AN NHÀN NHƯ ÚC

Related image

AN NHÀN NHƯ ÚC?!

  • Ms Diem Dang with Indigenous Australians in Northern Territory (SBS Vietnamese)
Cuộc đời dường như bắt đầu khi về hưu - 2 năm đi hết 3 phần 4 nước Úc. Quý vị sẽ dành hết tiền tiết kiệm và thời gian còn lại của mình để khám phá châu lục này như người phụ nữ Việt này?
Tính đến tháng 5/2017, đồng hồ đo cây số trong chiếc xe fifth wheeler màu trắng kem cỡ lớn đậu tại sân nhà của bà Diễm Đặng đã chỉ đến con số 40,000 km. Trong suốt hai năm ròng rã, bà Diễm Đặng đã thực hiện chuyến hành trình roadtrip vòng quanh nước Úc cùng người bạn đời của mình và ghé đơn hơn 100 điểm, chinh phục 3 phần 4 nước Úc. Lẽ thường, ở độ tuổi 60, người Việt Nam, nhất là phụ nữ, sẽ về hưu, sống nhàn nhã bằng tiền tiết kiệm, chăm sóc nhà cửa, vui vầy bên con cháu. Nhưng với bà Diễm Đặng, một người Việt di cư đang ngụ tại Cabramatta (Sydney), ngay khi người bạn đời của bà (ông Bill) bắt đầu nghỉ hưu ngày đầu tiên vào 15/04/2015, bà cùng ông lập tức bắt đầu hành trình xê dịch trên chiếc xe caravan được thiết kế riêng theo nhu cầu của cả hai.
Tasmania
Cũng trong năm đầu tiên, bà tham gia sự kiện thường niên của CMCA (Campervan Motorhome Club of Australia), tổ chức quy tụ những thành viên đi du lịch trên xe nhà di động (RV – Recreational Vehicles) lớn nhất miền Nam nước Úc. Sự kiện năm đó quy tụ 900 xe motorhome tại Murray Bridge South, một sự kiện với quy mô tầm cỡ. Tại đây, lần đầu tiên bà có cơ hội gặp gỡ những người/ gia đình chung đam mê du lịch bằng xe di động. Đây cũng là nơi bà tham gia các khóa học kỹ năng để có thể sống và tiêu dao dọc các nẻo đường nước Úc, học đan len, sửa xe, nấu ăn.
Annual CMCA event 2015
Mỗi chuyến chu du của ông bà thường kéo dài khoảng 3 tháng, sau đó hai người ghé qua thăm nhà, chăm sóc vườn tược rồi nhanh chóng tiếp tục lên đường cho một điểm đến mới. Những chuyến đi dài hơi nhất của 2 người thường là rong ruổi suốt 6 tháng ở Queensland và Northern Territory.
with Alpaca
Lý do lớn khiến bà quyết định chọn cách du lịch với xe nhà di động chính vì niềm yêu mến ẩm thực Việt. Biết rằng những điểm đến không phải lúc nào cũng sẵn chợ Việt Nam để mua nguyên liệu và nấu những món ăn hương vị quen thuộc, bà đã cho cải tiến chiếc xe nhà di động có gian bếp rộng rãi để trữ kín nguyên liệu Việt Nam và có thể nấu những món ăn Việt Nam ở bất cứ nơi nào bà hạ trại.
Motorhome inside
Những chuyến đi mở ra cho bà những chân trời mới, những khám phá mới, gặp gỡ thêm bạn mới, và cả động lực để tiếp thu những kỹ năng mới vốn là thú vui của người trẻ.
Khi ngất ngây trước cảnh đẹp dọc đường đi, muốn truyền tải hết nét hùng vĩ của thiên nhiên, bà bắt đầu học nhiếp ảnh.
Queenslands Cape Hills
Ở South Australia, nơi các thợ lặn tung hoành bắt bào ngư và sò điệp, bà nhen nhóm dự định và tham gia khóa học lặn ngay khi trở về Sydney. 
Swim with Tuna
Những vùng biển đẹp dọc tuyến đường roadtrip của Úc đã giúp bà làm quen và trở thành một tay sành sỏi câu cá và cả câu mực.
SA Scallop catching
Thậm chí, bà đã thử làm trong một nông trại trong hai tuần để trải nghiệm cảm giác hái cà chua và cherry (anh đào) khi tình cờ gặp một nhóm người Việt đang làm việc cần mẫn tại nơi này.
Dù mắc bệnh thấp khớp, thỉnh thoảng đôi lần giữa hành trình, bà phải đặt vé máy bay trở về Sydney để gặp bác sĩ chuyên khoa tiếp tục điều trị, nhưng bệnh tật cũng không ngăn bà quay trở lại cùng người bạn đồng hành (ông Bill) để thỏa đam mê rong ruổi và khám phá của bản thân.
Diem Dang with baby kangaroo
Trong suốt hai năm từ 2015 đến nay, ông bà đã chinh phục được ba phần tư nước Úc, đi qua các tiểu bang New South Wales, Queensland, Northern Territory, South Australia. Một số điểm đến để lại trong bà ấn tượng đặc biệt và khiến bà lưu lại lâu hơn như: Airlie Beach, Bowen, Atherton Table Land, Yeppoon, Uluru, Darwin.
Hiện chỉ còn vùng Western Australia bà chưa ghé thăm, đây cũng là đích đến tiếp theo trong hành trình của bà năm 2018 và Tasmania - hòn đảo diễm lệ bà từng khám phá trong non 2 tuần năm 2016 và nảy lòng yêu mến tới mức tự hứa nhất định sẽ quay lại để làm một chuyến chinh phục ra trò với thời gian dài ngày hơn.
Fishing
Khi được hỏi về dự định trong những năm kế tiếp, bà cho biết bà sẽ vẫn tiếp tục rong ruổi cho đến khi sức khỏe không cho phép. Và ước mơ lớn nhất là sau khi hoàn tất vòng chu du nước Úc, bà sẽ cùng Bill bắt đầu một chuyến roadtrip dài hơi khác cũng trên xe nhà di động tại Âu Châu trong thời gian gần.
Bà chia sẻ “Trong suốt hai năm, quan sát và gặp gỡ nhiều người dọc đường đi, dường như tôi là người phụ nữ Việt Nam, à thậm chí có thể nói là người phụ nữ Á Châu duy nhất đi roadtrip trên RV khắp nước Úc này. Nhiều người Úc nói với tôi rằng ước mơ cháy bỏng cả đời của họ chỉ là sắm một chiếc xe nhà thật tiện nghi và dành hết quãng đời còn lại để nhìn ngắm đất nước mình và xa hơn là thế giới.”
Friends
Lời khuyên của bà cho bất kỳ ai hứng thú với việc du lịch trên xe nhà di động: Nếu ai đó trong số các bạn muốn bắt đầu trải nghiệm roadtrip trên xe RV, thì không nơi nào lý tưởng bằng nước Úc. Đường sá và giao thông tại Úc vô cùng hiện đại an toàn, các bãi đậu xe miễn phí và tính phí nằm khắp nơi trên nước Úc, có thể truy cập tìm và đặt chỗ trước qua các trang mạng . Nước Úc cũng là một châu lục với vô vàn cảnh trí phi thường để thỏa mãn trí phiêu lưu và nuôi dưỡng lòng đam mê du lịch. Hãy bắt đầu ngay khi có thể và đã được trang bị kỹ lưỡng. 
 
 
Người Việt chúng ta, trước 75, chắc ít có người biết nhiều về nước Úc. Ở đâu? Bao lớn? Dân tình sống ra sao? Rồi sau khi mất nước, bà con mình ồ ạt trốn ra đi, may mắn tấp được vô Bidong, Mã Lai, Galang, Nam Dương, chờ đợi mấy phái đoàn (tùm lum nước) đến để phỏng vấn cho đi định cư ở một nước thứ ba, thì trong đầu thuyền nhân, ai cũng nghĩ trước hết là nước đồng minh đã bỏ ta đi, là Hoa Kỳ?!
Thế nên có chuyện vui là trong giờ học địa lý, Thầy hỏi: “Mặt trăng và Úc Châu; nơi nào xa hơn?” Trò lại trả lời là: “Úc Châu, vì mặt trăng mình còn thấy được đêm đêm!”
Kiến thức về địa lý được một nút (được 1 điểm vì ít nhứt mình còn biết trên quả địa cầu nầy có một nước tên là Úc Châu, một nước mà chiếm trọn một Châu trong năm Châu). Về lịch sử nước Úc, mình cũng bù trất luôn!

“Tí! Em tìm cho tôi nước Úc trên bản đồ đi” “Dạ thưa thầy! Nó đây! Quay sang Tèo, thầy hỏi: “Ai tìm ra Úc Châu? Dạ thưa thầy! Trò Tí ạ!”

Related image

Thưa quý độc giả thân mến!

Mãi vài năm sau 75, những người tình cờ tiên phuông đến Úc sống! Chu choa sao mà quá đã, lè phè hết biết… nên báo tin vui quá vui cho những người còn ở đảo biết về nước Úc… một đất nước, bia đổ tràn như suối là có thiệt trăm phần trăm chớ không cần phải đến thiên đàng mới có… thì số người Việt của mình đến Úc định cư tăng vùn vụt!


Ngày đầu tiên đặt chân tới Melbourne cách đây hai mươi năm… Từ phi trường Tullamarine, mấy đứa em chở U về nhà ở Coburg, vùng phía bắc Melbourne. Thay đồ, tắm rửa xong xuôi… là nhảy tót ngay lên bàn nhậu ăn mừng ‘tù nhân’ đã vượt ngục… chạy thoát tới trời tự do. Quá đã! ‘Welcome to Melbourne!’ Lon bia đầu tiên uống là Victoria Bitter (còn nhớ tới giờ); sao mà nó mát lạnh gì đâu… chạy khỏi cổ họng, bia xuống tới đâu là mình biết tới đó! (Sau nầy, thì thấy cũng hơi lạ mỗi tiểu bang Úc đều uống loại bia khác nhau. Lý do là: Trước khi thành lập liên bang, Úc châu có những tiểu bang riêng lẻ thuộc địa của Anh. Với luật lệ rất khác nhau về sản xuất và tiêu thụ rượu bia).

Mãi đến cuối thập niên 1880, hệ thống hỏa xa mới được thiết lập nối liền thủ phủ các tiểu bang Úc; chớ trước đó phải chuyên chở rượu bia bằng tàu. Vận chuyển khó khăn, cước phí cao như vậy nên mấy hãng bia địa phương khó lòng bành trướng nhãn hiệu của mình đến các tiểu bang khác. Dân tiểu bang nào thì uống bia của tiểu bang đó… Riết rồi thói quen tạo thành một truyền thống… từ đời ông, tới cha, tới con, rồi tới cháu! Nhậu hết ráo! Thế nên nếu là dân NSW thì uống Tooheys, Reschs, Hahn. Dân Victoria thì Carlton Draught, Victoria Bitter, Melbourne Bitter! Uống bia loại nào cũng là một hình thức giới thiệu rất dễ thương với dân thổ địa là ‘tại hạ’ từ tiểu bang nào mà tiếu ngạo giang hồ, hạ cố tới chơi đây!)


Rồi sau đó, mười năm liền nước Úc hạn hán, những rừng bạch đàn khô nẻ, cháy rừng liên tu bất tận. Hồ chứa Thomson lớn nhứt cho thành phố Melbourne xài, mực nước tụt xuống chỉ còn 19% dung tích. Chánh phủ cấm dùng nước bừa bãi. Người Úc, vốn cực kỳ yêu nước, nghe chánh phủ bảo cái gì đúng cho đất nước là răm rắp tuân theo. ‘Để tiết kiệm nước! Chúng ta hãy uống bia! Save water! Drink beer!’

Nhưng theo dã sử, trước khi khoái uống bia, những người Úc đến từ Anh khoái uống rượu mạnh hơn! Sir John Robertson, năm lần làm Thủ hiến New South Wales, suốt 35 năm, sáng nào ông cũng ‘quất’ một pint (hơn nửa lít) rượu rum. Giống như xe cần xăng, ông có ‘rum’ mới chạy! Nhậu đã rồi còn nói “đâu phải mình tui! Không có ai đặt chân lên cái xứ nầy mà lại uống nước lã cả!”
Related image

Theo thống kê, những người từ Châu Âu đến Úc định cư, tính theo đầu người, uống nhiều, đứng nhứt nhì hơn bất cứ cộng đồng nào khác của nhân loại. So với mẫu quốc Anh, sáng xỉn chiều say; tối ôm chai mà ngủ chắc chắn là Úc ăn đứt nước mẹ quê mình.

 
 

 
Related image
 

BEEFSTEAK

Related image
 
Dường như tôi đã nhiều lần nói về cuộc sống của tôi. Mỗi tối thứ sáu, chúng tôi đến RSL để ăn đồ Tây và nghe nhạc sống và khiêu vũ. Cả năm trước họ có thêm món "Eye fillet steak" và coi như cả đám tụi tôi chỉ thích ăn món nầy hoặc cá hồi áp chảo. Không biết thời gian gần đây, thịt heo, thịt bò trở nên khan hiếm ở Victoria, Australia RSL không còn món eye fillet nữa nhưng tăng cấp ở "Porterhouse steak và T-bone" thì ăn cũng được. Còn muốn ăn "wagyu" thì phải ra nhà hàng Nhật. Nó quá ngon tương đương với "bò Kobe" nhưng không được gọi là bò Kobe vì nó không được sản xuất từ Kobe của đất nước hoa Anh Đào dù là thịt của con bò giống Kobe được nuôi lớn tại Úc.
Cuối năm 2013, tôi đến Hà Nội, ăn beef steak trong một nhà hàng khách sạn lớn nhưng thịt không bao giờ có thể sánh với thịt bò Úc. Hôm nay có một bài giới thiệu về cách thưởng thức món "beef steak" tại Việt Nam , xin mời các bạn:
TB: Hiện nay vì đến RSL quá lâu nên quen với bếp trưởng và chúng tôi đã đặt trước nên lúc nào cũng có "eye fillet". Nói thì nói vậy chứ ăn eye fillet hoài cũng chán, mềm thì có mềm nhưng không có sợi mỡ nên cũng thấy chai chai, đôi lúc ăn lại porterhouse dù dai hơn tí nhưng có vài làn mỡ xen vào và ở rìa miếng thịt là một lớp mỡ dày thấy ngon nhưng có khi cũng cứng lắm.
 


CÁCH THUỎNG THỨC BEEFSTEAK NGON ĐÚNG KIỂU ÂU MỸ.

Hồi còn bé, cứ mỗi lần bố mẹ thông báo hôm nay sẽ đi ăn bít tết là tôi lại thấy vô cùng háo hức, dù món bò bít tết ấy là phiên bản đã được Việt hóa nhưng vẫn rất đặc biệt trong mắt một cô bé 10 tuổi. Bít tết ngày ấy nổi tiếng nhất chắc là bít tết Hàng Buồm, bít tết Hòa Mã và bít tết ông Lợi, giờ đây khi đã lớn tôi mới rõ thế nào là bít tết ngon, ngon đến độ có thể trở thành lí do chính để quay lại một thành phố.
Beef steak hay chúng mình thường gọi là bò bít tết có xuất xứ từ các nước phương Tây nhưng đã được biến thể đi rất nhiều ở mỗi nơi nó du nhập đến. Beef steak Pháp thường được ăn cùng khoai tây chiên (French Fried) còn ở Ý miếng thịt bò T-bone nổi tiếng thành Florence lại có một hương vị và tên gọi rất riêng, Bistecca alla Fiorentina. Ở Mỹ, những nhà hàng chuyên về beef steak được gọi là steakhouse, beef steak được ăn kèm với rất nhiều các món đa dạng như khoai tây nghiền hay khoai tây bỏ lò hoặc măng tây và nấm.
 

Yếu tố quan trọng nhất để làm nên một miếng beef steak ngon chính là Beef – Thịt bò. Đầu tiên là loại thịt bò bạn chọn là bò Úc, bò Mỹ, bò Nhật hay bò Việt Nam. Bò Việt Nam thường khá dai và không có mùi thơm ngậy như bò của các nước nói trên nên cá nhân mình không thích steak bò Việt lắm. Ngon nhất trong các loại bò chắc chắn là bò Nhật Bản, đặc biệt là bò Kobe, thứ thịt bò vi diệu mềm tan trong miệng, béo mà không hề ngấy mỡ thường được bán với mức giá siêu xa xỉ 200$/phần beef steak. Loại bò Nhật thường được bán ở Việt Nam là bò Wagyu có chứa mỡ hình vân cẩm thạch với chất béo ít, có tỷ lệ cao hơn các chất béo không bão hòa đơn, omega-3 và omega-6 axit béo và cholesterol thấp trong hơn thịt bò thông thường.Thang điểm chất lượng thịt bò Nhật Bản phải được hội tụ đầy đủ điều kiện bởi bốn yếu tố: màu cẩm thạch, màu sắc và độ sáng, độ cứng và kết cấu, màu sắc và chất béo, độ bóng và chất lượng. Mỗi yếu tố được xếp loại từ 1 đến 5, với 5 là số điểm cao nhất.
Ngoài yếu tố nguồn gốc, giá trị của miếng beef steak còn được quy định bởi từng phần thịt trên mình con bò, thường được đánh giá bằng tỷ lệ vân mỡ trên miếng thịt bò như: Phân bổ của vân mỡ trên miếng thịt bò, màu thịt, màu của mỡ bò, độ dày của miếng mỡ tại phần sườn… Tại Mỹ, bò loại Prime phải có ít nhất 6-8% vân mỡ để được đánh giá là bò cao cấp nhất dựa trên tiêu chuẩn USDA của Mỹ. Bò Nhật, để được đánh giá là bò cao cấp nhất (A5), miếng thịt phải có ít nhất 25% vân mỡ. Ở Nhật, một miếng bít tết A5 Wagyu có thể có giá hơn 500$ tại các nhà hàng sang trọng.
 

Mặc dù một con bò cho ra rất nhiều phần thịt khác nhau (các bạn có thể tham khảo hình minh hoạ), chỉ có 4 phần thịt bò được gọi là “kings of the steakhouse” (vua của các nhà hàng steak). Vì sao vậy? Vì steak (bít tết) có nghĩa là những miếng thịt chỉ cần chế biến (nướng hay áp chảo) rất nhanh mà lại thơm, ngon tự nhiên. Những phần thịt khác thì phù hợp với các phương pháp chế biến yêu cầu thời gian chế biến lâu.
“Kings of the steakhouse” gồm có:
Ribeye – Thăn lưng
Phần cắt dọc xương sườn bò và có chút mỡ dắt làm tăng hương vị miếng thịt. Đoạn giữa miếng thịt có xu hướng hơi nạc hơn phần viền. Đây là phần thông dụng nhất để làm món bít tết, do nó có độ mềm, thơm đặc trưng của thịt bò và có pha chút mỡ dắt tạo độ béo ngậy mà người dùng thịt bò ưa thích. Ribeye ngon nhất là chế biến vừa chín tới, thịt sẽ rất mềm và thơm.
 

Striploin – Thăn ngoại
Đây là phần nạc được lấy từ lưng của bò, phần thịt này rất mềm và có hương vị. Phần cắt này có nhiều mỡ dắt đều toàn bộ thớ thịt và một ít cơ, những người thích ăn thịt béo một chút sẽ rất thích ăn. Ngay cả khi được nướng kỹ thì Striploin cũng không bị khô, vì vậy phù hợp với những người thích ăn thịt chín kỹ.
Tenderloin – Thăn nội
Trung bình mỗi một con bò chỉ có khoảng 4kg tenderloin, cộng với kết cấu miếng thịt cực kỳ ít mỡ, “thịt mềm như bơ”, giàu hàm lượng protein; làm cho tenderloin trở thành phần thịt đắt giá nhất trong các nhà hàng steakhouse. Độ chín phù hợp nhất cho miếng tenderloin là rất tái hoặc tái, cùng lắm là tái vừa. Vì khi nướng kỹ, tenderloin sẽ trở nên khô và hơi cứng, mất đi độ thơm mềm tự nhiên của miếng thịt.
 

T-Bone
Đây là phần cắt “2 trong 1”, vì một bên sườn là tenderloin, còn bên kia là striploin. Những miếng T-bone thường có phần tenderloin rộng khoảng 0.5 đến 1.5 inch (1.2 – 3.8 cm). Khi phần tenderloin rộng hơn thì được gọi là Porterhouse.
Khi chế biến T-bone thì cần điều chỉnh vị trí tiếp giáp nhiệt độ cho hai phần bò chín đều nhau. Tenderloin nhanh chín và nhanh khô hơn nên để xa phần nhiệt độ cao hơn phần striploin.
Bít tết kiểu Việt Nam miếng bò thường chín hẳn nhưng các steakaholics trên toàn thế giới lại thường chọn medium rare (tái vừa). Bởi steak được chế biến “Medium Rare” sẽ giữ được lòng đào ở chính giữa, hồng dần ra bên ngoài và bề mặt thịt có màu nâu. Bề mặt của miếng thịt săn chắc, có màu vàng cánh gián nhưng bên trong cần phải mềm và ấm. “Medium Rare” có lớp thịt bên ngoài được nướng qua, thơm mùi khói còn phần bên trong vẫn tái hồng, ăn mềm, ngọt và thơm vị thịt tươi. Hương vị ấy quyện với phần nước sốt, lúc này phải được làm thật khéo, sẽ tạo nên một bản hòa âm vô cùng tinh tế và êm dịu trong khoang miệng.
 

Tại các nhà hàng, beef steak thường phục vụ Medium Rare (Tái vừa), Medium (Chín vừa) và Well Done (Chín kỹ), tương đối ít khách hàng ăn Rare và Blue. Đối với một miếng steak “Well Done”, dù miếng thịt bò được sử dụng có là loại cao cấp đến đâu, cũng khó có thể giữ được độ mềm, miếng thịt sẽ trở nên dai và ít hương vị hơn. Vì vậy, hầu hết các đầu bếp thường không khuyến khích khách hàng của họ lựa chọn “Well Done” khi dùng Beefsteak.
Beef steak có thể được chế biến bằng phương pháp áp chảo với một chút dầu olvie hoặc bơ rồi đưa vào lò nướng khoảng 2-3 phút; hoặc nướng trực tiếp trên lửa bằng ghi nướng hay nướng trên đá cũng đều tạo ra được một miếng steak tuyệt hảo. Một số loại sốt thường thấy khi ăn beef steak là sốt nấm, sốt vang đỏ, sốt phô mai, sốt BBQ, sốt tiêu, sốt mù tạt hoặc sốt Teriyaki nếu bạn ăn steak kiểu Nhật.
 

Beef steak và rượu vang là cặp đôi bài trùng không thể thiếu của những steakaholic. Dòng vang nho Pinot noir, vang Pháp Le Gand noir, vang Chianti của Ý, hay Cabernet Sauvignon của Chile sẽ khiến bữa ăn của bạn thêm phần thi vị.
Trên đời này còn gì tuyệt vời hơn nếu được thưởng thức miếng beef steak hảo hạng vừa đúng ý bên ly rượu vang sóng sánh ánh đỏ, khi đó cả dạ dày, khối óc và trái tim sẽ đều cảm thấy thỏa mãn vô cùng.
 
Sưu tầm/tổng hợp by Nhật Hùng (Australia)
 
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %22 %906 %2017 %16:%10
back to top