Lịch Sử Của Các Phương Pháp Giảm Đau Từ Gây Tê Đến Gây Mê Toàn Thân

Lịch Sử Của Các Phương Pháp Giảm Đau

Từ Gây Tê Đến Gây Mê Toàn Thân


Mất cảm giác đau là một điều rất hữu ích cho bệnh nhân khi cần tiến hành phẫu thuật. Nhưng để làm được việc này thì không phải lúc nào cũng dễ dàng.
 
Bức tranh toàn cảnh về các phương pháp giảm đau đã được phát triển qua nhiều thế kỷ, từ những loại thảo mộc vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên cho đến lidocain, loại thuốc gây tê phổ biến nhất hiện nay. 
 
Gây mê giảm đau là một phát minh tuyệt vời. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu về cơ chế tác dụng khi tiến hành gây mê. Những gì chúng ta đã biết chỉ là vai trò [giảm đau] quan trọng của gây mê trong y học qua nhiều thế kỷ.
 
Tôi đã nhận thấy rất rõ ràng vai trò này trong một tình huống không mấy thoải mái vào khoảng hơn 35 năm trước. Khi đó, tôi cần mổ lấy thai cấp cứu cho một phụ nữ chỉ với lidocain là thuốc gây tê duy nhất. Vào thời điểm bấy giờ, phương pháp gây tê ngoài màng cứng chưa được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, sẽ không có bác sĩ gây mê nào sẵn sàng cho ca cấp cứu lúc 2 giờ sáng như thế này.
 
Các bậc cha mẹ muốn tôi làm tất cả những gì có thể cho đứa trẻ, trong khi lúc đó tôi còn rất trẻ và chỉ mới thực hành [mổ lấy thai] được một năm. Chúng tôi đã vội vàng đưa cô ấy trở lại phòng mổ cùng với hy vọng bác sĩ gây mê sẽ có mặt kịp thời trước khi tôi phải rạch da cô ấy.
 
Chỉ có duy nhất một bác sĩ gây mê trong bệnh viện vào lúc nửa đêm. Nhưng anh ấy đang phải tiến hành hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân trên một tầng khác. Những ngày tháng đó, chúng tôi không có bác sĩ gây mê chuyên cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
 
Nhịp tim của thai nhi thấp đến mức nguy hiểm, khoảng 60 (bình thường là 120 – 150). Em bé sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng hoặc tử vong nếu không được lấy ra trong vòng vài phút. Và sự lựa chọn duy nhất mà chúng tôi có là phẫu thuật bằng thuốc gây tê cục bộ, lidocain. 
 
Trước đó tôi chỉ mới đọc về cách gây tê cục bộ trong mổ lấy thai, và bằng cách nào đó, tôi đã nhớ ra liều tối đa có thể dùng mà không gây độc. Ít nhất tôi cũng biết rằng tôi có thể sử dụng bao nhiêu. Nhưng nếu cô ấy cần thêm thì sao? Nếu nó không hoạt động thì sao?
 
Từng giây trôi qua và nhịp tim thai vẫn ở mức thấp xung quanh 60. Tôi buộc phải đưa ra quyết định. Cha mẹ đứa trẻ cầu xin tôi làm điều gì đó, họ nói với tôi rằng: “Hãy cứu lấy đứa con của chúng tôi”. Tôi đã cầu nguyện và bắt đầu tiêm lidocain khi rạch da theo các lớp, cần đợi vài giây để lidocain phát huy tác dụng ở mỗi lớp và cuối cùng em bé sẽ ra ngoài sau hai phút. Nếu đầy đủ thuốc mê, tôi có thể lấy thai nhi ra trong vòng chưa đầy một phút nếu cần. Nhưng trong trường hợp này, tôi phải đợi ở từng bước để lidocain phát huy tác dụng.
 
Thật may mắn rằng bệnh nhân của tôi không cảm thấy gì và đứa bé đã ổn sau ít phút. Tạ ơn Chúa! Bác sĩ gây mê đã xuất hiện khoảng 10 phút sau khi chúng tôi bắt đầu và anh ấy có thể gây mê toàn thân cho cô ấy khi tôi kết thúc cuộc phẫu thuật.
 
Tình huống này rất hiếm gặp vào ngày nay. Ít nhất thì tôi cũng hy vọng nó sẽ không xảy ra. Có rất nhiều câu chuyện như vậy, về những điều chúng ta từng làm sẽ không bao giờ còn xảy ra vào ngày nay. Và rất nhiều câu chuyện trong quá khứ khác đã cho chúng ta thấy được sự thay đổi ngoạn mục của các phương pháp giảm đau.
 
Cây thuốc phiện 
 
gayme4
 
Một trong những khám phá nổi tiếng nhất trong lĩnh vực giảm đau là cây thuốc phiện (cây anh túc). Các nền văn minh ban đầu sử dụng cây thuốc phiện và các loại thảo mộc khác để giảm đau. Người Sumer đã sử dụng cây thuốc phiện từ 4000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ, các công ty dược phẩm đã tìm ra cách tạo ra nhiều loại thuốc giảm đau mạnh hơn từ cây thuốc phiện. Do đó, việc sử dụng thuốc phiện đã nhanh chóng nhường chỗ cho morphin, heroin, và các loại thuốc phiện bán tổng hợp và tổng hợp ngày nay. Mặc dù đang bị nhiều người lạm dụng, nhưng tác dụng giảm đau của những loại thuốc này vẫn quan trọng đối với hàng triệu người.
 
Nhưng anh túc không phải là loại thảo mộc duy nhất được sử dụng để giảm đau. Vào khoảng năm 2250 trước Công nguyên, người Babylon đã sử dụng cây Thiên tiên tử (Hyoscyamus niger) để chữa đau răng.
 
Vào năm 1600 trước Công nguyên, người Trung cộng đã sử dụng một phương pháp giảm đau rất khác là châm cứu. Các loại thuốc giảm đau khác cũng đã được sử dụng. Thần y Hoa Đà nổi tiếng của Trung cộng đã sử dụng mafeisan (hỗn hợp rượu và thảo dược) làm thuốc gây mê để tiến hành phẫu thuật vào khoảng năm 160 sau Công nguyên.
 
genk1 Người ta tin rằng hỗn hợp này có thể là morphin hoặc thuốc phiện. Thật không may, Hoa Đà đã bị hành quyết vì lý do chính trị và các tài liệu y học phong phú của ông trước đó đã bị thiêu hủy.
Người Trung cộng đã sử dụng một phương pháp giảm đau rất khác là châm cứu. Biểu đồ châm cứu với một loạt các điểm được chỉ ra trên hình một người đàn ông
 
Khí Ete
gayme6 Vào khoảng thời gian gần đây hơn, chính xác là năm 1540, Valerius Cordus, một bác sĩ và nhà thực vật học người Đức đã phát minh ra “dầu ngọt vitriol” từ ete dietyl thông qua quá trình chưng cất etanol và acid sunfuric.
 
Vào năm 1846, Nha sĩ William T.G. Morton đã trình diễn công khai ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng ete làm thuốc mê tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Trong khi bác sĩ Crawford Long mới thực sự là người đầu tiên sử dụng ete trong thực hành phẫu thuật của ông vào năm 1842 tại Jefferson, Georgia.
 
gayme7 
Mặc dù tiến sĩ Morton đã nhận được rất nhiều danh tiếng nhờ sử dụng ete. Nhưng trên toàn thế giới cũng có rất nhiều trường hợp gây mê thành công nổi tiếng khác.
 
Tiến sĩ Seishu Hanaoka, ở Nhật Bản, đã phát triển một công thức đường uống từ các loại thảo mộc tên là “Tsusen-san”. Ông đã sử dụng công thức này để gây mê toàn thân cho cô Kan Aiya 60 tuổi trước phẫu thuật cắt bỏ một bên vú do ung thư. Ca phẫu thuật được thực hiện thành công vào ngày 13/10/1804. Có tài liệu cho rằng tiến sĩ Hanaoka đã dành hơn 20 năm để phát triển loại thuốc mê Tsusen-san của mình, và tiến hành thử nghiệm trên vợ của ông và 10 đối tượng khác.
 
gayme8 
Ether là một thành công lớn trong lĩnh vực gây mê. Năm 1856, chính Tiến sĩ Edward Robinson Squibb đã phát minh ra một dạng ether tinh khiết về mặt hóa học. Hai năm sau, ông thành lập công ty dược phẩm Squibb and Sons. Ngày nay Squibb là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới.
 
Khí nitơ oxit
gayme9
 
Joseph Priestley nổi tiếng với việc “khám phá” ra oxy, ông cũng là người đầu tiên sản xuất và mô tả khí nitơ oxit (N2O) vào năm 1772. Priestly là một nhà thần học người Anh và một nhà hóa học tự học. Nhiều năm sau đó, nhà khoa học Sir Humphry Davy đã đề xuất việc sử dụng nitơ oxit để giảm đau. Nhưng thay vào đó, nitơ oxit đã được sử dụng như “khí cười”, một món đồ chơi và giải trí trong một thời gian dài. Mãi cho đến năm 1844, nha sĩ Horace Wells mới sử dụng nitơ oxit để giảm đau khi nhổ răng.
 
Năm 1847, hợp chất chloroform, tương tự như ether đã được dùng làm thuốc gây mê sản khoa cho phụ nữ chuyển dạ. Điều này nhanh chóng trở nên rất phổ biến sau khi Tiến sĩ John Snow sử dụng chloroform cho Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh khi bà sinh con trai vào năm 1844.
 
Cocaine
gayme10 
Các pháp sư Incan là những người đầu tiên sử dụng cocain để giảm đau. Sau đó, vào năm 1884, hợp chất này đã được đưa vào sử dụng như một loại thuốc gây mê cho phẫu thuật mắt cho đến tận ngày nay. Năm 1898, Tiến sĩ August Bier lần đầu tiên sử dụng cocain để gây tê tủy sống.
 
Năm 1944, Lidocain mà tôi đã sử dụng cho bệnh nhân của mình cách đây 35 năm đã được phát hiện và hiện vẫn được sử dụng rộng rãi.
 Năm 1846, bác sĩ Oliver Wendell Holmes đôi khi được cho là người đã đặt ra thuật ngữ “gây mê” sau khi đọc về màn trình diễn sử dụng ether của tiến sĩ Morton.
 
Hai phương pháp gây mất cảm giác đau cơ bản hiện nay
 Gây tê cục bộ, chẳng hạn như lidocain. Đây vẫn là loại thuốc gây tê cục bộ phổ biến nhất khi đóng vết thương (bằng chỉ khâu hoặc ghim phẫu thuật). Có rất nhiều phiên bản khác nhau của lidocain với các đặc tính riêng biệt được sử dụng cho các tình huống cụ thể. Nói một cách đơn giản, những hóa chất này ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh từ vị trí đau đến não bộ bằng cách ức chế các kênh natri trên màng tế bào. Vì vậy cơn đau sẽ trở lại khi hết thuốc tê.
 
Gây mê toàn thân là một cách giảm đau khác. Trong trường hợp này, bệnh nhân không còn cảm giác về bất kỳ cơn đau nào nhưng vẫn duy trì tất cả các chức năng sống quan trọng. Những chất gây mê toàn thân có tác dụng giảm đau nhờ khả năng ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh qua synap. Tuy vậy, sau hơn 150 năm sử dụng, người ta vẫn chưa hiểu rõ chính xác cách thức hoạt động của những loại thuốc gây mê dạng hít này.
 
Điều thú vị là khi ai đó được gây mê toàn thân, họ sẽ không mơ. Ngày nay, gây mê toàn thân là một ngành khoa học trong đó các loại thuốc đường tĩnh mạch được sử dụng kết hợp với khí mê dạng hít để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Và một điều cuối cùng, đừng hỏi bác sĩ gây mê về cách mà thuốc mê thực sự có tác dụng. Bởi vì họ sẽ bị chìm đắm trong mớ kiến thức đồ sộ về chuyên ngành này nếu cố gắng đưa ra câu trả lời. 
 
Tiến sĩ Peter Weiss là khách mời thường xuyên của các đài truyền hình địa phương và quốc gia, báo chí và đài phát thanh. Ông là trợ lý giáo sư lâm sàng sản phụ khoa tại Trường Y David Geffen tại UCLA trong 30 năm, ông đã nghỉ việc để có thể hỗ trợ về mặt lâm sàng cho người có nhu cầu trong đại dịch Covid.
 
 
Peter Weiss  _  Tú Liên
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %18 %926 %2024 %17:%03
back to top