Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới

Học viện Phật Giáo lớn nhất thế giới

Vùng đất thiêng tập trung 40.000 nhà sư

Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng xa xôi hẻo lánh không có người ở. Ngày nay, Larung Gar trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới.

Sertar thuộc tỉnh Garze, Tây Tạng nằm cách thành phố Thành Đô, Trung Quốc 600 km, là nơi có ngôi trường Larung Gar 

Học viện Phật giáo Larung Gar được thành lập vào năm 1980. Các ni cô đi học phải thường xuyên vượt qua quãng đường dài 4 km trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao. 

Thung lũng Larung, nơi học viện tọa lạc cũng là quê hương của những người Tây Tạng. Họ sống chung với các nhà sư và ni cô học tập tại đây. 

Larung Gar thành lập ở nơi xa xôi hẻo lánh, nhưng vẫn là một trong những trung tâm có ảnh hưởng lớn nhất tới Phật Giáo thế giới. 

Ngày nay, Sertar trở thành “ngôi nhà chung” của 40.000 tăng ni phật tử. Ngoài các môn đệ người Tây Tạng, vùng đất thu hút tăng ni phật tử từ khắp Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hong Kong, Singapore và Malaysia.

Sertar nằm cách khá xa các thành phố lớn, nơi gần nhất là Thành Đô – Trung Quốc cũng phải mất tới 15 – 20 giờ đi xe. Du khách nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn khi đến tham quan.

Một nửa số môn đệ của học viện Larung Gar là nữ giới. Trong khi những nơi khác ở Tây Tạng chỉ thu nạp số lượng nhỏ học viên, nơi này nhận bất cứ ai thật sự muốn theo học Phật giáo.

Những ngôi nhà của người dân và tăng ni phật tử ở Sertar chủ yếu làm bằng gỗ, xây theo phong cách truyền thống và nằm sát nhau đến mức nhìn từ xa như thể chúng đang chồng lấn lên nhau.Những ngôi nhà gỗ màu nâu và đỏ giống hệt nhau tạo thành một khối khổng lồ, tựa vào sườn đồi. Mỗi ngôi nhà có 3 phòng, không hề có toilet hay nước nóng.  

Trước khi bị phá dỡ một phần vì lý do “dân số phát triển không kiểm soát” và đề phòng cháy, Larung Gar là học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới với hơn 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử.

Điều kiện sống ở Học viện Phật giáo Larung Gar chỉ ở mức cơ bản. Tăng ni Phật tử phải dùng chung toilet. Điện thoại được sử dụng, nhưng TV thì không. Các sư sãi sống gần các Phật tử đến tu tập, phân chia phòng theo tuổi tác và giới tính. Một bức tường lớn ngăn cách khu tu thiền của sư sãi và ni cô. Giới luật ở đây vô cùng nghiêm ngặt.

Nhiếp ảnh gia 34 tuổi Wanson Luk đến Larung Gar qua hành trình 20 tiếng đồng hồ từ Thành Đô (Trung Quốc). Anh cho biết, ở đây có 2 nhà khách nhỏ nhưng đã kín chỗ, vì vậy anh phải ở gần cổng vào. Luk cho biết, học viện mở cửa cho mọi người, và duy trì cuộc sống bằng tiền quyên góp và các mối làm ăn nhỏ như nhà khách hoặc cửa hàng tạp hóa

Tuyết rơi trắng trên các sườn đồi vào mùa đông.

Cảnh tượng lung linh về đêm.

 

Hồng Anh st

 

 

back to top