Thi sĩ Du Tử Lê, tác giả của ‘Khúc Thụy Du,’ qua đời, hưởng thọ 77 tuổi

Thi sĩ Du Tử Lê, tác giả của " Khúc Thụy Du "

  qua đời, hưởng thọ 77 tuổi

Image result for Thi sĩ Du Tử Lê từ trần

Báo Người Việt ở California cho hay thi sĩ Du Tử Lê vừa qua đời lúc 8 giờ 6 phút tối thứ hai 7 tháng 10 năm 2019 tại Garden Grove, California ở tuổi 77.

Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (1954), ông di cư vào Nam cùng với gia đình. Ban đầu, ông định cư ở Hội An và sau đó ở Đà Nẵng. Năm 1956, ông vào Sài gòn, học trường Trần Lục, Chu Văn An, rồi vào Đại học Văn khoa. Ông làm thơ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Nam, ông bắt đầu sáng tác nhiều bài thơ với nhiều bút danh khác nhau. Bút danh Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài thơ “Bến tâm hồn”. đăng trên tạp chí Mai.
Ông là sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm phóng viên chiến trường, là thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền Phong và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học tại Sài gòn. Năm 1973, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ, với tác phẩm “Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972”.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông di tản, sống tại Garden Grove, miền Nam California (Mỹ). Vào thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên tờ Los Angeles Times và tờ The New York Times. Ông cũng có thơ được dịch trong tuyển tập “Understanding Vietnam”, cuốn sách giáo khoa về văn học Việt Nam dành cho nhiều trường đại học ở châu Âu. Ông cũng là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch in trong tuyển tập “World poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time” (1998).

Tac gia 'Khuc thuy du' qua doi o tuoi 77 hinh anh 1

Các tác phẩm:
– Thơ Du Tử Lê (1964)
– Năm sắc diện năm định mệnh (1965)
– Tình khúc tháng mười một (1966)
– Tay gõ cửa đời (1970)
– Chung cuộc (cùng viết với Mai Thảo, 1969)
– Mắt thù (1969)
– Ngửa mặt (tiểu thuyết, 1969)
– Vốn liếng một đời (1969)
– Qua hình bóng khác (tiểu thuyết, 1970)
– Mùa thu hoa cúc (sách thiếu nhi, 1971)
– Sân trường mắt biếc (sách thiếu nhi, 1971)
– Chú Cuội buồn (sách thiếu nhi, 1971)
– Hoa phượng vàng (sách thiếu nhi, 1971)
– Một đời riêng (1972)
– Khóc lẻ loi một mình (1972)
– Chấm dứt luân hồi em bước ra (1993)
– Thơ tình (1996)
– Chỉ như mặt khác tấm gương soi (thơ 1997)
– Trên ngọn tình sầu (tập tuỳ bút, 2011)
– Xương, thịt đời sau, máu rất buồn (tuỳ bút, 2012)
– Biệt khúc (thơ, 2013)
– Tuyển tập thơ Du Tử Lê (2013)
– Giỏ hoa thời mới lớn (2014)
-Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du,” PhanBooks xuất bản (2018)
-Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” Saigon Books xuất bản (2018)
-Tuyển tập tùy bút “Giữ Đời Cho Nhau” II, PhanBooks xuất bản (2018).

Nhà thơ Huy Tưởng có nhận định về tình yêu trong cõi thơ của Du Tử Lê: “Trong cõi nhân sinh của Du Tử Lê, tình yêu là nữ hoàng, là thánh nữ, là bảo ngọc, là trân châu, và chỉ con người thi sĩ mới dám sống và chết cho tình yêu ấy”.

Năm 1983, nhạc sĩ Anh Bằng đã chọn một số câu thơ trong bài thơ “Khúc thụy du” của nhà thơ Du Tử Lê để phổ nhạc thành ca khúc “Khúc thụy du”, một trong hai nhạc phẩm ký tên Anh Bằng mà nữ ca sĩ Ngọc Minh cho là sẽ còn mãi với thời gian (nhạc phẩm kia chính là “Anh còn nợ em”). “Khúc thụy du” được trình bày lần đầu tiên bởi nam ca sĩ Việt Dzũng là ca khúc giản lược nội dung một bài thơ rất dài về không khí xáo động của những ngày Tết Mậu Thân và một mối tình vô vọng với một thiếu nữ ở Sài gòn. Du Tử Lê đã kể về thời điểm sáng tác bài thơ và duyên may khiến cho bài thơ này được phổ nhạc:
“Khi biến cố Tết Mậu Thân 1968 xảy ra cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên Trường Dược ở Sài gòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3 năm 1968, tôi được chỉ định đi làm phóng sự về một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang giải tỏa khu Ngã tư Bảy Hiền. Lúc đó, cả thành phố Sài gòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ Cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ), gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Sài gòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay chiến binh Cộng sản… Trên đường về, khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi cùng với mùi người chết sình thối khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…

Nhà thơ Du Tử Lê. Ảnh: Nguyễn Đình Toán. 
Giữa tháng 3 năm 1968, nhà văn Trần Phong Giao, thư ký tòa soạn tạp chí Văn, gọi điện thoại hỏi tôi có thể viết cái gì đó cho Văn số tục bản. Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mùng 1 Tết xảy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do là các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền Tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Sài gòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại. Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu. Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình hay một chuyện tình mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng tôi thấy nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người chết tức tưởi, oan khiên vì chiến tranh nữa…
Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần sát với nội dung. Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, Bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 bài thơ. Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác ngoài bản in đã kiểm duyệt trên Tạp chí Văn.
Thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên Đại học Dược khoa… Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này cộng với chữ đầu bút hiệu của tôi làm thành nhan đề bài thơ. Bài thơ ấy sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972). Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn chương toàn quốc, bộ môn thi ca (1973). Năm 1983, tôi cho tái bản tập thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975 cho lại.
Một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán cà phê Tay Trái (tọa lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview). Ông nói ông mới phổ nhạc bài “Khúc thuỵ du”. Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành quán cà phê Tay Trái có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi cũng là lúc Việt Dzũng có mặt, đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.
Khi ca khúc “Khúc thụy du” ra đời dưới dạng cassette với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc… Chết chóc hay chiến tranh được hiểu ngầm như một thứ background mờ nhạt. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc thụy du”. Nhưng hôm nay, sau mấy chục năm, nhìn lại, tôi thấy Anh Bằng cũng có cái lý của ông…”

Bài thơ “Khúc thụy du” của Du Tử Lê:
KHÚC THỤY DU
1.
như con chim bói cá
trên cọc nhọn trăm năm
tôi tìm đời đánh mất
trong vụng nước cuộc đời
như con chim bói cá
tôi thường ngừng cánh bay
ngước nhìn lên huyệt lộ
bầy quạ rỉa xác người
(của tươi đời nhượng lại)
bữa ăn nào ngon hơn
làm sao tôi nói được
như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay
trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
tôi làm chim bói cá
lặn tìm vuông đời mình
trên mặt đất nhiên lặng
không tăm nào sủi lên
đời sống như thân nấm
mỗi ngày một lùn đi
tâm hồn ta cọc lại
ai làm người như tôi ?
2.
mịn màng như nỗi chết
hoang đường như tuổi thơ
chưa một lần hé nở
trên ngọn cờ không bay
đôi mắt nàng không khép
bàn tay nàng không thưa
lọn tóc nàng đêm tối
khư khư ôm tình dài
ngực tôi đầy nắng lửa
hãy nói về cuộc đời
tôi còn gì để sống
hãy nói về cuộc đời
khi tôi không còn nữa
sẽ mang được những gì
về bên kia thế giới
thụy ơi và thụy ơi
tôi làm ma không đầu
tôi làm ma không bụng
tôi chỉ còn đôi chân
hay chỉ còn đôi tay
sờ soạng tìm thi thể
quờ quạng tìm trái tim
lẫn tan cùng vỏ đạn
dính văng cùng mảnh bom
thụy ơi và thụy ơi
đừng bao giờ em hỏi
vì sao mình yêu nhau
vì sao môi anh nóng
vì sao tay anh lạnh
vì sao thân anh rung
vì sao chân không vững
vì sao anh van em
hãy cho anh được thở
bằng ngực em rũ buồn
hãy cho anh được ôm
em, ngang bằng sự chết
tình yêu như ngọn dao
anh đâm mình, lút cán
thụy ơi và thụy ơi
không còn gì có nghĩa
ngoài tình anh tình em
đã ướt đầm thân thể
anh ru anh ngủ mùi
đợi một giờ linh hiển
(3-1968)

Lời của ca khúc “Khúc thụy du”:
“Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi !

Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi và tình ơi !

Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao !

Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu?”

Ca khúc “Khúc thụy du” với giọng ca Tuấn Ngọc (hát live trong chương trình "Riêng một góc trời"):
https://youtu.be/jbxc3GcQRYE

Ca khúc “Khúc thụy du” với giọng ca Tuấn Ngọc (trong CD "Áo lụa Hà Đông" của Trung tâm Diễm Xưa):
https://youtu.be/nlPckWHBypA

Ảnh: Nhà thơ Du Tử Lê và tập thơ “Khúc Thụy Du”

 ********

Từ những góc khuất: Việt Dzũng

 Du Tử Lê

Đó là sáng Thứ Sáu, ngày 20 tháng 12-2013. Như thường lệ, chúng tôi gặp nhau ở café Tài Bửu. NH. Phương tiếp tục kể chuyện Phương Dung và đêm trước anh em tập trung ở nhà một bạn học cũ. NB. Hòa nói về chuyến bay về phương đông, đã cận kề…Tôi hỏi thăm NL. Vỵ, tin Khánh Minh, sau khi người nữ có nhiều bài thơ khá tốt trong thời gian gần đây, té ngã, phải vào nhà thương, vì một phần xương bánh chè bị bể. Và, Thiên Hương, cô chủ quán dài lâu của café Tao Nhân – – Một thời là “địa chỉ Thơ”; điểm hẹn quen thuộc của nhiều sinh hoạt VHNT ở quận hạt Orange County nhiều thập niên, đang ở nhà thương, chưa có ngày về. Vỵ giải tỏa phần nào mối bận tâm của tôi bằng hai “short briefs”…Sau đó, Vỵ gọi cho Sơn, người bạn đời của Thiên Hương, khi tôi ngỏ ý muốn đi thăm Thiên Hương trong bệnh viện. Tôi nói, từng nằm bệnh viện nhiều ngày, tháng, nên rất hiểu giá trị của mọi cuộc thăm viếng… Vỵ gọi cho Sơn và, chuyển máy… Sơn kể, lần này, các bác sĩ phát hiện Thiên Hương bị một cục bướu đè lên ống dẫn mật. Đã mấy ngày qua rồi, nhưng bệnh nhân và thân nhân vẫn còn chờ kết quả các thử nghiệm, nhất là kết quả biopsy để biết bướu lành hay ưng thư, trước khi quyết định có cần giải phẫu? Sơn nói, Thiên Hương đang nằm ở Orange Coast Memorial Hospital, thành phố Huntington Beach, phòng số…

Chúng tôi chia tay nhau sớm, khi gió giở chứng, đem thêm nhiều lưỡi dao buốt giá, liếc qua, liếc lại thân thể chúng tôi, ngoài hành lang nhà hàng Tài Bửu. Tôi lái xe về, với nỗi buồn không hy vọng có ngày sẽ thành quen thuộc: Nỗi buồn mỗi cuối năm / Quê người / Nhẩm tính người còn, kẻ mất. Và, luôn luôn câu hỏi cuối cùng ở tôi, vẫn là “khi nào tới phiên ta”?

Đó là lúc 10:50AM (vẫn Thứ Sáu 20 tháng 12-2013), T. gọi cho tôi, báo tin Việt Dzũng không còn nữa!!! Khi tôi đang xếp hàng chờ trả tiền đổ xăng. Tai tôi ắp đầy những âm thanh nhọn hoắt…Câu nói ngắn của T. bị chẻ nát, thành những tiếng lạc lõng. Giống như những dội sóng ì ầm, đứt đoạn. Không thật. Người đàn bà Mễ đứng sau quầy tính tiền tỏ dấu khó chịu thấy tôi không nói gì. Có thể chị ta không (hay đã)nhận ra vẻ thất thần trên mặt tôi!?!

Cây xăng tôi dừng lại hôm đó, nằm ngay ngã tư Brookhurst và Trask. Chỉ cần chạy thêm vài trăm thước là đường Garden Grove, rẽ tay mặt, cũng chỉ vài trăm thước thôi, đài truyền hình SBTN nằm bên trái, SBTN. Nơi VD phải lui tới hàng ngày, không chỉ một lần; đôi khi nhiều hơn, vì nhu cầu công việc. Tôi nghĩ, chỗ tôi đứng, vòi xăng tôi đang dùng, nhiều phần cũng là chỗ và vòi xăng VD đã từng đứng. Từng dùng. Từng chờ đợi. Trong tôi, một ý nghĩ hoang tưởng vụt đến: Biết đâu chốc lát sẽ có người đặt tay lên vai mình. Nói, theo thói quen “Dzũng đây anh!” Và, “Cậu Út” (1) sẽ vẫn nụ cười trẻ thơ, gương mặt bụ bẫm, rất “babyface” cải chính: “Tin đồn đó anh. Dzũng chưa chết đâu! Dzũng còn nhiều việc phải làm mà anh ..!”

Cho tới khi dời cây xăng, vẫn không một bàn tay đặt lên vai tôi. Cũng chẳng có tiếng nói nào, dù thì thầm với riêng tôi.

Đó là lúc 7 giờ tối (vẫn Thứ Sáu 20 tháng 12-2013): Tôi không biết mình đã nhận được bao nhiêu điện thoại?!? Khởi đầu là điện thoại của NH. Phương.

Nhiều lần. Tôi biết Phương muốn nói gì. Tôi không nghe. Tôi không muốn nghe lại cái điệp khúc “Việt Dzũng mất rồi!” hay, “Việt Dzũng chết rồi!” đã lùng bùng trong tôi hơn nửa tiếng trước.

Nhưng khi Nguyệt Hạnh, rồi Topaz Trần, Lê Văn Hào (Houston), Phiến Đan, Lâm Lý Trí, Đỗ Vẫn Trọn, từ Việt Nam, Pleiku, Trần Thu Miên từ Boston, Mass.… gọi…thì tôi nghe. (2) Họ không gọi để thông báo hay, hỏi tôi có biết tin Việt Dzũng mất. Họ gọi để bày tỏ những bàng hoàng, bất ngờ và, nỗi buồn quá lớn, trước sự “đi xa” đột ngột của Dzũng.

Ở từng vị trí quá khứ, mỗi người khua thức trong tôi, những cảnh đời mà, họ đã có chung với tôi và Dzũng. Chúng như những hòn than dĩ vãng cháy bỏng và, nỗi muộn phiền là mặt bên kia của một thời rực rỡ!

Tiếng nói lạc giọng của Topaz Trần ném tôi trở lại những ngày đầu thập niên 1980s. Đó là những buổi tối, nơi phòng khách căn nhà nhỏ đường Ranchero Way, Garden Grove, Việt Dzũng ôm đàn hát gần như tất cả những ca khúc có trong băng nhạc “Kinh Tỵ Nạn”. Chúng tôi sững người. Đứng tim. Khi nghe Dzũng hát bằng giọng của mình, những ca khúc như “Một chút quà cho quê hương”:

“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đầy.

“Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng.

“Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình.

“Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn”. (3)

Hay “Lời kinh đêm”:

“Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm.
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài.
Ai có nghe thấu lời kinh khổ,
Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên.

“Trời mong manh ôi đời lênh đênh.
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ…
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô.

“Thuyền trôi xa về đâu ai biết
Thuyền có về ghé bến tự do.
Trời cao xanh hay trời oan nghiệt.
Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ.

“Trời chơ vơ ôi người bơ vơ.
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục.
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn.
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen.

“Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh.
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ”. (4)

Tôi nhớ, tôi đã yêu cầu Dzũng hát lại nhiều lần, hai ca khúc vừa kể. Riêng “Lời kinh đêm” Dzũng phải hát lại không dưới 3 lần.

Tôi yêu tất cả những ca khúc của Dzũng trong “Kinh tỵ nạn” tới độ, hai ngày sau, tôi mời thêm một số bằng hữu tôi quý, trong số đó, có Topaz Trần, để nghe “Người buông xuôi về nơi đáy nước / Người có mộng một nấm mộ xanh / Biển ngây ngô hay biển man rợ / Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ”?

Thời gian này, cũng là thời gian chúng tôi mới khởi sự thực hiện nguyệt san Nhân Chứng (NC) mà, linh hồn của phần kỹ thuật, sắp chữ bằng máy IBM (quả cầu, bỏ dấu tay) là Việt Dzũng.

Thời gian này, quận hạt Orange County có rất ít nhà hàng. Một trong những nhà hàng thuộc hạng sang, là nhà hàng Pagoda, ra đời, tọa lạc gần ngã tư Harbor và Garden Grove. Một buổi trưa, Topaz Trần mời tôi đến ăn để ủng hộ chị Nicole, chủ nhà hàng. Ba ngày sau, tôi trở lại, cũng buổi trưa với Việt Dzũng, chị Nicole cho tôi biết, Topaz Trần dặn chị, bất cứ lúc nào tôi đến, thì đừng lấy tiền và ghi vào “chương mục riêng của Topaz…” Tôi nhờ chị Nicole nói lại với Topaz, ngoài tôi, nếu có thêm Việt Dzũng thì có OK? Ít tiếng sau, Topaz gọi cho tôi ở tòa soạn, nói, ai chứ Việt Dzũng thì Topaz vui lắm, để được mời vào “account” riêng của Topaz ở Pagoda.

Đấy là thời khởi đầu huy hoàng của Topaz Trần trong lãnh vực địa ốc. Đấy cũng là thời gian nữ ký giả Connie Chung của nhật báo Register (không biết có phải qua sự giới thiệu của Topaz?) ngỏ ý muốn phỏng vấn Việt Dzũng cho tờ Register. (5) Dzũng nhận lời và, chúng tôi “nhất trí” chọn Pagoda để Dzũng trả lời phỏng vấn với tư cách Nhạc sĩ kiêm Tổng thư ký tòa soạn NC. Vì, chúng tôi không muốn Connie Chung thấy được “thực trạng” nghèo nàn tới đáng xấu hổ, của cái gọi là tòa soạn NC, thuở đó.

viet_dzung_03-content

Như một vài thân hữu khác, Topaz Trần trở thành “thành viên” của nhóm NC rồi Tuần báo Tay Phải (TP). Khi thời gian cho phép, đôi lần Topaz cũng cùng chúng tôi đi…“lưu diễn”.

Nói tới “lưu diễn”, tất cả chúng tôi đều trông vào Việt Dzũng, một trong vài yếu tố quyết định sự thành bại của các chuyến đi dù gần hay xa.

Cũng ngay từ những tháng khởi đầu của thập niên 1980s, Dzũng đã ủng hộ ý kiến, đem tờ NC đến với người đọc. Khi chúng ta không có một phương tiện quảng bá nào khác. Tôi lãnh nhiệm vụ liên lạc với nhà thơ Phạm Kim, đại diện NC ở thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. (6) Bạn tôi sốt sắng nhận lời! Chúng tôi hào hứng “lên kế hoạch” với “mũi nhọn” chính là Việt Dzũng. Để thêm phần “rậm đám”, chúng tôi rủ Quỳnh Như ngâm thơ, Cao Đông Khánh đọc thơ. (7) Đoàn Vững thổi sáo. Tôi lo việc giới thiệu Nhân Chứng và, TN lo tất cả những việc không tên còn lại…

Thời đó, chưa có máy photocopy, cộng đồng Việt cũng chưa có một phương tiện truyền thông nào, từ báo chí, tới phát thanh…Phạm Kim phải tới một nhà in của người Mỹ để nhờ in flyers, đem gửi tại một vài địa điểm bán thức phẩm Á Đông! Và, dù mưa gió sập sùi suốt thời gian “gánh hát” chúng tôi có mặt tại Tacoma, nhưng sự thành công của chúng tôi với mấy trăm đồng bào ngồi chật hội trường nhà thờ Tin Lành đường King, đã vang dội tới Seattle. Khiến nhà văn Huy Quang – Vũ Đức Vinh, chủ nhiệm tờ Đất Mới, liên lạc, mời chúng tôi đến Seattle, nói chuyện và trình diễn tại trụ sở Hội Thân Hữu Việt – Mên- Lào, Seattle…(8)

Đi đến đâu, Dzũng cũng được đồng bào các giới chào đón, như một biểu tượng thương yêu của người tỵ nạn. Có thể nhiều người không biết rằng, bên cạnh những “kinh tỵ nạn”, tình ca quê hương, Việt Dzũng cũng có khá nhiều tình khúc. Từ những tình khúc nhẹ nhàng, xây trên nền quê hương khuất bóng, như “Tôi muốn mời em về”, tới những tình khúc viết về tình yêu đôi lứa – – Trong số này, cũng không ít những ca khúc đậm dấu đoạn lìa, chia tan… Điều này cũng dễ hiểu. Bởi căn bản, Dzũng vẫn là một người trẻ, lại cực kỳ nhậy cảm…

Việt Dzũng thường chỉ hát những tình khúc nghiêng nặng cảm thức lứa đôi trong những trường hợp đặc biệt, với số bằng hữu thật giới hạn. Lý do, Dzũng muốn mọi người ghi nhận một hình ảnh về Việt Dzũng thôi. Đó là hình ảnh Việt Dzũng của nhạc quê hương, tỵ nạn và đấu tranh. Dzũng nói, Dzũng không muốn ai thấy hình ảnh yếu đuối, ủy mị của Dzũng. Dù ở đời thường, Dzũng rất dễ chảy nước mắt…

Trong sinh hoạt riêng tư, tôi và Lãm (một người bạn của tôi thưở đó), từng chứng kiến đôi lần những giọt nước mắt của Dzũng, ngập ngưng lăn khỏi đôi mắt trẻ thơ, trên khuôn mặt rất “babyface” ấy. Đó là thời điểm của cuộc tình Dzũng và BeBe HA ở giai đoạn mới chớm…

Tôi nhớ, cuộc tình Việt Dzũng / BeBe HA bắt đầu vào khoảng giữa năm 1985, khi Lãm giới thiệu BeBe HA với tôi, mục đích để BeBe HA tiếp tay, phát triển tờ báo TP. Vì BeBe HA chưa tốt nghiệp, nên hai người gặp nhau ở căn chung cư của Lãm, đường King, Santa Ana nhiều hơn ở tòa soạn. Khi “Cậu Út” của chúng tôi thú nhận đã “fall in love” BeBe HA, tôi và Lãm gia công vun vào với tất cả yêu thương và hân hoan dành cho đôi bạn nhỏ.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu của cuộc tình Việt Dzũng / BeBe HA có phần chập chờn, bấp bênh, với nhiều ngày Dzũng không gặp BeBe HA! Và, chúng tôi cũng không biết tìm BeBe HA ở đâu!

Do quá nhậy cảm, Dzũng rơi vào trạng thái tâm lý tựa như tuyệt vọng. Vì thế, nhiều đêm, Dzũng dục tôi dời căn chung cư của Lãm, trở về tòa soạn, đường Ranchero Way, để nghe Dzũng hát tình khúc…

Theo tôi, đó là những giây phút Dzũng sống thực nhất. Dzũng không che đậy, không kềm chế cảm xúc mình. Như thể nó không thể khác. Tình cảm thật, nó là thế đấy!

Cũng ở thời điểm này, không biết có phải do tâm trạng tuyệt vọng hay không, Dzũng đã phổ nhạc bài thơ “Thu khúc một” của tôi và, hát cho tôi nghe nhiều lần:

“trăng khuyết, như đời tôi
cũng thôi, một kiếp người
em về, khuya có vui(?)
tôi và đêm nhớ người…
gió biếc như tình tôi
cung chiều lên tiếng gọi
về kịp không hỡi em
vầng trăng ta khuyết rồi

(…)

em ở đâu đêm qua?
có nghe hồn anh tắt vội
buồn vương giọt nước mắt
cho giá lạnh cội áo quán

(…)

mây khói ru tình tôi
nhớ thương một kiếp người
em về khuya có vui(?)
tôi về đêm nhớ người
trăng khuyết như hồn tôi
ván quan đã đóng rồi
về kịp không hỡi em
vầng trăng ta khuyết rồi!”(9)

Khi Dzũng hát tới những câu “em về khuya có vui” hoặc “về kịp không hỡi em / Vầng trăng ta khuyết rồi”… (vốn là những câu hỏi – không có câu trả lời) , thì đó cũng là lúc Dzũng nhắm mắt, mặc cho hai dòng lệ lăn dài trên gương mặt trẻ thơ của mình. Phần tôi, tôi cũng không đủ sức đem mình khỏi chiếc ghế, dù chỉ để đặt tay lên vai Dzũng, như một cử chỉ dỗ dành, cảm thông…bất lực!!!

Những lúc ấy, tôi bẵng quên chính tôi cũng đang ngợp sâu trong những câu hỏi mình từng viết xuống – – Mà cùng với nước mắt xót xa, tôi ước sao, tiếng hát, câu hỏi của Dzũng cất lên trong căn nhà lạnh lẽo, hoắm sâu dưới tầng tầng bóng đêm, có thể bay đến BeBe HA!!!

Bây giờ, khi tôi viết những dòng chữ này (thì) “ván quan” (câu chữ của Dzũng – không có trong nguyên bản thơ) đã thực sự “đóng rồi”…BeBe HA không chỉ “về kịp” mà hơn thế, BeBe HA đã…“ở lại” giữa cuộc đời của Dzũng, một cách tốt đẹp, từ nhiều chục năm qua.

Đám cưới Việt Dzũng và Bebe Hoàng Anh

Nhiều ngày, từ khi nhận được hung tin về Dzũng, tôi lại tự hỏi, cách gì BeBe HA có thể vượt những “nhớ thương một kiếp người”, khi Dzũng không còn nữa? Vĩnh viễn không còn nữa! Dù chỉ một thoáng xuất hiện, đâu đó, trên mặt địa cầu này?

Tuy bị giới hạn khả năng di chuyển, nhưng ngay tự những ngày còn rất trẻ, Việt Dzũng đã cho thấy, sức làm việc của Dzũng, tựa dòng thác không ngưng cuồn cuộn chảy. Dzũng không thể ngồi yên dù chỉ một tiếng. Buông việc này, bắt việc kia. Việc nào vào tay Dzũng cũng đều trở thành dễ dàng, suôn sẻ. Từ dịch tin, đánh máy, lay out bài vở, tới soạn nhạc, thiết lập chương trình lưu diễn, liên lạc với anh em, bằng hữu năm châu, bốn biển, Dzũng đều hoàn tất một cách dễ dàng, gọn nhẹ, giống như chúng ta lấy một vật trong túi. Tôi muốn nói, Việt Dzũng không chỉ quan tâm tới lãnh vực âm nhạc mà, “Cậu Út” của chúng tôi còn rất nặng lòng với báo chí, văn chương, chữ nghĩa nữa!

Cụ thể, đầu thập niên 1980s, vì một tháng, NC mới xuất bản một lần, lại nữa, không phải tháng nào cũng có… “show” lưu diễn nên, để trám vào khoảng thời gian…”Không biết làm gì”…Dzũng đề nghị gom một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Ngạn, làm thành tuyển tập “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn”.

Đó là tác phẩm đầu tiên của họ Nguyễn ở Toronto, Canada, được ấn hành tại Hoa Kỳ. Sau truyện Nguyễn Ngọc Ngạn là tập thơ “Lịch sử tình yêu”, cũng là thi phẩm đầu tay của Cao Đông Khánh và, tập truyện “Tan theo ngày nắng vội” của tôi. Tất cả mọi công đoạn đều một tay Dzũng đảm nhận. Ngay cả việc phát hành, Dzũng cũng nhận phụ trách. Thời gian đó, quận hạt Orange County và vùng Los Angeles chưa có tiệm sách. Sách báo sản xuất được gửi bán ở một số chợ bán thực phẩm Á Đông. (10)

Tôi không biết hai tác phẩm của hai bạn văn kia, có những “tai nạn” đáng tiếc nào chăng? Thí dụ “trùng tu” bỏ dấu thành “trúng tủ”, “chữ nghĩa” thành “chủ nghĩa”, “dâm đãng” thành “đảm đang” cùng nhiều “tai nạn” ghê rợn hơn nữa…Vì Việt Dzũng phải bỏ dấu bằng tay…

Song song với mối bận tâm về lãnh vực văn chương, Dzũng vẫn là người chủ động gần như tất cả những…“show lưu diễn” của chúng tôi, thuở sinh hoạt trình diễn của tập thể Việt tỵ nạn còn cực kỳ “hoang vắng”! thưở mà sinh họat văn nghệ cũng như báo chí chưa hề cho cộng đồng tỵ nạn Việt một chút tia sáng cuối đường hầm nào.

Tôi nhớ khi tôi kể với Dzũng, người đại diện của tạp chí NC ở Calgary ngỏ ý muốn mời anh em NC viếng thăm miền tây Canada một lần cho biết, Dzũng bảo, sao không nghĩ tới việc biến cuộc viếng thăm thành một “show lưu diễn”? Thế là, một tháng sau, “gánh hát” của chúng tôi lại “đường trường xa…” tới một xứ sở, một chân trời hoàn toàn xa lạ.

Kỳ đó, ngoài số thành viên “cơ hữu” như Việt Dzũng, Cao Đông Khánh, Quỳnh Như…chúng tôi còn mời được nữ danh ca Thanh Thúy, kịch sĩ Hoàng Long. Cùng với Việt Dzũng, họ là những tên tuổi dấy lên cơn bão thương yêu nơi khán giả Việt ở miền Tây Canada này…

Những ca khúc cũ, mới những tưởng đã bị chôn dưới tàn tro lịch sử sang trang, hay vùi sâu đáy biển đông thì, được “gánh hát” của chúng tôi làm sống lại. Nếu tôi nhớ không lầm thì bất cứ ca khúc nào được đồng bào yêu cầu, nữ danh ca Thanh Thúy, cũng như Việt Dzũng đều không từ chối, nếu họ thuộc. Sau buổi diễn, trả lời câu hỏi của tôi, người nữ danh ca của hai mươi năm VHNT miền Nam cho biết, chị hát không chỉ vì yêu cầu của đồng bào mà còn vì đam mê của chính chị nữa:

“Thúy đâu nghĩ, có ngày được hát lại cho hàng ngàn khán giả nghe những ca khúc mà mình từng một thời yêu thích…” Linh hồn ca khúc “Ướt mi”, một sáng tác của cố nhạc sĩ TCS, nói. (11)

Tuy nhiên, với chúng tôi, kỷ niệm đáng nhớ nhất của những “show trình diễn” có lẽ là kỳ chúng tôi “trình diễn” tại Houston lần thứ nhất – – Sau khi “Cậu Út” và Lê Văn Hào (tức nhà thơ Vũ Hà Du) trần thân dựng bảng café Tay Trái từ A tới Z cho chúng tôi ở ngã tư Faiview và Trask, thuộc thành phố Santa Ana. Điều đáng nhớ nhất, không phải vì sân khấu nhỏ Tay Trái là nơi trở lại thường trực của tiếng hát Julie. Cũng không phải đó là địa điểm xuất hiện đầu tiên của nhạc sĩ Trần Duy Đức, đôi bạn trẻ Vũ Kiểm / Hương Thơ… Mà, sau khi thấy Tay Trái đứng vững, có lợi tức rồi, Lê Văn Hào bàn với Dzũng trở lại Houston, mở nhà in Thế Giới (ở đường Bell) – – Làm đầu cầu cho anh em NC và TP, khi sa cơ, thất thế, có chỗ để lui về…

Đó là năm 1984, “Cậu Út” phối hợp với Lê Văn Hào và nhà văn Lê Văn Phúc (12) đã tổ chức buổi ra mắt tập truyện “Tan theo ngày nắng vội”.

vietdzung-dtl-content

Tôi không biết có bao nhiều ngày nắng ấm đã tan đi một cách vội vã(?) Chỉ biết, sau đó, một cuộc tình dẫn tới một hôn nhân tốt đẹp giữa nhạc sĩ Trần Duy Đức thuộc “gánh hát” của chúng tôi và một thành viên nhóm Thế Hệ Trẻ ở Houston, Lê Nguyệt Hạnh.

Hai nhân vật tích cực góp phần vào sự tác hợp cho “đôi trẻ” nên duyên phận, chính là Lê Văn Hào và Việt Dzũng vậy.

Kể lại mới lương duyên của Nguyệt Hạnh / Trần Duy Đức, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, song song với chủ tâm tận hiến cuộc đời cho lý tưởng tự do, nhân bản… Việt Dzũng còn là người thủy chung, tận tụy với bằng hữu. Như một trong những góc khuất của tác giả “Một chút quà cho quê hương”.

Từ đó, tôi thấy, Việt Dzũng xứng đáng với mọi danh hiệu truy tặng cho Dzũng… Riêng cá nhân tôi, tôi muốn ghi nhận Việt Dzũng như một trong những vốn quý của tập thể Việt, nơi quê người.

Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.

Du Tử Lê

(Tháng 12 – 2013)

___________

Chú thích:

(1) ‘Cậu Út”, nickname Trương Trọng Trác (1940-2009) đặt cho Việt Dzũng khi chúng tôi tập trung quanh tạp chí NC rồi tuần báo TP, đầu thập niên 1980s. Trong anh em, Dzũng nhỏ nhất và, cũng đa tài, đa năng nhất, nên được mọi người cưng chiều nhất.

(2) Trần Thu Miên kể, ngay tự những ngày đầu tháng 5-1975, ở trại tỵ nạn Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas, Việt Dũng và Trần Thu Miên đã có những buổi sinh hoạt văn nghệ “tự phát” liên tục…

(3), (4) Nguồn: Wikipedia – Tiếng Việt.

(5) Connie Chung (1946-) Sau đấy đã dời tờ Register, trở thành cộng tác viên nổi tiếng của những hệ thống truyền hình lớn như NBC, CBS, CNN và MSNBC ở New York. Tới ngày về hưu, ba lần bà được trao giải Emmy dành cho những nhà báo xuất sắc nhất trong năm. (Theo Wikipedia)

(6) Sau thời gian tạm cư ở Tacoma, Phạm Kim di chuyển gia đình về thành phố Seattle. Tại nơi ở mới này, khoảng giữa thập niên 1980s, ông xuất bản tờ Người-Việt-Tây-Bắc; được ghi nhận là một trong vài tờ báo lâu đời và thành công nhất vùng.

(7) Nữ nghệ sĩ Quỳnh Như hiện phải điều trị dài hạn trong một Nursing Home ở quậm Cam. Nhà thơ Cao Đông Khánh sinh năm 1941 tại Gia Định. Ông mất ngày 12 tháng 12 năm 2000, tại Houston, Texas.

(8) Cố nhà văn Huy Quang / Vũ Đức Vinh sinh năm 1931 tại Hà Nội. Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 2005 ở Seattle, tiểu bang Washington State. Là sĩ quan cấp tá binh chủng KQ/VNCH, năm 1965, ông được Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ bổ nhiệm vào chức vụ Tổng giám đốc cục Vô Tuyến Truyền Thanh. Trước năm 1954, ông đã có 2 tác phẩm do nhà Sinh Lực Hà Nội xuất bản. (Nguồn: Nhà thơ Hoàng Song Liêm – Wikipedia – Tiếng Việt.)

(9) Bài “Thu khúc một” tôi viết và phổ biến tháng 8 năm 1984. Việt Dzũng là người đầu tiên soạn thành ca khúc, với nhan đề “Trăng Khuyết”, 1985. Sau đó mới tới Vũ Thành An và Vĩnh Điện… “Trăng Khuyết” của VD được in lại trong “K. Khúc Của Lê / Tuyển tập 40 năm thơ-nhạc Du Tử Lê”, tr. 104. Nhóm Thân Hữu Du Tử Lê Tại Hoa Kỳ xb, 1998.

(10) Nữ danh ca Thanh Thúy hiện cư ngụ tại miền Bắc California. Một số thân hữu cho biết, nhiều năm gần đây, chị đã chọn hẳn con đường tu tại gia, ấn tống kinh sách và, làm từ thiện… Trong khi kịch sĩ Hoàng Long chọn thành phố Boston, Mass, để an cư.

(11) Khoảng giữa thập niên 1980, Orange County mới có một tiệm sách nhỏ do nguyên giáo sư Vũ Văn Niên chủ trương, và chị ông là người trông nom, ở thành phố Santa Ana. Sau đấy tới tiệm sách Thăng Long ở vùng Los Angeles…

(12) Lê Văn Phúc là tác giả tập tạp văn “Tôi làm tôi mất nước”, được nhiều người biết đến.

Du Tử Lê

Related image

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi, sao trở lại quê nhà 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma) 

khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận huyệt với linh hồn

Việt Dzũng hát bài "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển"

Đây là ghi âm hiếm quý vào thập niên 1980, đã được Ca  Hoàng Oanh lưu giữ. Việt Dzũng đã lấy cảm ý của bài thơ "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển", của nhà thơ Du Tử Lê. Anh đã phổ nhạc sang tiếng Anh, và hát cho bạn bè nghe trong một buổi họp mặt. Những lời trong bài hát thổn thức như những lời trăn trối của một người Việt Nam lưu vong, nhưng yêu quê hương tha thiết. Trung tâm Asia xin tiễn biệt nhạc sỹ Việt Dzũng với chính những lời ca này của anh.
Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Việt Dzũng When I die, would you take my body down, to the sea. Cause for a long time, I've been living without a country. And for a long time, I've been dying without a grave. So when I die, would you bury me in the middle of the waves? When I die, would you take my body down, to the sea. Don't hesitate, don't even feel sorry for me. Don't even cry, let the fish feeds on my flesh. So when I die, I become part of the world that is so fresh. When I die, would you take my body down, to the sea. Under the sun, let the ebb tide carry me. And when we go, would you please don't close my eyes. So I can see for the last time my own country. I'll be gone with the wind, to the world's other side. To hear my mother's sigh! To hear my children cries. From hollow eyes... Sadder than the night. I'll be gone, with the scream to eternal dream. There is no blood to be shed. There is no life to be killed... ever peacefully, ever peacefully! When I die, the sadness also die. Somebody forever part, the soul of an exile!
Cảm ơn anh Du Tử Lê đã kể lại vài đoạn đời xưa của Việt Dzũng, có anh và các bằng hữu khác. Nghệ sĩ như anh và Việt Dzũng đã khắc họa nên nhiều nét ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm của rất nhiều người Việt lưu vong. Bài viết này của anh về Việt Dzũng đã góp phần cho những ấn tượng đó thêm thấm thía và xúc cảm khi thấy chân tình của nghệ sĩ với nhau.
 
Related image

 

Việt Dzũng hát bài "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển"


khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

Nếu tôi nhớ không lầm thì, cuối năm 1977, khi tôi còn ở một căn apartment đường Harbor, thành phố Costa Mesa, ở miền nam Cali, làm tờ báo tên Quê Hương với một vài bạn trẻ thất lạc gia đình…Một một buổi tối, anh Nguyễn Anh Tuấn, một người trong nhóm; khi đó làm công cho một tiệm bánh Donut ở vùng Los Angeles; dẫn một người tên thanh niên đen đúa tên là Trần Cao Sáng đến gặp chúng tôi. Anh Sáng kể cho chúng tôi nghe cuộc vượt biển của anh từ Việt Nam. Khi đó chúng ta chưa có danh từ “thuyền nhân / boat people.” Anh TCS là người vượt biển đầu tiên, cách đây 31 năm mà chúng tôi được gặp.

Du Tử Lê trầm tư bên biển - Ảnh: Nguyễn Đức Cung

Hành trình, sự liều lĩnh, những thảm kịch trên biển, được nghe từ anh Sáng khiến tôi bàng hoàng, choáng váng. Câu chuyện của anh Sáng ám ảnh tôi nhiều tháng. Cuối cùng, để giải tỏa và, cũng do sự gợi hứng từ câu chuyện của Trần Cao Sáng, tôi viết bài “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển.”

Bài thơ đi ra trong mặc cảm đã bỏ lại vợ, con, mẹ già ở quê nhà.

Thời điểm này, số người Việt tỵ nạn bị phân tán mỏng khắp nơi. Chưa ai ra khỏi cơn địa chấn đau thương của biến cố 30 tháng 4.

Ở thời điểm đó chúng tôi ra đường, đi làm, rất khó tìm được một người đồng hương! Không một ai trong những năm đầu tỵ nạn kia, dám mơ tưởng rằng, tương lai, có ngày người Việt tụ tập lại và, hình thành những sinh hoạt hội đoàn, cộng đồng như đã, vào cuối thập niên 1980 - - Khoan nói tới việc có thể về thăm quê hương, đầu thập niên 1990, khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam.

Tôi muốn nói, những câu thơ như: “khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển / và trên đường hãy nhớ hát quốc ca…” ra đời trong tâm cảm hoàn toàn tuyệt vọng đó.

https://dutule.com/images/file/FLepGS2e0wgBAD8p/dtl-by-nguyenduccung-content.jpg
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi, sao trở lại quê nhà 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma) 

khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận huyệt với linh hồn

 Du Tử Lê

Những bài hát nổi tiếng được phổ từ thơ Du Tử Lê

Tin Du Tử Lê – tác giả của những bài thơ được phổ nhạc nổi tiếng: Khúc thụy du, Ơn em… qua đời khiến người mộ điệu không khỏi tiếc thương, chia sẻ những thi phẩm, nhạc phẩm để tưởng niệm ông trên trang cá nhân của họ …
Danh ca Tuấn Ngọc đã thể hiện nhiều nhạc phẩm được phổ thơ Du Tử Lê
Ảnh: Tư liệu
 
Đầu tháng 6 vừa qua, PhanBook và NXB Đà Nẵng vừa phát hành tập thơ mới nhất của nhà thơ Du Tử Lê - Chúng ta, những con đường bao gồm những sáng tác trong 5 năm gần đây. Khác với một Du Tử Lê của Khúc thuỵ du (Phanbook & NXB Hội nhà văn ấn hành, 2018), những trải nghiệm và xúc cảm dịu dàng đã được thế chỗ bởi những chiêm nghiệm, suy tư.
Du Tử Lê  là một trong số ít thi sĩ có số lượng tác phẩm được phổ nhạc lên đến hàng trăm ca khúc. Trong đó nhạc sĩ Anh Bằng và Từ Công Phụng phổ nhiều nhất với con số trên dưới 50 bài (mỗi nhạc sĩ).
Những bài hát nổi tiếng được phổ từ thơ Du Tử Lê - ảnh 1

Tập thơ Khúc thụy du của Du Tử Lê được phát hành tại Việt Nam

Ảnh: NXB

Với người yêu nhạc và yêu thơ Du Tử Lê, nhất là khán thính giả thế hệ 5X, 6X, 7X, hẳn không ai không biết đến những thi phẩm của ông được phổ nhạc và được rất nhiều ca sĩ hải ngoại lẫn trong nước thể hiện như: Khúc thụy du (nhạc Anh Bằng), Trên ngọn tình sầu (nhạc Từ Công Phụng, phổ từ bài thơ 67 khúc thêm cho Huyền Châu), Ơn em (nhạc: Từ Công Phụng, với tựa đề Giữ đời cho nhau)… Trước nhạc sĩ Từ Công Phụng, Ơn em đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, có tên Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
Riêng với Khúc thụy du, bài hát không chỉ được nhiều ca sĩ thể hiện: Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Ý Lan, Ngọc Lan, Quang Dũng, Hồng Ngọc, Nguyên Khang, Hồng Mơ, Nguyễn Hồng Ân…mà còn được nhiều ca sĩ chọn làm chủ đề album khi phát hành như: Tuấn Anh, Bảo Yến, Thùy Dương, Thanh Duy, Quang Hà…
Những bài hát nổi tiếng được phổ từ thơ Du Tử Lê - ảnh 2

Tờ nhạc Trên ngọn tình sầu, bài hát được phổ từ thơ Du Tử Lê

Ảnh: Tư liệu

 
Khúc thụy du được viết vào 1968, như là tiếng kinh cầu của con người trước chiến tranh, loạn lạc. Sinh thời ông từng cho biết bài thơ khi được viết hơn 100 câu, nhưng khi đăng tạp chí thì cắt gần 1/3 bài. Về sau khi được xuất bản tại Việt Nam, bài thơ được đăng theo bản bị cắt bỏ vì chính ông cũng không còn giữ bản gốc.
Một số bài thơ được phổ nhạc khác của Du Tử Lê được biết đến nhiều như: Khi cuộc tình đã chết (nhạc Phạm Đình Chương), Tình sầu, Như xa miền yên vui (nhạc Phạm Duy), Tan theo ngày nắng vội, Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời (Trần Duy Đức), Như bài hát cũ (Đình Nguyên)...
 
“Khi tôi không còn nữa, Sẽ lấy được những gì ,Về bên kia thế giới…. ?”-Du Tử Lê

Thi sĩ Du Tử Lê, tác giả ‘Khúc Thụy Du,’ qua đời, hưởng thọ 77 tuổi

 

 
 

Đỗ Dzũng/Người ViệtOctober 9, 2019

GARDEN GROVE, California (NV) – Thi sĩ Du Tử Lê vừa qua đời lúc 8 giờ 6 phút tối Thứ Hai, 7 Tháng Mười, tại tư gia ở Garden Grove, hưởng thọ 77 tuổi.

Tin này được cô Orchid Lâm Quỳnh, ái nữ của ông, cho nhật báo Người Việt biết lúc 11 giờ tối Thứ Ba.

Cô kể: “Em báo tin này hơi trễ vì bây giờ mọi việc mới xong. Thực ra, tim bố ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối Thứ Hai. Lúc đó, em vẫn gọi 911 và đưa bố vào bệnh viện. Bây giờ thì bố đã thật sự vĩnh viễn ra đi.”

Theo trang nhà dutule.com, nhà thơ Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam.

Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam.

Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục, rồi đại học Văn Khoa Sài Gòn, nguyên sĩ quan QLVNCH.

Ông làm việc tại Cục Tâm Lý Chiến trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong.

Năm 1969, ông theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana.

Năm 1973, ông được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc, bộ môn Thi Ca, với thi phẩm: “Thơ Du Tử Lê 1967-1972.”

Ông định cư tại Hoa Kỳ sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975.

Khởi sự làm thơ rất sớm, từ năm 1953 tại Hà Nội, với nhiều bút hiệu khác nhau, bút hiệu Du Tử Lê được ông dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.

Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983, và New York Times, 1994.

Năm 1993, Giáo Sư Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích một bài thơ của Du Tử Lê in trong cuốn “Understanding Vietnam,” do hai đại học UC Berkeley và UCLA và nhà xuất bản London ấn hành, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và Âu Châu.

Vẫn theo tác giả này, cùng với Nguyên Sa, sự đóng góp trí tuệ của Du Tử Lê cũng như Linh Mục Thanh Lãng và Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam là điều không cần phải hỏi lại (Understanding Vietnam, trang 344).

Du Tử Lê là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ 20, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ Tới Ngày Nay” (World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time) do nhà xuất bản W.W. Norton New York, New York, ấn hành năm 1998.

Thơ của ông cũng được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ năm 1990.

Ký giả Jean Claude Pomonti, một nhà báo hàng đầu của tạp chí Le Monde của Pháp, đã chọn một bài thơ của Du Tử Lê để dịch sang Pháp ngữ và phê bình trong tác phẩm “La Rage D’Être Vietnamien” do Seuil de Paris xuất bản năm 1975.

Du Tử Lê là một trong bảy nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “Bảy Vì Sao Bắc Đẩu” của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam. Sáu người kia là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, và Tô Thùy Yên.

Du Tử Lê là tác giả của trên 70 tác phẩm đã xuất bản.

Thi phẩm đầu tiên của ông xuất bản năm 1964.

Tùy bút của ông bao gồm “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời,” do công ty Văn Hóa Cổ Phần Phương Nam, Sài Gòn, ấn hành Tháng Tư, 2017; “Mẹ về Biển Đông,” do Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội, xuất bản Tháng Sáu, 2017; Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du,” do Phanbook, Sài Gòn, xuất bản Tháng Sáu, 2018; Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” và truyện dài “Với nhau, một ngày nào” (in lần thứ ba), do Saigon Books xuất bản Tháng Bảy, 2018.

Nếu không kể những tác phẩm được tái bản thì tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” là tác phẩm thứ 73 của họ Lê, tính đến Tháng Bảy, 2018.

Là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, thơ của ông cũng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và trở thành những bài nhạc nổi tiếng như “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn,” “Hạnh Phúc Buồn (Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi),” “Giữ Đời Cho Nhau (Ơn Em),” “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển,” “Khúc Thụy Du,” “K Khúc Của Lê,” “Khi Cuộc Tình Đã Chết,”….

Từ năm 1981 tới nay, nhà thơ Du Tử Lê có nhiều buổi thuyết trình tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức, và Úc. Ông từng hai lần được mời đến Harvard University để nói chuyện về thơ của mình.

Từ năm 2009 tới 2012, mỗi năm Du Tử Lê đều có ít nhất một lần thuyết trình về thơ tại đại học UC Berkeley và đại học Cal State Fullerton.

Ngoài thi ca, Du Tử Lê còn là một họa sĩ.

Kể từ Tháng Bảy, 2011, nhiều tranh của ông được dùng làm bìa sách cũng như in nơi trang bìa của một số tạp chí xuất bản tại Hoa Kỳ.

Tính tới 2012, ông đã có hai cuộc triển lãm cá nhân, một tại Houston, Texas, và một tại Seattle, Washington.

Cuộc triển lãm cá nhân lần thứ ba của Du Tử Lê, vào Thứ Bảy, 30 Tháng Ba, 2013, tại Virginia, là triển lãm mở đầu cho năm.

Và năm 2014 của họ Lê được đánh dấu bằng cuộc triển lãm bỏ túi ở Coffee Lover, San Jose, California, với bảy tác phẩm hội họa, được bán hết trong vòng 45 phút.

Cuối năm 2012, với sự hướng dẫn của Giáo Sư Diêu Thị Lan Hương, cô Trần Thị Như Ngọc, cư dân Hà Nội, đã chọn thơ Du Tử Lê cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Lý Luận Văn Học, với tựa đề “Thơ Du Tử Lê Dưới Góc Nhìn Tư Duy Nghệ Thuật,” được hội đồng giám khảo chấm đậu và được phép dùng để giảng dạy. Luận văn này hiện được lưu trữ tại Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, mã số: 60 22 01 20.

Chưa hết, thi sĩ Du Tử Lê còn viết văn và biên khảo văn học.

Bước vào năm 2015, tác phẩm truyện dài “Với nhau, một ngày nào” (tái bản lần thứ nhất) của nhà thơ, và bộ sách dầy 700 trang, tựa đề “Sơ lược 40 năm văn học nghệ thuật Việt 1975-2015” – tập 1, được cơ sở H.T. Productions xuất bản, công ty Amazon in và phát hành. Ngoài ra, bộ sách “Sơ lược 40 năm văn học nghệ thuật Việt 1975-2015” – tập 2, đầu sách thứ 67, của nhà thơ Du Tử Lê cũng được công ty Amazon in và phát hành giữa Tháng Chín.

Riêng năm 2018, tại Sài Gòn, đã có bốn đầu sách của Du Tử Lê được xuất bản cũng như tái bản, trong số đó, có các tuyển tập như:

-Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du,” tác phẩm thứ 72, do PhanBooks, Sài Gòn, xuất bản Tháng Sáu, 2018.

-Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu,” tác phẩm thứ 73, do Saigon Books xuất bản Tháng Bảy, 2018.

-Tuyển tập tùy bút “Giữ Đời Cho Nhau” II, do PhanBooks, Sài Gòn, xuất bản Tháng Sáu, 2018. 

(Đỗ Dzũng)

Nhà thơ Du Tử Lê qua đời

Related image

14:59 09/10/2019

pno

Người thân cho biết nhà thơ Du Tử Lê – tác giả của bài thơ ‘Khúc Thuỵ Du’ vừa qua đời tại Mỹ.

Nhà thơ Du Tử Lê (tên thật Lê Cự Phách) sinh năm 1942 tại Kim Bảng – Hà Nam, hiện cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ). Sinh thời, Du Tử Lê được biết đến là tác giả của nhiều tập thơ, văn xuôi ấn tượng như: Tình khúc tháng Mười Một, Tay gõ cửa đời, Ngửa mặt, Vốn liếng một đời, Qua hình bóng khác, Chú Cuội buồn, Một đời riêng, Khóc lẻ loi một mình, Giỏ hoa thời mới lớn, Khúc Thuỵ Du, Giữ đời cho nhau…

Du Tử Lê từng học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Năm 1969 ông tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana. Du Tử Lê đạt giải thưởng Văn chương toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 cho tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972.

 
Sinh thời, nhà thơ Du Tử Lê cho ra mắt nhiều tác phẩm được đánh giá cao về nghệ thuật, ý tưởng

Cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Du Tử Lê tạo được ấn tượng và trở thành niềm tự hào của nhiều bạn đọc trong nước khi thơ của ông được xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times trong thập niên 1980-1990. Thơ ông được dịch trong tuyển tập Understanding Vietnam (là sách giáo khoa về văn học Việt Nam sử dụng cho nhiều trường đại học tại châu Âu).

Du Tử Lê từng tham gia thuyết trình về sáng tạo thơ tại một số trường đại học quốc tế. Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào 1 trong 5 tác giả Việt Nam để in vào phần “Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam” khi tái bản tuyển tập World Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).

Không dưới 300 bài thơ của ông đã được phổ nhạc, trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng như: Ca khúc của Lê, Chẳng lớn lao nào hơn cô đơn, Dòng suối trăm năm, Giữ đời cho nhau, Gót xưa đường về, Hạt mưa bay cuối đời, Khúc Thuỵ Du…

Minh Tú

Thi sĩ Du Tử Lê qua đời

09/10/2019

TTO – Trái tim nhà thơ Du Tử Lê vừa ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối thứ hai 7-10 (theo giờ Mỹ) tại nhà riêng của ông ở Garden Grove (Mỹ), hưởng thọ 77 tuổi, theo thông tin từ người nhà phát đi trên trang cá nhân trưa nay.

Thi sĩ Du Tử Lê qua đời - Ảnh 1.

Nhà thơ Du Tử Lê – Ảnh: TRIẾT TRẦN

Tôi quan niệm, mỗi cá nhân trước khi sinh ra đã được Thượng đế chọn trước một nghề nghiệp hay công việc thích hợp. Điều mà chúng ta gọi một cách nôm na là năng khiếu hay “cái khiếu”. Cá nhân, tôi nghĩ tôi sống sót được tới ngày hôm nay nhờ tình yêu văn chương. Trước đây khi còn ở trên quê hương, tôi không thấy văn chương thực sự “cứu rỗi” tôi như những năm tháng tôi luân lạc xứ người… Vì thế, tôi tự nhủ, hãy viết, cứ viết cho tới ngày nào sức khỏe, khả năng không còn cho phép.

Nhà thơ Du Tử Lê từng tâm sự với báo Tuổi Trẻ tháng 6-2018

Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Kim Bảng, Hà Nam. Ông là nhà thơ có tiếng tại miền Nam từ trước 1975. 

Du Tử Lê tham gia giới viết văn làm báo, là chứng nhân của nhiều trào lưu văn nghệ tại miền Nam trước đây. 

Những kinh nghiệm từ quãng đời này giúp ông viết thành một số công trình có tính chất tổng thuật và khảo cứu về văn nghệ miền Nam trước 1975: Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm VHNT miền Nam 1954-1975, Sơ lược 40 năm văn học nghệ thuật Việt 1975-2015.

Du Tử Lê làm thơ từ rất sớm, bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.

Related image

Nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam từng yêu thơ Du Tử Lê, đặc biệt cả giới trẻ trước và sau 1975 có nhiều người hâm mộ bài hát Khúc Thụy Du vốn được nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ cùng tên của Du Tử Lê. 

Khúc Thụy Du được Du Tử Lê viết từ tháng 3-1968, như một phần cảm thức của người trẻ trước cuộc chiến đang lan rộng tại Việt Nam.Current Time0:01/Duration5:02Auto

Nghe ca khúc Khúc Thụy Du do nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc từ thơ của Du Tử Lê, ca sĩ Quang Dũng trình bày – Video: VTV9

Du Tử Lê định cư tại Mỹ sau ngày 30-4-1975.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Du Tử Lê có hơn 70 tác phẩm đã xuất bản. Những năm gần đây, một số sách của ông trở lại với bạn đọc trong nước thông qua các đơn vị xuất bản:

– Du Tử Lê tùy bút tuyển chọn (2015)

– Với nhau, một ngày nào (tản văn, 2018)

– Trên ngọn tình sầu (tập thơ, 2018)

– Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời (tùy bút dạng hồi ký, 2017) 

– Khúc thụy du (tuyển thơ, 2018)

– Giữ đời cho nhau (tuyển tùy bút, 2018)

– Chúng ta, những con đường (thơ, 2019)…

Related image

Theo ghi nhận của người trong giới, Du Tử Lê bên cạnh Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên làm nên bảy gương mặt thơ xuất sắc nhất miền Nam thời trước 1975.

Về hoạt động liên quan đến thơ, từ năm 1981 tới nay, nhà thơ Du Tử Lê có nhiều buổi thuyết trình tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức, và Úc. Ông từng hai lần được mời đến đại học Harvard để nói chuyện về thơ của mình. 

Từ năm 2009 tới 2012, mỗi năm Du Tử Lê đều có ít nhất một lần thuyết trình về thơ tại đại học UC Berkeley và đại học Cal State Fullerton.

Sự nghiệp thơ của Du Tử Lê từng được một học viên cao học tại Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Trần Thị Như Ngọc chọn làm luận văn tốt nghiệp, nhan đề Thơ Du Tử Lê dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật thuộc chuyên ngành Lý luận văn học. 

Một số sách và bản thảo của Du Tử Lê vẫn đang được các đơn vị làm sách trong nước giao dịch với ý định sẽ ấn hành trong tương lai.

Du Tử Lê (Lê Cự Phách) sinh năm 1942 tại Kim Bảng, Hà Nam. Ông là tác giả của 70 tập thơ, văn xuôi. Ông học Đại học Văn khoa Sài Gòn, tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969). Giải thưởng Văn chương toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972).

Thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times. Thơ ông được dịch trong tuyển tập Understanding Vietnam (liên Đại học Berkeley, UCLA, London ấn hành; là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại châu Âu).

Ông là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (W.W. Norton New York, 1998). Ông từng thuyết trình về sáng tạo thơ ca tại một số đại học ở Mỹ, Pháp, Đức và Úc. Ông cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ).

Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành các ca khúc nổi tiếng.

Du Tử Lê:

Du Tử Lê: ‘Văn chương cứu rỗi tôi trong những ngày luân lạc…’

TTCT – Du Tử Lê là thi sĩ Sài Gòn được công chúng biết đến qua những bài thơ tình được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhưng Du Tử Lê không chỉ có thơ tình.LAM ĐIỀN

thơ tình.LAM ĐIỀN

 

  Nhớ về nhà thơ Du Tử Lê

 09/10/2019

NS Tuấn Khanh

Nếu nhớ về một Du Tử Lê tài hoa trong chữ nghĩa, trong thi ca, ắt đã có nhiều người viết. Hôm nay có lại viết cũng thừa. Nhưng nói về Du Tử Lê đã sống thế nào trong cái yêu ghét của người Việt, cái đó có lẽ ít người viết. Đặc biệt là yêu ghét đã nổi gió kể từ khi ông về lại Việt Nam sau nhiều năm tỵ nạn. 

Nhưng thật ra, không chỉ riêng Du Tử Lê, văn nghệ sĩ nào của người Việt miền Nam Việt Nam tự do từng rời khỏi nước sau tháng 4/1975, khi quay lại quê nhà, đều là những người đi ngược gió.

Năm 2005, nhạc sĩ Phạm Duy về Việt Nam sinh sống. Đó là một cơn bão chứ không là gió. Những kẻ chống ông quay về, từ trong nước có cả kẻ thù và có cả người quen. Những người giận dữ đặt tên ông là phản bội, là cơ hội… thì ở chung quanh nơi ông sống. Là Midway city, nơi mà ông chỉ ký dưới thư tay bằng tiếng Việt – thị trấn giữa đàng – khi gửi cho tôi, thời chưa có internet. Vào những ngày ông đau yếu ở quận 10, Việt Nam, tôi đến thăm và hỏi rằng “Bác thấy hài lòng khi về sống ở VN chứ?”. Ông lắc đầu cười khẽ, nói “câu trả lời chính xác, là tôi hài lòng được chết nơi quê hương của mình”. 

Năm 2012, khi ca sĩ Khánh Ly lần đầu được Hà Nội cho phép vào nước. Bà đã đi xuyên qua những lời miệt thị, phỉ báng đến rợn người để về lại Sài Gòn. Khi tôi hỏi rằng bà quay về với suy nghĩ gì. Bà đã cười và hỏi ngược lại tôi “Khi em chạy về quê nhà của mình, em nghĩ gì?”. 

Từ 2014, Du Tử Lê đã có những chuyến đi về Việt Nam, đến năm 2016 thì người ta thấy ông xuất hiện trong những buổi ra mắt sách in ở Việt Nam. Dĩ nhiên, ông cũng bị tấn công không ngớt, bị gọi là thằng hèn, kẻ hám danh… Trong một lần ngồi café với ông ở Garden Grove, thành phố nơi ông sống, tôi thấy ông đột nhiên trầm ngâm rồi cười như một mình, nói với tôi “Nếu giờ này, anh và em ngồi ở một quán café nào đó Sài Gòn thì hay biết mấy nhỉ”. Đuôi mắt ông nheo nheo, ẩn trong nụ cười là một nỗi buồn vô hạn. 

Điều đó, tôi hiểu. Không chỉ văn nghệ sĩ mà bất kỳ con người nào bị buộc phải rời khỏi quê hương trong bất toại, đều là những vệt ám ảnh trong ký ức. Đau đớn hay hạnh phúc, họ đều muốn được tận hưởng với hơi thở quê nhà. Họ cần hít hà nguồn cội đó, hít hà để nhớ và để chết. Hít hà như những kẻ nghiện nơi chốn của mình.

Những ngày đi xa, ngồi trên máy bay về Việt Nam có lẫn nhiều người đã tha hương rất lâu, có trẻ, có già… tôi chứng kiến khi chiếc máy bay sà xuống, khi những khối nhà và con đường hiện lên, nhiều người đã xúc động kêu lên “tới rồi, tới Sài Gòn rồi…”. Những cái đầu vói nhìn qua cửa sổ, những lời bàn về chỗ sắp đến của họ râm ran khắp các ghế. Quê hương như một liều doping mầu nhiệm, trong phút chốc mọi người phấn chấn và tạm quên vì sao họ bị bứt khỏi nơi này, tạm quên nơi họ đến, là nơi những người cộng sản cầm quyền chứ không như ngày xưa ấy. 

Related image

Cũng vì vậy mà trong lịch sử, mọi chế độ độc tài đều muốn cầm giữ quê hương và dân tộc như một loại con tin để mặc cả với tương lai, để hành hạ con người, tra tấn sự yêu thương.

Từ những điều đơn giản đó, mà tôi cảm nhận được nhiều hơn với chuyện quay về. Du Tử Lê từng bị gọi là ham tiền, hám danh… khi quay lại Việt Nam, nhưng thật ra, tôi tin là ông, cũng như Phạm Duy hay Khánh Ly, tìm thấy nhiều điều khác hơn, sâu thẳm hơn so với những lời kết tội đó. Mỗi người có một lý do của mình, và họ có quyền im lặng, quyền chọn vào sự phán xét cuối cùng ở tương lai chứ không bởi một cá nhân hay một cộng đồng nào. 

Trong giai đoạn còn khỏe, Du Tử Lê hay gặp vài thân hữu khép kín vào buổi sáng. Ngày chẳn thì ở một quán café tại Westminster, ngày lẻ thì ở một quán Bún bò Huế tại Garden Grove. Các câu chuyện về văn chương và cuộc đời với nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, nhà báo Vương Trùng Dương, nhà báo Ngọc Hoài Phương… vẫn thời sự nhưng rồi, bao giờ đề tài Việt Nam và quá khứ luôn là chính. Có những lúc nhìn họ, tôi tự hỏi vì sao họ có thể nói về Việt Nam và một thời mãi không chán. Họ như những đứa trẻ đầy ký ức luôn cười khúc khích và sôi nổi tranh nhau khi kể về.

Thi sĩ Du Tử Lê và thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên

Rồi tôi cũng chợt nhìn thấy trong những văn nghệ sĩ Việt bị gọi là lưu vong đó, một cách giải thích khác trong chuyện quay về. Với họ, quê hương là mẹ, là mãi mãi với cuộc đời của họ. Chế độ chỉ là giai đoạn. Và nếu người mẹ bị cầm giữ, thì dù phải luồn lách thế nào, họ cũng chấp nhận để được chạm vào, để được nhìn thấy.

Trong một lần nhà thơ Du Tử Lê lấy xe đưa tôi về, trên đường đi bất thần tôi hỏi “anh có nhận biết ngoài những người yêu mến anh, còn rất nhiều người ghét bỏ anh không?”. Ông sựng lại ít giây, rồi mặt rất nghiêm “anh biết chứ. Anh đã không làm vừa lòng rất nhiều người. Không có nghĩa là anh đã đúng và tử tế hoàn toàn đâu Nhưng anh thấy mình vui vì không chối bỏ, và thật sự biết vì sao mình làm như vậy”. 

Có rất nhiều điều trong đời, không cần người phải biết, nhưng riêng mình biết, trời biết. Khi chiếc xe của ông đi khuất, đứng lại trên con đường vắng với gió nhẹ mùa hè, tôi thấy mình thấu hiểu hơn, dung nhận rõ nỗi cô đơn của người-trong-cộng-đồng- người. 

 Và hôm nay, khi nghe tin nhà thơ Du Tử Lê qua đời, tôi tin có không ít đồng loại cúa mình, cũng đang mỉm cười và cô đơn đến cuối cùng. 

Em đã nói giúp suy nghĩ của anh rồi đó. Hẹn gặp lại anh, Du Tử Lê.


Sưu tầm & tổng hợp by Kim Phượng

Image result for du tử lê

 

 
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %12 %070 %2019 %20:%10
back to top