Những loại rau nấu chín càng có lợi cho sức khỏe

Những loại rau nấu chín càng có lợi cho sức khỏe

 *******

Những loại rau nấu chín càng có lợi cho sức khỏe

Rau củ quả là những thực phẩm bổ dưỡng lành mạnh. Đa số các loại rau khi ăn tươi sống sẽ giữ được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều hợp chất lành mạnh. Dù vậy một số nhóm rau khi nấu chín sẽ càng tốt cho sức khỏe.

Khi đun nấu một vài loại rau sẽ hoạt hóa các chất chống oxi hóa. Đôi khi, nhiệt sẽ phá vỡ thành tế bào để giải phóng thêm dưỡng chất và dễ tiêu hóa hơn. 

  • Rau bina: Chất acid oxalat trong rau làm giảm khả năng hấp thu sắt và canxi, song bị phân giải dưới nhiệt độ cao. Bởi vậy khi nấu lên cơ thể sẽ dễ hấp thu những chất này.
  • Image result for Rau bina: Chất acid oxalat trong rau làm giảm khả năng hấp thu sắt và canxi, song bị phân giải dưới nhiệt độ cao. Bởi vậy khi nấu lên cơ thể sẽ dễ hấp thu những chất này.
  • Nấm: Nhiều dưỡng chất như kali, niacin, kẽm, magie đều tăng gấp đôi khi nấu.
  • Image result for nấm rơm
  • Cà rốt: Carotenoid là chất chống oxi hóa rất mạnh trong cà rốt, nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất này tăng 14% khi luộc hoặc hấp nhừ. Ngược lại chiên xào cà rốt sẽ làm giảm lượng carotenoid.
  • Related image
  • Măng tây: Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong măng tây gia tăng khi nấu. Các chất chống oxi hóa bên cạnh sáu dưỡng chất khác sẽ tăng thêm 16%. Nghiên cứu khác thấy rằng nấu măng tây làm tăng gấp đôi hàm lượng phenolic acid, giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính nghiêm trọng.
  • Related image
  • Cà chua: Nấu cà chua thực chất giúp gia tăng hàm lượng lycopene, một chất chống oxi hóa làm gia tăng sức khỏe tim mạch, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim và bệnh mãn tính khác.
  • Related image
  • Bông cải xanh và bắp cải: ăn tươi sống bông cải xanh và bắp cải có thể gây nhiều vấn đề tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng. Rau họ nhà cải nấu chín không những dễ tiêu hóa mà còn hoạt hóa enzym làm gia tăng các hợp chất chống bệnh tật.

Related image

Mỗi thực phẩm đều có nhiều biện pháp chế biến khác nhau. Hấp luôn là một trong những phương thức tuyệt vời để giải phóng và duy trì giá trị dinh dưỡng. Ngược lại chiên xào có xu hướng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Thời gian đun nấu cũng đóng vai trò thiết yếu, càng đun nhanh món ăn càng có giá trị dinh dưỡng cao.

 

Những loại rau củ nên tránh nấu chín

Rau củ là thực phẩm bổ dưỡng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc bạn chế biến có đúng cách hay không cũng ảnh hưởng rất nhiều đến những dưỡng chất có trong thực phẩm, và bạn cần biết rằng có nhiều l

1. Củ cải đường

Củ cải đường sẽ mất đi khoảng 25% folate nếu chúng được nấu chín. Ăn sống thực phẩm này để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ. Do vậy các chuyên gia khuyên ăn củ cải đường sống để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ. Bạn có thể dùng củ này chế biến thành món salad ngon miệng.

2. Ớt

Có chứa một lượng lớn vitamin C có thể cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn chặn hiệu quả các bệnh khác nhau. Vitamin C trong ớt đỏ dễ bị mất đi khi bạn nướng trên 375 độ C hoặc chiên. Do đó, bạn chỉ nên ăn ớt sống hoặc làm gia vị cho các món không sử dụng nhiệt.

3. Dưa chuột

Dưa chuột chứa vitamin C, B và các chất khoáng. Các chất dinh dưỡng có trong lớp vỏ cũng rất dồi dào. Vì vậy, bạn nên ăn dưa chuột tươi sống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, để loại bỏ thuốc trừ sâu từ thức ăn. Tốt nhất bạn nên nhúng cà chua trong nước muối từ 15 đến 20 phút và sau đó rửa bằng nước sạch.

4. Cà tím

Cà tím là loại quả dồi dào selenium. Loại cà này chống lại quá trình oxy hóa, duy trì hoạt động bình thường của các tế bào nội bộ, nâng cao khả năng miễn dịch và giúp cơ thể kháng nhiều bệnh khác nhau. Nhiều người bất ngờ khi loại quả này được khuyên dùng để ăn sống hoặc không nên xào nấu kỹ. Thật vậy, nếu nấu chín cà tím sẽ bị giảm đáng kể lượng chất dinh dưỡng chứa trong nó.

5. Cà chua

Lượng vitamin A dồi dào trong cà chua có tác dụng tốt đến thị lực và làn da con người. Cà chua được khuyên dùng nên ăn sống và tránh ăn quả xanh. Khi ăn cà chua lạnh, không nên thêm đường vì vị ngọt có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, món này cũng không tốt cho các bệnh nhân tiểu đường, béo phì và huyết áp cao.

Ngoài ra, dùng cà chua làm các món rau trộn có nước sốt nên ăn ngay sau khi được chế biến, nếu để lâu các vitamin chứa trong nó có thể bị phá hủy.

6. Rau cần tây

Rau cầu tây giàu chất xơ, kali, vitamin B2, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa mệt mỏi và loét miệng. Cần tây nên ăn sống hoặc làm gỏi, trộn salad, tránh nấu chín bằng nhiệt vì sẽ làm bay hơi các chất dinh dưỡng.

7. Súp lơ

Nhiều người có thói quen chế biến bông cải xanh thành những món xào, tuy nhiên khi nấu chín chúng thì sẽ khiến cho myrosinase biến mất, đây là một loại enzyme có trong bông cải xanh và chúng có tác dụng làm sạch những chất ung thư có trong gan, vì thế nên không nên nấu chín đối với loại thực phẩm này.

8. Hành tây

Hành tây thường khiến chúng ta cay mắt khi cắt chúng lúc còn sống. Nhưng đừng vì như vậy mà ghét bỏ chúng nhé. Khi bạn ăn sống hành tây, những hợp chất có trong chúng như chất chống oxy hóa, lưu huỳnh giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt đấy.

Khi nấu chín hành tây, những chất này sẽ giảm dần hoặc mất đi và không có tác dụng gì nữa khi chúng ta ăn vào. Tốt nhất chỉ nên làm hành tây với những món không cần chế biến ở nhiệt độ cao.

Thanh Thủy sưu tầm

 Image result for rau củ hình bìa

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %06 %929 %2019 %16:%11
back to top