MƯA HUẾ, MỘT SẢN PHẨM DU LỊCH
Ai đó đã nói rất đúng rằng, đến Huế mà chưa được thăm lăng tẩm Hoàng cung thì coi như chưa đến Huế. Tôi vẫn muốn nói thêm, đến Huế mà chưa được rong ruổi trên các con đường để tắm mình trong những cơn mưa rả rích, dìu dịu, lâm thâm… thì cũng coi như chưa một lần đến Huế.
Kéo dài suốt từ tháng Chín ta đến Tết, mưa Huế dai dẳng trùm lên cả mùa thu và mùa đông của xứ sở này.
Từ xa xưa, người dân chốn kinh thành đã cảm về mưa Huế trong âm thanh sầm sịch của biển Đông gọi gió, trong tiếng rơi nặng hạt đe dọa con nước tràn bờ:
Duyên dáng, nũng nịu, người Huế tự xưa âu yếm gọi hạt mưa xứ mình là "hạt mưa tình". Cũng như cô gái Huế gọi về những giọt nhớ, giọt thương, nhẹ nhàng mà sâu lắng, trầm tư tựa như nét duyên thầm, nghe như tiếng dạ thưa ngọt lịm... Người Huế yêu vô cùng đất trời, thành quách; người Huế nhớ vô cùng hạt lệ trời ban...
Một người Huế, sống xa quê, một lần so sánh: Hạt mưa Huế vừa nặng, vừa sâu, từ từ, chầm chậm, trong khi đó cơn mưa Sài Gòn rộ lên rồi tắt làm người ta chưa kịp nhận ra độ nặng nhẹ của giọt mưa. Mưa xứ Bắc thì phơi phới bay, thiếu đi độ nặng, độ dày. Huế vào mùa mưa, đất trời tắm mình trong muôn ngàn hạt đọng. Có lẽ, gọi mưa Huế bằng giọt mới đúng hơn. "Giọt Huế" - tặng phẩm của tạo hóa ban cho để muôn đời cố đô nâng niu, thương nhớ...
Con người, thiên nhiên hài hòa, quyến rũ. Ai đó nói rằng, thiên nhiên là một phần của tâm hồn con người, là nơi trú ngụ của trái tim đa cảm và thanh cao. Vậy thì, mưa Huế là một phần của tâm hồn Huế vậy! Còn nhớ, một lần trên con đường nước non ngàn dặm thuở đất nước còn chia cắt, nhà thơ Tố Hữu từ Trường Sơn nhìn về đất mẹ trong khoảng trời trắng xóa mưa rơi.
Bởi "nỗi niềm chi rứa" nên thành Huế mới phủ trắng một màu mưa để cho đất trời đượm buồn man mác. Thấp thoáng bên hiên nhà, con người xứ Huế vốn đã ít lời nay lại càng lặng lẽ hơn. Chợt nhớ ngày trước, chàng trai đa sầu, đa cảm Huy Cận viết "Buồn đêm mưa" trong nỗi cô đơn của đất trời và lòng người... Nhà thơ họ Cù như đang đếm mưa rơi bằng cảm giác và tâm trạng lẻ loi, nghe như mênh mang, xa vắng:
Mưa Huế sao nghe da diết quá! Những hạt mưa như cởi mọi u buồn, gắn kết những người con xứ Huế, níu kéo tâm hồn của những người đi xa. Giọt thương, giọt nhớ, giọt lệ... mỗi giọt mưa Huế gắn với cuộc sống, tình yêu của mỗi con người, "trận mưa nào cũng đọng giọt tâm tư" (Hải Bằng). Có sống với Huế, với mùa mưa mới thấm thía để khi đi xa lại "thèm" chút mưa trên đất mẹ. Hãy chia sẻ nỗi nhớ rất đỗi dễ thương mà có sức nặng đến se lòng của Hồ Đắc Thiều Anh để yêu hơn mảnh đất này:
Thôi thì:
Mỗi mùa mưa về, mệ tôi hái khế xuống dầm nước mưa nấu canh trong mùa lụt. Khế dầm nước mưa nấu canh cá lóc sẽ ngọt hơn nhiều so với khế hái từ cây. Ông thì vội vã đem áo quần ra giặt, ông cười hiền "Áo trắng lắm con ơi...". Tần tảo trên vai đòn gánh dẻo, cô gái Huế xõa tóc thề gánh hàng đến chợ, nghe trong tiếng mưa rơi bước chân duyên gánh cả cơn mưa đất trời đến chợ, tạo nét Huế thầm gom nỗi nhớ mùa đông. Giọt Huế - giọt mưa, giọt bền bỉ, dẻo dai, giọt trong mắt mẹ, mắt bà, giọt vai gầy, giọt duyên thầm của em... Thương lắm ơi mưa Huế, giọt nhớ, giọt yêu...
Còn nhớ, với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển- Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử, nét độc đáo và mới lạ của Festival Huế 2012 là mưa Huế trở thành sản phẩm du lịch. Du khách được chiêm ngưỡng một không gian thưởng lãm nghệ thuật trong mưa như triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, các tác phẩm điện ảnh, nhạc phim về mưa Huế, nhạc mưa, trình diễn thời trang dưới mưa… Tôi thầm nghĩ thêm, sao Huế không biến lụt Huế thành sản phẩm du lịch mùa đông? Một đoàn xe xích lô chở du khách dạo quanh phố phường ngắm mưa Huế, lụt Huế thật dễ thương và rất khả thi, tại sao không?
Lãng mạn không gian du lịch Huế tháng 8
Du lịch Huế tháng 8 có đẹp hay không là điều mà nhiều độc giả quan tâm. Đến với mảnh đất cố đô xưa với vẻ dịu dàng, không gian yên tĩnh này, dường như ta thấy lòng mình được lắng đọng lại giữa không gian và thời gian yên bình.
Thời tiết Huế tháng 8 như thế nào?
Tháng 8 là vào mùa mưa của Huế, du khách đến đây vào những ngày này cần có sự am hiểu nhất định về tính chất “đỏng đảnh” của thời tiết Huế. Mảnh đất cố đô sẽ có những cơn mưa dài và nặng hạt, có đôi khi sẽ gây khó khăn cho khách đi tour du lịch Huế. Nhưng với những ai đã có lòng yêu thích nơi đây, muốn tìm hiểu kỹ về nó sẽ cảm thấy rất thích khi đi thăm thú, khám phá Huế trong thời gian này.
Lượng mưa tăng vọt, số giờ nắng giảm nhưng giao thoa giữa những ngày mưa và nắng ấy là một Huế rất riêng, có một kiểu thời tiết ôn dịu đến tuyệt vời. Do đó sẽ không còn gì tuyệt hơn việc thăm viếng các chùa chiền, các lăng tẩm trong những ngày như vậy.
Hoặc du khách cũng có thể lựa chọn cho mình một góc cà phê, một góc ẩm thực để xóa tan cái nhìn “lạnh nhạt” với mưa Huế. Và đương nhiên, trong những ngày nắng, các bạn nên dừng chân ghé lại khu du lịch sinh thái suối nước nóng Thanh Tân hoặc thăm thú phá Tam Giang để có được những phút giây thư giãn tuyệt vời nhất.
Du lịch Huế tháng 8 ngắm cố đô trong màn mưa (Ảnh: Sưu tầm)
Vừa ngắm mưa vừa nhâm nhi tách trà
Tại Huế có khá nhiều điểm ngắm mưa lý tưởng như đồi Vọng Cảnh, lầu Ngũ Phụng, đỉnh núi Ngự Bình, trên tầng cao các khách sạn Huế dọc sông Hương… Hoặc đơn giản bạn chỉ cần ngồi trong một quán café, quán trà nhìn khung cảnh ngoài đường.
Hãy chọn một tách trà nóng hổi, ấp vào tay thêm chút hơi ấm, xoa xoa lên đôi má và thỉnh thoảng nhấp một ngụm trà, truyện trò đôi câu bạn bè hoặc có khi ngồi một mình nhâm nhi trà nóng ngắm mưa rơi. Đó là khoảnh khắc yên bình mà bạn ít khi có được ở chốn phố thị đông đúc. Nếu tinh tế một chút, chúng ta sẽ thấy được phong cách riêng do người Huế tạo nên khi nhìn vào khối lượng của những ấm, chén, khay trà, dụng cụ hỏa thực… để phù hợp với điều kiện mưa dầm triền miên của vùng đất này.
Nhâm nhi tách trà Huế nóng hổi vào những ngày mưa phùn (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, những phương tiện vận chuyển đặc thù của Huế mùa mưa như xích lô, thuyền rồng… cũng rất thích hợp cho những chuyến đi vãn cảnh. Có lẽ nhờ vậy chúng ta sẽ thêm yêu mùa mưa của mảnh đất này chăng, và biết đâu chỉ muốn tới du lịch Huế vào mùa mưa thôi.
Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Huế tháng 8
Đi tour giá rẻ khám phá mảnh đất cố đô vào tháng 8, chúng ta sẽ được nhìn ngắm một Huế rất khác biệt. Đừng để những cơn mưa làm cản trở đoạn đường thăm thú của bạn, chúng chỉ điểm tô thêm cảnh sắc và giúp chúng ta cảm nhận một Huế khác, một Huế riêng biệt không trộn lẫn. Hơn nữa, theo kinh nghiệm du lịch Huế đây còn là mùa khá vắng khách du lịch nên bạn sẽ không lo hết phòng khách sạn hay vé máy bay đi Huế, chẳng còn lo phải chen chúc tấp nập ở các điểm tham quan.
1. Phá Tam Giang
Phá Tam Giang tựa như một nét chấm phá độc đáo giữa một Huế mộng mơ, trữ tình đằm thắm. Đây là nơi ba con sông lớn là sông Ô Lâu, Sông Hương và Sông Bồn hội tụ, trước khi hòa mình vào biển Đông ở cửa biển Thuận An. Phá Tam Giang được ví như một bảo tàng dưới nước với hơn 1000 loài thủy sinh, nó không chỉ là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của người dân hai bên đầm phá bao đời nay, mà còn chiếm vị trí quan trọng trong việc cân bằng sinh thái của khu vực Thừa Thiên Huế.
Khung cảnh Phá Tam Giang lãng mạn giữa chiều hoàng hôn (Ảnh: Sưu tầm)
Một trong những cảnh tượng rực rỡ, huy hoàng nhất mà du khách có thể trải nghiệm được chính là hình ảnh cả vùng sông nước mênh mông, một vài con thuyền giăng câu, hoàng hôn buông xuống trên phá Tam Giang. Đặt tour du lịch Huế tháng 8, vào những ngày nắng hây hây chúng ta có thể ghé phá Tam Giang thăm thú. Ngoài thưởng ngoạn cách sắc thì Vietnam Booking còn mách các bạn đi tour du lịch Huế giá rẻ là gần đó có khu rừng ngập mặn Rú Chá cũng rất đẹp
2. Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng là công trình có sự hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc, kết hợp giữa yếu tố phong thủy, ngũ hành, kinh dịch, thể hiện sự tinh tế của ông vua tài năng bậc nhất của triều nhà Nguyễn. Trong hơn 20 năm trị vì, Minh Mạng đã đưa nhà Nguyễn lên đỉnh cao của sự thịnh vượng.
Lăng Minh Mạng có sự hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc (Ảnh: Sưu tầm)
Lăng Minh Mạng thể hiện rất rõ nét phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam ở tính đăng đối, phía trước là ao nhỏ làm minh đường, cảnh quan thiên nhiên nhiên hòa quyện với công trình kiến trúc, giúp khu lăng mộ nhìn như vườn thượng uyển xanh tươi hơn là một chốn âm nghiêm. Trong tổng thể cung Minh Mạng,, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục Thần Đạo xuyên tâm lăng.
3. Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với không gian yên tĩnh, thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cả nước ngoài ghé tham quan. Khi ghé đến đây chúng ta sẽ có cảm giác như đang ở trong một công viên rộng lớn, với kiến trúc cầu kỳ và phong cảnh hữu tình. Toàn cảnh hài hòa với thiên nhiên, không có đường nét thẳng tắp, góc cạnh, mà hài hòa, uốn lượn như chìm hẳn vào thiên nhiên.