
Một số điều hành khách đi máy bay ít biết


First Class
Máy bay giờ đây là phương tiện giao thông gần như phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều điều mà hành khách không biết khi đi máy bay và chính các Hãng hàng không cũng không muốn nói rõ.
Vừa qua, trang mạng Slate.fr đã gặp một phi công của hãng Air France để hỏi một số điều và những câu trả lời của chuyên gia này gây ngạc nhiên, thậm chí gây lo sợ cho những ai vốn không ưa thích đi máy bay.
Trước hết, khi xẩy ra trường hợp áp suất bên trong máy bay bị tụt giảm đột ngột và hành khách phải đeo mặt nạ để thở oxy. Ít ai biết được là lượng oxy này đủ dùng trong bao lâu. Giới chuyên gia cho biết, chỉ có 13 phút mà thôi và đây là thời gian đủ để xử lý sự cố. Ở độ cao 10 ngàn mét, nếu áp suất trong máy bay đột ngột tụt giảm thì sẽ làm mất oxy trong không khí. Chỉ cần phi công nhanh chóng cho máy bay hạ độ cao xuống khoảng 3000 mét thì áp suất trở lại bình thường và trong không khí có đủ oxy.
Nếu oxy cho hành khách là 13 phút thì phi công lại có tối thiểu là 15 phút để luôn luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Mặt khác, trên máy bay còn có máy chế oxy hỗ trợ, được dùng khi một hành khách bị đau tim, cần phải cấp cứu trong suốt hành trình bay.
Một câu hỏi khác : Tại sao khi máy bay chuẩn bị hạ cánh vào ban đêm, toàn bộ đèn trong khoang hành khách được tắt ? Câu trả lời có thể làm cho mọi người lo sợ : Tắt đèn là để cho hành khách làm quen với bóng tối, không bị lóa mắt, khi phải sơ tán khẩn cấp trong đêm, lúc máy bay hạ cánh có sự cố. Thời gian quy định trên lý thuyết để sơ tán toàn bộ hành khách là 90 giây, quá ít để mắt của hành khách có thể thích ứng với bóng đêm.
Ai chả thích máy bay hạ cánh nhẹ nhàng, êm ái. Thế nhưng, hành khách không được đáp ứng điều này khi trời mưa, máy bay hạ cánh rất mạnh, thậm chí gây sốc vừa phải. Vì sao ? Chắc chắn không phải vì phi công non tay, mà họ buộc phải hạ cánh mạnh để trách hiện tượng trơn trượt do mặt đường băng bị ướt. Xin nói thêm, về lý thuyết, phi công không bắt buộc phải hạ cánh êm nhẹ - thường gọi kiss – landing, vì kiểu này sẽ kéo dài thêm đoạn đường hạ cánh. Mối quan tâm của phi công là bánh máy bay tiếp xúc đúng điểm cần thiết và do vậy, máy bay không vượt ra ngoài đường băng.
Một câu hỏi khác thường được nêu ra là tại sao hành khách phải tắt điện thoại di động cũng như các máy thu phát sóng khác khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Thực ra, việc không tắt điện thoại di động không thể làm máy bay rơi, nhưng gây nhiễu sóng trao đổi thông tin giữa phi công và nhân viên không lưu, tạo những tiếng rít rất khó chịu, giống như khi đặt điện thoại di động bên cạnh vô tuyến hay đài phát thanh. Có một thắc mắc mà hành khách thường nghĩ đến nhưng ít khi dám nói ra, nhất là khi đi máy bay : Điều gì sẽ xẩy ra nếu chỉ có một động cơ hoạt động ? Giới chuyên gia khẳng định : Tất cả các máy bay dân dụng hiện đại đều có thể bay, thậm chí cất cánh với một động cơ. Hơn nữa, các phi công đều được luyện tập thường xuyên với tình huống cất cánh, hạ cánh và bay với một động cơ.
Chi tiết nhỏ khác liên quan đến thức ăn trên các tuyến bay đường dài : Bạn có biết rằng theo quy định hàng không, thức ăn của hai phi công, cơ trưởng và lái phụ, bắt buộc phải do hai hãng chế biến khác nhau, nhằm tránh hiện tượng cả hai người đều bị ngộ độc thực phẩm. Chế độ này được áp dụng đối với các bữa ăn trên máy bay cũng như trước khi bay.

Có buồng ngủ bí mật trên máy bay Boeing 777
Một nữ tiếp viên yêu cầu không được tiết lộ danh tính nói với báo Express của Anh rằng trên máy bay chở khách thương mại Boeing 777 thực sự tồn tại một buồng ngủ bí mật

Trên các máy bay Boeing 777 có buồng ngủ bí mật
Nữ tiếp viên này cho hay, phòng ngủ trên những chiếc Boeing 777 này chủ yếu để phục vụ các thành viên của tổ bay trong đó có cơ trưởng, cơ phó hoặc các nhân viên đặc biệt trong nhóm các tiếp viên.
Theo mô tả của nữ tiếp viên được trang báo của Anh trích dẫn, phòng ngủ bí mật trên máy bay Boeing 777 có nhiều giường phủ đệm mềm cùng nhiều trang bị y như một phòng ngủ sang trọng trong các khách sạn 5 sao, nơi các thành viên của phi hành đoàn sẽ được ngủ ngon như ở nhà trong các chuyến bay đường dài sau khi hoàn thành các ca làm việc ngay trên không trung.
Khi nói về lý do rất ít người biết về căn phòng ngủ bí mật trên các phi cơ Boeing 777, nữ tiếp viên cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các thành viên tổ bay nên có quy định rất nghiêm ngặt về thời gian và chế độ phục vụ nên bí mật được giữ gần như tuyệt đối.
Theo các chuyên gia hàng không, mục đích của việc thiết kế và vận hành các phòng ngủ bí mật trên các máy bay thương mại cỡ lớn, trong đó có Boeing 777 là để duy trì sức khỏe và sự tỉnh táo cần thiết cho các thành viên quan trọng trong tổ bay, đặc biệt là trong các chuyến bay dài, xuyên đại dương.
‘Căn phòng bí mật’ trên máy bay không phải ai cũng biết
Tiếp viên hàng không và các phi công cũng như chúng ta, họ cần ngủ đủ giấc nhằm đảm bảo sức khỏe để phục vụ hành khách trên máy bay thật chu đáo, nhất là trong suốt các chuyến bay dài.
Câu hỏi được đặt ra là: Vậy phi hành đoàn sẽ ngủ ở đâu? Bởi hầu hết chúng ta chưa nhìn thấy khu vực nghỉ ngơi của họ bao giờ.
Thực ra, trên máy bay có 1 căn phòng rộng nhất mà ít người biết đến, đó là khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn. Cùng khám phá xem căn phòng này trên các loại máy bay trông như thế nào qua loạt ảnh dưới đây:

(Ảnh: Boeing)
Trong phần lớn các máy bay Boeing 777 và 787 đều có một khoang đặc biệt. Thông thường nó nằm phía sau buồng lái, trên cabin hạng thương gia.

(Ảnh: Chris McGinnis / TravelSkills)
Có một cầu thang xoắn ốc, và bậc thang được giấu sau một cánh cửa bí mật nằm bên cạnh buồng lái.

(Ảnh: Chris McGinnis / TravelSkills)
Để bước vào đó cần phải có chìa khoá hoặc mật mã để mở.

(Ảnh: Chris Sloan/airwaysnews)
Trong một số máy bay như American Airlines Boeing 773, chúng ta có thể đi vào căn phòng này mà không cần cầu thang, nhưng có một cánh cửa sập trông giống như cánh cửa ngăn hành lý ở phía trên ghế hành khách.

(Ảnh: Boeing)
“Căn phòng bí mật” được thiết kế với 6-10 giường nằm khá gần nhau, và không có ô cửa sổ.
(Ảnh: Chris Sloan/airwaysnews)
Khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn sẽ được cung cấp một số vật dụng thiết yếu như: đèn đọc sách, móc quần áo, gương, và nơi cất giữ đồ dùng cá nhân. Ngoài ra còn có một bộ khăn trải giường và đôi khi có một bộ đồ ngủ.

(Ảnh: Chris Sloan/airwaysnews)
Trong khoang nghỉ ngơi của phi hành đoàn của American Airlines Boeing 773, các giường được xếp dọc theo lối đi, tương tự như một tàu du lịch. Lối đi này rất hẹp nên chỉ có thể đi ngang.

(Ảnh: Chris McGinnis)
Trong chiếc Boeing 747, các giường nằm chồng lên nhau và được trang bị màn cửa ngăn chặn tiếng ồn.

(Ảnh: David Parker Brown/AirlineReporter)
Khu vực nghỉ ngơi của phi công trên chiếc Airbus A380 (Singapore) trông khá thoải mái.

(Ảnh: Boeing)
Boeing 777 cũng có thêm một phòng cho các phi công với hai giường ngủ, hai ghế hạng thương gia, và tùy thuộc vào công ty hàng không, có thể có thêm một tủ quần áo hoặc một nhà vệ sinh với bồn rửa.
Theo Bright Side
░░◕░▌
Chiêm ngưỡng những bộ trang phục thanh lịch, độc đáo, ấn tượng của các thành viên phi hành đoàn trên thế giới.