Cha mẹ giỏi con thông minh

Image result for Bố Mẹ  Đứa Trẻ Thông Minh, Thành Đạt  photos

Lời khuyên nuôi dạy con của chuyên gia Đại học Harvard

Theo Richard Weissbourd, một chuyên gia tâm lý của Đại học Harvard thì điều quan trọng khi nuôi dạy con trẻ không phải là cố ép chúng trở thành thiên tài mà phải dạy được chúng cách sống “tử tế, nhân hậu”. Một cuộc thăm dò do Weissbourd tiến hành mới đây đã cho thấy các bậc phụ huynh bị ám ảnh bởi thành tích học tập của con cái hơn là về tình cảm, tính cách của chúng. Tỷ lệ phụ huynh cảm thấy tự hào nếu điểm số ở lớp của con mình cao hơn các bạn cùng lớp nhiều gấp 3 lần so với những người hạnh phúc khi con mình tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, chăm sóc cộng đồng do trường tổ chức.

Chính vì thế, Weissbourd đã đưa ra những khuyến nghị về cách nuôi dạy trẻ để chúng trở thành những người “biết quan tâm, tôn trọng người khác và sống có trách nhiệm” khi trưởng thành. Bạn tự hỏi tại sao những phẩm chất này lại quan trọng? “Đó là vì nếu như muốn con bạn trở thành người tốt, bạn cần phải nuôi dạy chúng như vậy”.“Nhân chi sơ tính bản thiện. Một đứa trẻ ra đời chưa biết thế nào là tốt hay xấu, do đó, chúng ta không bao giờ được phép định kiến hay dễ dàng bỏ cuộc. Chúng cần sự giúp đỡ của người lớn để biết cách quan tâm, yêu thương người khác, sống trách nhiệm với cộng đồng dù ở bất cứ lứa tuổi nào”.
Dưới đây là 5 bí quyết để nuôi dạy trẻ theo hướng như vậy, theo lời Weissbourd.
 
Image result for Bố Mẹ  Đứa Trẻ Thông Minh, Thành Đạt  photos
1. Luôn đặt việc quan tâm tới người khác lên hàng đầu
Vì sao? Các bậc cha mẹ thường có xu hướng coi trọng thành tích học tập cũng như niềm vui của con mình hơn là cách sống “vì người khác”. Nhưng trẻ em cần phải học được cách cân bằng nhu cầu của mình với nhu cầu của người khác, dù cho đó là cho bạn mượn quả bóng hay là đứng ra bảo vệ một người bạn bị bắt nạt.

Bằng cách nào? Trẻ cần được bố mẹ dạy dỗ thường xuyên rằng: luôn phải quan tâm đến người khác. Hãy luôn nhắc nhở trẻ về sự “cam kết”, kể cả khi trẻ không vui về điều đó. Lấy thí dụ, trước khi con bạn muốn bỏ đội bóng, ban nhạc hay nghỉ chơi với một bạn nào đó, chúng ta nên hỏi trẻ rằng chúng đã cân nhắc xem quyết định đó có ảnh hưởng đến tập thể và các bạn hay không. Cũng đừng quên khuyến khích trẻ nghĩ cách giải quyết vấn đề trước khi từ bỏ.
Hãy thử:
  •  Thay vì nói: “Điều quan trọng nhất là con thấy vui”, hãy nói với chúng: “Điều quan trọng nhất là con sống có trách nhiệm”.
  •  Hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ lớn luôn đối xử với em bé hơn một cách tôn trọng, kể cả khi chúng đang mệt hay bực tức.
  •  Nhấn mạnh vào sự yêu thương khi trò chuyện cùng những người lớn khác có vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ, thí dụ như hãy hỏi giáo viên của trẻ rằng ở trường, trẻ có đối xử tốt với bạn hay không.
 2. Luôn tạo cơ hội để trẻ tập quan tâm, chăm sóc người khác
Vì sao? Không bao giờ là quá muộn để trở thành người tốt, nhưng không có sự hướng dẫn, dìu dắt của người lớn, trẻ sẽ không thể tự mình trưởng thành được. Chúng cần được thực hành thường xuyên việc quan tâm, chăm sóc người khác, cũng như bày tỏ sự biết ơn đối với những ai yêu thương, quan tâm tới chúng. Các nghiên cứu đã cho thấy những ai có thói quen bày tỏ sự biết ơn cũng có xu hướng hào hiệp, tận tâm, vị tha hơn. Khả năng họ sống khỏe mạnh, hạnh phúc cũng cao hơn so với những người sống chỉ biết mình.
Bằng cách nào? Học cách yêu thương, chăm sóc người khác cũng giống như học chơi một môn thể thao/chơi một nhạc cụ vậy. Phải thực hành mỗi ngày, lặp đi lặp lại. Dù là giúp bạn làm bài tập về nhà hay đỡ người già qua đường. Hãy biến sự quan tâm thành bản năng ở trẻ.
Hãy thử:
  • Không thưởng quà cho trẻ cứ mỗi khi trẻ giúp bố mẹ việc nhà (như lau bàn ăn chẳng hạn). Nên để trẻ hiểu việc đỡ đần bố mẹ, anh chị em, hàng xóm là việc hết sức bình thường. Chỉ khen ngợi, thưởng quà cho những hành vi tốt “bất thường” mà thôi.
  • Hãy trò chuyện với trẻ về những hành vi thờ ơ và quan tâm trên truyền hình, về sự công bằng hoặc bất công mà trẻ chứng kiến trong đời thực hay nghe trên bản tin.
  • Hãy dạy trẻ dành một phút biết ơn mọi người trước bữa ăn, trước khi đi ngủ… Sẵn sàng nói lời cảm ơn với người khác.
 3. Mở rộng mối quan tâm của trẻ
Vì sao? Hầu hết trẻ em chỉ quan tâm đến bạn bè và gia đình của chúng. Thách thức của chúng ta là phải giúp chúng vượt ra khỏi vòng tròn nhỏ hẹp đó.

Bằng cách nào? Trẻ cần được học cách lắng nghe và chú ý đến những nhân tố mới xuất hiện trong cuộc sống của chúng, để ý đến những người yếu đuối, cần sự giúp đỡ.
 Hãy thử:
  • Hãy dạy trẻ luôn thân thiện và tử tế với những người mới gặp, kể cả khi đó chỉ là một chú tài xế xe buýt hay một cô phục vụ bàn.
  • Khuyến khích trẻ quan tâm đến những người yếu đuối, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi giúp đỡ người khác.
  • Sử dụng một tờ báo hoặc mẩu tin trên TV để khuyến khích trẻ nghĩ về những khó khăn mà trẻ em ở các nước nghèo đang gặp phải.
 4. Hãy là tấm gương lớn nhất cho trẻ
Vì sao? Trẻ sẽ học các giá trị đạo đức bằng cách quan sát hành động của những người thân thiết nhất với chúng. Bạn không thể mong chúng cư xử tốt với một người nếu bản thân bạn luôn tỏ ra hằn học, ghét bỏ người đó.

Bằng cách nào? Bạn phải thành thật, công bằng với trẻ và luôn quan tâm đến người khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải cố làm người hoàn hảo. Để trẻ tôn trọng và tin tưởng chúng ta, các bậc phụ huynh cần biết thừa nhận sai lầm và điểm yếu của mình trước trẻ. Bạn cũng cần tôn trọng suy nghĩ và lắng nghe quan điểm của chúng.
 Hãy thử:
  • Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng ít nhất 1 lần/tháng và rủ cả gia đình dự cùng.
  • Hãy hỏi trẻ về những tình huống khó xử mà chúng gặp phải trong ngày khi cả nhà đang ăn tối cùng nhau, giúp trẻ tìm ra cách giải quyết những tình huống đó.
5. Hướng dẫn trẻ kiểm soát những cảm xúc tiêu cực
Vì sao? Thường thì khả năng quan tâm tới người khác luôn bị lấn át bởi sự giận dữ, xấu hổ, ghen tỵ hoặc vô số cảm xúc tiêu cực khác.

Bằng cách nào? Chúng ta cần dạy trẻ rằng mọi cảm xúc đều là bình thường, nhưng trẻ cần học cách tiết chế những cảm xúc tiêu cực.
 
Hãy thử:
Đây là một cách đơn giản để trẻ bình tĩnh trở lại: Hãy yêu cầu trẻ dừng lại, hít thở thật sâu qua đường mũi rồi thở ra đường miệng. Sau đó đếm đến 5. Hãy tập luyện việc này cùng trẻ khi trẻ đang bình tĩnh. Sau đó, bất cứ khi nào thấy trẻ bực bội, giận dữ, hay nhắc trẻ nhớ các bước nói trên và làm việc đó cùng trẻ. Một lúc sau, khi trẻ đã giảm xúc động, hãy để trẻ có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn.
 
Image result for Bố Mẹ  Đứa Trẻ Thông Minh, Thành Đạt  photos
 
Bố Mẹ Của Những Đứa Trẻ Thông Minh, Thành Đạt Thường Có 13 Đặc Điểm Này
 

Đây là những đặc điểm đã được các nhà khoa học chứng minh. Những đứa trẻ thành đạt được nuôi dạy bởi những ông bố bà mẹ có chung những đặc điểm này.

 
1. Bố mẹ để con làm việc nhà
 
 
“Nếu những đứa trẻ không rửa bát có nghĩa là sẽ có ai đó đang làm điều này hộ chúng. Khi đó, trẻ không chỉ khỏi phải làm việc mà chúng cũng không học được rằng có việc là phải làm, và muốn công việc hoàn thành thì ai cũng phải đóng góp phần công sức”, bà Julie Lythcott-Haims - cựu chủ nhiệm khoa trường đại học Stanford kiêm tác giả cuốn sách “Cách nuôi dạy những đứa trẻ trưởng thành” đã chia sẻ trong một bài phát biểu.
 
2. Dạy con kỹ năng xã hội từ sớm
 
 
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Pennsylvania và trường Đại học Duke đã theo dõi hơn 700 đứa trẻ sinh sống khắp nước Mỹ trong độ tuổi mầm non cho đến 25 tuổi và đi đến kết luận có một sự liên kết bất ngờ. Những đứa trẻ được trang bị các kỹ năng xã hội từ khi còn học mẫu giáo sau 2 thập kỷ sẽ trở thành những người trưởng thành thành đạt hơn.
 

Nghiên cứu kéo dài 20 năm chỉ ra rằng trẻ em biết hợp tác với bạn bè mà không cần ai nhắc nhở, biết giúp đỡ mọi người, hiểu cảm xúc của chính mình và có thể tự thân giải quyết các vấn đề có khả năng tốt nghiệp đại học và kiếm được việc làm ổn định trước năm 25 tuổi cao hơn những đứa trẻ bị hạn chế được dạy các kỹ năng xã hội. Trong khi đó những đứa trẻ bị hạn chế kỹ năng xã hội khi lớn lên thường có nguy cơ bị bắt giam, nghiện ngập và sống nhờ vào trợ cấp xã hội. 
 
3. Dạy con theo phong cách quyền lực
 
 
Nhà tâm lý học phát triển Diana Baumrind của trường Đại học California  đã chỉ ra có 3 phong cách làm cha mẹ:

 
Phong cách tự do: Bố mẹ cố gắng không trừng phạt và chấp nhận hành vi của con.
Phong cách độc đoán: Các mẹ cố gắng để định hình và kiểm soát các con dựa trên một bộ tiêu chuẩn đạo đức.
Phong cách quyền lực :Bố mẹ cố gắng chỉ dạy các con một cách hợp lý.
 
4. Bố mẹ có thu nhập cao trong xã hội
 
 
Theo nhà nghiên cứu Sean Reardon tại Đại học Stanford, trong số những trẻ em sinh ra vào năm 2001, khoảng cách thành tích của những đứa trẻ cha mẹ có thu nhập cao so với những đứa trẻ mà cha mẹ có thu nhập thấp là khá lớn, khoảng từ 30-40%.
 
Giống như nhận định của Dan Pink, tác giả cuốn sách bán chạy "Drive and A Whole New Mind", từng cho rằng các bậc cha mẹ càng có thu nhập cao thì điểm SAT của con họ cũng càng cao.
 
5. Luôn đánh giá cao những nỗ lực của con
 
 
Trong nhiều thập kỷ qua, nhà tâm lý học Carol Dweck thuộc Đại học Stanford đã phát hiện ra rằng cách phân biệt thành công của cha mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của con cái trong tương lai. 
 
Nếu con được khen rằng con làm tốt việc nhờ trí thông minh "trời phú" của mình, thì từ đó sẽ hình thành lối "tư duy cố định" trong đầu con. Nếu cha mẹ dạy con rằng con thành công nhờ nỗ lực thì đó mới là cách giúp con chăm chỉ và phấn đấu hơn trong mọi việc.
 
6. Dạy con "grit"
 
 
Năm 2013, nhà tâm lý học Đại học Pennsylvania Angela Duckworth đã được trao "Giải thiên tài MacArthur" về việc phát hiện ra một tính cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công gọi là "grit".
 
Từ "Grit" có thể hiểu là "xu hướng duy trì sự hứng thú và nỗ lực hướng tới một mục tiêu dài hạn". Hay nói cách khác đây là việc dạy cho con trẻ cách tưởng tượng và cam kết về tương lai mà chúng muốn tạo ra.
 
7. Bố mẹ kỳ vọng cao vào con
 
 
Dữ liệu thống kê từ một cuộc khảo sát quốc gia trên 6.600 đứa trẻ sinh năm 2001, giáo sư Neal Halfon và các đồng nghiệp của Đại học California tại Los Angeles đã phát hiện rằng những kỳ vọng mà cha mẹ đặt lên trẻ có ảnh hưởng lớn đến  những thành tựu của trẻ.
 

Thực tế đã được chứng minh qua các bài kiểm tra: chỉ 57% những đứa trẻ có thành tích kém nhất ở trường học được kỳ vọng sẽ thi đỗ đại học trong khi 96% những đứa trẻ học giỏi nhất là con cái của các bậc phụ huynh mong muốn con em học đại học.
 
8. Bố mẹ luôn sống hòa thuận
 
 
Robert Hughes Jr., giáo sư và trưởng khoa Phát triển con người và cộng đồng trường Cao đẳng ACES tại Đại học Illinois và đồng tác giả nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ có bố mẹ đơn thân mà không khí gia đình hòa thuận còn có thành tích cao hơn cả những đứa trẻ sống trong gia đình có đầy đủ bố mẹ nhưng thường xuyên có xung đột.
 
9. Bố mẹ có bằng cấp cao
 
 
Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Michigan cho thấy các bà mẹ từng tốt nghiệp trung học hoặc đại học có xu hướng nuôi dạy con cũng có thành tích học tập giống mình. 
 

Nghiên cứu trên hơn 14.000 trẻ em bước vào mẫu giáo vào năm 1998 đến năm 2007, cho thấy rằng trẻ em sinh ra từ các bà mẹ tuổi teen (18 tuổi hoặc trẻ hơn) có ít có khả năng hoàn thành trung học hoặc đi học đại học so với các bạn cùng trang lứa.
 
10. Dạy con học toán từ sớm
 
 
Nghiên cứu số liệu trên 35.000 trẻ vào năm 2007 trên khắp Mỹ, Canada và Anh đã cho thấy việc phát triển kỹ năng tính toán có thể mang lại lợi thế to lớn.
 
"Kỹ năng tính toán bao gồm sự hiểu biết về con số, số thứ tự, và các khái niệm toán học thô sơ khác. Làm chủ sớm các kỹ năng toán học không chỉ giúp trẻ đạt được những kết quả về toán học trong lương lai mà còn hỗ trợ các thành tích về đọc hiểu", nhà nghiên cứu Greg Duncan của trường Đại học Northwestern đã chỉ ra.
 
11. Bố mẹ ít căng thẳng
 
 
Theo một nghiên cứu gần đây được dẫn ra trên Washington Post, số giờ các bà mẹ chơi với con độ tuổi 3-11 ít có ảnh hưởng đến hành vi hay sự thành đạt của trẻ. Ngoài ra, kiểu làm cha mẹ áp đặt hay “kiểu bố mẹ trực thăng” còn gây hại hơn nữa.
 
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn của bạn là hạnh phúc, thì điều đó sẽ lây lan sang bạn; nếu cô ấy buồn, ảm đạm thì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến bạn. Vì vậy, nếu một phụ huynh đang kiệt sức hoặc căng thẳng thì mà trạng thái cảm xúc có thể chuyển sang trẻ.
 
12. Đặc biệt quan tâm tới con
 
 
Nghiên cứu năm 2014 trên 243 trẻ sinh ra trong nghèo khó đã cho thấy những trẻ nhận được "sự chăm sóc tận tình" trong 3 năm đầu đời không chỉ làm các bài thi học thuật tốt hơn, mà cũng có các mối quan hệ lành mạnh hơn và đạt kết quả học tập tốt hơn trong độ tuổi 30. 

 
"Đầu tư trong mối quan hệ với con cái từ sớm có thể mang lại kết quả tích lũy lâu dài cho mỗi cá nhân", đồng tác giả nghiên cứu - nhà tâm lý Lee Raby thuộc Đại học Minnesota cho biết. 
 
13. Mẹ đi làm
 
 
Theo nghiên cứu từ trường Harvard Business School, con gái của những bà mẹ đi làm có khả năng đi học lâu hơn, có một công việc trong vai trò giám sát, và kiếm được nhiều tiền hơn - 23% so với bạn bè đồng trang lứa.
 
Các con trai của bà mẹ đi làm cũng có xu hướng làm việc nhà và chăm sóc trẻ nhiều hơn, nghiên cứu cho thấy - họ đã dành 7,5 giờ/tuần một tuần để chăm sóc trẻ và dành 25 phút vào công việc gia đình.

 
"Cách bạn cư xử, những gì bạn làm, những hoạt động bạn tham gia vào, và những gì bạn tin tưởng chịu ảnh hưởng từ người mẹ đi làm", tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Trường Harvard Business School Kathleen L. McGinn cho biết.
 
(Nguồn: Business Insider)
 

Dạy con thông minh bằng những phương pháp đơn giản

Theo các chuyên gia về phát triển trẻ em và các nhà thần kinh học, thời thơ ấu là rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đây là giai đoạn não phát triển nhanh nhất. Làm thế nào bạn dạy con thông minh từ nhỏ cho đến khi trưởng thành?
Dưới đây là một số gợi ý  khoa học theo quan sát của các chuyên gia về trẻ để giúp con bạn phát triển trí tuệ. Và thật không khó để thực hiện những điều này.
 
1. Cho con một khởi đầu sớm nhất có thể
Việc học hãy bắt đầu khi con còn trong nôi bằng các cử chỉ âu yếm, yêu thương. Cha mẹ chú ý giảm thiểu sự căng thẳng, hãy nói chuyện với con và hát cho nghe thật nhiều.
 
2. Dạy con thông minh bằng việc đọc sách cho con.
Đọc sách cho con nghe ngay từ khi con chưa hiểu được về ngôn từ vì điều đó sẽ giúp con phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, cho con niềm đam mê đọc sách, trau dồi kiến thức để con thành công khi lớn lên. Những đứa trẻ được nghe đọc khi còn nhỏ dường như phát triển hơn về niềm đam mê đọc sách, học tập tốt hơn và thành công khi lớn lên. Đọc sách là một trong những việc quan trọng để trẻ thông minh
Đọc sách cho con
3. Nói chuyện nhiều với con.
Việc này giúp con phát triển rất mạnh về ngôn ngữ. đồng thời nghe con nói chuyện để con củng cố về khả năng giao tiếp.
 
4. Chơi đùa nhiều với con và luôn cho con cảm thấy được yêu thương.
Các nhà khoa học quan sát thấy rằng những đứa trẻ không được âu yếm, chơi đùa và yêu thương thì trí não phát triển không thuận lợi. Họ cũng quan sát thấy rằng những đứa trẻ không được ôm ấp và không nhận được sự chú ý lớn lên thường,bị chán nản. Còn những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường thường xuyên được tương tác với bố mẹ sẽ thúc đẩy mạnh trí thông minh và các kĩ năng tư duy nền tảng.
Vui chơi cùng trẻ
5. Dạy con thông minh bằng việc mua đồ chơi
Nghe có chút kì quặc nhưng với những món đồ mà có thể cho con chơi được theo nhiều cách khác nhau lại không cần quá đăt tiền sẽ nâng cao trí tưởng tượng của con.
 
6. Giúp con yêu thích việc đọc sách.
Muốn dạy con thông minh, cha mẹ hãy mang đến cho con niềm đam mê với sách. Việc đọc giúp phát triển tri thức cho con. Đọc sách sớm giúp con có sự chuẩn bị tốt để nắm bắt được sự phức tạp của toán học, khoa học, lịch sử, kỹ thuật, cơ học, khoa học chính trị và các kiến ​​thức cần thiết khác cho cuộc sống. Càng đọc, càng kích thích sự học hỏi của con.
khuyến khích trẻ đọc sách
7. Hãy cho con được vui chơi.
Khi được vui chơi, con đang tạo ra nền tảng cho trí tuệ, các kỹ năng xã hội, thể chất và tình cảm. Đồng thời khi vui chơi theo nhóm, con học cách kết hợp những ý tưởng, ấn tượng và cảm xúc, những trải nghiệm và ý kiến ​​của những đứa trẻ khác.
 
8. Dạy con thông minh bằng việc khuyến khích trẻ tập thể dục
Tập thể dục không chỉ cho con rèn luyện sức khỏe mà còn giúp cho bé thông minh! Tập thể dục làm tăng dòng máu tới não và tạo ra các tế bào não mới, kích thích bé tiếp nhận thông tin và kiến thức rất nhanh chóng
dạy con thông minh bằng việc cho con tập thể dục
  1. Thúc đẩy sự sáng tạo của con.
Sáng tạo là một đặc điểm tinh thần có giá trị trong nghệ thuật, khoa học, và trong các tình huống giải quyết vấn đề. Trẻ em sáng tạo một cách tự nhiên. Mặc dù một số trẻ có tài năng di truyền nhiều hơn những đứa trẻ khác,sáng tạo cũng là một hành vi có thể được nuôi dưỡng từ thời thơ ấu.
 
10.  Biến âm nhạc trở thành một phần trong cuộc sống của con. 
Các nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc có thể thúc đẩy trí nhớ, sự chú ý và động cơ học tập. Nó cũng có thể giảm căng thẳng – điều mà rất tổn hại đến trí não của trẻ. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bộ não của trẻ phát triển nhanh hơn với việc tập luyện âm nhạc.
Cho trẻ yêu âm nhạc
Cha mẹ có thể thấy, việc dạy con thông minh thật ra đầu cần những điều quá cao siêu. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những gì chúng ta có để cho con phát triển toàn diện. Đó chính là sự yêu thương, những hành động đơn giản hàng ngày, những niềm vui gia và hạnh phúc gia đình.
 
- Kiều Oanh sưu tầm tổng hợp . 
 
Image result for Bố Mẹ  Đứa Trẻ Thông Minh, Thành Đạt  photos
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %15 %679 %2018 %11:%04
back to top