Năm 1903, Hãng Steinway & Sons đã tặng một cây đại dương cầm cho Tổng thống Theodore Roosevelt. Cây đàn được đặt làm cho Phòng Đông của Tòa Bạch Ốc. Cây đàn Steinway của ngài Roosevelt là cây dương cầm chính của vị tổng thống cho đến năm 1938, khi nó được quyên tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian. Cây đàn này từng chứng kiến nhiệm kỳ của các vị Tổng thống Roosevelt, William H. Taft, Woodrow Wilson, Warren G. Harding, Calvin Coolidge, Herbert Hoover, và Franklin D. Roosevelt.
Cây đàn được ông R. H. Hunt và ông J. H. Hunt thiết kế, hộp đàn mạ vàng được ông Juan Ayuso một công dân Pháp sinh ra ở thành phố Bordeaux có cha mẹ là người Tây Ban Nha chạm khắc tinh xảo. Ông tỉ mỉ khắc con dấu của 13 thuộc địa Mỹ thời đầu, bằng kỹ thuật ghép gỗ (marquetry) xung quanh thân đàn. Giới tinh hoa giàu có tha thiết muốn sở hữu những cây đàn dương cầm của Hãng Steinway được ông Ayuso chạm khắc: ông F.W. Woolworth (nhà sáng lập công ty F. W. Woolworth và chuỗi cửa hàng “Five-and-Dimes”), và các ông trùm kinh doanh của Hoa Kỳ như ông George J. Gould và ông Cornelius Vanderbilt đều từng ủy thác cho ông Ayuso chạm khắc hộp đàn dương cầm ở dinh thự của mình.
Để phù hợp với tinh thần ái quốc được truyền tải thông qua các biểu tượng như tấm khiên, chim đại bàng, vòng hoa lễ hội, và con dấu của các thuộc địa Mỹ thời đầu, họa sĩ Dewing đã vẽ một cảnh tượng phúng dụ khi Mỹ quốc chào đón chín Nữ Thần Muse.
Chín Nữ Thần Muse của Hy Lạp
Trong bài thơ sử thi “Theogony” (Thần Phả) của thi hào Hesiod (thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên), các Nữ Thần Muse được giới thiệu là con gái của Nữ Thần Ký ức Mnemosyne, và Thần Zeus, Vua của các vị Thần. Theo thi hào Hesiod, Thần Zeus đã ở cùng Nữ Thần Titan Mnemosyne tại Pieria trong chín đêm, và sinh ra chín Nữ Thần Muse.
Các Nữ Thần Muse đại diện cho các môn khoa học, văn học, và nghệ thuật. Họ đóng vai trò là hiện thân tượng trưng của nguồn cảm hứng cho các tác phẩm văn hóa vĩ đại. Điều quan trọng là Nữ Thần Ký ức, một vị Thần Titan, là mẫu thân của các Nữ Thần Muse. Trong một xã hội cổ đại mà hầu hết người dân đều không biết chữ, thì trí nhớ chính là yêu cầu đầu tiên để đọc thuộc lòng các tác phẩm thơ ca lỗi lạc.
Mở đầu các tác phẩm thơ ca của mình, các thi sĩ thời xưa thường khẩn cầu các Nữ Thần Muse giúp họ nhớ lại những thiên sử thi anh hùng. Qua đó, việc khẩn cầu Nữ Thần Muse sẽ chứng minh rằng, người kể chuyện đang sáng tác trong truyền thống thơ ca.
Những dòng đầu tiên trong tác phẩm “Ili” (thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên) của đại thi hào Homer thiên sử thi Hy Lạp kể về chàng chiến binh lừng danh Achilles trong Cuộc chiến Thành Troy mở đầu bằng câu, “Hỡi Nữ Thần, cơn thịnh nộ đang cất tiếng hát,” là lời khẩn cầu gửi đến Nữ thần Calliope, đại diện cho thơ sử thi. Các Nữ Thần Muse đóng vai trò là nguồn sức mạnh của ký ức, hoàn thành sứ mệnh của mình với tư cách là những nguồn cảm hứng thơ ca.
Cảm hứng sáng tạo một hiện tượng vô hình và siêu việt từng làm say mê các nghệ sĩ suốt nhiều thế kỷ, vừa là động lực vừa là kết quả của những trải nghiệm với nghệ thuật vĩ đại. Các Nữ Thần Muse tượng trưng cho hiện tượng này. Vì vậy, thật hợp lý khi từ “museum” (bảo tàng) bắt nguồn từ chữ “muse,” bởi vì các viện bảo tàng vừa là nơi tiếp nhận và trưng bày những hiện vật được hình thành từ cảm hứng, vừa là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho cảm hứng sáng tạo nảy sinh thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Cách sử dụng từ “nàng thơ” (muse) trong thời hiện đại của chúng ta còn chắt lọc khái niệm cổ xưa hơn nữa, khi miêu tả về người truyền cảm hứng cho động lực sáng tạo, thường mang tính lãng mạn hoặc bắt nguồn từ sự kính phục.
Vào thời cổ đại, tên gọi và số lượng của các Nữ Thần Muse sẽ khác nhau tùy theo khu vực. Có chín Nữ Thần Muse trong thời kỳ Cổ điển (Classical) ở Hy Lạp cổ đại. Họ thường được khắc họa đầy tính nghệ thuật với các biểu tượng liên quan. Nàng Calliope, Nữ Thần về thơ sử thi, cầm trên tay một cuộn giấy, cây bút, hoặc tấm bảng, trong khi đó nàng Euterpe, Nữ Thần về âm nhạc và thơ ca, thường được khắc họa với một cây kèn aulos một loại nhạc cụ hơi của Hy Lạp cổ đại giống như sáo. Nàng Polyhymnia, Nữ Thần về tài hùng biện và thánh thi/thánh ca, đeo tấm mạng che mặt hoặc cầm chùm nho. Nàng Erato, Nữ Thần về thơ trữ tình và luyến ái, thường được khắc họa bên cạnh Thần tình yêu Eros có cánh, hoặc đang chơi đàn cithara một loại nhạc cụ dây của Hy Lạp cổ đại giống như đàn lia, còn nàng Terpsichore, Nữ Thần về vũ đạo và hợp xướng, cầm theo một phím gảy đàn hoặc cây đàn lia.
Mỗi Nữ Thần Muse sẽ đeo hoặc cầm một chiếc mặt nạ bi hoặc hài kịch tương ứng với mình: Nàng Thalia, Nữ Thần về hài kịch và thơ điền viên, và nàng Melpomene, Nữ Thần về bi kịch. Nàng Thalia còn được khắc họa cùng cây gậy của người chăn cừu hoặc vòng dây thường xuân, trong khi đó nàng Melpomene đôi khi cầm một thanh gươm, cây chùy, hoặc mang giày kothornos một loại giày ống có dây buộc thời Hy Lạp cổ đại.
Nàng Clio, Nữ Thần về lịch sử, cầm một cuốn sách, cuộn giấy, hoặc vòng nguyệt quế, trong khi nàng Urania, Nữ Thần về thiên văn học và chiêm tinh học, thường được thấy đội vương miện có các vì sao, hoặc cầm một chiếc compa và quả cầu.
Các Nữ Thần Muse sống trên Núi Helicon ở Boeotia, Hy Lạp, cùng với Thần Apollo vị Thần Hy Lạp-La Mã cai quản ánh sáng, các lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, và vũ đạo.
Thần Apollo và các Nữ Thần Muse xuyên suốt lịch sử nghệ thuật
Danh họa thời kỳ Phục hưng Raphael (1483-1520) vẽ bức tranh “The Parnassus” tại Stanza della Segnatura (Phòng Raphael) ở Cung điện Vatican, Rome. Bức bích họa miêu tả Thần Apollo đang chơi một loại nhạc cụ thời kỳ Phục hưng, xung quanh ông là chín Nữ Thần Muse. Khung cảnh diễn ra trên đỉnh Núi Parnassus huyền thoại, từng được cho là nơi Thần Apollo cư ngụ. Bức tranh khắc họa một nhóm chín thi nhân thời cổ đại, chín thi nhân đương thời, và chín Nữ Thần Muse đang vây quanh Thần Apollo. Được Giáo hoàng Julius II đặt vẽ, bốn bức tường ở Stanza della Segnatura minh họa bốn lĩnh vực tri thức của nhân loại: tôn giáo, triết học, thơ ca, và luật pháp cùng bức tranh “Parnassus” tượng trưng cho thơ ca.
Bức tranh sơn dầu “Apollo and the Muses on Mount Parnassus” (Thần Apollo và Các Nữ Thần Muse Trên Núi Parnassus) của họa sĩ Nicolas Poussin (1594-1665), lấy cảm hứng từ bức bích họa của danh họa Raphael và cũng khắc họa chủ đề tương tự. Chín Nữ thần Muse vây quanh Thần Apollo, bên cạnh đó là thi hào Homer, thi hào Virgil, và một số thi nhân khác tề tựu bên bờ Suối Castalia.
Trong khung cảnh mà họa sĩ Poussin tái hiện, Thần Apollo đang ngồi và để ngực trần với tấm vải phủ lên đôi chân, xung quanh ngài là chín Nữ Thần Muse. Giống như trong bức bích họa của danh họa Raphael, nguồn cảm hứng sáng tạo mang tính phúng dụ có thể dễ dàng được nhận thấy thông qua những thuộc tính biểu tượng của các nhân vật. Nàng Melpomene vận áo choàng màu nâu sẫm (một loại áo choàng hoặc khăn choàng không tay mà đàn ông và phụ nữ Hy Lạp mặc, có tác dụng như khăn choàng hoặc áo khoác hiện đại), tay trái cầm một con dao găm nhọn mạ vàng và tay phải cầm chiếc mặt nạ bi kịch. Nàng Euterpe mặc áo chiton dài màu vàng kim (kiểu áo dài buộc vai của Hy Lạp cổ đại), tay trái nắm chặt cây sáo bè (panpipes).
Năm 1916, Bảo tàng Mỹ thuật Boston ủy quyền cho họa sĩ John Singer Sargent (1856–1925) thiết kế và trang hoàng mái vòm của bảo tàng này. Sau một sự nghiệp vô cùng lừng lẫy với tư cách là một trong các họa sĩ vẽ chân dung hàng đầu thế kỷ 19, ông Sargent khi đó vừa hoàn thành một ủy thác đáng mơ ước khi trang trí các đại sảnh uy nghi tráng lệ của Thư viện Công cộng Boston bằng một loạt tranh tường mà ông gọi là “Triumph of Religion” (Sự Khải Hoàn của Tôn Giáo) (1895–1919). Đối với Bảo tàng Mỹ thuật Boston, ông đã nảy ra ý tưởng vẽ một loạt tranh tường như một hành động nhằm tôn vinh nghệ thuật, gắn liền với các chủ đề từ thế giới cổ đại và thần thoại cổ điển.
Khi đặt cạnh bức tranh “The Parnassus” của danh họa Raphael, bức tranh “Apollo and the Muses” (Thần Apollo và Các Nữ Thần Muse) của họa sĩ Sargent rõ ràng là đang đối thoại với loạt tranh bích họa của Ý. Tuy nhiên, với cùng một chủ đề được đơn giản hóa theo cách hiện đại, ông Sargent đã giản lược sự đa dạng về màu sắc trên y phục của các nhân vật, khắc họa tất cả họ trong trang phục xếp nếp màu kem, và lược bỏ các biểu tượng đặc trưng của họ. Nhờ những hiểu biết trực quan tích lũy được sau nhiều thế kỷ thể hiện nghệ thuật trước đó, ông Sargent tự do đơn giản hóa biểu tượng của các Nữ Thần Muse mà không làm mất đi mối liên kết chủ đề ngay lập tức [với khán giả] ở thế kỷ 20.
Thần Apollo nhân vật trung tâm đứng giữa vòng tròn các Nữ Thần Muse đang nhảy múa, tay trái của ông nâng niu cây đàn lia, còn tay phải giơ lên cao trong một cử chỉ đầy thư thái và tự tin. Theo nhịp chuyển động, vòng xoắn vải trên những chiếc váy mỏng manh của các Nữ thần Muse tăng thêm tính chuyển động tròn, đầy mê hoặc cho bố cục. Bức tranh chỉ có hai màu, các nhân vật có nước da màu kem hoặc sáng nổi bật trên nền xanh lam phẳng, gợi nhớ đến kiểu trang sức chạm nổi (cameo).
Chín Nữ Thần Muse của họa sĩ Dewing
Sau khi thưởng lãm các bức tranh tái hiện Nữ Thần Muse trong nhiều truyền thống nghệ thuật khác nhau, chúng ta có thể chiêm ngưỡng các Nữ Thần Muse của họa sĩ Dewing bằng nhãn quan mới mẻ. Họa sĩ vẽ màu trung tính (tonalist) đã tiến một bước xa hơn từ truyền thống mỹ học xoay quanh quá trình miêu tả Nữ Thần Muse. Để phù hợp với chủ đề về nước Mỹ, ông Dewing thay thế Thần Apollo bằng hình tượng nữ nhân đại diện cho Mỹ quốc, người ngồi ở ngoài cùng bên trái. Bên cạnh đó, ông còn phá vỡ truyền thống miêu tả các Nữ Thần Muse vận trang phục xếp nếp kiểu Hy Lạp, và để các nữ nhân vật của mình diện váy dạ hội theo phong cách Phục hưng thuộc địa (Colonial revival).
Bằng việc đặt Mỹ quốc vào không gian mà Thần Apollo thường ngự trị, và để các Nữ Thần Muse của Hy Lạp đồng hóa với ngôn ngữ thời trang của thuộc địa Mỹ, họa sĩ Dewing đã du nhập truyền thống nghệ thuật Hy Lạp vào Tân thế giới. Mỹ quốc, thay vì Hy Lạp, trở thành nơi tiếp quản văn hóa cổ điển. Sự dung nhập này được thể hiện trong tiêu đề của bức tranh “America Receiving the Nine Muses” (Mỹ Quốc Chào Đón Chín Nữ Thần Muse). Vào lúc mở nắp cây đàn dương cầm đầu tiên của tổng thống, những người có mặt tại Phòng Đông của Tòa Bạch Ốc được chiêm ngưỡng cảnh tượng rực rỡ khi Mỹ quốc chào đón sự phong phú của nền nghệ thuật Tây phương kinh điển.
Mari Otsu _ Hữu Minh
******
Nhà sản xuất đàn dương cầm Steinway
Kể từ cuối thế kỷ 19, Steinway & Sons đã được công nhận là hãng đàn dương cầm nổi tiếng thế giới.
Vào một buổi tối, nhà sản xuất đàn dương cầm người Đức Heinrich Engelhard Steinweg đứng trong căn bếp để hoàn thiện những bước cải tiến cuối cùng trên chiếc đàn dương cầm do chính tay ông chế tác. Ông khát khao tạo ra cây đàn dương cầm tốt nhất có thể, được chế tạo dựa trên niềm tự hào về công việc và hình mẫu về sự xuất sắc kiểu Mỹ đã bén rễ trong ông từ khi ông lớn lên ở Đức.
Với mẫu dương cầm cải tiến giờ đây đã hoàn thành, ông lên kế hoạch đưa gia đình sang Mỹ. Ông di cư cùng năm người con trai của mình. Họ đã trợ giúp ông trong các dự án kinh doanh. Bằng sự đổi mới, sáng tạo, và tinh thần kiên trì đáng khâm phục, ông và các con trai đã đạt được những thành tựu vượt xa hơn cả mục tiêu ban đầu.
Vào năm 1850, sau ba năm di cư đến New York, ông Steinweg đổi tên thành Henry E. Steinway và chính thức bắt đầu theo đuổi ước mơ cả đời của mình: thành lập công ty sản xuất đàn dương cầm Steinway & Sons.
Ngày nay, Steinway & Sons được công nhận là một công ty sản xuất đàn dương cầm nổi tiếng thế giới. Những chiếc đàn dương cầm mang tính cách mạng của họ từ lâu đã xuất hiện trên các sân khấu giao hưởng khắp thế giới mỗi cây đàn đều là một đại diện tiêu biểu cho tinh thần kinh doanh kiểu Mỹ ở đẳng cấp cao nhất.
Giấc mơ trở thành hiện thực
Ông Steinway mở xưởng đầu tiên của mình trong một không gian nhỏ bé, khiêm tốn nằm phía sau một tòa nhà dọc theo Phố Varrick của Manhattan. Sau khi bán cây đàn dương cầm đầu tiên cho một gia đình địa phương với giá 500 USD, ông Steinway không mất nhiều thời gian để mở rộng quy mô xưởng. Chỉ một năm sau khi khai trương, ông và các con trai đã chuyển xưởng của mình đến một địa điểm rộng hơn do nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng.
Vào những năm 1860, nhà máy Steinway & Sons chiếm trọn Đại lộ Park Avenue. Họ cần rất nhiều không gian để điều hành việc kinh doanh đến nỗi nhà máy họ xây dựng chiếm toàn bộ một lô đất.
Điều gì đã khiến một công ty gia đình sản xuất đàn dương cầm đạt được mức tăng trưởng gần như chưa từng có này? Thậm chí, lùi tận về thời đại Mạ Vàng của Mỹ quốc, công ty Steinway đã chế tác ra những cây đàn dương cầm mà thời nay vẫn không thể sánh kịp.
Âm thanh của đàn Steinway
Gần 95% nghệ sĩ hòa nhạc dương cầm chuyên nghiệp thích đàn dương cầm Steinway hơn các thương hiệu khác. Khi xem xét kỹ cách tiếp cận sáng tạo của công ty này trong việc chế tạo nhạc cụ, và việc họ dụng tâm vào quy trình chế tạo thủ công, không khó để hiểu vì sao họ lại thành công đến vậy.
Một trong những điểm khác biệt nổi bật nhất của đàn dương cầm Steinway là bảng cộng hưởng sử dụng kỹ thuật tối tân nhất. Nó độc đáo đến mức các kỹ sư của công ty đã đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế này.
Bảng cộng hưởng của đàn dương cầm là một trong những bộ phận chính của nhạc cụ này vì nó khuếch đại âm thanh từ các dây rung gần đó. Bảng cộng hưởng được chế tạo tốt sẽ trợ giúp về chất lượng, độ trầm ấm, và biểu cảm của các nốt nhạc.
Bảng cộng hưởng của Steinway được chế tác để nghệ sĩ piano tận dụng tối đa dải âm rộng của nhạc cụ này. Nhờ cấu tạo của mình, bộ phận này mang lại cả độ bền và cường độ, giúp các nốt nhạc ngân dài hơn và vang hơn. Thiết kế của nó thon gọn dần, kéo dài từ trung tâm của cây đàn đến tận tất cả các cạnh. Điều này tạo ra trải nghiệm giai điệu phong phú, trọn vẹn được biết đến với cái tên “âm thanh Steinway” đặc trưng.
Công ty chỉ sử dụng một vài loại gỗ. Một loại là gỗ vân sam Sitka Alaska, và một loại khác là gỗ thích đường (cây thích cứng), cho phép truyền tải âm sắc một cách mạnh mẽ.
Năm 1963, công ty trình làng một thiết kế sáng tạo khác: pinblock theo thiết kế Hexagrip. Đây là một cơ chế quý giá đối với những người chơi đàn dương cầm, vì nó giúp giữ cho nhạc cụ lên dây lâu hơn và có độ chính xác cao hơn.
Khao khát hướng tới sự xuất sắc của công ty Steinway & Sons đã biến doanh nghiệp gia đình nhỏ bé một thời ở Manhattan này phát triển thành một trong những công ty thành công nhất nước Mỹ. Trong suốt thế kỷ 20, đàn dương cầm Steinway đã góp mặt trong một vài sự kiện lịch sử, trở thành một biểu tượng của văn hóa Mỹ được mọi người trên toàn thế giới công nhận.
Hết lòng vì tình yêu Mỹ quốc
Năm 1866, một trong những con trai của ông Henry, William Steinway, đã khai trương Steinway Hall, một trung tâm văn hóa dành cho nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố New York. Với các phòng dành riêng để trưng bày những cây dương cầm tốt nhất của công ty Steinway & Sons, và một phòng hòa nhạc tráng lệ, tòa nhà này đã trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật biểu diễn lớn nhất thành phố.
Trung tâm này không chỉ giúp thúc đẩy doanh số bán dương cầm, mà còn trở thành địa điểm âm nhạc hàng đầu, nổi tiếng là nơi tiếp đón những tài năng xuất sắc nhất thế giới. Đây là trụ sở của dàn nhạc Philharmonic New York trong hơn 25 năm.
Khi công ty lớn mạnh, ông Steinway và những người kế nghiệp vẫn tận tâm với tình yêu Mỹ quốc và những gì thể hiện giá trị cốt lõi của nước Mỹ.
Trong suốt Đệ nhị Thế chiến, Steinway & Sons đã chế tạo 3,000 cây đàn dương cầm đặc biệt để gửi ra hải ngoại nơi lính Mỹ đang chiến đấu. Công ty đã sắp xếp những cây dương cầm, từng được đặt tên là “Victory Verticals” và cuối cùng được gọi là “GI Steinways,” được thả dù xuống cho quân đội từ phi cơ. Điều này được thực hiện nhờ quá trình kiên nhẫn làm việc với các quan chức Hoa Kỳ. Sự kiên nhẫn của họ cuối cùng đã được đền đáp. Những cây dương cầm đã nâng cao nhuệ khí cho nhiều người lính, và giúp họ cảm thấy được kết nối với những người thân yêu ngay cả khi đang ở rất xa nhà, Họ cùng nhau chơi đàn và hát theo những bài hát nổi tiếng.
Kể từ đầu những năm 1900, chiếc đàn dương cầm Steinway đã trở thành điểm nhấn âm nhạc của Tòa Bạch Ốc. Công ty Steinway & Sons đã tặng một chiếc dương cầm nguyên bản cho dinh tổng thống vào năm 1903 và nó vẫn là cây đàn chính cho đến năm 1937.
Người tiên phong của đàn dương cầm hiện đại
Khát khao hướng tới sự xuất sắc và tinh thần kinh doanh của ông Steinway đã giúp ông đạt được mục tiêu đầy tham vọng: Tạo ra cây đàn dương cầm tốt nhất thế giới. Thông qua sự đổi mới và sáng tạo, nhà sản xuất đàn dương cầm nhìn xa trông rộng ấy đã đi tiên phong trong việc hiện đại hóa loại nhạc cụ phổ biến này.
Bằng lòng ái quốc của ông và các con trai, Steinway & Sons không chỉ trở thành một thương hiệu. Công ty đã phát triển thành một lực lượng văn hóa, thể hiện cho tiêu chuẩn cao về tay nghề chế tác. Tiêu chuẩn cao này từ lâu đã được nhiều người đánh giá cao, từ nghệ sĩ dương cầm chuyên nghiệp đến những người đam mê âm nhạc, và thậm chí cả những người lính đóng quân ở hải ngoại khao khát được nghe âm nhạc quê hương.
Mỗi cây đàn dương cầm được chế tác bởi công ty có trụ sở tại New York này là một minh chứng truyền cảm hứng cho những gì có thể đạt được bằng chính đôi tay của mình trong khi theo đuổi giấc mơ Mỹ.
Rebecca Day _ Lê Đào
Câu chuyện về những chiếc vĩ cầm của thành phố Cremona
Cách đây vài năm, tôi cùng một người bạn thưởng thức buổi biểu diễn concerto cho vĩ cầm của nhà soạn nhạc Brahms. Đọc trước phần mô tả chương trình, tôi đã nói với bạn rằng nghệ sĩ vĩ cầm chính đang diễn tấu bằng chiếc đàn “del Gesu.” Bạn tôi, hoàn toàn không biết đó là gì, vẫn tiếp tục ăn chiếc bánh mì kẹp mà không mảy may quan tâm, cho đến khi tôi giải thích rằng cây đàn đó trị giá hàng triệu dollar.
Gán giá trị bằng tiền cho điều gì đó thường cho thấy rằng thứ ấy xứng đáng được tôn trọng và vị thế của nó đã được xã hội nhìn nhận. Tuy nhiên, cách đánh giá này lại không làm sáng tỏ được nguyên nhân sâu xa, và thậm chí có thể là chỉ dấu cho một trào lưu nhất thời. Làm thế nào mà một bộ dây được căng trên một khối gỗ nhỏ bé lại có tầm quan trọng đến như vậy?
Vĩ cầm, loại nhạc cụ cầm tay đắt đỏ và danh giá bậc nhất, đã thống trị nền âm nhạc trong nhiều thế kỷ. Nhạc cụ này có một lịch sử lâu dài, và khởi nguồn của nó vẫn bị che mờ dưới lớp màn bí ẩn.
Những cây vĩ cầm đầu tiên
Trước thời dàn nhạc giao hưởng thịnh hành, các nhạc công đã tập hợp thành các nhóm nhỏ hơn gồm các nghệ sĩ chơi đàn dây, tạo ra thứ âm nhạc được gọi là âm nhạc “thính phòng.” Trong thời kỳ này, từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 18, người Ý là những nhà tiên phong, dẫn đầu trong việc đổi mới và thống trị thể loại này.
Sự phát triển của dòng nhạc thính phòng tạo ra nhu cầu về các loại nhạc cụ dây, đặc biệt là vĩ cầm. Cremona đã phát triển ngành nghề chế tạo violin để đáp ứng nhu cầu này. Là một thành phố ở miền bắc nước Ý gần Milan, Cremona không có tiếng tăm như các trung tâm đô thị như Florence và Rome. Nhưng đây là nơi đã sản sinh ra những nghệ nhân chế tác đàn dây (luthier) vĩ đại nhất trong lịch sử.
Một nghệ nhân chế tác đàn dây cần có tay nghề làm mộc điêu luyện. Gỗ chất lượng cao gỗ thích cho mặt sau, gỗ vân sam hoặc gỗ thông cho mặt bên và mặt trước, gỗ mun cho bàn phím phải được cưa, tạo hình, và bào nhẵn đến mức hoàn hảo. Cùng thời điểm các nhà soạn nhạc như Antonio Vivaldi và Arcangelo Corelli phát triển các hình thức sonata và concerto, các nghệ nhân ở Cremona đã thiết kế những cây vĩ cầm đầu tiên để có khả năng cộng hưởng với giọng hát nữ.
Giống như nhiều ngành nghề khác, chế tác nhạc cụ là một công việc kinh doanh gia truyền. Các nghệ nhân chế tác đàn tài ba nhất trong giai đoạn này có thể được tìm thấy qua dòng chảy nhân duyên thầy trò liên tiếp trong suốt hai trăm năm.
Ba đại gia tộc
Người đặt nền móng cho triều đại chế tác vĩ cầm của gia tộc Amati, ông Andrea Amati, được công nhận là người đã chế tác ra cây vĩ cầm hiện đại đầu tiên vào thế kỷ 16. Những đóng góp của ông bao gồm việc chuẩn hóa vĩ cầm với bốn dây, khắc thêm các lỗ thoát âm chữ f để tăng độ rung động (vibration) và cải thiện âm thanh, đồng thời thêm cuộn xoắn dây (scroll) trên đỉnh đàn để trang trí. Sau khi ông qua đời, các con trai của ông đã kế nghiệp cha.
Ông Nicolò Amati (1596–1684) đã cải tiến thiết kế ban đầu của ông nội bằng cách kéo dài và mở rộng cây vĩ cầm một chút theo phong cách mà ngày nay được gọi là “Grand Pattern” (kiểu dáng lớn hơn). Quan trọng hơn, ông đã phổ biến thiết kế Amati này bằng cách đào tạo cả một thế hệ nghệ nhân làm đàn Cremona trong xưởng của mình. Những học trò ưu tú nhất của nghệ nhân Nicolò còn vượt qua danh tiếng của thầy, họ thành lập các xưởng gia đình Guarneri và Str ivari.
Ông Antonio Str ivari, hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên Latin hóa, Str ivarius, là nghệ nhân làm đàn nổi tiếng nhất mọi thời đại. Hầu như ai cũng từng nghe nói đến chiếc vĩ cầm “Str .” Trong suốt cuộc đời gần một thế kỷ (1644–1737), ông đã chế tác hơn 1,100 nhạc cụ. Phần lớn chúng là vĩ cầm, nhưng cũng có cả đàn cello, vĩ cầm trầm, hạc cầm, và guitar. Khoảng một nửa trong số đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Những cây vĩ cầm đầu tiên này có bàn phím ngắn hơn, ngựa đàn thấp hơn, và cần đàn có góc nghiêng gần với thân đàn hơn. Nhạc cụ của Str ivari nổi tiếng với âm sắc phong phú, ấm áp. Hàng ngàn nghệ nhân làm đàn sau thời Str ivari đã nỗ lực sao chép các nhạc cụ của ông. Họ đạt được những mức độ thành công khác nhau, nhưng chưa ai có thể tái tạo được âm thanh độc đáo của chúng.
Nghệ nhân Giuseppe Guarneri, được biết đến với cái tên “del Gesù” (thuộc về Chúa Jesus) nhờ các ký hiệu đặc biệt trên nhãn của các nhạc cụ của ông, cũng có tiếng tăm ngang ngửa với nghệ nhân Str ivari. Ông nội của ông, Andrea Guarneri, cũng từng học việc với nghệ nhân Nicolo Amati. Sự nghiệp chế tác đàn của ông Del Gesu kéo dài chưa đầy 20 năm, và chỉ có khoảng 200 cây vĩ cầm của ông còn tồn tại. Mặc dù sự nghiệp ngắn ngủi, nhưng các nhạc cụ của ông được coi là có chất lượng ngang bằng với các nhạc cụ của Str ivari. Một số nghệ sĩ bậc thầy thậm chí còn ưu thích âm thanh của cây đàn Del Gesu hơn vì nó có âm sắc mạnh mẽ hơn, táo bạo hơn.
Khép lại một thời kỳ vàng son
Năm 1737, nghệ nhân Str ivari qua đời, tiếp đó là nghệ nhân del Gesù vào năm 1744. Trong vòng vài thập niên sau khi họ ra đi, chiến tranh và những khó khăn kinh tế đã khép lại thời kỳ vàng son của nghề chế tác vĩ cầm tại Cremona. Người Ý bắt đầu nhập cảng những cây vĩ cầm rẻ hơn từ Đức để đáp ứng thị hiếu âm nhạc của họ. Cái tên Str ivari và del Gesù chìm vào quên lãng cho đến thế kỷ 19, khi người ta bắt đầu tìm kiếm lại các nhạc cụ của họ. Tuy nhiên, đến lúc này, rất nhiều cây đàn đã biến mất.
Trung cộng hiện là quốc gia sản xuất vĩ cầm lớn nhất thế giới. Ba mươi phần trăm nguồn cung cấp toàn cầu đến từ một thành phố duy nhất, Hoàng Kiều, nơi được mệnh danh là “Cremona của phương Đông.” Mặc dù nơi đây xuất cảng gần 1 triệu cây vĩ cầm mỗi năm, nhưng hầu hết là những nhạc cụ giá rẻ, được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền lắp ráp bởi những công nhân có tay nghề thấp.
Nghề chế tác vĩ cầm tại thành phố Cremona đã trải qua sự hồi sinh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thành phố này chỉ có thể sản xuất vài ngàn cây đàn mỗi năm, vì một nghệ nhân bậc thầy phải dành tới 250 giờ cho mỗi cây vĩ cầm. Mặc dù các sản phẩm làm ra vẫn có tay nghề tinh xảo, nhưng những bí mật nghề nghiệp của các gia tộc Amati, Guarneri và Str ivari đã thất lạc theo thời gian và sẽ không bao giờ được khôi phục hoàn toàn.
Điều gì tạo nên nét độc đáo của những cây vĩ cầm Str?
Các chuyên gia luôn cố gắng giải thích chính xác tại sao những những cây vĩ cầm Str ivari lại vượt trội hơn tất cả những cây vĩ cầm khác. Một giả thuyết phổ biến từng cho rằng nghệ nhân Str ivarius đã sử dụng một loại sơn bóng “ma thuật,” không chỉ bảo vệ vĩ cầm khỏi bụi bẩn và độ ẩm, mà còn mang đến âm sắc đặc trưng cho nhạc cụ này. Một giả thuyết gần đây hơn, được công bố vào năm 2003, lại cho rằng những cây gỗ làm đàn mà nghệ nhân Str ivarius dùng có kiểu vân gỗ hẹp đặc trưng của “Thời kỳ băng hà nhỏ” khi chúng sinh trưởng. Chính loại gỗ thớ hẹp này tạo nên âm sắc vượt trội của cây đàn Str.
Nhiều giả thuyết trong số này quá mơ hồ để chứng minh, hoặc đã bị bác bỏ hoàn toàn. Ngày nay, chúng ta biết rằng lớp sơn bóng mà nghệ nhân Str ivarius sử dụng là giống với loại mà các thợ nội thất thời đó sử dụng. Do đó, chúng ta sẽ không bao giờ biết liệu những cây gỗ sinh trưởng trong Thời kỳ băng hà nhỏ có tạo ra chất gỗ có âm thanh vượt trội so với gỗ ngày nay hay không.
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng vững chắc hơn để đưa ra lời giải thích thuyết phục hơn. Một bài báo năm 2021 đăng trên tập san hóa học của Đức, Angewandte Chemie, phát hiện ra rằng nghệ nhân Str avari và del Gesu đã xử lý gỗ vân sam dùng làm bảng cộng hưởng cho các cây vĩ cầm bằng một hỗn hợp hóa chất đặc biệt. Hỗn hợp khoáng chất này, bao gồm borax, muối, phèn và vôi sống, giúp bảo vệ gỗ khỏi mối mọt và có thể cải thiện độ vang âm của các nhạc cụ. Ngay cả những biến đổi nhỏ nhất về độ dày của gỗ cũng có thể làm thay đổi âm thanh của nó, và bảng cộng hưởng của các cây vĩ cầm tại Cremona đều rất mỏng và nhẹ so với các loại vĩ cầm hiện đại. Việc xử lý gỗ bằng hóa chất giúp giải thích tại sao chúng có thể chịu được lực căng của dây mà không bị nứt sau nhiều thế kỷ. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà bào chế dược liệu địa phương, những người đã cung cấp khoáng chất cho nghệ nhân làm đàn, hé lộ một khía cạnh ẩn giấu của nghề chế tác vĩ cầm tại thành phố này.
Giống như tờ nhãn ghi giá, các lý do khoa học cuối cùng cũng không mấy quan trọng. Cảm xúc mãnh liệt được gợi lên trong trái tim thính giả khi lắng nghe âm thanh của đàn Amati, Str ivari, hoặc Guarneri vang lên trong khán phòng hòa nhạc không đến từ những lý giải về chất liệu làm đàn. Mặc dù sự phổ biến của đàn guitar điện đã khiến nhiều người không còn cảm nhận được sự tinh tế của vĩ cầm, nhưng những bí ẩn và điều kỳ diệu của các cây vĩ cầm đến từ Cremona vẫn là không gì sánh được.
Andrew Benson Brown _ Lê Đào
Nam Mai sưu tầm