ĐÀN NHỊ HỒ - ERHU

Image result for beautiful erhu instrument with asian lady photos

Image result for beautiful erhu instrument with asian lady photos
 
ĐÀN NHỊ HỒ
 
Related image
Image result for beautiful erhu instrument  photos
Related image
Related image

Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh

Image result for beautiful erhu instrument with asian lady photos
 
Âm nhạc hay có thể làm thay đổi cảm xúc, thanh tẩy tâm hồn và mang đến một cảm giác vui sướng tuyệt vời. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra để điều trị bệnh? Điều này có thể được truy ra từ tạo hình của các ký tự Trung Quốc, trong chữ “dược” (藥 yao) có chữ “nhạc” (樂 yue).

Image result for beautiful erhu instrument with asian lady photos

 
Người Trung Quốc cổ đại phát hiện một số loại thảo mộc cũng có thể chữa khỏi bệnh, do đó họ đã thêm bộ “thảo” lên bên trên chữ “nhạc”, và đã cho ra đời chữ “dược”.
 
Âm nhạc có thể chữa bệnh và những nghiên cứu y khoa hiện nay đang hướng tới lĩnh vực này. Chúng ta biết rằng thai nhi trở nên quen thuộc với giọng nói của người mẹ từ khi còn nằm trong bụng mẹ và các bé có thể nghe thấy những âm thanh từ nhịp đập của trái tim người mẹ, giọng nói và hơi thở của mẹ. Vì vậy ngày nay có những giáo trình kỹ thuật “giáo dục trong khi mang thai”, trong đó có cả nghe nhạc.
 
Trên lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện cảm xúc, điều chỉnh hơi thở và điều tiết hoạt động của các cơ quan nội tạng. Các nhà khoa học tại Mỹ đã phát hiện, thường xuyên nghe âm nhạc có thể có ảnh hưởng đến cảm xúc của mọi người, tạo ra một số cộng hưởng trong cơ thể con người.
 
Những tác động của nhịp điệu âm nhạc được gắn kết với các cử động khác nhau của cơ thể con người. Từ đó, những giai điệu của âm nhạc có thể điều tiết sinh lý của cơ thể.
 
Các bác sĩ tài năng của y học Trung Quốc có thể dễ dàng lựa chọn tất cả các loại bản nhạc cho các bệnh khác nhau.
Âm nhạc cổ đại Trung Quốc được chia thành “thanh nhạc” và “khí nhạc”. Mục đích của khí nhạc cổ Trung Quốc là để thanh tẩy tâm hồn, và đó là lý do tại sao nó lại chậm rãi và dịu nhẹ. Nghe loại nhạc này mang lại sự an hòa tâm linh.
 
 Related image
 
Đàn nhị hồ đối với người Trung Hoa cũng giống như đàn vĩ cầm đối với người Tây phương—người ta chỉ cần nghe tiếng đàn để cảm nhận sự đẹp đẽ, buồn bã, đau thương và hạnh phúc mà nó có thể khơi dậy từ trong lòng. Lắng nghe giai điệu của nhị hồ, người Trung Hoa có thể giao tiếp với tất cả tình cảm mà dân tộc của họ đã từng trải qua trong một lịch sử lâu dài và đầy đổi thay.
 
Lần đầu tiên nhìn thấy một cây đàn nhị hồ, nhiều người cảm thấy ngạc nhiên vì hình dáng cái đàn đơn giản, thêm vào đó, từ 2 sợi dây đàn của nó mà có thể vang lên một chuỗi âm điệu thật phong phú.
 
Lịch sử của đàn nhị hồ có tương quan thâm sâu đến những điều trong văn hóa Trung Hoa. Nhị hồ có cả một lịch sử dài 1.000 năm tại Trung quốc. Trong triều đại nhà Tống, đàn nhị hồ khởi đầu từ một nhạc cụ đàn cầm khác, gọi là Hề-cầm (xiqin), là một sản phẩm của một dân tộc thiểu số ở miền Bắc Trung-quốc.
 
Chữ “nhị” có nghĩa là “hai” hay “thứ nhì”, ý chỉ cây đàn có 2 dây hay là chỉ âm thanh của nốt nhạc cao nhất khi chơi đàn nhị hồ là đứng thứ nhì so với các loại đàn cầm khác. Chữ “hồ” có nghĩa là “man rợ” ý chỉ các bộ lạc, đặc biệt là ở phía bắc, chúng ta thường gọi là rợ Hồ. Đàn nhị hồ khởi đầu là từ một nhóm dân du mục bắc phương gọi là Hề.
 
Theo thời gian, người Trung quốc làm cho đàn nhị-hồ thành thuần tuý Trung Hoa, bày tỏ năng lực lớn rộng của văn hóa Trung Hoa để đồng hoá các yếu tố văn hóa khác nhau. Nhạc của nhị hồ đã trở thành một phần quan trọng trong di sản văn hoá Trung Hoa.
Tiếng nhạc của đàn nhị hồ nghe nhẹ như tơ, và âm thanh vương vấn này còn giữ trong đầu người nghe một lúc lâu. Thực ra, dây tơ đã được dùng làm dây đàn cho nhị-hồ trong quá khứ. Bây giờ dây kim loại thường được sử dụng vì tính bền bỉ của nó.
 
Đàn nhị hồ có một hộp âm thanh ở dưới đáy, làm bằng gỗ và da beo, da rn. Âm thanh phát ra khi cây cung kéo trên dây đàn. Cây cung tốt nhất dùng lông đuôi ngựa.
 
Image result for beautiful erhu instrument with asian lady photos
 
Nhị hồ không dùng để hòa nhạc, vì vậy nó rất thích hợp khi cần các giai điệu tuôn chảy dạt dào. Tiếng đàn của nó có thể mô phỏng dễ dàng các âm thanh như khóc thương, than thở, hay thì thầm với nhau. Dưới bàn tay thiện nghệ, nhị hồ có thể tạo nên những âm điệu của thiên nhiên như — chim hót, ngựa hí, mưa xuân tí tách, cơn bão mùa hè, tiếng gió gầm thét, và những thứ khác.
 
Đàn nhị hồ rất thích hợp dùng để diễn tả rất nhiều loại tình cảm, ví dụ như hạnh phúc, vui vẻ, hay chơi đùa. Hai dây đàn có thể phát ra những âm thanh phong phú trong thế giới của sự tự nhiên, bên trong đó con người chỉ chiếm cứ một phần rất nhỏ.
 
Một khi dòng tình cảm tuôn ra, sự buồn bã và mong chờ trong cuộc đời của chính bản thân và cuộc đời của tiền nhân họ quyện lại với nhau, khiến cho các dây đàn có sức mạnh diễn tả tràn đầy với lịch sử.
 
Image result for beautiful erhu instrument with asian lady photos

‘Hàm nghĩa bên trong’

Nhạc sĩ chơi đàn nhị hồ Cô Zhu WeiLing có một tài năng thiên phú chơi được nhiều loại đàn ( Đàn tỳ bà 琵琶, đàn nhị hồ, Piano, Cello , Violin v..v... và Cô đã trình diễn nhạc từ đàn nhị hồ và piano rất nhiều trong các phim tình cảm Quỳnh Giao, Kim Dung, và các phim Nhật Bản) tiếng đàn nhị hồ của Cô WeiLing có thể chạm đến đáy lòng người nghe. Sự trình diễn của Cô thấm sâu vào tâm hồn khán giả, khơi dậy cả một nguồn tình cảm. Thính giả gốc Trung Hoa hay không Trung Hoa đều xúc động thật nhiều bởi các màn độc tấu của Cô.
 
https://lh3.googleusercontent.com/RNCjneiz0GV4zvyePbTgcV68_FMF4uqRSWq8z59lfaHoP5IfiBy-bon7vmC_T1Ue8yvw4Trceq2eMdsu9m0dOeoKN9-SKI-qArvew1RuSJiU_opFlQcOZSEm6BJgph6ETYsSpS44GVeRSkY83UcfQYL_DCkqYxUX6-5jxpqraedjYgF_pK1aYdrlAnyJZDcCweerUBTPXgYPZE1hg18Ypcsanajz1aHpEMY5fqkL_RdYN806pDpsPqlo-S0e1BapZYUdmn2xYs2xb8mIXG1SpVf-B1HE_jkWVFmFHV1cirrdh8sb9QXTaqeUjSL4Qb9AsQJ2kibfTGN4ggtksLvgidTQWVYKByuYY9klHIfPfTSZ0lhtgJTKPJoJSlBz_wrVIz3-UOtHa1sQPKJ8wTAODAis89RGTpyPPD_dWhuS4n02Vzx29rQr2EYwXWubbl-PpXJJaEFs1Z56A6TXongDYBNzXrq_b6pSAlH8k62tN7aLqkVq92GMWc2-qSkSRgQtIOaIL6kLQpqDEPQYsT4p2HQMDRAllweejMihCgllZWZKIAa_J0g6IqZ-DOoyzQYO2nfHzglNPRbHqR42nHHZivhi39Aj8Kw3wtJU4NtsGMMWIpKFzuAuk9ApPbUFtviBTqweKpxG_XNTPGE6zEfRp1FeWjq-DQiuZ9ujHQxnDg=w548-h877-no
 
Cô WeiLing bắt đầu học đàn nhị hồ từ lúc 3 tuổi. Năm 1988, cô đoạt giải thưởng thứ nhất trong một cuộc tranh tài nổi tiếng quốc tế về bộ môn đàn nhị hồ. 
 
https://lh3.googleusercontent.com/1-sfmjKyp2Y4KIdAsGADPQ_yRUex0aTOpBuK1oUnxGUcJqloQ4lJgrjU8xzpZXw5g1PbycSEV5hP44K06J1axcP8xkuJKU7TjYXqrW37TzAI70i-oZaHC027E13SQGVOdU25VDdwB8SV6SpLNbb2d-VPyF1R1eF7LRCLb4i_7MxvY-UkHVON3feuiQ9OcFe1MZIYowZ7rmR_eWYVzlWtoiImQ8n5qkGgNAEBS_hZ1cCH5wL0M6Ma2eYcazjNQ6PnCs86lTwQcH2u6q19-s3czAZwgjRPKsOgL0p5M3pDxbH8cSc0ZnwT_XoLM8f7uvdZIthtfuBc08_U4gEs2mH2CcBz6oXv0-Nf1EctkrObiLg4rIMRi0wA8laxMPM3imOIaLCsiYTDlmRNass1KYEuFPjlpNmnOfbEA41J8YVjuZAIbHC1Yxq-4guwf4nvH5ccM0c4_7dMz7k33e4fXt6K5thlz2PA7QHz6t8fiLQcVUV4TTWLiuFAze5aHtqhKx23fE6wCYikULYEPGWlfSTIUO7WlRMbFIpfoZNqAhRiZ2ATnRMB8YsP7fTQp5XaiSsa39YKwv7dOhO298F7POuJOeYgT9Vz-e95wLz7cC_T5hVezTCDBMQcA9LLwQDkIA2mBFV8Ks8kEJM4nmtdoaI61OYiQquSwIecnYQ3_QsKzA=w489-h877-no
 
“Sự xúc động thật sự không nằm tại kỹ thuật chơi đàn, mà ở hàm nghĩa bên trong,” cô nói về nhạc của Cô. Trong lúc hoàn thiện tài nghệ của mình, WeiLing đã chú trọng đến sự tu luyện nội tâm cho được thanh tịnh, tốt đẹp, và thiện lành. Cô trút cả tấm lòng và sự thanh tịnh của tâm hồn mình vào trong tiếng đàn. Bằng cách này, Cô đã làm cho tiếng đàn nhị hồ của mình trở thành thánh thiện.
(Theo China Daily news)
 
https://lh3.googleusercontent.com/ugkvrvqxFrbD9iD49oXGUFMyhslScN5TTtj8TO97IXStq6G_v8Uoz741uXGvFl5swDksg_gPJtrYSyBG4H4y8k6QS19C4HE9-kyw58bMVkgGSnD0c6cZnelVfoGQ0KTf2tOgQ9Y2au7JbOtFROlSRJyCJ2vA6FvFVAmEm4DCmmiivqWC98FQYtgo7h0ftPA3-K0i_dje6hjJ80VSUCUIOZToLJARlfFpZKla1hSsUmnBsWXudEYbx_XKrStouzwlVyjCz1edW8i6M4hQyaR_vGdOEV0OlliMIyVQ5cfzYGWDCn8CO7XE0QVqQL3QOF76ZpJ2Cynmf60vpnYFX6LncxcMuK5fe8lBjpnPLSAelCIfdixX4VMEyzymCdbXP0SZwtF4WrEJFUTY4-7nQvWMvWocTMOWk-ISuj4DGwlgVc5s1JtMaJE71VlslHfQ4DXbCAcQzvbNgZPzVjX3ahEij8UVQa3v98VgDxRmi-zHezjqK2vrfRoT54sY5z4zvbJZ1s48cKIbZMDLJQcixR_Xu6qtc9UwxsQAu6b6LwiOf0pVB5lfXh4QXvc_0QvjTdy9XE1Pxx0ga54L-JKvpGZ6tzSHCeIPgK1mrHpV6KVA3blilVx6KHMkX0rna49xqPJ8eNBPAJ0pnCxvRFkvHZ2E6J5H5E_ejJv5p1UD5h1JnA=w582-h877-no
NNQuang & WeiLing (Winter in Shanghai, China 1989)
 
Related image
 
db43c148db43c148db43c148
db43c148db43c148
db43c148Nguyễn Ngọc Quang db43c148
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %05 %859 %2017 %15:%05
back to top