Thơ : Chế Lan Viên

Thơ: Chế Lan Viên 

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ , tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành Chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn và Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàng thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942  ông cho ra đời tập văn Vàng Sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạnh tháng tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báoQuyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực

Sau 1975, ông vào sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh Viện Thống Nhất thành Phố Hồ Chí Minh, ông thọ 69 tuổi.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải Thưởng về văn học nghệ thuật (1996).

Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh cũng là một nhà văn nổi tiếng.

Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.

Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghềNói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.

( Theo Wikipedia )

Tập thơ:

- Gửi các anh (1955)
- Ánh sáng và Phù sa (1960)
- Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967)
- Những bài thơ đánh giặc (1972)
- Ðối thoại mới (1973)
- Hái theo mùa (1977)

Những nấm mồ

 

Thơ Chế Lan Viên

 

Hãy chôn sâu nụ cười trên môi thắm
Hãy giết đi lời hát đáy hầu người
Đừng tìm nữa, của hoa tươi, sắc thắm
Của muôn chim, tiếng ngọc bạn lòng ơi!



Vì mỗi phút vui tuổi thêm nhắc tới
Những điên cuồng chôn tận đáy hồn mơ
Những sầu muộn trong thành tim u tối
Trong mắt buồn, hình ảnh buổi ngây thơ

Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn
Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!

Trong nắng hè lá tươi đà đổi sắc
Dệt mùa thu sắp đến. Tựa đời ta
Chuỗi ngày xanh hùa theo nhau phai nhạt
Dệt tấm màn quàng liệm tấm hồn ta!



 

Trà Nha sưu tầm

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %02 %997 %2016 %18:%08
back to top