CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH CA SĨ CHUYÊN NGHIỆP?

  •  
    aespa Karina's Part - Recording behind 'Dreams Come True' (Raw Vocal) -  YouTube 
     
    Luyện giọng là gì: một trong những nhiệm vụ cơ bản của người học Thanh nhạc. Chúng ta cần thực hiện điều này một cách bài bản và theo trình tự. Cần trong suốt quá trình học và trong cả cuộc đời của người nghệ sĩ sau này. Tuy nhiên, không ít người học nhận thức được một cách rõ ràng về điều này. Họ không thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của việc luyện giọng.
     
     
     


  •               Âm Nhạc Là Gì?             

    Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

    Các yếu tố chính

    • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
    • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
    • + Âm điệu
    • + Âm sắc

    Tác dụng của âm nhạc

    Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

     Cách để có giọng hát hay như ca sĩ 

    Một giọng hát hay với nhiều người có thể không quá quan trọng. Tuy nhiên, đôi lúc tài năng ca hát cũng có thể giúp bạn tỏa sáng, tự tin hơn trước đám đông. Hoặc đơn giản ca hát giúp bạn thư giãn,cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn bình thường.

  • 4 Bí quyết luyện thanh tại nhà giúp bạn có giọng hát chuẩn

  Cách Luyện Thanh Cơ Bản Nhất  

Bí Quyết Luyện Thanh Cơ Bản Nhất

Nếu bạn là một người đam mê âm nhạc, bạn yêu thích những giai điệu nhưng bạn chưa có khả năng hát tốt. Vậy điều bạn cần xây dựng cho bản thân lúc này là gì? Sự luyện tập chăm chỉ và một lòng quyết tâm cao độ. 

Cách luyện thanh nhạc cơ bản nhất
Bí quyết luyện thanh nhạc cơ bản nhất.

Luyện thanh nhạc tại nhà

  • Xã hội ngày càng phát triển dẫn tới xu hướng âm nhạc của giới trẻ cũng dần thay đổi. Âm nhạc dường như đã trở thành một món ăn tinh thần đặc sắc, gắn bó không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. 
  • Mọi người đều mong ước có một giọng hát hay và truyền cảm, thậm chí còn có rất nhiều người nuôi dưỡng ước mơ trở thành ca sĩ. 
  • Để có thể thực hiện được những mong muốn đó, bạn cần có quá trình luyện tập nghiêm túc, có thể hát theo các clip hoặc hát karaoke. Ai có điều kiện kinh tế thì có thể đi học tại các trung tâm uy tín, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, mặc dù bạn có tập luyện theo cách nào đi nữa, bạn có sử dụng phương pháp gì  thì việc luyện thanh nhạc là điều vô cùng quan trọng.

Luyện thanh tại nhà
Cách luyện thanh tại nhà.

Bạn có thể bỏ túi những bí kíp dưới đây: 

Luyện cách mở khẩu hình 

  • Đây là bài luyện thanh cơ bản và không khó. Bạn nên bắt đầu học cách mở khẩu hình trước khi học hát để có thể tiết kiệm thời gian cũng như mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Bên cạnh đó, nếu mở khẩu hình tốt thì bạn cũng học được cách lấy hơi tốt hơn. Nếu bạn muốn luyện khẩu hình, khi hát bạn chỉ cần mở rộng miệng, phát âm từng chữ rõ ràng.
  • Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không phải cứ mở miệng càng to thì bạn càng hát nó còn tùy thuộc vào âm điệu và câu hát.
  • Ngoài ra nếu bạn thường xuyên mở xương quai hàm quá to thì nó sẽ ảnh hưởng đến khung xương miệng của bạn.

Luyện cách mở thanh quản

  • Việc mở thanh quản tốt đem lại nhiều lợi ích cho người hát, không chỉ giúp bạn hát lâu hơn, bền hơn mà còn tránh tình trạng thiếu hơi khi lên cao. 
  • Đặc biệt là với những bài hát luyện giọng cao và cần ngân xa, vậy nên bạn phải thường xuyên luyện tập.  

Tập thở để có hơi dài hơn

  • Tập thở là một trong những bài học vô cùng quan trọng trong quá trình luyện thanh nhạc. Nếu bạn thở sai cách, dẫn tới việc hơi không dài và bài hát không được trọn vẹn. 
  • Một hơi thở tốt giúp lời ca ngân nga, truyền tải được đến người nghe thông điệp của bài hát…dù bạn có hát ở bất cứ thể loại nhạc nào. 
  • Bạn muốn thở tốt trong khi hát thì bạn cần lấy hơi từ mũi, sau đó truyền qua vòm họng rồi cuối cùng là xuống dưới bụng. Hơi bạn lúc này sẽ được ém ở bụng và được nhả ra nhanh hay chậm là phụ thuộc vào lời bài hát.
  • Một ví dụ đơn giản giúp bạn tập thở lâu là bạn có thể sử dụng bài tập có cây nến. Dụng cụ bạn cần chỉ cần một ngọn nến nhỏ, đặt cách bạn khoảng 50cm. Tiếp đó bạn lấy một hơi thật sâu và thổi đều hơi sao cho ngọn nến rung đều cho đến khi hết hơi là được. 

Luyện âm để hát tròn, rõ chữ hơn

Luyện âm là mẫu luyện thanh cơ bản, là một trong các phương pháp quan trọng. Bạn luyện tập bài tập ngụp nước và phát âm “a” và ”i”, đây là những âm rất phổ biến, âm “a” là âm dễ phát âm nhất, âm “i” là âm khó phát âm nhất.

Quá trình thực hiện bài tập này được diễn ra như sau:

  • Chuẩn bị một chậu nước sạch và đặt lên một bề mặt phù hợp,sao cho khi bạn gập người xuống tạo thành góc khoảng 90 độ.
  • Hít một hơi thật sâu và ngụp mặt vào chậu nước.
  • Sau khi ngụp mặt vào chậu nước bạn phát âm “a” hoặc “i” 

Những lưu ý cơ bản khi tự luyện thanh

Ngoài những bí kíp trên thì bạn cũng cần thường xuyên luyện tập bằng cách hát theo các ca sĩ nhé. Luyện thanh đúng cách và thường xuyên tập hát thì chắc chắn rằng giọng hát của bạn sẽ ngày càng được cải thiện và tiến bộ. 

Đặc biệt, để đạt được sự hiệu quả cao nhất khi luyện tập thì bạn nên hạn chế những thói quen ảnh hưởng không tốt đến giọng hát như:

  • Hạn chế việc thức khuya vì thức khuya khiến bạn có thể bị khàn giọng.
  • Không uống nước nóng hoặc lạnh vì nó ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích vì nó làm cổ họng bạn bị khô, mất giọng.

Trên đây là những kinh nghiệm, những bí kíp cơ bản giúp bạn luyện tập thanh nhạc mà bạn không nên bỏ qua.

Cách để có giọng hát hay như ca sĩ

Một giọng hát hay với nhiều người có thể không quá quan trọng. Tuy nhiên, đôi lúc tài năng ca hát cũng có thể giúp bạn tỏa sáng, tự tin hơn trước đám đông. Hoặc đơn giản ca hát giúp bạn thư giãn,cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn bình thường.

Cách hát hay bằng việc phát triển giọng

Tư thế đứng hát chuẩn

Học cách hát hay không chỉ ở việc trau chuốt giọng hát mà còn cần chú ý đến những yếu tố xung quanh. Đặc biệt là tư thế đứng hát. Hầu hết các giáo viên thanh nhạc đều khuyên nên đứng hát thay vì ngồi để tạo ra âm thanh tốt nhất. Tư thế ngồi khiến các cơ bắp xẹp xuống. Từ đó có thể gây trở ngại cho việc lấy hơi đúng cách.

Tư thế đứng luyện hát chuẩn, bao gồm các yêu cầu sau:

  • Giữ cho đầu và vai theo một đường thẳng. Hình dung cột sống như một đường thẳng kéo dài đến đỉnh đầu.
  • Hàm thả lỏng và lưỡi hướng ra phía cửa miệng.
  • Thả lỏng vai.
  • Nâng và đẩy vòm miệng ra sau như thể bạn sắp ngáp. Việc này sẽ giúp mở rộng cổ họng và lấy được nhiều hơi hơn.

Taylor Swift Photos (1321 of 4270) | Last.fm

Nếu khi đứng trong tư thế này mà bạn phải gồng người. Bạn có thể tìm một bức tường để tập tư thế đứng chuẩn. Di chuyển sát vào bức tường sao cho lưng, vai và đầu dựa vào tường.

Luyện tập điều chỉnh hơi thở và lấy hơi đúng cách

Học cách lấy hơi là một điều không thể thiếu trong những cách để giọng hát hay hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã hít đủ sâu để có đủ hơi cho từng chữ trong câu hát.

Hít vào bằng bụng thay vì ngực

Cách này vừa cải thiện chất lượng âm thanh vừa giúp người hát kiểm soát giọng tốt hơn. Để chắc chắn mình đang lấy hơi đúng cách, bạn hãy đặt tay lên bụng. Sau đó cố gắng để tay cùng phồng lên với bụng mỗi khi bạn hít vào.

Tập lấy hơi bằng bụng mỗi ngày

Bạn nên tập lấy hơi bằng bụng một vài phút mỗi ngày. Việc tập lấy hơi có thể luyện tập dù đang đứng hay nằm. Hãy chắc chắn rằng bụng phồng lên mỗi khi hít sâu.

Khởi động trước khi hát là cách để có giọng hát hay

Điều chỉnh khuôn miệng

Điều chỉnh khuôn miệng là một trong những bài học đầu tiên để rèn luyện giọng hát. Thầy cô ở trường nhạc viện thường dạy sinh viên của mình cách điều chỉnh khuôn miệng để trở thành ca sĩ. Trong quá trình tập hát, hãy cố gắng mở rộng khuôn miệng. Đồng thời giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời. Điều này sẽ giúp bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. 

Để làm đúng động tác này, bạn có thể thực hiện động tác giống như lúc đang ngáp. Bạn điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ khuôn miệng như vậy sẽ giúp các cột hơi của bạn đầy hơn. Nhờ đó giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.

Khởi động vùng giọng cao, giọng thấp

Âm thanh ở vùng giọng cao nghe nhiều hơi và nhẹ hơn so với âm thanh ở vùng giọng thấp. Còn vùng giọng thấp nghe chắc, to và gần với quãng giọng nói bình thường. Để tìm vùng giọng cao, bạn có thể học theo các ca sĩ hát nhạc opera.

Nhận biết âm vực

Người hát hay một phần là họ nhận biết được âm vực của mình. Từ đó lựa chọn được bài hát phù hợp. Dù có âm vực rộng hay hẹp, tất cả đều sở hữu một "điểm tốt nhất" để giọng hát nghe đẹp nhất. 

Có bảy loại giọng chính, bao gồm: nữ cao, nữ trung, nữ trầm, phản nam cao, nam cao, nam trung và nam trầm. Hãy tưởng tượng giọng của bạn như một chiếc vòng đu quay để tìm âm vực. Bắt đầu từ phía trên cùng, hát nốt cao nhất của bạn và dần hạ xuống nốt thấp nhất. 

Để tìm ra âm vực của mình, bạn hãy so sánh cao độ của giọng với các nốt nhạc trên đàn dương cầm.

Luyện giọng hát đúng theo gam

Để hát đúng tông, hãy sử dụng lưỡi và các cơ xung quanh miệng để điều chỉnh hình dạng của miệng cho từng âm. Một bài tập đơn giản là tập phát âm "ah," "eh," "ih,"... Chỉ vài phút thực hiện bài tập này mỗi ngày có thể giúp bạn hát chính xác hơn và đánh đúng nốt.

How to organize a karaoke party - Blog | KaraFun

Khi tập hát theo gam, hãy bắt đầu với những nốt thấp hơn và dần dần lên những nốt cao hơn. Ví dụ: các nốt "Đô", "Rê", "Mi", "Fa", "Sol", "La" và "Si" có thể được hát theo thứ tự tăng dần. Rồi hát ngược lại. Bài tập này là một bước khởi động tuyệt vời, giúp cải thiện khả năng hát cả nốt cao và nốt trầm của bạn một cách rõ ràng hơn.

Phát âm đúng là cách để hát hay

Phát âm đúng rất quan trọng nhưng cũng rất khó. Nhiều người (thậm chí cả ca sĩ) phát âm sai gây khó chịu cho người nghe, làm mất đi tính chuyên nghiệp. Bạn có thể thử các bài tập phát âm cùng với các bài tập khởi động khác trước khi hát.

Hát đúng tông giọng của mình

Đừng ép mình vào một phong cách biểu diễn nhất định khi tập hát. Hát với tông cao hơn mức bạn có thể xử lý có thể khiến bạn lạc nhịp hoặc hát lạc điệu, khiến bạn cảm thấy chán nản và bỏ cuộc.
Cứ hát bình thường cho đến khi lên nốt cao thì lấy hơi sâu để dễ hát hơn. Nếu bạn không thể lên được những nốt cao, hãy thử chuyển sang một giai điệu phù hợp. Đối với những nốt thấp, hãy thở ra nhẹ nhàng và chậm rãi.

Hát ở tông cao hơn không phải là để luyện giọng hát như một ca sĩ chuyên nghiệp. Hát ở tông cao để giọng hát của bạn đẹp và đầy đặn trước khi bắt đầu theo một khuôn mẫu nào.

Kiên trì luyện tập và chọn micro karaoke phù hợp

Bạn càng hát, giọng của bạn càng trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy nhớ rằng giọng nói của bạn cũng như cơ bắp cần được rèn luyện hằng ngày.

Thực hành bằng cách hát theo những bài hát yêu thích của bạn. Hãy nhớ rằng giọng của bạn có thể không giống ca sĩ gốc. Bạn không thể hát hay hơn bằng cách bắt chước các ca sĩ khác. Hát bằng chính giọng hát của bạn.

Ngoài ra, điều quan trọng là chọn một chiếc micro phù hợp có thể thu âm giọng của bạn một cách chính xác. Đồng thời giúp bạn phát triển kỹ năng thanh nhạc của mình một cách hiệu quả. Do đó, đầu tư vào một chiếc micro tốt là một bước quan trọng để cải thiện giọng hát của bạn. Bạn có thể tham khảo các loại micro chất lượng mà Sóng nhạc đang cung cấp tại đây.

Duy trì sức khỏe giọng hát

Uống đủ nước

Dù bạn là một ca sĩ tài năng đến đâu, hát trong tình trạng khô giọng sẽ khiến giọng bạn trở nên không hay. Hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng tránh uống rượu hoặc đồ uống chứa caffeine trước khi hát. Vì những chất này hút nước, từ đó sẽ làm khô cổ họng. Đồng thời, hạn chế các đồ uống có đường.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng trà xanh không chứa caffeine hoặc nước ấm pha với mật ong và chanh. Các loại nước này giúp bôi trơn và ổn định dây thanh đới.

Không ăn bơ, sữa, đồ ngọt trước khi hát

Các thực phẩm như sữa chua, bơ và kem tạo ra nhiều dịch nhầy trong cổ họng. Điều này khiến việc ca hát trở nên khó khăn. Vì vậy, bạn không nên sử dụng các thực phẩm này trước khi hát.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đồ ăn mặn hoặc cay vì làm rát cổ họng và các dây thanh đới. Hoặc đồ ăn gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

Không hút thuốc

Hút thuốc có hại cho phổi và làm bạn không thể lấy hơi đúng cách khi hát. Thuốc lá còn khiến họng bị khô gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng âm thanh.

Nếu bạn hút thuốc và muốn hát tốt hơn, bạn nên cai thuốc lá. Trong giai đoạn đang cai thuốc lá, bạn có thể giảm số thuốc và uống nhiều nước. Đồng thời không sử dụng thuốc lá vào những ngày phải hát.

Không gây căng thẳng cho giọng hoặc lạm dụng giọng

Các dây thanh quản có thể bị tổn thương nếu ép giọng bằng cách hát quá to, quá cao hoặc quá lâu. Cũng như khi luyện tập thể thao, cơ bắp hay giọng hát đều cần thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. 

Lưu ý: Ngừng hát nếu cảm thấy nhức, đau họng hay khản tiếng.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về cách hát hay, cách luyện giọng cũng như duy trì giọng hát. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn ngày càng cải thiện và nâng cao giọng hát của mình.

Các câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để hát hay như ca sĩ?

Bạn cần luyện tập và phát triển giọng hát. Có nhiều cách để tập luyện giọng hát như tư thế đứng chuẩn, lấy hơi đúng cách và điều chỉnh khuôn miệng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang lấy hơi đúng cách và tập lấy hơi bằng bụng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần tập luyện hát đúng tông và phát âm đúng.

Cần chú ý những gì khi tập luyện giọng hát?

Hãy chú ý đến tư thế đứng hát chuẩn, lấy hơi đúng cách và phát âm đúng. Bạn cũng nên tìm hiểu về các kỹ thuật hát và phát triển giọng hát, và luyện tập mỗi ngày để nâng cao kỹ năng của mình. Cuối cùng, hãy hát với đầy đủ cảm xúc và yêu thích bản thân, bởi vì đó là yếu tố quan trọng nhất để trở thành một ca sĩ tài năng.

Làm thế nào để lấy hơi đúng cách?

Bạn cần hít đủ sâu để có đủ hơi cho từng chữ trong câu hát. Hãy đảm bảo rằng bạn đã hít đủ sâu và lấy hơi bằng bụng thay vì ngực. Để tập lấy hơi đúng cách, hãy tập lấy hơi bằng bụng mỗi ngày và đặt tay lên bụng để kiểm tra xem bạn đã lấy hơi đúng cách chưa.
 

 
    Nguyễn Ngọc Quang - Sưu tầm và Tổng hợp.   
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %04 %649 %2023 %10:%08
back to top