện nay, ông Vinh nêu lên các lý do là ‘làm ra tiền’, ‘dễ tiếp cận hơn trước’, ‘dễ nhớ dễ thuộc’ và ‘kết nối với thế hệ đi trước’. “Anh có thể kiếm tiền bằng Nhạc Vàng dựa trên số lượt người xem hay nghe trên YouTube. Một số kênh về Nhạc Vàng trên YouTube có hàng triệu lượt xem mỗi mục đăng tải,” ông giải thích.

 “Một lý do nữa là khán giả Việt Nam hiện nay có nhiều cách tiếp cận các sản phẩm văn hóa hơn. Vào những năm 1990, các băng đĩa Nhạc Vàng mà họ có được hoặc là sao chép lậu hoặc do người thân của họ mang từ nước ngoài về,” ông nói thêm. “Giờ đây mọi người chỉ cần rút điện thoại thông minh từ trong túi ra là có thể nghe Nhạc Vàng.” “Mặc dù một số bài hát vẫn bị cấm nhưng khán giả có thể dễ dàng tiếp cận được.”

 Ngoài ra, tính chất lãng mạn (poetic) của thể loại nhạc này khiến khán giả dễ dàng ghi nhớ và thuộc bài hát. “Có những thanh niên có ông bà cha mẹ vẫn còn nghe Nhạc Vàng cho nên nó là một hình thức để họ kết nối với thế hệ đi trước,” ông Vinh nói thêm.

 

Quang Lê - Lệ Quyên

Trả lời câu hỏi liệu Nhạc Vàng có phù hợp với thị hiếu của các khán giả trẻ ở trong nước hiện nay, ông Vinh nói rằng giới trẻ ‘quan tâm đến nhiều thể loại âm nhạc khác nhau chứ họ không quan tâm đến duy nhất một thứ’ cho nên ‘không thể gom các khán giả trẻ thành một khối duy nhất’.

 Tuy nhiên, theo những gì ông quan sát, ông cho rằng giới trẻ trong nước hiện nay hướng đến âm nhạc Hàn Quốc, Trung cộng và nhạc Mỹ, trong đó nhạc Hàn rất được giới trẻ ưa chuộng.

Về vấn đề liệu sự hồi sinh của Nhạc Vàng có làm sống lại sự quan tâm và tìm hiểu về Việt Nam Cộng hòa và các giá trị của nó hay không, ông Vinh trả lời rằng ‘mặc dù những bài Nhạc Vàng có thể gợi lại những tình cảm thân thiết với Việt Nam Cộng hòa nhưng ở trong nước chúng đã được đưa ra khỏi bối cảnh ban đầu’.

“Những người hát Nhạc Vàng vì họ yêu giai điệu bài hát (không phải lời hát). Tôi không cho rằng có sự gắn bó cá nhân rõ ràng (với nội dung các bài hát),” ông nói thêm. “Một số bài hát cơ quan kiểm duyệt còn sửa một số chữ trong lời hát.”

 Ông cho rằng các khán giả ở Việt Nam khi hát Nhạc Vàng họ ‘ít quan tâm đến chính trị’ và Nhạc Vàng chỉ đơn thuần là ‘một mặt hàng mới’ phục vụ người tiêu dùng. Chính vì những lý do đó mà ông cho rằng Nhạc Vàng hiện nay ‘không còn là mối đe dọa chính trị’ đối với chính quyền trong nước.

 Ông đưa ra dẫn chứng là có hiện tượng ‘trong nước trình diễn lại màn trình diễn ở nước ngoài’ (performing the performance), tức là tái hiện lại y chang khung cảnh sân khấu của các bài hát dàn dựng ở hải ngoại mặc dù họ đang ở Việt Nam trong khi những bài hát này vì không tiếp cận được bối cảnh ở Việt Nam nên phải dựng cảnh giả.

 Cách làm đó đã cho thấy khán giả trong nước ‘phi chính trị hóa Nhạc Vàng’ – tức họ là trình diễn âm nhạc chứ ‘không truyền tải thông điệp chính trị’, ông Vinh phân tích.

       

Di sản có sức sống nhất?

 Trong phần trình bày của mình, ông Jason Gibbs, một nhà nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam và hiện đang làm việc cho Thư viện Công tại San Francisco, cho rằng ‘có lẽ di sản về Việt Nam Cộng hòa có sức sống nhất ở Việt Nam ngày nay là âm nhạc’.

 “Những bài hát vẫn còn sống mãi từ thời điểm đó tập trung vào tình cảm con người và những cảm xúc sâu thẳm trong lòng người,” ông nói.

 Theo ông Gibbs thì sở dĩ âm nhạc phát triển mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam vì ‘có thị trường’ cho sản phẩm âm nhạc mang tính thương mại mà nhờ vào đó các nhạc sĩ có rất nhiều cơ hội kiếm tiền từ các sáng tác của họ và có được mức sống cao.

 “Trong một thị trường sơ khai còn hỗn loạn, những nhà sáng tác và khán giả tìm kiếm âm nhạc mới mẻ giàu cảm xúc và phù hợp với giá trị chung của một bộ phận đáng kể dân chúng,” ông nói và cho rằng thị trường âm nhạc miền Nam lúc đó ‘hoàn toàn bản địa’ vì ‘không có hãng đĩa nước ngoài nào tranh thủ được thị trường’.

 Ông giải thích rằng nhạc thị trường là một ‘điều mới mẻ’ ở miền Nam Việt Nam lúc đó vì nó không tồn tại dưới thời thuộc địa và ở miền Bắc.

 “Âm nhạc của Việt Nam Cộng hòa hoạt động trong mối quan hệ của ba yếu tố: chính sách của chính quyền, động cơ lợi nhuận và tình cảm chung của người dân,” ông cho biết.

 Ông nói thêm chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó do muốn tách bạch khỏi hệ tư tưởng và cách cai trị ở miền Bắc nên không thể ra lệnh cho các văn nghệ sĩ và người dân tuyệt đối tuân theo lệnh của chính quyền.

 

 

Tuy nhiên, ‘tâm lý chiến cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình công việc sáng tạo của các nhạc sĩ và có ảnh hưởng lên các tác phẩm âm nhạc được đưa ra thị trường’. Mặc dù vậy, khi nhạc thương mại chiếm lĩnh thị trường, trên sóng phát thanh và sóng truyền hình thì ảnh hưởng của chính quyền trở nên bị giới hạn.

 Sau năm 1975, Nhạc Vàng mặc dù bị cấm đoán quyết liệt ở miền Bắc nhưng nó vẫn được cộng đồng người Việt ở hải ngoại gìn giữ và ngày nay đã được một bộ phận dân chúng miền Bắc, vốn trước giờ lạ lẫm với dòng nhạc này, chấp nhận, ông Gibbs cho biết.

 

Trả lời câu hỏi rằng dòng nhạc tâm lý chiến có giống như nhạc tuyên truyền cổ động chiến đấu ở miền Bắc hay không, ông Gibbs nói: 

 “Tôi phải thừa nhận rằng với những gì mà tôi đã nghe thì (nhạc miền Nam) cũng có yếu tố tuyên truyền. “Ý tưởng tuyên truyền là nhấn mạnh vào hành động xấu xa của đối phương,” ông nói.

 Cũng theo nhận định của ông, Nhạc Vàng ‘chắc chắn mang tính cổ động quân đội’ vì nó ‘bày tỏ sự cảm thông cho người lính, cho những người dân bị chiến tranh chia cắt’.

 

  “Một số bài hát còn hướng đến thu phục những người bên ngoài chế độ (sống ở miền Bắc),” ông nói và cho biết những bài hát này nằm trong chương trình chiêu hồi (open arms) của chính quyền và có thể đi sâu vào phía đối phương.

 “Tuy nhiên, họ biết rằng họ không thể sáng tác những bài hát mang tính chất quân sự mạnh mẽ bởi vì những bài hát như thế không có sức hút (đối với thị trường),” ông nói thêm.

 

Nhạc "sến": Ai nghe và vì sao gọi là sến?

 Có lẽ trong đời bạn đã hơn một lần "bị" người khác bình phẩm: Sao mà "sến" quá đi! Khi bạn chỉ vừa mới hát một câu, thốt dăm ba tiếng hoặc ngay cả bộ đồ bạn đang mặc, bức tranh bạn vẽ, món quà bạn chọn... cũng có thể bị coi là "sến".
 
"Sến" quả là muôn hình vạn trạng, nhưng nếu cắc cớ hỏi lại: "Sến" là gì ? thì e rằng người vừa bình phẩm cũng... ngắc ngứ vì không thể giải thích một cách thỏa đáng. Ở phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin lạm bàn về "nhạc sến" - một thực thể luôn hiện hữu trong dòng chảy âm nhạc mấy chục năm qua...
 
Tản mạn về nhạc sến
 
Chưa có một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại "sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...).
 
Vậy thì "sến" là gì?
 
https://baomai.blogspot.com/
 
Theo ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen (trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra.
 
Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ". "Sến" thường là những cô gái quê con nhà nghèo, ít học phải ra tỉnh ở đợ, vì vậy trình độ hiểu biết cũng không cao. Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến. Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam.
 
Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những câu đại loại như:
 
https://baomai.blogspot.com/
 
"Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà tìm…" (Duyên kiếp - Lam Phương) hoặc: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng..." (Quen nhau trên đường về - Thăng Long). Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!
 
 Hãy tạm bằng lòng "nhạc sến" là như vậy, nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...
  

 
"Tạm bằng lòng" như đã nói ở trên nhưng cũng còn có khá nhiều người "không bằng lòng chút nào" - họ là những người làm ra bài hát (nhạc sĩ) và những người hát (không cứ gì phải là ca sĩ).
 
Nhạc sĩ sừng sộ: "Nhạc của tui được rộng rãi quần chúng hát. Lên non, xuống biển, len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẹp, sức "công phá" như... sóng thần! Thử hỏi "nhạc hàn lâm" đã có sức hấp dẫn như thế chưa? Mục đích của âm nhạc là tạo được sự đồng cảm ở mọi tâm hồn, nhạc của tui đã đạt được điều đó và còn... hơn thế nữa! Thế thì sao lại gọi là “nhạc sến” ?".
 
Người hát thì cải chính: "Sến thế nào được. Đó là loại nhạc dễ nghe, dễ hát và nhất là hợp với tâm trạng (tùy thời điểm) của tôi. Thế là tôi thích, tôi hát hoài: "Tôi với nàng (cóc cóc cóc cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...”.
 
Xem ra, cuộc tranh luận về "nhạc sến" chưa chắc đã dừng lại ở đây ! Nhạc sĩ Vinh Sử: "Sến" là do những người bày đặt... "chảnh Anh có… tự hào khi được "phong" là "Vua nhạc sến" không? Và theo anh "nhạc sến" là gì? 
 
https://baomai.blogspot.com/
 
- Thú thật, cho đến bây giờ tôi cũng không biết ai đã "phong... vua" cho tôi, và "phong" từ bao giờ. Tự hào à?
 
Biết nói thế nào nhỉ, nhưng rõ ràng chữ "vua" là... hơi hiếm! Đã là vua là... trên tất cả (cười). Còn về từ "sến", tôi không thể phân tích. Với tôi, không hề có “nhạc sến” mà chỉ có nhạc hay và nhạc dở mà thôi (đương nhiên nhạc hay mới có giá trị). Nếu từ "nhạc sến" là dùng để chỉ dòng nhạc dành cho giới bình dân thì tôi chịu lắm và tôi rất tự hào khi được rộng rãi quần chúng hát nhạc của mình.
 
Nhưng nhạc của anh cũng phải "có cái gì đó" người ta mới "chỉ mặt, đặt tên" rằng… "sến" chứ ? 
 
- Trước 1975, giới làm nhạc rất dễ kiếm tiền. Tiền tác quyền một bản nhạc có khi mua được chiếc xe hơi, nhạc sĩ lại được "đặt hàng" tới tấp, do vậy mới nảy sinh ra loại "nhạc thị trường".
 
Giai đoạn này tôi cũng có sáng tác các ca khúc như: Nhẫn cỏ cho em, Yêu người chung vách, Trả nhẫn kim cương... Có thể từ loại nhạc này mà người ta gọi là "nhạc sến" cũng nên. Sau 1975, "e" nhạc của tôi có tính chất dân gian, mang âm hưởng cổ nhạc (3 Nam, 6 Bắc), chẳng hạn các nhạc phẩm: Tình ngoại, Bằng lòng đi em, Để tóc nàng ngủ yên, Qua ngõ nhà em, Làm dâu xứ lạ, Nhành cây trứng cá... Cái đẹp của quê hương mình sao mình lại không ngợi ca, tôn vinh mà lại dè bỉu là... "sến" ! Tôi nghĩ trừ những người bày đặt "chảnh", còn thì bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều yêu mến dòng nhạc trữ tình quê hương.
 

Và anh vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác nhạc bình dân đại chúng ?
 
- Tại sao không? Đó là "e" nhạc sở trường của tôi và tôi vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác đó cho đến bây giờ. Công chúng bình dân đón nhận nhạc của tôi một cách nhiệt tình thì tôi cũng phải có nhiệm vụ viết nhạc phục vụ giới bình dân.
 
Tôi đã từng nói: "Bao giờ nước mình giàu, không còn người đạp xích lô, thợ hồ, ô sin... lúc đó tôi sẽ viết... nhạc sang" (cười). Mà nhạc của tôi cũng "phát triển" ra tận Hà Nội lận đó. Vừa rồi tôi ra ngoài đó, được anh em tiếp đón nhiệt tình lắm. À, còn chuyện này nữa, ca khúc Phượng Sài Gòn của tôi được Đài Truyền hình TP.HCM trả tác quyền đến... 9 triệu! Vậy thì hà cớ gì lại phải "chuyển tông" trong sáng tác.
 
***
Trần Công Bảo Anh (26 tuổi, ở đường Trần Văn Đang, VN):
 
"Tôi đặc biệt yêu thích dòng nhạc trước 1975 (mà trong đó có rất nhiều bài hát bị cho là "sến") vì đó là những bản nhạc có hồn, đầy ý nghĩa và tâm trạng. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng sưu tầm loại nhạc này. Hiện nay bộ sưu tập của tôi đã có 1.776 bản nhạc tờ và khoảng mấy chục tuyển tập (tất cả đều được in trước 1975).
 
Nhưng tôi không phải là trường hợp cá biệt mà hiện nay đang rộ lên phong trào sưu tầm nhạc cũ của nhiều bạn trẻ như tôi". Đạo diễn Trần Ngọc Phong: "Tôi là người rất thích hát nhạc bình dân đại chúng (thực ra boléro cũng là một loại nhạc sang).
 
Một nhóm bạn hữu ngồi nhậu bên vỉa hè, chuyền tay nhau ly rượu có cây đàn guitar, hát nhạc boléro thì thật là... tới bến! Đó là một dòng nhạc đầy tính tự sự, cám cảnh về thân phận, về cái nghèo và cả chuyện... thất tình! Theo tôi, không có bài hát nào là "sến" cả mà chỉ có cách thể hiện tâm trạng nếu nó "lâm ly, bi thiết" thì người ta cho là "sến". Thí dụ bài Đời tôi cô đơn, nếu được hát một cách nghiêm chỉnh thì rất dễ lay động hồn người nhưng nếu rên rỉ, èo uột thì... sến là cái chắc!".
 
 Sến là gì? Tại sao? Như thế nào?
 
Giáo sư Ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo: "Theo tôi, gốc của từ "sến" phải bắt đầu từ chữ "sen" trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. Xuất phát của từ này ở miền Bắc, thời kỳ Pháp thuộc vào những năm 1930 - 1945; có thể xem là thời của Lý Toét và Xã Xệ, của văn chương Tự Lực Văn Đoàn. Từ "sen" đọc trại thành "sến" bởi sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám nghĩa gốc cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm". 
 
https://baomai.blogspot.com/
 
Dịch giả Nhật Chiêu: "Tôi nghĩ nhạc sến là một bộ phận cơ bản trong đời sống âm nhạc dành cho đối tượng thưởng thức bình dân, không thể thiếu.
 
Không chỉ VN mà rất nhiều nước đều có loại hình giải trí dành riêng cho đối tượng đông đảo này. Trong rất nhiều "tình huống" cuộc sống, tình cờ "lạc vào" tôi lại thấy nhiều ca từ của nhạc sến rất có lý (!). Sự thật là chưa có ai buồn nghe nhạc sến mà chết cả nhưng đã có nhiều trường hợp thưởng thức "văn hóa" cao cấp lại tự tử ví dụ như trường hợp tác phẩm.
 
Những nỗi đau của chàng Goet-thơ của Gớt. Nói vui, theo tôi, nghe nhạc sến cũng như mặc áo chim cò, không hại ai". Chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị. Bàn riêng về chữ "sến" trong "nhạc sến", tôi nghĩ
 
https://baomai.blogspot.com/
 
Họa sĩ Trịnh Cung : "Trong tranh vẫn có "sến” chứ! Ví dụ như tranh của họa sĩ Lê Trung trước đây. Ông thường vẽ phụ nữ ngực tròn, mặc áo bà ba đội khăn hoặc nón rất Sài Gòn. Nói chung là bình dân. Nhưng chân dung các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, bà Tùng Long... của ông thì vẫn đầy cá tính. Nhiều người nhớ ! “Nhạc sến” thường tập trung vào điệu boléro.
 
Theo tôi, ngoài tính mòn, đơn điệu, boléro có ưu điểm là rất thích hợp với giọng nam của các ca sĩ Sài Gòn. Các nhạc sĩ như Lam Phương, Hồ Đình Phương, Thanh Sơn... là những cái tên được biết đến từ “nhạc sến”. Nói không quá, “nhạc sến” rất đặc trưng cho đời sống thị dân”.
 
Sến mà không sến, không sến mà sến, sang hay sến ?
 
https://baomai.blogspot.com/
Nhà thơ Đỗ Trung Quân
 
"Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng. Tôi, người viết xem chừng đề tài hấp dẫn nên cũng đề nghị thẳng thừng theo kiểu "những nốt nhạc vui": "Mời bạn nói". Và tôi đã lắng nghe. Ra là thế ! Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...".
 
 Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao: "thà như thế, thà rằng như thế...", "không yêu hết tình còn nghĩa...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến". 
 
Vậy là rõ! Chỉ mới 2 thập niên thôi, Phượng hồng của Vũ Hoàng từng làm thổn thức bao nhiêu thế hệ nay đã trung niên. Hóa ra vụ "nhát gái" có vô khối người giống như gã nhà thơ họ Đỗ. Người bạn U60 của tôi gầm lên: "Nó dám nói thế à? Âm nhạc của tụi nó nghe tai này lọt qua tai kia, có ai nhớ nổi một câu không chứ?...". Tôi can rằng đừng nổi nóng, thế hệ khác nhau là tất yếu. Cũng nên lắng nghe ý kiến khác với mình chứ. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có buồn không? Tôi thì không, tôi cần nghe ý kiến của những 8X hôm nay.
 
Sến hay sang ?
 
Vậy, các bạn trẻ. Tôi tạm tiếp nhận những ca khúc sôi động, tưng bừng hôm nay của các bạn là sang nhé. Tôi chỉ kể một câu chuyện cũ, chuyện của một người đã từng có thời tuổi trẻ.
 
Thuở ấy, tôi nghe Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên... tôi cũng đã từng cười vào những bài hát boléro: "Mưa ướt lạnh trong đêm... Đứng bên thềm ga vắng… hắt hiu ngọn đèn vàng em tiễn anh…".
 
Tôi từng bĩu môi: "Gác lạnh về khuya cơn gió lùa… trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa… nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt… gác trọ buồn đơn côi, phố nhỏ vắng thêm một người…" và tất nhiên sẽ lắc đầu khi nghe: "đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…", "anh nghèo nên không nhẫn kim cương, tặng em nhẫn cỏ bình thường…".
 
Và thêm nữa, một ca khúc không sang dù chưa chắc sến: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào... tình mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào… lời ru man mác êm như sáo diều rì rào… tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên…" vân vân và vân vân... - những ca khúc lời lẽ không ẩn dụ tượng trưng, không triết học cao siêu chỉ được xếp vào loại bình dân hay gọi là sến cũng được.
 
Ta hãy thử làm một sự sắp xếp nho nhỏ: đặt những ca từ sến ấy bên cạnh những ca từ được gọi là sang.
 
Quả thật, thế giới trong thời đại ta đang sống đã trở nên nhỏ hẹp, đời sống sôi động, nhịp sống nhanh, tiện nghi, phương tiện vật chất nhiều. Cách sống, cách nghĩ cũng đã khác thì âm nhạc chẳng cần phải cứ là boléro, thành ngữ chỉ nhạc sến mới là sến.
 
Ngay đến: "Trả lại em yêu khung trời đại học...", "Em tan trường về… anh theo Ngọ về... chân anh nặng nề, lòng anh nức nở…", rồi: "Gửi gió cho mây ngàn bay… gửi bướm đa tình về hoa…" và "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ" trong cách suy nghĩ nhanh gọn lẹ, hiệu quả hoặc không hiệu quả của số đông nhạc sĩ trẻ, một bộ phận người nghe trẻ thì hôm nay, những Phạm Duy, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh,... đều thành sến tất tần tật chứ còn gì nữa.
 

 

·♪¸¸♩·¯·♬¸¸Kim Quy st tổng hợp¸¸♫·¯·♪¸¸♩

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %20 %141 %2019 %21:%11
back to top