10 viên kim cương có giá trị nhất trên thế giới

Mức giá trên trời của những viên kim cương đắt nhất thế giới - Meez Jewelry
Kim cương là một trong những kim loại quý giá và được săn lùng bậc nhất. Trong đó, kim cương xanh, hồng và đỏ là những loại hiếm có và độc đáo nhất, thu hút cả thế giới với vẻ đẹp vượt thời gian và giá trị vô song của chúng. 
 
Chiêm ngưỡng 10 viên kim cương đắt giá nhất thế giới
Tin Tức Kinh Tế 24h: Yếu tố quan trọng nhất trong tiêu chuẩn 4c của kim  cương

Kim cương từ lâu đã được đánh giá như một trong những kho báu quý giá nhất được khai thác từ thiên nhiên…

15 viên kim cương đắt nhất thế giới với mức giá cực khủng
 
Hãy cùng khám phá 10 viên kim cương có giá trị nhất trên thế giới.
 
Tiêu chuẩn 4C của kim cương - cjewelrydiamond
 

Kiểm định kim cương GIA

GIA (Gemological Institute Of America) là Trung tâm Đá Quý Hoa Kỳ. Đây là đơn vị có uy tín toàn cầu trong việc kiểm định các sản phẩm đá quý, vàng bạc. Kiểm định kim cương GIA được xem là chuẩn mực để định danh mỗi viên đá quý trên thị trường. 

Nếu đối với kim cương chứng giá trị; bởi các tập đoàn lớn sẽ không bị biến đổi theo thời gian hay yếu tố môi thường. Thì với đá quý, vàng bạc giấy chứng nhận GIA như là giấy bảo chứng chất lượng sản phẩm.

Dưới đây là những tiêu chuẩn 4C kim cương mà tại GIA; và GIV dựa vào để đánh giá và kiểm định:
 
COLOR – Màu sắc kim cương
 
Người tiêu dùng cần hiểu rằng các màu kim cương trong dải từ D đến Z đề cập đến độ “trong suốt” của màu sắc; không phải màu sắc (vàng, nâu hoặc xám). D, E và F được coi là các loại kim cương không màu. Chúng là nhóm màu trắng cao nhất trong thang đo GIA; và chỉ có vài sự khác biệt nhỏ trong độ trong suốt; có thể gây khó khăn cho việc phân tách các lớp theo cách nhìn thông thường. G, H, I và J được coi là gần như không màu. 
 
Những lớp này thường vẫn có màu trắng đối với người chưa có kinh nghiệm. K, L và M được coi là vàng nhạt nhẹ, mặc dù có thể mang sắc thái là nâu hoặc xám. N đến R được coi là màu vàng nhạt nhẹ (hoặc nâu và xám nhạt). Từ S đến Z, tất cả chúng đều bắt đầu vàng nhạt (hoặc nâu nhạt và xám nhạt). 
 
Tuy nhiên, nếu viên kim cương có màu vàng dưới Z theo tiêu chí kim cương 4C; nó được coi là màu độc lạ và sau đó giá sẽ bắt đầu tăng trở lại. Kim cương có nhiều màu sắc lộng lẫy như đỏ, hồng, xanh lam, xanh da trời, nâu, vàng và đen. Màu nâu là phổ biến nhất, tiếp theo là màu vàng.
 
CLARITY – Độ trong kim cương
 
Độ tinh khiết, còn được gọi là độ trong suốt, được chia thành 5 nhóm với 11 cấp độ khác nhau. Độ trong suốt được đánh giá dựa trên số lượng vết xước, màu sắc và vị trí vết nứt khi quan sát bằng kính lúp 10 lần. Tất cả những thứ này đều được sử dụng để đánh giá kim cương mà mắt thường chúng ta thường rất khó phân biệt được. Tuy nhiên, độ trong suốt thường không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của viên kim cương, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên cân nhắc mua viên kim cương VS1 hoặc cao hơn. 
 
Những viên kim cương có độ sáng từ I1 đến I3 không còn được sử dụng trong sản xuất đồ trang sức và không phù hợp với những người “sành” kim cương. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc mua kim cương như một khoản đầu tư, IGold khuyên bạn nên mua loại Flawless, sẽ không có tì vết. 
 
Ngoài ra tiêu chí 4C, mọi người có thể đánh giá theo tiêu chí 5C hoặc 6C bao gồm “Cost” (giá cả), “Certification” hoặc “Shape” – Hình dạng kim cương: hình thoi, tròn, vuông, chữ nhật, bầu dục.
 
CUT – Giác cắt kim cương
 
Giác cắt viên kim cương là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của viên kim cương mà còn ảnh hưởng đến độ bóng, độ cân xứng và sự tán sắc của nó. 
 
Dạng cắt của kim cương không xuất hiện trên bảng giá; nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của viên kim cương. Khi một viên kim cương được khai thác, nó được gọi là kim cương thô; hình dạng của nó sẽ không được đẹp. Sau đó, thợ cắt kim cương sẽ phân tích viên để xác định cách cắt tốt nhất nhằm tối đa hóa năng suất; và sự hoàn hảo. Đây là lúc độ dày của mặt dưới được hình thành. 
 
Những viên kim cương cắt được đánh bóng để tạo cho mặt giác cắt được cân đối; và trở nên hoàn hảo hơn. Nói chung, quá trình mài dũa này làm cho kim cương sáng và bóng hơn. Độ sắc nét của một viên kim cương quyết định cách nó truyền và phản xạ ánh sáng. Do đó, yếu tố này, sẽ quyết định nên giá trị mà viên kim cương sẽ mang lại. 
 
Theo GIA, các vết cắt kim cương được chia thành năm mức độ: hoàn hảo (Excellent), rất đẹp (Very good), đẹp (Good), khá (Fair) đến kém (Poor). Lý do nó quan trọng như vậy là cách nó được cắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ lửa; và độ chiếu sáng của kim cương. 
Carat – Trọng lượng 
 
Carat – Trọng lượng 
 
Trọng lượng carat của một viên kim cương được xác định bằng cách cân viên kim cương trên một cân điện tử chính xác. Một carat bằng 1/5 của một gam, vì vậy một gam tương đương với năm carat. Trong thị trường, những chiếc cân này có thể rất đắt để có độ chính xác đến nghìn carat.
 
Carats thường được giữ lại hai chữ số thập phân, chẳng hạn như 1.53, 1.00, 2.93 carat. Do đó, một viên kim cương một nửa carat sẽ được hiển thị bằng 0.50 carat; và một viên kim cương một carat sẽ được hiển thị bằng 1.00.
 
Trọng lượng chính xác là vô cùng quan trọng; vì việc định giá dựa trên trọng lượng này sẽ ảnh hưởng đến sự chênh lệch giá cả khi chỉ hơn 1% carat. Một viên kim cương 0.99 carat rẻ hơn một viên kim cương 1.00 carat. Tuy nhiên, nếu quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ không thể phân biệt được điều này.
  1. Kohinoor: Vô giá

kim cương

Kohinoor là viên kim cương đắt nhất thế giới, hay còn có thể được coi là vô giá. Cái tên Kohinoor có nghĩa là “Ngọn núi ánh sáng” trong tiếng Ba Tư. Tranh cãi xung quanh quyền sở hữu viên kim cương vẫn đang tiếp diễn, với những tuyên bố rằng nó đã bị người Anh đánh cắp khỏi Ấn Độ.

Viên kim cương ban đầu được cho là khoảng 793 carat nhưng sau này được thu nhỏ kích thước qua nhiều thế kỷ để làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ trong từng chi tiết của nó. 

  1. The Cullinan: 400 triệu USD

kim cương

Viên kim cương Cullinan  - Ngôi sao Châu Phi - được phát hiện vào năm 1905. Ban đầu, viên kim loại quý này nặng 3.106,75 carat và được biết đến như viên kim cương thô lớn nhất từng được tìm thấy trong lịch sử. 

Đến nay, The Cullinan đã được cắt thành 9 viên kim cương chính (bên cạnh các mảnh cắt nhỏ khác). Trong đó, viên đá lớn nhất - Cullinan I nặng 530,2 carat - nay nằm trên Vương trượng Sovereign Sceptre with Cross của Hoàng gia Anh. 

  1. The Hope Diamond – 350 triệu USD

kim cương

Được phát hiện vào những năm 1600, viên kim cương màu xanh lạ mắt có một lịch sử đầy bất hạnh và bi kịch. Sau khi được vua Louis XIV mua lại, viên kim cương đã bị đánh cắp và xuất hiện trở lại gần 50 năm sau. Sau đó, những câu chuyện xui xẻo xảy ra với nhiều đời chủ sở hữu đã mang đến tai tiếng cho viên kim cương này.

The Hope Diamond hiện được trưng bày trong Bảo tàng Smithsonian do thương hiệu trang sức Harry Winston kính tặng. 

  1. De Beers Centenary Diamond: 100 triệu USD

kim cương

Viên kim cương Centenary tinh tế có xếp hạng màu cao nhất (D) và độ trong hoàn hảo. Viên kim cương thô đã được ra mắt tại lễ kỷ niệm một trăm năm của tập đoàn khai thác kim cương hàng đầu thế giới De Beers vào năm 1988. Tuy nhiên, De Beers hiện được cho là không còn sở hữu viên kim cương, nhưng chủ sở hữu hiện tại của De Beers Centenary Diamond vẫn là một ẩn số đối với công chúng.

  1. Pink Star – 71,2 triệu USD

kim cương

Với tên gọi trước đây là Steinmetz Pink, viên kim cương đặc biệt này là viên lớn nhất từng được khai thác thuộc dòng kim cương hồng. Các chuyên gia trong ngành đã phải mất tới 2 năm để cắt và đánh bóng nó từ kích thước 132,5 carat ban đầu để trở thành thành viên kim cương loại IIa hoàn hảo như ngày nay.

The Pink Star đã được bán trong một cuộc đấu giá vào năm 2017 cho Chow Tai Fook Enterprises ở Hồng Kông và đổi tên thành CTF Pink Star.

  1. Regent Diamond: 61 triệu USD

kim cương

Viên kim cương Regent được phát hiện vào năm 1698 và là một viên kim cương có sắc trắng thuần khiết nhất. Người ta đồn rằng nó đã được tìm thấy bởi một nô lệ trong mỏ Kollur, và sau đó bị một thuyền trưởng người Anh đánh cắp. 

Viên đá đã qua tay nhiều chủ sở hữu nổi tiếng, từ các công tước, nữ hoàng, vua chúa quý tộc trước khi đến đích cuối cùng tại Bảo tàng Louvre ở Paris vào năm 1887.

  1. Oppenheimer Blue Diamond: 57,5 triệu USD

kim cương

Theo ước tính, chỉ 1% trong số tất cả các viên kim cương xanh được GIA phân loại được trao cấp màu “fancy vivid blue” (xanh sống động), và Oppenheimer Blue Diamond là cái đầu tiên được nhắc đến khi nói tời điều này. 

Kích thước carat ấn tượng và sắc xanh rực rỡ của viên đá đã góp phần tạo nên mức giá khổng lồ của nó. Oppenheimer Blue Diamond ban đầu thuộc sở hữu của Sir Philip Oppenheimer nhưng đã được bán đấu giá vào năm 2016. 

  1. The Graff Lesedi La Rona: 53 triệu USD

kim cương

Viên kim cương Lesedi La Rona tráng lệ từng được bán dưới dạng kim cương thô 1.109 carat cho The Graff Diamonds vào năm 2017. Tập đoàn đã cần tới hơn 18 tháng để cắt và đánh bóng viên kim cương thành một viên đá quý chính nặng 302,37 carat và 66 viên kim cương cắt nhỏ. 

The Graff Lesedi La Rona đã lập hai kỷ lục thế giới: Là viên kim cương vuông emerald cut (giác cắt kim cương ngọc lục bảo) lớn nhất thế giới và là viên kim cương lớn nhất có màu sắc và độ trong cao nhất từng được GIA chứng nhận.

  1. The Winston Pink Legacy: 50,4 triệu USD

kim cương

Harry Winston đã mua viên kim cương The Pink Legacy, trước đây thuộc sở hữu của gia đình Oppenheimer, tại một cuộc đấu giá của Christie’s vào năm 2018. Là một trong những viên kim cương quý giá nhất thế giới, giờ đây The Winston Pink Legacy được đặt trong một chiếc nhẫn vàng hồng và bạch kim với 2 viên kim cương không màu được cắt theo hình khiên tạo cột trụ hai bên. 

Đây cũng là món trang sức được chế tạo để kỉ niệm sinh nhật 125 năm của “Vua kim cương” Harry Winston.

  1. Blue Moon of Josephine Diamond: 48,4 triệu USD

kim cương

Viên kim cương Blue Moon được tỷ phú Hồng Kông Joseph Lau mua vào năm 2015. Ông đã đặt tên nó là Blue Moon of Josephine (Mặt trăng xanh của Josephine) để dành tặng cho con gái Josephine của mình. Viên kim cương cũng nằm trong top phân loại “fancy vivid blue” (xanh sống động) và được coi là gần như hoàn mỹ.

Bán đấu giá viên kim cương to bằng quả trứng, có thể thu về 30 triệu USD

Một trong những viên kim cương hiếm nhất thế giới, có kích thước bằng một quả trứng, sẽ được bán đấu giá vào tháng tới và dự kiến thu về từ 12 triệu đến 30 triệu USD.
 
Viên kim cương nặng 102,39 carat là một viên kim cương trắng lấp lánh hoàn mỹ
Viên kim cương nặng 102,39 carat là một viên kim cương trắng lấp lánh hoàn mỹ

Theo đó, nhà đấu giá Sotheby’s sẽ đưa viên kim cương 102,39 carat ra đấu giá. Đây là một viên kim cương trắng lấp lánh hoàn mỹ, hình bầu dục lớn thứ hai thuộc loại này.

Trước đó, năm 2013, viên kim cương lớn nhất nặng 118,28 carat, đã lập kỷ lục với giá 30,8 triệu USD.

Sắp bán đấu giá viên kim cương to bằng quả trứng, có thể thu về 30 triệu USD ảnh 1

Viên kim cương sẽ được bán đấu giá tại Sotheby’s ở Hồng Kông vào ngày 5/10


Quig Bruning, người đứng đầu bộ phận trang sức của nhà đấu giá Sotheby’s New York, cho biết: “Những viên kim cương tầm cỡ và kích cỡ như vậy có thể được bán ở bất kỳ đâu với giá từ 11,9 triệu đến 33,7 triệu USD”.

Trước đó, có 7 viên kim cương như vậy, được gọi là kim cương trắng hoàn mỹ, nặng hơn 100 carat, đã được bán đấu giá.

Gary Schuler, Chủ tịch toàn cầu về trang sức của Sotheby’s, cho biết: “Ngày càng nhiều người hiểu rằng một thứ gì đó hàng tỷ năm tuổi và có kích thước bằng một chiếc kẹo mút cỡ lớn có thể có giá trị tương đương với bức chân dung tự họa của những danh họa nổi tiếng như Rembrandt hoặc Basquiat”.

Sắp bán đấu giá viên kim cương to bằng quả trứng, có thể thu về 30 triệu USD ảnh 2

Viên kim cương nặng 102,39 carat

Sotheby’s cho biết, viên kim cương này được cắt từ một viên kim cương thô nặng 271 carat được tìm thấy tại mỏ Victor ở tỉnh Ontario của Canada vào năm 2018 và đánh bóng trong hơn một năm.

Sotheby’s cho biết, kỷ lục thế giới về bán đấu giá kim cương hoặc đồ trang sức được thiết lập vào năm 2017 là một viên kim cương hồng sống động nặng 59,60 carat được bán với giá 71,2 triệu USD cho công ty trang sức Hồng Kông Chow Tai Fook.
 
Màu sắc của kim cương (28 ảnh): mô tả về kim cương đen và đỏ, hồng, vàng và  xanh lục. Những viên kim cương màu nào khác trong tự nhiên?

Tại sao Rolls Royce dùng tên Cullinan để đặt cho dòng xe SUV

Sau 3 năm kể từ khi hãng xe siêu sang Anh quốc tuyên bố ý định phát triển xe gầm cao, thì đến năm 2018 Rolls Royce Cullinan chính thức được ra mắt người dùng toàn cầu. Và chiếc xe này cũng chính là mẫu xe SUV đầu tiên trong suốt 100 năm lịch sử của Rolls Royce.

Tên của mẫu SUV siêu sang này được lấy cảm hứng từ viên kim cương lớn nhất thế giới. Điều thú vị là viên kim cương này được tìm thấy vào năm 1905 ở Nam Phi, trước một năm mà thương hiệu Rolls Royce ra đời.

Theo CEO của Rolls Royce, đây là cái tên phù hợp nhất cho sản phẩm mới đặc biệt lần này của hãng. Cullinan với định hướng là mẫu xe đẹp không tì vết, có mục đích rõ ràng và giá trị sử dụng cao, hướng tới thiết kế sang trọng đích thực mà ít mẫu SUV nào sánh bằng.

Viên kim cương lớn nhất thế giới xe Cullinan Roll Royce

Thông số sơ bộ về xe Rolls Royce Cullinan

1. Động cơ / hộp số

  • Kiểu động cơ: V8
  • Dung tích (cc): 3.996
  • Công suất (mã lực) / vòng tua (vòng / phút): 542 / 6000
  • Mô – men xoắn (Nm) / vòng tua (vòng / phút):  770 / 2000 – 4500
  • Hộp số: 8AT
  • Hệ dẫn động: AWD
  • Loại nhiên liệu: Xăng
  • Mức tiêu thụ nhiên liệu đường hỗn hợp (lít / 100 km): 13

2. Kích thước / trọng lượng

  • Số chỗ: 5
  • Kích thước dài x rộng x cao (mm): 5125 x 2222 x 1728
  • Chiều dài cơ sở (mm): 2.995
  • Khoảng sáng gầm (mm): 247
  • Dung tích bình nhiên liệu (lít): 85
  • Trọng lượng bản thân (kg): 2.415
  • Trọng lượng toàn tải (kg): 3.250
  • Lốp, la zăng: 285 / 40 R22
  • Bán kính vòng quay (mm): 12.400
  • Thể tích khoang hành lý (lít): 484

Viên kim cương lớn nhất thế giới thông số sơ bộ về xe Rolls Royce Cullinan 

Cách xác định giá trị của một viên kim cương theo tiêu chuẩn 4Cs
 

Kiểm định kim cương GIA

GIA (Gemological Institute Of America) là Trung tâm Đá Quý Hoa Kỳ. Đây là đơn vị có uy tín toàn cầu trong việc kiểm định các sản phẩm đá quý, vàng bạc. Kiểm định kim cương GIA được xem là chuẩn mực để định danh mỗi viên đá quý trên thị trường. 

Nếu đối với kim cương chứng giá trị; bởi các tập đoàn lớn sẽ không bị biến đổi theo thời gian hay yếu tố môi thường. Thì với đá quý, vàng bạc giấy chứng nhận GIA như là giấy bảo chứng chất lượng sản phẩm. 

 

 


 
    Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang   

Ảnh minh họa

* Một thời để nhớ


* Trên 20 năm người đầu tiên thành lập 1 công ty nhập Kim Cương (only Certified Diamonds) vào Shanghai thành công khi người Hoa chưa biết nhiều về Kim Cương (1989 )... mà chỉ biết vàng và sau... đó bán lại cho 1 người bạn Thượng Hải.

                              

 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %20 %881 %2023 %16:%05
back to top